Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tài liệu Bộ đề kiểm tra tổng hợp các môn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.27 KB, 46 trang )

MÔN TIN HỌC - LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Cho 2 tệp văn bản NGUYEN1.TXT và NGUYEN2.TXT, mỗi dòng của 2 tệp chứa 1 số nguyên. Hãy lập
trình tạo tệp văn bản NGUYEN12.TXT, những dòng đầu tiên là các dòng NGUYEN1.TXT, những dòng còn lại
là những dòng của tệp NGUYEN2.TXT?
Ví dụ:

Câu 2: (7 điểm)
Cho tệp LINE.TXT, mỗi dòng chứa một xâu chứa không quá 255 kí
tự. Hãy lập trình tạo tệp LINE.DAT chứa các xâu ở tệp LINE.TXT.
Nhưng mỗi xâu được chuẩn hóa theo quy tắc sau:
- Xóa tất cả các dấu cách đầu và cuối xâu.
- Nếu có nhiều dấu cách liên tiếp thì được thay bằng một dấu cách duy nhất.
Ví dụ:

Câu 3: (8 điểm)
a. Viết hàm tìm ước số chung lớn nhất ( USCLN) của 2 số nguyên dương a và b? (4 điểm)
b. Viết thủ tục nhận đầu vào là một xâu S không quá 25 kí tự và đầu ra là tính chất của xâu S ( đối xứng
hay không đối xứng). (4 điểm)
Giải thích: Xâu đối xứng: đọc nó từ trái sau phải cũng như đọc từ phải sang trái.
Ví dụ: Xâu ‘ abcdcba’ là xâu đối xứng
Hét
ĐÁP ÁN MÔN TIN HỌC 11
KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007 – 2008
Câu 1: (5 điểm)
NỘI DUNG ĐIỂM
Program bai1;
Var a: integer;
f1,f2,f12: text;
BEGIN


Assign(f1,‘NGUYEN1.TXT’);
Reset(f1);
Assign(f2,‘NGUYEN2.TXT’);
Reset(f2);
Assign(f12,‘NGUYEN12.TXT’);
Rewrite(f12);
While not eof(f1) do
Begin
Readln(f1,a);
Writeln(f12,a);
End;
While not eof(f2) do
Begin
0,5
0,5
0,5
0,5
1,5
NGUYEN1.TXT
12
5
7
15
NGUYEN2.TXT
3
8
9
NGUYEN12.TXT
12
5

7
15
3
8
9
LINE.DAT
‘a b cd e f’
LINE.TXT
‘ a b cd e f ’
Readln(f2,a);
Writeln(f12,a);
End;
END.
1,5
Câu 2: (7 điểm)
Nội dung Điểm
Program cau2;
uses crt;
var s: string;
ls, i: integer;
f1, f2: text;
BEGIN
Clrscr;
Assign(f1,‘LINE.TXT’);
Reset(f1);
Assign(f2,‘LINE.DAT’);
Rewrite(f2);
While not eof(f1) do
Begin
Readln(f1,s);

i:=pos(‘ ’,s);
while i< >0 do
begin
delete(s,i,1);
i:=pos(‘ ’,s);
end;
ls:=length(s);
if s[1]= ‘ ’ then
begin
delete(s,1,1);
ls:=ls-1;
end;
if (ls > 0) and (s[ls]= ‘ ’) then delete(s,ls,1);
writeln(f2,s);
End;
Close(f1);
Close(f2);
END.
0,5
0,5
0,5
1,5
1
1,5
1
0,5
Câu 3: ( có 2 câu a và b, mỗi câu 4 điểm)
a. (4 điểm)
Nội dung Điểm
FUNCTION USCLN(a,b: integer):integer;

Var sodu: integer;
BEGIN
While b< > 0 do
Begin
sodu:=a mod b;
a:=b;
0,5
0,5
1
0,5
0,5
b:=sodu;
end;
USCLN:=a;
END;
0,5
0,5
b. ( 4 điểm)
Nội dung Điểm
Procedure doixung(S: string[25]; var dx: Boolean);
Var i,x: byte; p: string[25];
BEGIN
dx:= false;
x:=length(S);
p:= ‘’;
for i:=x downto 1 do p:=p+s[i];
if s=p then dx:=true;
END;
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
1,25
1
ĐỀ KIỂM TRA VÍ DỤ MÔN TIN HỌC 12 HỌC KỲ I
PHẦN THỰC HÀNH
Câu 1: ( 3 điểm)
a. Tạo một CSDL mới đặt tên là tên của mình.
b. Tạo các bảng dữ liệu trong CSDL với cấu trúc như sau:
Tên bảng Tên trường Khóa chính Kiểu dữ liệu
HOCSINH MHS
HOTEN
* TEXT
TEXT
BANGDIEM ID
MHS
TENMH
DIEM
* AUTONUMBER
TEXT
TEXT
NUMBER
Câu 2: ( 2 điểm)thiết lập liên kết giữa bảng HOCSINH và BANGDIEM.
Câu 3: ( 3 điểm)
- Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOCSINH và BANGDIEM vơi dữ liệu như sau:
Bảng HOCSINH:
MHS HOTEN
A01 LE NA
A02 NGỌC HÀ

A03 THANH TUẤN
BANGDIEM
ID MHS TENMH DIEM
1 A01 TOAN 8
2 A02 TOAN 4
3 A03 LI 9
4 A01 LI 6
Câu 4: ( 2 điểm)
Hãy tạo mẫu hỏi hiển thị các trường MHS,HOTEN,TENMH,DIEM của những học sinh có diem>5.
PHẦN LÍ THUYẾT
Câu 1: (2,5điểm)
Hãy phân biệt cơ sở dữ liệu với hệ quản trị cơ sở dữ liệu?
Câu 2: (2,5điểm)
Trong quản lí học sinh theo em nên khai báo kiểu dữ liệu gì cho các trường sau:
Số báo danh
Họ tên
Ngày sinh
Điểm
Câu 3: (2,5điểm)
Trong bảng học sinh hãy chỉ ra các thao tác sắp xếp các bản ghi tăng dần theo trường tổ?
Câu 4: (2,5điểm)
Hãy nêu thứ tự các bước tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ?
HẾT
Đáp án tự luận:
Câu 1:
- CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiết bị nhớ của máy tính.
- Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL
Câu 2:
Số báo danh text hoặc number hoặc autonumber
Họ tên text

Ngày sinh date/time
Điểm number
Câu 3:
A
Z
Chọn trường tổ
- Nháy chuột vào nút lệnh
Câu 4:
1. Nháy dúp vào Create form by using wizard
2. Trong hộp thoại form wizard:
- Chọn bảng hoặc mẫu hỏi từ ô table/queries
- Chọn các trường đưa vào biểu mẫu từ ô availablefield
- Nháy next
3. Chọn bố cục cho biểu mẫu, kiểu dáng, tên biểu mẫu
4. Nháy Finish
Gợi ý giải đề thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008
ĐỀ 1 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 1 MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui
Aragông?
Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu?
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thắm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
(Theo Văn học 12, tập một, tr. 79 - 80, NXB Giáo dục - 2006)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông:
- Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn
chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn. Nhưng sau đó tìm thấy cái đẹp
ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì cưới nàng
làm vợ.
- Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lý tưởng đẹp cho nhà thơ Lui
Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên những
vần thơ sáng ngời lý tưởng cộng sản qua hai tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa", ông đã thể
hiện nổi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng vượt qua cuộc sống
bi thảm ấy.
Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu:
Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình
ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng" mà chỉ
là "mảnh trăng" thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng" ẩn chứa
cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ "cuối rừng"; "Mảnh trăng cuối
rừng": hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng
lá ngút ngàn của rừng đêm.
Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời
chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ,
nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh
hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp, lãng mạn của "mảnh
trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc" trong sâu kín nơi tâm hồn cô

gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy.
Như vậy "Mảnh trăng cuối rừng" ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn
kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt.
Câu 3:
Bên kia sông Đuống là bài thơ trữ tình viết về đất nước của nhà thơ Hoàng Cầm rất nổi tiếng trong thơ ca kháng
chiến chống Pháp. Nghe tin quê hương mình bị giặc chiếm đóng, bắn phá tan tành, lòng nhà thơ dâng lên những
đợt sóng đau đớn, xót xa rồi lại tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa.
“… Bên kia sông Đuống
… Bây giờ tan tác về đâu?”
Đã hơn một lần ta bắt gặp mùi hương lúa nếp đầu mùa trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Thi
đã ngửi mùi thơm hương cốm mới vào một sáng mùa thu. Ở đây ta lại nghe thoang thoảng mùi thơm lúa nếp trên
quê hương Kinh Bắc. Quê hương hiện về với bao cảnh đẹp. Những bờ dâu bãi cát, nương mía nương ngô trù phú
xanh tươi và đọng lại với thanh khiết của hương lúa nếp. Phải! Đó là cái mùi dường như là “đặc sản” chỉ có ở dân
tộc Việt Nam. Người dân đi đâu cũng nhớ về hương lúa, hương thơm của những cánh đồng trĩu hạt nặng bông là
kỷ niệm của riêng mình:
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
(Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy)
Bên cạnh hương lúa nếp ấy, quê hương Kinh Bắc được nhắc đến với những tranh làng Hồ đậm màu dân tộc.
Những chú lợn với các xoáy âm dương xoay tròn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời và đó cũng là nguyện
vọng làm ăn phát đạt của người dân. Rồi các chú bé đầu để chỏm với những bức tranh hứng dừa thật đặc sắc và
đám cưới chuột hiện lên thật vui nhộn đã phản ánh những nét sinh hoạt và phong tục cổ truyền của làng quê Việt
Nam.
Đời sống văn hóa tinh thần người dân thật chân chất bình dị nhưng chan hòa không khí vui tươi, đoàn kết. Thật
độc đáo khi Hoàng Cầm phát hiện gam màu trong bức tranh ấy là “màu dân tộc” phải, đó là màu của dân tộc Việt
chứ không phải màu du nhập từ phương trời nào khác. Màu ấy đã được những nghệ nhân tìm tòi khai thác từ loài
cỏ cây, từ hoa đồng cỏ nội để pha chế sắc màu. Màu dân tộc phải được thổi lên loại giấy cũng rất dân tộc; “giấy
điệp”.
Đó là loại giấy được tráng lên bằng chất liệu vỏ sò, vỏ ốc để có sắc màu trắng tinh khiết… Nỗi nhớ quê hương
với những bức tranh làng Hồ nổi tiếng đã gợi lại bao kỉ niệm ngọt ngào trong kí ức nhà thơ. Nỗi nhớ êm đềm như

khúc hát ru trên nhịp nôi đưa nhẹ nhàng và hình như Hoàng Cầm cũng muốn ôm trọn lấy nó. Điều đặc biệt là
trong đêm khi nhớ về quá khứ thì những mùi hương có sức khơi gợi đánh thức con người mãnh liệt. Chút yên
hương của quê nhà ấy chính là điểm gợi đầu tiên để Hoàng Cầm sang bên kia sông Đuống bằng suy tưởng - Nhớ
về mùi hương nó rất độc đáo nhưng cũng rất tự nhiên bởi vì những hương thơm, giọng hò… là “bóng” chứ không
phải là… “hình” của hiện thực. Nó rất khó nắm bắt nhưng cũng dễ khơi gợi một vùng trời kỉ niệm thân yêu:
“Sao có thể ôm tròn nỗi nhớ
Trong đêm giày vò gầy tiếng dế giữa bao la
Sao có thể ướp hương thơm nội cỏ
Với mùi lúa lên đòng làm kem mát cho da?”
(Chút yên hương quá khứ - Thái Quang Vinh)
Thế nhưng cái ước muốn ấy không bao giờ nhà thơ thực hiện được. Vì sao thế? Chiến tranh, đơn giản hai chữ ấy
nhưng đã chứa trong đó bao sự tàn phá chết chóc thật khủng khiếp, Quang Dũng từng xót xa “Những xác già nua
ngập cánh đồng” và căm giận “Bao lần rồi xác trẻ trôi sông?”.
Hoàng Cầm cũng đồng tâm trạng đó, quê hương tiêu điều xơ xác thê lương:
“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
Nhịp thơ đang kéo dài bỗng tắc nghẽn lại, dồn ứ lại với ba tiếng trong một dòng:
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Nhịp gắt cắt ra đối với nhịp bình thường. Dường như bao căm giận, dồn nén được gói trọn vào hai dòng thơ này.
Hoàng Cầm đã hiểu tinh tế tâm lí người nông dân. Ruộng và nhà là tài sản quý nhất của họ, là gia sản mà họ kế
thừa từ đời này sang đời khác nhưng giờ đây không còn gì cả, đã khô đã cháy hết rồi. Câu thơ mang tính chất liệt
kê nhưng vẫn có sức khái quát cao vì đã biểu hiện một cách sinh động nỗi lòng người dân.
Dòng thơ “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” buông chùng như tiếng thở dài bế tắc. Câu thơ như kêu cứu, van nài
bên bờ vực thẳm nhưng dường như không ai cứu được nên nó rơi vào tuyệt vọng. Cái độc đáo của nhà thơ Hoàng

Cầm là ở chỗ anh không nói đến con người mà chỉ hướng đến bức tranh. Lúc đầu thì “Tranh Đông Hồ gà lợn nét
tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Hai câu thơ đã cô đọng và thể hiện khá đầy đủ những nét đặc
sắc của tranh làng Hồ: Cái hồn dân gian và dân tộc của nó từ đề tài (gà, lợn) đến đường nét và màu sắc tươi sáng
(sáng bừng, nét tươi trong) chất liệu độc đáo (giấy điệp). Còn về sau thì ông dùng hai bức tranh tương phản để
nói cảnh chia lìa.
Trên là hòa bình, là quá khứ, dưới là chiến tranh, là hiện tại; trên là sum họp dưới là chia lìa, xưa là cuộc sống,
nay là cái chết, xưa là thiên đường hạnh phúc nay là địa ngục trần gian.
Hình tượng bức tranh như sống động trước mắt ta:
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
Tranh dân gian dường như trở thành tranh của tâm hồn chính mà thơ nó là cuộc sống, là nhịp thở của vùng Kinh
Bắc. Nó chen vào nỗi nhớ của anh và thành một yếu tố quan trọng trong nỗi nhớ quê hương. Câu thơ như trộn lẫn
thực và ảo vì đàn “chó ngộ”, “mẹ con đàn lợn âm dương”, “đám cưới chuột” đang quay cuồng trong cơn lốc
chiến tranh ảo vì nhớ lại hình ảnh êm đềm quá khứ, thực vì nó sống động trong tâm trí nhà thơ như những cảnh
thật ngoài đời, như con người thật quê hương. Thật đúng như thế vì những bức tranh làng Hồ chính là cái nhìn và
niềm ao ước của con người về cuộc sống ấm no yên vui hạnh phúc thanh bình mà nay chỉ là niềm hoài vọng và
anh cũng không biết rõ “bây giờ tan tác về đâu?”. Đó cũng là sự xót xa đau đớn, căm hận. Nó trở thành điệp khúc
lặp đi lặp lại ở những đoạn sau để cuối cùng “chúng ta không biết nguôi hờn”.
“Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm hay chính là nỗi lòng nhà thơ khi hay tin giặc chiếm quê mình. Có lẽ vì
vậy, nên khi tiếp xúc lần đầu với bài thơ Nguyên Hồng đã tuôn trào nước mắt… Đoạn thơ khép lại nhưng mở ra
trước mắt ta những hình ảnh tươi đẹp về ngày đất nước hòa bình thống nhất để quê hương Kinh Bắc bên kia sông
Đuống không còn “tan tác về đâu” mà sẽ giống dòng sông Đáy.
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
(Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng)

ĐỀ 2 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 2
- MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ xở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, NXB Giáo dục - 2006)
Câu 3 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân:
a) Trước Cách Mạng tháng Tám:
- Là cây bút tiêu biểu cho làng văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940); Tùy bút I (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Một chuyến đi
(1941); Tóc chị Hoài (1943); Tùy bút II (1943)… Ông viết về những điều tâm huyết, về những nét đẹp trong
truyền thống văn hóa của dân tộc mà nay còn vang bóng, bên cạnh đó là những cảnh đẹp trên quê hương qua quá
trình di chuyển, xê dịch đầy lãng mạn tài hoa của ông.
Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng trong những tác
phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phuc những giá
trị văn hoá cổ truyền của quê hương.
b) Sau Cách Mạng tháng Tám:
- Nguyễn Tuân đã sống những ngày đổi đời của dân tộc nên cũng như nhiều nhà văn khác, ông đã quyết tâm “lột
xác” hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân.
- Năm 1946, chuyến đi đầu tiên của ông trong cuộc đời mới là tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận
Nam Trung bộ đánh Pháp.
- Năm 1948 lên đường ra Việt Bắc dự Đại hội văn hóa và Hội nghị văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu làm Tổng
thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, Đông Bắc, vào vùng sâu địch
hậu Bắc Ninh để viết về du kích chống càn.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950); Tùy bút kháng chiến (1955)…
- Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã đặt chân đến nhiều nơi tuyến lửa: Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, Quảng

