84
BỤI VÀ CÁC BỆNH PHỔI DO BỤI
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được những đặc tính và cách phân loại bụi trong sản xuất.
2. Liệt kê được các loại tác hại của bụi.
3. Trình bày được phương pháp phòng chông bụi trong xắn xuất.
4. Giải thích được cơ chế bệnh sinh và bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm
sàng của bệnh bụi phổi - silic.
5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bụi ph
ổi -
silic và biện pháp phòng chống.
1. Bụi trong sản xuất
Bụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập hợp rải rác trong môi
trường, là tác hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi
trường không những bởi tính độc hại của nó mà còn do chúng rất phổ biến,
có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống.
Do đặc điểm c
ủa hoạt động lao động và sinh hoạt cũng như các tác
động nên bụi sinh ra có nhiều trạng thái và kích thước khác nhau. Tác hại
của bụi phụ thuộc vào bản chất lý hóa của nó song trạng thái và kích thước
cũng đóng vai trò quan trọng do nó tạo điều kiện cho bụi tồn tại lâu hay
chóng trong môi trường rồi từ đó khuếch tán vào phổi gây bệnh. Hiện nay
các ngành công nghiệp hầm mỏ, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dự
ng và
may mặc là những ngành công nhiên có nhiều người lao động chịu tác động
của bụi với các mức độ khác nhau như viêm nhiễm, co thắt hoặc xơ hóa các
tế bào nhu mô phổi
Đối với từng loại bụi khác nhau chúng thường gây nên các tác hại đặc
trưng song do phát triển công nghiệp với trình độ cao nên các loại bụi hỗn
hợp được tạo ra nhiều, hình thái bệnh lý cũng phức tạp lên rất nhiều vì sự
tác độ
ng tổng hợp của chúng.
85
Các loại bụi phân tán vào môi trường không khí theo quy luật khác
nhau (Brown, Stokes ) và cũng phụ thuộc vào cấu trúc nhà xưởng, nơi làm
việc và biến đổi của vi khí hậu môi trường.
Các loại bụi phân tán trong không khí do sản xuất gây nên có hạt nhỏ,
đặc hay lỏng sẽ lơ lửng trong không khí. Nếu ở thể đặc, khí dung gọi là bụi,
nếu ở thể lỏng gọi là sương mù.
Có 3 nguyên nhân sinh ra bụi:
1. Nghiền, cán, màu đánh bóng các chất đặc, các vật cứng (đ
á, sắt
thép ).
2. Các chất nổ và không cháy.
3. Các chất ở dạng hơi bốc lên dày đặc trong không khí, bị ôxy hóa
hoặc sinh ra phản ứng hóa học với nhau.
Ngoài ra khi vận chuyển, lựa chọn, đóng gói, pha trộn các chất, thì khí
dung loãng có thể biến thành khí dung đặc.
1.1. Tính chất và phân loại bụi
Do bản chất lý hóa của các vật thể và bụi, nên người ta có thể có
nhiều cách phân loại, thường dựa vào các đặc điểm cơ bản c
ủa bụi trong
sản xuất.
1.1.1. Theo nguồn sinh ra bụi (có 2 loại).
- Bụi hữu cơ: (gồm bụi có nguồn gốc từ động vật như lông gia súc,
súc vật và bụi thực vật như bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy ).
- Bụi vô cơ: như các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan ) các
khoáng chất như (thạch anh, cát, than, chì, amiăng ) các bụi vô cơ nhân
tạo (xi măng, thuỷ tinh ).
- Bụi hỗn hợ
p: có thể có ở nhiều nơi, trong đó có thể nhiễm lẫn 30 -
50% bụi khoáng chất. Loại bụi này dễ gây bệnh hơn bụi đơn thuần, thí dụ
có nhiều silic, amiăng sẽ tác hại nhiều lên cơ thể so với các bụi khác.
1.1.2. Theo kích thước hạt bụi.
Phân loại bằng cách này rất quan trọng vì gắn liền với khả năng phân
tán của bụi trong môi trường.
- Bụi cơ bản (trên 10µm).
86
- Bụi dưới dạng mây (0,1 - 10 µm).
- Bụi dưới dạng khói (< 0,1 µm).
Hoạt động của các loại bụi trong môi trường cũng như sự tồn tại của
nó phụ thuộc vào kích thước của hạt bụi to hay nhỏ.
Thời gian tồn tại của hạt bụi ở dạng khí dung loãng là tuỳ theo tác
dụng qua lại giữa hai chiều khác nhau.
- Trọng lực.
- Trợ lực cọ xát giữa hạt bụi vớ
i lớp không khí xung quanh hạt bụi.
Đối với các hạt bụi cơ bản (>10µm), sức cọ xát tuy có tăng theo tỷ lệ
thuận với tốc độ rơi xuống của hạt bụi nhưng ở trong không khí yên tĩnh
vẫn rơi với tốc độ nhanh hơn theo định luật Newton vì sức cọ xát với không
khí của hạt bụi là tương đối nhỏ và không thăng bằng với trọng lực nên bụ
i
này tồn tại trong không khí chỉ một thời gian ngắn.
Khi hạt bụi < 10µm (loại mây) thì thăng bằng với R, do đó vận động
của hạt bụi không tăng tốc độ và không theo định luật Niutơn nữa, mà vận
động theo tốc độ đều.
Hạt dạng khói (< 0,1 µm) không vận động theo ảnh hưởng của 2 lực
trên, vì vậy hạt bụi này hình như bay đi bay lại, hoàn toàn không bị các
phân tử không khí chống l
ại. Loại bụi này cũng ít lắng xuống phế nang nên
khó gây bệnh
1.1.3. Tỷ trọng
Tỷ trọng có thể ảnh hưởng đến vận động của hạt bụi trong không khí
về mặt tốc độ lắng, rơi cho nên cần được chú ý đến khi đặt vấn đề thông gió
và chọn máy lọc bụi.
Nếu lấy bụi đay, có tỷ trọng nhẹ nhất, để so sánh thì đa số b
ụi hữu cơ
nặng hơn bụi đay 1 - 2 lần.
Bụi khoáng chất nặng hơn 3 - 5 lần
Bụi kim loại nặng hơn 5 - 7 lần hoặc hơn nữa.
1.1.4. Hình thái và độ cứng.
Bụi cứng, to hạt, sắc cạnh bám chặt và làm tổn thương niêm mạc dễ
hơn các hạt bụi tròn, mềm, đồng thời kích thích mạnh hơn, làm rách màng
87
tế bào và niêm mạc dễ hơn. Các sợi mềm, dài, (bụi động vật, thực vật), dễ
lắng trong khí quản, phế quản to và vừa, làm cho niêm mạc có một lớp dính
để sinh ra bệnh viêm khí quản và phế quản mạn tính.
