Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu CẨM NANG CÂU HỎI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.46 KB, 22 trang )

:: CẨM NANG CÂU HỎI ::
Bạn nghĩ mình đủ sức thu hút để thuyết phục nhà tuyển dụng? Bạn rất tự tin vào bằng cấp
và kiến thức của mình? Bạn cho rằng che giấu khuyết điểm và phóng đại ưu điểm sẽ làm
đối phương thích thú? Đó chỉ là suy nghĩ phiến diện của mình bạn, hãy là chính bạn trong
các cuộc phỏng vấn.
Với các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn, bạn nên trả lời súc tích
và chân thành, không nên đánh giá thấp thành công của mình và ngược lại, không phóng
đại công việc bạn đã hoàn thành. Tự tin là rất tốt, nhưng tự tin thái quá sẽ lại là tự kiêu.
Hãy thử trả lời các câu hỏi sau theo chính suy nghĩ của bạn và cho người thân tham khảo
và nhận xét, bạn sẽ tự rút kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.
50 Câu hỏi phỏng vấn thường gặp
1 Hãy giới thiệu về bản thân bạn.
2 Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?
3 Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này
4 Hãy kể những điểm mạnh của bạn?
5 Bạn có nghĩ rằng bạn thành công trong cuộc phỏng vấn này không?
6 Ðồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
7 Bạn biết gì về công ty này?
8 Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của bạn trong năm vừa qua?
9 Ngoài công việc này bạn có xin việc ở một nơi nào khác không?
10 Thành quả nào trong cuộc sống làm bạn thấy tự hào?
11 Bạn có biết ai đang làm việc cho công ty này không?
12 Bạn muốn mức lương như thế nào?
13 Bạn có thể là người làm việc đồng đội không?
14 Bạn nghĩ bạn sẽ làm việc bao lâu với chúng tôi, nếu bạn được tuyển dụng?
15 Bạn có phạt ai bao giờ chưa? Bạn có cảm nhận như thế nào về vấn đề đó?
16 Triết lý làm việc của bạn là gì?
17 Có bao giờ bạn bị cho thôi việc chưa?
18 Bạn nhận xét và đánh giá công ty này như thế nào?
19 Tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào làm việc?
20 Hãy nói về một đề nghị làm việc mà bạn đã có?


21 Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp như thế nào?
22 Kế hoạch trong 5 năm nữa của bạn là gì?
23 Hãy nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn?
24 Tại sao bạn nghĩ bạn có thể làm tốt công việc này?
25 Khi tìm việc thì những điều gì bạn quan tâm nhất?
26 Những loại người nào mà bạn sẽ từ chối làm việc chung?
27 Ðiều gì quan trọng nhất đối với bạn?
28 Những điểm mạnh mà sếp của bạn nói về bạn là gì?
29 Hãy cho biết những vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc với sếp của
bạn?
30 Những điều gì làm bạn lo lắng khi làm một công việc?
31 Hãy cho biết khả năng của bạn khi làm việc dưới môi trường áp lực?
32 Bạn có cho rằng bạn có khả năng đáp ứng những yêu cầu cao hơn yêu cầu của công
việc này không?
33 Những yếu tố động viên nào giúp bạn làm việc tốt nhất?
34 Bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ? Ban đêm? Ngày nghỉ cuối tuần?
35 Ðiều gì làm cho bạn biết bạn thành công trong công việc?
36 Bạn có sẵn sàng đi làm việc ở nơi khác theo yêu cầu của công ty hay không?
37 Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi của công ty trên quyền lợi cá nhân hay không?
38 Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
39 Đức tính quí nhất mà bạn đã học được từ ba/ mẹ của mình là gì?
40 Những môn học nào bạn học kém nhất?
41 Nếu như công ty nhận bạn vào công việc này, bạn sẽ bắt đầu ra sao?
42 Bạn thích màu nào nhất và tại sao?
43 Bạn có những kế hoạch gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm của bạn?
44 Những phẩm chất nào ở người sếp mà bạn mong muốn có?
45 Hãy nói về trường hợp khi bạn giúp đỡ giải quyết một mối bất hòa giữa 2 người?
46 Nếu bạn đươc lựa chọn ăn tối với một ai đó thì bạn sẽ chọn ai? Tại sao?
47 Hãy mô tả nguyên tắc làm việc của bạn?
48 Thất bại lớn nhất của bạn từ trước tới nay là gì?

49 Hãy nói về một trường hợp mà bạn cảm thấy vui vẻ nhất trong công việc?
50 Bạn sẽ làm gì nếu bạn phát hiện ai đó ăn cắp tài sản của công ty?
Một ý tưởng hay là bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho người phỏng vấn.
10 câu hỏi gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:
1 Kế hoạch 5 năm của công ty là gì?
2 Một ứng cử viên lý tưởng cho vị trí này phải là người như thế nào?
3 Nhiệm vụ chính của tôi sẽ là gì nếu tôi được nhận vào làm việc tại công ty?
4 Nếu được tuyển dụng, tôi vẫn được đào tạo thêm về chuyên môn chứ?
5 Điều gì mà quí vị (người phỏng vấn) cảm thấy thích thú nhất khi làm việc tại công ty?
6 Theo quí vị thì cá nhân tôi có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?
7 Ở vị trí này, tôi sẽ có những cơ hội thăng tiến nào?
8 Văn hóa nổi bật công ty mình là gì?
9 Khi nào anh/ chị có thể đưa ra quyết định lựa chọn một ứng viên.
10 Tôi có thể liên hệ với anh/ chị nếu tôi có thắc mắc chứ?
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
10 câu nói bất hủ của Bill Gates
Trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm nay, Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính
lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên
con đường lập nghiệp. Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời
khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn
cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?
1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất
công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm
là hãy thích nghi với nó. (Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi
được sự bất công trong xã hội)
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan
tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì
bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên. (Lòng
tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng

khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung
học nữa. (Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp
của bạn)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều
bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ
mắc phải nữa. (Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người
“chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà
bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn. (Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn
với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng
khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm
công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình. (Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là
người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của
bản thân)
7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không
giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ
lúc nào kể cả ngày nghỉ. (Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị
lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào
thải và thất nghiệp).
8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ
bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá
nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu
như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không
làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn
cả. (Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường
học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn.
Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người)
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó
không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực

của bạn. (Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ
phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán
sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng. (Nếu bạn có thắc mắc gì trong
công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ
thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).
Theo Hải Hiền VNN
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Bí quyết tâm lý trong 1 buổi phỏng vấn
Khi tới gặp một công ty mới để xin việc, bạn hết sức căng thẳng và lo lắng. Bạn sợ mắc
phải những lỗi “chết người”, bạn sợ tỏ ra là người bất tài… và bạn tìm cách lấp khoảng
trống bằng những lời vô nghĩa.
Sau đây là vài lời mách nhỏ bạn về tâm lý của người phỏng vấn.
Người phỏng vấn luôn mong muốn nhanh chóng tìm được nhân viên như ý.
Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, có kiến thức cơ bản và là người cởi mở, nhiệt tình, cơ
hội bạn được nhận việc rất cao. Bao giờ người phỏng vấn cũng thẳng thắn liệt kê những
phẩm chất và năng lực cần có của nhân viên để đáp ứng được với vị trí làm việc nhất
định. Nói cách khác, người phỏng vấn không hề có ý định “giăng bẫy” hay “đi đường
vòng” đối với người tìm việc.
Người phỏng vấn rất phản cảm khi biết bạn định “đánh bóng bản thân” quá mức. Nên
nhớ rằng bản thân người phỏng vấn cũng đọc chính những cuốn sách “gối đầu giường”
của người tìm việc về cách cư xử trong khi tìm việc. Bởi vậy tốt nhất bạn không nên học
thuộc lòng những câu “có cánh” từ sách vở, mà nên ứng xử thành thật, tự nhiên.
Không nhất thiết phải tìm ra câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của người phỏng vấn. Đối
với người phỏng vấn, điều quan trọng không phải là chính câu trả lời của bạn, mà là cách
tư duy và tiếp cận vấn đề, cách xử lý tình huống. Bởi vậy, nếu bạn không biết câu trả lời,
nên thẳng thắn thừa nhận điều đó, và đưa ra giả thuyết của mình, chứ hoàn toàn không
nên giả bộ là bạn biết lời giải đáp chính xác. Và cuối cùng, người phỏng vấn rất mong
nhìn thấy ở bạn nhiệt huyết đối với công việc cụ thể.
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::