Bình… ngược sông Đà hiểm trở và ngang dọc khắp các miền Than Uyên, Quỳnh Nhai, Sơn La… để liên tiếp cho
ra đời những bài tùy bút, bút ký nóng hổi tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo.
- Tác phẩm chính: Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972); Ký (1976)…
Như vậy, đề tài của ông hướng về nhân dân, về kháng chiến, về cuộc sống mới và con người mới.
Câu 2: Đoạn thơ Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng
tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa
lâu đời của dân tộc mình. Với đoạn thơ sau:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…
Nhà thơ đã bộc lộ tâm sự của mình về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và sự
tự ý thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ là riêng
mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em” nên nó có tính
chất tâm sự riêng tư. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn bó sâu nặng với nhân dân đất nước
trong quá trình chiến đấu gian khổ.
Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi người. Sự sống mỗi cá nhân chỉ tồn tại và có ý nghĩa
khi biết gắn bó và san sẻ cùng nhân dân và đất nước. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó,
truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội
dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời.
Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng
người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha
thiết…
Câu 3: Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân, đã xây dựng hình tượng người mẹ với diễn biến tâm trạng
thật là sinh động. Kim Lân đã bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp
kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt
lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai.
Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong

những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm.
Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn
bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc
biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.
Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy
vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận.
Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn
người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương
quá”).
Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng
vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy
vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà
rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện
sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày
liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?
Có ra thì con cái chúng mày về sau”.
Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ
đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con
dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh.
Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách
chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải
sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới
tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình.
Theo tuoitreonline
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3 điểm)
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Em hãy cảm nhận về bài ca dao trên (qua một văn bản ngắn) ở góc độ sau: Thông qua những hình thức
nghệ thuật độc đáo, bài ca giãi bày ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu.
Câu 2: (7 điểm)
Bi kịch nhân phẩm bị chà đạp của nàng Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình” (trích Truyện Kiều - Nguyễn
Du; sách Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáodục - năm 2006).
***************************
ĐỊNH HƯỚNG CHẤM MÔN VĂN HSG LỚP 10
Câu 1:
a) Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh phải cảm nhận được vẻ đẹp về nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh…) của bài ca dao. Đó là những
phương tiện thể hiện nội dung mà đề đã định hướng.
- Học sinh viết một văn bản ngắn với bố cục chặt chẽ, văn viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về nội dung:
Học sinh trình bày theo cảm nhận riêng của mình, song nhìn chung các em phải đi đúng định hướng của
đề ra. Sau đây là một vài gợi ý:
- Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông cách trở lứa đôi. Người con gái ước cho sông “rộng một gang”,
cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lí thú vị. Nhưng chính sự vô lí trong điều mơ ước đã diễn tả điều có lí của
tình yêu.
- Cây cầu là một hình tượng đặc sắc của bài ca dao. Cây cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen
thuộc của ca dao. Cầu đi vào ca dao trở thành biểu tượng của tình yêu, mơ ước của tình yêu. Dải yếm - vật
mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình người con gái, trở thành biểu tượng riêng của người con gái. Bởi vậy
cái cầu dải yếm mới thật chân tình, táo bạo, là ước mơ tha thiết, mãnh liệt và trở thành cái cầu tình yêu đẹp
nhất trong ca dao.
c) Biểu điểm:
- Điểm 2,5 - 3: Cảm nhận tốt, đúng hướng của đề ra. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc.
- Điểm 1,5 - 2: Cảm nhận tương đối tốt, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 0,5 - 1: Chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài ca dao. Bài viết diễn xuôi một cách vụng về.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Câu 2:
a) Yêu cầu về kỹ năng:

- Xây dựng được một văn bản nghị luận chặt chẽ, biết phối hợp thao tác giải thích, phân tích, chứng minh.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.
b) Yêu cầu về nội dung:
- Xác định được yêu cầu trọng tâm của đề: làm rõ tâm trạng đau đớn, ê chề, day dứt, giằng xé của một người
con gái tuyệt đỉnh tài sắc, có ý thức cao về phẩm giá nhưng phải sống cuộc sống ô nhục, bị chà đạp.
- Thấy được cách thể hiện tinh tế diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều, sự đồng cảm của nhà thơ qua các thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc.
c) Biểu điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo.
- Điểm 5-6: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt nhưng câu văn vẫn rõ ý.
- Điểm 2: Chưa đạt được những yêu cầu cơ bản của đề, phạm nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì.
MÔN VĂN - LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (8 điểm )
Bài thơ "Hầu trời" có ý tưởng hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích nhất? Hãy viết
một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Câu 2: (12 điểm)
Hình ảnh "cái bao" là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc được Sê-khốp sử dụng để khắc họa chân dung Bê-
li-côp và thể hiện chủ đề tác phẩm "Người trong bao".
Anh , chị có đồng ý với nhận định trên không?
*********************************
Câu 1: (8 điểm)
- Học sinh có thể chọn tứ thơ, đoạn thơ mà mình thích nhất, rồi viết đoạn văn trình bày cảm nhận theo ý cá nhân.
Ví dụ:
+ Tứ thơ rất ngông, rất lãng mạn của Tản Đà: được mời lên trời để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
+ Hư cấu nghệ thuật độc đáo trong bốn câu thơ đầu

- Cách cho điểm:
7- 8: Hiểu đúng yêu cầu của đề, cảm xúc sâu sắc, ý trình bày mạch lạc, bài viết có chất văn.
5- 6: Hiểu đúng yêu cầu của đề, ý tưởng chưa được sâu sắc nhưng bài viết rõ ràng, văn dễ theo dõi.
3- 4 : Hiểu đề nhưng ý còn nghèo, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
1-2: Lan man, xa đề.
Câu 2: (12 điểm)
a/Về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài bình luận một vấn đề văn học với nội dung khẳng định.
- Học sinh cần hiểu sâu sắc về một tác phẩm và nhân vật Bê-li-côp để chỉ ra những nét độc đáo của hình ảnh
"cái bao"
- Biết vận dụng kĩ năng làm văn bình luận: lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, nêu được cảm nhận suy nghĩ
riêng của mình.
b/ Về kiến thức: Nêu được các ý chính sau
b1- Nghĩa đen: Cái bao - vật để bao, gói, đựng đồ vật
b2- Nghĩa bóng: chỉ lối sống, tính cách của Bê-li-côp
- Hình ảnh cái bao trong đồ dùng của Bê-li-côp: cái ô, đồng hồ đều đặt trong bao, cả con người Bê-li-côp
cũng luôn được gói trong cái áo bành tô
- Hình ảnh cái bao trong công việc:
+ Bê-li-côp dạy tiếng Hi-lạp cổ - đó là cái bao để anh ta chui vào quá khứ, quay lưng với thực tại.
+ Nếp sống kì dị: đi ngủ đóng kín cửa, trùm chăn kín đầu
- Cái bao trong tư tưởng:
+ Luôn nghi ngờ, sợ hãi " sợ nhỡ xảy ra chuyện gì"
+ Luôn làm theo các chỉ thị, thông tư, giáo điều
+ Bị bao vây bởi nỗi sợ vô hình
Đó là kiểu sống ích kỉ, nhu nhược, đớn hèn không dám chấp nhận cái mới. Kiểu sống này không chỉ tác hại đến
bản thân anh ta mà còn gây những tác động tiêu cực đến với mọi người.
b3- Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối
thế kỉ XIX mà còn có ý nghĩa phổ quát sâu rộng- cả xã hội Nga thời ấy cũng là cái bao khổng lồ kìm hãm sự
sống, sự tự do của con người.
b4- Chủ đề tư tưởng:

- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và nêu tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai
của nước Nga
- Khẩn thiết kêu gọi mọi người phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát ích kỉ,
lạc hậu như thế.
Cách cho điểm
10 - 12: hiểu đề, có ý sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được khả năng bình luận một vấn đề văn học
8 - 9: hiểu đề, ý đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được suy nghĩa riêng
6 - 7: hiểu đề nhưng ý chưa sâu, mắc vài lỗi diễn đạt
4 - 5: ý còn chung chung, luận điểm chưa rõ, nặng về phân tích tác phẩm
2 - 3: kể chuyện, lan man, xa đề.
*************************************
MÔN TIẾNG ANH - LỚP 10
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
A. LISTENING: ( 2ms)
I. Listen to the tape twice and then choose the best option:(1m)
The man was (1)………… when his little daughter came to him. She was crying because she had lost a coin.
The man said to her that money wasn’t important. About a week later, the man (3) ………… in the lottery. They were
all very happy and they had a little party. The man put the wallet with the money on the table, and they were all enjoying
themselves. The daughter threw all the money out of the window and explained to the father “ But Daddy, you said (4)
…………….”
1. a. at home b. at house c. at hall d. at horse
2. a. lull b. love c learn d. life
3. a. wet b. won c. warm d. gained
4. a. money is importance b. money is important
c. money isn’t importance d. money isn’t important
II. Listen to the tape three times and then fill in the gaps with suitable words or
phrases (1 m)
1. How far ……………………………………………?
2. ……………… to my house for lunch on Saturday?
3. ……………… those ear-rings ……………………?

4. …………………………………………………… ?
B. VOCABULARY AND GRAMMAR: ( 6 ms)
I. Choose the best option:( 2ms)
1. He was offered the job ………….his qualifications were poor
a. although b. in spite of c. because of d. because
2. It’s no use …………. a language if you don’t try to speak it
a. learned b. to learn c. learn d. learning
3. He …………. me to take a lawyer to the court with me
a. advised c. suggested b. threatened d. insisted
4. She came in quietly ……………the baby
a. in order to not wake b. so as not to wake
c. to not wake d. to wake
5. ……………you have no keys, you ‘ll have to get back before I go out
a. If b. Although c. Unless d. As
6. I really prefer just about anything ………… watching TV
a. from b. or c. than d. to
7. Gold …………… near San Francisco in 1848 and the gold rush started the following year
a. has been discovered b. discovered c. was discovered d. is discovered
8. I regret ……………. you that we can’t approve your application
a. inform b. to inform c. informing d. informed
9. If I had gone to the bank this morning, I …………money from you now
a. would not borrow b. would not have borrowed
c. will not borrow d. will no have borrowed
II. Give the correct from of the words in brackets: ( 2ms)
1. He is engrossed in doing ( SCIENCE) …………… research
2. They entered the areas without ( PERMIT) ……………
3. He wants (WIDTH) ……………… his knowledge of the subject
4. The giant panda is a(n) (DANGER) …………… species
5. What makes the computer a (MIRACLE). …………device?
6. You may be surprised at the large (VARIED) …………… of animals in national parks

7. The architecture in the downtown area is a successful (COMBINE) ………….of old and new
8. He came first in the poetry (COMPETED) ……………
III. Give the correct tenses of the verbs in brackets (2ms)
Mary (1. have) ……………….to go to New York last week, but she almost (2.miss) ……………the plane. She (3.
stand) ………………in the queue at the check-in desk when she suddenly (4. realize) ………… that she (5. leave)
…………….her passport at home. Fortunately, she ( 6.not/ live)………… very far from the airport so she (7. have)
………… time to go home to get the passport. She (8. get) ……………. back to the airport just in time for her flight
C. READING COMPREHENSION: (6ms)
I. Read the following passage and choose the best answer (1.5ms):
For the last few years, my children have been going to a summer camp in northern Greece called Skouras Camp.
They always seem to have a good time. , so if you’ re wondering what to do with the kids for three weeks this summer,
you could do worse than send them to this beautiful camp on the shores of the Aegean Sea. If your children, like mine,
are keen on adventure, sports and good company, the Skouras Camp will keep them busy all day doing the things they
most enjoy. Skouras is an international camp with children from all over the world. My children have made friends with
children with of their own age from Poland , China, Denmark and the United States. Naturally they get lots of
opportunities to practice their English as this is the only language spoken. The camp is located in one of the most
beautiful parts of Chalkidiki. It is huge (120,000 square meters) and is just a stone’s throw away from the clear, blue
Aegean Sea. It takes the children just five minutes to walk to the golden sandy beach on foot. The programme is packed
with exciting activities such as horse riding and table tennis. Other sports include basketball, volleyball and athletics. The
Camps end with a sports contest in the last week which all parents are invited to attend.
1. All the children come to the camp have to ………
a. be at the same age b. be only keen on adventure
c. speak English d. practice basketball
2. How many kinds of sports can be played in the Camp?
a. 5 b. 2 c. 3 d. 4
3. All the statements are true EXEPT ………………
a. The children will be busy taking part in the Camp’s programmed activities
b. The Camp is quite far from the Aegean Sea
c. The parents can attend their childen’s sports contest
d. The children will take more chances of English practice

4. The tone of the passage could best be described as …………….
a. negative b. disbelieving c. supportive d. humourous
5. What should be the best title for the passage?
a. an international summer camp b. Children’s summer activities
c. Advice on children caring in summer d. Chalkidiki’s landscape- the Aegean Sea
6. How long does it take the children to walk to the golden sandy beach on foot?
a. an hour b. 20 minutes c. 5 minutes d. a day
II. Read the following passage and choose the best option to fill in the gap (2.5 ms)
The (1) …………. part in Ioannina is the lake front. Ships fetch more people and tourists to the island. Near the
front lake (2) …………….an ancient castle. If you go for a (3) …………. in the night to the front lake you’ll see (4)
…………. lights that shines in the castle. A second way is to go around on a mountain. There you can see the whole
town. In the night with so many lights, it looks to you (5) ………….a sky.
Another beautiful part in this town (6) ……………the large clock in the square. Specifically, the clock (7)
……………… in the center of the city. My town also has many museums. Paul Vrellis, who is a professor, put in many
different and other important people from the 1
st
and 2
nd
world war with wax. In my opinion, it’s (8)……………
museum.
About remains, there are two renowned theaters. There’s the theater of Dodoni, which is situated in the (9)
………… of the city. It’s normally out of the city. Every summer the most (10) ………. actors of the capital of Greece
come to perform there.
1. a. more beautiful b. as beautiful c. so beautiful d. most beautiful
2. a. there is b. it is c. it has d. there has
3. a. picnic b. walk c.jog d. run
4. a. more brilliant b. as brilliant c. much brilliant d. most brilliant
5. a. from b. as c. like d. to
6. a. be b to be
7. situated b. is situated c. be situated d. are situated

8. a. the most best b. the better c. the best d. the well
9. a. outskirt b. top c. side d. edge
10. a. famous b. fame c. famed d. known
III. Read the passage bellow and fill in the blank with ONE suitable word (2ms)
Today in China (1) …………….……large scale destruction of forests has occurred, the government has required that
every citizen (2)…………… the age of 11 and 60 plant three to five trees (3) …………… year or do the equivalent
amount of work in other forest services. The government claims that at ( 4) …………… 1000 million trees have been
planted in China every year (5) …………… 1982. In Western countries, increasing consumer demand for wood
products that have been produced cause forest land-owners and forest industries to become increasingly accountable for
their forest management and timber harvesting practices.
The Arbor Day Foundation’s Rain Forest Rescue programme is a charity that helps to (6) ………………deforestation.
The charity uses money to buy up (7) ……………preserve rainforest land before the lumber companies can buy it. The
Arbor Day Foundation then (8)……………. the land from deforestation
D. WRITING ( 6ms)
I. Finish each of the following sentences in such a way that it means exactly the same as the sentence printed
before it (2ms)
Example: I haven’t enjoyed myself so much for years
Answer: It’s years since I enjoyed myself so much
1. There’s a large restaurant in the art gallery
→ The art gallery ………………………………
2. I haven’t seen that man here before.
→ It’s ………………………………………….
3. Although Bob didn’t speak Dutch, he decided to settle in Amsterdam
→ In spite of ………………………………………………………………
4. Without this treatment, the patient have died
→ If the patient hadn’t …………………………….
5. The keepers feed the lions at 3 p.m everyday.
→ The lions ………………………………………….
6. John finds astronomy very interesting
→ John is ………………………………

