Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA KHMER ĐỎ Ở CAMPUCHIA VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.82 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

VŨ VĂN TOÀN

TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA KHMER ĐỎ Ở
CAMPUCHIA VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG
VIỆC TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

VŨ VĂN TOÀN

TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA KHMER ĐỎ Ở
CAMPUCHIA VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG
VIỆC TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.02.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thành Văn



Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ ở
Campuchia và vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ diệt chủng”,
tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, tâm huyết của TS
Nguyễn Thành Văn – Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á. Nhờ có sự quan tâm,
nhắc nhở, gợi mở, đánh giá của TS Nguyễn Thành Văn và những tài liệu quý
mà TS đã cung cấp, tôi mới có thể hồn thiện cơng trình nghiên cứu này.
Chính vì vậy, tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thành Văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quốc
tế học, Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất, hƣớng dẫn quy trình, quy cách làm việc để tơi có thể hoàn thiện
luận văn “Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ ở Campuchia và vai trò của Việt
Nam trong việc tiêu diệt chế độ diệt chủng”.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Vũ Văn Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với tiêu đề “Tội ác diệt chủng của
Khmer Đỏ ở Campuchia và vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ
diệt chủng” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết qủa nghiên cứu,
thông tin và số liệu trong Luận văn là trung thực, tin cậy. Những kết luận
khoa học của Luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào khác.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực và các kết quả
nghiên cứu của Luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Vũ Văn Toàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ TỘI ÁC CỦA CHẾ ĐỘ KHMER
ĐỎ ................................................................................................................... 10
1.1. Khái quát về Khmer Đỏ ......................................................................... 10
1.2. Các nhân tố tác động tới sự hình thành tội ác của Khmer Đỏ ............... 12
1.2.1. Nhân tố bên trong đất nƣớc Campuchia .......................................... 12
1.2.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................ 19
1.3. Tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ............................................... 25
1.3.1. Tội ác diệt chủng .............................................................................. 25
1.3.2. Tội ác xâm lƣợc ................................................................................ 41
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ KHMER ĐỎ VÀ VAI
TRÕ CỦA VIỆT NAM ................................................................................... 46
2.1. Khái quát quá trình tiêu diệt Khmer Đỏ ................................................ 46
2.1.1. Lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ................................................ 46
2.1.2. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ........................... 47
2.2. Vai trò của Việt Nam ............................................................................. 49
2.2.1. Giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Campuchia dân chủ ........ 49
2.2.2. Giúp hồi sinh đất nƣớc Campuchia, xây dựng nhà nƣớc CHND
Campuchia .................................................................................................. 57
2.2.3. Truy quét tàn quân Khmer Đỏ trên chiến trƣờng............................. 62
2.2.4. Ngặn chặn Khmer Đỏ quay trở lại trên chính trƣờng ...................... 70

2.3. Kết quả đạt đƣợc .................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC RƯT RA CHO VIỆT NAM TRONG CƠNG TÁC
ĐỐI NGOẠI .................................................................................................... 84
3.1. Phản ứng của cộng đồng quốc tế khi Việt Nam đƣa quân vào
Campuchia .................................................................................................... 84


3.1.1. Phản ứng của Thái Lan .................................................................... 84
3.1.2. Phản ứng của Trung Quốc ............................................................... 86
3.1.3. Phản ứng của ASEAN ...................................................................... 87
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác đối ngoại .............. 90
3.2.1. Kinh nghiệm trong quan hệ với Campuchia .................................... 90
3.2.2. Kinh nghiệm trong quan hệ với các nước lớn .................................. 98
3.2.3. Kinh nghiệm trong quan hệ với ASEAN ......................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 118


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPP:

Cambodian People’s Party
Đảng Nhân dân Campuchia

IMC:

Informal Meeting on Cambodia
Cuộc gặp khơng chính thức giữa các bên về Campuchia


JIM:

The Jakarta Informal Meeting
Cuộc gặp khơng chính thức tại Jakarta

KPRP: Kampuchean People’s Revolutionary Party
Đảng nhân dân cách mạng Campuchia
KPNLF: Khmer People's National Liberation Front
Mặt trận giải phóng dân tộc nhân dân Khmer
P5:

Permanent Five
5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

PICC:

Paris International Conference on Cambodia
Hội nghị quốc tế Paris về vấn đề Campuchia

SEATO: Southeast Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
SNC:

The Supreme National Council
Hội đồng Dân tộc Tối cao

SOC:

The State of Cambodia (Nhà nƣớc Campuchia)


UNTAC: The United Nations Transitional Authority in Cambodia,
Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc tại Campuchia


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Campuchia là một nƣớc láng giềng liền kề, có cả đƣờng biên giới trên
đất liền và trên biển với Việt Nam. Đây là địa bàn tranh giành ảnh hƣởng của
các nƣớc lớn và cũng là địa bàn thâm nhập thƣờng xuyên của các thế lực thù
địch, phản động chống phá Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Lịch sử cho thấy,
mọi biến cố ở Campuchia, dù lớn hay nhỏ, đều có ảnh hƣởng ở những mức độ
khác nhau tới Việt Nam. Xử lý thành công quan hệ với Campuchia luôn là
một vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia trải qua nhiều thăng trầm, trong đó có
thể nói, giai đoạn cầm quyền của Khmer Đỏ tại Campuchia là giai đoạn có
nhiều diễn biến phức tạp nhất, trở thành một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn tới việc Việt Nam bị cơ lập về chính trị, bị bao vây cấm vận về kinh tế,
đất nƣớc lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Sự ra đời của chế độ
diệt chủng Khmer Đỏ tại Campuchia không chỉ gây ra thảm họa cho nhân dân
Campuchia mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến Việt Nam cũng nhƣ quan
hệ Việt Nam - Campuchia. Việc Việt Nam bảo vệ biên giới trƣớc sự khiêu
khích, tấn cơng của qn Khmer Đỏ, đồng thời đƣa quân vào Campuchia theo
nguyện vọng của nhân dân nƣớc này để diệt trừ chế độ Khmer Đỏ đã khiến
khơng ít quốc gia hiểu lầm, đồng thời gây ra khơng ít khó khăn cho Việt Nam
trên mặt trận ngoại giao. Giai đoạn này, giải quyết tốt "vấn đề Campuchia" là
trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trở thành chìa khóa để
bình thƣờng hóa quan hệ với các nƣớc nhằm phá thế bị bao vây, cô lập và
cấm vận, tạo mơi trƣờng hịa bình, ổn định để Việt Nam bƣớc vào giai đoạn

đổi mới và mở cửa.

1


Luận văn sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi nhƣ: Chế độ Khmer Đỏ đƣợc
hình thành nhƣ thế nào và những nhân tố nào tác động đến sự hình thành và
phát triển của chế độ này? Chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ này nhƣ
thế nào và hậu quả ra sao? Vì sao Việt Nam lại quyết định đƣa quân sang
Campuchia và gặp những khó khăn gì? Việt Nam có thể rút ra những kinh
nghiệm gì trong việc giải quyết "vấn đề Campuchia"?
Về khoa học, nghiên cứu tội ác của chế độ diệt chủng tại Campuchia và
vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ là
nghiên cứu về cách giải quyết của Việt Nam đối với một vấn đề khu vực bị
quốc tế hóa cao. Các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu giải
quyết xung đột. Đóng góp về khoa học của Luận văn cũng đến từ việc tổng
kết và đánh giá một cách khoa học, tồn diện về hoạch định các chủ trƣơng,
chính sách đối ngoại liên quan đến vấn đề Campuchia và rút ra bài học cho
giai đoạn hiện nay. Về thực tiễn, việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ mang đến
cái nhìn khách quan, tồn diện về tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ,
phân tích hành động và chính sách đối ngoại của Việt Nam, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho thế hệ hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũ chuyên
gia về Campuchia cho tƣơng lai. Tác giả cũng hy vọng Luận văn sẽ góp phần
cung cấp thông tin cho ngƣời đọc về một giai đoạn lịch sử quan trọng trong
lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc Campuchia và Việt Nam, đồng thời là một
nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về lịch sử quan hệ
quốc tế, chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt Nam Campuchia.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của cơng trình nghiên cứu là làm rõ quá trình ra đời và tội ác của
chế độ diệt chủng Khmer Đỏ; nguyên nhân Việt Nam phải đƣa quân sang

