Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Những bài làm văn mẫu lớp 12 tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.58 MB, 264 trang )

TRẦN THỊ THÌN

eHIIIirềN(ĐỀV/IW !BHềfHèWGi

1)

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP
THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH

NHÀ SÁCH THANH TRÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ THÌN

CHUN ĐỂ VĂN TRUNG HỌC PHổ THƠNG

NHỮNG BÀI LÀM VĂN MẪU
(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)

TẬP HAI

12

Dùng ôn thi tốt nghiệp THPT.
Thi vào Cao đẳng và Đại học.

NHÀ XUẤT BÀN T ổ N G H ộ p TP. H ồ C H Í MINH


V' 'V



LỜI NĨI ĐẦU
Chúng tơi trân trọng giới thiệu với các em học sinh cuốn sách
Những bài làm văn mẫu 12 (gồm hai tập).
Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài
nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn Làm văn; đổng thời cũng là
tài liệu tham khảo cho giáo viên. Dựa trên chương trình cơ bản và
nâng cao lớp 12 Trung học phổ thông, chúng tôi nêu rõ cách làm
của từng thể lo ạ i: nghi luận xã hội, nghị luận văn học. Các bài văn
mẫu chỉ có tính chất minh hoạ cho lí thuyết và gỢi ý, hướng dẫn
để học sinh làm bài đưộc tốt hơn.
Các em cố gắng nắm vững phương pháp, xác định đúng yêu
cầu của từng đề, đọc kĩ từng bài văn mẫu, từ đó viết thành bài
văn riêng của mình. Mỗi bài văn sẽ là một tác phẩm nhỏ do chính
các em sáng tạo.
Mong rằng cuốn sách này sẽ đem lại cho các em những điều
thiết thực và bổ ích.

TÁC GIẢ


V

I. DÀN Ý
1 . MỖ bài:

- Văn chương xuất hiện từ xa xưa và phát triển song song cùng với lịch sử xã hội
loài người. Trong kho tàng văn học nhân loại có rất nhiều kiệt tác bất hủ. Tuy vậy,
nhiều thế hệ cầm bút vẫn băn khoăn về ý nghĩa và giá trị đích thực của văn chương.
- Đầu thế kỉ XX, trôn văn đàn nước ta đã diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa hai

quan điểm: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Nhưng từ cuối thê' kỉ
XIX, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã nêu rõ quan điểm tích cực của ơng về văn chương:
Văn chương... có loại đảng thờ. Có loại khơng đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ
chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Nhận định
đúng đắn trên gần gũi với quan niệm văn học phục vụ con người, phục vụ nhân sinh.
2. Thân bài:
* Thế nào là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương 7

- ĐÓ là thứ văn chương chĩ chú trọng hình thức nghệ thuật mà không quan tâm
tới nội dung tư tưỏng của tác phẩm, tới vận mệnh con người và trách nhiệm của nhà
vàn đối với xã hội. Cực đoan hơn nữa là tôn sùng nghệ thuật như một tôn giáo.
- Thứ văn chương này thường chuộng hình thức cầu kì, thiên về vẻ hào nhống
bên ngồi; nội dung xa rời hoặc thốt li hiện thực cuộc sống.
- Trong trào lưu Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám 1945, một số thi sĩ sáng tác
theo quan niệm văn chương chỉ là văn chương. Thế Lữ khẳng định; Tơi chỉ là một khách
tình si, Ham vẻ đẹp có mn hình, mn thể... (Cây đàn mn điệu). Thiên chức duy nhất
của nghệ sĩ là đi tlm Cái Đẹp vĩnh hằng để tôn vinh và ca ngợi...
- Những tác giả sáng tác theo quan niệm văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương
không quan tâm đến nội dung tư tưởng và giá trị nhân sinh của tác phẩm, vì họ cho
rằng văn chương, nghệ thuật khơng nên đả động tới những vấn để liên quan tới chinh
trị, xã hội, tư tưởng, đạo đức... Thơ khơng cần có ý nghĩa cụ thể, rõ ràng mà thơ là
nghệ thuật sử dụng âm thanh, hlnh ảnh, thậm chí chỉ là ảo thuật của ngôn từ mà
thôi... Đến giai đoạn cuối của trào lưu Thơ mói, các trường phái thơ bí hiểm, thơ say,
thơ loạn, thơ điên... là biểu hiện tiêu cực của quan niệm sai lệch nói trên.


* Thế nào là văn chương chuyên chú ở con ngườn

- Đó là loại văn chương quan tâm trước hốt tới vận mệnh con người và ln
hướng tới mục đích phục vụ con người.

- Các nhà văn theo quan niệm này cho rằng giá trị đích thực của văn chương
khơng phải ở chỗ dùng từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, điển tích điển cố cầu kì..., mà là ở
chỗ nó có ích cho con người, cho xã hội nhiều hay ít. Đây chính là quan niệm nghệ
thuật vị nhân sinh rất đúng đắn và tiến bộ.
- Văn chương chuyên chú ở con người phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của
con người thời đại với những niểm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tô' Hữu nhận định:
Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sê khơng là gì cả
nếu khơng vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học.
- Cách đây hơn trăm năm, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nêu rõ chức năng của
văn chương và trách nhiệm đối với xã hội của người cầm b ú t: Chở bao nhiêu đạo
thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà... Đạo ở đây là đạo lí nhân
nghĩa, là yêu nước, thương dân : mấy thằng gian là lũ quan lại sâu dân mọt nước xấu
xa đáng phỉ nhổ và lên án.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và nâng cao quan niệm tlch cực ấy bằng hai
câu thơ: Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong {cảm tưởng
đọc Thiên gia thi). Văn chương phải là vũ khí chiến đấu sắc bén và văn nghệ sĩ là
chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giành lại
chủ quyền dộc lập tự do thiêng liêng của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
- Như vậy, loại văn chương đáng thờ mà danh sĩ Nguyễn Văn Siêu nhắc đến chính
là văn chương viết về con người, phục vụ lợi ích của con người. Ý kiến của ông đúc
rút từ thực tiễn văn học nên hoàn toàn xác đáng.
* Có nên coi nhẹ hình thức nghệ thuật của văn chương ?

- CÓ ý kiến cho rằng: Văn học không chỉ phải chân thực, sâu sắc, nhân đạo mà
còn phải hay, phải đẹp. Nội dung tác phẩm chi phối và chọn lựa hình thức thể hiện.
Do vậy mà giá trị nội dung thường gắn liền với giá trị nghệ thuật. Chất lượng nghệ
thuật được đánh giá trên cơ sở là nó đã thể hiện nội dung tác phẩm như thố nào? Có
lơi cuốn, hấp dẫn được người đọc hay không?
- Văn chương sáng tạo ra Cái Đẹp, nhưng Cái Đẹp phải chính là sự sống mn
màu mn vẻ của con người. Phản ánh con người là cách thức để văn chương đến

với cuộc dời và tồn tại lâu dài...
- Văn chương là nghệ thuật, vì vậy người viết phải chú ý đến tính nghệ thuật của
vãn chương. Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được người đương thời đánh giá rất
cao: “ Thần Siêu, thánh Quát". Vì thế, chắc chắn nghệ thuật văn chương của ơng phải
tài tình, điêu luyện. Nhưng tài nghệ văn chương phải chuyên chú ở con người th'\ mới
xứng đáng được đề cao.


y
3. Kết bài:

- Ý kiến nêu trôn của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan niệm nghệ
thuật truyén thống của dân tộc ta.
- Với quan điểm đúng đắn này, ông cha chúng ta đã xây dựng được một nền văn
học đầy sức sống và giàu tính nhân văh. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của văn học Việt Nam hiện đại.
II. BÀI LÀM