7. The cinema didn’t become an industry until 1915
→ It was not ………………………………………
8. “I like your coat , I’m looking for one like that myself” she said to me
→ She told me ……………………………………………………………
II. Read the text below and look carefully at each line. Some of the lines are correct, and some have a word which
should not be there. If a line is correct, put a tick (√) by the number in the space provided. If a line has a word
which should not be there, write the word in the space provided. There is an example at the beginning (2ms)
The Spy Returns is a very interesting film that about a wealthy 0. that……….
man who visits Italy. He doesn’t think that Rome is interesting 1 …………….
and he is very bored with there. Then suddenly one night he is 2.……………
very surprised that a beautiful girl who runs up to him and gives 3.……………
him a mysterious letter. From that moment his life is no longer 4……………
boring. He does too a lot of dangerous things. For example, 5 ……………
he jumped into a lake to save a famous person. The film is 6.……………
a very thrilling indeed. I have watched it twice but I always 7.…………
want to see it again. I think many people do it so 8.…………….
III. Write an essay of 120-150 words expressing the advantages and disadvantages
of the Internet (2ms)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN ANH: 10
A. LISTENING (2 điểm)
I. 1 điểm ( mỗi lựa chọn đúng 0.25 đ)
1.a
2. b
3. b
4. d
II. 1 điểm ( mỗi câu đúng o.25 đ)
1… is your from the city centre
2. How about coming …
3. How much do ….cost?
4. How much do you spell your family name

B. VOCABUALRY & GRAMMAR: (6 điểm)
I. 2 điểm ( mỗi lựa chọn đúng 0.25 đ)
1. a 5.a
2.d 6.d
3.a 7.c
4.b 8.b
II. 2 điểm (mỗi từ đúng 0.25 đ)
1. scientific 5. miraculous
2. permission 6. variety
3. widen 7. combination
4. endangered 8. competition
III. 2 điểm ( mỗi thì chia đúng được 0.25 đ)
1. had 5. had left
2. missed 6. doesn’t live
3. was standing 7. had
4. realized 8. got
MÔN TIẾNG ANH - LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này gồm 04 trang. Được đánh số thứ tự từ 1-5.
Các thí sinh kiểm tra cẩn thận số trang trong đề thi trước khi làm bài.
SECTION ONE: LISTENING (2pts.)
Question 1. Listen to the first part of the recording and complete the sentences below:
1. A birthday party is a celebration to the birth of a person.
2. As of July 2005 there were 6.45 billion people on Earth.
3. A child’s birthday party usually consists of and sweet foods as well as
savories.
4. Adults’ birthday parties often take place in clubs with a of savory food and
alcohol.
Question 2. Listen to the second part of the recording and answer the following questions:
1. What are birthday parties in the U.S.A often accompanied by?

2. What does the person whose birthday is celebrated do before blowing out the candles on the birthday
cake?
3. What does the “ birthday wish” represent?
4. What generally happens while the birthday cake is brought to the table?
SECTION TWO: GRAMMAR AND VOCABULARY (6 pts.)
Question 1. Choose the best option:(2pts)
1. Tom and Mary never came to class late.
A. So did we B. Neither did we C. We did either D. Neither we did
2. I remember to Hanoi when I was a very small child.
A. taking B. to take C. to be taken D. being taken
3. Helen asked me the film called “Star Wars”.
A. if I had seen B. have I seen C. have you seen D. if had I seen
4. At first I found to get used to on the other side of the road.
A. it difficult - drive B. difficult - drive
C. it difficult - driving D. difficult- driving
5. Had we known your new address, we to see you.
A. would have come B. will come C. would come D. came
6. I don’t believe a word she said; I think he just made that story.
A. out B. up C. off D. down
7. She warned me
A. to not do it B. I should do it C. about to do it D. not to do it
8. had they recovered from the first earthquake when they felt the second tremor.
A. Scarely B. Never C. No sooner D. Just
9. Jason’s professor had him his thesis many times before allowing him to present it to the
committee.
A. rewrites B. rewriting C. rewrite D. to rewrite
10. The problems last year caused to the committee members to table the proposal temporarily.
A. were discovered B. which was discovered C. that discovered D. discovered
Question 2. Give the correct tense of the verbs in brackets: (2pts)
Jane (1. join). our firm twelve years ago. She had worked for the previous seven years with an

advertising company and (2. acquire) much useful experience. For the first eight years with us, she
(3. work) in the Sales Department, and (4. work) there when I became a Managing
Director. Since then she (5. work) as my personal assistant, and (6.prove) herself to be
outstandingly capable on many occasions. She (7.work) on the top floor, in an office next to mine,
but at the moment she (8.work) in London on a special assignment.
Question 3. Use the correct form of the words given in brackets to fill in the blanks in each sentence: (2pts)
1. She has one of the biggest in Britain. (COLLECT)
2. The judge told him it was to drink and drive, and banned him for a year.
(RESPONSIBLE)
3. The keys were locked inside the car . , a side window was open. (LUCKY)
4. Three firms are in for the same contract.(COMPETE)
5. It is forbidden to hunt for that kind of bird. It has been listed as one of the species. (DANGER)
6. The government is spending a lot of money in the attempt to fight against (LITERATE)
7. These shoes look quite smart but they’re terribly (COMFORT)
8. Burning coal is an way of heating a house. Gas is much cheaper. (ECONOMY)
SECCTION THREE. READING (6pts.)
Question 1. Read the following passage and fill each gap with ONE suitable word: (2pts)
How easy is (1) to understand another person’s character? My friend Jack was once a rather
annoying person. He was always getting (2) trouble because he was so disobedient. In class he was
very talkative and never stopped (3) jokes. The teachers all told him (4) was impolite
because he interrupted them. When I met him, he was very unfriendly and didn’t want to talk to me
(5) all. People told me he stole things and that he was dishonest. His school work was terrible. He
didn’t take any pride in his writing, he never (6) enough time doing his homework, and that he was
not at all conscientious. One day he saw a gang of boys attacking an old man. Jack hated violence and he fought
them all (7) they ran away. He was awarded a medal for bravery. After that people changed their
(8) about him.
Question 2. Read the passage bellow and then choose a suitable word A, B, C or D to fill in each blank:( 2pts)
PROBLEMS OF WATCHING TELEVISION IN BRITAIN
British parents are always complaining that their children spend too much time gluing to the telly and not
enough(1) other activities like sports and reading. A survey recently carried out on people’s viewing

habits (2) not disapprove it. It shows that young people in Britain spend on (3) twenty three
hours a week in front of the television, (4) works out at over three hours every day.
What is surprising, however, is the fact that the average adult watches even more: an incredible 28 hours a
week. We seem to have become a nation of telly addicts. Just about (5) household in the country has a
television and over half have two or more. According (6) the survey, people nowadays don’t just
watch television sitting in their living room, they watch it in the kitchen and in bed as well.
The Education Minister said a (7) weeks ago that Britain’s pupils should spend more time
reading. Unfortunately , parents are not setting a good example: adults do (8) reading than young people.
In fact, reading is (9) the bottom of their list of favorite pastimes. They would(10) listen
to the radio, go to the cinema or hire a video to watch on their television at home.
1.A. at B. on C. for D. in
2.A. does B. do C. is D. has
3.A. time B. Sunday C. weekend D. average
4.A. which B. what C. who D. where
5.A. none B. neither C. every D. all
6.A. for B. to C. with D. on
7.A. lot B. little C. number D. few
8.A. more B. better C. less D. most
9. A. on B. to C. at D. in
10. had better B. prefer C. like D. rather
Question 3. Read the following passage and then choose the best answer A, B, C or D:
(2pts)
After inventing dynamite, Swedish-born Alfred Nobel became a very rich man. However, he foresaw its
universally destructive powers too late. Nobel preferred not to be remembered as the inventor of dynamite so in
1895, just two weeks before his death, he created a fund to be used for awarding prizes to people who made
worthwhile contributions to mankind. Originally there were five awards: literature, physics, chemistry, medicine
and peace. Economics was added in 1968, just sixty-seven years after the first awards ceremoney.
Nobel’s original legacy of nine million dollars was invested, and the interest on this sum is used for the
awards which vary from $30.000 to $ 125.000.
Every year on December 10th , the anniversary of Nobel’s death, the awards (gold medal, illuminated