Campuchia tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ và tính chính nghĩa của hành động
này; những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra trong công tác đối ngoại

2


trong q trình tiêu diệt Khmer Đỏ. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu kham
khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế.
Nhiệm vụ của đề tài là sử dụng những chứng cứ, tƣ liệu lịch sử, lập luận
phân tích khoa học, khách quan làm rõ tội ác của chế độ diệt chủng Khmer
Đỏ tại Campuchia cũng nhƣ tội ác mà chế độ này đã gây ra cho nhân dân Việt
Nam; làm rõ vai trò của Việt Nam trong quá trình tiêu diệt chế độ diệt chủng
Khmer Đỏ; Rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác đối
ngoại.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Những tội ác mà chế độ diệt chủng Khmer Đỏ gây ra đã làm thế giới
bàng hồng. Khơng chỉ nhân dân Campuchia mà các nƣớc láng giềng, đặc
biệt là Việt Nam, Lào, Thái Lan cũng phải gánh chịu những hậu quả của tội
ác ấy. Thêm vào đó, sự ra đời và tồn tại của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ cịn
có sự tác động của một số quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, các vấn đề liên
quan đến chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã nhận đƣợc sự quan tâm của khơng
ít nhà nghiên cứu, học giả quốc tế.
Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và mối quan hệ giữa Việt Nam Campuchia - Trung Quốc liên quan đến chế độ này đã đƣợc nhiều cuốn sách,
tạp chí khoa học quốc tế đề cập. Trong đó, có thể kể đến cuốn "Pol Pot plans
the future: Confidential leadership documents from Democratic Kampuchea"
của ba tác giả David P. Chandler, Ben Kiernan và Chanthou Boua phát hành
năm 1988. Cuốn sách đã công bố những tài liệu mật liên quan đến chính sách,
quan điểm của những ngƣời lãnh đạo chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đặc biệt là
của Pol Pot. Năm 1992, tác giả David P.Chandler cũng xuất bản một cuốn

sách nói về cuộc đời của Pol Pot với nhan đề"Brother number one: A political
biography of Pol Pot", trong đó ơng cũng đã đề cập đến những giai đoạn hình

3


thành chế độ Khmer Đỏ và nguyên nhân dẫn đến việc chế độ này thực hiện
những tội ác diệt chủng. Năm 1984, Kimmo Kiljunen đã cho ra mắt cuốn
"Kampuchea: Decade of the Genocide" phản ánh xã hội Campuchia dƣới chế
độ diệt chủng Khmer Đỏ. Nhìn chung, các cuốn sách trên có giá trị giúp kiểm
chứng số liệu và thơng tin về các sự kiện chính. Tuy nhiên, các cuốn sách này
chủ yếu khai thác ở góc độ lịch sử, nêu ra sự kiện, chƣa có sự phân tích sâu.
Cuốn "The third Indochina war: conflict between China, Vietnam and
Cambodia" (Cuộc chiến tranh Đông Dƣơng lần thứ ba: Xung đột giữa Trung
Quốc, Việt Nam và Campuchia) do Odd Arne Westad và Sophie Quinn-Judge
chủ biên, xuất bản năm 2006, dành hẳn một chƣơng nói về chiến thắng của
Việt Nam trên chiến trƣờng Campuchia, phân tích lý do Việt Nam đƣa quân
vào Campuchia, quan hệ Việt Nam - Campuchia thời hậu Pol Pot và việc Việt
Nam bị bao vây, cô lập trong những năm 1980.
Cuốn "Brother enemy: The war after war" (Cuộc chiến giữa những
ngƣời anh em: Chiến tranh nối tiếp chiến tranh) của tác giả Nayan Chanda đề
cập chủ yếu về quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1975 - 1979, phân
tích những mâu thuẫn giữa Khmer Đỏ và Việt Nam giai đoạn 1975 - 1979,
nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, việc Việt Nam đƣa
quân vào Campuchia.
Hai cuốn sách trên đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa
Campuchia và Việt Nam, tuy nhiên chƣa thể hiện rõ đƣợc tội ác của chế độ
diệt chủng Khmer Đỏ, đồng thời chƣa phân tích đƣợc hết những khó khăn mà
Việt Nam gặp phải khi đƣa quân vào Campuchia và những giải pháp đối
ngoại để giải quyết "vấn đề Campuchia".

