Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.09 KB, 16 trang )

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
1. Mục đích của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
- Giúp sinh viên hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học, biết cách tiếp cận vấn
đề, phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề qua khảo sát thực tiễn.
- Vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong chương trình học để giải quyết các
vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn, đời sống.
2. Yêu cầu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
2.1. Về hình thức:
Theo đúng hướng dẫn trình bày của khoa quy định (phần sau).
2.2. Về nội dung:
- Có mục đích nghiên cứu rõ ràng.
- Nêu được cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phân tích rõ nội dung đề tài từ góc độ thực tiễn nơi đơn vị thực tập (tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp).
- Qua đó, đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại; các giải pháp để giải
quyết vấn đề tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Các giải pháp đưa ra phải cụ thể, sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
2.3. Việc xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập:
Sau khi hoàn thành đợt thực tập, sinh viên phải hoàn tất các sản phẩm kèm theo
Nhật ký thực tập và Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp như sau:
- Xác nhận của đơn vị thực tập về những số liệu sử dụng trong đề tài (đính kèm
vào trang cuối của Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp);
- Nhận xét của đơn vị thực tập về tinh thần, thái độ, tác phong làm việc; ý thức
tổ chức kỷ luật trong thời gian thực tập (Nhận xét vào trang cuối của Nhật ký thực tập
tốt nghiệp).
2.4. Một số hành vi cấm:
Trong khi viết Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp, sinh viên có thể tham
khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và bắt buộc phải ghi trích dẫn đầy đủ về tên tác
giả, tên tài liệu tham khảo,...theo đúng quy định. Mọi trường hợp phát hiện sinh viên


sao, chép mà không ghi trích dẫn bị coi là “đạo văn”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bị coi là “đạo văn” đương nhiên bị điểm không (0) và bị xử lý theo quy chế hiện
hành.
3. Sản phẩm thực tập tốt nghiệp
3.1. Nhật ký thực tập
1


- Nhật ký thực tập được đóng thành cuốn và đánh số trang bằng chữ số Ả Rập
theo thứ tự từ 01 đến trang cuối, được sử dụng để ghi chép các thơng tin trong q
trình thực tập (thời gian, địa điểm, tên và nội dung công việc thực hiện tại cơ quan
thực tập).
- Kết thúc đợt thực tập sinh viên nộp bản chính trong đó có các thơng tin nêu
trên, có nhận xét, đánh giá của cơ quan thực tập và giảng viên hướng thực tập.
- Nhật ký thực tập được trình bày bởi hai mục:
3.1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập
(1). Tên cơ quan thực tập.
(2). Địa chỉ, thơng tin liên lạc (Điện thoại văn phịng trụ sở chính, số fax,
Email).
(3). Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
(4). Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị.
(5). Nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập.
3.1.2. Mơ tả vị trí, cơng việc:
(1) Mơ tả vị trí làm việc được phân cơng nơi đơn vị thực tập (Bộ phận nào, làm
gì).
(2) Mô tả công việc được giao phân công, những việc sinh viên đã thực hiện
trong thời gian thực tập tại đơn vị (theo trình tự thời gian).
(3). Những điều ghi nhận (biết được, hiểu được, học được) qua việc thực hiện
công việc được giao.
3.2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp (từ 25 trang đến 40 trang, nội dung và hình

thức trình bày nêu tại mục 6, 7, 8, 9, 10 ).

2


2. LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Việc lựa chọn đề tài phải cần phù hợp và liên quan đến chức năng hoạt động
của cơ quan thực tập. Tuy nhiên, sinh viên chọn tên đề tài không liên quan đến cơ
quan thực tập thì phải được giảng viên hướng dẫn đồng ý.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp cần tập trung vào những vấn đề sau:
2.1. Tìm hiểu tình hình chung về đơn vị thực tập
- Loại hình đơn vị hoặc loại hình sở hữu.
- Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, chức năng nhiệm vụ.
- Tổ chức bộ máy quản lý.
- Các vấn đề khác.
2.2. Gợi ý một số lĩnh vực lựa chọn đề tài:
Ví dụ:
2.2.1. Những nội dung cơ bản trong pháp luật dân sự như: tài sản và quyền sở
hữu, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế, chuyển quyền sử dụng đất, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại,…
2.2.2. Pháp luật về doanh nghiệp: Tổ chức, quản lý doanh nghiệp, chuyển
nhượng vốn; vấn đề hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp; những vấn đề
liên quan đến tổ chức lại, chuyển đổi, mua lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
2.2.3. Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và những giải pháp bảo hộ hiệu
quả quyền sở hữu công nghiệp tại doanh nghiệp.
2.2.4. Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tranh chấp lao
động và giải quyết tranh chấp lao động; vấn đề bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội.
2.2.5. Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại: Hợp đồng hợp tác kinh
doanh; hợp đồng mua bán hàng hóa,…
2.2.6. Pháp luật về tố tụng tịa án: Hình sự, dân sự, hành chính, thương mại và

