Tải bản đầy đủ (.docx) (250 trang)

Nông trường quốc doanh ở miền bắc việt nam từ năm 1955 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.04 KB, 250 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ VƢỢNG

NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT
NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - Năm 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ VƢỢNG

NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT
NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI


HÀ NỘI - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

Phạm Thị Vƣợng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có một thời gian khá dài, khoảng 30 năm (1955-1986), nông trường quốc
doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã từng được coi là xương sống của nền kinh tế
nông nghiệp Việt Nam. Nơng trường quốc doanh đại diện cho hình thức sở hữu Nhà
nước (sở hữu tồn dân); hợp tác xã nơng nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tập
thể trong nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc Việt Nam từ
năm 1954 đến nay không thể không nhắc đến nông trường quốc doanh và hợp tác xã
nông nghiệp.
Nếu hợp tác xã nông nghiệp được tập trung nghiên cứu, có nhiều cơng trình
cơng bố và đánh giá trên nhiều phương diện, bình xét có tính chun sâu, thì nông
trường quốc doanh lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu chun sâu với tư
cách một cơng trình nghiên cứu độc lập. Nông trường quốc doanh chỉ được nhắc
đến, điểm qua với tính chất là một thành phần kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử
kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, nếu có, thì chỉ chiếm một phần nội dung
rất nhỏ so với toàn bộ dung lượng của cả cơng trình. Hoặc một số cơng trình nghiên
cứu về một nông trường quốc doanh cụ thể, hay một số nông trường quốc doanh

cùng trên địa giới hành chính (tỉnh, khu). Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu thực sự chun sâu, có tính khái quát và hệ thống về nông trường quốc
doanh đã từng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một giai
đoạn lịch sử cụ thể. Đó vẫn là “khoảng trống” trong nghiên cứu về nông trường
quốc doanh cần được lấp đầy.
Nông trường quốc doanh bắt đầu được xây dựng ở miền Bắc từ năm 1955.
Suốt một thời gian dài, nông trường quốc doanh từng được kỳ vọng là “đầu tàu" đưa
nền nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; là “tấm gương”, là “trường học”
đối với hợp tác xã; là lực lượng chính trong việc đưa nông dân vào con đường làm
ăn tập thể. Nhưng trên thực tế, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc
doanh diễn ra như thế nào và có đóng góp gì đối với kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả
quốc phòng-an ninh miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975? Những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của mơ hình nơng trường quốc doanh? Trả lời cho câu hỏi đó

1


rất cần sự nghiên cứu nghiêm túc. Có thể nói, nghiên cứu về nông trường quốc
doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 là rất cần thiết, để từ đó có cái nhìn
khách quan, tồn diện; đánh giá đúng những thành tựu, đóng góp, cũng như th ng
thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế, yếu kém của mơ
hình nơng trường quốc doanh, tránh cái nhìn phiến diện: ca ngợi, tơ hồng thái q
hoặc phủ định những đóng góp của nơng trường quốc doanh đối với kinh tế, chính
trị, xã hội, quốc phịng-an ninh ở một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nghiên cứu về nông trường quốc doanh không những giúp hiểu về mơ hình
kinh tế nơng trường quốc doanh, mà cịn hiểu về nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam
trước khi thực hiện đường lối đổi mới. Nghiên cứu vấn đề này cịn góp phần lý giải
sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam phải chủ trương thực hiện đường
lối đổi mới vào năm 1986? Sự thành công, cũng như những hạn chế, yếu kém của
mơ hình nơng trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 để lại rất

nhiều kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung,
cũng như cho việc quản lý và dụng hiệu quả đất đai của nông trường quốc doanh
trong giai đoạn hiện nay.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, nghiên cứu sinh quyết định
chọn đề tài “Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến
năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của nơng trường quốc
doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975; đưa ra một số nhận xét về
thành tựu và hạn chế của mơ hình nơng trường quốc doanh , trên cơ sở đó, luận án
đưa một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung làm rõ các nội dung sau:
Một là, bối cảnh lịch sử và các yếu tố tác động đến sự ra đời của nông trường
quốc doanh ở miền Bắc những năm 1955-1975.
Hai là, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc.

2


Ba là, hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm
1955 đến năm 1975, trong đó tập trung làm rõ hoạt động sản xuất của nông trường.
Bốn là, nhận xét về những thành tựu và hạn chế của mơ hình kinh tế nơng
trường quốc doanh
Năm là, rút ra một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nơng trường quốc doanh, cụ thể là q trình hình
thành, xây dựng và hoạt động của nơng trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ
năm 1955 đến năm 1975.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu nông trường quốc doanh trên phạm vi miền
o

Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ vĩ tuyến 17 trở ra miền Bắc, lấy ranh
giới là sông Bến Hải.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu 20 năm đầu xây dựng nông trường
quốc doanh ở miền Bắc chủ nghĩa xã hội, từ năm 1955 đến năm 1975. Năm 1955 là
năm Trung ương Đảng bắt đầu có chủ trương xây dựng nông trường quốc doanh, từ
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (Khóa II) họp vào tháng 31955. Năm 1975 là năm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền
Nam, thống nhất đất nước. Trong quá trình triển khai đề tài, nghiên cứu sinh chia
thành hai giai đoạn: 1955-1965, 1965-1975. Sở dĩ nghiên cứu sinh chọn năm 1965
để phân chia giai đoạn vì năm 1965 đế quốc Mỹ chiến tranh leo thang ra miền Bắc
đã có tác động khơng nhỏ đến hoạt động của nông trường quốc doanh.
Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở hình thành, phát triển nơng trường quốc
doanh ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích
tổ chức và hoạt động của nông trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy
mô, tổ chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các
hoạt động của nông trường quốc doanh, qua kết quả nghiên cứu nghiên cứu sinh nêu
lên những nhận xét, đóng góp cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
và rút ra một số kinh nghiệm.
Trong đó, nghiên cứu tập trung vào nội dung hoạt động sản xuất của nông
trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 gồm: hoạt

3



động khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bởi hoạt động sản
xuất, phát triển kinh tế là nhiệm vụ căn cốt nhất của nông trường quốc doanh và tác
động trở lại đến các hoạt động khác. Một số hoạt động khác của nông trường quốc
doanh cũng được đề cập đến ở một mức độ nhất định.
Nông trường quốc doanh ở miền Bắc hình thành từ 3 loại hình: Nơng trường quốc
doanh, Nơng trường qn đội và các Liên đồn sản xuất nơng nghiệp miền Nam. Đến
tháng 10-1960, 3 loại hình này được hợp nhất lại do Bộ Nông trường quản lý. Do vậy,
các nội dung của nông trường quốc doanh, nông trường quân đội và các liên đồn sản
xuất nơng nghiệp miền Nam đều thuộc phạm vi nội dung cần nghiên cứu.