3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đầu những năm 1990, Bộ Ngoại giao đã có nhiều nỗ lực nhằm tổng kết
cơng tác đối ngoại nói chung cũng nhƣ lịch sử truyền thống của ngành nói

4


riêng sau 50 năm hình thành và phát triển. Những nỗ lực đã mang lại nhiều
cơng trình tổng kết rất có giá trị và một số đã đƣợc xuất bản thành sách, kỷ
yếu nhƣ "Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000", "Tổng luận 50 năm ngoại giao
Việt Nam", "Kỷ yếu về hoạt động ngoại giao giai đoạn 1975 đến nay"… Đây
là những cơng trình nghiên cứu tâm huyết, có sự đóng góp to lớn, sâu rộng
của nhiều lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu của Bộ ngoại giao nhƣ Trần Quang
Cơ, Đinh Nho Liêm, Hà Văn Lâu, Nguyễn Văn Lợi, Ngô Điền, Lƣu Đoàn
Huynh, Lƣu Văn Lợi, Đào Huy Ngọc, Phan Doãn Nam… Tuy nhiên, đa phần
các tác phẩm trên đều đề cập chủ yếu tới chính sách đối ngoại của Việt Nam
qua các thời kỳ từ góc độ tổng kết lịch sử, trong đó có một phần liên quan tới
vấn đề Campuchia chứ chƣa có tác phẩm nào đề cập riêng về chế độ diệt
chủng Khmer Đỏ và đóng góp của Việt Nam cho việc tiêu diệt chế độ này.
Một số cơ quan nghiên cứu của Việt Nam nhƣ các Viện thuộc viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, một số trƣờng Đại học và Học viện Ngoại
giao đã từng tham gia nghiên cứu, xuất bản một số ẩn phẩm liên quan đến
cơng tác đối ngoại nói chung và về Campuchia nói riêng, trong đó có một số
tác phẩm đáng chú ý nhƣ cuốn "Lịch sử Campuchia", "Cộng hòa nhân dân
Campuchia: 10 năm bảo vệ và xây dựng đất nước"… của tác giả Phạm Đức
Thành, một số cuốn giáo trình phục vụ giảng dạy nhƣ "Ngoại giao Việt Nam
hiện đại vì sự nghiệp đối mới (1975 - 2002) của tác giả Vũ Dƣơng Huân…
Ngoài ra, tại Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Khoa học xã hội đang lƣu trữ
một số luận án tiến sĩ nhƣ luận án của Tiến sĩ Ngô Tất Tố về "Quan hệ Đông
Dƣơng - Trung Quốc" bảo vệ năm 1986, "Chính sách diệt chủng của Khmer

Đỏ" của Tiến sĩ Phạm Đức Thành bảo vệ năm 1987… Đây là những nguồn tƣ
liệu quý giá.
Đề cập đến việc tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ cịn có luận án
Phó tiến sĩ luật học của tác giả Tep Henn, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (Viện

5


khoa học xã hội Việt Nam) với đề tài "Vấn đề Campuchia và luật quốc tế hiện
đại", bảo vệ năm 1990. Luận án chủ yếu nghiên cứu về tính hợp pháp của nhà
nƣớc Campuchia, "Ngƣời đại diện chân chính và hợp pháp của nhân dân
Campuchia", đƣa ra cách giải quyết chính trị vấn đề Campuchia và luật quốc
tế hiện đại, phân tích cơ sở pháp lý quốc tế của giải pháp đồng bộ cho vấn đề
Campuchia. Đây là tài liệu đáng tham khảo, tuy nhiên nó chủ yếu đề cập đến
luật và chƣa làm nổi bật đƣợc vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ
Khmer Đỏ.
Cơng trình nghiên cứu gần đây nhất là luận án Tiến sĩ ngành Quan hệ
quốc tế của tác giả Trần Việt Thái với đề tài "Quá trình giải quyết vấn đề
Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1979 -1991 và một
số bài học kinh nghiệm" bảo vệ năm 2014. Luận án đã giải thích "Vấn đề
Campuchia" và nguồn gốc của vấn đề, đồng thời đi sâu vào phân tích cách giải
quyết của Việt Nam, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1979 1991. Tuy nhiên, Luận án chƣa đi sâu vào phân tích đƣợc tội ác của chế độ diệt
chủng Pol Pot, đồng thời bỏ qua giai đoạn 1975 - 1979 khi chế độ này đang
trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, theo đánh giá của Hội đồng
chấm điểm, Luận án "chƣa phân tích sâu nhân tố lịch sử, văn hóa - xã hội".
Tại khoa Quốc tế học của trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về Campuchia, trong đó có thể kể
đến đề tài "Quan hệ Việt Nam-Campuchia (1991-2012)" của tác giả Nguyễn
Hải Anh hoàn thành năm 2014; "Quan hệ Campuchia-Trung Quốc những năm
đầu thế kỷ XXI" của tác giả Doãn Thành Kiên bảo vệ năm 2014. Các luận văn