pháp luật về trọng tài thương mại.
2.2.7. Luật thương mại 2005: Các loại hành vi thương mại.
2.2.8. Pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh: Kinh doanh bất
động sản; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán.
2.2.9. Pháp luật về đất đai: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê
đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí
tái định cư; quản lý tài chính về đất đai; tranh chấp đất đai, khiếu nại về đất đai;
2.2.10. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; pháp luật về thanh tra,
phịng chống tham nhũng;
2.2.11. Luật hành chính: Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bộ
máy hành chính; cải cách hành chính; quyết định hành chính; xử lý vi phạm hành
chính; quản lý hộ tịch, hộ khẩu; trách nhiệm bồi thường nhà nước.
2.2.12. Luật hôn nhân và gia đình: Kết hơn, ly hơn; ni con ni; chia tài sản.

3


Sinh viên có thể chọn và thực hiện các đề tài khác thuộc chương trình đào tạo
hoặc đi sâu phân tích một nội dung cụ thể trong số những đề tài nêu trên nếu được
giảng viên hướng dẫn thực tập đồng ý và phải đăng ký lại với trợ lý Đào tạo khoa theo
quy định.
(Sinh viên có thể nhờ giảng viên hướng dẫn tư vấn thêm)

4


3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
3.1. Quy trình thực hiện:
Bước 1 - Chọn chủ đề cho bài báo cáo thực tập

Sinh viên tham khảo thêm mục 2 “Lựa chọn chuyên đề” để có ý tưởng về chủ
đề định nghiên cứu. Khi chọn chủ đề nghiên cứu, sinh viên cần trao đổi với giảng viên
hướng dẫn để tìm ra đề tài phù hợp với khả năng, sở thích của mình cũng như phù hợp
với điều kiện thực tế của đơn vị, nơi sinh viên thực tập.
Bước 2: Sinh viên phải nghiên cứu trước các File sau:
1- Hướng dẫn viết báo cáo TTTN
2- Hướng dẫn viết bố cục báo cáo TTTN
3- Đề cương mẫu tham khảo
4- Bài báo cáo mẫu tham khảo
Bước 3 - Lập đề cương tổng quát
Sau khi xác định đề tài, sinh viên sẽ lập đề cương tổng quát theo quy định tại
văn bản này. Đề cương nhất thiết phải có sự chấp nhận của giảng viên hướng dẫn thì
sinh viên mới có thể thực hiện các bước tiếp theo; nếu giảng viên vẫn chưa chấp nhận
thì sinh viên phải sửa hay viết lại đề cương sơ bộ theo yêu cầu của giảng viên hướng
dẫn.
Bước 4 - Hoàn chỉnh đề cương chi tiết
Sau khi đề cương tổng quát chấp nhận, sinh viên dựa trên đề cương đó để tiến
hành thu thập dữ liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài và viết đề cương chi tiết theo
hướng dẫn của giảng viên. Đề cương chi tiết giúp cho sinh viên và giảng viên hướng
dẫn thấy được toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp để đánh giá nội
dung đó có hợp lý hay khơng và có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bước 5 - Viết bản thảo
Trên cơ sở của đề cương chi tiết được giảng viên hướng dẫn chấp thuận, sinh
viên tiến hành viết bản thảo. Trên cơ sở lý luận, sinh viên tiến hành phân tích, đánh giá
tình hình thực tế về đề tài nghiên cứu tại tổ chức cụ thể cũng như phân tích, chứng
minh được những luận điểm nghiên cứu đặt ra. Từ đó, đề xuất những giải pháp để cải
thiện và giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn tại. Các phần lý thuyết, phân tích tình
hình thực tế và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau để đảm
bảo tính nhất qn trong tồn bộ bài viết.
Bước 6 - Hoàn chỉnh, in và nộp

Sau khi hoàn thành bản thảo, sinh viên trình cho giảng viên hướng dẫn đọc và
nhận xét. Sinh viên phải sửa chữa bản thảo theo yêu cầu của giảng viên (nếu có). Sau
khi hồn chỉnh xong bản thảo, sinh viên in ra và nộp đúng theo thời gian quy định của
Khoa.
3.2. Yêu cầu
5


Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải liên hệ với giảng
viên hướng dẫn theo đúng thời gian biểu do giảng viên hướng dẫn đưa ra để đảm bảo
việc nghiên cứu đúng thời hạn và không bị lệch hướng so với đề tài đã chọn. Nếu sinh
viên không liên hệ giảng viên hướng dẫn để trao đổi nội dung báo cáo trong suốt quá
trình thực hiện, giảng viên có quyền từ chối khơng nhận là giảng viên hướng dẫn. Khi
đó bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên đương nhiên bị điểm không (0).

