Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHUYEN DE LOP 5 MON DIA LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.37 KB, 13 trang )

PHÒNG GD& ĐT PHƯỚC LONG
TRƯỜNG TH C VĨNH PHÚ TÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MƠN ĐỊA LÝ
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường Tiểu học C Vĩnh Phú Tây có đồng bào dân tộc khmer vùng nông thôn. Tất
cả bà công sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, dân số sống rãi rác khơng tập trung, tồn
tường có 03 điểm học, Trường Tiểu học C Vĩnh Phú Tây trung tâm được đặt tại ấp Bình
Bảo, địa bàn quản lý 5 ấp có ba điểm trường, có 7,56% là dân tộc khmer.
Năm học 2015 – 2016 số học sinh tham gia học và đội ngũ CBGVCNV như sau :
* Học sinh
Khối 5 tổng số học sinh là 152/69 Nữ trong đó có HSDT là 12/6 Nữ
*Giáo viên:
Tổng số CB-GV-CNV toàn trường là 40, nữ 18, trong đó chia ra:
- BGH: 04, nữ 1
- Giáo viên: 33, nữ 16, trong đó giáo viên bộ mơn: TD 02, MT 02, Anh
Văn 01; Nhạc 02, Khơmer 01, còn lại là giáo viên chủ nhiệm lớp 25 .
- CVN: 02, nữ 01.
- Đảng viên: 12, nữ là 02, DT 01
*Về chuyên môn: ĐH: 10; CĐSP:25 ;THSP 12+2:04 ; 9+3:1
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Phòng GD& ĐT Phước Long
- Được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của Đảng ủy, Ủy ban xã Vĩnh Phú
Tây.
- Đa số giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, trình
độ đạt chuẩn theo yêu cầu. Có đầy đủ giáo viên dạy lớp và các mơn theo
chương trình SGK.
- Được sự quan tâm của hội phụ huynh học sinh.


- Có đầy đủ sách giáo khoa và một số đồ dùng dạy học.
- Đa số các em đều có thói quen nề nếp, lễ phép, vâng lời thầy cô, thực
hiện đúng nội quy của trường, của lớp.
- Đi học đúng giờ, vệ sinh tốt trường lớp, tham gia tốt các phong trào của
chi Đội.
2/Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới việc học của con em mình.
- Một số học sinh còn thiếu đồ dùng học tập.
- Một số em có hồn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, nhà ở xa trường.
- Năng lực của một số em còn yếu.


- Nhiều bộ bàn ghế chưa đúng kích thước, khơng phù hợp với học sinh
làm khó cho phương pháp dạy học theo nhóm.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đặt vấn đề
- Xuất phát từ yêu cầu cơ bản cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và
học trong giai đoạn hiện nay.
- Xuất phát từ mục đích, u cầu của chương trình địa lí lớp 5. Từ những
hạn chế của của tâm lý của lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức
của học sinh lớp 5, tôi luôn suy nghĩ tìm cách cải tiến và đổi mới phương pháp
dạy học bộ mơn địa lí . Từ đó tơi thực hiện chuyên đề “ Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 5 học tốt mơn địa lí”
2, u cầu chung khi học môn Địa lý 5 :
Môn Địa lý giữ một vị trí quan trọng như vậy nên mục tiêu cần đạt được của
học sinh khi học môn Địa lý 5 là :
- Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm tư liệu Địa lý từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Biết phân tích, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lý.

