Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai vùng hạ lưu sông kôn hà thanh phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRƢƠNG CƠNG THÀNH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI VÙNG
HẠ LƢU SÔNG KÔN – HÀ THANH PHỤC VỤ SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 8 44 02 17

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Xuân


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã
đƣợc công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Bình Định, tháng 7 năm 2019

Trương Công Thành


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn đƣợc hoàn thành đúng thời gian và đạt đƣợc kết quả nhƣ mong
muốn của học viên, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu
Xuân, đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.


Em xin cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí – Địa chính (nay thuộc
Tự nhiên), đã cung cấp các kiến thức khoa học về Địa lí tự nhiên và những ảnh
hƣởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Những kiến thức mà thầy, cô cung
cấp cho em hôm nay, sẽ là những bài học quý giá cho em trong quá trình học tập và
công tác sau này.
Khối lƣợng số liệu đƣợc thực hiện trong luận văn là rất lớn, đặc biệt là số
liệu về khí tƣợng, thuỷ văn, học viên chân thành cảm ơn anh Trần Sĩ Dũng - Giám
đốc Đài KTTV tỉnh Bình Định đã cung cấp nguồn dữ liệu cần thiết để luận văn
đƣợc hồn thành có chất lƣợng.
Em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ lãnh đạo phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn huyện Tuy Phƣớc, lãnh đạo phịng Tài ngun – Mơi trƣờng
huyện Tuy Phƣớc, cũng nhƣ các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản
thân hồn thành luận văn này.
Bình Định, tháng 7 năm 2019

Trương Công Thành


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay với sự gia tăng nhanh chóng về số dân, cùng với
những tiến bộ về khoa học và công nghệ, con ngƣời đã và đang khai thác ngày càng
nhiều tài nguyên thiên nhiên để nhằm phục vụ cho sự phát triển. Một số tài nguyên
thiên nhiên đã và đang bị suy giảm, trong đó khí hậu là tài nguyên có xu hƣớng
biến đổi mạnh mẽ nhất.
Trong khoảng 150 năm gần đây, qua các số liệu quan trắc con ngƣời đã phát
hiện ra khí hậu thế giới có nhiều biến đổi, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có xu
hƣớng tăng lên, băng ở hai cực tan nhanh và làm cho mực nƣớc biển dâng cao, các

hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn, cƣờng độ lớn hơn gây ra
những thảm họa cho con ngƣời. Những trận lũ lụt, các đợt hạn hán kéo dài, các siêu
bão…thƣờng xảy ra trên một diện rộng và bất thƣờng. Nhƣ vậy, biến đổi khí hậu
(BĐKH) đã và đang xảy ra, nó thực sự là nguy cơ, là hiểm họa tự nhiên mà loài
ngƣời phải đối mặt.
Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong số các
quốc gia chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất, đặc biệt các địa phƣơng ven biển là nơi có
nguy cơ cao chịu tác động của BĐKH. Hậu quả của nó đã gây ra những thiệt hại to
lớn đến các lĩnh vực về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, trong đó hoạt động sản xuất
nơng nghiệp là chịu ảnh hƣởng trực tiếp và nặng nề nhất.
Đối với vùng đồng bằng ven biển miền Trung ở Việt Nam, Bình Định cũng là
một trong những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng bởi BĐKH rõ nét, nhất là lƣu vực hạ
lƣu Sông Kôn - Hà Thanh đã và đang chịu tác động rất lớn của BĐKH, nhất là tình
trạng lũ lụt và ngập úng. Trong vài thập niên gần đây, xảy ra hàng loạt các đợt lũ lụt,
điển hình là đợt lũ lịch sử gần đây vào năm 2009, 2013, 2016 đã gây thiệt hại nặng
nề cho các ngành kinh tế nói chung và cho sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Lũ lụt
gây ngập sâu nhiều ngày làm hƣ hỏng nhiều cơ sở hạ tầng nơng thơn, tình trạng
ngập úng trên đã làm chết nhiều gia súc, gia cầm, sản lƣợng và năng suất lúa giảm


2
sút, đồng ruộng bị sa bồi thủy phá.... Hơn nữa, BĐKH cịn làm cho nhiều hộ nơng
dân mất việc làm, thu nhập giảm, nguy cơ nghèo đói là hiện hữu.
Tuy Phƣớc là một huyện ven biển của tỉnh Bình Định, các xã nằm ở hạ lƣu
sông Kôn và Hà Thanh, nguồn nƣớc của hai sơng này có vai trị rất lớn cho hoạt
động sản xuất nơng nghiệp, tuy nhiên nó cũng là nhân tố gây lũ lụt, ngập úng cho
địa phƣơng. Đặc biệt trong bối cảnh BĐKH thì thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết
cực đoan xảy ra ở địa phƣơng có xu hƣớng bất thƣờng và phức tạp, nghiêm trọng
nhất là hiện tƣợng lũ lụt, ngập úng đã gây ra thiệt hại lớn đến tài sản thậm chí đến
tính mạng của ngƣời dân.

Trong thời gian qua, huyện Tuy Phƣớc nói riêng và tỉnh Bình Định nói
chung đã triển khai một số giải pháp nhằm giảm nhẹ ảnh hƣởng của BĐKH và thiên
tai. Tuy nhiên, cơng tác ứng phó với BĐKH và thiên tai trên địa bàn huyện còn gặp
nhiều khó khăn nhƣ: Thiếu vốn, thiếu cán bộ kĩ thuật, thiếu những cơng trình
nghiên cứu thực tế nhằm đánh giá thực trạng, diễn biến, mức độ tổn hại và năng lực
thích ứng của địa phƣơng đối với vấn đề BĐKH và thiên tai. Từ đó khiến cho việc
đề xuất các chủ trƣơng, chính sách và phân bổ nguồn ngân sách đầu tƣ của địa
phƣơng ít nhiều cịn chƣa hiệu quả.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu BĐKH và thiên tai ở vùng hạ lƣu sông Kôn –
Hà Thanh, nhất là trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc là hết sức quan trọng và cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu BĐKH và thiên tai
vùng hạ lưu sông Kôn – Hà Thanh phục vụ sản xuất nơng nghiệp huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định” đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ đƣợc tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai vùng hạ lƣu sông
Kôn –Hà Thanh, giai đoạn 1999 – 2018.
Đánh giá tổng hợp tác động của thiên tai trong bối cảnh BĐKH đến nông
nghiệp và đề xuất một số giải pháp ứng phó.