diploma ,and money) are presented to the winners. Sometimes politics plays an important role in the
judges’decisions. Americans have won numerous science awards, but relatively few literature prizes.
No awards were presented from 1940 to 1942 at the beginning of World War II. Some people have won
two prizes, but this is rare, others have shared their prizes.
1.Where was Alfred Nobel born?
A. in America B. in Spain
C. In Sweden D. In Switzeland
2.When did the first award ceremony take place?
A. 1901 B. 1895 C. 1962 D. 1968
3.Why was the Nobel prize established?
A. to resolve political differences
B. to recognize worthwhile contributions to humanity
C. to spend money D. to honour the inventor of dynamite
4.In which area have American received the most awards?
A. peace B. literature C. economics D. science
5.Which of the following sentences is NOT true?
A. Awards vary in monetary value
B. Politics can play an important role in selecting the winners
C. Ceremonies are held on December 10 to commemorate Nobel’s invention
D. A few individuals have won two awards
6. In how many fields are prizes bestowed?
A. 2 B. 6 C. 5 D. 10
SECTION FOUR: WRITING (6pts)
Question 1.
Read the passage and find out an odd word out in each line. There is an example in the first line: (2pts)
0 to I could to remember one of the good things I did. While I was walking
1. along the road the other one day I happened to notice a small brown
2. leather purse which lying on the pavement. I picked it up and
3. had opened it to see if I could find out the owner’s name. There
4. . was nothing in it except of some small change and a photograph

5. of a woman about 40 years old. Though I put the photograph back and
6. took the purse to the police station, at where I handed it to the
7. sergean in charge. Before I left, the sergeant he made a note of my
8. . name and address in case of the owner of the purse wanted to write
and thank me.
Question 2. Finish each of the following sentences in such a way that it means exactly the same as the sentence
printed before it: (2pts)
1. Our house is going to be painted by a local firm.
à We are
2. It was such a dull play that he fell asleep.
à The play
3. She didn’t say a word as she left the room.
à She left the room
4. “I didn’t steal the bicycle” he said “I just borrowed it.”
à He denied but admitted
5. I just had time to put up my umbrella before the rain came down in torrents.
à No sooner
6. Is smoking permitted in Vietnamese cinemas?
à Are we
7. Because he didn’t study hard, he failed the exam.
à Had
8. Her grief was so great that she almost fainted.
à So
Question 3. Write a passage (150-180 words) about your last summer holiday: (2pts)
The End
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG -LỚP 11
SECTION ONE: LISTENING (2đ)
Question 1: (1đ) Viết đúng mỗi từ (0.25đ)
1. honor 2. soft drinks 3. approximately 4. buffet
Question 2:(1đ) Trả lời đúng mỗi câu (0.25đ)

1. Birthday parties in the USA are often accompanied by colourful decorations.
2. He/ she makes a “birthday wish”.
3. It represents some desire for the time between the current birthday and the next.
4. While the birthday cake is brought to the table, the songs “Happy Birthday to You” is (generally) sung.
SECTION TWO: GRAMMAR AND VOCABULARY: (6điểm)
Question 1:Choose the best options: (2đ)
Chọn đúng mỗi câu (0.2đ)
1. B 2. D 3. A 4. C 5. A
6. B 7. D 8. A 9. C 10. D
Question 2: Give the correct of tense of the verbs in brackets: (2đ)
Đúng mỗi câu (0.25đ)
1. joined 2. had acquired
3. worked/ was working 4. was working
5. has been working/has worked 6. has proved
7. works 8. is working
Question 3:Use the correct form of the words in brackets: (2đ)
Đúng mỗi từ (0.25đ)
1. collections 2. irresponsible 3. Luckily 4. competition
5. endangered 6. illiteracy 7. uneconomical 8. uncomfortable
SECTION III. READING COMPREHENSION: (6đ)
Question 1:Cloze test: (2đ) Điền đúng mỗi từ (0.25đ)
1. it 2. into 3. making/ telling 4. he
5. at 6. spent 7. until 8. minds
Question 2:Gap-fill: (2đ) Điền đúng mỗi từ (0.2đ)
1. B 2. A 3. D 4. A 5. C
6. B 7. D 8. C 9. A 10. D
Question 3:Questions:(2đ) Đúng mỗi câu ( đ)
1. C 2. A 3. B 4. D 5. C 6. B
SECTION FOUR: WRITING: (6đ)
Question 1:Đúng mỗi câu (0.25đ)

1. one 2. which 3. had 4. of
5. though 6. at 7. he 8. of
Question 2:Biến đổi câu (2đ): Viết đúng mỗi câu (0.25 đ)
1. The play was so dull that he fell asleep.
2. We are going to have our house painted by a local firm.
3. She left the room without saying a word.
4. He denied having stolen/ stealing the bicycle but admitted having borrowed/ borrowing it.
5. No sooner had I put up my umbrella than the rain came down in torrent.
6. Are we allowed to smoke in Vietnamese cinemas?
7. Had he studied hard, he wouldn’t have failed the exam.
8. So great was her grief that she almost fainted.
Question 3:Bài luận (2đ)
MÔN SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1điểm):
a/Tại sao vi khuẩn có kích thước nhỏ lại sinh sản nhanh?
b/Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào?
c/Vai trò của nội bào tử vi khuẩn?
Câu 2 (0,5điểm):Khi tách tế bào lá cây đặt lên phiến kính, nhỏ dung dịch muối loãng vào tế bào, hiện tượng gì
xảy ra?
Câu 3 (1,5điểm):
a/Vi rut là gì?
b/Phage là gì?
c/Virut có thể coi là một cơ thể sinh vật không?Vì sao?
Câu 4 (1điểm): Giải thích các thông tin sau:
a/ HIV?
b/ AIDS?
c/ Phát hiện HIV bằng cách nào?
d/ Phòng AIDS bằng cách nào?
Câu 5 (1điểm):

Cho một số chất sau:
C, N
2
,S, P, cồn 90% , O
2,
Nitrat bạc, H
2
O
2,
penicillin, các chất hoạt động bề mặt, các halogen, các yếu tố
sinh trưởng, các anđêhit, các chất kháng sinh.
a/Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm chất có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của vi sinh vật?
b/ Nêu vai trò chung của hai nhóm chất trên đến sinh trưởng của vi sinh vật?
Câu 6 (2,5điểm):
a/ Hãy biểu diển đường cong sinh trưởng của quần thể trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
b/-Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm có mấy pha?
- Đặc điểm của mỗi pha?
Câu 7 (1điểm): "“Mỗi virut đều xâm nhập được vào bất kì một tế bào", đúng hay sai?Vì sao?
Câu 8 (0,5điểm):Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Câu 9 (1điểm):
Một loài ong mật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 32.
Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tùy điều kiện dinh dưỡng (ong chúa hoặc ong thợ
có bộ nhiễm sắc thể 2n = 32), còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực(ong đực có bộ nhiễm sắc thể n
= 16). Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm một số trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, một
trăm phần trăm số trứng đều nở. Các trứng nở thành ong đực và ong thợ nói trên chưa tổng số nhiễm sắc thể là
155136. Biết rằng số ong đực con bằng 2/10 số ong thợ con.
Tìm số ong thợ con và ong đực con?
Hết
Đáp án: MÔN: SINH 10
Câu 1: a/Tế bào nhỏ thì tỷ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào(màng sinh chất) trên thể tích tế bào sẽ lớn giúp tế bào

trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.(0,5đ)
b/Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.(0,25đ)
c/Nội bào tử vi khuẩn là 1 dạng tế bào đặc biệt có khả năng chịu đựng được điều kiện bất lợi của môi
trường để tồn tại nòi giống.(0,25đ)
Câu 2: Khi nhỏ dung dịch muối sẽ tạo nên môi trường ưu trương nước trong tế bào thẩm thấu qua màng đi ra
ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh.(0,5điểm)
Câu 3: a/Là thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, chúng chỉ gồm hai phần chính, có đời sống
nội kí sinh bắt buộc.(0,5đ)
b/ Là virut sống kí sinh trong tế bào vi khuẩn.(0,5đ)
c- Virut chưa thể coi là một cơ thể sinh vật .(0,25đ)
- Vì chưa có cấu tạo tế bào, cấu tạo gồm hai phần lõi và vỏ, đời sống nội kí sinh bắt buộc.(0,25đ)
Câu 4:a/ HIV:Là virut gây suy giảm hệ miễn dịch ở người.(0,25đ)
b/AIDS:là giai đoạn hệ miễn dịch đã bị HIV làm suy sụp, người mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung
thư.(0,25đ)
c/Phát hiện HIV bằng cách:Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV.(0,25đ)
d/Phòng AIDS bằng cách: -Khữ trùng đúng cách các dụng cụ kim tiêm, ống chích
-Chỉ tiếp máu khi đã xét nghiệm HIV.
-Sống lành mạnh.(0,25đ)
Câu 5:
a/-Các chất dinh dưỡng chính: C, N
2
,S, P, O
2,
các yếu tố sinh trưởng.(0,25đ)
-Các chất ức chế: cồn 90% , Nitrat bạc, H
2
O
2,
penicillin, các chất hoạt động bề mặt, các halogen, các anđêhit, các
chất kháng sinh.(0,25đ)