Từ xa xưa, văn chương đã xuất hiện và phát triển song song với lịch sử xã
hội loài người. Trong kho tàng văn học nhân loại, có biết bao nhiêu kiệt tác
mà giá trị đã vượt qua giới hạn không gian, thời gian để trở thành bất hủ. Ấy
thế nhưng rất nhiều thế hệ cầm bút vẫn không nguôi trăn trở về ý nghĩa và
giá trị đích thực của văn chương.
Đầu thế kỉ XX, trên văn đàn nước ta diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt
giữa các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về văn chương, tiêu
biểu là hai trường phái: Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh.
Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ XIX, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định: Văn
chương... có loại đáng thờ. Có loại khơng đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại
chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
Nhận định đúng đắn này rất gần gũi với quan điểm; Mục đích tối thượng của

văn học là phục vụ con người, phục vụ nhân sinh.
Thế nào là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương'? Đó là loại văn
chương chỉ chú trọng về mặt nghệ thuật, coi nghệ thuật là trên hết, thậm chí
tơn sùng nghệ thuật như một tơn giáo kì bí. Người cầm bút chỉ lo trau chuốt
cho vẻ đẹp hình thức của tác phẩm chứ khơng quan tâm tới nội dung tư tưởng
có liên quan đến vận mệnh con người và trách nhiệm của nhà văn, nhà thơ
đối với xã hội hay không.
Loại văn chương ấy thường chuộng hình thức xưa cũ cầu kì hoặc thiên về
vẻ đẹp hào nhống, bóng bẩy của ngơn từ, cịn nội dung thì xa rời, thốt li
hiện thực... Những sáng tác như thế đểu không chịu nổi thử thách nghiêm
ngặt của thời gian và dư luận. Bài thơ vịnh Mùa thu sau đây của tác giả Ngô
Chi Lan thế kỉ XV tồn là hình ảnh tượng trưng, ước lệ vay mượn từ thơ Đường,
thơ Tống, như: gió vàng, bóng nhạn, giếng ngọc, rừng phong:
Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ,
Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa,


Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm,
Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.
Nguyễn Gia Thiều, tác giả của Cung oán ngâm khúcốã lạm dụng điển tích,
điển cố trong văn chương, sử sách Trung Hoa khiến nhiều câu thơ trỏ nên cầu
kì, khó hiểu:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
hoặc:
Cẩu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ,
Quán thu phong đứng rũ tà huy.
Cho đến khi trào lưu Thơ mới xuất hiện và phát triển, làm chủ thi. đàn Việt
Nam vào những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ XX thì khơng ít thi sĩ vẫn
quan niệm rằng văn chương chỉ là văn chương. Thế Lữ lúc đầu khẳng định

mình chỉ tơn sùng Cái Đẹp:
Tơi chĩ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có mn hình, muôn thể
Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ
Và mượn cây đàn ngàn phím tơi ca
Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối hay ngây thơ
Cũng như vẻ đẹp cao siêu, hùng tráng,
Của non nước, của thi văn, tư tưởng...
(Cây đàn muôn điệu)

Trong bài thơ trên, Thế Lữ cho rằng thi nhân, nghệ sĩ là những khách tình
si ham mê Cái Đẹp. Thiên chức duy nhất và cao cả nhất của nghệ sĩ là đi tìm
Cái Đẹp, phụng sự Cái Đẹp chứ không bận tâm đến những vấn đề thiết thực
của con người và xã hội, đến trách nhiệm công dân của bản thân họ. Thi sĩ
muốn dược sống trên cõi tiên để xa lánh cuộc dời trần tục và coi đó là biểu
hiện của thái độ thoát li thực tại. Thơ văn ấy tuy đẹp, tuy hay nhưng nó xa lạ
với dân tộc đang phải sống đói khổ, tủi nhục dưới ách nô lệ của thực dân,
phong kiến.
Cực đoan hơn nữa, một vài nhà thơ, nhà văn theo quan niệm văn chương
chỉ chuyên chú ở văn chương đã phủ nhận nội dung tư tưởng và giá trị nhân
sinh trong tác phẩm. Họ cho rằng sáng tác nghệ thuật không nên đề cập tới
8


các vấn đề liên quan tới chính trị, tư tưởng, đạo đức... và có như thế mới xứng
đáng được gọi là văn chương. Hoặc khẳng định thơ không cần phải có nội
dung, ý nghĩa cụ thể mà thơ là nghệ thuật của âm thanh, hình ảnh; thậm chí
chỉ là ảo thuật của ngôn từ mà thôi.
Sang giai đoạn cuối của trào lưu lãng mạn, các trường phái thơ bí hiểm, thơ
loạn, thơ điên... là biểu hiện cụ thể của quan niệm sai lệch nêu trên. Khơng ít

những sáng tác loại này đã bị dư luận phê bình, chỉ trích.
Cịn thế nào là văn chương chuyên chú ở con người ? Đó là loại văn chương
quan tâm trước hết đến số phận con người và cuộc sống, ln hướng tới mục
đích phục vụ con người. Các nhà văn, nhà thơ theo quan điểm này cho rằng
giá trị của văn chương không phải chỉ ở chỗ dùng từ ngữ hay, hình ảnh đạp,
điển tích điển cố cầu kì, nội dung dẫn dắt người đọc xa rời thực tế hoặc có ảo
tưởng về cuộc sống trước mắt..., mà là ở chỗ nó có ích cho cuộc đời nhiều
hay ít, gần hay xa. Đây chính là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Các tác
phẩm thuộc trào lưu hiện thực và cách mạng, kể cả một số tác phẩm thuộc
trào lưu lãng mạn có nội dung tích cực cũng được viết theo quan điểm đúng
đắn này.
Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh được đời
sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau muôn
thuỏ. Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: Văn học không chỉ là văn chương mà thực
chất là cuộc đời. Văn học sẽ khơng là gì cả nếu khơng vì cuộc đời mà có. Cuộc
đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học.
Cách đây hơn một trăm năm, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cũng
đã nêu rõ chức năng của văn học và trách nhiệm xã hội của người cầm bút:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Đạo ở đây lầ nhân nghĩa, là yêu nước, thương dân. Văn chương là con
thuyền chở đạo (đạo lí làm người) và ngịi bút là vũ khí sắc bén để trừ gian,
diệt ác, cứu đời, cứu người.
Chủ tịch HỔ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển và nâng cao ý nghĩa của quan
niệm tích cực ấy trong bài cảm tưởng đọc Thiên gia thl:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.