3
3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiệt hại của lũ lụt cho sản xuất nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình biến đổi khí

hậu vùng hạ lƣu sông Kôn; Đánh giá tác động của lũ lụt cho sản xuất nông nghiệp
huyện Tuy Phƣớc.
Không gian nghiên cứu: Vùng hạ lƣu sông Kôn, bao gồm các
huyện: TP.
Quy Nhơn, An Nhơn và Tuy Phƣớc (xem bản đồ ranh giới vùng hạ lƣu sông Kôn)
- Thời gian nghiên cứu:
+ Các chuỗi số liệu của các yếu tố khí tƣợng trung bình nhiều năm và thống
kê khí tƣợng giai đoạn 1999 - 2018.
+

Các số liệu thiệt hại do lũ lụt gây ra cho sản xuất nông nghiệp, đƣợc thu

thập trong 10 năm gần đây, từ 2009 - 2018.
4.

Nội dung nghiên cứu
-

Cơ sở lý luận, thực tiễn về biến đổi khí hậu và thiên tai.

Phân tích tình hình diễn biến, xu thế biến đổi khí hậu và lũ lụt hạ
lƣu sơng
Kơn – Hà Thanh, tỉnh Bình Định.
-

Đánh giá tác động do lũ lụt gây ra cho ngành nông nghiệp trên địa bàn các

xã thuộc hạ lƣu sơng Kơn, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Đề xuất các giải pháp

cụ thể ứng phó nhằm giảm thiểu tác hại của BĐKH và lũ lụt gây ra.
5.

Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu:



Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này đƣợc hiểu là sự phát triển của xã hội loài ngƣời dựa trên việc
sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, để xã hội phát triển sao cho sự phát


4
triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà tạo nền tảng cho sự
phát triển trong tƣơng lai. Sụ phát triển phải thực sự đảm bảo con ngƣời có đƣợc đời
sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, trong một môi trƣờng sống trong sạch và
lành mạnh. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính quyền,
các tổ chức xã hội... phải cùng phối hợp thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực
chính: kinh tế - xã hội - mơi trƣờng. Trong q trình nghiên cứu của đề tài luận văn, tác
giả đã vận dụng quan điểm phát triển bền vững trong xem xét và xác định các nhân tố
khí tƣợng để đánh giá một cách chính xác và khách quan, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu thiệt hại đến nông nghiệp vào mùa mƣa lũ.



Quan điểm hệ thống


Đây là quan điểm đặc trƣng, cơ bản của phép biện chứng, yêu cầu khi nghiên
cứu phải xem xét đối tƣợng một cách toàn diện nhiều mặt trong mối quan hệ giữa
các bộ phận. Trong quá trình vận động và phát triển, các thành phần ln tác động
hữu cơ với nhau, vì vậy khi nghiên cứu BĐKH hạ lƣu sông Kôn – Hà Thanh và đề
xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại đến nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc,
tác giả xem xét nó trong bối cảnh tác động của BĐKH. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả xem quan điểm hệ thống là nguyên tắc bắt buộc, để từ đó đem lại hiệu quả
nghiên cứu một cách khách quan nhất và đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn.



Quan điểm lãnh thổ

Trong nghiên cứu địa lý, quan điểm lãnh thổ xem nhƣ là nguyên tắc bắt
buộc, vì các đối tƣợng địa lý đều gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Trong mỗi
lãnh thổ đều có sự thống nhất nội hàm của nó (tính thống nhất và hồn chỉnh), đồng
thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên các phƣơng
diện tự nhiên, kinh tế-xã hội.
Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn,
cho phép tác giả nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ nhất, về bản chất thật sự
của BĐKH khu vực hạ lƣu sông Kôn – Hà Thanh và tác động của lũ lụt, đối với sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc. Từ đó đƣa ra một số giải pháp
nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra một cách thuyết phục nhất.


5



Quan điểm khách quan


Đối tƣợng nghiên cứu trong địa lý tự nhiên ln mang tính khách quan, vì
vậy trong nghiên cứu làm luận văn, tác giả luôn chú ý đảm bảo quan điểm này. Tính
khách quan, đƣợc thể hiện trong suốt quá trình thực hiện, từ lúc chọn lựa đề tài, thu
thập, xử lí tài liệu và phản ánh kết quả. Từ đó kết quả nghiên cứu của luận văn đảm
bảo tính chính xác và nâng cao độ tin cậy.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:



Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp
các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thơng tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ
đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập
đƣợc từ các cơ quan cấp tỉnh, hyện, xã nhƣ quyết định phê duyệt Kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH, Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH của tỉnh Bình Định; Số liệu thống kê thiệt hai do lũ lụt gây ra của
huyện Tuy Phƣớc và các số liệu về thời tiết, khí hậu từ các nguồn của trạm khí
tƣợng thủy văn tỉnh Bình Định.



Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Các phƣơng pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn đƣợc khu vực nghiên
cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại
khu vực nghiên cứu điển hình đó. Điểm nghiên cứu là các xã Phƣớc Quang, Phƣớc
Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hiệp và Phƣớc Thuận trên địa bàn huyện
Tuy Phƣớc, trong đó Phƣớc Hịa và Phƣớc Thắng là 2 xã điểm.

