Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

MÙA VỤ CỦA CÂY LÚA VÀ CÁC CÔNG ĐOẠN TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.63 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI:
MÙA VỤ CỦA CÂY LÚA VÀ CÁC CÔNG ĐOẠN
TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NĂM 2020


MỤC LỤC
TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.........................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................1
5. Dự kiến kết quả đạt được sau khi nghiên cứu.............................2
NỘI DUNG
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn..........................................3
1. Cơ sở lý luận...............................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................4
Chƣơng II: Một số vấn đề chung...........................................................5
1. Sơ lược về cây lúa và mùa vụ.....................................................5
1.1 Lịch sử...................................................................................5
1.2. Mùa vụ.................................................................................6
2. Đặc điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long...............................6
2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................6
2.2 Đặc điểm dân cư xã hội.........................................................8
Chƣơng III: Mùa vụ lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1. Vụ Mùa.....................................................................................10
2. Vụ Đông – Xuân.......................................................................10
3. Vụ Hè – Thu..............................................................................11
Chƣơng IV: Các công đoạn trồng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long
1. Chọn giống................................................................................12


2. Làm đất......................................................................................13
3. Gieo hạt.....................................................................................13
4. Chăm sóc...................................................................................14
5. Thu hoạch..................................................................................17
6. Chế biến, bảo quản (sơ chế)......................................................18
Chƣơng V: Thách thức và phƣơng pháp
1. Thách thức.................................................................................19
2. Phương pháp khắc phục............................................................22
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn đời nay, Việt Nam được biết đến là một đất nước nông nghiệp,
hình ảnh cây lúa cùng người nơng dân lao động thật thà chất phác chính là
những phần khơng thể thiếu trong bức tranh sinh động về làng quê của đất
nước có thế mạnh về nơng nghiệp.
Là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với 2 vùng
đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, Việt
Nam được xem là cái nôi của sự hình thành và phát triển nền văn minh ngành nơng nghiệp lúa nước. Trong đó, đồng bằng sơng Cửu Long được
xem là vùng trồng lúa trọng điểm của cả nước, giữ vai trị then chốt trong
hành trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế
giới.
Được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ
nguyên thay đổi mực nước biển hay sự di dân của nhiều dân tộc đến nơi đây
an cư lập nghiệp, Đồng bằng sông Cửu long mang những đặc điểm tự nhiên
và dân cư hết sức độc đáo, hình thành nên nét đặc trưng riêng của vùng
trong nền văn minh làng xã, văn minh lúa nước. Là vựa lúa lớn của Việt
Nam với nhiều tiềm năng to lớn, song ngày nay vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long cũng đang đối mặt với những nguy cơ và thách thức cần được giải
quyết.
Vì những lý do nêu trên, tôi chọn “Mùa vụ và các công đoạn trồng lúa ở
Đồng bằng Sơng Cửu Long” để làm đề tài tìm hiểu và nghiên cứu cho tiểu
luận cuối kỳ môn Văn hóa Dân gian.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đi sâu tìm hiểu để phát chỉ ra những đặc điểm cơ bản và đặc trưng riêng
biệt của mùa vụ lúa và các công đoạn trồng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long,
những tiềm năng và khó khăn của vùng trong nền nông nghiệp lúa nước.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mùa vụ lúa và công đoạn trồng lúa, phạm vi
nghiên cứu thuộc đồng bằng Sông Cửu Long.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là cơng trình nghiên cứu về Văn hóa học, sử dụng tài liệu từ sách, báo,
tạp chí, internet kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để
Trang 1


tìm hiểu và làm rõ những đặc điểm của mùa vụ lúa và công đoạn trồng lúa ở
đồng bằng Sông Cửu Long.
5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc sau khi nghiên cứu
Hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội của đồng bằng sông Cửu
Long, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước thông qua mùa vụ và công đoạn
trồng lúa ở đây. Biết được những thuận lợi, nguy cơ, thách thức và tìm hiểu,
đưa ra các giải pháp để đảm bảo cho năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long.

Trang 2



CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Khái niệm lúa: Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế
giới, cùng với bắp (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch),
sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum
tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương
thực chủ yếu trong Lục cốc.

(Nguồn: Wikipedia Việt Nam)

Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các lồi cỏ đã thuần dưỡng. Lúa
sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đơi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp
khoảng (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Rễ chùm, có thể dài tới 2–3 m/cây
trong thời kỳ trổ bơng. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu
khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự
thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50
cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12
mm và dày 1–2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta
có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ
hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển
tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản
phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc cịn gọi là thóc. Sau khi xát bỏ lớp
vỏ ngồi thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu.
Trang 3


Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu
ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực
được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có
nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil. Lúa là loài cây trồng ngắn ngày nhưng

cũng có thể coi là dài ngày.
Khái niệm mùa vụ: Là thời điểm thích hợp để canh tác.
2. Cơ sở thực tiễn
Đồng bằng sơng Cửu Long với diện tích đất trồng lúa hơn 3,2 triệu ha,
hằng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất
khẩu, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn khẳng định được vai
trò, vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của Việt Nam.
Vì vậy, mùa vụ lúa và các công đoạn trồng lúa của vùng mang những nét
đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, đem lại
hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP cả nước đã giảm nhưng ngành vẫn giữ vị trí rất quan trọng, mức đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định ở mức 16-18%, đóng vai trò tạo ra
trên 40% tổng việc làm cho lao động cả nước. Dù có nhiều nhóm ngành
nhưng cây lúa vẫn là quan trọng nhất. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 7 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,9 triệu tấn gạo,
đạt kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, vượt Thái Lan, Ấn Độ
và Pakistan. Đây là lần thứ 2 Việt Nam có thể trở lại vị trí xuất khẩu gạo số 1
thế giới. Trong đó Ðồng bằng sông Cửu Long mỗi năm sản xuất hơn 50%
tổng sản lượng lúa (khoảng 21 triệu tấn lúa), và chiếm 90% lượng gạo xuất
khẩu của cả nước.
Tuy chỉ chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số, với điều
kiện thổ nhưỡng thuận lợi, mỗi năm người nông dân nơi đây sản xuất hơn
50% tổng sản lượng lúa (khoảng 21 triệu tấn lúa), chiếm 90% lượng gạo xuất
khẩu của cả nước.

Trang 4



CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lúa
1.1 Lịch sử
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay
vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử
cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước
Châu Á. Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các
tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và
sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người
đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan
dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã
có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại
gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của cây lúa.
Các nhà khoa học cho rằng văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ
đại xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam
Trung Hoa.
Cư dân người Việt cổ với xuất phát điểm là nền văn hóa mưu sinh dựa
vào săn câu lượm hái và nương rẫy, trong quá trình di dân từ vùng núi trung
tâm Đông Dương đến vùng Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ Việt Nam đã
tiếp biến nền văn hóa của người phương Bắc để phát triển nền nông nghiệp
lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Nhờ lối tư duy tổng hợp
vốn có, người Việt đã nhanh chóng đem cây lúa đến gieo trồng trên những
dải phù sa, xác lập nền văn minh sông Hồng, văn minh nông nghiệp lúa nước
và khai sinh ra nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Đơng Nam Á. Từ
đó đến nay, ngành nơng nghiệp và cây lúa vẫn ln giữ một vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Khi các bộ lạc trồng lúa xuất hiện, cây lúa đã được thuần dưỡng hàng
trăm, hàng ngàn năm và đã trở thành những cây lúa hàng niên, nhưng diện
mạo còn giống như cây lúa hoang nên năng suất rất thấp. Thời bấy giờ, chắc
chắn đã có nhiều giống lúa được trồng bởi nhiều bộ lạc khác nhau trên khắp

nước, nhất là từ khi cư dân biết trồng lúa rẫy, lúa na (thung lũng) và lúa nước
phù sa. Các giống lúa của 3 hệ thống này khác xa nhau do điều kiện sinh thái
khác nhau: vùng đất cao, thung lũng và đồng bằng phù sa. Hơn nữa, các
giống lúa được trồng ở nhiều địa phương khác nhau, nên tiến hóa theo thời
gian và môi trường.
Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng
hạt gạo của chúng. Ví dụ, một giống lúa thơm của Thái Lan cho loại gạo hạt
dài và tương đối ít mềm, do gạo hạt dài chứa ít amylopectin hơn so với các
Trang 5


giống hạt ngắn. Các nhà hàng Trung Hoa thông thường đưa ra món cơm nấu
bằng gạo hạt dài. Các loại gạo nếp là gạo hạt ngắn. Người Trung Quốc dùng
gạo nếp để làm bánh nếp có tên gọi là 粽子 (tống tử). Gạo Nhật Bản là loại
gạo hạt ngắn và mềm. Gạo dùng để nấu rượu sakê là một loại gạo khác.
Trong nền văn hóa Bắc Sơn, các bộ lạc phần lớn trồng lúa nếp (có hạt
bầu trịn) ở nương rẫy trên các đồi núi hay đất cao. Hiện nay, nếp vẫn còn là
lương thực quan trọng của dân tộc Thái, Tài, Mường…. Dân tộc Lào, và
người Thái vùng Đông Bắc vẫn còn ăn cơm nếp ba lần mỗi ngày. Tục lệ
cúng bánh chưng và bánh dày vào dip Tết; làm xơi, nấu rượu cúng Ơng Bà
trong ngày giỗ kỵ và dùng trong các lễ hội vẫn còn tiếp nối từ thời đại Hùng
Vương đến nay.
Cây lúa đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá phức tạp. Sự
tiến hoá này bị ảnh hưởng rất lớn bởi 2 tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên
và chọn lọc nhân tạo để trở thành cây lúa hiện đại ngày nay với năng suất
cao hơn.
1.2 Mùa vụ
Lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Viêc
trồng lúa đòi hỏi nhiều nhân lực để gieo trồng và nhiều nước để cây lúa sinh
trưởng, phù hợp với điều kiện dân cư và khí hậu ở Việt Nam.

Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đơng Nam Á, do đó nước
ta mang những nét đặc trưng chung của khu vực, nóng ẩm và đan xen ba
vùng địa hình: đồng bằng, núi, biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng
Đơng Nam Á đã khiến cho lượng mưa chỉ tập trung vào một khoảng thời
gian nhất định trong năm dẫn đến việc hình thành các mùa vụ lúa.
Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trên nước ta. Mùa vụ là thời
điểm thích hợp nhất để canh tác. Miền Bắc với khí hậu cận nhiệt đới ẩm,
mùa hè nóng và nhiệt độ ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô hơn nên lúa được
trồng hai vụ chính là vụ Đơng – Xuân và vụ Mùa. Nam Bộ nằm trong vùng
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong
phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, với
hai mùa mưa nắng rõ rệt, nên nông dân cịn có thêm một vụ Hè – Thu để
nâng cao năng suất và sản lượng lúa trồng.
2. Đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.1 Điều kiện tự nhiên
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, cịn
được gọi là vùng Đồng bằng sơng Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ,
Vùng Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi ngắn gọn mà thân thương dân dã của
người Việt Nam là Miền Tây, có một thành phố trực thuộc trung ương là
Trang 6


thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu và Cà Mau.
Khái niệm “Đồng bằng sông Cửu Long” được phổ dụng rộng rãi từ sau
Chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay. Đồng bằng sông Cửu Long là
vùng đất miền Tây Nam Bộ, là nơi có sơng Tiền, sơng Hậu và các chi lưu
nhỏ của sông Mê Kông chảy ra biển mà nhân dân ta từ xưa quan niệm là
chín con rồng (Cửu Long) phun nước để tưới vùng đất đai này.

Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sơng Mê Kơng, có ba
mặt giáp biển, nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, vùng có diện tích
40,6 nghìn km2 , nằm liền kề vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là
Biển Đơng.
Đồng bằng sơng Cửu Long gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía tây gồm
các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phía
tây là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía
đơng là Kiên Giang. Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước
sông Cửu Long dâng lên. Vùng thấp ở duyên hải phía đơng gồm Bến Tre,
Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phía đơng Long An, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Hậu Giang và phần ven biển Kiên Giang thì thường bị mặn xâm nhập
vào mùa khô.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam có diện tích đồng bằng
rộng lớn (khoảng 4 triệu ha) và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ được
hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay
đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng
cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sơng và biển đã hình
thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sơng dẫn dọc theo một
số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
vùng Đồng Tháp Mười, tây nam sông Hậu. Tại vùng này, cách đây 5.500
năm trước cơng ngun, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mức
nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn với lượng phù
sa màu mỡ.
Đồng bằng sơng Cửu Long có địa hình khá thấp, khi đó chỉ có độ cao
trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5-1m so với mực nước biển, có nguồn
tài nguyên đất đai vô cùng phong phú, với đất mặn, đất phèn có độc tố cơ
bản khá cao, tính chất cơ lý yếu và đất phù sa chiếm khoảng 30% diện tích
đồng bằng, là loại đất tốt nhất, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phân bố

Trang 7


có nhiều ở ven và giữa sơng Tiền, sơng Hậu, nằm ngồi phạm vi tác động
của thủy triều. Diện tích sản xuất nông nghiệp của vùng khoảng 2,550 triệu
ha. Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của đồng bằng sơng Cửu
Long có tính chất cận nhiệt rõ rệt, quanh năm nóng ẩm, nền nhiệt độ cao và
ít biến động, ít thiên tai. Số giờ nắng cao và mưa phân biệt thành hai mùa rõ
rệt, ít có bão, có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước.
Đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch khá phong
phú, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và kênh đào (hệ thống sông Tiền,
sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ, hệ thống sông Cái Lớn, Cái Bé, sơng
Giang Thành). Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long
được phân bố chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, được phát
triển chủ yếu trong vòng hơn 1 thế kỷ nay, với mục đích chính là phát triển
nơng nghiệp và giao thơng đường thủy.
2.2 Đặc điểm dân cƣ xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng dân cư hỗn hợp với nhiều nguồn
gốc khác nhau, đa dạng về mặt tín ngưỡng và tơn giáo, có sự khác biệt rõ rệt
về lối sống và phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội và văn hóa sinh
hoạt. Thói quen canh tác, phong cách làm ăn cũng khơng hồn tồn như
nhau. Trong đó, người Việt, người Khmer, người Hoa là nhiều hơn cả.
Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là người Việt. Qua nhiều đợt
di dân, người Việt từ Trung Bộ và Bắc Bộ đã trèo non, vượt biển tới khai
hoang vùng đất Nam Bộ nói chung và đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng
lúc nơi đây cịn là vùng hoang dã, rừng rú rậm rạp, đầy muỗi mòng, rắn rết,
thú dữ. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, những nhóm cư dân người
Việt đã sớm thích nghi với môi trường mới, số dân tăng lên ngày càng cao
và đã trở thành tộc người chủ thể của vùng.