Theo Bác thì văn chương phải là vũ khí chiến đấu để cải tạo, xây dựng xã

hội và văn nghệ sĩ là người chiến sĩ đứng trong hàng ngũ cách mạng, cống
hiến, hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của đất nước, hạnh phúc
của nhân dân.
Loại văn chương đáng thờ mà danh sĩ Nguyễn Văn Siêu nhắc tới chính là
văn chương viết về con người, phục vụ con người. Ý kiến này của ông rút ra
từ hiện thực nền văn học nước nhà nên hoàn toàn xác đáng.
Nhưng nếu văn chương chỉ chuyên chú ở con người mà coi nhẹ hình thức
nghệ thuật thì liệu tác phẩm có thể cuốn hút được người đọc, có thể đứng
vững trước thời gian hay khơng? Có ý kiến cho rằng: Văn học không chỉ phải
chân thực, sâu sắc, nhân đạo mà còn phải hay, phải đẹp. Vậy hai ý kiến này
có mâu thuẫn với nhau chăng?
Như trên đã nói, con người là trung tâm cũa cuộc sống mà văn chương lại
là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nếu văn chương khơng đề cập tới con
người thì nó sẽ khơng có giá trị. Mặt khác, giá trị nội dung và nghệ thuật của
văn chương ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung chi phối và lựa chọn
hình thức thể hiện. Do vậy mà khơng có nội dung thì cũng khơng thể có hình
thức. Xét cho cùng, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu là ở chỗ nó
đã thể hiện nội dung tác phẩm như thế nào ? Văn chương sáng tạo ra Cái
Đẹp mà Cái Đẹp lại chính là sự sống. Khơng có Cái Đẹp thuần t, trừu
tượng chẳng liên quan gì đến cuộc sống mn màu mn vẻ. Phản ảnh con
người chính là cách thức duy nhất để văn chương đến với Chân, Thiện, Mĩ
của cuộc đời.
Một tác phẩm có giá trị lâu dài nghĩa là phải vừa hay, vừa đẹp. Nhà văn
sáng tạo ra nó phải thực sự có tài năng và tâm huyết. Cái tâm chính là tấm
lịng, là tình ngưịỉ, tình đời của người cầm bút. Cái tâm mới là gốc rễ bền
vững làm nên mọi giá trị thực sự của văn chương chân chính.
Lịng thương u, cảm phục người nơng dân u nước giúp nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu dựng nên một tượng đài hùng tráng về người nghĩa s ĩ nông dản
trong lịch sử văn học Việt Nam. Sự đau xót chân thành trước số phận bi thảm
của con người lương thiện; thái độ bất bình, căm phẫn xã hội phong kiến thối

nát, bất công là cơ sở để thi hào Nguyễn Du viết nên một Truyện Kiều bất
hủ. Nhà văn Nam Cao lạnh lùng, tỉnh táo phân tích cội nguồn mọi điều xấú,
điều ác đều xuất phát từ giai cấp thống trị đương thời. Bạo lực đen tối của xã
10


hội đã tước đoạt quyền sống, quyền làm người và chà đạp lên danh dự, nhân
phẩm. Những tác phẩm như Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn, Vợ chồng A
Phủ, Vợ nhặt... và đặc biệt là Chí Phèo của Nam Cao là lời kêu cứu hãy bảo
vệ con người, hãy chặn đứng bàn tay tội ác tha hoá con người.
Mấy trăm năm qua, người đời vẫn rung động sâu xa trước tiếng than xé
ruột: Đau đớn thay phận đàn bà của thi hào Nguyễn Du, vẫn yêu thích cái
hay cái đẹp của Truyện Kiều, bởi đó là tác phẩm chuyên chú ở con người.
Phần tích cực, trong sáng của Thơ mới cũng được coi là tiếng nói trẻ trung,
yêu đời tha thiết, yêu tiếng Việt sâu xa. Thế hệ trẻ sẽ khơng bao giờ qn
thơ Xn Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... Những tác
phẩm như thế chính là loại văn chương đáng thờ vậy.
Văn chương là nghệ thuật, vì vậy người viết phải chú ý đến tính nghệ
thuật của văn chương. Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được người
đương thời đánh giá rất cao là : Thẩn Siêu, thánh Quát. Vì thế, chắc chắn
nghệ thuật văn chương của hai ơng phải tài tình, điêu luyện. Nhưng tài nghệ
văn chương dù có tài tình, điêu luyện đến đâu thì cũng phải chuyên chú ở con
ngườiịh'\ mới xứng đáng được đề cao và ca tụng.
Ý kiến trên đây của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan điểm
nghệ thuật truyền thống của dân tộc ta. Chính với quan điểm văn chương
chuyên chủ ở con người mà ông cha ta đã xây dựng được một nền văn học đầy
sức sống và giàu chất nhân văn. Nền văn học ấy là cơ sở vững chắc cho sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn chương hiện đại.

11



I. DÀN Ý
1. MỖ bài:

- Văn học nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Văn học
là phương tiện độc đáo, hấp dẫn giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực
tại xã hội.
- Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống nhưng khơng đơn thuần chỉ là hình
thức phản ánh. Từ chỗ cung cấp cho con người những hiểu biết về cuộc sống, văn
học đã góp phần cải tạo cuộc sống theo hướng ngày càng tốt dẹp.
- Văn học đến vơi con người bằng con đường tinh cảm, cảm xúc. Nó mang lại
cho con người những rung cảm sâu sắc trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, của
con người và cuộc sống xung quanh... để từ đó có nhận thức và tình cảm đúng đắn,
biết yêu ghét phân minh và có khát khao hướng thiện. Đó chính là chức năng giáo dục
của văn học.
2. Thân bài:
* Văn học chân chính có khả năng cảm hố, nhân đạo hố con người.

- Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, giúp con người nhận biết về thiên
nhiên, vể đời sống xã hội, về con người trong mối quan hệ tổng hoà với cuộc sống...
- Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng giáo dục qua ca dao, tục
ngữ, truyện cổ dân gian... Tất cả đều nhằm phản ánh đời sống của con người dưới
những màu sắc, góc độ khác nhau. Bao trùm lên hết thảy vẫn là khao khát hiểu biết
và chinh phục thiên nhiên cùng khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mĩ của con người...
- Văn học có tính hướng thiện, giúp con người làm lành, lánh dữ\ bởi thế nó tác
động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người. Văn học cịn có tính định hướng,
trang bị cho mỗi cá nhân những điều cần thiết trong q trình hồn thiện nhân cách
đúng theo dạo lí.
3. Kết bài:


- Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng hàng đầu của văn chương. Nó
gắn bó chặt chẽ với chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ... để thể hiện thành
cơng mục đích mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.
- Văn chương có khả năng nhân đạo hoá con người, hướng con người tới những
giá trị cao quý của Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc sổng.

12


II. BÀI LÀM

Văn học nghệ thuật ln gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, là
phương tiện độc đáo, hấp dẫn để con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo
thực tại xã hội. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Qua tấm gương
sinh động này, con người hiểu biết sâu hơn về hiện thực. Nhưng văn học
không đơn thuần chỉ là hlnh thức phản ánh. Phản ánh chưa phải là mục đích
cuối cùng của văn học. Từ chỗ cung cấp những hiểu biết đúng đắn cho con
người, văn học đã góp phần cải tạo cuộc sống.
Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang
lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất
nước, trước trạng thái muôn màu của cuộc sống chung quanh và nhất là
trước chiều sâu của thế giới tâm hồn. Văn học giúp con người đối chiếu, liên
tưởng, nghiền ngẫm về cuộc đời và về chính bản thân mình, để từ đó có
nhận thức đúng đắn về cuộc sống, vể chân lí, biết u ghét minh bạch và
ln ln khát khao hướng thiện. Đó chính là chức năng giáo dục của văn
học.
Văn học chân chính có khả năng cảm hố, nhân đạo hố con người. Nó
góp phần vào việc hồn thiện đạo đức, giúp con người sống tốt đẹp hơn.
Phản ánh cuộc sống là bản chất, là chức năng quan trọng của văn học. Văn

học giúp ta nhận biết về thiên nhiên, về đời sống xã hội xung quanh nhưng
cao hơn thế, nó giúp chúng ta nhận thức về con người trong mối quan hệ
tổng hoà với cuộc sống.
Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng này. Những thiên
thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngơn, tất cả đều nhằm phản ánh đời
sống con người dưới những màu sắc, góc độ khác nhau. Nhưng bao trùm lên
hết thảy vẫn là khao khát hiểu biết và chinh phục, là mục đích vươn tới Chân,
Thiện, Mĩ của con người.
Một nhà văn xưa đă nói: Văn học giúp người ta làm lành, lánh dữ. Bởi thế
nên nó có sức tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người, giúp
chúng ta nhận thức được tốt, xấu, phải, trái, từ đó có cách sống đúng đắn,
phù hợp với đạo lí.
Trong những năm 30, 40 của thê' kỉ XX, các nhà văn hiện thực phê phán
đã lớn tiếng tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy con người vào cuộc sống
cùng khổ, bế tắc, thậm chí mất hết cả nhân tính. Ngơ Tất Tố đã vẽ nên bức
13