1.1.5. Độ tan của bụi
Có loại tan được (đường, bột ) và loại tan được khi có điều kiện
(bông lông thú ). Độ tan có liên quan đến tác hại của bụi đối với cơ thể.
Thí d
ụ bụi công nghiệp thường gây kích thích cơ giới cho cơ thể khi tiếp
xúc với tổ chức tế bào nhưng tác hại ít nếu tan nhanh và tan hết. Ngược lại
nếu không tan sẽ gây nhiều tác hại.
Đối với loại bụi có tác dụng hóa học thì độ tan chỉ có thể làm tăng tác
hại đối với cơ thể như bụi chì, bụi asen và các loại bụi kích thích (clorua
vôi, bụi kiềm ).
Bụi tan được khi có đi
ều kiện là loại bụi có thể kết hợp với dịch thể
nguyên sinh chất tế bào, thành một nội dung dịch keo làm cho bụi có thể
tác động mạnh cục bộ, cụ thể là làm thay đổi cấu tạo của tế bào, thay đổi
tính thực khuẩn của tổ chức lymphô và bạch cầu, ảnh hưởng đến tính chất
miễn dịch của tổ chức nội bì, võng mạc và kích thích tế bào củ
a tổ chức
liên kết.
Loại bụi tan được bao gồm:
- Bụi thạch anh (SiO
2
) có tác dụng đặc biệt đối với cơ chế phát sinh và
phát triển của bệnh phơi nhiễm bụi.
- Bụi lò Thomas có tác dụng đối với bệnh nhân viêm phổi nặng do
nghề nghiệp.
1.2. Tác hại chung của các loại bụi
Trong sản xuất tác hại của bụi đối với cơ thể không giống nhau bao
gồm các tác hại sau:
- Gây độc toàn thân: bụi chì, mangan, asen, Clo, Flo, ôxit kẽm.
- Gây kích thích cục bộ, tổn thương ở da và niêm m
ạc. Ngoài các chất
trên còn có xi măng, calci ô xít, clorua vôi, bụi thuốc lá
- Gây phản ứng dị ứng: bụi đay, bột sơn, phấn hoa
- Gây tác dụng quang lực học: bụi hắc ín.
88
- Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật, thóc lúa
- Gây ung thư: bụi của một số chất quang học và chất cơ năng phóng
xạ.
- Gây tác dụng đặc biệt trên cơ quan hô hấp có 6 loại:
+ Gây viêm nhiễm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi nói chung với
tỷ lệ cao đối với người tiếp xúc.
+ Tác dụng với đường hô hấp trên: các loại bụi sợi, bụi động vật và
thực vậ
t thường kích thích, gây bệnh mũi họng
+ Gây tăng số lượng đại thực bào từ máu đến phổi, nhưng không rõ
rệt: bụi than, bụi ôxit sắt (thường không mấy khi gây tàn phế bộ máy hô
hấp).
+ Có tác dụng làm cho xơ hóa, tăng thực rõ rệt, gây bệnh phổi mạn
tính nặng: bụi silic (SiO
2
) và bụi amiăng
+ Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò Thomas,
bụi nhựa đường
+ Gây ung thư phế quản và ung thư phổi: như crom và hợp chất hóa
học của a sen, các carbuahydro
1.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá bụi trong môi trường lao động
Trong thực tế người ta có thể tiến hành nhiều phương pháp nghiên
cứu đánh giá song có hai phương pháp thông dụng được ứng dụ
ng trong y
học lao động là định lượng hàm lượng bụi (hàm lượng tính bằng gam trong
không khí nơi làm việc) và phân tích tính chất lý hóa (xác định hình thái
của hạt bụi, phân tích về mặt hóa học.
1.4. Quy định về tiêu chuẩn bụi trong môi trường lao động
Lehmann dùng phương pháp cân để quy ra tiêu chuẩn bụi ở các khu
vực sản xuất:
Lượng rất ít: 1 mg/m
3
không khí.
Lượng ít: 5 mg/m
3
không khí.
Lượng chịu được: 10 mg/m
3
không khí.
Lượng có hại: 20 mg/m
3
không khí.
89
Lượng nhiều: 30 mg/m
3
không khí.
Lượng rất nhiều: 100 mg/m
3
không khí.
Phương pháp này chỉ tính đến lượng bụi, không đề cập đến độ phân
tán và tác dụng hóa học của bụi. Trong việc nhận định độ bụi, không thể có
một tiêu chuẩn duy nhất, áp dụng chung cho các loại bụi, mà phải xét đến
tác dụng, tỷ trọng độ phân tán và nhận định theo từng loại bụi và từ đó xét
đến kỹ thuật sản xuất và thông gió.
Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ
bụi không làm nhiễm độc ở nơi sản
xuất (tiêu chuẩn tối đa cho phép):
Bụi thạch anh, cát từ 1 - 4mg/m
3
.
Các loại bụi khác 4 - 15 mg/m
3
.
Tính theo số hạt bụi, dưới đây là tiêu chuẩn tối đa.
Bụi không có bioxitsilic (SiO
2
) 1000 hạt/1cm
3
.
Bụi có ít SiO
2
tự do hoặc kết hợp 1000 hạt/1cm
3
.
Bụi có 20 - 40% SiO
2
tự do 350 hạt/1cm
3
.
Bụi có trên 40% SiO
2
tự do là 100 hạt/1cm
3
.
1.5. Quá trình bụi vào cơ thể
Bụi được hít không vào hết trong cơ thể vì những hạt to (>25 µm) bị
lông mũi cản lại, còn thì phần lớn ở lại trong mũi nhờ ở niêm mạc mũi
thường ướt, đường mũi quăn queo, vành mũi và lá mía rộng. Hạt bụi nhỏ có
thể dễ lọt qua mũi vì ít kích thích niêm mạc. Nếu bị bệnh viêm mũi teo,
kèm theo hốc mũi rộng, tiết niêm dịch b
ị trở ngại tác dụng lọc của mũi sẽ
giảm đi rất nhiều.
Theo Lehmann số bụi ở lại trong mũi, tính theo trọng lượng là 8,3 đến
73,7% số bụi hít vào. Mũi càng cản nhiều bụi, thì càng ít mắc bệnh phổi do
bụi. Ngoài ra khi khạc đờm, bụi bám trên thượng bì có lông dung động của
đường hô hấp trên, sẽ theo ra ngoài
Có một số bụi theo nước bọt vào dạ dày và sẽ bị ruộ
t đầy ra ngoài
hoặc bị niêm mạc dạ dày hấp thụ nếu là loại tan được. Có loại sau khi tan
hoặc bị dịch vị phân giải có thể gây độc hại như bụi lân, bụi thuốc lá.
Một số bụi nhỏ (bụi dạng khói) vào trong phổi nhưng không lắng
90
xuống mà lại theo hơi thở hoặc được ho ra ngoài ngay; có khi loại bụi đó ở
lại một thời gian ngắn rồi bị khạc ra ngoài theo đờm.