4.

Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận sử học, quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và
chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, về kinh tế
nông nghiệp và nông trường quốc doanh.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Phương pháp lịch sử để phục dựng lại một cách khách quan, hệ thống quá
trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ
năm 1955 đến năm 1975 theo trình tự thời gian, lịch sử của vấn đề. Nơng trường
quốc doanh được đặt trong cách nhìn lịch đại, đồng đại; trong mối quan hệ với các
sự kiện lịch sử thời đó. Các sự kiện, các hoạt động của nơng trường cũng được trình
bày theo trình tự thời gian; xác định những dấu mốc quan trọng đối với nông trường

quốc doanh để có sự phân kỳ hợp lý.
Phương pháp logic nhằm trình bày các vấn đề liên quan theo mối quan hệ
nhân quả như tìm hiểu bối cảnh lịch sử tác động đến sự ra đời của nông trường quốc
doanh, hoàn cảnh lịch sử đặt ra những nhiệm vụ gì đối với nơng trường quốc doanh
trong giai đoạn này; các hoạt động đặt trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, tác
động lẫn nhau. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm.

4


Ngồi ra, nghiên cứu sinh cịn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điền dã, khảo sát
thực địa, phỏng vấn nhân chứng…
4.2. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh dựa trên các nguồn tư liệu sau:
-

Các Văn kiện, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về

phương hướng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp, cũng như
NTQD nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan
điểm, phương hướng nghiên cứu các vấn đề do luận án đặt ra.
-

Nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (các báo cáo của Bộ Nơng

lâm, Bộ Nơng trường, Bộ Tài chính, Cục Nông trường quân đội, Cục quản lý Nông
trường quốc doanh, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...);
Nguồn tài liệu khai thác tại Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phịng Chính phủ. Đây là nguồn

tài liệu gốc và là tài liệu chính, rất quan trọng là cơ sở tư liệu chủ yếu để nghiên cứu
sinh sử dụng trong suốt quá trình hồn thành luận án.
-

Các sách chun khảo, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng

trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, các luận án tiến sĩ và một số trang
website có nội dung liên quan đến nông trường quốc doanh. Đây là nguồn tư liệu bổ
sung cho những nhận định, đánh giá xác đáng hơn và làm cơ sở để so sánh với kết
quả nghiên cứu của luận án.
-

Các tư liệu được tổng hợp từ kết quả của điền dã, khảo sát thực địa, phỏng

vấn một số nhân chứng đã từng làm việc hoặc có bố mẹ đã từng làm việc tại các
nơng trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
-

Luận án là cơng trình nghiên cứu chun khảo đầu tiên trình bày một cách hệ

thống về nơng trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm
1975, góp phần “thu hẹp khoảng trống” về mảng nơng trường quốc doanh ít được
các nhà khoa học tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu.
- Luận án phân tích những cơ sở hình thành, mở rộng nơng trường quốc
doanh
ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích tổ chức
và hoạt động của nơng trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy mô, tổ

5



chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các hoạt
động của nông trường quốc doanh,
-

Luận án phân tích những đóng góp, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của

hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm qua nghiên cứu nông trường quốc doanh ở
miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 cho vấn đề phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
-

Luận án cung cấp các nguồn tư liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Do đó, luận án

góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, học tập và
giảng dạy về lịch sử nơng trường quốc doanh nói riêng và lịch sử Việt Nam hiện đại
nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận, cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về nông
trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, để từ đó có
cái nhìn tổng quan về nơng trường quốc doanh. Nghiên cứu về nông trường quốc
doanh không chỉ hiểu về nông trường quốc doanh ở miền Bắc giai đoạn 1955-1975,
mà còn hiểu hơn về nền kinh tế nơng nghiệp nói chung trước Đổi mới. Từ đó có
thêm những lý giải sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm thực
hiện Đổi mới vào năm 1986.
Ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần đem lại nhiều lợi
ích cho vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như trong công tác quản lý và
sử dụng đất đai; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông nghiệp hiện nay.
7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bố cục của luận án
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Quá trình xây dựng và hoạt động của nơng trường quốc doanh ở
miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965
Chương 3: Mở rộng và phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt
Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Nhằm hiểu rõ vấn đề luận án đang nghiên cứu, trước hết, nghiên cứu sinh làm rõ
khái niệm về nông trường quốc doanh và một số khái niệm liên quan. Từ những định
nghĩa đã có, nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm riêng về nông trường quốc doanh.

- Khái niệm về nông trường quốc doanh: Là người khởi xướng xây dựng mơ
hình nơng trường quốc doanh, Lênin kh ng định “Nơng trường quốc doanh được tổ
chức ra với mục đích: a) tăng thật nhiều hơn nữa sản phẩm bằng cách nâng cao năng
suất nơng nghiệp và mở rộng diện tích gieo trồng, b) tạo điều kiện để chuyển hoàn
toàn sang nền nông nghiệp cộng sản chủ nghĩa, c) xây dựng và phát triển những
trung tâm văn hoá - kỹ thuật nông nghiệp” [217, tr. 65-66]. Tuy không đưa ra một
khái niệm cụ thể nhưng tổng hợp các diễn giải của Lênin, nơng trường quốc doanh
được hiểu là những xí nghiệp nơng nghiệp, một hình thức tổ chức của nền sản xuất
XHCN, là tập thể những người lao động được trang bị những tư liệu sản xuất, do
Nhà nước trực tiếp tổ chức và quản lý, bằng lao động tập thể sản xuất và cung cấp
nhiều sản phẩm cho xã hội với giá thành hạ, góp phần phát triển phong trào hợp tác

hóa và giúp nơng dân tập thể về cách tổ chức quản lý một trật tự mới, một nền sản
xuất mới ở nông thôn.
Theo quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW,
tháng 7-1961, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ghi rõ: Nông trường quốc doanh “là xí
nghiệp xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu tồn dân” [150, tr. 413]. Thơng tư số 348TTg, ngày 30-8-1961, có ghi: “Các nơng trường quốc doanh là những đơn vị xí
nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp
vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước” [209, tr. 23-24].
Trong Từ điển Tiếng Việt, nông trường quốc doanh được giải nghĩa ngắn gọn
là “cơ sở sản xuất nông nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân, do Nhà nước tổ chức
và trực tiếp quản lý” [325, tr. 740]. Bên cạnh đó cịn có một số khái niệm liên quan:
+

Xí nghiệp nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa: “Là hình thức tổ chức sản xuất xã

hội gồm một tập thể những người lao động được trang bị bằng những tư liệu sản

7


xuất công cộng tiến hành sản xuất ra nông sản phẩm (…) trực tiếp thực hiện kế
hoạch Nhà nước, làm ra nông sản cho xã hội, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước và
phân phối sản phẩm trong nội bộ xí nghiệp”. [193, tr. 32-33]
+