tranh xám xịt, thê lương của nông thôn Việt Nam trong mùa sưu thuế, phản
ánh số phận đen tối, thảm thương của người nghèo. Nam Cao đau xót, phẫn
uất trước thực trạng xã hội đầy rẫy bất công và vô nhân đạo đã giết chết
phần tốt đẹp trong con người, tước đoạt quyền làm người của kẻ bị áp bức.
Truyện ngắn Chí Phèo như một tiếng chng cảnh tỉnh, như lời kêu gọi hãy
cứu lấy nhân tính đang bị bạo lực thống trị tước đoạt và chà đạp. Tinh thần
nhân đạo của tác giả còn thể hiện ở việc miêu tả con người với những khát
vọng chân chính muốn thay đổi hoàn cảnh, thay đổi cuộc đời, dám đứng lên
đấu tranh để khẳng định bản lĩnh, phẩm giá và lí tưởng sống của mình.
Đọc những tác phẩm chân chính, người đọc trước tiên sẽ nhận thức và
xác định được hướng đi đúng đắn cho mình. Văn học định hướng cho cá
nhân, trang bị cho cá nhân những điều kiện cần thiết để tiến tới việc hoàn

thiện nhân cách. Một chữ hiếu của Thuý Kiều, một khí phách hiên ngang của
Từ Hải, một nhân cách cao đẹp cũa Huấn Cao... đều có tác động sâu xa đến
trái tim người đọc và lưu lại ở đó những bài học đạo lí mn đời. Những hình
tưọng đẹp trong văn thơ truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với
Cái Đẹp và cái cao cả của cuộc sống, đồng thời cũng chỉ ra dâu là cái xấu,
cái ác cần phải xoá bỏ dể con người và cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
Như vậy, chức năng giáo dục là chức năng quan trọng hàng đầu của văn
chương. Nó kết hợp chặt chẽ với các chức năng khác để thể hiện mục đích
tốt đẹp mà tác giả đặt ra trong tác phẩm : góp phần hướng con người tới
những chuẩn mực của cuộc sống. Đó là giá trị vĩnh hằng của Chân, Thiện,
Mĩ.

14


I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:

- Từ xưa tới nay, trên thế giới có rất nhiểu quan điểm khác nhau về việc đánh glá
giá trị của một tác phẩm văn học.
- Nhà văn nổi tiếng của nước Pháp La Bơ-ruy-e cho rằng : Khi một tác phẩm
nâng cao tinh thần ta lên và gỢi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, khơng
cần tìm một ngun tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một
nghệ STviết ra.
2. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa nhận đ|nh trân.

+ La Bơ-ruy-e nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của văn học.
- Văn học là nhân học (M. Go-rơ-ki). Văn học nuôi dưỡng tâm hổn, tư tưởng, tình
cảm của con người. Văn chưđng đích thực phải có tác dụng bồi đắp đời sống tinh

thẩn, tình cảm của con người, khiến cho nó ngày càng trỏ nên trong sáng hon, phong
phú và tốt dẹp hdn.
- Văn chương có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn,
huyền diệu của con người. Từ những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, nhà văn
để cập tới nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức và suy
ngẫm, để từ đó nâng cao trình độ hiểu biết và tự hồn thiện nhân cách.
- Mục đích của văn học trước hết là giúp con người nhận thức được về bản thân.
Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị phải nâng cao tinh thần con người và gỢi cho
con người những tình cảm cao quý và can đảm.
+ Cách đánh giá một tác phẩm văn học:
- Một sáng tác chỉ xứng đáng được gọi là tác phẩm văn chương khi nó chứa
đựng nội dung nhân đạo sâu sắc và cao cả, liên quan tới những vấn đề bức thiết của
đời sống xã hội và phản ánh những điều đó thơng qua hình tượng nhân vật điển hình
có ý nghĩa khái qt cao, tác động mãnh liệt tới tâm hổn người đọc. Một tác phẩm
như thế là một cuốn sách hay và do một nghệ sT viết ra.
- Người nghệ sĩ chân chính, nhà văn chân chính phải thực sự sáng tạo trong
nghệ thuật, tạo ra cho mình một phong cách riêng, dấu ấn riêng không thể lẫn với bất
cứ ai khác. Tác phẩm phải là đứa con tinh thần của chính họ.

15


* Chứng minh bằng một số tác phẩm nổl tiếng t h í glđi.

- Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gơ là bài ca tuyệt vời vể
tinh thương yêu con người, vể đức hi sinh quên minh vì người khác. Nhân vật Giăng
Van-giăng là nhân vật tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn.
- Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp không ngần ngại nói
lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải gánh
chịu do chiến tranh-, đồng thời ca ngợi lòng nhân hậu, vị tha của người lính Hổng qn

nói riêng và của nhân dân Nga nói chung.
- Trong tiểu thuyết ơng già và biển cả của Hơ-minh-, hình ảnh ơng lão đánh
cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời minh là một biểu tượng về vẻ đạp
của ước mơ và hành trinh gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
Tác phẩm này là bài học thiết thực, bổ ích về khát vọng, ý chf và nghị lực của con
người.
3. Kết bài:

- Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tưtưỏng; giá trị nghệ thuật cao sẽ
vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, khồng gian... để trỏ thành
kiệt tác chung của nhân loại.
- Đúng như nhà văn La Bơ-ruy-e khẳng định: ...đó là một cuốn sách hay và do
một nghệ s ĩ viết ra.
II. BÀI LÀM

Từ trước tới nay, trên thê' giới có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về cách
đánh giá giá trị của một tác phẩm văn chương. Có người thì đề cao nghệ
thuật, có người thì đề cao nội dung. La Bơ-ruy-e, nhà văn Pháp đã bày tỏ
quan điểm của minh như sau: Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và
gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, khơng cần tìm một ngun tắc
nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ s ĩ viết ra.
Xét về mặt ý nghĩa thì quan điểm trên gần giống với quan điểm của nhà văn
hiện thực Nga nổi tiếng Mác-xim Go-rơ-ki: Văn học là nhân học. La Bơ-ruy-e
nhấn mạnh tới chức năng giáo dục của văn học. Văn học nuôi dưỡng tâm
hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn chương có khả năng đặc biệt
trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của con người. Đặc điểm
của văn học là thơng qua các sự kiện, các hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm để giáo dục cho con người tình cảm trong sáng, đạo lí làm người. Mặt
khác, văn học giúp con người hoàn thiện nhân cách, nâng cao tinh thần và
gợi cho con người những tình cảm cao quý và can đảm.