Đối tƣợng khảo sát điều tra là cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và
các hộ nông dân tại một số xã trọng điểm xảy ra thiên tai.
Ngồi ra để đảm bảo các thơng tin chính xác, bản thân học viên cịn đi khảo
sát lấy thơng tin từ nơi khác nhƣ: Hun Đồn Tuy Phƣớc…, vì huyện Đồn cũng
là một trong số các cơ quan có tổ chức việc khắc phục thiên tai.


6



Phương pháp tốn thống kê

Sử dụng phƣơng pháp tính tốn thống kê để tính tốn thiệt hại do lũ lụt gây ra
cho ngành nơng nghiệp. Chi phí xã hội do thiên tai đối với lĩnh vực nơng nghiệp
đƣợc ƣớc tính theo cơng thức sau:
n
Ddai fi Ri Zi
d 1
Chi phí thiệt hại do thiên tai (Dd) sẽ bao gồm:
ai: giá trị thiệt hại của cây trồng do thiên tai bao gồm các lúa, ngơ, hoa màu,
mạ, mía, cây ăn quả, v.v.,..
fi: giá trị thiệt hại do thiên tai đến số lƣợng và chất lƣợng nông
sản; Ri giá trị thiệt hại đến chăn nuôi nhƣ gia súc chết, gia cầm
chết; Zi: các giá thị thiệt hại khác đến nông nghiệp.
Cơ sở dữ liệu để đánh giá thiệt hại do thiên tai dựa vào nguồn số liệu của phịng
Nơng nghiệp huyện Tuy Phƣớc, cơ cấu chi phí xã hội do thiên tai, lũ lụt.




Phƣơng pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Đƣợc áp dụng để truy xuất các thông tin từ bản đồ và xây dựng các bản đồ
phục vụ nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung phƣơng pháp luận và thực tiễn về nghiên cứu BĐKH và
thiên tai, xây dựng một số mơ hình ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do BĐKH và
thiên tai gây ra.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng quan về sự biến đổi khí hậu của địa phƣơng gồm sự biến đổi của nhiệt
độ, lƣợng mƣa, dòng chảy, cùng với đó là các kịch bản biến đổi khí hậu của địa
phƣơng.


7
Những nghiên cứu, đề xuất của đề tài góp phần giảm thiểu tác động của
BĐKH và thiên tai trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.
7.

Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề cƣơng

gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu biến đổi khí hậu
và thiên tai đến sản xuất nơng nghiệp.
Chƣơng 2: Tình hình biến đổi khí hậu và lũ lụt vùng hạ lƣu sơng Kơn – Hà
Thanh, tỉnh Bình Định.
Chƣơng 3: Đánh giá tác động của lũ lụt đến sản xuất nông nghiệp huyện Tuy
Phƣớc trong bối cảnh biến đổi khí hậu.



8

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI ĐẾN SẢN
XUẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo Cơng ƣớc chung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị
Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992): Biến đổi khí
hậu là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động
của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và tác động thêm
vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc [20].
Theo tổ chức Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC (2007), biến đổi khí
hậu (Climate Change) là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc
nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó,
đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động
thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển [14].
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng, 2008: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một
khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là
do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động
của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng
đất [13].
Nhƣ vậy, BĐKH trên Trái Đất là khơng có giới hạn về đơn vị hành chính, nó

khơng phải xảy ra ở một khơng gian hẹp một hoặc hai quốc gia, mà xảy ra trên
phạm vi tồn cầu. Nhìn chung BĐKH là do sự thay đổi của các thành phần tự nhiên
bên trong của nó theo thời gian, nhƣng hiện nay BĐKH xảy ra ở mức độ nghiêm


9
trọng hơn mà ngun nhân khơng cịn là sự thay đổi các thành phần trong nội hàm
của nó nữa, nguyên nhân chủ yếu đó là con ngƣời đã làm thay đổi các thành phần
của khí quyển thơng qua các hoạt động sản xuất. BĐKH hiện nay đang diễn ra
mạnh mẽ, mà hậu của nó gây ra cho thiên nhiên và con ngƣời trên Trái Đất là vô
cùng nghiêm trọng mà khơng lƣờng trƣớc đƣợc.
1.1.1.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu
Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trƣng cho mỗi địa
phƣơng và phụ thuộc hoàn tồn vào hồn cảnh địa lí của địa phƣơng nhƣ: vị trí địa
lí, độ cao trên mực biển mà cịn chỉ đặc điểm của mặt đất, địa hình, lớp phủ thổ
nhƣỡng, lớp phủ thực vật v.v...[9]. Vì vậy, khí hậu là một trong những đặc trƣng địa
lí tự nhiên của địa phƣơng, một trong những thành phần cảnh quan của địa lí, khí
hậu có những mối liên quan chặt chẽ với những đặc điểm địa lí và các thành phần
cảnh quan địa lí khác trong đó có con ngƣời.
Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội con ngƣời không ngừng làm gia
tăng các nhân tố làm thay đổi khí hậu. Theo tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO), đã
chỉ rõ sự gia tăng nhiệt độ trung bình và các hệ quả của nó nhƣ mực nƣớc biển tăng
với tốc độ ngày càng cao, băng và sông băng ngày càng suy giảm, và các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ làn sóng khí hậu nóng, những chỉ số mấu chốt của
biến đổi khí hậu đang ngày càng đƣợc bộc lộ: nồng độ carbon dioxide là 357,0 phần
triệu (ppm) vào năm 1993 (năm đầu tiên đƣợc công bố trong Tuyên bố khí hậu), đã
liên tục tăng lên đến 405,5 ppm vào năm 2017. Trong năm 2018 và 2019, các giá trị
này sẽ còn cao hơn nữa.
Nhƣ vậy sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng,
nhìn chung xét về tính chất BĐKH trên Trái Đất có 4 đặc điểm:

-

BĐKH diễn ra chậm, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngƣợc. BĐKH là

hiện tƣợng và q trình tự nhiên (mặc dù có ngun nhân do con ngƣời gây ra) diễn ra
trong khí quyển của Trái Đất một cách rất chậm chạp, từ từ, không rõ rệt (trong
o

vịng 100 năm, nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng 0,74 C). Con ngƣời phải có
mạng lƣới quan trắc rộng khắp; có nhận xét, phát hiện tinh tế; Có sự hỗ trợ của các


10
phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại mới có khả năng nhận biết đƣợc sự biến động này.
Mặt khác, BĐKH lại do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện ở mỗi khu vực trên
Trái Đất cũng khác nhau nên khó lịng ngăn chặn hoặc đảo ngƣợc tình thế đƣợc.
BĐKH diễn ra trên phạm vi tồn cầu, có ảnh hƣởng đến tất cả các
lĩnh vực
có liên quan đến đời sống và hoạt động của con ngƣời. Sẽ khơng có nơi nào trên
Trái Đất, khơng có ngƣời dân nào và mọi mặt hoạt động của con ngƣời ở bất kỳ
một quốc gia nào mà khơng chịu ảnh hƣởng của BĐKH, chỉ có điều mức độ ảnh
hƣởng của BĐKH không diễn ra đồng đều ở mọi nơi.
-

BĐKH diễn ra với cƣờng độ ngày một tăng và hậu quả khó lƣờng trƣớc.

Các số liệu thống kê và các quan sát trong những năm gần đây cho thấy mức độ
BĐKH gây ra ngày một lớn, mạnh và bất thƣờng, trái hẳn với quy luật vốn có, vì
thế cũng gây nên những hậu quả và thiệt hại rất to lớn, khó lƣờng.
-


BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con ngƣời phải đối mặt với tự nhiên trong

suốt lịch sử phát triển của loài ngƣời.
Trong những năm gần đây, BĐKH đã gây ra những thiệt hại khủng khiếp đến
hoạt động sản xuất và trọng đời sống con ngƣời, so với các thiên tai tự nhiên khác
nhƣ: Động đất, núi lửa… thì thảm họa do BĐKH gây ra là rất lớn.
1.1.1.3. Ngun nhân của biến đổi khí hậu tồn cầu
Có nhiều ngun nhân làm biến đổi khí hậu Trái đất, tuy nhiên qua quá trình
lâu dài nghiên cứu về khí hậu, các nhà khoa học đã đúc kết có 2 nguyên nhân chủ
yếu gây ra biến đổi khí hậu
a)

Nguyên nhân do những q trình tự nhiên

Những q trình khí quyển đều chịu ảnh hƣởng của vũ trụ, nguồn năng
lƣợng chủ yếu của các q trình khí quyển là bức xạ Mặt Trời.
Chính bức xạ Mặt Trời biến thành nhiệt trong khí quyển và trên mặt đất. Khi
nguồn năng lƣợng này có những biến động bất thƣờng, tất yếu sẽ dẫn đến những
biến đổi khí hậu Trái Đất. Sự biến động bất thƣờng của nguồn năng lƣợng bức xạ
Mặt Trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau:


11
-

Cƣờng độ bức xạ Mặt Trời thay đổi tuỳ theo sự hoạt động và biến động của

Mặt Trời, là nguồn cung cấp năng lƣợng cho Trái Đất.
-


Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời luôn thay đổi cũng

nhƣ tốc độ chuyển động của Trái Đất và khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời
không bao giờ ổn định.
-

Góc nghiêng giữa trục quay của Trái Đất với mặt phẳng hồng đạo cũng có

sự thay đổi trong q trình hình thành và phát triển của hệ Mặt Trời.
-

Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào; Sự va đập của các thiên thạch

vào Trái Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp khơng khí sát bề mặt đất trở nên mù
mịt, ngăn cản năng lƣợng bức xạ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất, khiến cho Trái Đất bị
lạnh đi trong một thời gian dài.
Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn
diễn ra,

thƣờng là khi thành phần hơi nƣớc và điôxit cacbon (CO 2) tăng lên làm cho nhiệt
độ khơng khí cũng tăng lên.
Các quá trình tự nhiên này thƣờng diễn ra trong thời gian dài tới hàng triệu
năm và cũng có khi diễn ra theo chu kỳ kế tiếp nhau từ hàng nghìn năm tới hàng
chục vạn năm. Bởi vậy ngƣời ta cũng thƣờng nói đó là sự biến đổi khí hậu trong
thời kỳ địa chất [4].
b)

Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người


Khí hậu của Trái Đất hiện nay đang nóng lên. Hiện tƣợng này cũng giống
nhƣ chúng ta đang sống trong một nhà kính. Trong nhà kính ánh sáng Mặt Trời vẫn
xun qua, đó là những tia bức xạ sóng ngắn. Mặt đất trong nhà kính hấp thu năng
lƣợng bức xạ Mặt Trời nóng lên lại bức xạ trở lại lớp khơng khí trong nhà kính. Lớp
khơng khí này hấp thu và giữ lại nguồn năng lƣợng bức xạ sóng dài vì thế nóng lên.
Ngƣời ta gọi hiện tƣợng này là hiệu ứng nhà kính.
Chính con ngƣời thơng qua các hoạt động sản xuất của mình nhƣ sử dụng nhiên
liệu hóa thạch để sản xuất năng lƣợng, hoạt động công nghiệp, giao thông vận


