Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 9620115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS. TS. BÙI ĐỨC TÍNH
2. PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là
trung thực, khách quan và là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc của bản thân.
Kết quả này chưa từng được công bố trên các tài liệu khoa học trong nước và quốc
tế. Các tài liệu tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn và chú thích
đầy đủ. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của một số cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Đức Tính và
PGS.TS. Trịnh Văn Sơn quý thầy đã tận tâm, định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn khoa
học cho tôi trong q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Đại học Huế; trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế; Ban Đào tạo sau Đại học - Công tác sinh viên, Đại học Huế;

phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển; các phòng ban
chức năng và tập thể các nhà khoa học của trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ, tư
vấn góp ý cho tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo Tỉnh ủy và
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Thị ủy và UBND thị xã Hương Trà, các
phòng ban liên quan đã quan tâm giúp đỡ, bố trí thời gian trong cơng việc để tơi
hồn thành nhiệm vụ.
Lãnh đạo các huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, huyện
Quảng Điền, huyện Phong Điền và các xã phường, thị trấn vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên môi trường, Sở
Kế hoạch - Đầu tư, Cục thống kê, Chi cục thủy sản tỉnh Thừa thiên Huế; trưởng các
thơn, xóm, các Hợp tác xã và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập thơng tin, điều tra, phỏng vấn số liệu tại các địa phương.
Cảm ơn gia đình, q thầy cơ, q anh chị lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã,
quý anh chị đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ, động viên tơi trong q trình thực
hiện và hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày tháng 11 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hương

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

AHP


Trọng số theo thứ hạng phân bậc

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTC

Bán thâm canh

BVMT

Bảo vệ môi trường

CARE

Tổ chức nhân đạo và Hỗ trợ quốc tế

Cs

Cộng sự

CP

Chính phủ

CPTTP

Hiệp định đối tác tồn diện và Tiến bộ xun thái Bình Dương


DT

Diện tích

DFID

Cơ quan phát triển quốc tế Vương Quốc Anh

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

HLSI

Chỉ số đo lường mức độ bền vững sinh kế

IDS


Viện nghiên cứu phát triển Vương Quốc Anh

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

LA

Giá trị vốn sinh kế



Lao động

LVI

Độ nhảy cảm và năng lực thích ứng


LVI-IPCC

Tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng

r

Hệ số tương quan

N

Số mẫu đánh giá

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

iii


P


Xác suất

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn

QC

Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

SDĐ

Sử dụng đất

SKBV

Sinh kế bề vững

SIS

Các loài cá nhỏ bản địa ở Bangladesh

SLA

Tiếp cận sinh kế bền vững


SLI

Chỉ số sinh kế bền vững

SWOT

Mơ hình phân tích ma trận

TC

Thâm canh

TGCH

Tam Giang - Cầu Hai

TN&MT

Tài nguyên môi trường

TS

Thủy sản

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND


Ủy ban nhân dân

UBLHQ

Ủy ban liên hợp quốc

UNCSD

Ủy ban hợp quốc về phát triển bền vững

UNDP

Chương trình phát triển của liên hợp quốc

VSMT

Vệ sinh môi trường

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xiv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...............................................................................................xiv
PHẦN I.MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận án .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................7
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ
BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ..........................7
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế và sinh kế bền vững nuôi trồng
thủy sản trên thế giới ...................................................................................................7
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước về sinh kế và sinh kế bền
vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ...............................................................11
1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án ...............................................................16
TĨM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 1 .................................................17
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA
HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN ....18
2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững .....................................................................18
2.1.1. Khái niệm về sinh kế .......................................................................................18

v


2.1.2. Khái niệm về sinh kế bền vững .......................................................................19
2.1.3. Khung sinh kế bền vững .................................................................................20