này có điểm chung là tập trung vào nghiên cứu quan hệ của Campuchia với
các nƣớc kể từ năm 1991.
Tóm lại, qua khảo cứu các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu khoa học ở
trong nƣớc và nƣớc ngồi, có thể thấy mặc dù đã có khơng ít cơng trình

6


nghiên cứu khác nhau về chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, về quan hệ Việt Nam
- Campuchia, nhiều tác phẩm có giá trị để kế thừa, tham khảo nhƣng vẫn còn
khoảng trống trong việc làm rõ những tội ác diệt chủng tại Campuchia và vai
trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt chế độ này. Vì vậy nghiên cứu "Tội ác
của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam trong việc tiêu diệt
chế độ này" không trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu trƣớc đó.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ
cũng nhƣ những tội ác mà chế độ này gây ra; Vai trị của Việt Nam trong việc
xóa bỏ chế độ này.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tội ác diệt chủng và sụp
đổ của chế độ Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979. Tuy nhiên, để làm rõ
quá trình hình thành chế độ Khmer Đỏ cũng nhƣ việc giải quyết “vấn đề
Campuchia”, Luận văn cũng sẽ nghiên cứu các giai đoạn lịch sử từ năm 1954
- 1975 và 1979 - 1991.
Về không gian, Luận văn không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vấn
đề tại Campuchia, Việt Nam mà còn nghiên cứu các nƣớc, tổ chức có liên
quan đến chế độ Khmer Đỏ và quá trình giải quyết “vấn đề Campuchia”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp chung đƣợc sử dụng trong Luận văn bao gồm:
Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích văn bản, phƣơng pháp chuyên

gia… Vì đề tài thuộc chuyên ngành Quan hệ quốc tế nên trong quá trình
nghiên cứu, tác giả cũng sẽ sử dụng một số phƣơng pháp riêng đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu quốc tế nhƣ: Phƣơng pháp phân tích lợi ích, phƣơng pháp
phân tích chính sách, phƣơng pháp phân tích tác động, phƣơng pháp phân tích

7


khu vực, phƣơng pháp phân tích xung đột quốc tế, phƣơng pháp phân tích hợp
tác quốc tế, phƣơng pháp phân tích quyền lực và phƣơng pháp so sánh.
Về cách tiếp cận của Luận văn, tác giả cũng sử dụng các lý thuyết của
ngành quan hệ quốc tế nhƣ thuyết chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ
nghĩa kiến tạo. Ngoài ra, các lý thuyết liên quan tới "Chủ thể" (actor) trong
quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, và nhóm các mơ hình liên quan đến
"q trình hoạch định chính sách" (Policy - making process) cũng đƣợc sử
dụng trong Luận văn. Bên cạnh đó, trong q trình phân tích, tác giả cũng sẽ
bổ sung thêm 3 cấp độ phân tích, bao gồm cấp độ cá nhân (Individual level),
cấp độ quốc gia (State level), hệ thống quốc tế (System level) để làm rõ hơn
vai trò của các cá nhân, tổ chức, quốc gia trong việc hoạch định, thi hành
chính sách và mức độ ảnh hƣởng của chính sách.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, Luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1 - Quá trình ra đời và tội ác của chế độ Khmer Đỏ. Chƣơng
này tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Khmer Đỏ, tiến
trình lên cầm quyền của Pol Pot (thủ lĩnh của Khmer Đỏ) và biến Đảng Nhân
dân cách mạng Campuchia thành Đảng cộng sản Campuchia với tƣ tƣởng
lệch lạc, biến dị của chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, chƣơng này chỉ rõ nguyên
nhân tác động đến sự ra đời của chế độ Khmer Đỏ, trong đó có cả nguyên
nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Một nội dung trọng tâm của
chƣơng này là những tội ác khủng khiếp mà Khmer Đỏ đã gây ra đối với nhân