Đừng “chào cờ” trong phòng phỏng vấn!
Bạn đang ở trong một cuộc phỏng vấn, bạn vừa trả lời một câu hỏi khó hay vừa trình bày
một chủ đề quan trọng và giờ đây bạn đang đối mặt với những phút giây im lặng đáng sợ
của nhà tuyển dụng. Họ đang thử bạn đấy, làm sao để vượt qua?
Bạn chờ đợi và bắt đầu căng thẳng trong khi mọi thứ vẫn im phăng phắc.
Nên nhớ rằng nhiều người sử dụng sự im lặng để thử bạn, để xem phản ứng của bạn thế
nào. Cách tốt nhất là giữ bình tĩnh hơn là nói như khướu vì có thể bạn sẽ trót nói ra những
điều không nên nói. Bạn phải làm gì đây?
Tốt nhất là bạn nên giữ bình tĩnh trong giây lát và hỏi lại người phỏng vấn một cách chân
thành: “Liệu có còn điều gì tôi cần phải bổ sung thêm vào vấn đề vừa rồi không ạ?”.
Điều này sẽ gây ấn tượng tốt vì nó thể hiện trách nhiệm của bạn với cuộc phỏng vấn và sẽ
giúp bạn sửa sai nếu như bạn nói gì đó chưa vừa lòng người phỏng vấn.
Biết phải nói gì là quan trọng nhưng biết khi nào nên dừng lại còn quan trọng hơn. Dưới
đây là những nguyên tắc giúp bạn tránh việc phải “chào cờ” trong khi phỏng vấn:
- Hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi cơ bản và những câu trả lời ngắn gọn (khoảng dưới hai
phút cho mỗi câu trả lời).
- Đừng mất thời gian để nói về những thông tin chi tiết đã có sẵn trong hồ sơ của bạn nếu
như người ta không hỏi.
- Nên cân nhắc giây lát trước khi trả lời những câu hỏi khó. Nó không chỉ giúp bạn có
thời gian sắp xếp các ý để trả lời mà còn làm bạn có vẻ chân thật hơn.
- Nên chú ý đến phản ứng của những người xung quanh để điều chỉnh lại cách trả lời
cũng như thái độ của mình cho phù hợp.
- Nên mang theo một số ý tưởng hoặc dự án mà nó có thể hỗ trợ cho công việc sắp tới của
bạn, người phỏng vấn sẽ biết được khả năng của bạn và bạn sẽ thu hút được sự quan tâm
của họ.
Bạn nên nhớ rằng tài hùng biện là ở chỗ luôn nói những điều đúng đắn và biết dừng lại
đúng lúc.
Theo Sức trẻ Việt Nam
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Màu sắc trang phục nào phù hợp với buổi phỏng vấn

Ấn tượng đầu tiên bạn để lại trong mắt nhà tuyển dụng chính là ngoại hình của bạn. Và
bộ trang phục là yếu tố quan trọng nhất. Bạn sẽ chọn bộ trang phục màu gì để ghi điểm
tốt nhất.
Những màu sắc khác nhau có những tác động khác nhau lên tâm lý con người. Những
nhà tâm lý và khoa học chuyên về màu sắc đã nghiên cứu sự tác động của màu sắc tới
phản ứng của con người trong nhiều năm nay và họ đã cho ra được những kết quả đáng
ngạc nhiên sau:
Màu đen: Màu này là sự tượng trưng cho quyền lực và dễ khiến bạn trở nên khó gần và
quá tự cao. Vì thế cần tránh mặc mày này khi đi phỏng vấn hoặc nếu không thì bạn nên
chọn loại có màu pha như kẻ sọc.
Màu trắng: Thể hiện sự sạch sẽ, gọn gàng và giản dị. Màu trắng là màu trung hòa, dễ
dàng kết hợp với mọi thứ. Bạn có thể mặc sơ mi hoặc áo khoác trắng tùy thuộc vào thời
điểm trong năm.
Màu xanh: Thể hiện sự thanh bình, tin tưởng và trung thành. Đó là màu sắc được ưa
chuộng nhất thế giới và là một trong những màu giúp bạn đạt được tỷ lệ thành công cao
nhất.
Màu nâu: Thể hiện sự ổn định và tín nhiệm. Nó là màu của đất và chúng ta thường xuyên
nhìn thấy trong tự nhiên như màu đất, vỏ cây, đá…Màu nâu tạo ra môi trường thoải mái
để mở đầu cho cuộc đối thoại
Màu be: Cũng khá giống màu nâu, màu này tạm cảm giác gần gũi, giảm cẳng thẳng, tạo
không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên màu này có phần khiến bạn hơi rụt
rè và thụ động.
Màu xám: Sau màu xanh da trời, thì màu này được coi là màu sắc phổ biến nhất cho trang
phục đi phỏng vấn. Nếu bạn muốn trông tự tin mà lại không quá lãnh đạm và lạnh lùng
như màu đen thì đây chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Màu đỏ: Thể hiện sức nóng, sự nguy hiểm, quyền lực, đam mê và sức mạnh. Đây được
coi là màu thể hiện nhiều sắc thái cảm xúc mạnh nhất. Màu đỏ có thể kích thích nhịp tim
và hơi thở nhanh hơn. Màu này có thể khiến không khí buổi phỏng vấn có phần ngột
ngạt, vì thế tránh mặc những trang phục mà màu đỏ là chủ đạo.
Màu cam: Cũng có phần giống màu đỏ, màu cam kích thích cảm xúc. Nhìn màu này hầu

hết chúng ta đều liên tưởng đến sự ấm áp và mùa thu. Những người mặc màu này có cái
tôi cá nhân rất lớn. Màu cam nhạt cũng giống màu đỏ phớt đều thu hút sự chú ý đem lại
cảm xúc dữ dội. Vì thế nên chọn những màu ôn hòa hơn, không quá kích thích; hoặc
chọn những trang phục mà màu này chỉ điểm xuyết nhẹ nhàng và không phải là tông màu
chính.
Màu vàng: Màu này thúc đẩy rất nhiều loại cảm xúc nhưng theo chiều hướng tích cực từ
vui vẻ và thiện chí đến gây thận trọng và ghen tị. Tuy nhiên, những người dễ mất bình
tĩnh thường thích màu vàng hơn bất cứ các màu khác. Màu này khiến người đối diện thấy
mỏi mắt khi nhìn lâu vì thế không nên chọn những trang phục màu vàng, đặc biệt là vàng
đậm.
Màu xanh lá: Màu của thiên nhiên, thành công, sự giàu có và an ninh. Màu xanh thể hiện
sự tự tin, mới mẻ vì thế nó là màu sắc khiến cho mắt người đối diện cảm thấy “thư giãn”
nhất khi nhìn vào. Đây là màu rất phù hợp cho các trang phục của bạn khi chọn mặc đến
phỏng vấn
Màu tím: Màu sắc của sự chung thủy, giàu có, quyền lực và nhạy cảm. Nó cũng là màu
sắc của đam mê và tình yêu. Màu này thường được coi là màu của phái nữ, nhẹ nhàng và
nữ tính vì thế bạn nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn, đặc biệt với nam giới.
Màu hồng: Màu của sự vui vẻ, hào hứng, nhẹ nhàng tuy nhiên có phần hơi yểu điệu.
Giống như màu tím màu này cũng được coi là hợp với phái nữ hơn cả nên đặc biệt phái
nam nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn.
Thủy Nguyễn Theo Ezine
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Những câu hỏi có thể "bẻ" lại
Nếu một nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu sau đây, bạn hoàn toàn có thể bắt bẻ lại họ
mà không sợ sẽ làm hỏng buổi phỏng vấn.
Bạn bao nhiêu tuổi?
Có nghĩa là nhà tuyển dụng không thích nếu bạn quá già? Theo họ, những người già
thường bảo thủ, không khuyến khích sáng tạo… Nhưng dù họ hỏi với lý do gì thì đây
cũng là một câu hỏi phạm “luật” vì nó tạo ra sự phân biệt đối xử.
Bạn sinh ra ở đâu?