16


Văn học đến với con người bằng con đường tinh cảm, cảm xúc. Nó mang
lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất
nước, trước cuộc sống phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ và nhất là
trước chiều sâu của thế giới tâm hổn. Mục đích trước tiên và quan trọng của
văn học là giúp con người đối chiếu, liên tưỏng, suy ngẫm về cuộc đời và về
chính bản thân, nâng cao niềm tin vào bản thân để từ đó có nhận thức đúng
đắn hơn, có khát vọng hướng tới chân lí, dám đấu tranh chống cái xấu, cái ác;
biết tlm tòi và hướng tới cái Đẹp, cái Thiện của cuộc sống. Đó chính là văn
học chân chính có khả năng cảm hố, nhân đạo hoá, xứng đáng là bạn tiốt
của con người.
Nhà văn La Bơ-ruy-e cũng bày tỏ ý kiến về cách đánh giá một tác phẩm
văn chương và một nghệ sĩ chân chính. Theo ơng, tác phẩm nào có ảnh
hưởng lớn lao tới đời sống tinh thần của con người theo chiều hướng tích cực
thì đó là một cuốn sách hay, đích thực là văn chương và người viết ra nó xứng
đáng được gọi là nghệ sĩ.
Hai nhà văn nổi tiếng của Việt Nam là Thạch Lam và Nam Cao cũng có
quan điểm gần giống với La Bơ-ruy-e. Thạch Lam cho rằng: Đối với tôi, văn
chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự
quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng
ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Cịn Nam Cao đã
thơng qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa để bày tỏ quan điểm của
mình về tác phẩm văn chương, về nhà văn chân chính. Là một nhà văn, Hộ
từng ấp ủ một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương của mình. Anh mong
ước sẽ sáng tạo ra những tác phẩm thật sự có giá trị, vượt lên tất cả bờ cõi
và giới hạn. Quan điểm về văn chương cũa Hộ cũng hết sức tiến b ộ : Một tác
phẩm văn chương đích thực phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh

mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự
cõng bình... Nó làm cho người gần người hơn. Nhà văn phải là những người
nghệ sĩ vừa có tâm vừa có tài, trong sáng tác phải tạo cho mình một phong
cách riêng, một dấu ấn riêng không thể lẫn với bất cứ ai khác; vì: Văn chương
khơng cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.
Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (Nam Cao).

2-Những bài làm vẫn m ỉu 12T2-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM

17


'CV", '

Chúng ta có thể lấy một số tác phẩm kinh điển của các nhà văn nổi tiếng
thê' giới để chứng minh và khẳng định ý kiến của La Bơ-ruy-e là đúng.
Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gơ là bài ca tuyệt
vời về tình thương u con người, về đức vị tha, hi sinh đến quên mình. Nhân
vật Giăng Van-giăng là “nhân vật tư tưởng” tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo
của nhà văn. Người thợ làm vườn nghèo khổ này vì thương đàn cháu mổ cơi
nheo nhóc, đói khát nên đã liều đập vỡ cửa kính tiệm bán bánh mì để lấy cắp
một ổ bánh. Bị kết án khổ sai, Giăng Van-giăng mấy lần tìm cách vượt ngục
nhưng không thành nên thời gian ngồi tù cứ kéo dài ra mãi. Sau khi được trả
tự do, vì hoàn cảnh ngặt nghèo, Giăng Van-giăng lại phạm tội cướp đồng xu
của một đứa trẻ và lấy cắp bộ đồ ăn bằng bạc của giám mục Mi-ri-en. Sự độ
lượng và lòng bác ái của vị giám mục nhân từ đã cứu Giăng Van-giăng thốt
vịng lao lí và nó tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm của con người tội
nghiệp này. Nó đóng vai trị quyết định trong việc thay đổi cuộc sống và tính
cách của Giăng Van-giăng.

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Vích-to Huy-gơ và mang dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng
mạn trong văn chương Pháp thế kỉ XIX. Nội dung đoạn trích phản ánh sự đối
lập giữa cái ác và cái thiện, giữa bạo lực cường quyền và nạn nhân của nó.
Qua đó, nhà văn phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những
người khốn khổ và khẳng định lí tưởng nhân đạo tốt đẹp.
Từ một người tù khổ sai, sau nhiều năm làm việc cật lực, Giăng Van-giăng
đã trở thành ông chủ nhà máy có uy tín và được dân chúng tín nhiệm bầu
làm thị trưởng, ơng quan tâm và có những nghĩa cử cao đẹp đối với người
đàn bà bất hạnh Phăng-tin. Bị tên mật thám Gia-ve phát hiện và đến bắt,
Giăng Van-giăng (tức thị trưởng Ma-đơ-len) không hề run sợ. Trước thái độ
hung hăng, tàn nhẫn của Gia-ve, ông vẫn tìm cách trấn an Phăng-tin để níu
kéo sự sống cho chị. Phăng-tin chết vì bị sốc trước sự thực phũ phàng (tên
mật thám Gia-ve túm cổ áo ngài thị trưởng đáng kính). Giăng Van-giăng ghé
tai chị thì thầm hứa sẽ tìm bằng được bé Cơ-dét - đứa con gái u q của
chị. Một điều kì diệu ngồi sức tưởng tượng đã xảy ra: Điều mà chẳng ai nghi
ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại
rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng
một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt
xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết. Đây là một ảo tưỏng cảm
động trước một sự thực cao cả làm rung động sâu xa tâm hồn người đọc.
18


v' ^
\y

iV
Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sơ-lơ-khốp khơng ngần ngại
nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người

phải gánh chịu do chiến tranh ; đồng thời ca ngợi lịng nhân hậu, vị tha của
người lính Hồng qn nói riêng và của nhân dân Nga nói chung. Tác phẩm
này ra đời như một sự kiện làm chấn động nền văn học Xô viết và Sô-lô-khốp
được đánh giá là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XX.
Nhân vật chính của truyện là An-đrây Xơ-cơ-lốp, một chiến sĩ Hồng quân
tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên bang Xơ viết chống phát xít Đức
xâm lược. Bị bắt làm tù binh, anh phải chịu đựng sự hành hạ dã man của kẻ
thù. Trong một cuộc trốn chạy để trở về với Hổng quân, anh đã mưu trí dũng
cảm bắt sống một tên thiếu tá Đức và cướp một xe vận tải. Chiến tranh kết
thúc, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc vơ biên là được đồn tụ với gia
đình trên q hương thân u thì Xơ-cơ-lốp lại phải chịu đựng một số phận
bất hạnh: Vợ và hai con gái nhỏ bị trúng bom của phát xít; con trai lớn của
anh cũng là một chiến sĩ Hồng quân đã trúng đạn ngã xuống tại cửa ngõ
Béc-lin ngay trong ngày chiến thắng. Đất nước đã hồ bình nhưng Xơ-cơ-lốp
khơng thể sống yên ổn bởi anh mang trong tim một nỗi đau vô hạn. Anh
nhận chú bé mồ côi Va-ni-a làm con ni và từ đó cuộc sống của anh thay
đổi hẳn. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng Xơ-cơ-lốp thấy lịng vui trở lại, thấy
cuộc đời là đáng yêu, đáng sống. Tình yêu thương quả là một sức mạnh thần
kì giúp con người vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng sự nghiệt ngã của số
phận. Nhân vật Xơ-cơ-lốp là hiện thân của tính cách Nga kiên cường, dũng
cảm và giàu lòng nhân ái. Bằng hình tượng nhân vật điển hình này, nhà văn
Sơ-lơ-khốp đã đề cập tới một vấn đề trọng đại từng ám ảnh bao nghệ sĩ lớn,
đó là vấn đề số phận con người. Một khái niệm trừu tượng đã được nhà văn
cụ thể hố thơng qua cuộc đời của một nhân vật với nhiều đau khổ, mất mát;
để rồi với ý chí, nghị lực phi thường và lịng nhân ái sâu sắc, nhân vật đã
vượt qua tất cả để chiến thắng số phận bất hạnh. Đọc truyện ngắn Số phận
con người của Sô-lô-khốp, người đọc nhận thức được rất nhiều điều và cũng
học được nhiều bài học nhân sinh bổ ích từ nhân vật Xơ-cơ-lốp. Đó là thành
cơng của tác phẩm, là vinh dự lớn lao của người nghệ sĩ.
Trong tiểu thuyết ông già và biển cả của nhà văn Mĩ Hê-minh-uê, hinh

ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là
một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người
để biến ước mơ thành hiện thực. Tác phẩm này là một bài học thiết thực và
bổ ích về khát vọng, ý chí và nghị lực của con người. Nhà văn đặt nhân vật
19


'O il

vào một tình huống đặc biệt là chỉ có một mình giữa biển khơi bao la đầy bất
trắc; một mình săn đuổi, đánh bắt con cá kiếm khổng lổ và một mình đương
đầu với đàn cá mập hung dữ để bảo vệ thành quả lao động, ông lão đánh cá
Xan-ti-a-gô suốt đời làm lụng vất vả, cực nhọc nhưng khơng ngi mơ ước
một ngày nào đó sẽ đánh bắt được một con cá thật to để thoả mãn ước mơ
và khẳng định tài năng của mình. Trớ trêu thay, cho tới lúc ơng đã q già thì
ước mơ này mới trở thành hiện thực. Suốt mấy ngày đêm lênh đênh trên
biển, ông lão mới phát hiện ra con cá kiếm khổng lồ, to hơn chiếc thuyền của
ông. Cuộc chiến đấu gay go giữa người và cá kéo dài tưởng chừng quá sức
chịu đựng của ông lão, nhưng ông lão khơng nản chí, vẫn đem hết sức lực để
bắt bằng được con cá mà ông ao ước đã bao lâu. Thế nhưng đàn cá mập
tham lam đã tấn công con cá kiếm. Mặc dù ông lão chống đỡ quyết liệt để
xua đuổi đàn cá mập hung dữ nhưng đến lúc thuyền cập bến thì con cá kiếm
chỉ cịn là một bộ xương.
Cốt truyện giản dị chỉ có vậy nhưng Hê-minh-uê đã viết nên một áng văn
xuôi giản dị và trung thực về con người. Tuy khơng có âm hưởng anh hùng ca
nhưng câu chuyện về ông lão đánh cá thực sự là bài ca ca ngợi vẻ đẹp khoẻ
khoắn, kiên cường rất đáng khâm phục của người lao động. Tác phẩm còn
chứa đựng một tầng nghĩa sâu xa hơn trong hình tượng con cá kiếm và ơng
già đánh cá. vẻ đẹp kiêu hùng của con cá kiếm vùng vẫy tự do trên biển cả
tượng trưng cho ước mơ và lí tưởng mà con người suốt đời khao khát và theo

đuổi. Ông lão đánh cá với ý chí kiên cường tiêu biểu cho quyết tâm biến ước
mơ thành hiện thực của con người. Tiểu thuyết ông già và biển cả với số
trang khiêm tốn chỉ nhiều hơn một truyện vừa chút ít nhưng thực sự là một
sáng tác mà nhà văn nào cũng ao ước viết được lấy một lần (Phôn-cơ-ne), bởi
nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc trên toàn thế giới và đem
lại vinh quang cho tên tuổi Hê-minh-uê - một nghệ sĩ vĩ đại của nhân loại.
Ý kiến của La Bơ-ruy-e đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của
chức năng giáo ơục trong văn chương và nêu lên cách đánh giá đúng đắn về
tài năng người nghệ sĩ. Văn chương đem lại cho con người những giá trị tinh
thần cao quý, giúp con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc sống.
Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tư tưởng; giá trị nghệ thuật cao
sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, không gian dể
trở thành kiệt tác muôn đời của nhân loại. Đúng như La Bơ-ruy-e khẳng định:
...đó là một cuốn sách hay và người viết ra nó xứng đáng là một nghệ sĩđích
thực.
20


.»'■y "ỵ

I. DÀN Ý
1. MỖ bài:

- Hoa là món quà vô giá mà thiôn nhiôn ban tặng cho con người, íàm cho cuộc
sống thêm phần dẹp đẽ, đáng yêu.
- Bên cạnh những lồi hoa được trổng trọt, chăm sóc trong vườn, trong nhà
kính... cịn có nhiều lồi hoa dại mọc trên những vùng sỏi đá khô cằn, tuy vậy chúng
vẫn nỏ những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy gỢi nên trong tôi sự suy tưởng về sức
sống bền bĩ của con người, về những số phận không may, về các bạn học sinh nghồo
hiếu học, vượt khó đã thực hiện được ước mơ và làm thay đổi số phận của minh.

2. Thân bàl:
Glảl thích:
a/ Ý nghĩa của hlnh ảnh một vùng SỎI đá khơ cằn:
* Những khó khăn trong cuộc sống:

Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai khô cằn, thời tiết khơng thuận lợi.
* Khó khăn con người gặp phải:

- Không ai che chở, giúp đỡ.
- Nghèo khổ, thiếu thốn về kinh tế (hoặc gặp thiên tai, địch hoạ...).

- Bị tật nguyền, bị nhiễm chất độc màu da cam...
b/ Ý nghĩa của hình ảnh cây hoa dạl văn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp:
* Sức sống mãnh liệt và vỏ đẹp phong phú của các loài hoa dọi.

- Hoa dại xuất hiện ỏ khắp nơi, từ. núi cao dến đồng bằng, ven biển. Hoa dại tập
trung nhiều nhất là ỏ vùng rừng núi, cao nguyên...
- Sắc tím hồng của hoa sim, hoa mua nở trên các triển đổi khô cằn làm tươi thêm
cảnh sắc thiên nhiên và gỢi nơn cảm xúc trữ tình trong lịng người.
- Hoa ban trắng, hoa ban hồng, hoa đỗ quyên nở rộ ở vùng cao Tây Bắc báo
hiệu xuân về. Hoa mai rừng phương Nam cũng là sứ giả của mùa xuân.

- ở thiên đường hoa Đà Lạt, các loài hoa dại cũng có một vai trị rất lớn trong đời
sống tinh thần của con người. Hoa dại làm hàng rào, trang trí lối đi rất đẹp... Nhiều
người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã của các loài hoa dại.

21


* Những suy tưdng được gỢI ra từ hình ảnh của hoa dọl.


- Từ hình ảnh hoa dại, chúng ta liên tưởng tới những con người không được che
chở đùm bọc, phải sống trong hồn cảnh khó khăn, bất hạnh, tật nguyền...
- Sức sống mãnh liệt của hoa dại gỢi cho chúng ta liên tưởng tới lòng tự trọng,
nghị lực, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đời, nhất là những người có sơ'
phận bất hạnh.
- Nếu vượt lên được hoàn cảnh sống nghiệt ngã, con người sẽ trưởng thành, sẽ
khẳng định đượp giá trị của bản thân trước cuộc đời bằng những đóng góp hữu ích.
* Chứng minh bằng một số gưong sáng dũng cảm đưong đẩu và chiến thắng khó khăn,
thử thách.

