Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật đại cương ehou đại học mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.93 KB, 16 trang )

Mơn: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề 20211

Bài làm
Câu 1: Phân tích các đặc trưng của pháp luật?
Đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật là những dấu hiệu riêng có của pháp luật
để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Những đặc trưng của pháp luật thể hiện ưu thế riêng của pháp luật so với các
loại quy tắc điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Gồm bốn đặc trưng
sau:
Một là, Pháp luật có tính quyền lực nhà nước:
Trong số các loại quy phạm xã hội thì chỉ có pháp luật mới được hình
thành bằng con đường nhà nước, tức do nhà nước ban hành và cũng chỉ
có pháp luật mới được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Nhà nước là chủ thể duy nhất trong xã hội có quyền ban hành pháp luật
để quản lý xã hội. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Nhà nước trực tiếp
ban hành hoặc thừa nhận các quy tắc sẵn có trong xã hội và xây nên hệ
thống pháp luật.
Thời kỳ các nhà nước sơ khai, pháp luật ra đời chủ yếu từ các quy tắc,
tập quán có sẵn trong xã hội, được Nhà nước thừa nhận và nâng lên thành
các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc cao hơn.
Ở các nhà nước hiện đại, hệ thống pháp luật do những cơ quan chuyên
trách ban hành (Quốc hội, Nghị viện) nên ngày càng được hoàn thiện cả
về nội dung và hình thức, được sắp xếp theo một trật tự nhất định về giá
trị pháp lý, làm cơ sở cho các quan hệ xã hội cơ bản. Trong khi đó, các
loại quy phạm xã hội khác được hình thành bởi các nhóm người trong
phạm vi hẹp (như các tín điều tơn giáo, quy chế của tổ chức, đồn thể)

1



hoặc do nhiều thế hệ di truyền lại (như đạo đức, tập qn) nên khơng có
tính hệ thống, chuẩn xác về nội dung và hình thức thể hiện.
Khi được Nhà nước ban hành và sử dụng làm cơng cụ chính yếu để quản
lý xã hội, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
mang tính quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng
các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Khác với pháp luật, các quy tắc xã
hội thông thường không có tính bắt buộc cao, chủ yếu được thực hiện
bởi thói quen và sự tự giác của các chủ thể, biện pháp xử lý đối với hành
vi trái quy tắc xã hội cũng chỉ mang tính chất răn đe, cảnh báo, lên án
bởi cộng đồng và dư luận xã hội nhằm tác động đến lương tâm, tự trọng
của các chủ thể.

Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:
Trước hết, ta cần hiểu “quy phạm” là gì? Theo từ điển Tiếng Việt có
nghĩa là khn mẫu, chuẩn mực hay mực thước. Các quy định của pháp
luật chính là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho hành vi, xử
sự của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Căn cứ vào các quy định của
pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì,
khơng được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như

Ba là, Pháp luật có tính thống nhất:
Hệ thống pháp luật có tính thống nhất được hiểu là một hệ thống pháp
luật trong đó tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống
nhất và chặt chẽ với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật,
ngành luật và được thể hiện trong các hình thức pháp luật.
2



Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chủ yếu được thể hiện trong một hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo những
trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Tính thống nhất được đặt ra đối với cả hệ thống pháp luật cũng như đối
với từng văn bản quy phạm pháp luật và từng quy phạm pháp luật. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau
theo thứ bậc hiệu lực pháp lý.
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu văn bản có hiệu
lực pháp lý thấp phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;
quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy
phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành và đều phải phù hợp với
quy định của Hiến pháp. Như vậy, tính thống nhất của hệ thống pháp luật
địi hỏi nội dung chính sách trong tồn hệ thống pháp luật, trong các văn
bản quy phạm pháp luật và các quy phạm pháp luật phải nhất quán, phù
hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.
Bốn là, Pháp luật có tính xác định về hình thức:
Phong tục tập quán, đạo đức khơng có tính xác định về mặt hình thức vì
chúng tồn tại dưới dạng bất thành văn, thường lưu truyền từ đời này sang
đời khác theo hình thức truyền miệng. Trái lại, pháp luật ln có tính xác
định về mặt hình thức, bởi pháp luật thường được thể hiện trong những
hình thức nhất định, có thể là tập qn pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản
quy phạm pháp luật.
Các văn bản quy phạm pháp luật lại có những hình thức cụ thể như Hiến
pháp, luật, nghị định, nghị quyết... Mỗi loại văn bản do những cơ quan
có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định được quy
định chặt chẽ trong luật.