2.1.4. Tính bền vững của sinh kế ..............................................................................25
2.2. Cơ sở lý luận về hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá .....................26
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm ni trồng thủy sản .......................................................26
2.2.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản ..................................................................29
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản .............................................31
2.3. Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững của các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản
vùng đầm phá ............................................................................................................33
2.3.1. Khái niệm sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản ................33
2.3.2. Quan điểm tiếp cận sinh kế bền vững trong hoạt động ni trồng thủy sản ...33
2.3.3. Cách tính chỉ số bền vững ...............................................................................34
2.4. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản trên thế
giới và Việt Nam .......................................................................................................39
2.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ..........................................................39
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước .................................................................................41
2.4.3. Bài học rút ra cho vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................42
TĨM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 2 .................................................43
CHƯƠNG 3.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................45
3.1. Điều kiện tự nhiên vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................45
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................45
3.1.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................................46
3.1.3. Chế độ thủy văn ..............................................................................................47
3.1.4. Đặc điểm nguồn nước nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá .............................48
3.2. Khung phân tích sinh kế bền vững của hộ nơng dân ni trồng thủy sản ở vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................50
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................51
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................51

vi



3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................................53
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................60
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả...........................................................................60
3.4.2. Phương pháp hạch toán kinh tế .......................................................................61
3.4.3. Phương pháp chuỗi dữ liệu thời gian ..............................................................61
3.4.4. Phương pháp phân tổ.......................................................................................61
3.4.5. Phương pháp phân tích chỉ số .........................................................................61
3.4.6. Phương pháp phân tích dựa vào hệ số tương quan .........................................64
3.4.7. Phương pháp chuyên gia .................................................................................64
TĨM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 3 .................................................65
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG

DÂN

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........66
4.1. Tình hình kinh tế xã hội của hộ nơng dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................66
4.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ........................66
4.1.2. Tình hình ni trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế .......70
4.1.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nơng dân nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................75
4.1.4. Cơ cấu ngành nghề và thu nhập của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................76
4.1.5. Nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế ........................................................................................................79
4.2. Thực trạng sinh kế bền vững của các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................82
4.2.1. Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................82

4.2.2. Sự cố môi trường biển ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng
thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................................88

vii


4.2.3. Các yếu tố tổn thương sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm
phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................................................................91
4.2.4. Thực trạng sinh kế bền vững theo từng nhóm hộ nơng dân ni trồng thủy sản ...94
4.3. Phân tích chỉ số sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm
phá tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................105
4.3.1. Tương quan lợi nhuận của các hoạt động sinh kế của hộ nông dân tại vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................105
4.3.2. Chỉ số sinh kế bền vững của hộ nông dân vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .107
4.3.3. Chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................112
4.4. Một số hạn chế trong thực hiện sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng
thủy sản và nguyên nhân .........................................................................................114
4.4.1. Một số hạn chế ...............................................................................................115
4.4.2. Nguyên nhân .................................................................................................117
TÓM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 4 ...............................................119
CHƯƠNG 5.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN
VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................................121
5.1. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển bền vững sinh kế của hộ nông dân nuôi
trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................121
5.1.1. Phương hướng ...............................................................................................121
5.1.2. Một số nhiệm vụ giai đoạn từ 2021 đến 2030...............................................123
5.2. Phân tích mơ hình ma trận SWOT về phát triển sinh kế bền vững của hộ NTTS
ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................................124

5.3. Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân
NTTS tại vùng đầm phá ..........................................................................................127
5.3.1. Giải pháp phát huy vốn con người ................................................................127
5.3.2. Giải pháp vốn tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ..................128
5.3.3. Giải pháp vốn xã hội .....................................................................................128

viii


5.3.4. Giải pháp phát huy nguồn tài nguyên, hạ tầng hiện có .................................129
5.3.5. Giải pháp hạn chế tình trạng phơi nhiễm ......................................................130
5.3.6. Giải pháp về phát triển môi trường bền vững ...............................................131
5.3.7. Giải pháp về thể chế chính sách ....................................................................133
5.3.8. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với hộ nông dân
nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................135
TÓM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 5 ...............................................136
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................137
1. Kết luận ...............................................................................................................137
2. Kiến nghị .............................................................................................................137
2.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................140
2.2. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................141
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN
ÁN ...........................................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................144
PHỤ LỤC ................................................................................................................151

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thang đánh giá tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu ..............38

Bảng 2.2.

Bảng chỉ số ngẫu nhiên RI (Random Index) .....................................39

Bảng 3.1.

Phân bổ số lượng mẫu điều tra ..........................................................52

Bảng 3.2.

Hệ thống chỉ số đánh giá nguồn vốn sinh kế của các hộ nông dân
nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .................53

Bảng 3.3.

