Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Thuật nói chuyện hằng ngày phần 30 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.79 KB, 3 trang )

Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt
Phần 030
Phải Hòa Hoãn
Chúng tôi muốn bạn hòa hoãn trong hai việc: Nghe ý kiến
của người và trình bài ý kiến của mình.
Bí quyết thần diệu để gây thù oán là nói với người đối
thoại những tiếng: "Ngài lầm quá! Ngài nói bậy. Ngu. Trật lất.
Sai bét ".
Là một người có nghệ thuật nói chuyện, chắc chắn bạn
không nói như vậy. Bạn bình tĩnh nghe dư luận. Bởi bạn biết,
nguời khôn ngoan như socrate còn nói rằng: "Điều ông biết
chắc, là ông không biết gì cả". Nên bạn không quá tự mãn cho
ai khác điều lầm. Bạn có thể tìm được chân lý, thì thiên hạ
cũng có thể gặp sự thật như bạn. Một vấn đề nào đó, được bạn
và nguời khác thảo luận. Bạn dùng lý kuận học để thấy sự thật,
nhưng không phải chỉ có thể mới đem con người đến chân lý.
Người ta vẫn có thể nắm trong tay sự thật bằng trực giác, bằng
siêu hình học, bằng thí nghiệm.
Chúng tôi vẫn biết, sự thật thì có một vài tiêu chuẩn chung
để nhận cái đẹp. Nhưng bạn đừng quên rằng mình đang xã
giao. Vả lại, nếu muốn nguười nói chuyện với bạn chịu rằng
bạn có lý, bạn phải dẫn dụ cách nào, chớ cộc lốc bảo họ lầm,
chúng tôi không tin họ nghe theo bạn. Cách hay nhứt cho họ
mến phục bạn, là bạn hoãn. Hòa hoãn không có nghĩa là phủ
nhận giá trị lối lý luận của mình, hay nói rằng, điều mình suy
nghĩ bấy lâu là lầm. Hòa hoãn cũng không đồng nghĩa với tán
thành mọi ý kiến của người.
Thưa bạn, đức hòa hoãn mà chúng tôi muốn bạn thi hành,
là lĩnh hội ý kiến kẻ khác, với tinh thần khoa học. Bằng một
tâm hồn khách quan, bình tĩnh, bạn thu góp bất cứ điều gì kẻ
khác nói. Có gì gây bất mãn: xin bạn "cho thông qua". Thưa


bạn, trong câu chuyện, có nhiều điều chúng ta phải bỏ qua,
không hơi sức nào chận lời tha nhân lại để đính chính, chỉ
trích.
Không bổ ích gì cho mình, mà còn gây thù oán. Trong xã
hội, có nhiều người hay nói bậy, xét đoán theo thành kiến,
thay đổi ý kiến như gió đổi chiều. Vậy thượng sách, là hòa
hoãn nghe, dù phải nghe một kẻ ngu dốt. Đức hòa hoãn còn
ảnh hưởng tới lời nói của bạn nữa. Chúng tôi không kể những
trường hợp bạn bình tĩnh. Chúng tôi chỉ muốn nói, những lúc
bạn bị kẻ khác chỉ trích. Rất ít người tự chủ trong những "ca"
nầy, người ta lồng lên, đem đủ thứ lý luận đem chọi vào mặt
đối phương, để bắt họ nhận rằng, họ lầm, và người ta có lý.
Kết quả là bất hòa, và ai cũng tưởng mình nắm sự thật. Chúng
tôi, không muốn bạn đi theo đường lối ấy. Khi bị chọc tức, xin
bạn hãy tự chủ. Bạn trầm tĩnh trình bày ý kiến và những lý lẽ
của mình. Bạn cố gắng đặt mình ở lập trường tư tưởng của đối
phương, để nhận ở họ những điều có lý.
Nếu họ lầm, bạn lịch sự, êm dịu, giảng giải làm cho họ đổi
ý kiến. Nếu họ vẫn gân cổ lên, đánh lý lẽ của bạn, thì "dĩ đà vi
thượng sách". Không ai chiếm được cái chí của đứa thất phu.
Cổ nhân đã cho chúng ta biết điều đó. Bạn nhịn họ, giá như
đồng ý, rồi qua vấn đề khác là hay hơn hết. Khi bạn trầm tĩnh
trình bày ý kiến, tránh nét mặt cau có, những cái nhìn như
muốn đánh lộn, khoa chân múa tay, chống nạnh, đấm bàn, tắc
lưỡi. Tất cả, điều gây nộ khí của đối phương, chớ không tăng
sức mạnh cho lý lẽ của bạn.
Chúng tôi biết có người, vừa nghe bạn nói hơi tức lý, là
chận lời bạn. Xin bạn đừng tranh đấu với họ. Để họ nói cho
thỏa dạ. Họ nói xong, bạn khiêm tốn lấy lời lại.
Tánh hòa hoãn, cũng cấm bạn không được lập đi lập lại

những lời kẻ khác nói chạm tự ái bạn. hay nói lầm. Bạn phải tỏ
ra mình độ lượng.
Tóm lại, bạn nên hòa hoãn. Hòa hoãn trong khi nghe cũng
như khi nói. Nóng nảy cọc cằn: tất cả là những lời gây thù oán.
Khách quan khi nghe ý kiến của người, khoan dung tha thứ lỗi
lầm của người. Êm dịu khiêm tốn trình bày ý kiến của mình, là
bí quyết giúp bạn nói chuyện duyên dáng.
[ Phần Trước ] [ Phần Kế ]

×