6


4. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết cấu như sau:
A. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Kết cấu của chuyên đề.
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu
Sinh viên trình bày cơ đọng về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày thực trạng (thực tiễn) của vấn đề hay nội dung

nghiên cứu
1. Tình hình thực tế, thực trạng tại cơ quan nơi thực tập tốt nghiệp theo đề
tài đã lựa chọn
2. Giải pháp, kiến nghị
Giải pháp đưa ra phải cụ thể, phù hợp, có tính khả thi cao, tránh đưa ra các giải
pháp chung chung và không rõ ràng hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết.
C. Kết luận
Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì chuyên đề đã làm được)
hoặc mở vấn đề (những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề).
- Danh mục tài liệu tham khảo để viết chuyên đề

7


5. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
5.1. Điểm chuyên cần
- Điểm nhật ký thực tập do người hướng dẫn thực tập chấm: hệ số 0,5
- Điểm báo cáo thực tập do giảng viên của khoa chấm: hệ số 0,5
- Điểm học phần: Là tổng điểm nhật ký thực tập và báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn căn cứ vào nhật ký thực tập; nhận xét, đánh giá của cơ
quan thực tập và việc chấp hành kỷ luật, tinh thần, thái độ làm việc, tiến độ thực hiện
để đánh giá theo thang điểm 10 (hệ số 0,4).
5.2. Điểm báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp được đánh giá độc lập bởi 02 giám khảo, trong đó
giám khảo 1 là giảng viên hướng dẫn, giám khảo 2 do Trưởng Bộ mơn phân cơng.
Căn cứ chất lượng, hình thức và kỹ thuật trình bày, báo cáo thực tập tốt nghiệp
được đánh giá theo thang điểm 10, trong đó:
-

Phần mở đầu: 1,5 điểm;

Phần nội dung: 7,5 điểm. Bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan: 1,5 điểm
Chương 2: Cơ sở lý luận: 2,0 điểm;
Chương 3: Phần thực tiễn: 2,0 điểm;
Chương 4: Phần giải pháp, kiến nghị: 2,0 điểm;
Kết luận: 1,0 điểm.
5.3. Các yêu cầu cụ thể

Phần Mở đầu: Nêu được lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung:
- Giới thiệu tổng quan về những nội dung, đặc điểm cơ bản, chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị nơi thực tập
- Cơ sở lý luận: Nêu được cơ sở lý luận một cách đầy đủ, súc tích, hướng vào
nội dung nghiên cứu.
- Thực tiễn: Biết cách áp dụng lý thuyết trình bày ở phần cơ sở lý luận để phân
tích vấn đề thực tế, phát hiện những bất hợp lý và lý giải nguyên nhân của vấn đề.
- Giải pháp, kiến nghị: Đề xuất ra những giải pháp hợp lý, có tính khả thi nhằm
cải thiện hiện trạng. Giải pháp không chung chung mà phù hợp với tình hình thực tế.
Nếu có vấn đề cần kiến nghị thì kiến nghị cấp nào, về việc gì phải nêu cụ thể, sát hợp.
Kết luận: Tổng lược những gì mà chun đề đã làm được, đóng lại vấn đề (tóm
tắt những gì chun đề đã làm được) hoặc mở vấn đề (những hướng nghiên cứu có thể
tiếp tục phát triển vấn đề).

8


6. CÁCH TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
6.1. Việc trình bày báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp được thực hiện theo