- Biết dặt câu hỏi trong q trình học tập và chọn thơng tin để giải đáp.
- Biết thể hiện kết quả học tập bằng mọi hình thức.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Quan trọng hơn nữa, mơn Địa lý cịn phải góp phần bồi dưỡngcho học sinh
thói quen ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, Bồi dưỡng học sinh tình
yêu quê hương, đất nước, con người…
3, Nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lý 5:
Địa lí là một trong ba phân môn của môn TNXH. Phân môn Đia lí được in
trong phần 2 của SGK TNXH cung với phân mơn Lịch sử. Nội dung chương
trình Địa lí lớp 5 được chia thành ba phần:
Phần I: Địa lí Việt Nam
Phần II: Địa lí thế giới
Phần III: Địa lí địa phương.
Trong đó địa lí VN đước chia thành ba phần nhỏ:
- Địa lí tự nhiên (7 bài)
- Địa lí dân cư(2 bài)
- Địa lí kinh tế(6 bài)
- Ơn tập cuối kì (1 bài)
- Tổng số phần I có 16 bài
Sau khi học xong phần I, HS được biết các kiến thức về đặc điểm tự nhiên
Việt Nam như: vị trí, giới hạn, hình dạng, địa hình, khống sản, khí hậu, sơng
ngịi, biển, đất và động thực vật( 7 bài đầu tiên)


Bài 8 và 9 đề cập đến vấn đề dân cư, sự tăng dân số. Các bài cuối của phần I
sơ lược về kinh tế VN
Phần II, Địa lí thế giới gồm 13 bài
- Châu Á : 3 bài
- Châu Âu : 2 bài
- Ôn tập châu á, châu Âu: 1 bài

- Châu Phi : 2 bài
- Châu Mĩ: 2 bài
- Châu Đại Dương và châu Nam Cực: 1 bài
- Bên cạnh đó, các em cịn được thực hành tìm hiểu về 4 đại dương trên thế
giới là Bắc Băng Dương, Ân Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Bài cuối cùng của phần II là ôn tập
Như vậy, chương trình Địa lí 5 được trình bày trong 29 bài.
Phần III: Địa lí địa phương chia làm hai bài:
Bài 1 Địa lí kinh tế tỉnh Bạc Liêu và các huyện thành phố.
Bải 2 Huyện Phước Long
4/ Một số biện pháp
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ lược đồ cho học sinh
Bản đồ là một kênh thông tin quan trọng, đặc biệt là đối với môn địa lí.
Nếu làm phép so sánh coi nội dung của bài địa lí là cái đích thì kênh chữ giống
như phương tiện giúp ta tới đích, cịn bản đồ chính là hoa tiêu. Mặt khác, tư duy
của học sinh tiểu học vốn là tư duy trực quan sinh động. Tận mắt trẻ thấy, chính
tay trẻ làm chúng sẽ ghi nhớ và tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Vì thế tơi cho rằng
biện pháp này là biện pháp phải thực hiện đầu tiên trong q trình dạy học địa lí
-Trước hết tôi rèn cho học sinh kĩ năng xác định phương hướng trên bản
đồ. Kiến thức này các em đã được cung cấp từ lớp dưới nhưng vẫn phải liên tục
rèn luyện. Thậm chí trước mỗi tiết học mà nội dung của nó liên quan đến việc
xác định phương hướng, tơi đều yêu cầu học sinh ghi nhanh sơ đồ sau vào giấy
nháp:
B
T

Đ

N
Vừa xác định được phương hướng, các em phải thực hành thì mới ghi

nhớ được. Mặt khác, việc thực hành trên bản đồ treo tường sẽ kết hợp rèn luôn
kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh. Tuỳ theo nội dung cần chỉ bản đồ mà hướng
dẫn học sinh đứng sang bên phải hay bên trái của bản đồ.nhưng đứng ở bên nào
cũng cần chú ý tư thế đứng say cho khoảng 2/3 phía trước mặt quay xuống dưới


lớp, 1/3 cơ thể nghiên sang nhìn bản đồ để chỉ.
Để khai thác được kiến thức từ bản đồ, sau khi rèn kĩ năng xác định
phương hướng, tôi nhấn mạnh cho học sinh các bước cần tiến hành khi sử dụng
bản đồ
*Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ
VD: Lược đồ địa hình
Lược đồ các khu vực châu á
Lược đồ kinh tế Hoa Kì
Biết đọc tên bản đồ giúp các em tập trung chú ý vào mục tiêu chính mà
bản đồ muốn thể hiện.
*Bước 2: Đọc phần chú giải trên bản đồ
- Có những kí hiệu khơng thể hiện trong phần Chú giải hoặc có những
bản đồ khơng có phần chú giải vì trên bản đồ chứa các kí hiệu làm học sinh
khơng hiểu ( VD các kí hiệu sơng, núi, biên giới các quốc gia, châu lục, biển…)
- Việc đọc phần chú giải giúp học sinh nắm được các biểu tượng địa lí
được thu nhỏ trên bản đồ
VD: Hình 2 bài 14 SGK
Lược đồ giao thông đường sắt, đường ô tô, đường sông và đường biển
ven bờ
Phần chú giải thể hiện rõ:
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển ven bờ

