Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Một số vấn đề cơ chế điều hành lãi suất Lãi suất là giá cả của vốn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.94 KB, 6 trang )

Một số vấn đề cơ chế điều hành lãi suất
Lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ, là một chỉ số kinh tế tổng hợp, chịu tác động bởi
nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ ở trong nước và ngoài nước.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) ấn định lãi suất kinh doanh (huy động và cho
vay vốn) dựa trên cơ sở cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương
(NHTW), xu hướng cung - cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và lãi suất
thị trường quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính - tiền tệ thế
giới có sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất
của NHTW các nước thay đổi theo hướng tự do hoá. Tuy nhiên, ở mỗi nước,
NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, thị
trường tài chính - tiền tệ ở mỗi nước, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục
tiêu của chính sách tiền tệ (lạm phát hoặc đa mục tiêu) để áp dụng cơ chế điều
hành lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền
tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các
nguồn vốn trong nền kinh tế. Đối với nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay
đổi qua nhiều giai đoạn; từ giữa tháng 5/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản:
- Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi
suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời
kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM; đồng
thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,
lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất
cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị
trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường
tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước.
- Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch
khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (i) “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn”
là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% - 5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; (ii) Lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra
hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân


hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.
Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ “thắt chặt”, các mức lãi
suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, lãi
suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên
13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng
10/2008 đến nay, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt chặt”
để chống lạm phát sang “nới lỏng” nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm
kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% - 11% - 8,5% -
7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15% - 13% - 12% - 9,5% - 8% - 7%/năm, lãi suất
tái chiết khấu từ 13% - 11% - 12% - 10% - 7,5% - 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở từ 15% - 14,3% - 13,5% - 11% - 9% - 8% - 7,5% - 7%/năm.

Biểu 1: Diễn biến lãi suất chủ đạo và lãi suất thị trường từ tháng 5/2008 –
7/2009

Các mức lãi suất chủ đạo và lãi suất thị trường từ tháng 5/2008-7/2009


Từ thực tế diễn biến tiền tệ, lãi suất trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận
xét sau đây:
Một là, việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã ngăn chặn được
nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM
trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTM cổ phần quy mô nhỏ
chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo,
củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống
ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy
động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng với diễn biến lạm
phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm
bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong những tháng
đầu năm 2009 tương đối ổn định.

Hai là, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và
hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện
là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ
đạo của NHNN; lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung
- cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của
NHNN, đã tác động làm cho thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những
tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp
với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.
Ba là, việc điều hành linh hoạt lãi suất cơ bản, vừa là công cụ điều tiết thị trường,
vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ, đã và đang trở
thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các
doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các NHTM quan
tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu
tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này cú ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai
trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm
phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Bốn là, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phï hîp víi quy định của Luật NHNN và
Bộ luật Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm tới đây là
kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững.
Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi
suất kinh doanh của NHTM, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị
trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị
trường. Xử lý vấn đề này, NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận
đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ tín dụng, đi kèm theo
đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Hiện
nay, đã và đang xuất hiện ý kiến cho rằng NHNN cần dỡ bỏ trần lãi suất cho vay =
Lãi suất cơ bản x 150% mà để cho các NHTM được tự ấn định lãi suất kinh doanh.
Ý kiến này cần được xem xét ở một số khía cạnh: (1) Theo kinh nghiệm của quá
trình tự do hoá lãi suất ở các nước và nước ta trong nhiều năm qua cho thấy điều

kiện để tự do hoá lãi suất là kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính - tiền tệ
minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiểm soát
lạm phát; phát triển hệ thống thanh toán có khả năng kiểm soát được hầu hết các
luồng vốn khả dụng của khu vực ngân hàng, chứng khoán và các định chế tài
chính khác; hệ thống NHTM có năng lực cạnh tranh và khả năng đảm bảo an toàn
hoạt động kinh doanh; ngân sách nhà nước thâm hụt ở mức thấp. Với các điều
kiện này, có lẽ nền kinh tế và thị trường tài chính - tiền tệ của nước ta hiện nay
chưa đáp ứng được; (2) Khủng hoảng tài chính thế giới đã trải qua tình trạng tồi tệ
nhất, nhưng suy thoái và phục hồi kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng tiêu cực đối với kinh tế và thị trường tiền tệ trong nước, trước mắt cần thực
thi các giải pháp tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống; (3) Kinh tế trong
nước, nguy cơ lạm phát cao chưa được ngăn ngừa một cách vững chắc, kinh tế vĩ
mô còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hệ thống các NHTM còn chênh lệch lớn về quy
mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có; năng lực tài chính, khả năng
cạnh tranh và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều mặt hạn chế; (4) Thị
trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán còn
chứa đựng những nguy cơ bất ổn do hiện tượng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến
và các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa đủ mạnh để có thể
ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng này, sẽ kéo theo các rủi ro cho hệ thống
ngân hàng.
Từ những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới - giai đoạn hậu suy
giảm kinh tế, việc tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải
pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn thị trường.
Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định được thực hiện kết hợp giữa
điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các
mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều
hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và
thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính - tiền tệ ở trong và ngoài nước,
cũng như các rủi có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính.

TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN VN. Tham luận
nhan đề "Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của Ngân hàng Nhà
nước đối với ổn định thị trường tiền tệ"

×