đúng quy định tại văn bản này, cụ thể:
6.1.1 Trang bìa chính.
6.1.2. Trang phụ bìa.
6.1.3. Trang lời cảm ơn.
6.1.4. Trang nhận xét của đơn vị thực tập.
6.1.5. Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn.
6.1.6. Trang danh mục các từ viết tắt.
6.1.7. Trang mục lục.
6.1.8. Trang danh mục bảng.
6.1.9. Trang danh mục hình.
6.1.10. Phần nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp (từ 20 đến 30 trang
đánh máy giấy A4).
6.1.11. Phần phụ lục.
6.1.12. Tài liệu tham khảo.
6.2. u cầu cụ thể
6.2.1. Trang bìa chính: in trên giấy bìa cứng màu xanh da trời, đóng gáy kim
(khơng làm gáy lị xo) khơng có giấy kiếng bên ngồi, khơng làm bìa mạ vàng.
6.2.2. Trang phụ bìa: in trên giấy thường.
6.2.3. Lời cảm ơn: chân thành, không khuôn sáo, đúng địa chỉ.
6.2.4. Mục lục: trình bày trong giới hạn không quá 2 trang với 3 cấp.
6.2.5. Phần phụ lục: ghi các nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu hoặc
các tài liệu gốc được dùng để làm đề tài nghiên cứu. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì
các phụ lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2 …) và phải có tên.

9


7. ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7.1. Khổ giấy : A4, in một mặt;
7.2. Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode;

7.3. Cỡ chữ (font size):
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1) : 16
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2) : 14
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3) : 13
- Văn bản (body text) : 13
- Tên bảng, biểu, sơ đồ… : 13
- Nguồn, đơn vị tính : 11
7.4. Font style:
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, in đậm, canh giữa;
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, in đậm, canh trái;
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, in đậm, canh trái;
- Văn bản (body text): viết thường, canh justified;
- Tên bảng, biểu, sơ đồ…: viết thường, in đậm, canh giữa phía trên bảng, biểu
sơ đồ;
- Đơn vị tính: viết thường, in nghiêng, phía trên và bên phải của bảng, biểu hay
hình;
- Nguồn: viết thường, in nghiêng, nằm phía dưới và bên trái của bảng, biểu hay
hình.
7.5. Cách dịng (line spacing):

1,5 lines.

7.6. Cách đoạn (spacing):

Before: 6 pt;

After: 6 pt;

Left: 3,5 cm;


Right: 1,5 cm;

7.7. Định lề (margin):
- Top: 2,5cm;

Bottom: 2,5 cm;

- Header: 1,5 cm;

Footer: 1,5 cm.

7.8. Đánh số trang:
Đánh số thứ tự trang theo chữ số Ả Rập: 1, 2, 3… (canh giữa, cuối trang).
7.9. Đánh số các phần, mục: Đánh theo số ả rập (1, 2, 3, …), không đánh theo
số La Mã (I, II, III, …) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:
- Tên Phần: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1)
Ví dụ: PHẦN

MỞ ĐẦU

- Đề mục cấp 2: định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2), bắt đầu từ số thứ tự
của Phần:
Ví dụ: 2.1 Cơ sở lý luận
10


- Đề mục cấp 3: định dạng theo tiêu đề cấp 3 (heading 3)
Ví dụ: 2.1.1 Quy định của pháp luật

11



8. CÁCH VIẾT BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH
Khi lập bảng, biểu, đồ thị, hình sinh viên cần lưu ý các điểm sau đây:
1. Phải đánh số theo từng loại và bao gồm ln số thứ tự của Phần
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2, …
(Trong đó: số 1 đầu tiên là số thứ tự của Phần 1, số 1,2, ... tiếp theo là số thứ tự hình
trong Phần đó).
Bảng 1.1, Bảng 1.2, …
(Trong đó: số 1 đầu tiên là số thứ tự của Phần 1, số 1,2, ... tiếp theo là số thứ tự bảng
trong Phần đó).
2. Phải có tên
Ví dụ: Bảng 1.1: Số liệu chi trả thu nhập của người lao động năm 2012.
3. Phải có đơn vị tính
Ví dụ: ĐVT: triệu đồng
4. Phải có nguồn
Ví dụ: Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2012.
5. Số phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu Chấm (.) và phân cách dấu thập
phân bằng dấu phẩy (,).
Ví dụ: 1.007.845,25
6. Số phải được canh phải, không canh giữa và không canh trái
7. Số trong cùng một bảng, biểu hay đồ thị phải có cùng số lượng số thập phân.
Tức là nếu lấy 2 số thập phân thì tồn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số thập
phân.
8. Không để một bảng, sơ đồ cũng như tên và nguồn của bảng, biểu đồ nằm ở
hai trang.

