Một Hướng Dẫn Nhỏ Về Tư Duy Bình Phẩm
Joe Lau
1. Giới thiệu
Tư duy bình phẩm (critical thinking) là khả năng tiến hành những tư tưởng độc
lập, có suy nghĩ, và có thể suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý.
Tư duy bình phẩm không có nghĩa là cải lý hay chỉ trích tư tưởng khác. Mặc dù
những kỹ năng tư duy bình phẩm có thể được sử dụng trong việc vạch trần những
sai lầm và các lý lẽ không đúng, chúng cũng có thể được sử dụng để ủng hộ những
quan điểm khác,và góp phần với những quan điểm khác trong việc giải quyết các
vấn đề và tiếp thu kiến thức có được.
Tư duy bình phẩm là những kỹ năng suy nghĩ chung mà nó hữu dụng đối với tất cả
các loại hoạt động và nghề nghiệp. Suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống có thể cải
thiện được sự nhận thức và diễn đạt những ý tưởng, vì vậy khả năng tư duy bình
phẩm tốt có thể nâng cao được các kỹ năng ngôn ngữ và diễn đạt.
Đôi khi người ta có suy nghĩ rằng tư duy bình phẩm không thích hợp với tính sáng
tạo. Đây là một quan niệm sai lầm, vì sự sáng tạo không chỉ là một vấn đề được
nêu ra với những ý tưởng mới. Một con người sáng tạo là một người mà có thể tạo
những ý tưởng mới mà nó hữu dụng và thích hợp với nhiệm vụ mà họ đang thực
hiện. Tư duy bình phẩm thể hiện vai trò quyết định trong việc đánh giá sự có ích
của những ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và hổ trợ cho chúng nếu
cần thiết.
Tư duy bình phẩm cũng rất cần thiết cho việc tự phản ánh. Để sống một cuộc sống
có nghĩa và xây dựng cuộc sống của chúng ta một cách phù hợp, chúng ta cần điều
chỉnh và phản ánh trên những giá trị và quyết định của chúng ta. Tư duy bình
phẩm cung cấp những công cụ cho quy trình của sự tự đánh giá.
Chỉ dẫn nhỏ này bao gồm một thảo luận ngắn về những nền tảng của tư duy bình
phẩm. Nó không phải là một sự nghiên cứu toàn diện, cũng không phải là một
cuốn sách giáo khoa đầy đủ. Mục đích là để làm nổi bật một số các khái niệm và
nguyên tắc quan trọng hơn của tư duy bình phẩm để đưa ra một ấn tượng chung
của lĩnh vực này. Để nghiên cứu xa hơn, người đọc có thể tìm kiếm những cuốn
sách và những nguồn trực tuyến liệt kê ở cuối bài.
2. Ý Nghĩa
NGHĨA ĐEN (literal meaning) là một đặc tính của những sự diễn đạt bằng ngôn
ngữ. Nghĩa đen của một chuỗi từ được quyết định bởi những tính chất ngữ pháp
của nó và những ý nghĩa mà nó được ấn định một cách thông thường đối với
những từ đó. Nghĩa đen của một lời nói sẽ khác với ngụ ý nói chuyện của nó "
thông tin mà nó được chuyển tải một cách ngấm ngầm trong những ngữ cảnh nói
chuyện riêng biệt, khác với nghĩa đen của lời nói.
Ví dụ, giả sử ta hỏi Lily là cô ấy có muốn đi xem phim hay không và cô ta trả lời,
"tôi rất mệt". Một cách tự nhiên chúng ta sẽ suy ra rằng LiLy không muốn đi xem
phim. Nhưng điều này không phải là phần nghĩa đen của những gì LiLy đã nói.
Hơn nữa, thông tin mà cô ta không muốn đi được suy luận một cách gián tiếp.
Tương tự, giả sử chúng ta nghe LaLa nói, "Po thích sách". Chúng ta có thể bảo
LaLa nói rằng Po thích đọc. Nhưng điều này phần lớn là ngụ ý nói chuyện, và
không phải là phần nghĩa đen của những gì mà LaLa đã nói. Có thể là Po ghét đọc
và cô ta thích sách chỉ vì cô ta nghĩ rằng đọc sách là cách đầu tư tốt. Nhưng nếu
đây là một trường hợp, thì sự khẳng định của LaLa vẫn đúng.