Như vậy chỉ còn một số rất nhỏ bụi ở lại trong phổi. Theo Lehmann
chỉ có 1/3 - 1/10 (theo trọng lượng) bụi hít vào bị lắng trong phổi. Theo
Weber chỉ có khoảng 10% bụi ôxit kẽm ở lại trong cơ thể.
Độ phân tán, lượng và thành phần của b
ụi hít vào là những điểm quan
trọng.
Hạt càng to thì tỷ lệ bụi giữ lại ở đường hô hấp càng cao (3,25% bụi
kim loại, 55,4% bụi thuốc lá). Mặt khác cùng một độ bụi trong không khí,
lượng bụi hít vào của từng người có thể khác nhau tuỳ theo thể chất của
từng người và tính chất công việc. Thí dụ nếu hô hấp đều, hạt ở lại trong cơ
thể chỉ ở
khoảng 25%, nhưng nếu hô hấp sâu tỷ lệ đó lên 80%.
1.6. Một số bệnh phổi nhiễm bụi
Trong các tác hại do hít phải bụi, nghiêm trọng nhất là bệnh ở phổi.
Hạt bụi lắng trong phổi gây nên các bệnh phổi vì chất xơ tăng sinh.
Tuỳ theo tính chất của các loại bụi hít vào sẽ gây những loại bệnh như
sau:
- Phổi nhiễm bụi silic (Silicose).
- Phổi nhiễm bụi than (Anthracose).
- Phổi nhiễm bụi sắt (Siderose).
- Phổi nhiễm bụi amiăng (Asbestose).
- Phổi nhiễm bụi bery (Berylose).
- Phổi nhiễm bụi mangan.
Chỉ có loại bụi vô cơ mới đọng ở trong phổi và làm cho tổ chức bị xơ
hóa tăng thực ở mức độ khác nhau, còn nếu là bụi hữu cơ (bột mỳ, sợi dệt,
thuốc lá ) không có hoặc ít có tác dụng gây bệnh xơ hóa bụi hữu cơ n
ếu
lẫn với vô cơ mới gây bệnh nhiễm bụi nhẹ, gọi là bệnh xơ bụi hỗn hợp.
Bụi càng nhiều SiO
2
kết hợp hoặc ở trạng thái tự do thì càng nguy
hiểm.
Trong các bệnh phổi nhiễm bụi, nguy hiểm nhất là bệnh phổi nhiễm
bụi đá (silic).
91
1.7. Các bệnh khác ở đường hô hấp do bụi gây nên
1.7.1. Bệnh đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bị tổn hại, chủ yếu là do bụi hữu cơ. Các hạt bụi to
bám vào niêm mạc mũi họng, khí quản và phế quản, kích thích niêm mạc,
làm cho cương mạch máu, sưng và tiết dịch nhiều. Các hạt to và nhọn còn
có thể làm rách niêm mạc, dễ gây nhiễm khuẩn. Do đó tác dụng nhiễm
khuẩn, kết hợp với tác dụ
ng cơ giới sẽ gây viêm mũi họng, viêm thanh
quản và viêm khí quản.
Triệu chứng các bệnh viêm nói trên, lúc đầu sưng lên rồi sau teo lại,
chức phận lọc, giữ bụi của niêm mạc bị sút kém, do đó các hạt bụi vô cơ dễ
vào phế bào gây nên bệnh phổi nhiễm bụi.
Trong một số trường hợp, bụi có thể tụ lại ở đường mũi họng, ảnh
hưởng đến kh
ứu giác và chức phận hô hấp của đường hô hấp trên, cuối
cùng làm cho niêm mạc mũi teo lại.
Loại bụi có hoạt tính hóa học có thể làm loét và thủng lá mía (bụi
Dicromat, bụi asen, apatít), nơi hay bị thủng là vùng ở phía trước sụn lá
mía, có nhiều mao quản và một lớp thượng bì, vì bụi đọng ở đấy nhiều.
1.7.2. Viêm phổi
Công nhân tiếp xúc với bụi mangan (như bã lò đúc thép Thomas, có
5% mangan) dễ bị viêm phổi và tỷ lệ tử vong khá cao. Nguyên nhân là
mangan có thể ảnh hưởng đến tính miễn dịch sinh vật học của cơ thể đối
với nhân tố gây bệnh viêm phổi và làm tôn phương đến lưới mao quản của
phổi.
1.7.3. Ung thư phổi
Công nhân mỏ lâu năm hay bị bệnh phổi nhiễm bụi rất nặng, kèm theo
ung thư. Khi bị phối nhiễm bụi, hạch Lympho phế quản và trong phổi sẹo
hóa có thể là cơ sở đầu tiên cho ung th
ư. Nói chung, các loại bụi "Dicromat,
sắt ôxit, cát " đều có thể ít nhiều góp phần sinh ung thư phổi, vì nó kích
thích phổi và phế quản.
Hiện tượng thượng bì hình trụ biến thành bì dẹt và bệnh viêm phế
quản biến hình cũng có thể gây ung thư phổi. Thanh phế quản biến hình do
đó hư hỏng, sau đó hạch lympho tích tụ lại trong phế quản tạo thành sẹo.
92
1.7.4. Phản ứng dị ứng
Một số bụi có tác dụng gây dị ứng ở một số người và có thể gây bệnh
hen suyễn, viêm mũi, viêm phế quản và nhức nửa đầu. Thường gặp ở các
trường hợp dưới đây:
- Công nhân làm việc tiếp xúc với da, lông động vật.
- Công nhân làm khuy trai, bột, bánh mì.
- Dược sĩ tiếp xúc với bụi thuốc.
- Công nhân làm đay, tơ, một vài loại bông, công nhân nông nghiệ
p
(bệnh hen mùa xuân).
1.7.5. Gây nhiễm khuẩn
Bệnh có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh lao, bệnh nhiễm khuẩn
do hít phải bụi nhiễm khuẩn (bụi trong nhà và bụi nhà nông ).
1.8. Những bệnh thường gặp khác do bụi
1.8.1. Da
Bụi có thể tác dụng đến các tuyến nhờn da, làm khô da, do đó dễ bị
kích thích và mắc bệnh gan (trứng cá, viêm nang lông, viêm mủ da).
Bụi có tính chất kích thích có thể làm nứt nẻ viêm da rồi bị nhiễm
khuẩn. Một số b
ụi thực vật và động vật (keo tơ tằm bụi qui nin, bụi xi
măng, các chất kiềm ) có thể gây viêm da tương đối nặng.
1.8.2. Mắt
Bụi có thể kích thích kết mạc, gây nhiễm khuẩn trong công nhân làm
bột, than bùn, dệt, lái máy kéo Bụi bạc (gia công các chế phẩm bạc, mạ
bạc bằng điện) thường gây bệnh ở kết mạc.