Khái niệm về xí nghiệp quốc doanh: “Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư

vốn thành lập và tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích,
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao …” [170, tr. 1011]
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nơng trường quốc doanh là xí nghiệp
nơng nghiệp quốc doanh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thuộc sở hữu toàn dân, do

Nhà nước tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm, gồm tập thể những người lao
động được Nhà nước trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất với quy mô lớn
theo kế hoạch của Nhà nước, có sự phân cơng và hợp tác lao động trong q trình
tham gia sản xuất, góp phần phát triển phong trào hợp tác hóa và hướng dẫn người
nơng dân vào con đường làm ăn tập thể, nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở những
vùng nông thôn, miền núi.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu trong nước
*
Nh m công tr nh nghiên cứu chung về kinh tế và kinh tế nông
nghiệp, trong
đ

c đề cập đến nông trường quốc doanh
Trước hết là những cơng trình nghiên cứu về đồn điền ở miền Bắc. Vì sao

nghiên cứu sinh lại liệt kê những cơng trình nghiên cứu về đồn điền? Mặc dù đối tượng
nghiên cứu của đề tài là Nông trường quốc doanh (NTQD). Bởi có khơng ít NTQD ở
miền Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung được hình thành trên cơ sở kế thừa và mở rộng
những đồn điền từ thời Pháp thuộc để lại. Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời tiếp quản những đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt để lại. Đến
năm 1955, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTQD, trên cơ
sở của các đồn điền cũ, nhân dân cải tổ lại các đồn điền cũ thành lập nên các nông
trường. Đây cũng là một sự phát triển tiếp nối của lịch sử, là sự chuyển giao từ sở hữu
tư nhân sang sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về đất đai.

Hai cơng trình nghiên cứu “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 1918”. 1996. Nhà xuất bản (Nxb) Thế giới, Hà Nội và “Việc nhượng đất, khẩn

8



hoang ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1945”. 2001. Nxb Thế giới, Hà Nội, của tác
giả Tạ Thị Thúy. Hai cơng trình là kết quả nghiên cứu cả một quá trình liên tục và
xuyên suốt về đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945. Hai cơng trình đã làm
rõ lịch sử hình thành các đồn điền của người Pháp và một số địa chủ người Việt ở
Bắc Kỳ diễn ra như thế nào; thực trạng chế độ đồn điền, tất cả các hoạt động diễn ra
trong đồn điền, gồm hoạt động sản xuất và hoạt động quan hệ sản xuất; về việc
chuyển nhượng, khẩn hoang diễn ra trong các đồn điền.v.v... Từ kết quả hai cơng
trình nghiên cứu của mình, tác giả đi đến nhận định: Sự xuất hiện của các đồn điền
của người Pháp và địa chủ người Việt trước năm 1945 với phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa là những nhân tố mới, tác động tích cực đến những yếu tố bảo thủ,
lạc hậu, lỗi thời của phương thức sản xuất truyền thống ở Việt Nam. Đồng thời, tác
giả cũng chỉ ra những mặt tiêu cực, mục đích và thực chất việc thực dân Pháp lập
đồn điền ở Bắc Kỳ, kh ng định quan hệ trong đồn điền là quan hệ bóc lột và chứa
đựng những yếu tố tiềm ẩn tạo nên các cuộc đấu tranh chống lại điền chủ và thực
dân Pháp. Qua hai cơng trình kể trên, nghiên cứu sinh có được bức tranh tồn cảnh
về kinh tế đồn điền thời thuộc địa: số lượng đồn điền, quy mô đồn điền, nơi phân bố
đồn điền, hoạt động sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất,
phương thức quản lý nhân cơng... Đặc biệt ở hai cơng trình nghiên cứu là những số
liệu mà tác giả dày công sưu tập rất có giá trị và độ tin cậy cao. Hai cơng trình kể
trên được luận án tiếp thu và kế thừa rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Có thể
nói, luận án về nơng trường quốc doanh là sự liền mạch, tiếp tục của hai cơng trình
nghiên cứu về đồn điền trong tiến trình phát triển của lịch sử từ cận đại đến hiện đại.
Cơng trình “Đồn điền Thanh H a thời Pháp thuộc 1940-1945”. 2012. Nxb
Thanh Hóa của nhóm tác giả do Nguyễn Trọng Văn chủ biên, gồm 3 chương.
Chương I, cơng trình nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của các đồn điền ở
Thanh Hóa như: điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và lịch sử… các cơ sở để thực
dân Pháp lập đồn điền tại tỉnh Thanh Hóa và những văn bản, nghị định quy định về
việc lập đồn điền. Trong đó, các văn bản quy định rất rõ chỉ những cơng dân Pháp,
người có quốc tịch Pháp, người dân bảo hộ của Pháp mới đủ pháp lý được cấp đồn

điền. Chương II, nhóm tác giả tập trung phân tích việc thúc đẩy thành lập đồn điền,

9


việc khai thác đồn điền diễn ra như thế nào. Cơng trình đã trình bày rất rõ số lượng,
quy mơ và sự phân bố đồn điền ở Thanh Hóa. So với các tỉnh ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ,
đồn điền ở Thanh Hóa thiết lập muộn hơn song lại là vùng mà Pháp chú ý nhiều
nhất trong quá trình khai thác thuộc địa tại Đơng Dương. Thanh Hóa cũng là một
trong những tỉnh/thành có số lượng đồn điền nhiều ở Việt Nam. Chương III, tập thể
tác giả phân tích phương thức kinh doanh và sử dụng đất của đồn điền (chủ yếu là
trồng cà phê kết hợp với chăn nuôi), về tổ chức bộ máy, phương thức quản lý công
nhân, phương thức quản lý nhân cơng và tài sản. Có thể nói, cơng trình đã phục
dựng lại khá tồn diện về đồn điền ở tỉnh Thanh Hóa thời Pháp thuộc.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hồ Công Lưu “Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ
năm 1884 đến năm 1945”. 2017. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với nội dung
chương 2 “Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1918”, chương 3
“Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945” và chương 4 “Đặc điểm
và tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ”. Luận án đã
khôi phục lại một cách tương đối hệ thống và khách quan về thực trạng đồn điền
ở đồng bằng Bắc kỳ thời kỳ 1884-1945. Tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành đồn
điền, chính sách nơng nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở
Bắc Kỳ; tổ chức quản lý đồn điền; các hoạt động kinh tế trong đồn điền. Đồng thời,
tác giả cũng đưa ra những nhận định, quan điểm riêng về đặc điểm, nhất là đặc điểm
đối với kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc kỳ so với giai đoạn trước năm 1884; về
tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội Bắc Kỳ, chỉ ra cả những đóng góp của đồn
điền như: Bước đầu đặt nền móng cho khoa học nơng nghiệp Việt Nam, góp phần
thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc địa ra đời; tác động tích cực đến
biến đổi của một số ngành nghề khác ở Bắc Kỳ và cũng làm rõ những hạn chế, tích
cực của đồn điền đối với kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ, như: Xã hội chuyển

biến, phân hóa; phong trào đấu tranh của nơng dân chống điền chủ và thực
dân Pháp...
Tiếp đến là những cơng trình có đề cập đến nơng trường quốc doanh. Cơng
trình “Tổ chức quản lí xí nghiệp nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa”. 1970. Nxb Nông
thôn, do tập thể cán bộ Bộ môn Tổ chức xí nghiệp - Khoa Kinh tế nơng nghiệp -