Một điểm quan trọng được minh họa bởi ví dụ này là khi chúng ta muốn tìm ra
một lời nói có đúng hay không, nó là nghĩa đen của lời nói mà chúng ta sẽ xem
như là vậy, và không phải là ngụ ý nói chuyện của lời nói. Đây là điều quan trọng
đặc biệt trong văn cảnh pháp luật. Nội dung của một bản hợp đồng thì được đưa ra
một cách tiêu biểu bởi nghĩa đen của những từ trên hợp đồng, và nếu có sự tranh
chấp về bản hợp đồng, thì cuối cùng nó được giải quyết bằng nghĩa đen của những
mục trên bản hợp đồng, và không được giải quyết bởi cái mà người ta hay người
khác nghĩ theo ngụ ý ngầm.
Sự Vô Nghĩa (Meaninglessness)
Trong ngôn ngữ thông thường, tính "vô nghĩa" đôi khi được sử dụng một cách khá
là bừa bãi. Những yêu cầu không quan trọng hoặc trống rỗng đôi khi cũng được
diễn tả bởi từ "vô nghĩa". Ví dụ, giả sử Peter được hỏi rằng anh ta sẽ đi dự tiệc hay
không, và anh ta trả lời "nếu tôi tới, tôi sẽ tới." Nói một cách chính xác, đây là một
lời nói trống rỗng vì nó không cung cấp được bất kỳ một thông tin hữu dụng nào
về việc Peter có thể tới hay không. Nhưng câu nói đó thì đủ nghĩa và đúng ngữ
pháp một cách hoàn hảo. Là một câu chính xác sẽ không diễn đạt những lời nói vô
nghĩa như vậy.
3. Những Định Nghĩa
Sự thiếu rõ ràng về nghĩa có thể cản trở những lập luận hay và gây trở ngại cho
hiệu quả truyền đạt thông tin. Một cách để làm cho nghĩa rõ ràng hơn là sử dụng
định nghĩa. Một định nghĩa được cấu thành bởi 2 phần - một DEFINIENDUM và
một DEFINIEN. Definiendum là một mục mà nó được định nghĩa, trái lại
Definien là một nhóm từ hay những khái niệm được sử dụng trong định nghĩa mà
nó được giả sử rằng nó cùng nghĩa như Definendum. Ví dụ, trong nghĩa của
"chàng độc thân", với nghĩa "một người đàn ông chưa có vợ", từ "chàng độc thân"
là Definiendum, và "một người đàn ông chưa có vợ" là Definien. Chúng ta có thể
chia các định nghĩa thành 4 loại:
Định Nghĩa Báo Cáo (Reportive Definition)
Một định nghĩa báo cáo đôi khi cũng đã biết như là một định nghĩa từ vựng. Nó
báo cáo ý nghĩa tồn tại của một từ. Điều này bao gồm từ "người đàn ông chưa có
vợ" như ví dụ ở trên, hay định nghĩa của "số nguyên" khi nhắc đến bất kỳ một số
nguyên nào lớn hơn 1 và có thể chia hết cho 1 và chính nó. Một định nghĩa báo
cáo diễn đạt từ chính xác mà nó định nghĩa.
Định Nghĩa Qui Định (Stipulative Definition)
Một định nghĩa qui định được sử dụng để giải thích ý nghĩa tồn tại của một từ. Nó
được sử dụng để ấn định một nghĩa mới cho một từ, bất luận một từ đó đã có nghĩa
hay không. Nếu định nghĩa qui định được chấp nhận, thì từ được sử dụng theo
cách mới mà nó được ra lệnh. Ví dụ, giả sử một định nghĩa qui định được đề nghị
định nghĩa "MBA" theo nghĩa "Đã có gia đình nhưng vẫn cập bồ". Chấp nhận một
định nghĩa như thế, chúng ta có thể đi theo sự biểu diễn những người khác là
MBA.
(TQ hiệu đính: MBA viết tắc cho Master of Business Administration, có nghĩa là
Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh. Nhưng MBA còn có nghĩa tiếng lóng là "Married
but Available", nghĩa là "Đã có gia đình nhưng vẫn cặp bồ". Nếu chúng ta quy
định MBA theo nghĩa thứ 2, thì chúng ta có rất nhiều MBA trong nhóm mày râu!!!
Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có nhiều từ như vậy lắm. Ví dụ, "dễ thương" như
là cô con gái đẹp. Nhưng nếu chúng ta quy định "dễ thương" là dễ dàng trong việc
yêu thương, thì các cô làm "gà" đều là "dễ thương" hết. "Yêu nước" là yêu quê
hương đất nước, hay thích uống nước nhiều lắm").
Định Nghĩa Chính Xác (Precising Definition)
Một định nghĩa chính xác có thể được xem như là một tổ hợp của những định
nghĩa báo cáo và qui định. Mục đích của những định nghĩa chính xác là để làm
cho nghĩa của các từ chính xác hơn đối với một vài mục đích. Ví dụ, một công ty
xe buýt có thể muốn đưa ra một sự giảm giá cho những người cao tuổi. Nhưng chỉ
tuyên bố rằng người già có thể trả tiền xe ít hơn sẽ dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi, vì
nó không nói rõ bao nhiêu tuổi sẽ là một người già. Vì vậy người ta có thể định
nghĩa "một người già" như "bất kỳ một người nào 65 tuổi trở lên". Đây là một định
nghĩa hiển nhiên giữa nhiều định nghĩa có thể có.
Một cách tương tự, những định nghĩa chính xác rất quan trọng trong việc lập ra
những quy luật và những quy tắc. Chúng ta có thể muốn loại trừ hay trừng phạt
việc quấy rối tình dục, nhưng chúng ta cần một định nghĩa chính xác về quấy rối
tình dục để người ta biết cái nào là thích hợp và cái nào thì không. Ví dụ, một giáo
sư sinh vật cho một bài kiểm tra bất ngờ về giới tính con người tốt hơn không nến
tính chuyện này như là "sự quấy rối tình dục" dưới bất kỳ định nghĩa nào.
Sau cùng, những định nghĩa chính xác có thể được sử dụng để giải quyết lại những
cuộc tranh cãi mà liên quan đến những khái niệm chủ yếu mà ý của những người
này có thể không đủ rõ ràng. Giả sử 2 người đang tranh luận về những thú vật như
chim hay khỉ không đuôi có ngôn ngữ hay không. Để giải quyết lại cuộc tranh cãi
này, chúng ta cần chính xác hơn khi nói nghĩa của "ngôn ngữ" là gì. Nếu "ngôn
ngữ" của chúng ta dựa vào bất kỳ hệ thống liên lạc nào, thì dĩ nhiên những con
chim và những con thú khác sử dụng ngôn ngữ. Theo cách khác, "ngôn ngữ" có
thể được sử dụng theo một phương hướng khác, yêu cầu một cú pháp tổng hợp và
ngữ nghĩa học, cho phép một người sử dụng ngôn ngữ đối với thông tin liên lạc về
những đối tượng hay những tình huống điều khiển theo thời gian và không gian từ
vị trí của ngôn từ. Theo cách như vậy, các hệ thống liên lạc của hầu hết những thú
vật sẽ không đủ khả năng là ngôn ngữ.
(TQ hiệu đính: khi tranh cải, những từ ngữ hay khái niệm chính cần phải được
định nghĩa cho chính sác. Ví dụ, "Việt kiều về Việt Nam trở thành người xấu".
Trong câu trên, chúng ta cần phải định nghĩa "xấu"; cái gì và như thế nào là xấu?
Có sự định nghĩa chính xác giúp 2 người tranh luận tránh trường hợp, ông nói gà
bà nói vịt. Thêm một ví dụ khác "người vô thần không có đạo đức". Chúng ta phải
định nghĩa, thế nào là "vô thần", và như thế nào là "đạo đức"?)
Định Nghĩa Thuyết Phục (Persuasive Definition)
Một định nghĩa thuyết phục là bất kỳ định nghĩa nào mà nó gắn với một xúc cảm,
xác thực hay làm giảm đi nghĩa của một từ khi nó không còn nữa. Ví dụ, nhiều
người phản đối việc nạo thai, có thể định nghĩa "nạo thai" là "sự giết hại những
đứa trẻ còn ngây thơ". Định nghĩa này mang một hàm ý chống đối vì mục "sự giết
hại" cho rằng nạo thai là giết người phi pháp, và nó cũng thừa nhận rằng phôi thai
mới cũng là một con người. Một định nghĩa như vậy thì chắc chắn không thích
hợp trong một cuộc tranh luận hợp lý trên tính nguyên tắc đạo đức của việc nạo
thai, mặc dù nó có thể hữu dụng như một công cụ hùng biện. (TQ hiệu đính: chúng
ta cần để ý tới định nghĩa thuyết phục, vì khi chúng ta chấp nhận định nghĩa thuyết
phục, thì chưa tranh cải, chúng ta đã thua. Theo ví dụ trên, nếu chúng ta chấp nhận
phôi thai là con người, thì tất nhiên "nạo thai" là "giết người". Vì thế, chúng ta cần
phải tìm hiểu trọng tâm của vấn đề "phôi thai có phải là con người hay chưa"?)