1.8.3. Răng và chân răng
Bụi đường và bột mì có thể là sâu răng (ch
ủ yếu là mặt răng cửa và
răng nanh) có lỗ hình dẹt vì bụi bám trên mặt răng, bị vi khuẩn phân giải
thành acid lactic làm hỏng men răng.
1.8.4. Tai
Bụi lẫn trong mỡ da và dáy tai có thể làm tắc lỗ tai, bụi vào trong
họng, mũi, có thể gây viêm tai giữa, viêm mang tai và viêm ống eustache.
93
1.8.5. Đường tiêu hóa
Bụi than đá, silic, kẽm vào đường tiêu hóa, làm tổn hại chức phận
tiết dịch vỉ gây nên khó tiêu và viêm dạ dày.
1.9. Phương pháp chống bụi trong sản xuất
1.9.1. Thay đổi trạng thái của nhiên liệu
Có thể thay đổi trạng thái của nhiên liệu là thành phần. Thí dụ: cấm
bán chì trắng (chì các bonat) chỉ được bán chì trắng trộn dầu khô. Vôi phải
chế thành vôi nước để khi xếp dỡ khỏi phát sinh nhiều bụi; chất paramicho
- anilin phải chế thành vữa để bán, không được làm thành bột vì độc.
1.9.2. Cải tiến kỹ thuật
Mục tiêu cơ bản của cải tiến kỹ thuật là nhằm giảm tối đa sự phát sinh
bụi và khuyếch tán bụi ra môi trường lao động.Trong nhiều xí nghiệp sản
xuất hiện đại không có các công việc gây nên bụi như nghiền, mài, đánh
bóng và ít dùng các đồ khuôn, mà thay thế bằng cách đúc khuôn, dập khuôn
tiên tiến hơ
n. Nhiên liệu thể đặc dần dần thay thể lỏng, thể khí, cho nên
không có khói và bụi nữa, bằng phương pháp phun nước đào than sẽ triệt
tiêu được nhiều bụi.
Cơ giới hóa và làm thật kín dây chuyền cung cấp các nhiên liệu vào
lò; xếp dỡ, cân đong, đóng gói các chất bột. Nếu vận chuyển nhiều chất bột,
dùng máy tự động để xếp dỡ. Ngoài ra, dùng máy nghiền tròn, (dùng quả
cân bằng gang, bằng sứ
để nghiền, tán) ống quay nhanh và kín để nghiền
vật đúc thay cho dũa, mài. Máy giặt tự động, máy trải ngũ cốc vv sẽ giảm
được nhiều bụi.
Việc áp dụng cát nhân tạo một cách rộng rãi thay cho cát thiên nhiên
giảm nhiều khả năng sinh ra bệnh phổi nhiễm silíc, đá mài sa thạch
(memeri) có rất ít SiO
2
tự do và rất cứng nên có ít bụi. Những phương pháp
dưới đây, cũng làm giảm nhiều bụi.
- Buồng máy trải bông trong nhà máy dệt không khí nén để quạt răng
lược làm sạch vật gia công và chế phẩm (như rửa sạch lông súc vật) trước
khi làm.
- Sau khi lấy vật đúc ở máy gọt sửa ra, cần rửa xong rồi mới cho vào
máy gọt mài. Các chất bột nên chuyển, đưa vào máy hút.
94
1.9.3. Cách đề phòng bụi nổ
Chú ý theo dõi mật độ bụi, không để lên tới mức có thể nổ được (nhất
là trong các ống dẫn và các máy lọc bụi). Ở các phân xưởng có tia lửa bắn
ra, có dụng cụ chiếu sáng như ở mỏ than đá, nhà máy làm bột, phải hết sức
cẩn thận. Những chỗ có nhiều bụi bám vào, phải quét dọn sạch sẽ. Người ta
đã chế ra một loại bột không cháy (nh
ư đất sét, bụi đá phiến, vôi ) có màu
rắc lên trên bụi than đá bám vào vách và sàn mỏ than để chống nổ.
Cọ sát có thể sinh ra tích điện cho nên bụi có thể tự nhiên bốc cháy,
cho nên cần lắp một bộ phận đặc biệt để hút các bụi kim loại trên máy (vì
có thể phát ra tia lửa).
Những máy sinh ra bụi, nên xếp gần nhau để dự trữ bụi và phát huy
tác dụng của máy thông gió, hút bụi. Ngoài ra nên tách các quá trình sản
xuất ra từng phân xưởng, có thi
ết bị chống bụi chu đáo (phun nước, lau
bằng khăn ẩm, dùng máy hút bụi, hay quét bụi ), thiết kế sàn, tường và
trần thích hợp.
Công nhân ở nơi sinh ra nhiều bụi, cần nghiêm chỉnh tuân theo chế độ vệ
sinh cá nhân, được sử dụng các thiết bị tắm, rửa và dụng cụ phòng bụi cá nhân.
1.9.4. Công tác y tế
Ở các cơ sở sản xuất có nhiều bụi cán bộ y tế cần có kế hoạch phòng
chống các bệnh do bụi cho người lao động một cách cụ thể như giám sát
môi trường, phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp do bụi. Trong
khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ những bệnh sau đây cần được lưu ý:
- Lao phổi tiến triển, khí thũng phổi, hô hấp bằng mũi bị trở ngại,
viêm phế quản mạn tính.
- Bệnh tim mất bù.
- Viêm đường hô hấp trên m
ạn tính hay chuyển sang cấp diễn.
- Viêm kết mạc, viêm da, lở loét
2. Bệnh bụi phổi - silic
Bệnh bụi phổi - silic được biết đến từ lâu,vào năm 400 - 300 trước
công nguyên Hypocrater đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết
sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là "cơn khó thở của những
người thợ mỏ". Ngày nay ta biết nó là bệnh bụi phổi - silic, một bệnh quan
95
trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Nó là trạng thái bệnh lý do
hít phải bụi có chứa nhiều bioxit silic tự do (SiO
2
). Đặc trưng của bệnh là
một sự xơ hóa lan tràn tổ chức phổi và với những hạt xơ kích thước khác
nhau ở hai phổi. Về lâm sàng có nhiều triệu chứng: như đau tức ngực, ho và
khó thở. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy rõ những tổn thương X
quang đặc biệt, suy giảm chức năng hô hấp, trao đổi khí ở phổi và tế bào bị
ảnh hưởng.
2.1. Những ngành nghề
có thể mắc bệnh bụi phổi - silic
Có nhiều ngành nghề trong quá trình sản xuất và thao tác công nhân
thường xuyên tiếp xúc với bụi có tỷ lệ SiO
2
tự do cao, bệnh bụi phổi - silic
có khả năng xuất hiện. Người ta thường gặp bệnh silicose ở công nhân khai
thác các mỏ như mỏ than, mỏ sắt, mỏ mangan vì SiO
2
tự do có nhiều
trong các lớp đất đá. Trong xây dựng đường bộ và đường xe hoả bụi silíc
cũng toả ra nhiều khi công nhân phá đá bằng mìn, đập đá, đào hầm thông
trong núi đá. Ngành kỹ nghệ làm đồ sứ cũng có thể mắc bệnh silicose. Theo
Leosbardy và Pasquet thì tỷ lệ mắc bệnh silicose ở xí nghiệp Limonin ở
Pháp là 18,8%.