10


Đại học Nơng nghiệp I biên soạn. Cơng trình có 17 chương, dài 150 trang, đã trình
bày một cách hệ thống về tổ chức NTQD và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, từ
nguyên tắc và bộ máy quản lý; chuyên mơn hóa sản xuất và quy mơ; kế hoạch nội
bộ của nông trường quốc doanh và hợp tác xã; quy hoạch đất đai; tổ chức tư liệu sản
xuất; tổ chức lao động; định mức lao động; trả công lao động; tổ chức sản xuất
(trồng trọt và chăn nuôi); phân phối và tiêu thụ sản phẩm; hạch toán kinh tế, doanh
lợi và tài chính; tổ chức trạm máy kéo và máy móc nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa
(XHCN); quản lý kinh tế trạm máy kéo và máy móc... Nội dung cơng trình giới
thiệu đầy đủ phương thức tổ chức và vận hành của NTQD và HTX nơng nghiệp.
Cơng trình “Kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa”. 1973. Nxb Nông thôn,
của trường Đại học Nơng nghiệp I. Cơng trình dày 376 trang, trong đó, NTQD là
đối tượng được cơng trình đề cập đến. Tuy nhiên so với tổng số lượng trang của
tồn bộ cơng trình thì dung lượng số trang viết về NTQD rất ít ỏi, chỉ khoảng 7
trang: Tại mục 1 trong phần III “Xây dựng, củng cố và phát triển NTQD, trạm máy
kéo và máy móc nơng nghiệp” (từ trang 56 đến trang 59) và mục IV “Củng cố và
hồn thiện sản xuất mới trong nơng nghiệp” (từ trang 62 đến trang 64). Các tác giả
đã phân tích những đặc trưng cơ bản nhất của NTQD, đó là: NTQD sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch của Nhà nước, kế hoạch sản xuất và tài vụ do Nhà nước trực
tiếp giao và xét duyệt, sản phẩm làm ra do Nhà nước thống nhất phân phối; NTQD
được trang bị công cụ sản xuất hiện đại, quy mơ sản xuất lớn, có khả năng ứng dụng
khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; NTQD là xí nghiệp nơng nghiệp thuộc sở hữu tồn

dân có năng suất lao động cao nên tỷ suất sản phẩm hàng hóa của NTQD cao hơn so
với HTX nơng nghiệp; NTQD do giai cấp công nhân làm chủ. Đặc biệt ở trang 59,
các tác giả có đưa phân tích, bình xét đánh giá về NTQD như sau: “Nhưng nhiều
NTQD của ta kinh doanh còn bị lỗ vốn, năng suất lao động chưa cao, sản phẩm
cung cấp cho nhà nước chưa nhiều. Do vậy, tác dụng gương mẫu, hướng dẫn vào
lãnh đạo của NTQD đối với HTX còn hạn chế” [247, tr. 57 và 59]. Sau cùng, nhóm
tác giả kh ng định tính ưu việt của NTQD đối với nền kinh tế nông nghiệp XHCN.
Đây là cơ sở lý luận cho luận án tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu.

11


Cơng trình “Ra sức phấn đấu cho một nền nơng nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa”.
1976. Nxb Sự Thật, của Phạm Văn Đồng. NTQD được tác giả tập trung phân tích ở
mục: “Một số vấn đề xây dựng và phát triển NTQD trong q trình đưa nền nơng
nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Tác giả kh ng định vai trị, vị trí của
NTQD đối với nơng nghiệp miền Bắc XHCN; đề xuất một số bài học kinh nghiệm
nhằm xây dựng và phát triển NTQD đúng với chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và
Nhà nước giao cho. Mặc dù số lượng trang viết về NTQD chỉ có khoảng 7 trang
nhưng đây là cơ sở lý luận cho nghiên cứu sinh để đánh giá về NTQD ở miền Bắc
từ năm 1955 đến năm 1975.
Cơng trình “Tổ chức xí nghiệp nông nghiệp chủ nghĩa xã hội”. 1978. Nxb
Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, do Nguyễn Đình Nam làm chủ biên,
gồm 26 chương. Nội dung giới thiệu một cách hệ thống những lý luận và phương
pháp luận cơ bản của việc tổ chức quản lý các NTQD, các HTX nơng nghiệp, các
trạm cơ khí, sửa chữa máy móc trong nơng nghiệp; tổ chức ngành trồng trọt, chăn
ni; các ngành công nghiệp phục vụ và ngành phụ; tổ chức cơng tác phân phối,
cơng tác tài chính, hạch tốn kinh tế và tổ chức cơng tác phân tích hoạt động kinh
doanh trong các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã, trạm máy kéo... Cơng
trình là tài liệu tham khảo rất có giá trị giúp cho độc giả nắm được những vấn đề cơ

bản về cách thức tổ chức, cách thức vận hành, cách thức hoạt động của một nơng
trường quốc doanh.
Cơng trình của Thế Đạt “Nền nơng nghiệp Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám năm 1945”. 1981. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, gồm 280 trang với 5 phần: Nền
nông nghiệp Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Nền nông nghiệp
Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp thắng lợi (7/1954); Nền nông nghiệp Việt Nam từ khi bắt đầu khôi phục
kinh tế (1955) đến khi kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1965); Nền nông
nghiệp Việt Nam từ năm 1966 đến khi miền Nam hồn tồn giải phóng (4/1975);
Nền nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
NTQD cũng là một nội dung rất nhỏ được tác giả đề cập đến ở phần ba và
phần bốn và có liên quan trực tiếp đến luận án. Ở phần ba “B. Việc xây dựng thắng