Định Nghĩa Ước Lượng (Evaluation Definition)
Tiêu chuẩn cho những định nghĩa ước lượng tùy thuộc vào loại định nghĩa mà
chúng ta đang xem xét. Với định nghĩa báo cáo, điều quan trọng là đưa ra định
nghĩa một cách chính xác có được mà cách sử dụng từ nó đã định nghĩa. Đặc biệt,
điều này có nghĩa là định nghĩa sẽ không quá rộng hoặc không quá hẹp.
Một định nghĩa QUÁ RỘNG (hay quá mênh mông) nếu Definien áp dụng những
thứ mà Definiendum không áp dụng. Ví dụ, định nghĩa một máy bay là một máy
móc có thể bay được, định nghĩa này quá rộng vì trực thăng thì cũng là một cái
máy có thể bay, nhưng chúng không phải là máy bay.
Một định nghĩa QUÁ HẸP nếu Definien không áp dụng những thứ mà
Definiendum áp dụng, ví dụ: định nghĩa một tam giác là một hình phẳng với 3
cạnh bằng nhau.
Chú ý rằng một định nghĩa có thể là vừa quá rộng và cũng quá hẹp vào cùng một
thời điểm. Nếu bạn định nghĩa "rau" là những cái lá có thể ăn được của bất kỳ từ
cây nào, định nghĩa này quá hẹp vì nó không có tính đến cà chua và khoai tây. Mặt
khác, nó cũng quá rộng vì lá trà cũng có thể ăn được nhưng nó không phải là rau.
Vấn đề đáng nói là hoặc một định nghĩa quá mênh mông hoặc quá hẹp không xảy
ra với những định nghĩa qui định, vì định nghĩa đó không thể hiện cách sử dụng
hiện có. Nhưng điều quan trọng là định nghĩa qui định cần tránh sự vòng vo, mâu
thuẫn và tối nghĩa.
4. Các Điều Kiện Cần Và Đủ
Những khái niệm về các điều kiện cần và đủ giúp chúng ta hiểu và giải thích được
những mối quan hệ khác nhau giữa các khái niệm, và tình trạng công việc liên kết
với những công việc khác như thế nào.
Nói rằng X là một ĐIỀU KIỆN CẦN đối với Y thì có nghĩa rằng không thể có Y
mà không có X. Nói cách khác, sự vắng mặt của X bảo đảm có sự vắng mặt của
Y. Một điều kiện cần đôi khi cũng được gọi là "một điều kiện chủ yếu". Một vài ví
dụ:
· Một hình vuông thì cần phải có 4 cạnh.
· Một người lính giỏi thì cần phải có điều kiện là dũng cảm.
· Không phải một số chẵn là cần thiết để trở thành một số nguyên.
Để thấy được X không phải là 1 điều kiện cần của Y, chúng ta dễ dàng tìm ra một
tình huống khi Y có mặt nhưng X thì không. Ví dụ:
· Giàu không phải là điều kiện cần đối với việc được nhiều sự tôn kính, vì một nhà
hoạt động xã hội rất được tôn kính có thể thật sự rất nghèo.
· Sống trên cạn không phải là điều kiện cần để làm một loài động vật có vú. Cá voi
là loài động vật có vú, nhưng chúng sống dưới biển.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần biết khái niệm về điều kiện cần rất
thường xuyên, ngay cả dù cho chúng ta có thể đang sử dụng những từ khác nhau.
Ví dụ, khi chúng ta nói những câu như là "cuộc sống cần phải có oxigen", điều này
thì cũng tương tự như nói rằng oxigen là điều kiện cần thiết đối với việc tồn tại
của sự sống.