Theo tài liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ học thì ở một số các mỏ than
của ta, tỷ lệ bệnh sihcose được phát hiện chiếm khoảng 2% tới 3,5% trong
tổng số công nhân khai thác. Ở một số nhà máy gạch chịu lửa, tỷ lệ bệnh có
cao hơn chiếm tỷ lệ từ 10% tới 13%. Ở một số nhà máy sứ cũng đã phát
hiện được bệnh silicose xấp xỉ 10% so với số công nhân tiếp xúc với bụi.
Các công nhân làm việc ở bộ phận đúc của m
ột số nhà máy cơ khí có tỷ lệ
bệnh từ 8 - 10% có nơi có tỷ lệ cao gấp đôi. Đặc biệt ở các tổ hợp tác xã
xay khoáng sản ở Hà Nội thường xuyên xay loại đá thạch anh, tỷ lệ xã viên
mắc bệnh bụi phổi silicose lên khá cao (17%) có nơi tới 25% và có nhiều
người mắc bệnh ở giai đoạn nặng, đã có một số bị chết về bệnh này. Ở Thái
Nguyên công nhân luy
ện kim có tỷ lệ mắc 10 - 15%, công nhân ngành than
ở Công ty than Nội địa có tỷ lệ mắc từ 8 - 10% trong số người được khám
hàng loạt, thậm chí có cơ sở sản xuất tỷ lệ mắc bệnh là 50% số người đến
khám tại bệnh viện.
2.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh bụi phổi - silic
Có rất nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh như thuyết cơ gi
ới, thuyết
hóa học thuyết dị ứng? thuyết vi trùng nhưng những giả thuyết này đều
96
không đứng vững. Từ nám 1954 lý thuyết về miễn dịch học của Pernis và
Vigliani là lý thuyết thu hút được nhiều sự hưởng ứng nhất. Điểm xuất phát
của quá trình này là sự tan rã các đại thực bào ăn những bụi thạch anh do sự
tự huỷ bởi men của tế bào (Harington và Allison 1965), các đại thực bào ở
phổi đã ăn hạt bụi kiểu hoa hồng và giống như quá trình ẩm bào của amip.
Các đạ
i thực bào phổi thường được bổ sung từ máu, các đại thực bào máu
chuyển thành đại thực bào phổi nhanh về tốc độ thực bào, ăn bụi cũng ngày
một tăng do sự mã hóa thông tin miễn dịch bởi AMP vòng (sự nhận biết
thông tin).
Silic tự do có tác dụng độc hại rõ rệt đối với thực bào. Những đại thực
bào này bị tan rã sau khi đã ăn những phần tử bụi. Sự tiêu huỷ
đại thực bào
do thạch anh là do sự tạo thành những mối liên kết hydrô giữa các nhóm
SiOH thấy ở trên bề mặt thạch anh và những phần tử nhận hydrô (ôxy, nitơ,
lưu huỳnh) nằm trong cấu trúc lipoprotein của màng tế bào, do đó có tổn
thương của màng này. Những tổn thương này xảy ra khi những phân tử
thạch anh tiếp xúc với màng ngoài của tế bào, nhưng những tổn thương còn
nặng hơn nhiều
ở trong tiêu thể chứa những phần tử bụi bị thực bào. Thực
vậy những tổn thương của màng túi làm cho những men thuỷ phân chứa
trong tiêu thể (lysosomes) thoát ra và khuyếch tán trong tương bào và màng
tế bào gây nên sự tự tiêu của đại thực bào.
2.3. Triệu chứng bệnh lý bệnh bụi phổi silic
2.3.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh silicose ở giai đoạn đầu rất nghèo nàn
và kín đáo. Dấu hiệu chủ yếu c
ủa bệnh là khó thở. Lúc đầu khó thở chỉ xuất
hiện khi gắng sức làm cho bệnh nhân hơi khó chịu nhưng chưa mất khả
năng lao động. Về sau khó thở ngày càng tăng, đến giai đoạn nặng nó trở
thành thường xuyên, đôi khi có những cơn kịch phát kiểu hen. Lúc này
bệnh nhân đi lại hoặc nằm nghỉ cũng thấy khó thở và hoàn toàn mất khả
năng lao động. Đặc biệt c
ũng có những trường hợp khó thở nặng ngay từ
giai đoạn đầu. Một bệnh nhân khai thác đá ở Bình Định bị bệnh bụi phổi -
silic cấp tính, ngay từ giai đoạn tổn thương ở thể 1 p đã có suy hô hấp nặng
nên mặc dù được điều trị ngay nhưng bệnh nhân vẫn tử vong sau khi phát
hiện bệnh vài tháng.
Ho là một triệu chứng bình thường nhưng không thường xuyên, có thể
97
xuất hiện sớm hoặc muộn, thường là ho khan và ho từng cơn, đôi khi có
đờm, BK âm tính. Soi đờm trên kính hiển vi thấy có tế bào mang bụi (các
tác giả người Bỉ cho là nó có giá trị chẩn đoán). Thông thường ho là triệu
chứng kèm theo bởi hơn 70% bệnh nhân tiếp xúc với bụi bị viêm phế
quản
Bệnh nhân đôi khi có đau ngực vừa, ít khi đau dữ dội, đôi khi chỉ có
cảm giác tức ngực. Nguyên nhân củ
a đau tức ngực là vì phổi bị xơ hóa nên
khả năng cung cấp ô xi, thải carbonic kém (do xơ), có thể thiếu oxy. Trung
tâm điều hoà hô hấp bị kích thích tăng hoạt động hô hấp, các cơ hô hấp
tăng hoạt động dẫn đến đau, mỏi vì sự hoạt động cố gắng.
Bệnh silicose không gây ra khái huyết nếu không có lao kết hợp, đôi
khi đờm có dính máu màu nâu thẫm. Nếu có khái huyết nhiều nên nghĩ đế
n
bệnh lao phổi kết hợp hoặc giãn phế quản, ho nhiều giãn mạch máu.
Thể trạng bệnh nhân lúc đầu bình thường, chỉ đến giai đoạn nặng mới
thấy bệnh nhân gầy, sút cân, ăn ngủ kém, thể trạng suy sụp, da xanh sạm.