Tỉnh lẻ, hay thành phố, có gì quan trọng ở đây nhỉ? Quan trọng hơn là bạn cống hiến bao
nhiêu cho công việc. Nếu bạn trả lời câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể ngay lập tức
đánh giá bạn dựa trên những quan điểm trước đó họ nghĩ về vùng đất mà bạn sinh ra và
lớn lên. Như thế thì việc tuyển dụng không “fair” nữa rồi.
Bạn đã kết hôn chưa?
Có khá nhiều nhà tuyển dụng tin rằng tình trạng hôn nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách
bạn làm việc cho công ty. Một số cho rằng những người độc thân không đáng tin cậy và
có trách nhiệm bằng những người đã có gia đình. Vậy là họ chưa tuyển đã lo bạn không
làm được? Cách hỏi này chứng tỏ nhà tuyển dụng rất thiếu chuyên nghiệp.
Bạn có khuyết tật nào không?
Chi phí chăm sóc sức khỏe và tiền bảo hiểm luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp.
Họ không hề muốn những khuyết tật của nhân viên sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc. Hãy nhớ phỏng vấn xin việc không giống với việc bạn điền vào bản câu hỏi xin trợ
cấp sức khỏe yếu. Vì vậy, tội gì không thoái thác trả lời.
Bạn có uống rượu bia không?
Rượu bia không phải là thứ có thể đem ra bàn luận khi phỏng vấn xin việc. Lẽ nào nhà
tuyển dụng có quyền đánh giá phẩm chất của một nhân viên tiềm năng dựa vào việc anh
ta có uống rượu bia hay không? Nếu đây là câu hỏi vui, hàm ý: “Chú và tôi sẽ là một cặp
bạn bia sau này đấy”, thì bạn nên hùa vào hưởng ứng.
Bạn có tham gia vào tổ chức nào không?
Việc bạn tham gia vào một tổ chức nào đó, chính trị hay tôn giáo,… cũng không phải là
việc của nhà tuyển dụng, trừ phi những tổ chức đó mâu thuẫn với lợi ích của công ty. Để
làm câu hỏi này trở nên hợp pháp, công ty có thể đề nghị các ứng viên nói rõ trách nhiệm
của họ và những vấn đề họ có thể gặp phải khi tham gia tổ chức ấy.
Vậy bạn sẽ giải quyết thế nào với những câu hỏi này?
Bạn có thể hỏi lại một cách lịch sự để người phỏng vấn thay đổi cách hỏi. Hoặc có thể
phân tích câu hỏi để biết nhà tuyển dụng thực sự muốn biết gì ở bạn rồi trả lời (“Tôi hoàn
toàn đủ sức khỏe để làm công việc này” hay “Tôi sống ở đây vài năm rồi. Tôi đã quen
với cuộc sống nơi đây”…).
Theo Lê Quang Huy Sinh viên Việt Nam

:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Phỏng vấn nơi công cộng
Khi tuyển nhân viên mới, một số nhà tuyển dụng thích sắp xếp cuộc phỏng vấn ở một nơi
công cộng như quán cà phê hoặc nhà hàng. Nguyên nhân có thể do công ty họ không có
văn phòng đại diện tại địa phương, cũng có thể do họ cảm thấy thoải mái hơn khi phỏng
vấn các ứng viên ở ngoài công sở.
Phỏng vấn xin việc ở nơi công cộng có một số điểm khác với phỏng vấn tại công ty. Do
đó, bạn cần có những điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh. Dưới đây là một số lưu ý
dành cho bạn:
Xác nhận lại cuộc phỏng vấn: Hãy xác nhận lại thời gian cũng như địa điểm chính xác
của cuộc phỏng vấn, đồng thời bạn phải chắc chắn mình có thể nhận ra người phỏng vấn.
Ăn mặc một cách chuyên nghiệp: Hãy ăn mặc một cách chuyên nghiệp cho dù bạn tham
gia một cuộc phỏng vấn nơi công cộng. Bạn nên mang theo hồ sơ, giấy tờ, bút để có thể
ghi lại những điểm cần lưu ý. Bạn cũng nên mang theo một bản photo sơ yếu lý lịch của
mình.
Chuẩn bị thật kỹ: Hãy nghiên cứu về công ty, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi
phỏng vấn thường gặp cũng như một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Tập trung vào người phỏng vấn: Địa điểm công cộng là nơi rất ồn ào và dễ gây xao
nhãng, vì vậy bạn phải cố gắng tập trung vào người phỏng vấn và làm cho người phỏng
vấn cũng tập trung bằng cách hướng vào cuộc phỏng vấn.
Cẩn thận với giấy tờ: Ở nơi công cộng, bạn nên chú ý tới giấy tờ bởi chúng rất dễ bị thất
lạc.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý gọi những món đơn giản, dễ ăn và đừng bao giờ chọn
những món đắt tiền trong thực đơn.
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Để tìm được một công việc ưng ý
Bạn đang muốn tìm được một công việc như mong muốn - dĩ nhiên. Bạn có thể làm theo
những gợi ý dưới đây, không quá khó đâu nhưng thật sự có ích cho bạn đấy.
Tận dụng mạng lưới quen biết.

Bạn không thể biết hết mọi thông tin tuyển dụng. Vậy hãy chia sẻ vấn đề của mình với
những người thân, bạn bè, thầy cô giáo hay đồng nghiệp cũ… Bạn có thể có những cơ
hội tuyệt vời từ họ.
>Sáng tạo </I
Tạo ra mẫu phiên bản đơn xin việc khác nhau cho từng công việc bạn yêu thích. Đơn xin
việc thường có sẵn địa chỉ liên hệ của những công ty tuyển dụng ngay đầu tiên. Ngoài ra,
bạn cũng nên nhấn mạnh những khả năng và năng lực của bạn liên quan tới công việc
nhà tuyển dụng mong muốn.
Biết rõ bản thân
Xác định đúng thực lực của mình và lý giải được tại sao những khả năng bạn có lại thich
hợp vơi công việc đang tìm kiếm.
Sắp xếp những ưu tiên
Viết ra một danh sách để tiếp tục định hướng những nỗ lực tìm kiếm công việc của bạn.
Danh sách ấy sẽ giúp bạn sắp xếp những quyền lợi nào lên trước và tậo trung cho mục
tiêu chính: tìm được một công việc ưng ý
Nghiên cứu
Đọc báo hoặc những tạp chí định kỳ nhằm bổ sung thêm những thông tin cho công việc
bạn chuẩn bị đăng ký. Biết được những thông tin và số liệu mới nhất về lĩnh vực ấy sẽ
giúp bạn khác hẳn những đối thủ cạnh tranh trong vòng phỏng vấn.
Thực hành, thực hành và thực hành
Chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa cho một cuộc phỏng vấn thành công. Bạn phải nắm chắc
khả năng của mình và sẵn sàng thể hiện chúng giúp ích được cho công việc thế nào khi
trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, bạn có thể thực hành trước với bạn bè để cảm thấy thoải
mái hơn cũng như chuẩn bị tốt những câu trả lời ấn tượng cho những câu hỏi bạn không
thể lường trước.
Luôn chú ý
Theo sát những hoạt động của buổi phỏng vấn. Nếu bạn không làm, đối thủ cạnh tranh
cũng sẽ làm. Và nhớ rằng cuối buổi phỏng vấn bạn nên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển
dụng.
Luôn lạc quan