12
tải, sản xuất nông nghiệp, đốt phá rừng... tạo ra lƣợng phát thải khí nhà kính ngày
một lớn, khó kiểm sốt.
Trong số các chất khí nhà kính thì điơxit cacbon (CO2) là chất khí đóng vai trị
quan trọng nhất vì nó chiếm tới một nửa khối lƣợng khí nhà kính và đóng góp tới
60% khả năng làm tăng nhiệt độ khơng khí. Từ giữa thế kỷ thứ 18 nhân loại bƣớc
vào thời kỳ sản xuất cơng nghiệp địi hỏi sử dụng rất nhiều năng lƣợng, nguyên
liệu, con ngƣời phải đốt nhiều loại nhiên liệu hóa thạch và thải vào khí quyển ngày
càng nhiều CO2. Lƣợng CO2 trong khí quyển tăng lên còn do việc sử dụng ngày
càng nhiều các phƣơng tiện giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt
là nạn đốt phá rừng, Các số liệu đo đạc cho thấy chỉ trong vòng 250 năm, từ năm
1750 đến năm 2000, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên khoảng 28%, từ
280 ppm lên 370 ppm và tính trung bình tổng lƣợng CO 2 trong khí quyển tăng từ
0,5 đến 1% mỗi năm.
Ngồi khí CO2 ra khí mêtan (CH4) là loại khí nhà kính quan trọng thứ hai,
khí mêtan do hoạt động sản xuất nơng nghiệp gây ra từ sự phân giải yếm khí của
các thải hữu cơ. Khí CH4 cũng có thể do các mỏ than, giếng dầu và các ống dầu khí
rị rỉ ra. Tính chung nồng độ khí CH 4 trong khí quyển tăng lên rất nhanh và hoạt
động của con ngƣời đã chiếm một nửa trong số tăng đó [4]. Ngồi ra một số chất
khí khác nhƣ Cloruafluo cacbon (CFC), Ơxit nitơ (N 2O)… cũng là khí nhà kính

nhƣng có vai trị thứ yếu.
Nhƣ vậy sự BĐKH hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, là do dƣới sự tác động của
2 nhân tố trên, rõ ràng con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH hiện nay.

1.1.1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tồn cầu
Những biểu hiện chính, thể hiện rất rõ nét của biến đổi khí hậu tồn cầu là:
Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất ấm lên, sự dâng cao của mực nƣớc biển, sự thay đổi
thành phần và chất lƣợng khí quyển, sự xuất hiện của những thiên tai bất thƣờng,
trái quy luật, có cƣờng độ của quy mơ lớn.
a)

Nhiệt độ tăng, Trái Đất đang nóng lên

Hiện nay nhiệt độ trung bình của khơng khí và các đại dƣơng trên Trái Đất


13
đang có xu hƣớng tăng lên liên tục. Theo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007, trong khoảng 100 năm (1906-2005) nhiệt độ
trung bình của khơng khí trên tồn cầu tăng 0.74±0.18°C, tốc độ gia tăng nhiệt độ
50 năm sau cao hơn 50 năm trƣớc, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ
thế kỷ 11 đến nay.
Tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm cuối thế kỷ 20 là +0,13 ± 0,03ºC/thập kỷ,
gần bằng hai lần tốc độ tăng trong thời kỳ 1906-2005, cho thấy xu thế biến đổi nhiệt
độ ngày càng nhanh hơn.
Nhiệt độ bề mặt biển cũng có xu hƣớng tăng rõ rệt từ đầu thế kỷ 20 trên các
đại dƣơng. Trong giai đoạn 1979-2005, nhiệt độ trên đất liền tăng 0,27ºC/thập kỷ
còn trên đại dƣơng là 0,13ºC/thập kỷ. Nhƣ vậy nhiệt độ tăng trung bình trên bề mặt
Trái Đất cao hơn ở đại dƣơng.
Những nơi nóng lên mạnh nhất nằm ở sâu trong lục địa châu Á và Tây Bắc

của Bắc Mỹ. Tuy nhiên cũng có một số vùng bị lạnh đi từ 1979, đa phần ở đại
dƣơng và Nam Bán cầu.

Hình 1.1: Chỉ số nhiệt độ mặt đất toàn cầu giai đoạn 1880 – 2020 [22].

Sang thế kỷ 21, dựa theo các dự án mơ hình khí hậu của (IPCC), nhiệt nhiệt
0

0

độ bề mặt Trái Đất sẽ tăng lên 1,1 C đến 6,4 C.
Trong 10 năm gần đây, nhiệt độ trung bình nhiều năm đƣợc ghi nhận là cao
lịch sử, năm 2014 nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng cao hơn nhiệt độ trung bình thời


14
0

kỳ 1961- 1990 vào khoảng 0,57 ± 0,09 C, và cao hơn trung bình 10 năm gần đây
0

(2005-2014) khoảng 0,08 C. Theo Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) năm 2014
đƣợc ghi nhận là năm nóng nhất lịch sử quan trắc trong vịng 165 năm gần đây; Sau
0

0

đó là năm 2010 (0,55 ± 0,09 C) và 2005 (0,54 ± 0,09 C). Xét theo từng khu vực,
nhiệt độ trung bình năm 2014 so với nhiệt độ trung bình nhiều năm là cao hơn:
Châu Á các khu vực chỉ số nhiệt này đều cao hơn, đặc biệt Tây và Đông Bắc Á (cao

0

hơn từ 1 đến 5 C) xuất hiện nhiều đợt năng nóng vào tháng VII, VIII, ở khu vực
0

0

Islamic, Iran nhiệt độ cao nhất trên 50 C và kỷ lục 53 C vào ngày 17/VII ở thành
phố Khuzestan (Iran); Châu Âu có 19 quốc gia có nhiệt độ trung bình năm 2014 đạt
kỷ lục, tại NaUy tháng VII là tháng nóng nhất lịch sử với chuẩn sai nhiệt độ là
0

0

4,3 C cao hơn lịch sử là 1 C; Phía Bắc Châu Phi nhiệt độ năm trung bình năm 2014
0

cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 đến 2 C… (Theo WMO – 2015)
Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là
giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng
0,07ºC mỗi thập kỷ.
Sự thay đổi nhiệt độ khơng khí trên tồn cầu theo xu hƣớng tăng, dẫn đến
các đợt nắng nóng lịch sử cũng gia tăng theo, gây nên nhiều hiểm họa trên tồn cầu.
b)

Mực nước biển dâng cao

Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự tăng
lên của mực nƣớc biển trên các đại dƣơng thế giới. Tính chung, mực nƣớc biển
trung bình lên 10 - 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 - 2mm/năm trong thế kỷ 20.