12



9. CÁCH VIẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện đề tài
nghiên cứu.
2. Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự abc theo HỌ của tác
giả.
3. Nếu sách (báo) có 2 hay 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của tất cả tác giả.
4. Nếu sách (báo) có từ 4 tác giả trở lên, liệt kê tên một tác giả và những người
khác ghi chung là “các tác giả”.
Lưu ý: Chỉ viết họ và tên tác giả không ghi học hàm, học vị, chức danh của tác giả.
5. Tất cả các tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng cấu trúc như sau:
- Tài liệu là những cuốn sách: Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, nhà
xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, NXB
Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu là một chương trong một cuốn sách: Họ và tên tác giả (năm xuất
bản), “Tên chương”, Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Nơng Quốc Bình (2010), “Chương 1: Một số vấn đề lí luận về luật thương mại
quốc tế”, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà Xuất Bản Công an Nhân dân, Hà
Nội.
- Tài liệu là các tạp chí: Họ và tên tác giả (tháng năm xuất bản), “Tên bài
báo”, Tên tạp chí, số tạp chí, trang của bài báo.
Ví dụ: Trương Tấn Sang (Tháng 02/2013), “Đảng, Nhà nước và nhân dân ln tin
tưởng và hy vọng những thành cơng, đóng góp mới quan trọng của ngành Kiểm sát”,
Tạp chí Kiểm sát, Số Tết, tr.6.
- Tài liệu là các bài báo: Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên
bài báo”, Tên báo, trang của bài báo.
Ví dụ: Xuân Bính (04/3/2013), “Chế định luật sư chưa tương xứng”, Pháp luật Việt
Nam, tr.5.
- Tài liệu là các bài báo trên Internet: Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất
bản), “Tên bài báo”, Tên báo, được download (hoặc truy cập) tại đường link…, ngày

download (hoặc truy cập).
Ví dụ: Bình Minh (02/3/2013), “TP.HCM: Tháng 7 sẽ lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo
chủ
chốt”,
Pháp
Luật
Online,
được
download
tại
địa
chỉ
vào ngày 02/3/2013.
- Tài liệu là văn bản pháp luật: Cần ghi đúng ký hiệu văn bản pháp luật qui
định tại Đ.7 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Ví dụ: Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn Luật doanh
nghiệp 2005 về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/06/2010, thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006.
13


- Tài liệu là bản án: Cần ghi đúng ký hiệu bản án và trích yếu theo hướng dẫn
tại Nghị quyết số 01/NQ-TANDTC ngày 31 tháng 3 năm 2005.
Ví dụ: Bản án số 42/2008/KDTM-PT ngày 22/02/2008 “Về việc tranh chấp kinh doanh
thương mại” của Tòa Phúc thẩm - Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội.
- Tài liệu nước ngồi (tiếng nước ngồi):
Ví dụ: 1. Slattery P.D. (1993), “Project Finance: An Overview”, Journal of Corporate
and Business Law, (1), pp.61 - 81.

Sinh viên sử dụng Chú dẫn (footnote) đặt ở cuối trang (trên Microsoft Office

Word, vào Insert/reference/footnote… sử dụng bottom of page để chú dẫn).

14


10. CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN
Khi viết bài, sinh viên tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, khi viết lại
một ý nào đó từ sách, báo, tài liệu, ..v.v vào bài viết của mình thì phải trích dẫn đúng
cách, nếu không sẽ bị coi là “đạo văn”. Cần lưu ý các trường hợp:
1. Viết lại ý của một tác giả
Trong trường hợp này, sinh viên dùng ý của một người nào đó nhưng diễn đạt
lại bằng lời của mình. Khi đó, sinh viên chỉ cần trích dẫn tên tác giả và năm xuất bản
ngay sau câu tự diễn đạt.
2. Chép lại ý của tác giả khác
Trong trường hợp này, sinh viên chép toàn bộ (hay gần như toàn bộ) ý của một
tác giả khác thì sinh viên phải để phần chép đó trong dấu ngoặc kép “…” và ngay sau
đó phải ghi tên tác giả, năm xuất bản và trang chứa ý mà sinh viên đã chép.
Lưu ý: Tất cả các trường hợp trích dẫn trong bài viết phải được ghi chi tiết
ở mục tài liệu tham khảo.

15


11. MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, BÌA ĐỀ TÀI THỰC TẬP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA LUẬT

ĐĂNG KÝ ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT BÁO CÁO THỰC TẬP
Họ và tên:................................................................................................MSSV:..............................
Ngành:.....................................................................................................Lớp:..................................

Điện thoại:...................................................................Email:............................................................
Sinh viên viết đề cương sơ bộ với đầy đủ các phần dự kiến như sau:
1. Tên đề tài.
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Kết cấu của chuyên đề.
Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên giảng viên hướng dẫn:.......................................................................................................
Điện thoại liên lạc:.............................................................................................................................
Địa chỉ liên lạc:..................................................................................................................................
Email:.................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Đề tài thực tập sinh viên đăng kí với giảng viên hướng dẫn theo mẫu đơn trên
đây.

16



×