Đừng để sự thất bại làm bạn “gục ngã”. Nếu bạn chưa thành công lúc này, bạn hãy tiếp
tục đứng dậy, kiên nhẫn và chăm chỉ, vì chỉ có thể bạn mới tìm được công việc bạn hằng
mơ ước.
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Ai cũng sướng
Cùng nhà, cùng sân đấy, nhưng đôi khi, những đồng nhiệm sở (nhưng làm khác bộ phận)
lại nhìn nhau bằng “ánh mắt hình viên đạn”: sao bọn nó sướng thế, chả thấy làm gì, mà
tiêu tiền công ty thì cứ nhoay nhoáy
Chả ai sướng như Sales
Câu cửa miệng của những đứa không làm Sales (bộ phận bán hàng) đấy. Sales á? Trong
ngày cứ việc tung tăng shopping, mát-xa, karaoke, thậm chí ngồi đồng trên sàn chứng
khoán nữa. Sếp hỏi, đồng nghiệp tọc mạch thì bảo “Đi tiếp khách” ai biết đấy là đâu.
Sales đại loại là sướng, chỉ cần chạy đủ doanh số mỗi tháng thôi.
Nhưng cái công việc tưởng chừng đơn giản đó mà không hoàn thành xem, Sales cứ vắt
chân lên cổ mà chạy cho kịp chỉ tiêu, lo sốt vó để đạt doanh thu đã đăng ký, có khi mất ăn
mất ngủ vì cái hợp đồng tưởng đã được khách hàng ký đến nơi đùng một cái khách hàng
đổi ý.
Purchasing ngồi mát ăn bát vàng
Purchasing (bộ phận thu mua) là đầu nậu cho đủ thứ của công ty, từ nguyên vật liệu thô
cho bộ phận sản xuất, đến bán thành phẩm cho bộ phận in ấn và đủ thứ khác từ linh phụ
kiện cho tới đồ dùng văn phòng của cả công ty. Purchasing cứ ngồi rung đùi mà đợi
supplier (đơn vị cung cấp) mang mẫu mã, bảng giá đến xem rồi duyệt mua. Còn gì sướng
bằng.
Nhưng thử mua một nguyên liệu mà thành phần lệch so với thành phần yêu cầu chỉ một
chút thôi dù là lệch lên hay lệch xuống. Hay chỉ cần hàng hoá được giao chậm vài giờ
đồng hồ để lỡ cả một ca sản xuất coi, Purchasing lãnh hết, mà hậu quả thì khôn lường
lắm.
Tụi marketing tiêu tiền khỏi nghĩ
Marketing (bộ phận tiếp thị) không phải bán, cũng chẳng phải mua, marketing cứ việc
cầm cả nắm tiền của công ty mà xài. Tiêu ít là mấy cái quảng cáo in hay những chương

trình PR cho sản phẩm chỉ tốn tròm trèm vài ngàn đô mỗi chương trình. Tiêu nhiều thì có
khi tới vài chục thậm chí vài trăm ngàn đô cũng chẳng đủ cho một chương trình quảng
cáo trên TV hay chương trình outdoor activation. Cái gì gọi là khuếch trương thương
hiệu, khuếch trương sản phẩm chứ? Cứ bỏ cả đống tiền ra, ắt sẽ là được thôi.
Ấy thế mà thử xem thị phần tháng đó giảm vài phần trăm, sales tháng đó tụt vài điểm, thì
mấy bạn marketing chắc chắn là sẽ giơ đầu ra chịu tội trước nhất. Ai bảo không làm cho
người mua biết đến, tin tưởng và xoè tiền ra cho sản phẩm của mình.
HR cưỡi ngựa xem hoa
Chỉ có HR (bộ phận nhân sự) mới được làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Chỉ có HR mới đi
đúng giờ về đúng giờ đều như vắt chanh. Tuyển dụng chứ gì, chả mấy khi mà công ty có
đợt tăng cường nhân viên, và cũng có mấy lúc mà nhân viên nghỉ hàng loạt. Các bộ phận
chỉ cần húng hắng, HR có sẵn cả nắm CV (hồ sơ xin việc) đưa cho mà tham khảo.
Nhưng mà lấy đâu ra cả mớ CV như thế nếu như không liên lạc để cập nhật thường
xuyên với thị trường lao động bên ngoài. Rồi còn phải cập nhật tình hình, nhu cầu, thị
hiếu của thị trường lao động để luôn kịp thời cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo. Lại
còn theo dõi bảng lương, phát lương, thưởng cho mỗi nhân viên công ty.
Đấy là chưa kể việc thường xuyên phải tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cho nhân viên
các phòng ban, HR lo chứ ai lo, từ việc lựa chọn chương trình, đến tìm giảng viên, giáo
án…
Vậy suy ra là làm nghề gì cũng có cái khổ và cái sướng! Mỗi vị trí đều có quyền lợi và
trách nhiệm riêng. Hãy cứ làm tốt công việc của mình đi đã, đừng vội kèn cựa ganh tị,
"đá bóng tranh sân" nhé.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Chọn mặt… đặt hồ sơ
Bạn đang cân nhắc, lưỡng lự vì nhận quá nhiều thông tin tuyển dụng. Phân tích một chút
bạn sẽ thấy khả năng thành bại của mình là bao nhiêu % trước khi hồ sơ đến tay nhà
tuyển dụng.
Cẩn thận với những mẩu tin ngắn hấp dẫn
Tuyển 100 nhân viên kinh doanh. Thu nhập cao. Không cần kinh nghiệm, được đào tạo

sau. Môi trường làm việc thân thiện, năng động, khả năng thăng tiến cao. Yêu cầu: tốt
nghiệp Đại học khối ngành kinh tế, thương mại… Liên hệ nộp hồ sơ:… Bạn có thể dễ
dàng bắt gặp những tin tuyển dụng siêu hấp dẫn thế này ở bất cứ đâu. Nhưng hãy suy
nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi cất công đi nộp hồ sơ. Thứ nhất, thu nhập cao đồng nghĩa
với việc mồ hôi nước mắt bạn phải bỏ ra tương xứng. Thứ hai, môi trường cạnh tranh và
quy luật đào thải ở đó chắc chắn vô cùng khắc nghiệt. Không loại trừ trường hợp, cả
tháng nai lưng ra làm mà lương bạn không đủ xăng xe, trà nước… Hoặc sức ép công
việc, áp lực doanh thu quá cao, bạn không kham nổi nên đành cáo lui sau một hai ngày
thử sức. Thứ ba, có chỗ làm việc nào lương cao mà lại không đòi hỏi kinh nghiệm, bằng
cấp, chuyên môn không nhỉ? Khó đấy, rõ ràng mẩu tuyển dụng này đã nói quá thực tế,
hoặc rất có thể công việc bạn sắp làm mang nhiều màu sắc tiêu cực. Thông tin tuyển dụng
càng chi tiết, càng đầy đủ càng chứng tỏ sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng và người
lao động càng có những cơ hội nghề nghiệp lâu dài hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm điều gì
từ nhà tuyển dụng, bạn có thể trao đổi trực tiếp, rõ ràng trong quá trình phỏng vấn trước
khi đồng ý nhận việc.
Hồ sơ công chứng, bản sao hay e-mail
Tùy từng yêu cầu với mỗi đơn vị tuyển dụng mà bao gồm kèm theo đó các hình thức nộp
hồ sơ khác nhau. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương thức hiệu quả, tiết kiệm và tối
ưu nhất. Tuy nhiên, dù chọn cách nào, bạn cũng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chu đáo, đầy
đủ, trình bày khoa học, sạch sẽ. Ngày nay, để tiện dụng cho cả đôi bên, rất nhiều nhà
tuyển dụng chấp nhận gửi hồ sơ bằng thư điện tử. Sau đó, chỉ những ứng viên nào đạt yêu
cầu mới được mời phỏng vấn. Vì vậy, bạn có thể chọn cách này để tiếp cận với nhà tuyển
dụng. Công việc “dưới cơ” Bạn đang lưỡng lự, phân vân vì công việc chỉ yêu cầu trình độ
cao đẳng trong khi bạn tốt nghiệp Đại học? Có rất nhiều cơ quan, tổ chức gói gọn trình
độ học vấn của ứng viên theo kiểu khoanh vùng: Tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học hay tốt
nghiệp Đại học trở lên… Bạn không nên quá băn khoăn, để điều này ảnh hưởng đến kế
hoạch chọn việc của bản thân mình. Thực tế cho thấy trình độ học vấn không phải là
thước đo duy nhất đánh giá năng lực, phẩm chất của một ứng viên sáng giá. Do vậy, bạn
chớ vội tự tin hoặc đánh giá thấp môi trường mới mà đồng nghiệp có trình độ kém hơn
mình. Hiệu quả công việc mới là cái đích thực thụ bạn cần hướng tới. 15px"