Câu 2:
Mối quan hệ giữa Pháp luật với Nhà nước:
3



Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, những nguyên nhân
dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có
pháp luật, tuy nhiên xã hội bấy giờ đã có các quy phạm xã hội hay các
quy tắc xử sự tồn tại dưới dạng phong tục tập qn, đạo đức, các tín điều
tơn giáo để định hướng cho xử sự của mọi người.
Khi nhà nước xuất hiện, để quản lý xã hội có giai cấp, nhà nước phải ban
hành pháp luật.
Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh
thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp
luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của
mình.
Cịn Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc
chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội, phục vụ trong xã hội.
Giữa Nhà nước và Pháp luật có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, khơng
thể tách rời nhau. Là hai thành tố của thượng tầng chính trị - pháp lý, đều
có chung nguồn gốc phát sinh và phát triển.
Nhà nước và Pháp luật ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể
hiện ở sự tác động qua lại giữa Nhà nước và Pháp luật.
Chúng vừa có sự phụ thuộc lẫn nhau vừa có sự độc lập tương đối với
nhau. Những điểm này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước và trong xây dựng và thực thi Pháp luật: Bộ máy Nhà
nước sử dụng Pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, Pháp luật
lại cần đến bộ máy Nhà nước để bảo vệ và đảm bảo thực thi Pháp luật.
Sự tác động qua lại lẫn nhau của cả Nhà nước và Pháp luật, có thể là tích
cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác.


4


Cả Nhà nước và Pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống
nhau.
Mối quan hệ giữa Pháp luật và kinh tế:
Pháp luật và kinh tế là quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối. Một
mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác
động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.Sự phụ thuộc của pháp
luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ:
Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu các
ngành luật.
Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định
tính chất, nội dung của quan hệ pháp luật, phương pháp điều chỉnh của
pháp luật.
Chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành,
tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.
Mặt khác pháp luật cũng có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của
kinh tế.
Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến
bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp
luật có nội dung tiến bộ và có tác động tích cực.
Ngược lại khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời,
muốn dung pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu khơng cịn
phù hợp nữa thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực,
kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội.Để khắc phục nhược điểm đó,
các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh, phải thay đổi đường

lối để đảm bảo cho pháp luật có thể thích ứng được với tình hình.
5


Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông
đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh
đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho
nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trị tích cực
trong việc tác động tới q trình phát triển kinh tế xã hội.
Pháp luật cịn phản ánh trình độ phát triển kinh tế tại một đất nước.
Ví dụ như:
Thời xã hội phong kiến, kinh tế theo hình thức sản xuất phong kiến hình
thành nên Nhà nước phong kiến và pháp luật thời phong kiến. Sau đó,
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển hình thành nên quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước tư bản chủ
nghĩa với những quy định, khn khổ khác, tiến bộ hơn hình thành và
thay thế cho Nhà nước phong kiến. Đó là minh chứng cho việc kinh tế
tác động đến pháp luật.
Ngược lại, trong thời đại hiện nay, việc pháp luật tác động đến kinh tế
có thể dễ dàng nhận thấy. Trong lĩnh vực Bất động sản, với chính sách
phát triển kính tế tại các đảo hướng tới trở thành đặc khu kinh tế, đơn cử
như Phú Quốc. Với định hướng trở thành đặc khu kinh tế giúp Phú Quốc
thu hút nguồn đầu tư khủng, giá nhà đất tăng vọt. Từ đây có thể thấy,
Pháp luật có tác động vơ cùng lớn đến sự phát triển của kinh tế.
Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, Nhà nước tư bản ban hành các chính
sách mở rộng giao thương buôn bán giúp hoạt động kinh tế, thương mại
phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, một số nước phong kiến có chính sách
đóng cửa, tự cung tự cấp khiến cho hoạt động kinh tế ít phát triển.
Mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức:
Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh

hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp
6


luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp
luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã
hội tốt đẹp!
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội trong tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, khoa học, pháp luật... thì mức độ đan xen, tác động
qua lại
giữa Pháp luật và đạo đức ngày càng có những sự ảnh hưởng lẫn nhau
đúng như quan niệm của Đảng ta "Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng
thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức".
Tác động của Pháp luật đến đạo đức: Pháp luật là công cụ để truyền bá
những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức chính thống
hay của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền. Nhờ được luật hóa,
những tư tưởng, quan điểm đạo đức chính thống của giai cấp thống trị
được truyền bá một cách nhanh chóng và rộng khắp trên toàn xã hội, trở
thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi
người.
Bằng việc ghi nhận những quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức trong
pháp luật, pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo
đức xã hội, hỗ trợ, bố sung cho đạo đức, đảm bảo cho chúng được thực
hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.
Pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng, đạo đức lạc hậu, trái với ý
chí nhà nước, lợi ích của lực lượng cầm quyền, lợi ích chung của cộng
đồng cũng như tiến bộ xã hội (Pháp luật nghiêm cấm việc tuyên truyền
những tư tưởng đạo đức đó, cấm những hành vi thể hiện các quan niệm,
chuấn mực đạo đức đó; bắt buộc thực hiện những hành vi thể hiện quan
niệm đạo đức mới, tiến bộ; quy định các chế tài nghiêm khắc đối với các

chủ thể vi phạm những quy định trên).