Từ đó học sinh dễ dàng quan sát và nhận ra mỗi loạn đường có ở địa
phạn nào, số lượng, độ dài ngắn của chúng để tìm ra kiến thức của bài.
*Bước 3: Quan sát kĩ các biểu tượng địa lí trên bản đồ và hướng dẫn học
sinh xem bản đồ.
So sánh, nhận xét về màu sắc, tỉ lệ, vị trí của chúng để tìm ra kiến thức
Đây là bước hết sức quan trọng mà giáo viên phải rèn cho học sinh thực hiện nó
như một thói quen. Cần nhấn mạnh bước này có hai thao tác chính
Thao tác 1: Quan sát kĩ
Thao tác 2: So sánh, nhận xét.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh xem và từ đó rèn hình thành kĩ năng
xem bản đồ ở mức độ thấp là học sinh chú ý làm theo giáo viên đã làm mẫu sau
đó rèn cho học sinh tự phát hiện so sánh các biểu tượng trên bản đồ như : ( số
lượng, diện tích, độ lớn của mộ châu lục hay một nước…
Biện pháp 2: Phát huy tích cực việc sử dụng phiếu học tập.
Phiếu học tập được sử dụng trong tiết học là một phương thức dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh. Khi sử dụng phiếu học tập, giáo viên không


phải nói nhiều; tất cả các cá nhân trong lớp đều được hoạt động một cách tích
cực.
Ví dụ: Nếu giáoviên đặt câu hỏi: Đầu mối giao thơng là gì? Sẽ có em trả
lời được, có em khơng trả lời được ( vì khơng đọc sách giáo khoa) thậm chí bạn
đã trả lời đúng rồi nhưng vẫn có học sinh lơ đãng không nghe nên không hiểu.
Song nếu câu hỏi trên được chuyển vào phiếu học tập cá nhân với yêu cầu: Viết
tiếp vào chỗ …
“Đầu mối giao thơng là…………”
Thì tất cả các cá nhân đều cần đọc kĩ SGK và cầm bút viết vào phiếu học
tập: “ Đầu mối giao thơng là nơi có nhiều tuyến giao thơng gặp nhau”
Nếu có em nào khơng ghi hoặc khơng hiểu thì GV phát hiện ra ngay và
chỉ bảo kịp thời.

Tuy nhiên, khi áp dụng việc sử dụng phiếu học tập tôi luôn chú ý:
- Không lạm dụng phiếu học tập, chỉ sử dụng nó trong những tình huống
cần thiết>
VD1: Trong bài 20(Châu Âu) nên dùng phiếu học tập khio cho học sinh
tìm hiểu về khí hậu . GV có thể soạn câu hỏi trong phiếu như:
Châu Âu có khí hậu…….
Đặc điểm của khí hậu này là……
Châu Âu có khí hậu đó vì………
Nội dung soạn thảo trong phiếu chính là sự dẫn dắt để học sinh tìm tịi kiến
thức. Sau khi nhận phiếu và tìm hiểu SGK,đa số các em có kết quả đúng:
Châu Âu có khí hậu ơn hồ.
Đặc điểm của khí hậu này là: Mùa đơng lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ mát mẻ.
Châu Âu có khí hậu đó vì: Châu Âu nằm ở vùng ơn đới, có nhiều biển lấn
sâu vào đất liền.
Hay những kiến thức mà nếu thầy hỏi trò đáp sẽ rất mất thời gian. Cách tốt
nhất là làm phiếu học tập để mọi học sinh được trả lời
VD1: Bài 22: Ơn tập, có phiếu:
Dựa vào các bài học trước, hãy điên bảng dưới đây:
Các yếu tố
Châu Á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
địa hình
Chủng tộc
HĐ kinh tế
VD2: Bài 23 Châu Phi
Đánh dấu x vào ô  những ý em cho là đúng