Lấy những ví dụ gần đây nhất trong kl thi Đại học nàm 2008: Ngày càng nhiều
học sinh nông thôn nghèo đỗ thủ khoa Đại học.
- Bạn Bùi Đức Ngọt ở Nga Sơn, Thanh Hoá, nhà quá nghèo, chỉ có mấy sào
ruộng và một con bị. Mồ cơi bố từ nhỏ, Ngọt phải vừa đi học vừa giúp mẹ mưu sinh.
Góc học tập sơ sài của Ngọt chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo cũ Ngọt xin
được. Ngọt chỉ có một thú vui giải trí duy nhất là đánh cờ một mình. Trước khi ra Hà
Nội dự thi, Ngọt còn cố dỡ cho xong mấy sào lạc. Suốt những năm học phổ thông,
Ngọt luôn là học sinh giỏi, được cấp hơn 30 bằng khen, giấy khen và nhiều giải
thưởng. Ngọt thi đỗ thủ khoa hai trường: Đại học Y khoa Hà Nội với sô' điểm 29,5 :
Học viện Cảnh sát nhân dân với số điểm tuyệt đối 30/30.
- Bạn Phạm Văn Huy từ tỉnh lên Hà Nội trọ học, mấy năm liền miệt mài đi xin
nước rửa bát, thức ăn thừa ở các hàng ăn để bán lấy tiền đóng tiền học. Huy đã đỗ
thủ khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Bạn Chu Thị Kim Liên ở Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên đã đỗ thủ khoa Đại
học Y khoa Thái Bình với sô' điểm tuyệt đối 30/30 và thi đỗ vào Học viện Tài chính
với SỐ điểm 28,75. Hồn cảnh gia đinh Liên vơ cùng khó khăn: Cha bị sét đánh chết,
mẹ làm thuê làm mướn. Kim Liên vừa đi học vừa đi làm giúp mẹ. Có thể nói Kim Liên
đã vào Đại học bằng chiếc xe cải tiến chở thuê gạch, cát... của mẹ.
- Bạn Lê Minh Thắng, học sinh nghèo của vùng núi An Nhơn, Bình Định đã đỗ

thủ khoa trường Đại học Giao thông vận tải, Cơ sở II, Thành phơ' Hổ Chí Minh với số
điểm 24,5. Khi được hỏi tại sao thiếu thốn, cơ cực là vậy mà vẫn học giỏi, Thắng đã
trả lời: Nhà nghèo nên ráng học.
- Bạn Phan Chí Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Lý trường Trung học phổ thông Gia
Định, đỗ thủ khoa trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm
29,5. Cha là dạl uỷ công an thường xuyên công tác vắng nhằ nên Hiểu từ nhỏ đã có
tinh thần ham học và tự lập. Hiếu quan niệm: Việc học như chèo thuyền ngược nước
nên lúc nào cũng phải cố gắng.

22

,


- Hai anh em Vũ Trọng Quý, Vũ Trọng Mạnh ở Nga Hải, Thanh Hố. Nhà nghèo
đến nỗi khơng có một thứ tài sản gì đáng giá. Bàn học là miếng bê tơng tự đúc đặt ở
góc nhà. Hai anh em đi học hằng ngày với cái bụng rỗng không, tan học lại ra đồng
vừa mò cua bắt 6c vừa ôn bài. cả hai anh em đểu thi đỗ vào trường Đại học Hàng
hải, mang lại vinh dự to lớn cho gia đình, dịng họ.
3. Kết bài:

- Trong trời đất, mỗi con người, mỗi sự vật đều có vai trị, vị trí riêng.
- Nếu khơng may rơi vào tình cảnh ngặt nghèo, khó khăn, chúng ta khơng nên
có mặc cảm tự ti mà phải cố gắng phấn đấu vươn lên chiến thắng số phận, tự tạo ra
cho mình những cơ hội dẫn tới thành cơng bằng chính ý chí, nghị lực và khả năng
thực sự của minh.
- Hãy nghĩ đến'sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp phong phú của các loài hoa dại,
chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.
II. BÀI LÀM


Sự xuất hiện của hoa trên mặt đất có lẽ cũng đã hàng triệu năm. Hoa là
món q vơ giá, là những thơng điệp đầy tình u thương mà Tạo hố ban
tặng cho loài người, sắc màu và hương thơm phong phú, đa dạng của hoa
làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, đáng yêu. Bên cạnh những loài hoa
được trồng trọt, chăm sóc trong vườn, trong nhà kính, cịn có nhiều lồi hoa
dại mọc trên những vùng sỏi đá khơ cằn, tuy vậy chúng vẫn nở những chùm
hoa thật đẹp. Hiện tượng thiên nhiên ấy hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và gợi ra
những liên tưởng thú v ị: Dù hồn cảnh sống có khó khăn, nghiệt ngã bao
nhiêu thì sự sống vẫn tồn tại mãnh liệt và cái đẹp vẫn hiện hữu khắp nơi;
đồng thời nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm, chiêm nghiệm về sức sống bền
bỉ và nghị lực phi thường của con người trong nghịch cảnh.
Hoa dại là những loài hoa hoang dã trong thiên nhiên, khơng cần tới bàn
tay con người chăm bón. Hoa dại có sức sống dẻo dai, mãnh liệt, hiện diện
khắp nơi, từ vùng rừng núi, cao nguyên cho tới vùng đồng bằng, ven biển.
Bạn đã bao giờ lặng ngắm sắc tím hồng của hoa sim, hoa mua nỏ sáng cả
những triền đồi trung du dưới nắng mai tinh khiết, trong veo, hay say sưa
ngây ngất trước màu vàng rực của hoa dã quỳ trải khắp các con đường cao
nguyên ?! Quen thuộc hơn, gần gũi hơn là những hàng rào râm bụt đỏ hoa
q hoặc tím nhạt màu hoa bìm bìm gắn với tuổi thơ đầy kỉ niệm. Đơn sơ thế
thôi mà làm cho cảm xúc cứ dâng lên như những đợt sóng trong tâm hồn của
mỗi con người.
23


ở vùng cao Tấy Bắc, Việt Bắc, hoa ban trắng, hoa ban hồng, hoa đỗ quyên,
phong lan rừng nở rộ báo hiệu xuân về. ở miền Trung Nam Bộ, khi từng vạt
rừng nhuộm thắm sắc mai vầng là năm cũ dã qua và năm mới dã dến với bao
nhiẽu hi vọng, ổ thiên đường hoa Đà Lạt, tuy đã có hàng trăm loài hoa lộng
lẫy, kiêu sa nhưng hoa dại vẫn không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Hoa dại trồng làm hàng rào hay trang trí lối đi rất đẹp. Nhiều người yêu thích

vẻ dẹp tự nhiên, hoang dã và rất nên thơ của các loài hoa dại.
Sức sống mãnh liệt của hoa dại gợi cho chúng ta liên tưởng tới lịng tự
trọng, về nghị lực, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đời, nhất là
những người có số phận thiếu may mắn hay bất hạnh. Nếu có ý chí và nghị
lực, con người có thể chiến thắng số phận, làm thay đổi cuộc đời mình.
Mọi triết lí đểu bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của con người. Bản chất
cuộc sống không hể đơn giản mà rất phức tạp, khó khăn. Nó ln ln thử
thách con người, buộc con người phải vươn lên dể tồn tại và phát triển. Giống
như trong tự nhiên, giữa một vùng sỏi đá khô càn, hoa dại vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp.
Miền Trung đất nước ta từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào đến Quảng Bình, Quảng
Trị phải chịu một diều kiện khí hậu vơ cùng khắc nghiệt. Mùa hẻ thl chang
chang nắng lửa, cháy bịng gió Lào; mùa đơng thì gió lạnh buốt xương. Ấy
vậy nhưng bên cạnh những cồn cát trắng xoá vẫn là những đồng lúa trĩu
nặng bông vàng. Vùng đất Tây Nguyên mênh mông hoang vắng ngày nào
nay bạt ngàn những nông trường, trang trại cà phê tươi tốt. Trên cao nguyên
Lãm Viên Đà Lạt vẫn rực rỡ màu hoa Mimốda làm say đắm lịng người. Hồn
cảnh khắc nghiệt khơng thể vùi dập sự sống. Trái lại, sự sống bất diệt dã
làm đổi thay hồn cảnh. Trên mảnh đất khơ cằn, cây trái vẫn nảy mầm, đơm
hoa kết quả, vẫn ríu rít tiếng chim. Con người là chủ thể cuộc sống, vì thế mà
con người khơng bao giờ bị hồn cảnh khuất phục. Ngược lại, con người luôn
luôn làm cho cuộc sống phát triển ngày càng tốt đạp hơn.
Từ xa xưa, ông cha chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu công sức để đắp những
con đê dài hàng trăm cây số dọc các dịng sơng lớn dể bảo vệ mùa màng
hoặc kiên trl lấn biển, lập nên nhiều xóm làng trù phú. ở Nam Bộ, nông dân
ta dã đào những con kênh vừa xả phèn, thốt lũ, vừa là đường giao thơng
thuỷ vơ cùng thuận tiện giữa các tỉnh trong vùng.
Kì diệu thay sức chịu đựng và khả năng to lớn của con người. Nhà thơ
Hồng Trung Thơng đã có câu thơ ca ngợi sức mạnh vô biên của con người:
24



Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bà! ca võ đất)

Đất nước Việt Nam ta được như ngày nay là nhờ công lao của bao nhiêu
thế hệ gây dựng, mở mang, vun đắp. Dưới mỗi tấc đất đều thấm đượm mồ
hôi, xương máu của tổ tiên, để hơm nay con cháu có được một dải non sông
đẹp như gấm như hoa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài suốt mấy chục năm, Việt Nam
hiện nay đang cố gắng vươn lên, nắm bắt cơ hội lớn để xây dựng đất nước
giàu mạnh.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương vượt khó, kiên trì học tập và
đã đạt được kết quả cao trong các kì thi vào Đại học.
Bạn Bùi Đức Ngọt ở Nga Sơn, Thanh Hoá, nhà quá nghèo, tài sản vẻn
vẹn chỉ có mấy sào ruộng và một con bị. Mổ côi bô' từ nhỏ, Ngọt phải vừa đi
học vừa giúp mẹ mưu sinh. Góc học tập sơ sài của Ngọt chỉ có sách giáo
khoa, sách tham khảo cũ mà Ngọt xin được. Thú vui giải trí duy nhất của
Ngọt là đánh cờ một mình. Suốt những năm học phổ thơng, Ngọt luôn là học
sinh giỏi, được cấp hơn 30 bằng khen, giấy khen và nhiều giải thưởng. Trước
khi ra Hà Nội dự thi, Ngọt cịn cơ' dỡ cho xong mấy sào lạc để mẹ đỡ vất vả.
Do chuyên cần tự học mà Ngọt thi đỗ thủ khoa hai trường; Đại học Y khoa
Hà Nội với sô' điểm 29,5; Học viện Cảnh sát nhân dân với số điểm tuyệt đối
30/30. Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng, Ngọt đã thực hiện được ước mơ
vào Đại học của mình và đó là cơ sở để bạn ấy tạo dựng sự nghiệp cùng
tương lai tươi sáng. Trước mắt, Ngọt đã đem lại cho mẹ niềm vui, niểm tự hào
to lớn khơng gì sánh được. Đó cũng là cách mà Ngọt báo hiếu, đáp đền cơng
lao khó nhọc của mạ một cách thiết thực nhất.
Bạn Phạm Văn Huy từ tỉnh lên Hà Nội trọ học, suốt mấy năm liền chịu

khó, chịu nhục đi xin nước rửa bát và thức ăn thừa ở các nhà hàng để bán
lấy tiền đóng tiền học. Nhờ nhẫn nại, kiên trì và có quyết tâm cao mà Huy đã
đỗ thủ khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Một gương sáng khác làm cho nhiều người thương mến và cảm phục, đó
là bạn Chu Thị Kim Liên ỏ xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã
đỗ thủ khoa Đại học Y khoa Thái Bình với số điểm tuyệt đối 30/30 và thi đỗ
vào Học viện Tài chính với số điểm rất cao là 28,75. Thi vào hai trường, tổng
cộng 6 mơn thì Liên đã đạt được tới 5 điểm 10, quả là xuất sắc I Hoàn cảnh
25


gia đình Liên vơ cùng khó khăn ; Cha bị sét đánh chết khi đang làm đồng
trong một cơn mưa; mẹ làm thuê làm mướn. Kim Liên một buổi đi học, một
buổi đi làm cùng mẹ. Có thể nói Kim Liên đã vào Đại học bằng chiếc xe cải
tiến chỏ thuê gạch, cát... của mẹ. Sau khi nhận giấy báo kết quả, Kim Liên
rất vui và ngày ngày cô thủ khoa vẫn chăm chỉ kéo xe chở hàng thuê để
kiếm tiền đóng học phí Đại học.
Bạn Lê Minh Thắng, học sinh nghèo của vùng núi An Nhơn, Bình Định đã
đỗ thủ khoa trường Đại học Giao thông vận tải, Cơ sở II, Thành phố Hồ Chí
Minh với số điểm 24,5. Túp lều của Thắng rộng chưa đầy 10 mét vuông, nằm
giữa vườn điều sát chân núi, chĩ vỏn vẹn có một chiếc giường ọp ẹp và một
chiếc bàn gỗ cũ kĩ. Toàn bộ sách vỏ của Thắng chứa trong chiếc hòm gỗ
nhỏ. Sau khi thi Đại học, Thắng lên tận Chư Sê, Gia Lai làm thợ hồ với cha.
Được thầy báo là Thắng đã đỗ thủ khoa, Thắng mừng lắm. Hai cha con về
nhà ngay. Khi trả lời câu hỏi tại sao thiếu thốn, cơ cực là vậy mà vẫn học
giỏi, Thắng đã trả lời rất thật; Vì nhà nghèo nên ráng học. Còn lý do tại sao
chọn ngành Giao thông vận tải, Thắng cho biết: Trong tương lai, ngành này
sẽ phát triển nên mình sẽ có cơng ăn việc làm để lo cho ba và các em.
Bạn Phan Chí Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Lý trường Trung học phổ
thông Gia Định, đỗ thủ khoa trường Đại học Ngoại thương với số điểm xuất

sắc 29,5. Cha là đại uý công an thường xuyên công tác vắng nhà nên từ nhỏ
Hiếu đã có tinh thần ham học và tự lập. Hiếu quan niệm rất đúng rằng: Việc
học như chèo thuyền ngược nước nên lúc nào cũng phải cố gắng.
Hai anh em Vũ Trọng Quý, Vũ Trọng Mạnh ở Nga Hải, Thanh Hoá cũng là
trường hợp đặc biệt. Nhà nghèo đến nỗi khơng có một thứ tài sản gì đáng giá
ngồi mấy chiếc nồi nhơm đen thui, móp méo. Bàn học chỉ là miếng bê tơng
tự đúc đặt ỏ góc nhà. Sáng sáng, hai anh em đi học với cái bụng rỗng không.
Tan học, hai anh em lại ra đồng vừa mị cua bắt ốc vừa ơn bài với nhau, cẻu
hai đều thi đỗ vào trường Đại học Hàng hải, mang lại vinh dự to lớn cho gia
đình, làng xóm.
Trong trời đất, mỗi con người, mỗi sự vật đều có vai trị, vị trí riêng. Nếu
khơng may rơi vào tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo, chúng ta khơng nên có
mặc cảm tự ti mà phải cố gắng phấn đấu vươn lên chiến thắng số phận, tự
tìm kiếm hoặc chủ động tạo ra những cơ hội để thể hiện bản chất, khẳng
định tài năng bằng chính ý chí, nghị lực của mình. Hãy nhìn ngắm và suy nghĩ
về sức sống mãnh liệt cùng vẻ đẹp phong phú c.ủa các loài hoa dại, chúng ta
sẽ rút ra được nhiều bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.
26


×