Khám thực thể ít thấy có những dấu hiệu bất thường, lồng ngực ít có
biến dạng, thường vẫn cân đối. Đôi khi nhịp thở chậ
m hơn người bình
thường, gõ đôi khi xuất hiện tăng âm thanh nhẹ, hoặc hơi giảm. Nghe phổi
sau cơn ho đôi khi thấy ran nổ hoặc có ran ngáy kèm theo, chứng tỏ có giãn
phế nang. Nếu có bội nhiễm thì thấy có nhiều ran nổ ở nền phổi, nếu ran nổ
ở hai đỉnh phổi thì có thể nghĩ đến lao phổi kết hợp. Khi hiện tượng xơ hóa
phổi tăng các phế nang hoạt động kém, lúc này n
ếu chú ý nghe phổi ta sẽ
thấy hiện tượng giảm rì rào phế nang ở các vùng bệnh. Biểu hiện bệnh lý
này dễ nhận biết ở giai đoạn nặng, thể giả u
2.3.2. Cận lâm sàng
a. Xquang phổi
- Để chẩn đoán bệnh silicose chủ yếu người ta dựa vào hình ảnh
Xquang phổi, trên phim Xquang người ta có thể thấy hình ảnh những hạt
silic kích thước và số lượng khác nhau cho đến những khối giả
u to nhỏ
khác nhau trên nhu mô phổi do bị xơ hóa, và thường thấy ở cả hai bên phế
trường không nhất thiết là ở bên phải. Tuy nhiên cũng cần ghi nhớ là có rất
nhiều hình ảnh có tổn thương trên phim X quang giống bệnh bụi phổi - silic
mà ta cần phân biệt (có hơn 40 bệnh như vậy). Ví dụ hình ảnh Hemosiderose
trong bệnh hẹp van tim biến chứng, bệnh lao phổi giai đoạn đầu
98
Để thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh silicose trên thế giới,
tháng 12/1968 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) họp ở Gieneve đã quy định
các tiêu chuẩn phân loại bệnh bụi phổi trên hình ảnh Xquang theo các ký
hiệu dưới đây:
O: không có hình ảnh của bệnh bụi phổi nhưng không nhất thiết phải
là hình ảnh X.quang bình thường.
Những đám mờ nhỏ: những đám mờ này được sắp x
ếp theo 3 giai
đoạn tuỳ theo số lượng và kích thước của hạt silic trên phim (dựa vào phim
mẫu).
Giai đoạn 1: có những hạt mờ tròn nhỏ, nhưng số lượng ít, thường
thấy ở vùng giữa của hai phổi, ít khi ở một bên phổi.
Giai đoạn 2: nhiều hạt mờ tròn nhỏ ở cả hai phổi.
Giai đoạn 3: rất nhiều hạt mờ tròn nhỏ ở cả hai phổi. Trong giai
đoạn
này hình lưới phổi bình thường bị mất hẳn.
Có 3 loại hạt mờ tròn tuỳ theo kích thước (của đường kính).
- Hình chấm nhỏ (punctiformes) lấy ký hiệu là p, có đường kính tới
1,5 mm.
- Hình hạt nhỏ (micronodulaires) lấy ký hiệu là m hoặc q, có đường
kính từ 1,5 - 3 mm.
- Hình hạt (nodulaires) lấy ký hiệu là n hoặc r, có đường kính từ 3 đến
10mm.
Những đám mờ lớn: khi bệnh nặng thì những hạt nhỏ có thể quy tụ
chồng lên nhau tạo thành những đám mờ lớn gọi là những khối giả u
(massespseudo- tumorales) có đường kính từ 1 cm trở lên và chia làm 3
loại:
- Loại A: bóng mờ to có đường kính từ 1 tới 5 cái hoặc có nhiều bóng
mờ mỗi cái trên 1 cm, tổng số các đường kính lớn nhất không quá 5 cm.
- Loại B: một hay nhiều bóng mờ lớn hơn ở loại A, có đường kính trên
5cm. Tổng số diện tích của chúng không vượt quá 1/3 trên phế trường phải.
- Loại C: m
ột hay nhiều bóng mờ lớn chiếm một tổng số diện tích lớn
hơn 1/3 trên phế trường phải.
99
b. Chức năng hô hấp.
Đo chức năng hô hấp thấy bệnh nhân có hội chứng hạn chế, tức là
dung tích sống bị giảm do phế nang bị xơ, phế nang kém đàn hồi. Nếu nặng
hơn thì bệnh nhân có thêm hội chứng tắc nghẽn, chỉ số Tiffeneau bị giảm
nhiều, bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.
c. Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm máu thấy bệnh nhân bị thiếu máu nhược s
ắc làm tăng
lymphô nhẹ, khi có bội nhiễm thì bạch cầu tăng. Tốc độ huyết trầm tăng
ở giai đoạn nặng. Ở giai đoạn nặng điện di thấy có biến đổi, albumin
giảm, globulin tăng, tỷ lệ A/G giảm. Renden và cộng sự còn thấy có hiện
tượng tăng oxypronin và hydroxypronin trong máu và nước tiểu bệnh
nhân bụi phổi. Hiện nay các kỹ thuật soi phế quản nhỏ v
ừa để sinh
thiết tìm tế bào xơ vừa tìm tế bào đại thực bào phổi nhằm xác định hiện
tượng giảm tuổi thọ và khả năng thực bào kiểu hoa hồng trong bệnh bụi
phổi - silic.
2.4. Các biến chứng của bệnh bụi phổi - silic
Có rất nhiều biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm. Ở
giai đoạn nặng thường sinh ra nhữ
ng biến chứng nguy hiểm như giãn phế
nang, tâm phế mãn, lao Phổi và tràn khí Phế mạc
2.4.1. Nhiễm trùng
Hiện tượng nhiễm trùng bội nhiễm trong bệnh bụi phổi - silic là rất
phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ứ đọng trong phế nang
phổi xơ hóa tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển.
Tỷ lệ nhiễm trùng bội nhiễm gặp tới hơn 70% nên đôi khi người ta dùng
cụ
m từ "Viêm xơ phế quản phổi" để chỉ tình trạng này. Bội nhiễm cũng
là nguy cơ làm tăng nhanh quá trình xơ hóa ở phổi và phế quản làm bệnh
nặng lên.
2.4.2. Giãn phế nang
Giãn phế nang là một biến chứng thường thấy nhất, hầu như bao giờ
cũng có ở bệnh silicose giai đoạn nặng. Các thành phế nang bị xơ hóa, phế
nang kém đàn hồi lớp khí cặn tăng lên nhiều, gõ l
ồng ngực thấy tiếng kêu
trong. Chụp phim phổi thấy các xương sườn nằm ngang, các khoảng liên
sườn rộng ra, hình ảnh phổi rất sáng.