7


Pháp luật góp phần ngăn chặn sự thối hố, xuống cấp của đạo đức; ngăn
chặn việc hình thành những quan niệm đạo đức trái với thuần phong mỹ
tục của dân tộc và tiến bộ xã hội; góp phần làm hình thành những quan
niệm đạo đức mới. Do vậy, Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để diệt
trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại của đạo đức.
Đạo đức tác động đến việc thực hiện Pháp luật của các chủ thể: Những
quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật và các quy định pháp
luật được xây dựng phù hợp với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã
hội thì sẽ phản ánh được ý chí, nhu cầu, lợi ích của các thành viên trong
xã hội, chúng sẽ được mọi người thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự
giác hơn vì họ thực hiện bằng lương tâm và niềm tin của họ, nhờ vậy,
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật sẽ cao hơn.
Ngược lại, những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước
sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật trong thực tế. Đồng thời, những quy
định pháp luật trái với đạo đức xã hội chắc chắn sẽ rất khó đi vào đời
sống, hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội sẽ khơng cao, có khi còn phản
tác dụng.
Ý thức đạo đức của cá nhân giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức tốt thường là người có thái độ
tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Trong trường hợp
vì vơ ý dẫn đến vi phạm pháp luật thì họ thường có ý thức ăn năn, hối
hận, thành khẩn, lập công, sửa chữa vi phạm. Ngược lại, chủ thể có ý
thức đạo đức kém thì thường việc thực hiện Pháp luật sẽ khơng nghiêm,
dẫn tới sự coi thường Pháp luật, vi phạm Pháp luật vì thế sẽ gia tăng.
Đạo đức của nhà chức trách có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến hoạt động

áp dụng Pháp luật. Nếu là người có phẩm chất đạo đức tốt thì khi đưa ra
các quyết định áp dụng Pháp luật bao giờ cũng phải tính đến các quan
niệm đạo đức xã hội sao cho “đạt lí” nhưng cũng “thấu tình”. Ngược lại,
8


nếu họ là người có ý thức đạo đức kém thì thường dễ mắc sai lầm, thậm
chí vi phạm Pháp luật khi thi hành công vụ, làm ngơ trước cái ác, xử lí
oan sai người ngay, tha bổng kẻ phạm pháp… Đạo đức của người áp
dụng Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp phải áp
dụng tương tự Pháp luật. Khi đó, nhà chức trách khơng có các quy phạm
pháp luật để làm căn cứ, họ phải dựa vào các quan niệm, chuẩn mực đạo
đức xã hội, dựa vào những lẽ phải trong cuộc sống, dựa vào ý thức Pháp
luật của bản thân để ban hành quyết định.
Ví dụ như: Đạo đức truyền thống của dân tộc ta quan niệm rằng:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.”
Quy tắc đạo đức trên đã được nâng lên thành quy phạm Pháp luật tại
điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con có bổn phận u
q, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đăn của cha mẹ, giữ gìn danh
dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
Câu 3:
a) B có các hành vi vi phạm pháp luật dân sự
Căn cứ tại Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định như sau: “1.
Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, gây thiệt hại cho người
khác thì phải bồi thường”.
Ngồi ra, B có khả năng phải chịu trách nhiệm do có hành vi vi phạm pháp

luật hình sự tùy theo mức độ thương tích của 2 nạn nhân.
b)

9


A và B sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý sau: Trách nhiệm dân sự, trách
nhiệm hành chính và có thể có trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào điều 5 Luật Phịng, chống tác hại của rượu, bia và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thì A đã vi phạm pháp luật vì hành vi rủ rê, lơi
kéo B uống bia, rượu và bị xử phạt hành chính căn cứ vào Nghị định
117/2020 (thay thế Nghị định 176/2013) của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, sẽ phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng
đối với hành vi xúi giục, kích động, lơi kéo người khác uống rượu bia, có
hiệu lực từ ngày 15/11/2020.
B sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, căn cứ vào điều 596 Bộ Luật dân sự
2015: “Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào
tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.
Về bên quán ăn, B có trách nhiệm bồi thường tài sản thiệt hại do mình gây
ra, căn cứ vào Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Về phía 2 nạn nhân bị bỏng nặng, B có trách nhiệm bồi thường các khoản
theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

10


b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định
được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất đi khả năng
lao động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao
gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thep quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng
thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm
không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Ngoài ra, tùy vào mức độ thương tích và phía nạn nhân, theo điểm a khoản
3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp say rượu cố ý gây thương
tích cho người khác nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ
thương tích dưới 11% và khơng thuộc một các trường hợp đặc biệt) thì người
thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng. Và tùy vào mức độ
gây thương tích, B vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi cố ý gây
thương tích.

11



12


13


14


15


16



×