Hệ thống chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của hộ nuôi
trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .........................56

Bảng 3.4.

Tiêu chí đo lường sinh kế bền vững ..................................................58

Bảng 4.1.

Tình hình sử dụng đất đai của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2016 – 2020 .......................................................................67


Bảng 4.2.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2016 - 2020........................................................................68

Bảng 4.3.

Tình hình lao động và dân số vùng đầm phá tỉnh Thừa thiên Huế giai
đoạn 2016 -2020 ................................................................................69

Bảng 4.4.

Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của vùng đầm phá qua giai

đoạn

2016 - 2020 .......................................................................................70
Bảng 4.5.

Thu nhập bình quân của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2016 - 2020 .......................................................................................70

Bảng 4.6.

Sản lượng thủy sản ở Thừa Thiên Huế năm 2019 ...........................72

Bảng 4.7.

Diện tích ni trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai ...72


Bảng 4.8.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2019 .....................................74

Bảng 4.9.

Tình hình nhân khẩu và lao động tại các hộ điều tra ........................75

Bảng 4.10.

Các hoạt động sản xuất chính tại các hộ điều tra năm 2019 .............76

Bảng 4.11.

Cơ cấu lợi nhuận ở các ngành nghề của hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản tại vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................78

x


Bảng 4.12.

Nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản tại vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................................80

Bảng 4.13.

Các hoạt động sinh kế liên quan đến thủy sản của hộ nông dân nuôi

trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .........................82

Bảng 4.14.

Thu nhập trong năm từ các hoạt động sinh kế thủy sản của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..........83

Bảng 4.15.

Quy mô và chiều hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ..........85

Bảng 4.16.

Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................87

Bảng 4.17.

Thiệt hại do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến nuôi trồng
thủy sản tại Thừa Thiên Huế .............................................................88

Bảng 4.18.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hoạt động sinh kế của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
sau sự cố Formosa .............................................................................89

Bảng 4.19.


Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của hộ nông dân nuôi
trồng thủy sản vùng đầm phá trong 3 năm 2017 – 2020 tỉnh Thừa
Thiên Huế ..........................................................................................92

Bảng 4.20.

Số lồng nuôi thực tế tại các địa phương ở vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế ..........................................................................................94

Bảng 4.21.

Đặc điểm lồng nuôi cá tại vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .......96

Bảng 4.22.

Mức độ đầu tư cho hoạt động nuôi cá lồng ở các hộ nuôi tại các địa
phương vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................97

Bảng 4.23.

Năng suất trung bình của cá lồng ni ở vùng đầm phá ...................98

Bảng 4.24.

Hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng của các hộ điều tra ..........................100

Bảng 4.25.

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ điều tra .........................101


Bảng 4.26.

Chi phí sản xuất nuôi xen ghép của hộ điều tra ..............................103

Bảng 4.27.

Hiệu quả nuôi xen ghép của các hộ điều tra ...................................105

xi


Bảng 4.28.

Cơ cấu lợi nhuận từ các hoạt động sinh kế của hộ nông dân nuôi
trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế khi phân tích
tương quan.......................................................................................106

Bảng 4.29.

Trọng số của các chỉ tiêu phân tích (𝐰𝐢) ........................................108

Bảng 4.30.

Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ ....................109

Bảng 4.31.

Chỉ số phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững ......................110

Bảng 4.32.


Chỉ số đo lường sinh kế bền vững...................................................111

Bảng 4.33.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng
thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế .................................112

Bảng 4.34.

Mức độ ảnh hưởng của các điều kiện rủi ro đến các hoạt động sinh
kế trong 3 năm qua ..........................................................................113

Bảng 4.35.

Sinh kế mới của hộ nuôi trồng thủy sản sau sự cố Formosa ...........114

xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Tình hình ni cá lồng ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.......73

Biểu đồ 4.2.

Các hoạt động sản xuất chính tại các hộ điều tra năm 2019 ...........77

Biểu đồ 4.3.


Thu nhập bình qn tồn vùng trong năm từ các hoạt động sinh kế
thủy sản của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế ..................................................................................................84

Biểu đồ 4.4.

