Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Tài liệu PLDCSlide1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 46 trang )


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Biên soạn : LS-ThS TRẦN ANH THỤC ĐOAN

Mục tiêu môn học

Giới thiệu nguồn gốc , bản chất của nhà
nước và pháp luật

Giới thiệu những khái niệm cơ bản về pháp
luật

Giới thiệu hệ thống pháp luật tại Việt Nam
hiện nay , tập trung vào một số ngành luật
thông dụng

Nội dung môn học

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhà
nước

Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về pháp
luật

Chương 3 : Luật Hình sự

Chương 4 : Luật Dân sự

Chương 5 : Luật Hành chính

CHƯƠNG I


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
LS-ThS Trần Anh Thục Đoan

Nội dung chương 1

BÀI I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

BÀI II : NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

BÀI I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
LS-ThS Trần Anh Thục Đoan

Mục tiêu bài I

Giới thiệu về nguồn gốc và các đặc trưng cơ
bản của nhà nước

Nêu lên bản chất của nhà nước

Trình bày các kiểu nhà nước qua từng thời kỳ
lịch sử

Giới thiệu các cách thức tổ chức quyền lực Nhà
nước của những chính thể khác nhau trên thế
giới.

I-NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

1/ Các học thuyết về nguồn gốc nhà nước


2/Sự xuất hiện của nhà nước theo học thuyết
Mác – Lênin

1/ Các học thuyết về nguồn gốc nhà nước

Thuyết thần học

Thuyết gia trưởng

Thuyết khế ước

Học thuyết Mác –Lênin

2/ Sự xuất hiện của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê

Thời kỳ không có nhà nước : chế độ CSNT

Ba lần phân công lao động xã hội => chế
độ CSNT tan rã

Xuất hiện chế độ tư hữu và giai cấp đối
kháng .


phải có tổ chức đại diện cho giai cấp
thống trị và dập tắt sự xung đột giữa các
giai cấp

nhà nước ra đời


II-ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC

thiết lập quyền lực công đặc biệt

quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ

có chủ quyền quốc gia

ban hành pháp luật

qui định và tiến hành thu các loại thuế

III-BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

1/Tính giai cấp

2/Vai trò xã hội

1/ Tính giai cấp của nhà nước

Xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp

Là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp

Thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp
thống trị .

2/Vai trò xã hội của nhà nước


Giải quyết những công việc mang tính xã
hội .

Bảo đảm trật tự an toàn xã hội , giữ cho xã
hội phát triển và ổn định .

IV-KIỂU NHÀ NƯỚC

là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà
nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có
giai cấp nhất định

lịch sử loài người đã trải qua bốn kiểu nhà
nước

1/Kiểu nhà nước chủ nô

Cơ sở kinh tế : chế độ tư hữu của chủ nô đối
với tư liệu sản xuất

Nhà nước là công cụ để thực hiện nền chuyên
chính chủ nô

2/Kiểu nhà nước phong kiến

Cơ sở kinh tế : chế độ tư hữu của giai cấp
địa chủ đối với tư liệu sản xuất

Nhà nước là công cụ để thực hiện nền chuyên
chính phong kiến


3/Kiểu nhà nước tư sản

Cơ sở kinh tế : chế độ tư hữu tư bản về tư
liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư

Nhà nước là công cụ để thực hiện nền chuyên
chính tư sản với toàn xã hội

4/Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Cơ sở kinh tế : chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất

Nhà nước là công cụ thực hiện chuyên chính
vô sản

V-HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Nó
được hình thành từ ba yếu tố cơ bản :

1/ Hình thức chính thể

2/ Hình thức cấu trúc

3/ Chế độ chính trị

1/Hình thức chính thể


Là cách thức tổ chức các cơ quan tối cao
của nhà nước. Có hai dạng cơ bản :

Chính thể quân chủ

Chính thể cộng hòa

CÁC LOẠI CHÍNH THỂ
QUÂN CHỦ
TĐ PQ LH
NN ĐN
CỘNG HÒA
QT DC

TS

XHC
N
TT NV L
T

2/Hình thức cấu trúc

Là cách thức tổ chức hệ thống cơ quan nhà
nước , từ trung ương đến địa phương . Có
hai hình thức cơ bản :

Nhà nước đơn nhất

Nhà nước liên bang


ĐƠN NHẤT LIÊN BANG LIÊN MINH
CÁC LOẠI CẤU TRÚC

3/Chế độ chính trị

Là cách thức các cơ quan nhà nước sử dụng
để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai
loại chính :

Phương pháp dân chủ

Phương pháp phản dân chủ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×