12


lợi NTQD và trạm cơ khí nơng nghiệp và sửa chữa trong nền nông nghiệp XHCN
miền Bắc của Việt Nam”, tác giả dành một mục viết về NTQD, khoảng 10 trang (từ
trang 90 đến trang 100). Tác giả giới thiệu một cách khái quát nhất về quá trình xây
dựng NTQD ở miền Bắc Việt Nam và mở rộng ở miền Nam, số lượng NTQD, một
số kết quả về hoạt động sản xuất của NTQD với những dẫn chứng số liệu cụ thể và
sinh động ở từng giai đoạn.Trong phần này, tác giả đưa ra rất nhiều những phân
tích, nhận xét, đánh giá , tiêu biểu như nhận xét sau: “Nhìn chung, các NTQD cùng
với những xí nghiệp nơng nghiệp quốc doanh khác (trạm, trại quốc doanh...) đã đạt
được một số kết quả như trên đã phân tích, nhưng so với mức vốn Nhà nước đầu tư
về các mặt cũng như so với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ “làm gương” cho các hợp tác
xã nơng nghiệp thì chưa tương xứng. Tuy đã có một số q trình xây dựng và phát
triển từ nhiều năm nay, nhưng còn nhiều NTQD vẫn chưa được định hình rõ nét, từ
đó về phương hướng sản xuất vẫn chưa ổn định, có ảnh hưởng nhất định đối với sự
phát triển lâu dài của chúng” [159, tr. 99-100]. Đây là nhận định quan trọng giúp

nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nhận xét, đánh giá về NTQD. Phần bốn, mục 1
“Vấn đề phát huy những kết quả của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp và vấn đề
phát triển sản xuất tồn diện nền nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa của miền Bắc với vai
trò hậu phương vững chắc đối với tiền tuyến lớn anh hùng của cả nước” có khoảng
3 trang (từ trang 144 đến trang 147) viết về NTQD. Tác giả đưa ra nhiều số liệu về
trồng trọt và chăn nuôi của NTQD ở miền Bắc từ năm 1966 đến năm 1974. Kết quả
nghiên cứu của cơng trình được nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, số lượng trang viết về NTQD là khơng nhiều, chỉ có khoảng 14/280
trang. NTQD khơng phải là đối tượng nghiên cứu chính nên tác giả chỉ khái quát, sơ
lược, còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho luận án để tiếp tục nghiên cứu chun sâu.

Cơng trình “Đưa nơng nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa”. 1981. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, của Nguyễn Huy. Chương III “Hình
thức tổ chức của nền nơng nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa” có nhắc đến hình thức tổ
chức NTQD. Tác giả giới thiệu về các hình thức tổ chức NTQD, HTX nơng nghiệp,
các trạm máy kéo và máy móc nơng nghiệp, trong đó có phân tích vai trị và vị trí

13


của NTQD trong nền sản xuất lớn XHCN ở miền Bắc. Từ đó, tác giả kh ng định sự
cần thiết của mơ hình NTQD nhằm đưa nền nơng nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn XHCN.
Cơng trình “45 năm kinh tế Việt Nam 1945-1990”. 1990. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, do Đào Văn Tập (chủ biên), tổng kết lại chặng đường 45 năm phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Trong khi phân tích về nền kinh tế nơng nghiệp, các tác giả có
đưa ra những đánh giá về hiệu quả sản xuất của NTQD ở miền Bắc giai đoạn 19551960. Theo quan điểm của nhóm tác giả, trừ một số nơng trường sản xuất chè, cịn
đại đa số các nông-lâm trường đều thua lỗ, sản xuất không hiệu quả. Ở trang 10, tác
giả viết “Các nông lâm trường tuy có những thành tựu nhất định, song chưa tương
xứng với số vốn đầu tư nhà nước bỏ ra. Có nhiều ngun nhân của tình trạng đó,

nhưng trước hết là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ trên xuống đã làm cho
hoạt động kinh tế của nông trường kém hiệu quả” [224, tr. 10]. Với nhận định này,
nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để đánh giá về NTQD ở miền Bắc Việt Nam giai
đoạn này.
Cơng trình “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam”. 1994. Nxb Sự Thật, Hà Nội, tổng
kết lại những chặng đường phát triển lịch sử của nơng nghiệp Việt Nam. Đó là: Lịch
sử phát triển các loại tài nguyên nông nghiệp; các bộ phận hợp thành nền nông
nghiệp Việt Nam; các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp; tổ chức, quản lý nông
nghiệp qua các thời đại; những bài học và dự báo về con đường phát triển của kinh
tế nông nghiệp Việt Nam. Trong chương IV “Tổ chức, quản lý nông nghiệp qua các
thời đại”, trang 201, tác giả viết về NTQD như sau: trong hai năm 1956-1956, cùng
với việc khôi phục một số đồn điền cũ do các nhà tư sản Pháp để lại, Bộ Nông lâm
đã thành lập thêm 15 nông trường tại các tỉnh Hà Bắc, Hịa Bình, Hải Phịng, Thanh
Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình [183, tr. 201]. Tuy dung
lượng viết về NTQD khơng nhiều nhưng đây là nguồn tài liệu quý giá cho đề tài
tham khảo.
Cơng trình “Kinh tế nơng nghiệp”. 1997. Nxb Tài chính, Hà Nội, do Nguyễn
Đình Hợi chủ biên, dày 208 trang. Mục III “Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp
(Doanh nghiệp Nhà nước)”, gồm 5 trang, nhóm tác giả có đề cập đến NTQD. Nhóm

14


tác giả có kh ng định: Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp bao gồm các cơ sở
quốc doanh sản xuất (NTQD, các cơ sở sản xuất khác của Nhà nước) và quốc doanh
dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp (giống, bảo vệ thực vật, thủy lợi...). Đó là những
doanh nghiệp Nhà nước, tức là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư
vốn, quản lý với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo
hướng của Nhà nước. Nhà nước có thể giao một số ít chỉ tiêu pháp lệnh và có thể
can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về định giá, về tài

trợ. Song các biện pháp quản lý trực tiếp của Nhà nước khơng thốt ly một pháp
nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đ ng với doanh nghiệp khác. Những
biện pháp quản lý trực tiếp khơng thốt ly cơ chế thị trường. Trước đây, do quan
niệm chỉ có kinh tế quốc doanh mới triệt để xã hội chủ nghĩa (XHCN), mới có điều
kiện sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, cho nên đã có chủ trương phát triển tràn lan
các nơng trường, các trạm cơ khí nơng nghiệp và sửa chữa, các trạm, trại sản xuất
và dịch vụ kỹ thuật khác. Nhưng hàng chục năm qua do cơ chế quản lý tập trung
quan liêu, bao cấp, do trình độ tổ chức quản lý của cán bộ, cơng nhân cịn thấp nên
hầu hết các cơ sở quốc doanh, nông nghiệp đều làm ăn thua lỗ, không tương ứng với
số vốn đầu tư của Nhà nước bỏ ra [171, tr. 70-72]. Nhận định này của nhóm tác giả
giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở phân tích và nhận xét của NTQD.
Cơng trình “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam”. 1999.
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, của Trương Thị Tiến. Cơng trình có tổng số 260
trang, chia là 3 chương: Quá trình hình thành và phát triển các hợp tác xã nơng
nghiệp và mơ hình tổ chức quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta (1955-1980); Q
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nơng nghiệp ở Việt Nam (1981-1997); Một số
kinh nghiệm rút ra từ góc độ lịch sử. Trong đó, chương I, tác giả nghiên cứu từ năm
1955 đến năm 1980 có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tác giả dành một số nội dung
nhất định viết về NTQD ở miền Bắc Việt Nam, từ quá trình hình thành đến tổ chức
quản lý nông trường. Cụ thể ở chương I, mục III “Mơ hình tổ chức quản lý trong
các xí nghiệp quốc doanh nông nghiệp”, từ trang 49 đến trang 53, tác giả tập trung
phân tích và đánh giá về tổ chức quản lý của hệ thống NTQD ở miền Bắc. Từ
nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra quan điểm như sau: “Cơ chế quản lý trong khu