background=" /images/06.jpg" />
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Công sở thời @
Không gian công sở đang chuẩn bị chứng kiến một cuộc cách mạng mang tên công nghệ.
Một văn phòng tương lai sẽ phá tan giới hạn của 4 bức tường để trở thành một thế giới
không khoảng cách.
1. Đâu cũng là văn phòng
Trên thực tế, với sự nổi lên của những công nghệ mới như PDA và Wi-Fi, có lẽ trong
tương lai, con người thậm chí cũng chẳng cần phải đi làm nữa. Hãy tưởng tượng, mỗi
sáng sẽ không còn cảnh kẹt xe và dòng người hối hả ra đường. Tương tự, khi hoàng hôn
xuống, cũng không còn tìm đâu cảnh người người nhớn nhác và dáo dác tan sở về nhà.
Một công nghệ khác nhiều khả năng dọn đường cho sự đổ bộ của Công sở @ là Thiết bị
Liên lạc Internet cá nhân (PIC). Đây là một thiết bị người dùng có giá phải chăng, được
thiết kế để cung cấp kết nối Internet có kiểm soát cho thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với
PIC, bạn sẽ có thể liên lạc, giải trí và học tập tại bất cứ đâu trên thế giới. Mặc dù không
phải là máy tính, song PIC vẫn chạy trên nền chip xử lý của AMD.
2. Làm việc nhóm thời hi-tech
Những công nghệ, và cả công cụ, làm việc nhóm thế hệ mới càng khiến bạn chẳng còn lý
do gì để đặt chân tới nhiệm sở và ngồi vào bàn làm việc mỗi ngày. Trong tương lai không
xa, bạn sẽ có thể ngồi vắt vẻo trong công viên, hí hoáy viết một email cực kỳ quan trọng.
Thậm chí bạn còn có thể diễn thuyết trực tiếp trước hội đồng công ty nhờ công nghệ
video conferencing, trong khi vẫn đang trông chừng lũ trẻ nhà mình chơi đùa ở công
viên. Nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng quá chăng? Không đâu, tất cả những
viễn cảnh này, thậm chí là còn hơn thế, nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực chỉ trong
vòng 3 đến 4 năm nữa mà thôi.
3. Giấc mơ của Microsoft
Gã khổng lồ phần mềm Microsoft đang cật lực phát triển nhiều phần mềm và công nghệ
mới cho phép hiện thực hóa giấc mơ về Công sở tương lai. Mô hình mẫu của một "Cái
hộp" lý tưởng đã được trưng bày ngay tại đại sảnh của trụ sở chính của hãng ở Redmond.
Hàng loạt camera được huy động để thu trọn hình ảnh 360 độ của từng nhân viên tham

gia cuộc họp từ xa. Khuôn mặt của từng người phát biểu cũng được hiển thị cận cảnh ở
màn hình đầu tiên. Ý tưởng chung là tránh tối đa sự hiểu lầm mà các cuộc họp/hội thảo
qua điện thoại vẫn thường gặp phải, do đôi khi tiếng nói không rõ hoặc hai đầu dây
không phân biệt được bên kia đang nghiêm chỉnh hay nói đùa. Microsoft cũng dự định
phát triển một màn hình máy tính với kích thước tương đương người thật. Tất cả những ai
tham gia cuộc họp đều có thể xem và cập nhật thông tin hiển thị trên màn hình.
4. Vĩnh biệt các cô thư ký
Trong văn phòng của tương lai, bạn thậm chí còn có thể nói lời "bái bai" với các trợ lý
hoặc thư ký riêng của mình. Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia đang phát triển một
chương trình có khả năng tự động tóm tắt những điểm quan trọng nhất được thảo luận
bên trong cuộc họp Đây là một ứng dụng đặc biệt hữu ích cho những ai đãng trí và
không thể tập trung cao độ trong suốt thời gian họp hành.
5. Bảo mật được đơn giản hóa
Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển nhiều công nghệ mới cho phép bạn bỏ xó hoàn
toàn những mật khẩu bảo mật dài ngoằng. Một tin quá vui cho những người đầu óc luôn
vắt vẻo trên chín tầng mây. Với công nghệ có tên "Click it" này, thay vì phải hì hục nhập
liệu password 10 con số hay quét tròng mắt để có thể khởi động máy tính, người dùng chỉ
vào dùng chuột click vào 10 điểm tùy ý trên một hình ảnh mà hệ thống yêu cầu (Các
chuyên gia của Microsoft cho rằng hình ảnh bao giờ cũng dễ nhớ hơn là con số). Ngoài
ra, các nhân viên cũng có thể đeo trên người những chiếc huy hiệu có nhúng RFID (mã
nhận dạng bằng tần số radio), tự động thông báo cho máy tính khi bạn vừa bước vào văn
phòng. Máy tính sẽ tự động khởi động và mở ra đúng trang tài liệu mà bạn đang làm việc
dở đêm hôm trước.
6. IBM BlueSpace
Không chịu thua kém, IBM cũng đang thử nghiệm một vài công nghệ hứa hẹn lột xác
môi trường công sở trong thập niên mới. Bắt tay cùng Steelcase, một hãng nội thất văn
phòng có tiếng, IBM đã lập ra BlueSpace - một không gian nơi sự tương tác được đẩy lên
tới giới hạn tận cùng. Lấy thí dụ, một màn hình cảm biến bên cạnh sẽ thông báo cho bạn
biết vị trí hiện tại của các thành viên khác, tự động nhắn tin IM tới cho họ. Trong mỗi
cuộc họp hay thảo luận, các tài liệu hoặc email sẽ được chiếu lên mặt bàn họp. Tất cả

mọi người đều có thể đọc và đánh dấu vào tài liệu trực tiếp bằng ngón tay - bộ cảm biến
chuyển động trong máy chiếu sẽ tự động "phiên dịch" cử động của ngón thành các đường
gạch dưới hay vòng tròn tại những điểm then chốt. Chi phí lắp đặt một văn phòng kiểu
BlueSpace dao động khoảng 5000 USD. Tất nhiên, những công nghệ trong mơ nói trên
cần phải rẻ hơn nhiều trước khi có thể thương mại hóa và tung ra thị trường. Chúng ta sẽ
phải chờ tối thiểu là ba hoặc bốn năm nữa trước khi có thể thật sự ăn, uống, ngủ và hít
thở bên trong môi trường công sở của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hi-tech.fotech)
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
CV "đẹp" cho sinh viên
Bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng bạn muốn thử sức. Bạn chưa có bằng,
chưa có kinh nghiệm, bạn làm sao để tạo ra một hồ sơ xin việc gây ấn tượng cho nhà
tuyển dụng?
1. Trình bày đầy đủ những thành tích tiêu biểu mà bạn có như: học vấn, kinh nghiệm
(như gia sư, bán hàng chẳng hạn), các hoạt động xã hội, phần thưởng, mục tiêu và các
mối quan hệ. Chọn một trong những kiểu CV dưới đây để trình bày: - CV truyền thống
(Chronological) là loại CV trình bày một cách thứ tự theo thời gian; - CV chức năng
(Functional) cho phép bạn tự do trình bày những ưu điểm nổi bật nhất của bạn lên hàng
đầu.
2. Đọc và sửa lại tất cả nội dung trong CV trước khi bạn chắc chắn là nó đã thực sự
hoàn hảo. Ngoài ra, nên nhờ vài người bạn đọc đi đọc lại CV của bạn nhiều lần để chắc
chắn hơn. Chú ý kiểu chữ và cấu trúc ngữ pháp. Dùng kiểu chữ đơn giản, thông dụng để
in và xem xét lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp cho đúng. Đó là một trong những lỗi sai đầu
tiên mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm, không có lý do gì để CV của một ứng viên có
học vấn mà lại đi mắc những lỗi sơ đẳng như vậy.
3. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy liệt kê ra danh sách các việc làm tình
nguyện của trường. Bạn có thể lấp vào khoảng trống ấy trong CV bằng những hoạt động
của trường dù bạn có tham gia hay không. Chẳng hạn các hoạt động thể thao của trường,
các họat động tình nguyện, thậm chí bạn đã từng đi bán hàng cho mẹ, tại sao không ghi
vào? Hè vừa rồi bạn đã giúp ông anh trai điều hành một xưởng sản xuất nhỏ, tốt quá. 4.
Thành tích học tập là điều quan trọng mà bạn cần phải nhấn mạnh trong CV. Đây là tiêu