Sa – Van là:
a. Rừng rậm 
b. Rừng thưa 
c. Cánh đồng chỉ có cỏ mọc. 
d. cánh đồng cao thỉnh thoảng xen lẫn khóm cây hoặc cây to. 
Biện pháp 3: Xây dựng thói quen xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa
các yếu tố địa lí.
Thứ nhất : Làm co học sinh thấy mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên
quan đến nhau
Chẳng hạn như cây trồng trên đất màu mỡ sẽ phát triển tốt, cây trồng trên
đất cằn cỗi sẽ còi cọc, kém phát triển. Hay nếu chặt phá rừng bừa bãi sẽ làm cho
khơng khí kém trong lành và là ngun nhân của những trận lũ quét.
Thứ hai: Muốn thấy rõ mỗi sự vật hiện tượng, yếu tố liên quan đến nhau
như thế nào phải đặt chúng trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng xung
quanh.
Giúp học sinh có thói quen nêu câu hỏi Tại sao co mỗi kết quả quan sát,
tìm hiểu bài học mà mình vừa có được.
VD1: Tại sao nước ta có nhiều sơng nhưng ít sơng lớn?
Trả lời được câu hỏi này phải nắm được mối quan hệ giữa sơng ngịi với địa
hình, khí hậu.
Địa hình VN 3/4 là đồi núi và cao nguyên, nước ta lại nằm trong vịng
đại nhiệt đới, có nhiều mưa, bởi vậy nước ta có nhiều sơng. Vì sơng tạo thành
so hội tụ dòng chảycủa nhiều con suối đổ từ trên cao xuống. đặc điểm địa hình
nước ta là hẹp ngang, kéo dài theo phương Bắc Nam vì thế khơng thể có những
con sơng lớn.
Biện pháp 4:Tổ chức các trị chơi học tập.
Để tạo cho học sinh hứng thú học tập, tôi thường xuyên tổ chức các tiết
học dướic hình thức: Vừa học vừa chơi. Những trò chơi học tập giúp các em
thich thú hơn những câu hỏi, những phiếu học tập. Hình thức chơi cũng ln
đổi mới để lần nào các em cũng hào hứng tham gia. Sau đây là một số ví dụ

minh hoạ về các trị chơi tơi đã áp dụng trong các tiết học Địa lí.
Ví dụ 1: Trị chơi Hướng dẫn viên du lịch
Mục đích: Trị chơi này nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, đồng thời rèn
luyện tính tự tin, nói rõ ràng rành mạch trước đám đông.
Tiến hành: Em đứng trên bục giảng chỉ bản đồ treo tường sẽ làm hướng
dẫn viên du lịch. Các em ngồi dưới coi như khách du lịch. Tuỳ theo bài học
hơm đó là bài gì mà hướng dẫn viên sẽ giới thiệu cho khách du lịch về nội dung
đó.
Khác du lịch sẽ thưởng cho hướng dẫn viên những tràng pháo tay cổ vũ
và đôi khi du khách lại đưa ra những câu hỏi để giao lưu với hướng dẫn viên.