Biểu đồ thể hiện chỉ số đo lường mức độ bền vững .....................110

Biểu đồ 4.5.

Biểu đồ phân bố tỷ lệ hộ theo chỉ số (%) ......................................111

xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Khung sinh kế nơng thơn bền vững của IDS ....................................21

Hình 2.2.

Khung sinh kế bền vững của DFID ..................................................23

Hình 3.1.

Địa hình hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn từ vệ tinh ..............46

Hình 3.2.


Khung phân tích sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................50

Hình 3.3.

Các địa phương ở vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai được lựa chọn
điều tra ...............................................................................................53

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP [101] ..............38

Sơ đồ 3.1.

Khung phân tích chỉ số sinh kế bền vững .........................................63

xiv


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thuỷ sản
phát triển và cũng là nước có lịch sử ni trồng thuỷ sản lâu đời. Ni trồng thủy sản
đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế quốc dân
góp phần tăng tích luỹ vốn và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật
bản... Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đang dần đi theo hướng hàng hóa, sản xuất
liên kết theo chuỗi giá trị. Chính vì vậy, việc nâng cao sinh kế từ hoạt động nuôi trồng

thủy sản ngày càng được chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng
để phát triển nuôi trồng thủy sản [22]. Điều này được thể hiện ở sự đa dạng sinh học
khác nhau ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien [33]; trong đó phải kể đến hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) là hệ đầm phá ven biển lớn nhất ở nước ta
và thuộc vào loại lớn trên thế giới, có chiều dài hơn 68 km dọc theo bờ biển, với
tổng diện tích hơn gần 22 nghìn ha, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, tương đương
17,2% diện tích đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế [30]. Vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế nằm ở phía Đơng tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện,
thị xã (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà)
dân số trung bình năm 2020 là 240.608 người, bằng 21,22% dân số của tỉnh Thừa
Thiên Huế (1.133.713 người), chiếm 42,11% tổng dân số sống tại nông thơn
(571.392 người) có vai trị rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội
của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đối với phát triển kinh
tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng
nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn
1/5 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế [52]. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và
quốc tế giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của
tỉnh Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các
ngành du lịch, nơng nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển,
duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy
cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm [33].
Đã từ lâu, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên của đầm
phá vây mùng, chắn sáo nuôi tôm và cá [53], đến đầu năm 2011, sau khi UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế ra quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 về việc phê duyệt
quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,

1



hoạt động NTTS tỉnh nhà bắt đầu phát triển mạnh, với sự tham gia của đa số người dân
vùng đầm phá góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm
nghèo cho dân cư vùng này [49]. Nếu như năm 2008, diện tích NTTS vùng đầm phá
của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3.771 ha, chủ yếu là ni chun tơm thì đến năm 2018
tổng diện tích NTTS của tồn vùng đạt đến 4.693ha, nâng sản lượng từ 5.015 tấn
năm 2008 lên 8.583 tấn năm 2018 góp phần làm thay đổi diện mạo tồn vùng, đời
sống của người dân vùng đầm phá ngày càng được cải thiện [13]. Hiện nay, NTTS
là hướng chính trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các địa phương
trong vùng.
Tuy nhiên, sự bùng nổ NTTS một cách tự phát và ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều
bất cập, làm cho không gian của hệ thống đầm phá bị chia cắt manh mún, ảnh
hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác; môi trường đầm phá bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây bị suy giảm nhanh do
tình trạng đánh bắt thiếu bền vững; dịch bệnh bùng phát dẫn đến năng suất thấp, giá
cả thị trường bấp bênh, do đó thu nhập chưa cao mức sống vật chất thấp, chưa thực
sự là nguồn thu ổn định cho người dân trong vùng [7]. Mặt khác do sức ép tăng dân
số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự nhiên, sinh
thái, huỷ hoại tài nguyên và ơ nhiễm mơi trường; xung đột lợi ích trong khai thác
vùng đầm phá ngày càng tăng cao giữa lợi ích cá nhân có tính trước mắt để đảm bảo
cuộc sống nghèo khó hàng ngày với lợi ích cộng đồng có tính lâu dài nhằm phát
triển bền vững [33]. Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung của tỉnh thì đây là vùng có
tỷ lệ hộ nghèo cao; hệ thống hạ tầng cịn nhiều hạn chế; giao thơng đi lại khó khăn;
trình độ dân trí thấp; tập qn sinh sống phụ thuộc nhiều vào khai thác trực tiếp tài
nguyên nước; thị trường chậm phát triển [33]. Thêm vào đó, tác động bất thường
của thời tiết khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn xảy ra hàng năm; kể cả các tác
động hủy hoại môi trường của con người như sự cố formosa năm 2016 đã tác động
tiêu cực đến sinh kế của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chính những vấn đề đó là cơ sở để nghiên cứu hệ thống lý luận, thực tiễn và đánh
giá hiện trạng phát triển NTTS vùng đầm phá thơng qua tiếp cận phân tích các mơ
hình sinh kế; xây dựng các chỉ số sinh kế bền vững nhằm tìm ra các giải pháp cải