Một tình trạng nào đó của vấn đề có thể có nhiều hơn một điều kiện cần thiết. Ví
dụ, để là một người chơi piano hay trong buổi hòa nhạc, có kỹ thuật tốt về ngón
tay là một điều kiện cần. Nhưng điều này chưa đủ. Một điều kiện cần thiết khác là
giỏi biểu diễn nhiều bài nhạc bằng piano.
Kế tiếp, chúng ta nói đến những điều kiện đủ. Để nói rằng X là một ĐIỀU KIỆN
ĐỦ đối với Y thì nói rằng sự có mặt của X bảo đảm sự có mặt của Y. Nói cách
khác, không thể có X mà không có Y. Nếu X có mặt, thì Y cũng phải có mặt. Lặp
lại một số ví dụ:
· Là một hình vuông là điều kiện đủ để có 4 cạnh.
· Có thể chia hết cho 4 là điều kiện đủ để là một số chẵn.
Để thấy được rằng X không phải là điều kiện đủ đối với Y, chúng ta đưa ra trường
hợp khi X có mặt nhưng Y thì không. Ví dụ:
· Yêu một người không là điều kiện đủ để được yêu. Một người rất hèn hạ và xấu
xa yêu một người có thể không được người ta yêu.
· Trung thành thì không đủ để trở thành một người trung thực bởi vì hắn có thể nói
dối để bảo vệ người mà hắn trung thành.
Những biểu thức như là "Nếu X thì Y", hay "X thì đủ đối với Y", có thể cũng được
hiểu như khi nói rằng X là một điều kiện đủ đối với Y. Chú ý rằng một số tình
trạng của vấn đề có thể có nhiều hơn một điều kiện đủ. Xanh da trời là điều kiện
đủ để có màu sắc, nhưng dĩ nhiên xanh lá cây hay màu đỏ thì cũng là điều kiện đủ
để có màu sắc.
Cho 2 điều kiện bất kỳ X và Y, chúng có thể liên kết với nhau theo 4 cách:
· X thì cần nhưng không đủ cho Y.
· X thì đủ nhưng không cần đối với Y.
· X thì cần và đủ đối với Y. (hay "cùng chung cần và đủ")
· X thì không cần cũng không đủ đối với Y.
Sự phân loại này rất hữu dụng khi chúng ta muốn làm sáng tỏ 2 khái niệm liên kết
với nhau như thế nào. Đây là các ví dụ:
· Có 4 cạnh thì cần nhưng không đủ để là một hình vuông (vì hình chữ nhật có 4
cạnh nhưng nó không phải là hình vuông).
· Có một đứa con trai thì đủ nhưng không cần thiết để làm ba mẹ (làm ba mẹ có
thể chỉ có một đứa con gái).
· Là một người đàn ông chưa kết hôn thì đủ và cần thiết để là một "người đàn ông
chưa có vợ".
· Là một người cao thì không cần cũng không đủ để là một con người thành đạt.
Các điều kiện cần và đủ thì thường xuyên rất hữu dụng trong việc giải thích những
mối quan hệ giữa những khái niệm trừu tượng. Ví dụ, trong việc giải thích nhu cầu
tự nhiên của sự bình đẳng, chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc của luật pháp thì
cần thiết nhưng không đủ cho sự bình đẳng.
5. Những Sai Lầm của Ngôn Ngữ
Những khó khăn về ngôn ngữ học là việc lạm dụng ngôn ngữ khi ngôn ngữ
thường sử dụng không rõ nghĩa, bóp méo hay tạo những lời nói xuất hiện nhiều
thông tin hay sâu sắc hơn những gì chúng thật sự có.
Sự Lưỡng Nghĩa (Ambiguity)
Có nhiều loại Lưỡng Nghĩa khác nhau. Sự Lưỡng Nghĩa Về Từ Vựng (Lexical
Ambiguity) đề cập đến trường hợp khi một từ có nhiều hơn một nghĩa trong ngôn
ngữ. Ví dụ, từ "deep" có thể có nghĩa là sâu sắc ("Cái mà bạn đã nói rất là sâu"),
hay nó có thể thường được dùng để diễn tả chiều sâu vật lý ("Cái hố này rất sâu").
Một cách tương tự đối với những từ như "young" (sự thiếu kinh nghiệm hay tuổi
trẻ), "
bank" (đáy sông hay tổ chức tài chính), vân vân.