15


vực này làm cho các nông trường hàng năm đều được đánh giá là hoàn thành hoặc
hoàn thành vượt kế hoạch Nhà nước nhưng thực ra lại bị thua lỗ nếu hạch toán đúng
và đủ. Mặc dù Nhà nước đã đầu tư một số vốn khá lớn cho kinh tế quốc doanh,

nhưng “lãi giả lỗ thật” là hiện tượng phổ biến” [235, tr. 50]. Nhận định này được
nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên số trang viết về nơng
trường là rất ít ỏi, khoảng 4/260 trang. Đó là những nhận định, đánh giá chung nhất,
khái quát nhất về hiệu quả sản xuất, kinh doanh của NTQD.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kết luận: “Trong nông nghiệp,
thành phần kinh tế tập thể đại diện là các HTX nông nghiệp quản lý phần lớn đất đai
và lao động ở nông thôn, thành phần kinh tế quốc doanh đại diện là các NTQD, trại
trạm chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các đơn vị kinh tế cơ sở không được quyền tự chủ
trong sản xuất, kinh doanh và chịu sự quản lý của cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp ở cả cấp vi mô lẫn vĩ mô-một cơ chế quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính. Cơ chế này đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển của nền
kinh tế. Vì vậy, nơng nghiệp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Theo quan điểm của
tác giả, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, nơng nghiệp nói riêng trở thành
nhu cầu bức xúc [235, tr. 230]. Cơng trình là một tài liệu tham khảo rất quan trọng
của luận án.
Cơng trình “Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945 - 2000)”, tập II (1955 - 1975).
2005. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội do Đặng Phong chủ biên. Đây là một cơng
trình nghiên cứu rất cơng phu và đồ sộ với tổng số 1.178 trang. NTQD được nhóm
tác giả tập trung viết ở mục 2. “Thành lập các NTQD” (từ trang 280 đến trang 282),
mục 3. “Tổ chức ở các NTQD” (trang 288) và mục 5. “Quản lý ở NTQD” (từ trang
303 đến trang 305). Các tác giả khái quát quá trình thành lập NTQD ở miền Bắc.
Theo đó, NTQD được hình thành trên ba cơ sở: NTQD-xây dựng trên cơ sở các
doanh điền tịch thu được trong cải cách ruộng đất; Nông trường quân đội-thành lập
theo chủ trương chuyển ngành hàng loạt bộ đội sang làm kinh tế; Liên đồn sản xuất
nơng nghiệp miền Nam-tổ chức từ lực lượng cán bộ, nhân dân miền Nam tập kết ra
miền Bắc. Các tác giả phân tích sơ lược về vốn đầu tư cho nông trường và hiệu quả
kinh tế của các NTQD.

16



Từ nghiên cứu, nhóm các giả đã chỉ ra một số ngun nhân chính dẫn đến tình
trạng sản xuất kém hiệu quả. Theo quan điểm của nhóm tác giả, về tổ chức, NTQD
tổ chức sản xuất hoàn toàn theo những chỉ tiêu kế hoạch được Bộ Nông trường (Nhà
nước) giao cho, tức là được cung cấp toàn bộ vốn đầu vào và bao tiêu sản phẩm; Sự
chuẩn bị các điều kiện tiền đề xây dựng NTQD không được chu đáo. Về vị trí của
các NTQD khơng thuận lợi, giao thơng đi lại khó khăn, chi phí đầu tư đều tăng lên;
Lực lượng lao động trong các NTQD không quen với sản xuất nơng nghiệp nên
khơng thể có năng suất cao; Việc đầu tư không tập trung, dàn trải nên không đem lại
lợi ích kinh tế; Việc quản lý ngày cơng lao động khơng nghiêm túc; bộ máy tổ chức
thì cồng kềnh... Vì vậy, NTQD khơng đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Những nhận định này của các tác giả giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở
để nhận xét, đánh giá về NTQD. Do NTQD không phải là đối tượng chính của cơng
trình, nên khơng tập trung nghiên cứu, phân tích chuyên sâu. Nội dung viết về
NTQD chiếm khoảng 4-5/1.178 trang, còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu
chun sâu.
Những cơng trình kể trên, NTQD có được các tác giả đề cập đến, nhưng đều
chiếm dung lượng rất ít ỏi, chủ yếu là giới thiệu khái quát, sơ lược về NTQD. Tuy
vậy, đó là những phân tích, đánh giá về NTQD rất có giá trị để tác giả luận án tham
khảo và kế thừa.
Nghiên cứu về NTQD khá tản mạn ở một số cơng trình lịch sử địa phương như
Lịch sử Đảng bộ tỉnh, Lịch sử Đảng bộ huyện, thị trấn, xã. Có thể kể đến như:
Cơng trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh B nh, tập 1, (1930-1975)”. 1995. Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xuất bản. Cơng trình khơng trực tiếp viết về lịch
sử Nơng trường Đồng Giao giai đoạn 1955-1975 nhưng có nội dung viết về sự chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với Đảng bộ Nơng trường Đồng Giao. Cơng trình
“Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, (1954-1975)”. 1999. tập 2, Nxb Nghệ An, của các tác
giả. Cơng trình có viết về NTQD ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn 1955-1975,
cụ thể là viết về Nông trường Tây Hiếu I. Công trình “Lịch sử Nghệ An từ năm
1945 đến năm 2000”. 2010. Nxb Chính trị Quốc gia, của nhóm tác giả do Trần Văn