thiện và phát triển sinh kế bền vững thích ứng của hộ nơng dân NTTS trong bối
cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chương trình, dự án, tổ chức
hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế
cho thấy việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn
từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng...
Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những
2


phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay
không, các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.
Thơng qua việc tìm hiểu về các cơng bố trong và ngồi nước cho thấy điều kiện
tại vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chưa được nghiên cứu về sinh kế của hộ nông
dân NTTS một cách bài bản và toàn diện. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp
cận khung phân tích sinh kế bền vững đơn lẻ để đánh giá hiện trạng nguồn vốn sinh
kế, tác động của nguồn vốn sinh kế đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế và tính dễ bị
tổn thương sinh kế dưới tác động của biến đối khí hậu. Một số nghiên cứu đã sử
dụng các phương pháp phân tích định lượng và định tính để làm rõ nội dung và đạt
được mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, nội hàm lý luận nghiên cứu sinh kế bền vững
của hộ nơng dân NTTS là gì và việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở một vùng
sinh thái đặc thù như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ hay vùng giao thoa về lý luận và thực
tiễn cần được tiếp tục làm sáng tỏ, cụ thể.
Bên cạnh đó thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được tiếp cận phân tích một
cách tồn diện và có hệ thống về 5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình (nguồn vốn
sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác động của các
yếu tố bên ngồ). Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu
trước đây cho thấy tính đa khía cạnh của sinh kế bền vững là gì vẫn là một câu hỏi
chưa có lời giải đáp thấu đáo và rõ ràng. Khi đặt trong ngữ cảnh của hoạt động
NTTS nói chung và trong điều kiện NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nói

riêng thì vấn đề sinh kế bền vững cấp hộ gia đình đang là chủ đề chưa được nghiên
cứu một cách có hệ thống và tồn diện trên cả cấp độ vĩ mơ (thể chế, chính sách) lẫn
vi mô (sinh kế hộ nông dân).
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến thực trạng sinh kế của hộ NTTS
vùng đầm phá hiện nay như thế nào? Nguồn vốn sinh kế và tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế trong hoạt động NTTS ra sao? Các chính sách phát triển NTTS của nhà
nước, của chính quyền địa phương đã thực sự phát huy được tính hiệu quả của nó
hay chưa? Các chiến lược sinh kế mà của hộ nơng dân NTTS đang thực hiện liệu có
tạo ra các kết quả sinh kế bền vững? Những giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế
bền vững của hộ nông dân NTTS. Từ các nhu cầu lý luận và thực tiễn đó, Tơi đã lựa
chọn “Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế với kỳ vọng sẽ giải đáp
được một trong những câu hỏi trên đồng thời đề xuất được các giải pháp phát triển
sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiện trạng sinh kế và tính bền vững sinh
kế của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp góp phần phát triển sinh kế theo hướng bền vững của hộ nông dân
NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về sinh kế và sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS;
(2) Phân tích, đánh giá hiện trạng và đo lường tính bền vững sinh kế của hộ
nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;