chuẩn để đánh giá ứng viên mà không cần phải phân biệt bạn lớn tuổi hay nhỏ tuổi,
không cần biết bạn làm thế nào để có nhiều kinh nghiệm.
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Nghề "HOT" hiện nay
Một cuộc khảo sát gần đây do trang web Salary.com thực hiện đã cho kết quả một danh
sách 5 nghề được coi là “hot” nhất hiện nay.
Nghề thiết kế thời trang
Sức hấp dẫn: Sự giàu có và nổi tiếng có thể coi là sức hấp dẫn số một của nghề này. Bạn
nhìn thấy những mẫu thiết kế của mình được mọi người sử dụng ở khắp nơi, được lên
những trang tạp chí đắt tiền. Bạn thậm chí còn được các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đặt
hàng những trang phục để họ đi dự các liên hoan lớn.
Yêu cầu: Tuy nhiên, để được mọi người công nhận tài năng bạn cần phải học để lấy được
tấm bằng thiết kế thời trang cũng như kiến thức về may đo, xu hướng thời trang theo từng
giai đoạn thay đổi như thế nào nhằm phục vụ cho công việc. Một điều cũng cần lưu ý đó
là sự cạnh tranh khốc liệt cũng như khó khăn để có thể thành công của nghề này.
Bác sĩ phẫu thuật
Sức hấp dẫn: So với các ngành được đào tạo ở bậc đại học thì nghề này có mức lương
được trả cao nhất. Ngoài ra, cảm giác mình có khả năng cứu mạng sống mọi người luôn
khiến bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ.
Yêu cầu: Để trở thành một bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi một quá trình học gian khổ và lâu
dài: 5-6 năm đại học và từ 3 đến 8 năm để thực tập trong các bệnh viện. Thời gian làm
việc không dưới 60 tiếng mỗi tuần với áp lực công việc cao.
Phi công
Sức hấp dẫn: Thời gian làm việc không cố định và được đi nhiều nơi trên thế giới. Một
nghề cho bạn cảm giác phóng khoáng, tự do và được nhiều người nể phục.
Yêu cầu: Để trở thành một phi công lái máy bay dân dụng yêu cầu bạn phải có thời gian
bay thực tế tối thiểu theo quy định và bằng lái máy bay được cấp bởi các cơ quan chức
năng có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn cần có tinh thần “thép”, sức khỏe tốt để điều hành
một máy bay an toàn với vài trăm con người trong nó.
Nhiếp ảnh gia

Sức hấp dẫn: Bạn thường xuyên được gặp gỡ với những người nổi tiếng, được đi nhiều
nơi từ những địa danh nổi tiếng cũng như những vùng hẻo lánh. Những tác phẩm của bạn
được đăng trên các tạp chí lớn và được phát hành rộng rãi.
Yêu cầu: Hầu hết các nhiếp ảnh gia đến với nghề đều do năng khiếu và niềm say mê. Họ
thường khởi nghiệp từ những sudio nhỏ hoặc làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia nổi tiếng.
Nghề này đòi hỏi sự kiên trì theo đuổi và tự tiếp thị bản thân mỗi khi có cơ hội nếu muốn
thành công.
Mở ngân hàng đầu tư
Sức hấp dẫn: Bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc định hình nền kinh tế quốc gia
và thế giới, điều hành những tập đoàn lớn trị giá nhiều tỷ đô. Bạn có cơ hội đi nhiều nơi
trên thế giới và được hưởng một mức lương cao mà nhiều người mơ ước.
Yêu cầu: Để có được những điều đó, công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ
năng sâu rộng, tối thiểu bạn phải có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh trước khi bắt đầu
làm việc. Luôn đối mặt với áp lực công việc cao, làm việc muộn và 70 tiếng mỗi tuần là
một trong những tiêu chuẩn khi “theo đuổi” công việc này.
Thủy Nguyễn Theo MSN
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Những giọt nước mắt
Những sinh viên vừa mới ra trường, chân ướt chân ráo, bất kể tấm bằng đại học đỏ chói
hay tầm tầm kha khá, chứ chưa nói đến hạn trung bình, chuyện tìm cho mình một chỗ
làm tốt cũng phải đổ nhiều mồ hôi, lắm khi cả những giọt nước mắt thất vọng.
Chiến dịch rải hồ sơ và chờ đợi
Ngồi trước mặt tôi là cậu bạn tên Hùng, tốt nghiệp khoa Địa lý - đại học sư phạm I Hà
Nội với tấm bằng khá hẳn hoi. Ly nước mía trên bàn đã cạn mà gương mặt Hùng vẫn còn
nhiều mệt mỏi, lấm tấm mồ hôi. Hùng kể, cậu đã chuẩn bị đến 10 bộ hồ sơ với đầy đủ
bằng tốt nghiệp, sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, bằng A vi tính, B tiếng Anh với
điểm xuất phát từ Hà Nội, đến Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, ở mỗi nơi, cậu đều gửi
hy vọng tràn trề của mình qua các phòng tổ chức cán bộ. Đáp lại hy vọng của Hùng là
những cái bắt tay thân thiện, những tấm card ghi rõ địa chỉ, điện thoại nhưng không biết
bao nhiêu lần tốn khá nhiều tiền cho việc liên lạc mà hồi âm lại sự trông đợi của Hùng

vẫn là những câu ỡm ờ đại loại “đang trong hè mà, đợi khai giảng đã!”, “đang giảm biên
chế, thông cảm chờ một thời gian thử nhé!”, “chưa đến đợt tuyển dụng ”.
Chờ đợi đến hơn 6 tháng với cơm cha, áo mẹ, Hùng quyết không nản chí, cậu tiếp tục
chịu ơn cha mẹ bằng mấy gánh lúa bán đi, gom góp số tiền ít ỏi, cậu tiến thân vào Đà
Nẵng. Cả một tuần trôi nổi, sống vạ vật tại ký túc xá sinh viên, gương mặt Hùng rạng rỡ
khi có được số điện thoại của thầy trưởng khoa ở một trường đại học. Sau khi trò chuyện,
thầy giới thiệu Hùng xuống phòng tổ chức. Cậu hăng hái xuống phòng tổ chức, nhân viên
ở phòng lại bảo cậu trở lại khoa , Cứ thế, Hùng cầm bộ hồ sơ chạy đi, chạy lại.
Trò chuyện với tôi, đá trong ly nước mía đã tan thành nước, Hùng tu cái ực rồi lôi chiếc
bánh mì mua từ sáng trong cặp ra, giọng mệt mỏi: “Mai em sẽ đón xe vào Sài Gòn”. Hy
vọng, đó là điểm dừng chân cuối cùng đón nhận hồ sơ của cậu.
Còn với Hằng, cử nhân khoa Văn - trường Cao đẳng sư phạm QN thì khác một chút. Khi
còn là sinh viên, Hằng học khá giỏi, học bổng không thiếu học kỳ nào. Thế mà ra trường
đã hơn một năm, tấm bằng của Hằng vẫn nằm im lìm tại một góc nhà. Thì ra tỉnh đưa chỉ
tiêu của giáo viên văn về các trường quá ít. Nằm nhà một thời gian, Hằng bước chân vào
Sài Gòn, đi dạy thêm, làm thêm ở một số công ty để đợi chỉ tiêu mới của tỉnh.
Nhưng đợi hoài mà chẳng thấy, công việc đang làm không đủ nuôi sống bản thân, Hằng
đành trở về quê. Và bây giờ, cô tạm xếp tấm bằng tốt nghiệp lại, theo học nghề may của
chị gái trong tâm trạng vô định hướng.
Long đong việc tạm, lương hờ
Tốt nghiệp đại học KHXH&NV, loại giỏi đàng hoàng, và cũng như bao sinh viên khác,
Nguyên cũng chuẩn bị cho mình một chồng hồ sơ cao ngất, trong mỗi hồ sơ còn có thêm
chứng chỉ sư phạm, tờ khai đối tượng Đảng Và đi đến đâu, từ đại học Kiến trúc, Kinh
tế, Bách khoa, Nguyên cũng được mời vào giảng tuyển.
Với những lý luận thuyết phục trong bài giảng đến phong cách sư phạm thu hút, giọng
nói truyền cảm, Nguyên vượt qua được nhiều đối thủ của mình, nhưng kẹt nỗi vóc dáng
quá gầy, quá thấp so với tầm vóc của một giảng viên, cuối cùng cô vẫn bị loại. Nguyên
đành xin cộng tác ở các công ty quảng cáo, làm tiếp thị sản phẩm. Tiền lương hằng tháng
không quá 1 triệu đồng, ở thành phố chỉ đủ cho những chi tiêu như tiền thuê nhà, điện
nước, lắm khi Nguyên phải cắn răng gọi điện về quê nhờ sự tiếp sức của cha mẹ.