100
2.4.3. Tâm phế mãn
Tâm phế mãn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân khó thở
nhiều, khó thở cả khi bệnh nhân không hoạt động. Rồi tim dần dần to ra,
gan cũng to và đau. Bệnh nhân chết rất nhanh trong một bệnh cảnh suy thất
phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do phổi xơ hóa, mất hoặc giảm
tính đàn hồi, giảm áp suất âm trong lồng ngực. Cùng với hiện tượng xơ hóa
nhu mô ph
ổi các dải xơ có thể chẹt vào cổ các mao mạch hoặc động mạch
nhỏ của phổi. Các nguyên nhân trên bắt tim phải hoạt động tăng lên dần
dần dẫn đến tăng gánh hoặc suy thất phải
2.4.4. Lao phổi
Bệnh lao phổi thường xảy ra ở giai đoạn cuối, thể trạng bệnh nhân suy
sụp nhiều, gầy nhanh, nhiệt độ bất thường. Bệnh nhân khạc nhổ
nhiều, đôi
khi dính máu. Đôi khi có khái huyết. Nghe thấy các ổ ran nổ ở đỉnh phổi,
đôi khi có tiếng thổi hang. BK dương tính, phải thử đờm nhiều lần. Trên
hình ảnh Xquang thấy phổi mờ phần nhiều ở đỉnh, đôi khi có hang. Nếu
không rõ phải chụp cắt lớp. Bệnh tiến triển nặng, tiên lượng rất xấu. Bụi
phổi tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh và phát triển (gi
ống hiện tượng
bội nhiễm) song bệnh lao cũng làm tăng quá trình xơ hóa nên các trường
hợp lao, bụi phổi kết hợp (silico-tuberculose) sẽ là điều nguy hại cho người
bệnh, cần phải điều trị nghiêm túc và quản lý tốt bệnh nhân.
2.4.5. Tràn khí phế mạc
Tràn khí phế mạc là một biến chứng hiếm thấy, cũng xuất hiện ở giai
đoạn muộn. Các dấu hiệu lâm sàng rất kín
đáo, chỉ khi chụp phổi mới thấy.
Trên phim thấy có mỏm cụt phổi bị co lại tiên lượng nặng. Bệnh nhân có
thể chết vì phổi lành không đủ khả năng trao đổi khí.
2.5. Chẩn đoán bệnh bụi phổi - silic
Bệnh bụi phổi - silic cần được chẩn đoán sớm, việc chẩn đoán dựa
vào tiền sử nghề nghiệp, khám lâm sàng và hình ảnh Xquang phổi. Hỏi tiền
sử
nghề nghiệp để biết rõ một cách chính xác thời gian và mức độ tiếp xúc
với bụi có thạch anh và các dạng của silic. Cũng cần thiết phải biết là bệnh
nhân có sử dụng những trang bị phòng hộ cá nhân để bảo vệ đường hô hấp
không. Sự hiểu biết hàm lượng silic tự do là điều kiện rất cần thiết để chẩn
đoán chính xác. Có trường hợp một thợ mỏ
chỉ làm công việc khoan đá khô
trong một vài tháng đã có thể bị mắc bệnh vì ở đây có tỷ lệ SiO
2
cao.
101
Ngược lại có người làm việc 30 năm, tiếp xúc với bụi đất đá mà không có
một dấu hiệu nào của bệnh silicose vì ở đó tỷ lệ SiO
2
thấp. Tuy nhiên cơ
địa cũng đang góp một phần quan trọng. Trong y văn có một người tiếp xúc
với bụi 42 ngày đã bị bệnh (người Pháp) người này bị bệnh tim nên người
ta cho rằng có thể bệnh tim là yếu tố dẫn đường cho bụi phổi.
Khám lâm sàng chủ yếu là để phát hiện các bệnh khác hơn là chính
bản thân bệnh silicose vì triệu chứng của nó rất kín đáo trừ thầy thuốc có kỹ
năng lâm sàng tốt, có thể phát hiện được sự giảm của rì rào phế nang ở
những vùng xơ hóa cho nên người ta có thể chẩn đoán là mắc bệnh silicose
khi mà dấu hiệu lâm sàng chưa rõ, khi bệnh chưa quá nặng và chưa có biểu
hiện suy hô hấp. Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm sẽ cho biết rõ thêm
về bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh lao phổi, các rối loạn tim mạch
Chụp Xquang phổi làm với kỹ thuật chính xác, nếu không thì k
ết luận sẽ sai
và sẽ không phát hiện được bệnh. Trong những trường hợp mới mắc bệnh
silicose phải chụp Xquang với kỹ thuật tốt kèm theo hỏi kỹ về tiền sử nghề
nghiệp là cơ hội tốt cho việc chẩn đoán. Muốn chụp Xquang tốt, phải làm
với máy có cường độ ít nhất là 1,5m và có thời gian chụp dưới 1/10 giây.
Có nhiều bệnh có hình ảnh Xquang giống như hình
ảnh của bệnh
silicose, như vậy tức là tiếng hình ảnh Xquang chưa đủ để chẩn đoán bệnh
vì không có hình ảnh nào lại rất đặc trưng cho bệnh silicose để cho phép
chẩn đoán xác định nếu không được xác nhận bằng tiền sử nghề nghiệp và
các kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm khác.
2.6. Điều trị
Vấn đề điều trị bệnh còn nan giải, chủ yếu là đ
iều trị triệu chứng và
phục hồi chức năng hô hấp vì chưa có thuốc đặc trị. Trước kia người ta
dùng thuốc có bột nhôm vì nhôm bảo vệ các thực bào không bị silic làm
chết do nhiễm độc tuy nhiên nhôm lại gây xơ hóa phổi tạo nên bệnh
aluminose nên hiện nay loại thuốc này không còn được dùng nữa.
Sử dụng corticoid để điều trị bệnh silicose cho thấy tiến bộ trong
một số trường h
ợp, nhưng đó mới chỉ là những nhận xét lẻ tẻ chưa thể
dùng làm kết luận chung. Có thể cho kháng sinh để đề phòng và chống
lại bội nhiễm trong trường hợp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi cấp.
Kết quả của kháng sinh thường là tốt vì đa số các bệnh nhân bụi phổi
đều bị viêm nhiễm do ứ đọng. Sự kết hợp giữa kháng sinh và corticoid
102
cho kết quả tốt, khả quan hơn sử dụng kháng sinh đơn thuần, nó còn
làm chậm quá trình xơ hóa phổi ở nhiều bệnh nhân. Trong nhiều trường
hợp điều trị kháng sinh còn là biện pháp để loại trừ và chẩn đoán phân
biệt đối với bụi phổi. Gần đây người ta nói nhiều đến Polyvinyl pyridin
- No, ký hiệu là P.204 có tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh và điều
trị bệ
nh silicose. Nhưng đến nay người ta vẫn chưa dám áp dụng rộng
rãi, vì nếu dùng liều cao kéo dài sợ có thể gây ung thư, hơn nữa thuốc
lại rất đắt. Nhìn chung các bệnh nhân được điều trị P.204 bệnh giảm
tiến triển rõ rệt so với trường hợp không dùng hoặc sử dụng phương
pháp điều trị khác.