Đặc điểm cư trú của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có
những nét riêng. Người Việt xây dựng dọc theo bờ sơng, kênh, rạch, phía
trước ghe thuyền đi lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, phía sau là ruộng
đồng. Người Việt đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng nên những vùng
quần cư phù hợp với điều kiện đa dạng của tự nhiên ở đây.
Tiếp đến là người Khmer – đây là tộc người có mặt rất sớm ở đồng bằng
sông Cửu Long. Họ sống ở vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, ven biển
và vùng núi Tây Nam. Nơng nghiệp có vai trị quan trọng chi phối tồn bộ
đời sống văn hóa, xã hội của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Sản
xuất nông nghiệp của người Khmer mang tính độc canh, trồng lúa là chủ
yếu, còn cây ăn quả và hoa màu chưa được chú ý thỏa đáng; sản xuất nhỏ và
Trang 8


còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; kinh tế cịn mang tính tự cấp, tự túc;
kinh tế hàng hóa chưa phổ biến, việc trao đổi hàng hóa cịn hạn chế. Tuy
nhiên, người Khmer đồng bằng sơng Cửu Long có nền văn hóa phát triển vơ
cùng tồn diện, phong phú và đa dạng.
Một bộ phận dân cư quan trọng không kém ở đồng bằng sông Cửu Long
là người Hoa. Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long phần đông là người
gốc Triều Châu. Vì vậy ngơn ngữ chính là tiếng Triều Châu (tiếng Tiều).
Tuy nhiên, hầu hết người Hoa đều biết tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp hằng ngày. Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long cư trú thành
từng cụm sống xen kẽ với người Việt, người Khmer. Số người lai chủng giữa
người Hoa với người Việt và người Khmer chiếm tỷ lệ khá đông. Đời sống
văn hóa của người Hoa vẫn cịn lưu giữ lại những nét văn hóa của tộc người
Hán ở Trung Quốc, được mang theo, làm nền tảng tinh thần cho sinh họat
văn hóa của người Hoa ở Việt Nam, nó tồn tại với tư cách là một bộ phận
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đa văn hóa, nơi hội tụ nhiều cộng

đồng dân cư với nhiều tơn giáo du nhập từ bên ngồi, đặt biệt là sự ra đời
của các tôn giáo nội sinh. Các dân tộc đã gắn bó với nhau trong quá trình
khai phá đất đai, xây dựng làng xã và cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống
thiên nhiên và địch họa.Tuy mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng và những
nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy.

Trang 9


CHƢƠNG III: MÙA VỤ LÚA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Vụ mùa
Vụ Mùa thường gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) và thu
hoạch vào cuối mùa mưa (tháng 11). Vụ này thích hợp trồng các giống lúa
địa phương dài ngày, thích nghi với nước sâu. Các giống lúa thường được sử
dụng trong vụ mùa tiêu biểu như VND404, VND95-19, Nàng thơm chợ đào
5, Nàng Hương 2, MTL250,MTL392, MTL449,…
Ở ĐBSCL lúa vụ Thu Đông là vụ lúa thứ hai hoặc thứ ba trong hệ thống
canh tác 2 vụ lúa (Hè thu – Thu đông) và 3 vụ lúa (Đông Xuân – Hè Thu –
Thu Đông). Giống lúa gieo cấy vụ Thu Đơng có thời gian ngắn (≤ 125 ngày),
không cảm quang. Thời vụ tốt nhất gieo cấy vụ lúa Thu đông tập trung từ
ngày 15 tháng 7 đến ngày 30 tháng 8 và kết thúc thu hoạch trước 30 tháng
12.
Năm 2011, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thơn có văn bản chính
thức coi vụ mùa là vụ lúa chính ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Sau đó, Phân
viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam đã thực hiện một quy
hoạch về vụ mùa cho Đồng bằng sông Cửu Long theo 3 phương án. Phương
án 1 là sản xuất 750 ngàn ha, phương án 2 là sản xuất 850 ngàn ha và
phương án 3 là sản xuất 950 ngàn ha.
Từ đó đến nay, khơng phải do tình hình lũ mà chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ

lúa gạo trong nước và xuất khẩu, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chỉ
sản xuất lúa thu đông xung quanh 750 ngàn ha/vụ.
Năm cao nhất đạt 826 ngàn ha. Mặc dù với hệ thống đê bao hiện tại, có
thể làm được 950 ngàn ha lúa vụ mùa ở Đồng bằng sơng Cửu Long, nhưng
khá nhiều diện tích trong đó đã chuyển đổi sang các cây trồng khác.
2. Vụ Đông - Xuân
Thời điểm gieo trồng vụ Đông - Xuân là sau khi vụ mùa kết thúc, thường
vào cuối mùa mưa (tháng 11, tháng 12) và thu hoạch vào đầu tháng 4. Đây là
vụ lúa mới, ngắn ngày. Những giống lúa chủ lực trong vụ này là: OM 6162,
OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218, ngồi ra cịn có OM 5451,
OM 8232, OM 4101, OM 3995,...
Hệ số tương quan trung bình của Đồng bằng sơng Cửu Long cho biết các
yếu tố nhiệt độ (tháng 12, 1, 2, 3) và lượng mưa tháng (1, 2, 3) có mối quan
hệ đồng biến với năng suất vụ lúa Đông – Xuân. Khi các yếu tố này tăng thì
năng suất vụ lúa Đơng – Xuân của vùng tăng. Trong khi đó, yếu tố lượng
Trang 10


mưa tháng 12 có mối quan hệ nghịch biến với năng suất của vụ lúa Đông –
Xuân. Khi yếu tố này tăng thì năng suất của vụ lúa Đơng – Xuân giảm.
3. Vụ Hè - Thu
Vụ Hè - Thu là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng 4 và thu
hoạch vào trung tuần tháng 8 và có diện tích khoảng 1,1 triệu ha. Vụ lúa này
thích hợp gieo trồng các giống lúa như OMCS 2000, OMCS21, ND404,
VND 95-19, MTL250, MTL392, MTL449,…
Trồng lúa ở Đồng bằng vùng đồng bằng sông Cửu Long theo 2 phương
thức lúa cấy và lúa sạ. Tùy theo địa hình có mức độ ngập nước khác nhau mà
áp dụng cho phù hợp. Hiện nay do tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lúa, công tác
thủy lợi cũng đã được giải quyết khá mạnh mẽ nên nhiều vùng trước đây
ngập nước đã được cải tạo. Do vậy, phần lớn diện tích ở đồng bằng sơng

Cửu Long chủ yếu là gieo sạ, cuối vụ vẫn còn một số diện tích lúa nổi.

Trang 11


CHƢƠNG IV: CÁC CÔNG ĐOẠN TRỒNG LÚA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Chọn giống
Hiện tại, sản xuất lúa gạo phải đối mặt với nhiều thử thách, vì vậy, để gia
tăng sản xuất và chất lượng lúa, nhu cầu cấp thiết là những giống lúa mới
cần phải kháng với nhiều loại sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi hàm lượng
dinh dưỡng cao, tiết kiệm nước và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân
bón hóa học.
Sản xuất lúa gạo bây giờ không chỉ đặt mục tiêu về sản lượng mà cần
phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, sự thích ứng với điều kiện mơi
trường để nâng cao thu nhập cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Mặn
và khô hạn là một vấn đề cần thiết trong bối cảnh thay đổi khí hậu tại vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long. Phát triển giống lúa có khả năng chịu mặn và
khơ hạn có những đặc điểm có thể chấp nhận được cho nhân dân được đặt ra
để đáp ứng cho việc tạo ra sản lượng lúa bền vững.
Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ năm 2017 về phát triển bền
vững Đồng bằng sông Cửu Long, Viện lúa Đồng bằng sơng Cửu Long là
đơn vị có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và đưa ra những
giống lúa cải tiến có diện tích gieo trồng chiếm tới 60-65% diện tích gieo cấy
lúa ở khu vực này.
Các giống lúa trên được phân thành nhiều nhóm như:
 Nhóm giống lúa cực ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh (có thời gian
sinh trưởng từ 85-90 ngày) giúp bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu
Long tăng thêm vụ thứ ba và sản lượng tăng thêm khoảng 3 triệu tấn mỗi
năm. Một số giống lúa có thể thay thế được cho giống lúa IR50404 như

giống OM5451: thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày; chống chịu rầy nâu,
đạo ôn cấp 5; năng suất bình quân 6-8 tấn/ha; phẩm chất gạo tốt và là một
trong các giống chủ lực của các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long.
 Nhóm giống lúa chịu mặn (có thời gian sinh trưởng từ 85-110 ngày)
điển hình là các giống OM5464, OM1566, OM9916, OM9921,... có những
phẩm chất ưu việt, cho năng suất cao hơn một số giống chịu mặn cũ đang
được nông dân trồng phổ biến trên vùng đất nhiễm mặn trung bình là 0,4
tấn/ha.
 Nhóm giống lúa chịu hạn (có thời gian sinh trưởng từ 85-110 ngày)
chịu điều kiện khô hạn từ cấp 1 – cấp 3, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt và
có khả năng chịu phèn mặn tốt. Trong đó, hai giống OM6162 và OM7347 là
giống lúa thơm, chất lượng cao, ngoài khả năng chịu hạn tốt cịn có khả năng
chịu được phèn mặn. Nhờ ưu thế gạo thơm ngon và chất lượng cao, hai
Trang 12


giống lúa trên đã trở thành giống lúa chủ lực không chỉ phát triển mạnh ở các
vùng lúa bị khô hạn, nhiễm mặn mà còn ở cả vùng lúa thâm canh, phù sa
nước
ngọt