Trò chơi này thường tiến hành sau khi học sinh đã được học bài mới. Đây là trò
chơi tương đối khó vì học sinh khơng những phải ghi nhớ các kiến thức đã học
mà cịn phải biết nói rõ ràng, có thứ tự, cịn phải biết xử lí các tình huống xảy
ra khi các bạn hỏi bất ngờ. Để giúp học sinh chơi được, GV có thể làm thử cho
học sinh xem:
VD: Giới thiệu về VN( Bằng bản đồ )
GV làm mẫu:
Mời các bạn đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng tôi( chỉ
VN). Nước chúng tôi nằm trong khu vực Đông Nam á( Chỉ vung ĐN Á) Lãnh
thổ VN có vùng đất liền hình chữ S( Chỉ vùng đất liền) và bộ phận rộng lớn của
biển Đông( Chỉ vùng biển) bao gồm nhiều đảo và quần đảo như quần đảo
Hồng Sa, Trường Sa…
Có thể dừng lại hỏi: Bạn có biết diện tích phần đất liền của VN là bao
nhiêu khơng? Bạn có nhớ trong các bài thơ được học, có câu thơ nào tả hình
dáng nước VN khơng?...
Với khơng khí học tập thoải mái, tự nhiên, GV trở thành người bạn của
học sinh và học sinh sẽ rất hào hứng xung phong làm hướng dẫn viên. Tất
nhiên, những bài đầu, HS cịn lúng túng, nói chưa lưu loát, giáo viên hướng dẫn

giúp đỡ. Đến những bài sau, các em sẽ tiến bộ hơn, thêm nhiều kinh nghiệm khi
trình bày trước đám đơng.
Biện pháp 5: Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá của GV là một động lực thúc đẩy việc học tập của
các em. GV thường xuyên kiểm tra kiến thức của học sinh dưới nhiều hình thức
sẽ giúp các em có thói quen học bài, ơn bài.
Trong q trình dạy học tơi đã áp dụng những hình thức kiểm tra đánh
giá như sau:
1, Kiểm tra vấn đáp( Mỗi tuần một lần – theo tiết học)
Các câu hỏi được cán sự mỗi tổ ghi sẵn ra giấy. Học sinh được kiểm tra
bắt thăm câu nào trả lời câu đấy( Thường là các câu hỏi cuối bài)
Câu trả lời đã được hướng dẫn thống nhất trước, em nào chưa rõ có thể
hỏi lại.
GV giao câu hỏi và đáp án cho cán sự bộ mơn kiểm tra chấm điểm thì sẽ
kiểm tra được nhiều em. GV chỉ giám sát và giải đáp thắc mắc về cách chấm
điểm( Nếu có).
Việc kiểm tra này chỉ diễn ra khoảng 5 phút( Tương đương với phần
kiểm tra bài cũ của mỗi tiết học)
2. Kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm ( Mỗi tháng một lần- theo nội
dung của 4 bài trong tháng)
Sau mỗi tháng, tơi có một bài kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm. Kiểm
tra theo kiểu này đỡ mất thời gian mà lại tổng hợp được nhiều kiến thức.


Điểm bài kiểm tra trắc nghiệm cộng với điểm bài kiểm tra vấn đáp chia
đơi ( làm trịn lên) sẽ lấy điểm tháng.
* Sau đây tơi xin trình bày giáo án của bài dạy thực nghiệm

Châu Á ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu :

Sau bài học Hs có thể:
-Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của
người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.
-Dựa vào lược đồ bản đồ, nhận biết được sự phân bố một số hoạt động
sản xuất của người dân châu Á.
-Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và
khai thác khoáng sản.
II Chuẩn bị :
- Bản đồ các nước châu Á.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Phiếu học tập của Hs.
- Viết sẵn bìa cứng từng nội dung bài học .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Nội dung
1. n định :
2. Kiểm tra
bài cũ

3. Bài mới :
Giới thiệu
bài :

Hoạt động Giáo viên
- Cho lớp hát .
-GV gọi một số HS lên bảng
kiêm tra bài.
+ Trên thế giới có bao nhiêu
châu lục và đại dương ?
+Châu Á có diện tích đứng

hàng thứ mấy so với châu lục ?
-Nhận xét cho điểm HS.
- Nêu : Tiết địa lí hôm trước
các em đã học xong bài Châu
Á , Các em đã biết được các
châu lục và đại dương , đặc

Hoạt động Học sinh
- Bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
-2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
của GV.
+ 6 châu lục và 4 đại dương .
+ Thứ nhất


điểm về tự nhiên .Hôm nay
các em sẽ cùng thầy tìm hiểu
tiếp về châu Á qua bài châu Á
HĐ1: Dân cư ( Tiếp theo )
châu Á.
-Gv treo bảng số liệu về diện
tích và dân số các châu lục
trang 103, SGK và yêu cầu HS
đọc bảng số liệu.