Thức

17


chủ biên, có đề cập một cách sơ lược về sự ra đời của các NTQD ở miền Tây Nghệ
An: Nông trường Đông Hiếu, Nông trường Tây Hiếu, Nông trường Trình Mơn,
Nơng trường Bãi Phủ, Nơng trường Sơng Con. Nhóm tác giả mới chỉ trình bày khái
quát về sự ra đời của các nông trường. Những nội dung như: tổ chức bộ máy, lực
lượng lao động, hoạt động sản xuất, quan hệ sản xuất, đóng góp... của các nơng
trường chưa được đề cập đến. Cơng trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn
(1930-2008)”. 2010. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Chương IV và chương VI
khái quát về sự ra đời của các nơng trường ở Nghĩa Đàn; vai trị của nông trường
Tây Hiếu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; sự chuyển đổi cơ chế của các NTQD ở
Nghĩa Đàn. Tuy nhiên, cơng trình chỉ dừng lại ở mức sơ lược q trình ra đời của
các nơng trường, chưa có sự phân tích, đánh giá cụ thể các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các nơng trường.
Cơng trình “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Rạng Đông (1958-2017)”. 2017.
Nxb Nam Định. Cơng trình phục dựng lại q trình hình thành, xây dựng và phát
triển của thị trấn Rạng Đơng theo tiến trình lịch sử từ năm 1958 đến năm 2017.
Chương I và chương II viết về Nông trường Rạng Đông giai đoạn 1958-1975 liên
quan trực tiếp đến luận án.
Đối với những cơng trình này, do NTQD khơng phải là đối tượng nghiên cứu
chính nên thường chiếm dung lượng rất khiêm tốn. Tuy nhiên, đây cũng là một
nguồn tài liệu có giá trị giúp cho tác giả luận án tham khảo.
*Nh m công tr nh nghiên cứu tr c tiếp về NTQD
Cơng trình “Ra sức xây d ng và củng cố nông trường quốc doanh”. 1963. Nxb
Sự Thật, Hà Nội, của Trần Hữu Dực. Tác giả tập trung phân tích các nội dung sau:
Tính chất và vai trị NTQD trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa XHCN; Ba nhiệm vụ
lớn của NTQD; Trên cơ sở những thắng lợi bước đầu, ra sức xây dựng và củng cố

NTQD; Tăng cường chỉ đạo NTQD. Cơng trình có một số nội dung liên quan trực
tiếp đến luận án. Tác giả đã chỉ ra tính chất căn bản của NTQD là cơ sở kinh tế nơng
nghiệp hồn tồn XHCN, các tài sản và tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu Nhà nước.
Về vai trò của NTQD, tác giả kh ng định các NTQD có vai trị rất lớn về mặt chính
trị, làm “tăng cường lực lượng đội ngũ giai cấp công nhân, xây dựng hạt nhân

18


lãnh đạo trong nơng nghiệp”, về kinh tế “góp phần xóa bỏ tính chất nhiều thành
phần trong nền kinh tế quốc dân”, là nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi kế
hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), góp phần bố trí lực lượng lao động
giữa miền núi và đồng bằng [139, tr. 3-9]. Tác giả phân tích rất kĩ ba nhiệm vụ trọng
tâm của NTQD, cơ sở hình thành NTQD ở miền Bắc Việt Nam và một số kết quả
NTQD đạt được từ năm 1955 đến năm 1962. Cơng trình cũng cung cấp nhiều số
liệu về NTQD có nguồn tin cậy cao.
Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu ít ỏi, có tính chun sâu về đề tài
NTQD và là nguồn tài liệu tham khảo quý cho luận án. Song với dung lượng 50
trang, công trình mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, trình bày một cách khái quát, cơ
bản nhất về NTQD và hoạt động sản xuất, kinh doanh của NTQD từ năm 1955 đến
năm 1962. Cơng trình cơng bố vào năm 1963, thời điểm miền Bắc đang thực hiện
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, NTQD được đẩy mạnh xây dựng. Do vậy, cuốn sách
chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền việc xây dựng và mở rộng NTQD.
Cơng trình “Nơng trường Đồng Giao 30 năm xây d ng và trưởng thành”. 1985.
Nông trường Đồng Giao xuất bản, Hà Nam Ninh, của Nguyễn Đăng Trình. Cơng
trình nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Nơng trường Đồng Giao thuộc tỉnh
Ninh Bình từ năm 1955 đến năm 1985. Cơng trình gồm 12 chương, bắt đầu từ năm
1955, tỉnh đón 105 người đầu tiên về xây dựng nông trường Đồng Giao trên cơ sở
Doanh điền Hữu Viện. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất, tác giả cịn phân tích, hoạt
động chiến đấu của nông trường. Đây là cuốn sách viết theo thể ký sự lịch sử. Bản

thân Nguyễn Đăng Trình là cựu cán bộ, cơng nhân viên của Nơng trường Đồng
Giao, từng có một thời gian dài tuổi trẻ làm việc tại và gắn nông trường cho nên
không tránh được cảm xúc cá nhân của tác giả.
Cơng trình “Cơng tác hạch tốn trong nông trường quốc doanh”. 1985. Nxb
Thống kê, Hà Nội, của Nguyễn Hịa Bình, đã giới thiệu về các cách thức hạch toán
tại một NTQD. Nội dung gồm 6 chương: Hạch toán lao động và tiền lương; hạch
toán tài sản cố định; hạch tốn vật liệu và cơng cụ lao động thuộc tài sản lưu động;
hạch tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; hạch toán thành phẩm, tiêu thụ,
kết quả tài chính và lãi nộp ngân sách; hạch tốn các loại vốn, quỹ của xí nghiệp.

19


Trong chương I (tiểu mục IV) “Các hình thức và chế độ tiền lương” và chương IV
(tiểu mục I) “Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch tốn” có nội dung liên quan đến đề tài. Nói
về các chế độ và hình thức trả tiền lương ở các nông trường quốc doanh, cơng trình
viết: chế độ trả lương theo thời gian (nghĩa là trả lương tháng), lương ngày, lương
công nhật và lương thời gian có thưởng; chế độ trả lương khốn gồm lương theo
khối lượng cơng việc, lương khốn việc có thưởng khi hồn thành vượt mức kế
hoạch sản lượng, lương khốn theo sản phẩm cuối cùng. Các hình thức trả lương
này được nơng trường áp dụng thời kì kinh tế kế hoạch hóa. Về ý nghĩa và nhiệm vụ
hạch tốn, nơng trường cần phải hạch toán để phân biệt các loại giá thành từ đó tính
được lỗ hay lãi. Giá thành sản phẩm gồm các loại như: giá thành kế hoạch của sản
phẩm (được lập ra trong kế hoạch sản xuất-kỹ thuật-tài chính của đơn vị); giá thành
thực tế chưa hồn chỉnh; giá thành thực tế hồn chỉnh (được tính trên cơ sở các tài
liệu về chi phí sản xuất thực tế phát sinh khi quá trình sản xuất và thu hoạch đã hồn
thành). Có rất nhiều nội dung luận án có thể kế thừa.
Cơng trình “Nơng trường Rạng Đơng trên con đường xây d ng và phát triển”.
2005. Nông trường Rạng Đơng xuất bản, Nam Định, nhân dịp đón nhận danh hiệu
“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Công trình dài 200 trang, viết về quá trình