Đồng
bằng
sơng
Cửu
Long.
Người dân sẽ dựa theo các tiêu chí canh tác để lựa chọn ra giống lúa
phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình, đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất.
2. Làm đất
 Vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ, nhấn chìm rơm rạ (mùa lũ) hoặc bơm

nước ngâm 1-2 tháng. Sau đó đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy
cày bánh lồng gắn bông trục hoặc máy xới gắn bông trục, tang kéo..
 Vụ Hè Thu: Đối với vùng phù sa ngọt, người dân dân phải cày ải
bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm rồi phơi ải trong thời gian 1 tháng để cắt
đứt mao quản, giảm xì phèn, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển. Đối với
vùng bị hạn và nhiễm mặn, khi có nước ngọt cần tiến hành rửa 1-2 lần sau
khi làm đất, kiểm tra độ mặn của đất. Sau khi chuẩn bị xong, nông dân bắt
đầu bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có cơng cụ
trang phẳng mặt ruộng kèm theo. Nông dân sử dụng máy kéo liên hợp với
máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ
mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy
xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP). Tuy
nhiên, trong quá trình làm đất ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thốt
nước tốt và không đọng nước.
 Vụ Mùa: Sau vụ Hè Thu, nông dân cần trục, xới đất ngay và thay
nước nhiều lần rồi ngâm nước từ 3-5 ngày, sau đó tháo nước vừa đủ rồi tiến
hành xới, trang phẳng. Sau khi mặt ruộng đã đạt yêu cầu, người dân mới
tháo hết nước, đánh rãnh rồi gieo sạ cho vụ mùa.
3. Gieo hạt
 Chuẩn bị hạt giống
 Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước
muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
 Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
 Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú
mầm.
 Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.






Biện pháp gieo hạt
Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
Trang 13


 Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của cơng cụ gieo hàng chỉ bằng
2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.
4. Chăm sóc
 Bón phân
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng
bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh
trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Loại phân, liều lượng và thời gian bón thân cho lúa (tính cho 1000m2)
(theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long)

 Quản lý nước
 Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khơ
mặt ruộng trong vịng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng
1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
 Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10
ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-

Trang 14



7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần
thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày.
 Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở
mức 3-5 cm.
 Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho
đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong
ruộng.
 Phịng trừ cỏ dại
Ngồi việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa
chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP,
Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
 Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
 Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng
các loại sâu và các lá có mang sâu.
 Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế
nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt
đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn
trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi
trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi
có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.
 Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi
khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ
cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm
nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các lồi rầy, bọ xít và sâu
cuốn lá nhỏ hại lúa.
 Khơng phun thuốc trừ sâu trong vịng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ
thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định

và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:

Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.

Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và
nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.

Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số
thiên địch.

Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như
rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.
+ Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để
phòng trừ:
Trang 15


 Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin
25BHN và Trebon 10ND.

Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent
300WDG và Trebon 10ND.

Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh
300WDG.

Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon
10ND.

Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh

300WDG và Regent 10H.

Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
 Phòng trừ bệnh hại
 Bệnh đạo ơn:
Bệnh đạo ơn hay cịn gọi là bệnh cháy lá do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện
và gây hại trong cả 2 vụ Đông - Xuân và Hè - Thu và ở tất cả các giai đoạn
của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc
biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như
trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:
 Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.
 Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học
Tricyclazole hay Probenazole để phun.
 Bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai
đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40
NSS).
Để phịng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
 Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.
 Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước
trong thời gian 15-30 ngày để diệt mầm bệnh
 Sử dụng thuốc hố học: khơng cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ
phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị
bệnh: Hexaconazol, Iprodione.
 Bệnh bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng
vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt
giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt
giống như đã khuyến cáo.
 Phòng trừ chuột

Trang 16


 Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh
đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang,
dùng chó săn bắt.
 Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn
với thuốc Fokeba 5% hay Zinphos 20 % với tỉ lệ 1/50, nên đặt nhiều đợt,
cách nhau 4-5 đêm, giá để mồi có thể là ống tre, vỏ dừa. Sử dụng thuốc viên
Klerat 0,05 % để nhét vào miệng hang.
 Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng
gieo trồng sớm hơn 1 tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny
lơng cao 80-100cm và 8 lồng hom (2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ
chuột.
 Dùng thuốc xơng hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào
hang và bịt miệng hang lại.
 Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.
5. Thu hoạch
Sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bơng đã chín vàng,
người dân bắt đầu thu hoạch lúa. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao
hụt và sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa. Để đảm bảo chất lượng, nông
dân phải sử dụng máy đập lúa trục dọc để tiến hành suốt ngay chứ không nên
phơi mớ trên ruộng.

Trang 17


6. Chế biến, bảo quản (sơ chế)
Trong vụ Đông - Xn, nơng dân phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc
sân đất. Trong q trình đó, sử dụng lưới nilon lót dưới trong q trình phơi,

phơi từ 2-3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ
ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thơng gió SLQ-2000 để làm khơ lúa.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những
nơi khơ ráo và thống. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm
thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.