dân Campuchia và Việt Nam.
Chương 2 - Quá trình tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ và vai trò của Việt
Nam. Nội dung trọng tâm của chƣơng này là chỉ ra nguyên nhân Việt Nam
phải đƣa quân vào Campuchia từ năm 1978 đến 1989; những hành động của
Việt Nam trong thời gian đƣa quân vào Campuchia để giúp đỡ nhân dân

8


Campuchia phục hồi đất nƣớc sau khi thoát khỏi chế độ diệt chủng và những
việc cần phải làm để tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Đặc
biệt, chƣơng này cũng làm rõ mối quan hệ quốc tế phức tạp xoay quanh vấn
đề Campuchia và những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi đƣa quân vào
Campuchia, đồng thời làm rõ những đóng góp quan trọng của Việt Nam trong
quá trình tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Chương 3 - Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong công tác đối ngoại.
Chƣơng này đi sâu vào phân tích phản ứng của các nƣớc liên quan, đặc biệt là
các nƣớc lớn, khi Việt Nam đƣa quân vào Campuchia. Vì vấn đề Campuchia
bị quốc tế hóa, do đó, trong quá trình tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ, Việt Nam nƣớc trực tiếp tham gia tiêu diệt chế độ này bị cuốn vào vịng xốy ảnh hƣởng
của quan hệ giữa các nƣớc địi hỏi Việt Nam phải có những chính sách khơn
khéo trong cơng tác đối ngoại để vừa có thể bảo vệ thành quả cách mạng tại
Campuchia, ngăn cản chế độ Khmer Đỏ quay trở lại, đồng thời khôi phục và
phát triển đất nƣớc Việt Nam. Chƣơng 3 chỉ ra những kinh nghiệm cho Việt
Nam trong công tác đối ngoại hiện nay.

9


Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ TỘI ÁC CỦA CHẾ ĐỘ KHMER ĐỎ

1.1. Khái quát về Khmer Đỏ
Tên gọi Khmer Đỏ (theo tiếng Khmer là Khmer Crohom, theo tiếng
Pháp là Khmer Rouge) do Norodom Sihanouk đặt ra để chỉ những lực lƣợng
Khmer cánh tả hoạt động tại Campuchia vào những năm 1950. Về bản chất,
nội hàm khái niệm Khmer Đỏ ban đầu khơng xấu, nó dùng để chỉ những
ngƣời Khmer theo chủ nghĩa cộng sản, nhƣng từ sau khi lên nắm quyền
(tháng 4/1975), khái niệm Khmer Đỏ dần trở thành một khái niệm chỉ một lực
lƣợng diệt chủng chính dân tộc mình và đi theo chủ nghĩa dân tộc xơ vanh
điên cuồng dƣới thời Campuchia Dân chủ. Trên thực tế Khmer Đỏ là lực
lƣợng đƣợc hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp và đấu tranh giữa
nhiều lực lƣợng Khmer khác nhau, cụ thể nhƣ sau:
Một là các đội vũ trang Khmer Issarak chống Pháp tại Campuchia dƣới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Tháng 4/1950, đại hội toàn
quốc đầu tiên của phong trào Khmer Issrak đã đƣợc triệu tập và từ đó hình
thành nên mặt trận Issarak thống nhất. Theo quyết định của Đại hội Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng lần thứ hai (tháng 2/1951), ngày 28/6/1951, những
ngƣời cách mạng Campuchia đã thành lập Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia (KPRP). Dƣới sự lãnh đạo của KPRP, nhân dân Campuchia đã
anh dũng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp và thu đƣợc nhiều thắng
lợi quan trọng, góp phần buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán tại
Genève vào năm 1954. Sau hội nghị Genève về Đông Dƣơng, do bị buộc phải
giải giáp tại chỗ vì khơng có vùng giải phóng và do sự đàn áp của chính phủ
Campuchia lúc đó, chỉ có khoảng 1.000 cán bộ của phong trào Khmer Issarak,
trong đó có cả Sơn Ngọc Minh, đã tập kết ra miền Bắc Việt Nam. Từ cuối
năm 1954, những ngƣời còn lại ở Campuchia của phong trào Khmer Issrak đã