HĐ2; Các
dân tộc ở
châu Á.

-HS đọc bảng số liệu.

-HS làm việc cá nhân, tự so sánh các
số liệu về dân số ở châu Á và dân số
ở các châu lục khác.
-Một số HS nêu ý kiến, sau đó thống
nhất.
-Châu Á có số dân đông nhất thế
giới. Dân số châu Á hơn 4,5 lần dân
số châu Mó, hơn 4,4 lần dân số châu
phi, hơn 5,3 lần dân số châu u , hơn
117,4 lần dân số châu Đại Dương …..

-Gv cho HS thảo luận nhóm 2
bàn ( 2 phút ) .
+Dựa vào bảng sô liệu, em hãy
so sánh dân số châu Á với các
châu lục khác ?
Á Mó
2999
Á Phi
2991
Á u
3147
Á
Dương
3842
- Phát biểu – bổ sung .
- GV nhận xét, chỉnh sửa .
- Dân cư châu Á như thế nào so
với châu lục khác ?
+ Châu Á đông dân nhất thế

giới .
* Giảng : Phải giảm sự gia tăng
dân số thì việc nâng cao chất
lượng đời sống mới có điều kiện
thực hiện được.
-Dân châu Á chủ yếu là người da
vàng nhưng cũng có người trắng
-Gv yêu cầu HS quan sát hình
hơn…..
minh hoạ 4 trang 105 và hỏi.
+ Người dân châu Á có màu da
như thế nào?
- Giới thiệu tranh về các dân
tộc cho HS xem .
- Giảng : Lãnh thổ châu Á rộng


HĐ3: Hoạt
động kinh tế
của người
dân châu Á

hơn, trải trên nhiều đới khí hậu
khác nhau. Người sống ở vùng
hàn đới, ôn đới thường có nước
da sáng màu hơn.
+ Em có nhận xết gì về cách ăn
mặc và phong tục của họ ?
- Các dân tộc châu Á có màu
da và sống tập trung như thế

nào ?
-GV kết luận:
+ Phần lớn dân cư là người da
vàng .
+ Dân cư châu Á tập trung
đông đúc tại đồng bằng châu
thổ màu mỡ.
-Gv treo lược đồ kinh tế một số
nước châu Á, yêu cầu Hs đọc
tên lược đồ và cho biết lược đồ
thể hiện nội dung gì?
- Hãy nêu tên các hoạt kinh tế
có trong lược đồ ?

- Cho HS hoạt động nhóm 4 ( 2
phút ) .

-Cách ăn mặc và phong tục của họ
khác nhau.
- Phát biểu – bổ sung .

-HS đọc tên, đọc chú giải và nêu:
lược đồ kinh tế một số nước châu Á,
lược đồ thể hiện một số nghành kinh
tế chủ yếu ở châu Á.
- Khai thác dầu mỏ , trồng lúa mì ,
trồng lúa gạo , trồng bông , nuôi trâu
bò , sản xuất ô tô , đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản , … .
- Nhóm hoàn thành .

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả –
nhận xét bổ sung .

- Nhận xét khen nhóm hoàn
thành tốt – Chốt lại :
+ Công nghiệp : S X ô tô, Khai
thác dầu mỏ .
+ Nông nhiệp : Trồng lúa mì ,
bông , lúa gạo , nuôi trâu bò ,
-Họ còn trồng các cây công nghiệp
đánh bắt và nuôi trồng hải sản . như chè, cà phê, cao su, trồng cây ăn
quả.
+Ngoài những sản phẩm trên,
-Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ
em còn biết những sản phẩm
sản.


HĐ4: Khu
vực đông
nam Á .