May mắn hơn Nguyên, Diệp được một chỗ làm tại huyện nhà, nhưng do gia đình quá khó
khăn, lại còn đứa em đang theo học đại học, cho nên dù không xin việc làm đúng chuyên
ngành tại thành phố, Diệp cũng cố bám trụ tại nơi đất chật, người đông ấy bằng công việc
viết quảng cáo cho các công ty. Ban đầu, cô làm cho công ty AV, lương chưa đến 1 triệu
đồng mà suốt ngày chạy đôn chạy đáo khắp nơi do sếp sai bảo.
Không thích hợp với lối trịch thượng của ông sếp, Diệp xin rút hồ sơ, chuyển qua dịch vụ
quảng cáo ĐV, ở đây cô lại đụng độ với mấy nhân viên lúc nào cũng trong tư thế cạnh
tranh nhau, thế là lại rút. Cho đến giờ, Diệp không biết cô đã chuyển bao nhiêu chỗ làm
mà vẫn chưa tìm được một nơi thích hợp. Và còn nhiều trường hợp khác như Dương -
khoa cơ khí, chế tạo máy của trường đại học sư phạm kỹ thuật lại trở thành nhân viên
trông coi tiệm Net. Còn Hòa, sinh viên khoa tiếng Hàn, có chân trong ban quản lý của
một xí nghiệp may mặc là một cơ hội lớn với cô. Nhưng suốt ngày nhìn thấy cảnh quản
lý đay nghiến, gây áp lực với công nhân, cùng là người Việt, cô luôn lên tiếng bảo vệ
công nhân của mình thì lại bị mấy tay sếp Hàn Quốc phùng mang, trợn má dọa sa thải
Bố mẹ quen biết rộng, chưa hẳn đã “xuôi”
Chẳng cần phải bon chen rải hồ sơ như truyền đơn, bằng tốt nghiệp chỉ loại khá, nhưng
bố mẹ quen biết nhiều, nên ngay từ năm thứ tư, Dung đã có chân trong một công ty danh
tiếng của thủ đô. Ngày đầu tiên đi làm, cô hớn hở với bao kế hoạch trong đầu. Nhờ vị thế
của bố mẹ mà Dung không cần phải “cơm bưng, nước rót” như bao nhân viên khác đang
thử việc.
Tháng làm việc thứ nhất của Dung trôi qua thật thanh thản. Nhưng rồi đến tháng thứ hai,
thứ ba và những tháng kế tiếp, Dung không chỉ ngồi một chỗ để kiểm tra các tư liệu, hồ
sơ, mà cô còn phải dịch các tư liệu mới, lên lịch làm việc cho cả phòng, đi cùng với sếp
gặp gỡ các đối tác nước ngoài. Ở những buổi gặp gỡ đó, Dung phải học hỏi cách đi đứng,
tiếp chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cô còn thường xuyên có chân trong đoàn đi giao
dịch khắp các vùng trong nước, có khi sang nước ngoài.
Với lối làm việc trên, Dung không kham nổi vì trình độ ngoại ngữ thời đại học của cô chỉ
ở mức bình thường, nên nhiều khi giao tiếp với khách, cô còn lúng túng. Dung lại chưa
kinh qua một trường lớp kế toán nào cả, nên mọi con số ở cơ quan, cô đem về nhà và
trông chờ vào mẹ. Cường độ làm việc cao, lại đi công tác liên tục nên quá căng thẳng.

Cho dù lương mỗi tháng của Dung được tính theo đô, nhưng cuối cùng, Dung đành xin
nghỉ việc vì cô không đủ khả năng để tiếp tục, cũng như cô không thích hợp với môi
trường làm việc quá năng động và nhạy bén của công ty. Còn tôi, cũng có thể cho rằng
tôi là một người may mắn. Vì với bộ hồ sơ đầu tiên, thông qua công đoạn giảng tuyển, tôi
đã được tiếp nhận về công tác giảng dạy ở một học viện miền Trung - trực thuộc học viện
trung ương. Niềm vui sướng của một sinh viên mới ra trường đã có ngay việc làm ở một
cơ quan tầm cỡ đưa tôi lên những đỉnh cao hân hoan.
Nhưng rồi những tháng làm việc đầu tiên đã kéo niềm hân hoan ấy xuống. Tôi lờ mờ
nhận ra rằng, công việc giảng dạy, nghiên cứu vốn trầm tĩnh lại không thích hợp với một
đứa thường xuyên thích xông pha vào trận mạc viết lách, đi đây đó như tôi. Hơn nữa, nếu
muốn được lên lớp và đứng trước đối tượng giảng dạy của mình là những học viên cao
cấp, tôi không những phải hội tụ vững chắc kiến thức mà cần có tầm vóc của một giảng
viên. Để đạt được điều kiện đó lại là một thời gian quá dài tự rèn luyện. Thời gian cứ trôi
vùn vụt mà công việc nghiên cứu tại cơ quan lại là những chuỗi ngày dài nhàm chán. Và
trong tôi hiện đang tranh đấu giữa hai suy nghĩ đối chọi nhau: thoát ra khỏi nơi làm việc
nhàm chán ấy để chen chân vào thế giới của những cây viết, hay kiên nhẫn ngồi một chỗ,
tra cứu tài liệu để đợi đến ngày bước chân lên bục giảng?
Theo Kiếm việc
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Nghề "lạ" ở Mỹ
Ở Mỹ, có những nghề mà ngay tên gọi của chúng bạn cũng cảm thấy khó hiểu và chắc
chắn nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ biết đến. Dưới đây là một vài ví dụ.
Nhà ngôn ngữ máy tính
Các nhà ngôn ngữ máy tính giúp cho hệ thống máy tính có thể hiểu và xử lý ngôn ngữ tự
nhiên. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng đặt một cuốn sách trên trang Amazon bằng tiếng
Nhật thì trang web này, với sự trợ giúp của các nhà ngôn ngữ máy tính, sẽ đưa ra một loạt
các tiêu đề sách tương tự giống nhau để bạn lựa chọn. Muốn làm công việc này, trước
tiên bạn phải có bằng đại học chuyên ngành về máy vi tính, mức lương khởi điểm cho
công việc này rất cao, có thể lên đến hàng chục nghìn đô la.
Để bước vào nghề: Bạn có thể đến các nơi như Cộng đồng ngôn ngữ học Mỹ và Hiệp hội

các nhà ngôn ngữ máy tính.
Nhân viên ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên
Các nhân viên này làm việc với chính phủ, các hiệp hội nghề và các chủ sở hữu đất nhằm
tìm ra những phương pháp giảm thiệt hại đến môi trường và sử dụng đất mà không ảnh
hưởng đến môi trường.
Hầu hết các nhân viên làm công việc này phải có bằng cử nhân chuyên ngành sinh vật
học, nông nghiệp, sinh thái học hoặc chuyên ngành môi trường.
Để bước vào nghề: Bạn cần phải có những kinh nghiệm thực tiễn. Muốn vậy, hãy tham
gia tình nguyện hoặc thực tập tại cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức cộng đồng, môi
trường.
Tư vấn sinh đẻ
Những người tư vấn sinh đẻ này đưa ra lời khuyên và luôn động viên các bà mẹ trong
suốt thời gian mang thai. Họ giúp các bà mẹ vượt qua những khó khăn về tinh thần cũng
như thể chất trong thời gian sinh nở và dạy các ông bố, bà mẹ về những kỹ năng cần thiết
để nuôi trẻ.
Bạn không cần phải có bằng đại học để trở thành nhà tư vấn sinh đẻ nhưng để nâng cao
năng lực cạnh tranh và tạo uy tín với khách hàng, bạn cần phải được cấp chứng chỉ của
Nhà Tư vấn Sinh đẻ Bắc Mỹ. Mức phí trung bình: 700 USD tư vấn trong suốt thời gian
mang thai và sinh nở.
Để bước vào nghề: Hãy ngỏ ý muốn tham gia thực tế cùng những nhà tư vấn có kinh
nghiệm để xem cách thức họ tư vấn thê nào, tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Người “tiên đoán tương lai”
Sử dụng các dữ liệu từ quá khứ và hiện tại, những người này nghiên cứu liệu hiện tại sẽ
ảnh hưởng đến tương lai như thế nào và con người sẽ thích ứng với những thay đổi về
công nghệ, nhân khẩu học, chính trị môi trường và xã hội học như thế nào. Chuyên môn
chính của công việc đòi hỏi bạn phải có bằng cao học ngành khoa học xã hội hoặc kinh
doanh. Công việc tư vấn cho các công ty và chính phủ sẽ mang lại cho bạn mức lương
hàng trăm nghìn đô la.
Để bước vào nghề: Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại các trang web về ngành và
bằt đầu phỏng vấn các công ty trong khu vực của mình để biết thêm thông tin.