10


thành lập ra một đảng chính trị hợp pháp lấy tên là Đảng Pracheachon (Đảng

Nhân dân), tham gia vào các cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia năm 1955 và
1958, trong đó tại cuộc bầu cử năm 1955, Đảng Pracheachon giành đƣợc 4%
số phiếu bầu, nhƣng khơng có ghế trong quốc hội. Các đảng viên
Pracheachon thƣờng bị ngƣời của Norodom Sihanouk sách nhiễu và bắt giữ,
do đó từ năm 1962 đảng này rút vào hoạt động bí mật.
Lực lƣợng thứ hai và cũng là lực lƣợng nòng cốt tạo thành ban lãnh đạo
của Khmer Đỏ là số sinh viên ngƣời Khmer đƣợc đào tạo tại Pháp, gồm
những nhân vật quan trọng là Saloth Sar (sau gọi là Pol Pot), Ieng Sary, Khieu
Samphan, Son Sen, Hu Nim, Hou Yuon, Khieu Ponnary, Khieu Thirith…
Những sinh viên này đã lập ra Hiệp hội sinh viên Khmer (KSA) với khoảng
200 thành viên, nhƣng sau đó KSA bị chính quyền Pháp giải tán. Tới năm
1956, Hou Yuon và Khieu Samphan đã giúp đỡ thành lập một nhóm với tên
gọi Liên đồn sinh viên Khmer mà nịng cốt vẫn là những nhân vật chủ chốt
của KSA. Từ năm 1953 tới 1960, các thành viên của KSA lần lƣợt trở về
nƣớc tham gia phong trào cách mạng tại Campuchia, trong đó Saloth Sar (Pol
Pot) về nƣớc năm 1953, tham gia “Ủy ban đô thị” do Tou Samouth lãnh đạo.
Khieu Samphan về nƣớc năm 1959, dạy học ở Đại học Phnom Penh và lập ra
tờ báo tiếng Pháp rất có uy tín tại Campuchia lúc đó là tờ L’Oservateur.
Tháng 9/1960, Đảng KPRP đã tổ chức đại hội bí mật và sau đó đổi tên thành
Đảng Cơng nhân Kampuchean (WPK). Sau khi Tou Samouth bị mất tích
(tháng 7/1962), Đảng WPK đã tiến hành Đại hội lần thứ hai (tháng 2/1963) và
bầu Pol Pot làm Tổng Bí thƣ của đảng. Từ đây, một loạt nhân vật thuộc nhóm
sinh viên trí thức Khmer từ Pháp về nƣớc đƣợc bầu vào các chức vụ quan
trọng trong Đảng, trong khi đó các nhân vật kháng chiến cũ lần lƣợt bị thanh
trừng. Chính vì vậy, nhóm của Pol Pot đã từng bƣớc thâu tóm mọi quyền lực