4. Củng cố
-dặn dò :

nông nghiệp nào khác?
+ Dân cư các vùng ven biển
thường phát triển ngành gì?
………..
- Qua tìm hiểu em thấy : Ở

Châu Á nông nghiệp và công
nghiệp như thế nào ?
Nhận xét khen - KL :
+ Chủ yếu người dân làm nông
nghiệp là chính , một số nước
có công nghiệp phát triển .
-Cho lớp hoạt động nhóm đôi
( Quan sát lược đồ khu vực
châu Á trang 104 ) và cho biết :
+ Nêu vị trí địa lí của khu vực
Đông Nam Á ?
+ Nêu một số đặc điểm của khu
vực Đông Nam Á ?
+ Kể tên các nước thuộc khu
vực Đông Nam Á ?

-Nông nghiệp là ngành sản xuất chính
của đa số người dân châu Á Công
nghiệp chỉ phát triển ở một vài nước .

+ Ba phía giáp với các đại dương .
+ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm là chủ
yếu .
+ 11 nước : Việt Nam , Lào , Cam –
pu–chia , Thaùi Lan , Mi-an-ma , Malai-xi-a , Xin-ga-po , Phi-lip-pin , Brunây , In-đô–nê-xi-a , Đông-ti-mo .
- Phát biểu – nhận xét .

* Khu vực Đông Nam Á có
những đặc điểm gì ?
- Nhận xét tuyên dương KL :

+ Khu vực Đông Nam Á chủ
yếu có khí hậu gió mùa nóng
ẩm ; Ở đây sản xuất nhiều loại
nông sản và khai thác khoán
sản .
Hãy đánh dấu + vào ô £ em cho
- Tiết địa lí vừa học xong bài gì là đúng nhất :
?
1. Đa số các dân cư Châu
Á mang màu da gì?
- Phát phiếu trắc nghiệm cho
a. £ Da vàng.
học sinh thi làm trong nhóm ( 1
b. £ Da đen.
phút ) . Đáp án 1a , 2c .
c. £ Da trắng.
-GV nhận xét tiết học tuyên


dương , khắc phục .
-Gv dặn HS về nhà học bài và
trình bày về các nước láng
giềng của VN để chuẩn bị bài :
“Các nước láng giềng của Việt
Nam” .

2. Ngành sản xuất chính
của người dân Châu Á là gì?
a. £ Công nghiệp.
b. £ Thuỷ sản.

c. £ Nông nghiệp.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Về phía nhà trường :
- Quán triệt được sự chỉ đạo của Sở - Phòng về chương trình dạy học theo
mơ hình trường học mới VNEN.
- Giáo viên được qua lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do phịng tổ chức,
có trình độ chun mơn, là người biết hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Với sự trợ giúp đăc lực của SGK và đồ dung
học tập.
- Chỉ đạo cụ thể cho tổ trưởng lên kế hoạch hội giảng, thao giảng, dự giờ
chéo để học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Về phía nhà giáo viên :
- Ln chú ý lấy học sinh làm trung tâm
- Gắn bài học với thực tế sao cho thật đơn giản, dễ hiểu, thật gần gũi với học
sinh, đơn giản hoá mọi vấn đề.
- Cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
- Thường xun cập nhật thơng tin bằng mọi hình thức. GV nên có sổ tay
ghi chép những thơng tin liên quan đến bài học.
-GV là người nghiên cứu PPDH bài mới, biết khai thác triệt để ý đồ SGK.
Từ đó giúp học sinh tự phát hiện, tự phát hiện được vấn đề với sự trợ giúp đúng
mức của giáo viên khi học môn địa lý.
- GV phải ngiêm túc thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định.
*Trên đây là một số biện pháp thực hiện khi dạy học môn địa lý lớp 5 mà
chúng tôi đã đúc kết kinh nghiệm và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Trong quá trình thực hiên cũng khơng trách được những thiếu sót. Mong lãnh
đạo phịng và qúy thầy cô đến dự chuyên đề hôm nay nhiệt tình đóng góp ý
kiến để cho chun đề ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn !
Duyệt của BGH:


Vĩnh Phú Tây, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Người viết:


Nguyễn Văn Trưởng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×