Thời kỳ 1993 - 2003 mức nƣớc biển đã dâng cao khoảng 2,8mm/năm, trong đó tăng
khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan. Đáng
chú ý là trong thời gian gần đây, nghiên cứu xu thế biến đổi mực nƣớc biển quy mơ
tồn cầu (IPCC, 2013) - Giai đoạn 1901 - 2010, mực nƣớc biển trung bình tồn cầu
tăng khoảng 19 cm với tốc độ tăng trung bình là 1,7mm/năm. Trong giai đoạn 1993
- 2010, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu tăng 3,2mm/năm.
c)

Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển

Tác động của những hoạt động do con ngƣời gây ra cùng với những tác động


15
của tự nhiên nhƣ núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần của
khí quyển thay đổi rất nhiều. Đó là sự gia tăng của các chất khí nhà kính trong khí
quyển, tuy chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp so với hai chất khí chủ yếu là
nitơ (78%) và ơxi (21%) nhƣng tác hại của chúng lại rất lớn. Chất lƣợng của khí
quyển vì thế giảm sút rất nhanh. Chẳng những chúng trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà
kính làm tăng nhiệt độ khơng khí và khiến cho Trái Đất nóng lên mà cịn là các chất
khí độc hại có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của sinh vật nói chung, của
con ngƣời nói riêng, ảnh hƣởng tới các quá trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động
của con ngƣời một cách trực tiếp và gián tiếp.
d)

Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai

Các thiên tai có liên quan đến khí quyển, đến sự biến đổi khí hậu trên quy mơ
tồn cầu nhƣ bão lớn (siêu bão), lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, trở nóng, trở lạnh...
xảy ra thƣờng xuyên hơn, đột ngột và bất thƣờng hơn, trái với các quy luật thông

thƣờng, cƣờng độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn. Các thiên tai này đã gây
nên những thiệt hại vô cùng nặng nề, những thảm họa cho nhân loại do khó dự báo
trƣớc, khó phịng tránh và lƣờng trƣớc hết các hậu quả do chúng mang lại.

1.1.1.5. Tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu
a) Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên và sinh
thái - Tác động đến hệ vật lý
Từ 1970 đến nay, có thể do tác động của biến đổi về nhiệt độ toàn cầu đã gây
nên biến đổi sau đây đến hệ vật lý: Gia tăng và mở rộng các hồ băng; Gia tăng phần
đất nện trên các khu vực băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi; Gia tăng dòng
chảy và dòng chảy sớm đạt đỉnh trên các dịng sơng băng vào mùa xn; Các sơng,
hồ nóng lên và do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lƣợng nƣớc.
- Tác động đến nguồn nước
Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nƣớc là nghiêm trọng nhất, xét
theo từng khu vực cũng nhƣ từng lƣu vực. Trên qui mơ tồn cầu, biến đổi khí hậu
khuếch đại nguy cơ thiếu nƣớc. Trên quy mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất
nƣớc do băng tan và giảm lớp tuyết phủ.


16
Biến đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng
chảy giảm 10 – 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ƣớt, bao
gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 – 30 % ở các khu
vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lƣợng mƣa giảm và cƣờng độ bốc
thốt hơi tăng. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên
quan: Nông nghiệp, cung cấp nƣớc, sản xuất điện và sức khỏe.
Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tƣơng lai về các tai biến do mƣa nhiều trên
một số khu vực, kể cả những khu vực đƣợc dự kiến là lƣợng mƣa trung bình giảm.
Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng
cơ sở và chất lƣợng nƣớc. Có đến 20% dân cƣ phải sống ở những vùng lụt lội gia

tăng vào thập kỷ 2080.
-

Tác động đến hệ sinh thái

Do tác động của biến đổi khí hậu hệ sinh thái có những biến đổi sau đây: Chỉ
thị vật hậu mùa xuân đến sớm hơn; Gia tăng các quần cƣ động vật trôi nổi trên các
biển vĩ độ cao và các hồ trên cao; Các loài cá di trú sớm hơn trên các sông; Với mức
0

tăng nhiệt độ 1,5 – 2,5 C dự kiến có những biến đổi phổ biến về cấu trúc và chức
năng của các loài di trú sinh thái trong các đới địa lý cùng với những hậu quả tiêu
cực khác; Q trình axít hóa đại dƣơng chắc chắn tác động tiêu cực đến tổ chức và
cấu trúc của các rặng san hô.
- Một số tác động khác
Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên dẫn đến độ axít hóa của đại dƣơng
tăng lên. Độ pH trung bình của nƣớc biển gần mặt giảm đi 0,1 đơn vị kể từ thời kỳ
tiền công nghiệp; Nhiệt độ tăng ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nông – lâm
nghiệp ở các vĩ độ cao và các vấn đề chăm sóc y tế ở Châu Âu; Nƣớc biển dâng tác
động đến vùng đất ngập nƣớc, rừng ngập mặn và gây ra ngập lụt bờ biển trên một
số khu vực.
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh
vực - Tác động đến sản xuất lương thực
Năng suất một số cây lƣơng thực dự kiến tăng nhẹ trên các vĩ độ cao, vĩ độ


17
0

trung bình với nhiệt độ tăng 1 – 3 C. Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt

0

đới gió mùa, với nhiệt độ tăng 1 – 2 C, năng suất lƣơng thực dự kiến giảm đi [9].

-

Tác động đến công nghiệp và cư dân

Nhiều khu công nghiệp, khu cƣ dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt
nhạy cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH. Nhiều cộng đồng nghèo, đặc
biệt ở những vùng nhiều thiên tai, có thể gặp nhiều rủi ro và tổn thất nghiêm trọng.
-

Tác động đến sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ơn đới, chẳng hạn giảm
bớt tử vong do lạnh, song phổ biến vẫn là ảnh hƣởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng lên.