Trang 18


CHƢƠNG V: THÁCH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP
1. Thách thức
1.1 Đất nhiễm phèn
Đất phèn (Acid Sulphate Soil) là loại ma quỷ, thơi để nó ngủ n, đừng
đánh thức dậy vì chẳng những khơng lợi lộc gì mà con người cịn bị nó quậy
phá”, một chuyên gia Hà Lan từng nói như vậy khi nghiên cứu Đồng Tháp
Mười.
Nhóm đất phèn là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sơng Cửu
Long, có diện tích 1.600.263 ha chiếm 41,1%. Tầng phèn là một dạng của
tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triên của đất phèn từ đất
phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm, vệt
vàng rơm có pH thường dưới 3,5. Tầng phèn thường vẫn được gọi là tầng
Jarosite, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.
Những độc tố trong đất phèn do tầng phèn tạo ra, vì vậy sự xuất hiện
nơng sâu của tầng sinh phèn hoặc tầng phèn có liên quân chặt chẽ đến mức
độ phèn của tầng đất mặt. Tùy theo độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng
sinh phèn mà phân chia đất phèn thành các loại khác nhau: nếu mép trên của
tầng sinh phèn hoặc tầng phèn xuất hiện ở độ sâu từ 0-50 cm thì xếp vào đất
phèn tiềm tàng nông Sp1 hoặc đất phèn hoạt động nông Sj1; nếu mép trên
của 2 tầng này xuất hiên ở độ sâu 50-120 cm thì xếp vào đất phèn tiềm tàng

sâu Sp2 hoặc đất phèn hoạt động sâu Sj2; nếu 2 tầng trên xuất hiện sâu dưới
120 cm, ít ảnh hưởng tới cây trồng coi như đất khơng bị phèn.
Do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đưa mặn vào
sơng ngịi, đồng ruộng. Mức độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt
giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng sâu. Vào mùa khô, khi mực
nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khơ hạn bắt đầu
thì q trình phèn hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc chuyển
đổi mục đích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt là nuôi tôm đã thay đổi kết cấu đất, làm tăng độ phèn, dẫn đến suy thoái
nguồn tài nguyên đất.

Trang 19


1.2 Đất nhiễm mặn, thiếu nước ngọt để sản xuất
Nhóm đất mặn có diện tích đứng thứ 3 sau đất phèn và đất phù sa. Về
phân loại, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được xếp vào mặn do triều
hoặc do nước ngầm bị mặn gây ra. Vì phèn độc và cải tạo khó hơn mặn nên
nếu đất mặn có cả q trình phèn đã được đưa sang nhóm đất phèn. Đất mặn
có hàm lượng hữu cơ và đạm, lân tổng số trung bình, lượng magiê trong
cation trao đổi luôn lớn hơn caxi thể hiện ảnh hưởng của nước biển.
Theo các chuyên gia, hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra
vô cùng gay gắt. Theo quy luật thì cứ năm trước lũ thấp thì năm sau hạn mặn
gay gắt. Năm 2019 lũ thấp nên năm 2020 hạn mặn diện rộng là điều đã được
cảnh báo từ trước.
Nguyên nhân của tình trạng nhiễm mặn trầm trọng này đến từ việc lượng
mưa trên tồn lưu vực sơng Mê Kơng rất ít vì bị ảnh hưởng bởi hiện tưởng
El Nino. Lượng mưa thấp kỷ lục này khiến nước đổ về hạ nguồn khơng
nhiều. Cũng chính vì ít mưa nên dẫn đến việc các đập thủy điện dọc lưu sông
Mê Kơng phải tích nước cho đến khi đầy mới xả ra để phát điện. Điều này

khiến lượng nước đổ về hạ nguồn càng ít dẫn đến tình trạng hạn mặn ngày
thêm nghiêm trọng, dẫn đến việc người dân vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất.

Trang 20


1.3 Biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường
xuyên phải đối diện với những yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu. Dưới
tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất
bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao.
Do địa thế nằm ở vùng cuối hạ lưu, tồn bộ dịng chảy lũ từ thượng
nguồn tràn về vùng ĐBSCL qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn
bờ chảy trên đất liền vượt biên giới giữa Campuchia và Việt Nam làm ngập
nhiều vùng đất trũng, chủ yếu là vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, vùng
Đồng Tháp Mười và vùng trũng giữa hai nhánh sông Tiền - sông Hậu. Mùa
lũ bắt đầu từ tháng 7, gia tăng dần từ tháng 8-9, cao điểm vào tháng 10 và
giảm dần vào tháng 11-12. Bình quân vào mùa mưa, lưu lượng lũ cao nhất là
l39.000 m3/s, gây ngập từ 1,2 đến 1,9 triệu ha. Sản lượng lương thực có
nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích
canh tác nơng nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và
nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm.
Nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc
biệt làm giảm năng suất. Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng
giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa.