Sự Lưỡng Nghĩa Do Ám Chỉ xảy ra khi ngữ cảnh không làm rõ là một đại từ hay
số lượng đang được đề cập tới. Ví dụ, lời nói sau đây không nói rõ ai là người bị
thương:
· "Ally đánh Georgia và sau đó cô ta bắt đầu chảy máu." Ai chảy máu? Ally hay
Georgia, hay một người thứ 3?
Nhiều người thích nói những lời chung chung, như là "các nhà chính trị thì ăn hối
lộ". Thật ra, câu nói này ngụ ý rằng không có nhà chính trị nào mà không ăn hối
lộ. Nhưng dĩ nhiên chúng ta có thể phản chứng với nhiều ví dụ khác cho cách lập
luận như thế này. Vì vậy người ta nói "Tôi thật sự không có ý nói mỗi hay tất cả
các nhà chính trị." Nhưng sau đó thì chính xác ai là người được đề cập đến"
(TQ hiệu đính: tiếng Việt chúng ta cũng có những từ tương tự. "Quyền" như là cú
đấm hay là quyền hành. "Vô Thượng Sư" là vị sư không cao (nghĩa là lùn) hay là
vị sư không có ai cao hơn (tức là cao nhất). "Tôi có đạo" nghĩa là tôi làm đạo tặc,
hay tôi có theo một tôn giáo).
Sự Lưỡng Nghĩa Về Cú Pháp nghĩa là có nhiều hơn một nghĩa do có nhiều hơn
một cách để giải thích cấu trúc ngữ pháp. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi nó
làm rõ cái nào là nghĩa của những từ riêng biệt. Xem xét câu "chúng ta sẽ thảo
luận về sự bạo lực trên ti-vi." Nó có thể có nghĩa là cuộc thảo luận sẽ được điều
khiển trong suốt một chương trình ti-vi, hay nó có thể có nghĩa là bạo lực trên TV
là chủ đề để thảo luận.
Khi có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ Lưỡng Nghĩa, chúng ta nên làm rõ ngữ
cảnh nào đối với người nghe thì sự giải thích nào sẽ là chính xác. Khi chúng ta bắt
gặp sự Lưỡng Nghĩa, chúng ta có thể cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa một cách dứt
khoát bằng cách liệt kê ra danh sách tất cả những sự giải thích khác nhau có thể
có. Qui trình của sự thay đổi lại sự Lưỡng Nghĩa này được biết như là "sự rõ
ràng". Thông thường, tránh né sự Lưỡng Nghĩa chỉ ứng dụng đối với những tình
huống khi chúng ta muốn liên lạc một cách hoàn toàn và chính xác. Tuy nhiên,
trong các hoạt động văn chương, sự Lưỡng Nghĩa có thể thật sự là một nghệ thuật.
Sự Mơ Hồ (Vagueness)
Một từ là mơ hồ nếu nó có một ranh giới không chính xác. Khi mặt trời mọc thì
vùng xung quanh trở nên tối, nhưng không có biên giới rõ rệt khi mà vùng xung
quanh chuyển từ sáng sang tối. Vì vậy "tối" và "sáng" là những từ mơ hồ.
"Cao" thì cũng mơ hồ vì có những trường hợp khó mà nói được là một người có
cao hay không, nhưng sự do dự này không phải do thiếu hiểu biết về chiều cao của
con người. Bạn có thể biết một cách chính xác một người cao bao nhiêu, nhưng
bạn vẫn không thể quyết định rằng anh ta có cao hay không. Những từ này là do
ngôn ngữ mơ hồ, ví dụ: "núi" (bự như thế nào mới gọi là núi), "khéo léo" (cư sử tế
nhị như thế nào mới gọi là khéo léo), "rẻ" (giá thấp tới đâu mới gọi là rẻ).
Chú ý rằng chúng ta nên phân biệt giữa sự Mơ Hồ và sự Lưỡng Nghĩa. Một từ có
thể mơ hồ ngay cả dù cho nó không có sự Lưỡng Nghĩa, và những định nghĩa khác
nhau của một từ Lưỡng Nghĩa có thể thật sự rất chính xác.