b/ -Các chất dinh dưỡng chính: Tham gia vào sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.(0,25đ)
-Các chất ức chế: Ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật (0,25đ)
Câu 6:
a/ Hãy biểu diển đường cong sinh trưởng của quần thể trong môi trường nuôi cấy không liên tục(0,5đ)
Hình vẽ:
b/-Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm có 4 pha:
-Đặc điểm của mỗi pha:
*Pha tiềm phát:Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, tổng hợp AND và enzim chuẩn bị cho sự phân
bào (0,5đ)
*Pha lũy thừa: Số lượng tế bào tăng theo cấp lũy thừa, đạt cực đại, thời gian thế hệ đạt đến hằng số, trao
đổi chất mạnh nhất…(0,5đ)
*Pha cân bằng: Trao đổi chất giảm dần, số lượng tế bào đạt cực đại nồng độ oxi giảm, chất độc tăng, pH
thay đổi…(0,5đ)
*Pha suy vong:Số tế bào chết vượt tế bào hình thành, dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy, hình dạng tế
bào thay đổi… (0,5đ)
Câu 7: "Mỗi virut đều xâm nhập được vào bất kì một tế bào."
-SAI.(0,5điểm)
-Vi rut xâm nhập được vào tế bào khi thụ thể của nó thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.(0,5điểm)
Câu 8:Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh:
Vì vi khuẩn lactic trong sữa chua đã tạo môi trường axit (PH thấp) ức chế hoạt động mọi vi khuẩn kí sinh gây
bệnh (Nhóm vi khuẩn này thường sống trong PH trung tính) (0,5điểm)
Câu 9: Gọi x là số ong thợ con
Gọi y là số ong đực con
Theo đề: y = 2/100.x (1)
Ta có: 32x + 16y = 155136 (2) (0,5điểm)
Từ (1) và (2) suy ra
x = 4800 => số ong thợ con = 4800
y = 96 => ong đực con = 96 (0,5điểm)
MÔN SINH HỌC - LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1điểm): Nêu các kiểu hướng động cơ chế và vai trò của hướng động trong đời sống thực vật.
Câu 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Ví dụ về loài
sinh vật nào có HTH kín, HTH hở?
Câu 3 (1điểm): Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đậm chậm và yếu làm huyết áp
giảm? Vì sao ở người già dễ bị vỡ mạch máu não gây xuất huyết não?
Câu 4 (2 điểm): Vì sao hàm lượng glucozơ trong máu luôn duy trì ở trạng thái ổn định?
Câu 5 (2điểm): Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Sinh trưởng là gì? Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp khác nhau ở điểm nào?
Câu 7 (1 điểm): Kể tên một số loài thực vật có hướng tiếp xúc? (5loại)
Hết
MÔN SINH HỌC -
Câu 1:(1điểm)
Các kiểu hướng động:
- Hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc.(0.25đ)
* Vai trò: Kiểu hướng động giúp cây thích ứng với sự biến động của điều kiện môi trường.(0.25đ)
Cơ chế: Do sự phân bố nồng độ hoocmon auxin không đều giữa 2 phía (phía có kích thích, phía không có
kích thích).(0.5đ)
Câu 2:(2điểm) Vẽ sơ đồ:
Vòng tuần hoàn kín.(0.5đ) Vòng tuần hoàn hở.(0.5đ)
Động mạch Động mạch
Tim Mao mạch Tim Khoang cơ thể
Tĩnh mạch Tĩnh mạch
+ Khác nhau giữa HTH kín và HTH hở: ((0.5đ)
- Hệ tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong 1 hệ thống kín gồm tim và hệ mạch (ĐM-TM-MN).
- Hệ tuần hoàn hở: Máu vận chuyển trong hệ thống hở. Máu từ tim -> ĐM -> Khoang cơ thể và tiếp xúc trực
tiếp với các tế bào để thực hiện quá trình TĐC.
Ví dụ: (0.5đ)
- HTH hở: Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai ) và chân khớp (côn trùng, tôm).
- HTH kín: Mực ống, bạch tuộc, giun đất, chân đầu và động vật có xương sống
Câu 3:(1điểm)

Tim đập mạnh và nhanh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên ĐM. Lượng máu lớn gây áp lực mạch lên ĐM lớn. Kết
quả là huyết áp tăng lên.(0.25đ)
Tim đập yếu và chậm thì lượng máu được bơm lên ĐM ít nên áp lực tác dụng lên thành ĐM yếu, kết quả là
huyết áp giảm.(0.25đ)
Ở người già mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch
-> xuất huyết não.(0.5đ)
Câu 4: (2điểm).
Gan có vai trò điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan.
Khi sau bữa ăn -> nồng độ Glucôzơ trong máu tăng -> tuyến tụy tiết Insulin, Insulin làm gan nhận và
chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tưng lên và sử dụng glucôzơ. Nhờ
đó glucôzơ trong máu trở lại ổn định.(1đ)
Ngược lại khi glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết glucôzơ có tác động chuyển glicôgen -> glucôzơ đưa
vào máu -> Kết quả glucôzơ trong máu được tăng lên và duy trì ở mức ổn định.(1đ)
Câu 5:(2điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Điện thế hoạt động là khi tế bào bị kích thích điện thế nghỉ ở màng tế bào biến đổi rất nhanh sang điện thế
hoạt động (từ trạng thái phân cực, mất phân cực và tái phân cực).(1đ)
- Khi bị kích thích cổng Na
+
mở rộng nên Na
+
khuyếch tá qua màng vào bên trong tế bào gây nên MPC và
ĐC. Tiếp đó cổng K
+
mở rộng hơn còn cổng Na
+
đóng lại. K
+
đi qua màng ra ngoài TB dẫn đến tái phân cực.(1đ)
Câu 6:(1điểm) Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt thể tích) của cơ thể do tăng số

lượng và kích thước của tế bào.(0.25đ)
- Khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.(0.75đ)
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
- Làm tăng chiều dài của cây
- Do hoạt động của MPS đỉnh
- Có ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
- Làm tăng bề ngang của thân
- Do hoạt động của MPS bên
- Có ở cây 2 lá mầm.
Câu 7:(1điểm)
Kể tên 1 số loại thực vật có hướng tiếp xúc (5loại):
Đậu cove, bầu, bí, mướp, dây leo (0.2đ/1đáp án đúng)
MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN LÝ THUYẾT:
1. Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời? Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
lại tạo nên các mùa trong năm?( 3,0 đ)
2 . a. Trình bày về chuyển động của trái đất quanh trục.( 1,0 đ)
b. Hệ quả các chuyển động tự quay của trái đất (2,0 đ )
3. Bằng kiến thức đã học hãy giải thích câu ca dao sau: (3,0 đ)
" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối."
Câu ca dao trên đúng với những nơi nào trên trái đất.
4. Nêu rõ vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội.Để phát triển kinh tế văn
hóa miền núi,tại sao giao thông vận tải phải đi trước một bước?( 4,0 đ)
II/ PHẦN KỸ NĂNG
1.Giả sử tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995-2000.Hãy trình
bày cách tính toán và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây: ( 3,0 đ)
Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Triệu người 975

2.Cho bảng số liệu: ( 4,0 đ)
Cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển thời kì 2000-2005 ( Đơn vị: % )
Nhóm tuổi
Nhóm nước
0-14 15-64 65 trở lên
Các nước phát triển 17 68 15
Các nước đang phát triển 32 63 5
Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển
thời kì 2000-2005.Nhận xét.