Nhà tư vấn ngoại hình
Với mức thu nhập tuỳ ý, nhà tư vấn ngoại hình đưa ra lời khuyên cho mọi người về cách
tạo ấn tượng tốt nhất với người khách thông qua vẻ ngoại hình, cách ăn mặc và kỹ năng
giao tiếp để họ có thể tiến xa trong con đường sự nghiệp cũng như trong cuộc sống xã hội
và giúp họ thêm tự tin.
Bạn không cần phải có bằng đại học nhưng các tổ chức như Học viện Đào tạo nhà tư vấn
ngoại hình ở New York có những khoá học về phân tích màu sắc, phân tích phong cách
và cách ăn mặc… có thể giúp bạn thêm tự tin khi bước vào nghề.
Để bước vào nghề: Hãy tham gia vào HIệp hội các nhà tư vấn ngoại hình Quốc tế và tìm
hiểu xem bạn có thể tham gia vào học nghề hay không.
Nhà tư vấn đời sống
Nhà tư vấn nói chuyện với khách hàng để chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cuộc sống
của họ gặp rắc rối và phát triển các kế hoạch, giúp mọi người thành công trong cuộc
sống. Họ gặp riêng khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại và lắng nghe những khó
khăn, thách thức của khách hàng, sau đó lập mục tiêu mà khách hàng cần hướng tới trong
tương lai và đạt được những tiến bộ trong cuộc sống. Tốt nhất là nên có một tấm bằng
chứng nhận của Liên đoàn Tư vấn Quốc tế.
Để bước vào nghề: Bạn nên thuê một nhà tư vấn cuộc sống để bạn có thể có thêm hiểu
biết về mối quan hệ giữa nhà tư vấn - khách hàng.
Người tổ chức công việc
Những nhà tổ chức này hỗ trợ giúp đỡ cá nhân lập kế hoạch tổ chức công việc để họ có
thể giảm thiểu những gánh nặng, stress do công việc ở chỗ làm và công việc gia đình
mang lại, cân bằng cuộc sống và công việc hơn.
Hầu hết những nhà tổ chức này đều phải có chứng nhận của Hiệp hội những người tổ
chức công việc Quốc gia và phải trải qua chương trình học tập. Trung bình, người tổ chức
sẽ được trả 50 USD/giờ, với mỗi dự án cá nhân có thể mất một ngày làm việc, thậm chí là
nhiều ngày.
Để tham gia vào công việc: Tốt nhất là bạn nên giúp đỡ những người bạn thân và thành
viên trong gia đình đang gặp rắc rối về cách tổ chức công việc, cuộc sống gia đình. Bạn
có thể coi việc giúp đỡ những người đó như những câu chuyện thành công của bạn để

đem ra làm công cụ marketing cho chính bạn với mọi người.
Theo Thu Hà VietNamNetJobs
:: KỸ NĂNG XIN VIỆC ::
Những tình huống phỏng vấn siêu tưởng
Ngủ gật trong khi đang phỏng vấn? Mang theo phụ mẫu tới buổi phỏng vấn? Phát ngôn
những câu ngớ ngẩn? Đó chưa phải là những tình huống phỏng vấn kinh khủng nhất mà
các nhà tuyển dụng của HR đã từng trải qua.
Phỏng vấn là một trong những giai đoạn quan trọng có tính bước ngoặt quyết định việc
ứng viên có đến được vị trí công việc ấy hay không. Song đôi khi không hiểu vì lý do gì
các ứng viên lại có những cư xử hết sức bất thường.
Đương nhiên, ai cũng có thể phạm lỗi nhưng những lỗi mà các nhà tuyển dụng liệt kê sau
đây lại là những lỗi siêu tưởng, những lỗi có thể “giúp” nhà tuyển dụng đưa ra quyết
định nhanh nhất: vứt hồ sơ của ứng viên vào sọt rác ngay lập tức.
Căn cứ từ những mẩu chuyện của hơn 3.000 nhà tuyển dụng chuyên nghiệp của HR trên
toàn cầu, CareeBuilder đã chọn ra được những tình huống phỏng vấn ngớ ngẩn nhất, nằm
ngoài mọi tưởng tượng của bạn.
- Gọi điện cho nhà tuyển dụng trước và “đề nghị dành cho mình một phòng riêng” trong
lúc phỏng vấn bởi vì “đây là một cuộc trò chuyện riêng tư”.
- Nói với nhà tuyển dụng rằng có lẽ mình sẽ chẳng thể làm việc lâu được bởi vì mình sắp
nhận được thừa kế từ người họ hàng. Mà người họ hàng này thì “trông sức khoẻ xuống
lắm rồi”. - Giơ cao tay để ngửi mùi ở nách trên đường tiến vào phòng phỏng vấn.
- Đề nghị đưa nhà tuyển dụng đi chơi sau buổi phỏng vấn.
- Từ chối cung cấp thêm thông tin về cá nhân cho nhà tuyển dụng vì những thông tin này
đã thuộc về CIA và nó đã được “bảo mật”.
- Tiết lộ rằng mình đã bị đuổi khỏi công ty cũ vì đánh sếp.
- Từ chối khi được mời dùng thức ăn trước khi bước vào phỏng vấn với lý do không
muốn tống đầy dạ dày với những thứ thức ăn khó nhằn đó.
- Được tuyển dụng vào vị trí kế toán nhưng lại khẳng định mình là một con người rất
“nhân văn” chứ không phải con người của “số má”. - Trả lời phỏng vấn qua điện thoại
với nhà tuyển dụng khi đang ở trong toa lét.

- Lôi lược ra và chải tóc ngay khi đang ngồi trước mặt nhà tuyển dụng để phỏng vấn.
Ngoài câu chuyện về những tình huống phỏng vấn không ai có thể nghĩ tới, các nhà tuyển
dụng còn liệt kê ra hàng loạt những lỗi phỏng vấn rất phổ biến và ngớ ngẩn khác mà ứng
viên thường mắc phải trong khi phỏng vấn. Hơn một nửa nhà tuyển dụng (51%) cho rằng,
lỗi trang phục là lỗi phổ biến nhất làm huỷ hoại buổi phỏng vấn. Nói ra những thông tin
tiêu cực về sếp cũ hoặc sếp đang quản lý mình là lỗi thứ hai, chiếm khoảng 49%. Một
loạt các lỗi khác là ngạo mạn (44%), không cung cấp thông tin cá nhân (30%) thậm
chí không trả lời câu hỏi phỏng vấn (29%) Mỗi cuộc phỏng vấn là cơ hội cho cả ứng
viên và nhà tuyển dụng cân nhắc xem liệu họ có thể cùng làm việc với nhau trong tương
lai gần hay không. Những lỗi phỏng vấn ngớ ngẩn trên có thể là những ví dụ tiêu biểu
cho những sai lầm của ứng viên. Tuy nhiên các nhà tuyển dụng cũng cần ý thức được
rằng, ngay cả bản thân họ cũng có thể có những sai lầm tương tự, mà những sai lầm này
sẽ làm cho nhà tuyển dụng mất đi cơ hội tuyển được nhân tài. Nên nhớ một ứng viên
năng động thường bao giờ cũng có rất nhiều cuộc phỏng vấn với nhiều nhà tuyển dụng
khác nhau ở cùng một thời điểm. Do đó, cũng rất cần, ở phía nhà tuyển dụng, có những
chuẩn bị tương tự như ứng viên.
Theo VTV

×