1.1.2. Tổng quan về thiên tai và tác động của thiên tai đến nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Hữu Danh đã định nghĩa: Thiên tai là những thảm họa
bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con ngƣời ở một địa phƣơng, một vùng, một đất
nƣớc, một khu vực hay trên tồn thế giới.
Theo Luật Phịng chống thiên tai (2013): Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất
thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, mơi trƣờng, điều kiện sống và các
hoạt động KT-XH, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét,
ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng
chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối,
động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác" (khoản 1, Điều 3, chƣơng 1, Luật

Phòng chống thiên tai).
1.1.2.2. Một số thiên tai tác động đến sản xuất nơng nghiệp
a) Bão
Bão là xốy thuận quy mơ synop (500–1000 km) khơng có frơng, phát triển
trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hồn lƣu xác định.
Trong khơng gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 – 3
km) khơng khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngƣợc chiều kim đồng hồ (ở


18
Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão
và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngƣợc lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn
bão khơng khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão [23].
Bão có gió gẫn nhƣ đối xứng qua tâm. Ở giới hạn ngồi của bão có tốc độ
gió từ cấp 6 trở lên. Càng vào gần tâm bão gió càng mạnh, nhƣng mạnh nhất khơng
phải ở chính tâm bão mà ở cách tâm bão vài chục km. Từ đố gió yếu dần cho tới khi
vào mắt bão gió gần nhƣ lặng. Nhƣ vậy, có một dải vành khuyên gió mạnh bao
quanh tâm bão [7].
Bão gây ra gió mạnh, tốc độ có thể đạt đến vài chục m/s. Bão làm cho sóng
và nƣớc biển dâng cao, do bão là vùng áp thấp so với xung quanh nên để cân bằng
nƣớc biển phải dâng cao. Mức độ dâng phụ thuộc vào mức độ thấp hơn của khí áp
trong bão so với bên ngồi, cứ mỗi mb khí áp trong bão trong bão thấp hơn bên
ngồi thì mực nƣớc biển dâng cao khoảng 1cm [7].
Do đó bão là thiên tai gây ra thiệt hại rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, bão
làm ngã đổ cây cối, mất mùa, vật ni chết chóc, các hồ ni trồng thủy sản ven
biển bị phá hủy…
b)

Lũ lụt


Lũ là tình trạng nƣớc dâng cao trong lịng các sơng, suối sau những trận mƣa
to hoặc tuyết tan [1].
Lụt là hiện tƣợng nƣớc trong lịng sơng tràn ra khỏi bờ, làm ngập một diện
tích đất đai, đồng ruộng, làng mạc rộng lớn trong những thời kỳ nƣớc to hoặc lũ [1].
Lũ lụt chỉ hiện tƣợng nƣớc sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần. Trong mùa mƣa lũ, những trận mƣa từng đợt liên tiếp trên
lƣu vực sơng (vùng hứng nƣớc mƣa và sinh ra dịng chảy) làm cho nƣớc sông
cũng từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối. Khi lũ
lớn, nƣớc lũ tràn qua qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt
trên một diện rộng [18].
Lũ lụt cũng gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp, tàn phá mùa màng,
cuốn theo gia súc gia cầm trong dịng nƣớc lũ, tình trạng ngập úng kéo dài làm cho
cây trồng bị chết hoặc giảm năng suất.


19
c)

Hạn hán

Hạn hán là tình trạng thiếu hụt lƣợng nƣớc so với giá trị chuẩn (trung bình)
trong thời gian dài. Nguyên nhân sinh ra hạn hán do thiếu nƣớc mƣa hoặc nhiệt độ
tăng cao hơn mức bình thƣờng làm cho trữ lƣợng ẩm trong đất và khơng khí giảm
đi nhiều, gây ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của sinh vật cũng nhƣ cuộc sống của
con ngƣời [1].
Hạn hán kéo dài gây nên tình trạng kiệt nƣớc, làm hạn chế sinh trƣởng và
phát triển của cây trồng và vật nuôi, thậm chí gây ra chết chóc. Vì vậy, hạn hán làm
giảm năng suất trong nơng nghiệp, thậm chí là mất mùa.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai ở Việt Nam
1.1.3.1. Trên cả nước



Việt Nam, thiên tai do BĐKH gây ra ngày càng nghiêm trọng. Theo báo

cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH của tổ chức DARA
International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng
15 tỉ USD mỗi năm, tƣơng đƣơng khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam khơng có giải
pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ƣớc tính có thể lên đến 11% tổng sản
phẩm quốc nội vào năm 2030. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung
ƣơng phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen
(năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ
5,4%/năm trong giai đoạn 2007-2050 thì tốc độ tăng trƣởng bị tác động bởi BĐKH
(cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% – tức là tốc độ tăng trƣởng có giảm
nhƣng khơng đáng kể. Nếu tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2050 của Việt Nam
đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào
năm 2050 – một thiệt hại tƣơng đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống
nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả.
Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nơng nghiệp và thuỷ sản
của Việt
Nam [21]
+

Trong nơng nghiệp, tình trạng ngập lụt do nƣớc biển dâng sẽ làm mất đất

canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nƣớc biển dâng thêm 1m, ƣớc tính khoảng


20
40% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sơng Hồng và
3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất

đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng
sơng Cửu Long và đồng bằng sơng Hồng vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sơng
Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sơng Hồng có độ cao dƣới 2,5 m so với mực
nƣớc biển. Hiện tại, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha
(trong đó có 4 triệu ha đất trồng lúa). Tính trên phạm vi cả nƣớc, Việt Nam sẽ bị
mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) nếu mực nƣớc biển dâng
thêm 1m. Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện
tích đất nơng nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều
là những vùng đất thấp so với mực nƣớc biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất
canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống cịn 1-1,5
lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Nếu nƣớc biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn,
chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng sơng Cửu Long và ƣớc tính rằng, có khoảng
85% ngƣời dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần đƣợc hỗ trợ về nông nghiệp.
Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nƣớc tƣới) sẽ ảnh hƣởng đến sự phân bố của cây
trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu hƣớng
giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; Năng suất ngô vụ đơng có xu
hƣớng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Mất đất canh tác
trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe
dọa đến đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lƣơng thực quốc
gia. Dự báo đến năm 2100, nếu mực nƣớc biển dâng 1m, vựa lúa ở Đồng bằng sơng
Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất đi khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm,
tƣơng đƣơng với 40,5% sản lƣợng lúa của cả vùng. Do đó, Việt Nam sẽ có nguy cơ
đối mặt với tình trạng thiếu lƣơng thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi khoảng
21,39% sản lƣợng lúa (mới tính riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long). Trong
một tƣơng lai gần hơn, dự báo đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 120
triệu ngƣời. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng thì mục tiêu đảm bảo an
ninh lƣơng thực cho 120 triệu ngƣời sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.



21
+

Đối với ngành thuỷ sản, hiện nay Việt Nam có khoảng 650.000 ngƣời trực

tiếp tham gia vào đánh bắt; hàng triệu ngƣời làm các dịch vụ nghề cá trên bờ. Các
sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào
nguồn nƣớc và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên là một trong những lĩnh
vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của BĐKH. Do hạn chế
về vốn đầu tƣ và kiến thức/kỹ thuật nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngƣời
dân hầu nhƣ phụ thuộc vào môi trƣờng tự nhiên, thời tiết,… Thiệt hại trong ni
trồng thủy sản có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của
nƣớc biển dâng, khô hạn, xâm nhập mặn, mƣa lũ trái mùa, thay đổi môi trƣờng
nƣớc. Sản lƣợng thiệt hại nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh, ví dụ nhƣ Bạc Liêu,
Bến Tre, Cà Mau… đã tăng tới 30-40%/năm.
1.1.3.2. Tại Bình Định
Tỉnh Bình Định có các loại thiên tai phổ biến sau:
a) Bão
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh thành dun hải
Trung Bộ (trong đó có Bình Định) thƣờng xuyên gánh chịu khoảng 70% tổng số
các cơn bão đổ bộ vào nƣớc ta, trong đó, có từ 60-65% số cơn bão có sức mạnh từ
cấp 8-12. Hàng năm, trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Khánh Hịa,
trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Bão là loại hình thời tiết nguy hiểm thƣờng
xuất hiện ở Bình Định từ tháng 9 đến tháng 11, khả năng tập trung vào tháng 9 là
20%, tháng 10 khoảng 40%. Gió bão thƣờng đi kèm với triều cƣờng ven biển nên
hậu quả gây ra đối với môi trƣờng và đời sống sản xuất của nhân dân là rất lớn.
Trong khoảng 20 năm gần đây, Bình Định chịu ảnh hƣởng trực tiếp khoảng
26 cơn bão và ATNĐ (bảng 1.1). Theo chuỗi số liệu 5 năm, từ (1999 – 2003) có 01
cơn bão, 03 đợt ATNĐ; Từ (2004 – 2008) có 07 cơ bão, 03 đơt ATNĐ; Từ (2009 2013) có 03 cơ bão, 05 đơt ATNĐ; Từ (2014 – 2018) có 03 cơ bão và 01 đơt ATNĐ.

Nhƣ vậy, đỉnh điểm của bão và ATNĐ rơi vào những năm cuối của thập niên đầu
tiên thế kỷ 21, tính từ năm 2005 đến 2010 có đến 09 cơn bão và 07 đơt ATNĐ, chỉ
có 06 năm mà chiếm tới 61,5% số cơn bão và ATNĐ trong tổng 20


22
năm. Từ 2011 đến 2018 số cơn bão và ATNĐ ít hơn giai đoạn trƣớc, chỉ có 06. Từ
phân tích số liệu trên ta có thể suy luận rằng bão và ATNĐ đang ở thời kỳ thấp nhất
trong chuỗi phát triển của chúng, trong tƣơng lai gần chúng sẽ phát triển tăng cả về
tần suất lẫn cƣờng độ, giống nhƣ giai đoạn 2005 – 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh
BĐKH nhƣ hiện nay, bão và ATNĐ chúng biến đổi khôn lƣờng theo xu hƣớng gia
tăng, gây nên những thảm họa mà con ngƣời phải đối mặt.
Bảng 1.1. Số cơn bão và ATNĐ tại tỉnh Bình Địnhtừ 1999-2018
Năm
SL
1999

0

2000

0

2001

01

2002

0


2003

0

2004

0

2005

01

2006

02

2007

02

2008

02

b)

Lũ lụt

Lũ lụt là hiện tƣợng tự nhiên thƣờng xảy ra ở Bình Định sau các cơn bão,

ATNĐ và các đợt mƣa trên diện rộng dài ngày. Lũ lụt trong 20 năm qua (1999 –
2018) cũng có nhiều thay đổi, từ (1999 – 2009) lũ lụt thƣờng xảy ra từ tháng 9 đến
tháng 11, trong đó đỉnh lũ cao nhất năm thƣờng rơi tháng 10 hoặc tháng 11. Vì mùa
mƣa bão trên địa bàn tỉnh thƣờng xảy ra vào các tháng này (bảng 1.1). Tuy nhiên
trong những năm gần đây, đặc biệt từ 2013 đến nay bão và ATNĐ có xu hƣớng trễ
đi, trong đó bão chỉ xảy ra vào các tháng 11 và 12 (bảng 1.1). Vì thế lũ lụt trên địa
bàn tỉnh chậm đi khoảng hơn 1 tháng.
Lũ lụt trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mặc dù số lƣợng bão và
ATNĐ có xu hƣớng giảm nhƣ phân tích trên, nhƣng tần suất và cƣờng độ lũ lụt


×