ĐÁP ÁN
I/ PHẦN LÝ THUYẾT:
1/Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời là:
- Mặt trời không di chuyển,mà do trái đất chuyển động chung quanh mặt trời nên ta có ảo giác
mặt trời chuyển động. Sự chuyển động không có thực đó của mặt trời được gọi là sự chuyển
động biểu kiến hằng năm của mặt trời. ( 1,0 đ)
- Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là mặt trời lên thiên đỉnh. ( 1,0 đ)
- Mặt trời lên thiên đỉnh hằng năm trong vùng nội chí tuyến, lần lược từ chí tuyến Bắc đến chí
tuyến Nam (23 27'Bà23 27'N) (0,25 đ)
Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời tạo nên các mùa trong năm:
- Khi chuyển đông quanh mặt trời do trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo nên làm cho
thời gian chiếu sáng và thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm, tạo nên
những đặc điểm riêng biệt về thời tiết, khí hậu trong từng thời kì của năm , đó là các mùa.
( 1,0 đ)
- Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. (0,25 đ)
- BBC: ở các miền ôn đới có 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa: (0,25 đ)
+ Xuân phân: 21/3
+ Hạ chí: 22/6
+ Thu phân: 23/9
+ Đông chí: 22/12

- NBC:4 mùa ngược với BBC
2/ a. Chuyển động của Trái Đất quanh trục: (1,0 điểm)
- Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông( ngược chiều kim đồng hồ)
- Trái Đất chuyển động quanh trục một vòng mất khoảng thời gian theo quy ước là 24 giờ.
- Khi chuyển động ,vận tốc của trái đất giảm dần từ xích đạo về cực.
b.Hệ quả của chuyển động tự quay: (2,0 diểm)
- Ngày và đêm liên tục
- chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể
- Làm lệch hướng các chuyển động
- Phát sinh giờ trên địa cầu
(giải thích các hệ quả)
3/ Giải thích câu ca dao ( 3 điểm)
Câu ca dao này đã phản ánh đúng hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, nhất là khu vực miền
bắc nước ta ở vĩ độ cao hơn khu vực phía Nam nên hiện tượng càng rõ nét hơn ( nước ta nằm ở nữa cầu
Bắc)
Khi Trái đất chuyển động quanh mặt trời, trục của nó không đứng thẳng mà nghiêng 66 33 so với
mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng đó của trục trái đất không thay đổi trong quá trình chuyển động. Từ 21-3
đến 23-9 nữa cầu bắc ngã về phía mặt trời nên nữa cầu bắc là mùa nóng,vùng phân giới sáng tối qua phía
sau cực bắc và phía Nam. Do đó ở nữa cầu bắc diện tích dược chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong
bóng tối, dẫn đến ngày ở nữa cầu bắc dài hơn đêm (thời gian này ở nữa cầu bắc có đêm dài hơn ngày)
Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9 thì ngược lại.
4/ Vai trò của ngành giao thông vận tải: (1,5 đ)
- Cung ứng vật tư kĩ thuật , nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến
thị trường tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất của xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
- Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
- Tạo ra các mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương, thúc đẩy hoạt động kinh tế ,văn hóa ở
những vùng xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

Để phát triển kinh tế văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước vì:( 2,5 đ)
- Giao thông vận tải ở miền núi phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi
vốn có nhiều trở ngại do địa hình giữa miền núi với đồng bằng,nhờ thế sẽ giúp phá được thế cô lập,tự
cấp tự túc của nền kinh tế.
- Có diều kiện khai thác tài nguyên thiên nhiên là thế mạnh to lớn của miền núi.Hình thành được
các nông ,lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp,đô thị,tăng cường thu hút dân cư từ đồng
bằng lên miền núi.
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi. Các hoạt
động dịch vụ ( văn hóa, y tế, giáo dục ) cũng có điều kiện phát triển.
II/ PHẦN THỰC HÀNH:
1/ Cách tính: ( 1,75 đ)
Tg: tỉ suất tăng dân số tự nhiên(2%)
Dân số thế giới năm1998 là D8= 975 triệu người
Dân số thế giới năm1999 là D9
Dân số thế giới năm1997 là D7
Dân số thế giới năm1995 là D5
Dân số thế giới năm2000 là D0
Ta có công thức:
D8 = D7+ Tg.D7 = D7 (Tg + 1)
D7 = D8: Tg + 1 = 975: 1,02 = 955,9 triệu người.
D9 = D8 + Tg. D8 = D8 (Tg + 1)
D9 = 975.1,02 = 994,5 triệu người
Tương tự ta có kết quả:
D5 = 918,8 triệu người
D0 = 1014,4 triệu người
Kết quả gia tăng dân số tự nhiên Ấn Độ là: (1,25 đ )
Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Triệu người 918,8 955,9 975 994,5 1014,4
2/ a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ 2 biểu đồ tròn chính xác ,đầy đủ, thẩm mĩ (2,0 đ)

- Chú ý: Nếu thiếu một trong các yếu tố của biểu đồ thì trừ 0,25 đ
b. Nhận xét: (2,0 đ)
- Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ số dân dưới 15 tuổi rất cao chiếm 32 %. Tỷ
lệ số người già trên 65 tuổi rất thấp chiếm 5 %.
- Các nước phát triển có cơ cấu dân số già. Tỷ lệ số dân dưới 15 tuổi rất thấp chiếm 17 %. Tỷ lệ số
người già trên 65 tuổi cao chiếm 15 %
MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LÝ THUYẾT:(14đ)
Câu 1:( 6đ)
Sự tăng cường quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là một đặc điểm của thời kì hiện đại. Trong những năm gần
đây, sự tăng cường đó đã tạo nên một xu thế mới cho nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá. Em hãy cho biết:
a) Toàn cầu hoá là gì?
b) Những biểu hiện của quá trình toàn cầu hoá?
c) Tác động toàn cầu hoá đến các nước đang phát triển?
d) Cơ hội của Việt Nam trước ngưỡng cửa toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?
Câu 2:(4đ)
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lớn mạnh bậc nhất thế giới hiện nay. Hãy:
a) Kể tên bốn vùng kinh tế gắn liền với bốn hòn đảo lớn nhất Nhật Bản
b) kể tên những thành phố, những trung tâm kinh tế lớn ở mỗi vùng này.
c) Nêu những đặc điểm nổi bật của từng vùng.
Câu 3: (4đ)
So sánh sự khác nhau giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc về:
a) Điều kiện tự nhiên.
b) Điều kiện kinh tế- xã hội.
c) Những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nền kinh tế sang phía Tây của Trung Quốc.
II. PHẦN TỰ LUẬN:(6đ)
Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (đơn vị: Triệu USD)
Năm 1997 1999 2001
Xuất khẩu 420957 419367 403496

Nhập khẩu 338754 311262 349089
Cán cân thương mại 82203 108105 54407
1) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
2) Nhận xét về sự thay đổi cán cân thương mại của Nhật Bản.
…………………….Hết………………………….
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÍ 11
I. PHẦN LÝ THUYẾT:(14đ)
Câu 1:( 6đ)
a. Khái niệm toàn cầu hoá: (1đ)
Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế, văn hoá, khoa học,
công nghệ, môi trường tạo lập nên hệ thống thế giới hiện đại. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến
mọi mặt của nền kinh tế- xã hội thế giới.
b. Những biểu hiện của quá trình toàn cầu hoá: (1đ):
Thương mại thế giới phát triển mạnh
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
c. Tác động của toàn cầu hoá đến các nước đang phát triển: (2đ).
* Tích cực: (1đ) Giúp cho các nước đang phát triển
- Chuyển giao khoa học kĩ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân
cư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông vốn, hàng hoá, sức lao động, tận dụng lợi thế để cạnh tranh.
- Nâng cao sức cạnh tranh, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá có hàm lượng kĩ thuật cao.
- Giúp cho quá trình phân công lao động ngày càng hiệu quả hơn .
* Hạn chế: (1đ)
- Xuất khẩu hàng hoá dưới dạng thô mới qua sơ chế, nguồn lao động có kĩ thuật còn ít.
- Khả năng cạnh tranh yếu kém, dễ bị tụt hậu.
- Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn.
d. Cơ hội của Việt Nam trước ngưỡng cửa toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới: (2đ)
- Việt Nam nằm trong khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới hiện nay.

- Giúp cho quá trình bình thường hoá và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
- Chuyển giao khoa học kĩ thuật, thu hút vốn đầu tư.
- Tận dụng lợi thế để cạnh tranh, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác.
- Phân công lao động hợp lí hơn
Câu 2:(4đ)

×