11


trong Đảng và lãnh đạo phong trào cánh tả ở Campuchia cho tới ngày Phnom

Penh đƣợc giải phóng năm (17/4/1975).
1.2. Các nhân tố tác động tới sự hình thành tội ác của Khmer Đỏ
1.2.1. Nhân tố bên trong đất nước Campuchia
1.2.1.1. Mâu thuẫn trong đảng và khoảng trống quyền lực khi Norodom
Sihanouk bị lật đổ
Mâu thuẫn trong KPRP:
Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia đƣợc thành lập vào năm 1951
nhƣng từ những năm 1960 đã bắt đầu biến chất ở hàng ngũ cao nhất, khi các
đảng viên cộng sản thuộc “nhóm Paris” từ Pháp trở về và bằng nhiều thủ
đoạn, chiếm ƣu thế trong KPRP, vƣợt qua đội ngũ đảng viên trung kiên sát
thực tế đã chịu nhiều tổn thất trong cuộc đối đầu với thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ.
Trong KPRP đã có những căng thẳng đáng kể ngay từ những năm 1960
và giữa nhiều ngƣời lãnh đạo của tổ chức này đã có những hố ngăn cách sâu
rộng về tƣ tƣởng và sách lƣợc. Một trong những bất đồng đầu tiên và quan
trọng giữa nhóm trí thức từ Paris và những ngƣời kỳ cựu là về việc xác định
Norodom Sihanouk hay đế quốc Mỹ là kẻ thù số một cần phải đánh bại. Pol
Pot và Ieng Sary coi Norodom Sihanouk là kẻ thù lớn nhất. Trong khi những
ngƣời cách mạng kỳ cựu coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất.
Điều phân biệt hầu hết những ngƣời cấp tiến đƣợc đào tạo tại Pháp với
các chiến sĩ kỳ cựu của cuộc đấu tranh giành độc lập là quan điểm của họ đối
lập với chế độ của Norodom Sihanouk. Nhóm Pol Pot có xu hƣớng kiên quyết
chống chế độ này, coi đó là một chế độ quân chủ lạc hậu, độc tài. Với tƣ cách
là chiến sĩ trẻ, họ muốn chống trả sự đàn áp. Mặt khác, do thuộc tầng lớp
“trung lƣu”, họ khơng thích những đặc điểm “phong kiến” của Norodom
Sihanouk, vì sự độc tài cá nhân của ơng ta và vì việc mọi ngƣời trong sinh

12



hoạt công cộng phải “xun xoe ca ngợi” ông ta. Trong khi đó những đảng viên
kỳ cựu nhìn nhận sự trung lập và thái độ chống Mỹ của Norodom Sihanouk
lúc đó nhƣ là những nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh trên phạm vi tồn
Đơng Dƣơng, đồng thời coi Hồng thân là ngƣời có cơng duy trì nền độc lập
dân tộc của đất nƣớc, một mục tiêu mà bản thân họ đã chịu nhiều hy sinh
trong quá khứ để thực hiện. Cũng có thể là do có quan hệ chặt chẽ hơn với
quần chúng nơng thơn, họ nhìn thấy Norodom Sihanouk có uy tín trong nơng
dân, đặc biệt có lẽ do việc chính phủ khơng đánh thuế hoa màu và việc chấm
dứt tình trạng mất an ninh ở nơng thơn.
Nội bộ Khmer Đỏ có ba phái khác biệt: Nhóm sô vanh, dân tộc cực
đoan và phân biệt chủng tộc, đứng đầu là Pol Pot, Ieng Sary, Xon Xen, Khieu
Samphan, muốn hình thành một xã hội “cộng sản” độc đáo, theo kiểu riêng
của Campuchia, chứ không mô phỏng theo Liên Xơ, Trung Quốc, Việt Nam
hay bất cứ mơ hình nào khác. Họ nhận đƣợc sự cổ vũ và ảnh hƣởng mạnh mẽ
của “chủ nghĩa Mao” và cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Một nhóm
đứng đầu là Hu Nim, Hu Yun, Phúc Chay và Tin Ĩp đấu tranh địi áp dụng
mơ hình Cách mạng Văn hóa Trung Quốc vào điều kiện Campuchia. Một
nhóm khác gồm Xơ Phim, Keo Mơ-ni, Chu Chét và những ngƣời khác, tán
thành xây dựng một nƣớc Campuchia xã hội chủ nghĩa bằng cách theo mơ
hình Việt Nam. Nhóm này chủ yếu gồm những đảng viên kỳ cựu thuộc đảng
bộ Khmer của Đảng cộng sản Đông Dƣơng trƣớc đây và những ngƣời ủng hộ
lập trƣờng quốc tế chủ nghĩa của họ.
Mỗi nhóm có căn cứ và trung tâm quyền lực riêng: Pol Pot lúc đầu ở
vùng Đông Bắc dựa vào ngƣời Thƣợng, Hu Nim ở miền Nam và Tây Nam
trong vùng núi Voi và núi Đậu Khấu (Phnom Kravanh), cịn Xơ Phim ở các
tỉnh đơng dân miền Đông nằm giữa sông Mekong và biên giới Việt Nam. Hầu

13




×