ra đời và phát triển của Nông trường Rạng Đông từ năm 1958 đến năm 2004, trong
đó có một số nội dung liên quan đến giai đoạn của luận án: Lược sử những vùng đất
cũ quanh một vùng đất không tên; Cuộc hành quân chinh phục “thủy thần”; Lính
“hạ sao” vẫn nêu cao truyền thống; Cuộc đối đầu làm nên bản hùng ca không bao
giờ quên, từ trang 11 đến trang 87. Công trình viết theo thể hồi kí, ký sự lịch sử nên
văn phong mang phong cách ca ngợi, tri ân và tự hào về truyền thống cách mạng,
hăng hái lao động sản xuất của tồn thể cán bộ, cơng nhân nơng trường, đặc biệt là
công lao của các cán bộ, chiến sĩ ngày đầu tiên hành quân về miền biển Nghĩa Hưng
quai đê, lấn biển xây dựng nên Nông trường Rạng Đơng. Tuy vậy, đây là nguồn tài
liệu tham khảo.
Cơng trình “Lịch sử Nông trường 1-5”. 2012. Nxb Nghệ An, của nhóm tác giả Lê
Hồng sơn, Nguyễn Duy Đại, Lê Phước Huẩn, Nguyễn Thế, Hồng Chỉnh, gồm có 6
chương. Qua cơng trình, các tác giả đã khái quát được quá trình ra đời của nông

20


trường; những thành tích của nơng trường trên các lĩnh vực, từ hoạt động sản xuất
đến chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; đời sống của cán bộ, công nhân
viên nông trường; điểm qua các giai đoạn lịch sử của nông trường cho đến thời
điểm nông trường chuyển sang mơ hình kinh doanh Cơng ty cây ăn quả Nghệ An
năm 2001, từ việc cải tổ và kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo cho đến việc đổi mới
cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cho phù hợp với tình hình và
nhiệm vụ mới. Các tác giả tập trung phân tích những thành tích và khó khăn của
nơng trường qua từng giai đoạn lịch sử. Cơng trình cung cấp nhiều số liệu báo cáo
đáng tin cậy cho đề tài tham khảo.
Cơng trình “Lịch sử Nơng trường 3-2”. 2013. Nxb Nghệ An, của nhóm tác giả
Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Phong, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Đình Thận, Hồng
Văn Chỉnh, gồm có 6 chương, viết về sự ra đời và hoạt động của Nông trường 3-2;
những thành tích của nơng trường trong sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh

phá hoại của đế quốc Mỹ; quá trình chuyển sang cơng ty và sự thay đổi về hệ thống
tổ chức, hình thức quản lý và hiệu quả sản xuất trong thời kì đổi mới. Có thể nói,
cơng trình đã phục dựng lại được một bức tranh tồn cảnh về Nông trường 3-2 từ
khi nới thành lập cho đến năm 2010. Điểm nổi bật là nhóm tác giả đã trình bày chi
tiết những nỗ lực đổi mới khơng ngừng của Nơng trường 3-2 trong thời kì Đổi mới
như việc thực hiện cơ chế khốn chi phí, thu sản phẩm đến người lao động theo
Nghị định 01/CP và những kết quả mà nông trường đạt được sau khi thực hiện
khốn. Cơng trình cung cấp nhiều thơng tin và số liệu quý giá để luận án tham khảo.
Các bài viết đăng trên tạp chí
Bài viết “Chính sách xã hội đối với thanh niên tại nơng trường”, 1986, đăng
trên Tạp chí Xã hội, số 4, của Trần Kim Xuyến. Bài viết đề cập đến thực trạng đời
sống của tầng lớp thanh niên tại các NTQD, trong đó tác giả tập trung chủ yếu vào
lực lượng lao động nữ, những khó khăn, thiếu thốn mà nữ cán bộ, công nhân viên
nông trường phải đối diện; tình trạng mất cân đối giữa tỷ lệ nam và nữ tại các nông
trường… Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trên, trong đó,
ngun nhân chính là do nam cơng nhân tham gia nghĩa vụ quân sự. Cuối cùng, tác
giả đưa ra một số kiến nghị để tránh sự mất cân đối về giới tính trong cơ cấu lao

21


động và một số chính sách đối với cơng nhân nơng trường. Bài viết giúp nghiên cứu
sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống của công nhân viên NTQD.
Bài viết “Nông trường quân đội, một mô h nh kinh tế thời hậu chiến”, 1999,
đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6/1999, của Lê Nam Thắng, viết về thời kì
đầu chuyển quân ra sản xuất, xây dựng nên những Nông trường quân đội. Trong bài
viết, tác giả phân tích tình hình miền Bắc sau năm 1954; sự ra đời của Cục Nông
binh (sau này đổi tên là Cục Nông trường quân đội); công tác tổ chức, đưa các đơn
vị quân đội đi sản xuất; sự thống nhất các lực lượng do Bộ Nông trường quản lý…
Tác giả tập trung phân tích sâu về cơng tác chuyển qn ra sản xuất, những địa điểm

chuyển quân, không đi sâu vào phân tích sâu về các hoạt động, những đóng góp hay
hạn chế của các nơng trường qn đội. Bản thân tác giả Lê Nam Thắng nguyên là
Cục trưởng Cục Nông trường quân đội những năm 1956-1960 cho nên bài viết thiên
về hồi tưởng kí ức và niềm tự hào. Tuy vậy, bài viết là nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng cho luận án.
Bài viết “Đội quân nông trường”, 2006, đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số
6-2006, của Trần Hồ Nam, viết về thời kì đầu xây dựng các nông trường quân đội ở
miền Bắc Việt Nam những năm 1955-1960. Tác giả tập trung trình bày quá trình
chuyển quân ra sản xuất, xây dựng nên các nông trường quân đội những khó khăn,
gian khổ và vất vả của những người lính buổi đầu đi khai hoang, phát triển kinh tế;
chuyến viếng thăm và động viên tinh thần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, công nhân viên nông trường. Tác giả cung cấp
nhiều số lượng nông trường quân đội, đồng thời phân tích sơ lược những đóng góp
của nơng trường quân đội đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội miền Bắc.
Bài viết có nhiều nội dung luận án có thể tham khảo và kế thừa.
Bài viết “T m hiểu nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn
1955-1960”, 2014, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 (462)/2014, của
Đinh Quang Hải. Tác giả tập trung làm rõ 5 nội dung: Sự hình thành và tổ chức của
NTQD; về đội ngũ cán bộ, công nhân viên nông trường; về đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật, máy móc; đời sống của cán bộ, cơng nhân nơng trường và tình
hình sản xuất của NTQD. Bài viết phản ánh tương đối đầy đủ, khái quát về NTQD ở

22


×