Khi chúng ta cần sự chính xác và nâng cao kiến thức, chúng ta nên tránh sự mơ
hồ. Nhiều sinh viên thường thích hỏi những câu như là:
· Có phải học kỳ này sẽ có rất nhiều bài tập ở nhà không?
· Có phải bài kiểm tra cuối khóa sẽ rất khó không?
Nhưng dĩ nhiên những từ như "khó" và "rất nhiều" là mơ hồ. Nó không làm rõ
xem là những câu hỏi này nên được trả lời như thế nào! Những yêu cầu mơ hồ thì
cũng thường xảy ra trong việc bói toán. Đây là một trường hợp: "Chuẩn bị thay
đổi hướng đi vào tuần này vì có vài chuyện xảy ra bất ngờ."
Vì nó không rõ ràng là cái gì được nói đến khi thay đổi việc hướng đi (một số
người chắn đường đi của bạn trên vỉa hè nên bạn không thể đi trên một đường
thẳng"), người ta có thể dễ dàng tìm ra một sự kiện hay một cái khác như là "bằng
chứng" để chứng thực lời tiên đoán. Giống như đối với lời tiên đoán khá vô nghĩa
này: "Một phần tin tức sẽ ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu trong một phạm vị
nào đó."
Sai lầm khi nói rằng tư duy bình phẩm yêu cầu là chúng ta loại trừ tất cả sự mơ hồ.
Những mục mơ hồ có thể hữu dụng mỗi ngày trong cuộc sống vì thông thường
chúng ta không phải quá chính xác. Tùy vào mức độ hiển nhiên trong một ngữ
cảnh mà chúng ta nên chính xác bao nhiêu. (TQ hiệu đính: các bạn xem lại báo chí
Việt Nam, coi có bao nhiêu câu trong một bài là "mơ hồ".)
Sự Thiếu Nghĩa (Incomplete)
Một từ không đủ nghĩa nếu như đặc tính và mối tương quan mà nó thể hiện tùy
thuộc vào một tham số nữa được chỉ rõ bởi ngữ cảnh, trực tiếp hay ngụ ý. Điều
này bao gồm những từ như "hữu dụng", "quan trọng", "tương tự" và "tốt hơn".
Thực tế thì tất cả các đối tượng "hữu dụng" và "quan trọng" chỉ trong một số sự
quan tâm nào đó, chứ không phải trong mọi trường hợp. Ví dụ, có phải tình yêu thì
quan trọng hơn tiền không? À, còn tùy. Nếu bạn thiếu ăn đến chết, thì tiền là quan
trọng hơn. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một người nào đó cho cuộc đời bạn, thì
tình yêu có lẽ sẽ tốt hơn cho bạn. (TQ hiệu đính, nhất là khi bạn đã giàu có, thì
tình yêu trăm năm lại rất là quan trọng).
Do đó chỉ nói rằng cái gì đó thì hữu dụng hay quan trọng thì vô nghĩa trừ khi làm
rõ là nó hữu dụng hay quan trọng theo cách nào. Đây là 2 lời nói mẫu mà nghĩa
của chúng thì không đầy đủ:
· "Có phải bài thi cuối khóa năm nay sẽ tương tự như bài năm ngoái không"?
· "Đẹp thì tốt hơn là giỏi. Nhưng giỏi thì tốt hơn là xấu."- Oscar Wilde (1854 "
1900)
Sự Bóp Méo (Distortion)
Sự bóp méo là vấn đề sử dụng những từ với những liên tưởng ngữ nghĩa không
thích hợp, hay sử dụng những từ theo cái cách mà làm lệch đi so với nghĩa chuẩn
của nó mà không có các dấu hiệu rõ ràng.
Việc sử dụng những biểu lộ cảm xúc không thích hợp là một ví dụ tiêu biểu của sự
bóp méo. Nhiều sự biểu lộ trong ngôn ngữ là những diễn tả không trong sáng
nhưng mang theo những hàm ý tiêu cực hoặc tích cực. Xét lại sự liên tưởng về
việc nạo thai với tội giết người. Giả sử một người nào đó tranh luận, "nạo thai là
sự giết người của một đứa trẻ không ai mong muốn và do đó sẽ không được cho
phép." Từ "tội giết người" mang hàm ý là một hành động sai trái, vì tội giết người
thì thường là giết người phi pháp. Khi một lý lẽ phản đối việc nạo thai là vấn đề
này, thì không có gì để phải bàn luận vì người ta đã giả định trước nạo thai là sai
trái, việc nên cần được chứng minh một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, người nào
đó mà không cẩn thận và bỏ qua việc phát hiện ra hàm ý tiêu cực có thể dễ dàng bị
thống trị bởi lý lẽ. (TQ hiệu đính: xem phần Lý Luận vòng vo tam quốc (circular
argument) trong phần Lý Luận Giỏi).