2.7. Biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi - silic
Giảm tiếp xúc với bụi b
ằng mọi cách là phương pháp dự phòng hữu
hiệu nhất đối với bệnh bụi phổi - silic.
Ở các nơi khai thác, khoan đất, đá, bắn mìn cần dùng phương pháp
khoan ướt. Các cơ sở công nghiệp trong quá trình sản xuất có toả ra
nhiều bụi, cần tìm các biện pháp hạn chế bụi tới mức thấp nhất. Nơi làm
việc phải rộng rãi, thoáng khí, có nhiều cửa sổ. Các máy móc như máy
đập, máy nghiền, sàng cần đượ
c bao che kín. Phải trang bị hệ thống hút
bụi chung và hút bụi tại chỗ. Công nhân phải sử dụng đủ các trang thiết
bị phòng hộ cá nhân cần thiết như quần áo, mũ làm việc, kính, khẩu
trang, ủng. Sau giờ làm việc phải tắm giặt sạch sẽ, mùa rét phải được tắm
nước nóng.
Khi khám tuyển cần loại trừ các bệnh đường hô hấp kéo dài như viêm
xoang, viêm mũi dị ứng, các bệnh phổi m
ạn tính, hen phế quản, viêm phế
quản mạn tính, lao phổi
Cần khám sức khỏe thường kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi ít nhất
mỗi năm một lần có chụp Xquang phổi và đo chức năng hô hấp.
Những người được phát hiện mắc bệnh bụi phổi silicose phải được
gửi đi điều trị và điều dưỡng, sau đó chuyển họ sang làm công tác khác
không tiế
p xúc với bụi và thường xuyên theo dõi sự tiến triển của bệnh,
phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân.
103
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ tự lượng giá
Phân biệt đúng sai các câu từ câu số 1 đến câu số 15 bằng cách đánh
dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
TT Câu hỏi A B
1 Bụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập trung rải rác
trong môi trường không khí.
2 Bụi là tác hại nghề nghiệp phổ biến nhất.
3 Bụi là tác hại nghề nghiệp dễ gây bệnh nhất.
4 Bụi là tác hại nghề nghiệp dễ xâm nhập vào cơ thể người lao
động nhất.
5 Bụi có kích thước cảng nhỏ càng nguy hiểm nó có thể vào
sâu trong các phế nang.
6 Bụi có kích thước trên 10mm nguy hiểm nhất bởi nó có thể
cọ xát vào niêm mạc đường hô hấp và gây tổn thương.
7 Càng hô hấp sâu tỷ lệ bụi ở lại trong phổi càng cao
8 Bụi càng nhiều SiO
2
kết hợp hoặc ở trạng thái tự do càng
nguy hiểm.
9 Đặc trưng của bệnh bụi phổi - silic là sự xơ hóa lan toả các tổ
chức nhu mô phổi.
10 Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi - silic
không có tính chất đặc trưng.
11 Hạt bụi silic có khả năng phá vỡ màng tiêu thể của các đại
thực bào.
12 Bệnh bụi phổi - silic luôn luôn tiến triển từ từ
13 Nguyên nhân gây đau tức ngực của bệnh nhân bụi phổi - silic
là do các cơ hô hấp phải tăng hoạt động và gắng sức.
14 Phổi bị xơ hóa, khả năng đàn hồi kém là nguyên nhân gây
khó thở ở bệnh nhân bụi phối - silic.
15 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bụi phổi - silic thời kỳ
đầu thường rất nghèo nàn, không đặc trưng.
104
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau bằng cách đánh dấu X
vào cột tương ứng với với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
16. Tác hại của bụi đối với sức khỏe người tiếp xúc không
phụ thuộc vào:
A. Bản chất lý hóa của hạt bụi.
B. Kích thước của hạt bụi
C. Trạng thái của hạt bụi.
D. Nồng độ bụi trong không khí.
E. Nguyên nhân gây ra bụi.
17. Mức độ phân tán của bụi trong lao động sản xuất phụ
thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ
A. Vi khí hậu trong nhà xường.
B. Kích thước của hạt bụi.
C. Cấu trúc của nhà xưởng.
D. Trạng thái của bụi.
E. Bản chất lý hóa của hạt bụi
18. Biện pháp phòng chống bụi hiệu quả cao nhất là:
A. Giảm sự khuy ếch tán của bụi ra xung quanh
B. Giảm tối đa sự phát sinh bụi từ nguồn.
C. Thay thế nguyên liệu sinh bụi độc bằng nguyên
liệu ít độc hơn.
D. Kín hóa nguồn phát sinh bụi.
E. Dùng máy thông gió hút bụi.
19. Để chẩn đoán xác anh bệnh bụi phổi - silic xét nghiệm
cận lâm sàng phải có là:
A. Đo chức năng hô hấp.
B. Chụp Xquang tim phổi thẳng.
105
C. Xét nghiệm công thức máu.
D. Xét nghiệm máu lắng.
E. Xét nghiệm oxypronin và hydroxypronin trong
máu và nước tiểu.
20. Các tiết tổn thương xơ hóa phổi của bệnh bụi phổi -
silic ở thể P có kích thước là:
A. ≤1.5 mm.
B. Từ trên 1,5 tâm đến 3 mm.
C. Từ trên 3 mm đến 10 mm.
D. Từ 1 cm đến 5 cm.
E. Trên 5 cm.
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Đọc kỹ nội dung bài học theo từng phần để trả lời các câu hỏi, cụ thể:
- Phần "Tính chất và phân loại bụi" để trả lời câu 1- 4
- Phần "Tác hại chung của bụi" để trả lời câu 16
- Phần " Quá trình bụi vào cơ thể" để trả lời câu 5 -7 và câu 17.
- Phần "Phương pháp chống bụi trong sản xuất" để trả lời câu 18.
- Phần "B
ệnh bụi phổi - sihc" để trả lời các câu 8 - 15 và 19; 20
Sau khi tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với phần
đáp án ở cuối cuốn sách.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc
thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư vi
ện Trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên.
2. Vận dụng thực tế
Bụi có ở mọi nơi mọi lúc, rất dễ dàng xâm nhập cơ thể, có thể gây
106
nhiều bệnh đặc biệt các bệnh đường hô hấp. Phòng chống bụi, giảm bụi
trong môi trường sống cần được quan tâm ở mọi lúc mọi nơi. Hiện nay việc
dùng nước và làm ẩm là biện pháp chống bụi hiệu quả và phù hợp trong đời
sống hàng ngày do vậy cần chú ý áp dụng biện pháp này ở những điều kiện
cần thiết và có thể. Phòng tránh bụi trên đường giao thông khi đi xe máy xe
đạp bằng
đeo khẩu trang đúng cách là việc làm hữu hiệu để bảo vệ mũi
họng và đường hô hấp dưới.