(3) Phân tích các yếu tố nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế
của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;
(4) Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS ở
địa bàn nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu và dựa vào những cơ sở lý luận,
thực tiễn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu luận án đưa ra những kết quả sát thực,
toàn diện, những lập luận xác đáng và phù hợp cho việc phân tích và đánh giá hiện
trạng sinh kế và tính bền vững sinh kế của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế theo
hướng bền vững của hộ nông dân NTTS ở địa bàn nghiên cứu, luận án đặt ra một số
câu hỏi nghiên cứu chính cần được giải quyết như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế đang được thực
hiện của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?
Câu hỏi 2: Các hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã
sử dụng các nguồn lực sinh kế nào và mức độ bền vững của các nguồn lực đó đã
ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế và kết quả đạt được như thế nào?
Câu hỏi 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động sinh
kế như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của
hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế?
Câu hỏi 4: Những giải pháp và khuyến nghị có thể tăng cường sự bền vững
sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS, bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn
4


vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế chính sách; các yếu tố ảnh

hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các
vấn đề về cơ sở khoa học về sinh kế và sinh kế bền vững của nhóm hộ nuôi trồng
thủy sản vùng đầm phá và áp dụng các cơ sở khoa học này để phân tích thực trạng
sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá; các phương pháp nghiên
cứu và đo lường tính bền vững của sinh kế, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
sinh kế của hộ nông dân NTTS và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao kinh tế
NTTS ở vùng nghiên cứu trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 4 địa phương (thị xã
Hương Trà, các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc) thuộc vùng đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2010 - 2020; số
liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019-2021.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
- Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh
kế bền vững (SKBV), SKBV của hộ nông dân NTTS, đưa ra khái niệm đầy đủ về
sinh kế, SKBV phù hợp với tình hình thực tiễn, chỉ rỏ các đặc điểm sinh kế, SKBV
đối với hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luận án đã xây dựng khung phân tích SKBV cho các hộ nông dân NTTS
vùng đầm phá; xây dựng được hệ thống các chỉ số đo lường và phương pháp đo
lường SKBV hộ nông dân NTTS vùng đầm phá. Luận án đã áp dụng thành công
phương pháp chỉ số đo lường tính bền vững và phương pháp phân tích thứ bậc các
chỉ số đo lường tính bền vững sinh kế hộ nông dân NTTS vùng đầm phá. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nhân tố quyết định tính bền vững của sinh kế hộ
nơng dân NTTS. Trong đó nhân tố xã hội được xem là một trong bốn nhân tố quan
trọng nhất, bên cạnh nhân tố môi trường, kinh tế và thể chế chính sách.
- Kết quả của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả

hoạt động sinh kế điển hình của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế. Đo lường mức độ bền vững bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo phương
pháp phân hạng thứ bậc (AHP), chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
- Luận án chỉ ra rằng, trong điều kiện tự nhiên với những diễn biến phức tạp

5


của biến đổi khí hậu và mơi trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của
vùng đầm phá và hộ nông dân NTTS, việc sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu
chí về yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế,... là phương pháp phân tích SKBV
phù hợp nhất cho sinh kế của hộ nơng dân NTTS.
5.2. Về thực tiễn
- Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BĐKH và rủi ro môi trường (như dịch
bệnh, ô nhiễm, sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản cần lựa chọn mơ hình ni xen ghép
và đa dạng nguồn thu nhập từ hoạt động khác để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro
và thiệt hại do BĐKH và ô nhiễm môi trường gây ra.
- Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và các phương pháp phân tích
định lượng, luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội mơi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế.
- Kết quả đánh giá chỉ số đo lường sinh kế bền vững cho thấy, số hộ có chỉ
số từ 0,4 đến 0,6 là cao nhất (chiếm 42,37%), tiếp theo là từ 0,2 đến 0,4 (chiếm
38,14%). Sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá thuộc khoảng “hơi bền
vững đến tương đối bền vững”. Chỉ số phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững
tại vùng đầm phá đạt 0,471, trong đó nhân tố kinh tế là 0,350; nhân tố xã hội là
0,608; nhân tố môi trường là 0,521; nhân tố thể chế là 0,443.
- Luận án đã đề xuất 8 giải pháp, đưa ra 8 kết luận và 11 kiến nghị chính sách
cho sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các hoạt động sinh kế nuôi xen ghép tôm, cua, cá được đề xuất phát triển
thành mơ hình chủ lực trong việc đảm bảo bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS.

6. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 05 chương
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững của hộ
nơng dân nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi
trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản
vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 5: Phương hướng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị

6


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế và sinh kế bền vững nuôi
trồng thủy sản trên thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây, chủ đề sinh kế đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học ở nước ngoài đến từ các lĩnh vực xã hội học, kinh tế và
quản lý. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi giới thiệu tổng quan
một số kết quả nghiên cứu điển hình theo các chủ đề sau đây:
* Nghiên cứu về tác động của vốn sinh kế đến quyết định lựa chọn chiến lược sinh kế
Năm 2013, Hosain và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về chủ đề

“Đánh giá khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng tài sản sinh
kế của Cộng đồng đánh cá ven biển ở Nijhum Dwip, Bangladesh” [74]. Các ngư
dân của Nijhum Dwip ở Noakhali, Bangladesh đã sống trong một môi trường đối
mặt với bão nhiệt đới, triều cường, xói mịn bờ biển và xâm nhập mặn. Điều này đã
ảnh hưởng đến cuộc sống và lựa chọn sinh kế. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm xác định các tài sản về con người, vật chất, tài chính, tự nhiên và xã hội để
phân tích khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân. Đánh giá khả năng phục hồi
tập trung vào 25 tiêu chí cơ bản và các trọng số được xác định bằng ma trận so sánh
từng cặp của phương pháp phân tích thứ bậc theo hiệu quả của các tiêu chí. Nghiên
cứu đã xác định các tài sản tự nhiên (48%) là có ý nghĩa nhất đối với khả năng phục
hồi của ngư dân. Véc tơ hiệu quả chỉ ra rằng các tài sản con người, tài chính và xã
hội có tầm quan trọng tương ứng là 18%, 15% và 13%, trong đó tài sản vật chất chỉ
có tầm quan trọng 5% là ít có ý nghĩa nhất trong khả năng phục hồi của ngư dân.
Với kết quả nghiên cứu của Carney (2002) đã chỉ ra cách tiếp cận phân tích và đánh
giá tác động của các loại vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh kế [59] của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Shanta Paudel Khatiwada và cộng sự đã cho xuất bản cơng trình nghiên cứu
“Chiến lược sinh kế của các hộ nông dân và gợi ý cho việc giảm nghèo ở khu vực
nơng thơn miền Trung, Nepal” [97]. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
phân tích thành phần chính PCA (Principal Component Analysis) và phân cụm dữ
liệu bằng thuật toán k-means để phân loại các chiến lược sinh kế của hộ điều tra và
sử dụng làm biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy logit đa thức. Các biến giải thích
được đưa vào phân tích trong mơ hình logit đa thức bao gồm các thành phần thuộc 5
7


nguồn vốn sinh kế. Điểm nổi bật của nghiên cứu này đó chính là việc tác giả đã
phân loại các chiến lược sinh kế (dựa vào mức thu nhập các hoạt động sinh kế) bằng
phương pháp phân tích thành phần chính PCA và phân cụm dữ liệu bằng thuật tốn
k-means làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và khách quan. Điều này

đã mở ra hướng tiếp cận nghiên cứu cho luận án khi phân tích, đánh giá và phân
loại các chiến lược sinh kế khác nhau dựa theo tiêu chí thu nhập của các hoạt động
NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, việc tác giả khơng sử dụng
phương pháp chuẩn hóa dữ liệu cũng như sử dụng trọng số để tính tốn giá trị của
các loại vốn sinh kế đã dẫn đến những hạn chế trong phân tích, đánh giá và so sánh
các loại vốn sinh kế được hộ nông dân sử dụng thực hiện các chiến lược sinh kế.
Năm 2018, Zhifei Liu và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về chủ đề
“Ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế đến chiến lược sinh kế của các hộ nông dân ở
miền núi phía tây, Trung Quốc” [108]. Theo nhóm tác giả, vốn tự nhiên và vốn vật
chất tác động ngược chiều đến lựa chọn chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi
nơng nghiệp, điều này có nghĩa là giá trị của chỉ số vốn tự nhiên và vốn vật chất
càng cao thì càng làm tăng xác suất để hộ lựa chọn chiến lược nơng nghiệp. Trong
khi đó, vốn con người và vốn tài chính tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn
chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Vốn xã hội không ảnh
hưởng đến lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ điều tra.
Việc tác giả sử dụng phương pháp chuẩn hóa dữ liệu và tiến trình phân tích
thứ bậc AHP để tính tốn và lượng hóa giá trị của 5 loại vốn sinh kế cho kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả hiện trạng nguồn vốn sinh kế và ảnh hưởng của nó đến chiến lược sinh kế-một
trong những nội dung mang tính chất hẹp của sinh kế và sinh kế bền vững. Nhưng
với kết quả nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự đã chỉ ra cách tiếp cận phân tích
và đánh giá tác động của các loại vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh kế của
hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu của Lun Zang và cộng sự [83] cho thấy sự hiểu biết về truyền
thống sản xuất nơng nghiệp (yếu tố thuộc về vốn văn hóa) đã làm cho các hộ nông
dân không lựa chọn chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong
khi đó, mức độ tích lũy tài chính càng tăng thì làm tăng khả năng chuyển đổi sang
chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Như vậy, giữa nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự (2018) và nghiên cứu
của Lun Zang và cộng sự (2018) có nhiều điểm tương đồng trong tiếp cận phân tích