Trang 21



Theo dự báo, nếu khơng có các biện pháp ứng phó kịp thời, thì hiệu quả
năng suất lúa xn ở vùng ĐBSH có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm
tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và
giảm 5% vào năm 2070. Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất
cây trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe dọa đời sống của nông
dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia đối với một quốc
gia mà nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như
Việt Nam (nông nghiệp chiếm 52,6% lực lượng lao động và 20% GDP của
cả nước…)
Để thích nghi với biến đổi khí hậu, người dân vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đã chuyển sang trồng dưa hấu, bắp, cà,... trên diện tích đất chuyên
trồng lúa, đẫn dến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, gây nên những
tác động tiêu cực trong canh tác nông nghiệp và tăng gia sản xuất.

Để thích nghi với BĐKH, khó khăn về nguồn nước, nhiều người dân vùng ĐBSCl đã chuyển sang
dưa hấu, bắp, cà… trên diện tích đất chuyên trồng lúa.(ảnh: báo Tài nguyên và Môi trường)

2. Giải pháp
Việc đẩy lùi hạn mặn, chống phèn và đối phó với biến đổi khí hậu là một
bài tốn khó có tính bức thiết và lâu dài đối với vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt, sản xuất trước mắt mà còn mang lại nguy cơ mất ổn định trong vùng.
Vấn đề này yêu cầu khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để cải
tiến giống lúa, đưa ra giống lúa mới với khả năng chịu mặn, chịu phèn và
thích nghi với biến đổi khí hậu cao. Tuyển chọn và lai tạo các giống cây
chống chịu mặn, xác định các loại cây trồng có khả năng chịu mặn khác
nhau, phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất và từng vùng canh tác với các
Trang 22



hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ chọn lọc các giống mía chịu mặn cho
vùng trồng ở Cù Lao Dung (Tỉnh Sóc Trăng) vụ sản xuất năm 2015 đã bị
mặn xâm nhập gây thiệt hại nặng. Chọn lọc các giống lúa chịu mặn cho vùng
sản xuất dễ bị nhiễm mặn và cho vùng lúa-tôm.
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (2016) đã khuyến cáo các giống lúa
do Viện chọn tạo có khả năng chịu mặn như sau: 1. OM6976, chịu mặn 34 , chịu phèn tốt; 2. OM2517, chịu mặn 3-4 ; 3. OM5629, chịu mặn 46 , chịu phèn tốt, đặc biệt vùng phèn mặn. 4. OM8017, chịu mặn 3-4 ,
chịu phèn khá; 5. OM9921, chịu mặn 4 , chịu phèn khá; 6. OM8108, chịu
mặn 4 , chịu phèn khá; 7. OM6677, chịu mặn 4-6 , chịu phèn khá; 8.
OM10252, chịu mặn 4-6 , chịu phèn khá (mang gene ngập và mặn); 9.
OM6162, chịu mặn 3-4 ; 10. OM4900, chịu mặn 2-3 và 11. OM5451,
chịu mặn 2-3 , chịu phèn khá; Tất cả các giống trên đều thích hợp cho các
tiểu vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với nơng dân, ngồi việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơng trình
thủy lợi để đóng cống, đắp đập ngăn mặn giữ ngọt, cần tích trữ nước ngọt
lâu dài bằng lu, bể, ao chứa và thực hiện tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất
và sinh hoạt. Thay đổi tập quán canh tác, chú trọng bồi dưỡng đất đai, coi
trọng vai trị của phân bón hữu cơ trong sản xuất nơng nghiệp, ngồi việc
tn thủ quy hoạch do nhà nước triển khai, nhà nông cần chủ động chuyển
đổi giống, cây trồng phù hợp với từng vùng đất, bám sát diễn biến thời tiết,
thường xuyên đo độ mặn để ứng phó kịp thời, vận dụng phương pháp bón
vơi hoặc thạch cao để giúp cải thiện cấu trúc đất.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng
tràm (vùng trũng phèn) cũng là một biện pháp thiết thực để bảo vệ chống lại
thiên tai, bảo vệ đất, loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển, giảm
biến đổi khí hậu.
Ngành nơng nghiệp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời
gian qua đã tập trung tái cơ cấu lại sản xuất, thay đổi tư duy manh mún, nhỏ
lẻ sang liên kết chuỗi giá trị; đồng thời cơ giới hóa các khâu sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nơng nghiệp;
hình thành những cánh đồng lớn để gia tăng giá trị hàng hóa, đáp ứng nhu

cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quan
trọng đối với mọi quốc gia. Trước thách thức của biến đổi khí hậu, hạn, mặn
đang diễn ra khốc liệt, cần tuân thủ và vận dụng các biện pháp thiết thực để
bảo vệ mùa vụ lúa, đảm bảo đời sống của nông dân và tiếp tục phát huy thế
mạnh của vùng với tư cách là vựa lúa trọng điểm của Việt Nam.

Trang 23


×