Sự Cụ Thể Hóa (Reification)
Sự cụ thể hóa xem một ý tưởng hoặc một tính chất trừu tượng như thể nó là một
đối tượng vật lý cụ thể. Ví dụ, một khẩu hiệu trên một chương trình truyền hình
nổi tiếng nói "Sự thật ở ngoài đó". Điều này xem sự thật như thể nó là một đối
tượng vật lý mà nó có thể hoặc ở đây hoặc ở ngoài một nơi nào đó. Nhưng sự thật
là một tính chất trừu tượng của những yêu cầu và lý thuyết, và nó không được ấn
định là ở bất cứ chỗ nào. Vì vậy đây là một ví dụ của sự cụ thể hóa. Dĩ nhiên,
chúng ta biết một cách đại khái ý nghĩa muốn nói là gì. Ý là cái có thể giống "sự
thật về [một vấn đề nào đó] là cái mà chúng ta có thể khám phá nếu như chúng ta
có đủ sự cố gắng." Một ví dụ khác, giả sử câu tuyên truyền phổ biến là "Lịch sử
thì công bằng." Một người hay một hệ thống nguyên tắc hoặc pháp luật có thể là
công bằng hay không công bằng, nhưng sự công bằng thì thật sự không phải là
một tính chất của lịch sử, lấy một phần sự thật về cái đã xảy ra trong quá khứ.
Nhưng một lần nữa chúng ta có thể đoán người nói nghĩ gì khi mà nói như vậy. Có
lẽ ý nghĩa chứa đựng là giống như "qua thời gian con người sẽ tạo được những
quan điểm chính xác và công bằng về vấn đề đang thảo luận."
Hai ví dụ ở đây cho thấy rằng sự cụ thể hóa trong bản chất của nó không cần bị
phản đối. Nó làm tăng tác động mạnh mẽ và thường được sử dụng trong văn thơ
và các phép ẩn dụ. Tuy nhiên, nếu mục đích của chúng ta là để truyền đạt thông tin
một cách rõ ràng và đơn giản, thì ta nên tránh sự cụ thể hóa. Nếu một yêu cầu mà
dùng sự cụ thể hóa để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa và cung cấp được nhiều thông tin,
thì nó còn có thể được diễn đạt một cách rõ ràng hơn bằng ngôn ngữ đơn giản
không có sử dụng sự cụ thể hóa. Vì vậy, nói chung, trừ khi bạn muốn tác động
mạnh mẽ, còn không thì hãy tránh sự cụ thể hóa. Nhưng nếu bạn phải sử dụng nó,
hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn biết bạn thật sự muốn nói cái gì.
Phạm Trù Sai Lầm
Đây là sai lầm của việc qui định một tính chất cho một vài đối tượng mà theo một cách
logic thì nó không thể có, hay một cách chung hơn là miêu tả sai phạm trù của nó. Xem
xét câu thường thấy "những ý tưởng xanh không màu ngủ một cách mãnh liệt". Câu này
chứa đựng một số những phạm trù sai lầm, vì những ý tưởng xanh không thể nói là không
có màu sắc, và những ý tưởng thì không phải là một vật chất mà nó có thể ngủ. Cách đây
vài năm, sinh viên Luật Đại Học Hồng Kông giăng một khẩu hiệu nói rằng "Chúng Tôi
Là Luật Pháp". Đây là một phạm trù sai lầm vì luật pháp là những quy định và những
nguyên tắc, và người ta thì không phải là luật pháp. Dĩ nhiên, đôi khi con người nói rằng
"tôi là luật pháp" có ý là họ là chủ và mọi người nên nghe theo những gì mà họ ra lệnh.
Nhưng điều này trái ngược với ý tưởng của sự công bằng và nguyên tắc của luật pháp mà
nó là trung tâm đối với những nhóm người dân chủ hiện đại. Sinh viên luật nên biết nhiều
hơn những khẩu hiệu tuyên bố như thế.