nguồn vốn sinh kế và tác động của nguồn vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh
kế, cụ thể là tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu để tính
8


toán chỉ số tài sản sinh kế, tức là quy đổi về một đơn vị đo giá trị của các loại vốn
sinh kế. Tuy nhiên, điểm mới ở trong hai nghiên cứu này là việc sử dụng phương
pháp tính trọng số entropy (the entropy evaluation method), trọng số này dựa trên lý
thuyết xác suất xảy ra các biến cố, điều này giúp hạn chế những ảnh hưởng chủ
quan mà phương pháp phân tích thứ bậc AHP có thể gặp phải (được sử dụng trong
nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự) [108]. Đây được xem là phương pháp đánh
giá toàn diện giá trị vốn sinh kế (Comprehensive Evaluation) được các nhà khoa
học sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, giúp kết quả tính tốn
chính xác hơn nhiều. Vì vậy, phương pháp đánh giá tồn diện giá trị vốn sinh kế ở
trong nghiên cứu của Lun Zang và cộng sự [83] sẽ được vận dụng cho việc đánh giá
tồn diện các nguồn vốn sinh kế của hộ nơng dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương sinh kế
Jessica Blythe và cộng sự (2014) với đề tài “Tính dễ bị tổn thương về sinh kế
của các hộ nuôi tôm ven biển: Một nghiên cứu chuyên sâu ở Mozambique” [78].
Theo kết quả nghiên cứu, sự phơi nhiễm giữa 2 nhóm hộ điều tra là khá tương đồng.
Tuy nhiên, hoạt động ni tơm vừa tạo ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực, cụ
thể là kết quả sinh kế trong hoạt động nuôi tôm làm tăng nguồn vốn vật chất (tích
cực), nhưng đồng thời hoạt động này đã ngăn chặn quyền tiếp cận diện tích mặt
nước sở hữu chung trước đây đối với cộng đồng). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro bệnh tật và tăng cường vốn con người sẽ
giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế nuôi tôm vùng ven biển Mozambique.
Với kết quả nghiên cứu này, tôi cho rằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
của Jessica Blythe và cộng sự là khá đơn điệu, chưa có tính mới trong việc phân
tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế. Tuy vậy, đây cũng là chủ đề nghiên cứu

liên quan đến hoạt động nuôi tôm một trong những đối tượng nuôi phổ biến trong
hoạt động NTTS để làm tài liệu tham khảo cho việc phân tích, đánh giá sinh kế bền
vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu của Nani Maiya Sujakhu và cộng sự (2018) với đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương sinh kế của các hộ nông dân ở vùng cao
nguyên châu Á” [86]. Tác giả đã sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số tính dễ bị
tổn thương dựa theo đề xuất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC
(2007) gồm sự phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng. Dựa trên kết quả tính
tốn, nhóm nghiên cứu đã phân chia chỉ số tính dễ bị tổn thương thành bốn mức:
gồm tổn thương rất cao, tổn thương cao, tổn thương trung bình và tổn thương thấp
và được sử dụng làm biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy logit thứ bậc (Ordered
9


×