Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cảm nhận 9 câu thơ dầu bài Đất Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.71 KB, 2 trang )

Ôn tập đoạn trích “Đất Nước”
Đề1: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/……………………/.Đất Nước có từ ngày đó…”
Anh(chị) hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Qua đó nhận xét về tư tưởng Đất nước của nhân dân (hoặc cách thể
hiện hình ảnh đất nước/ hình ảnh đất nước) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
A/ Mở bài:
-.Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì
chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí
thức về đất nước và con người Việt Nam.
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm
1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của
thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Đoạn thơ nằm ở phần đầu đoạn trích “Đất Nước”(thuộc chương V của bản trường ca). Qua đoạn thơ, nhà
thơ đã thể hiện những suy tư về cội nguồn đất nước và tư tưởng Đất Nước của nhân dân: (trích thơ)
B/ Thân bài
1) Câu thơ mở đầu cất lên như một lời thủ thỉ tâm tình: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
Nhà thơ đã khéo léo thể hiện một mối quan hệ gần gũi giữa đất nước đối với mỗi con người. Đất nước có từ
khi nào, ta chưa biết. Chỉ biết rằng từ khi ta ra đời, đất nước đã luôn hiện diện, cùng ta lớn lên, cùng ta trưởng
thành, yêu thương và chở che cho ta. Hai tiếng “Đất Nước” được nhà thơ viết hoa một cách trang trọng như
một niềm tôn kính, thương yêu bằng tất cả trái tim.
3) Để rồi từ đó, Đất Nước cứ dần hiện ra gần gũi và thân thương quá đỗi:
“ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
+ Đất nước không ở đâu xa mà hiện diện gần gũi, từ lâu đã gắn bó với ta, đi vào tâm hồn ta qua những câu
chuyện cổ. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi ra cả một chiều dài thời gian lâu đời của đất nước. Đất nước có
trong những gì gần gũi nhất đã bên ta từ thủa ấu thơ, là tiếng mẹ dịu hiền đưa ta và thế giới cổ tích diệu kì,
nơi người hiền sẽ gặp hạnh phúc, kẻ ác sẽ bị trừng trị. Những câu chuyện cổ như Tấm Cám, Thạch Sanh…
còn gắn với những bài học đạo lí làm người. Có nhà thơ từng viết:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi/Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa /Thương người rồi mới thương ta /Yêu nhau
dù mấy cách xa cũng tìm”
+ Hai tiếng “Đất Nước” viết hoa được nhà thơ trang trọng đặt ở đầu ba dịng thơ liên tiếp vừa thể hiện một


tình cảm mến yêu, vừa nhấn mạnh về những suy tư sâu sắc về đất nước đã dồn nén bấy lâu trong tâm trí nhà
thơ, nay được tn trào nơi đầu ngọn bút. Những từ “bắt đầu”, “lớn lên” giúp ta hình dung ra cả một quá
trình hình thành và phát triến của đất nước từ rất xa xưa.
+ Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi phong tục ăn trầu- một nét văn hóa truyền thống từ bao đời nay
của dân tộc Việt Nam. Trong tâm thức người Việt, miếng trầu là biểu trưng cho tình vợ chồng thủy chung,
tình anh em bền chặt, tình người đằm thắm bao dung. Cho nên người Việt mình có câu “Miếng trầu là đầu
câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”.


+ Trong sự cắt nghĩa của nhà thơ, lịch sử phát triển của đất nước còn gắn liền với truyền thống chống giặc
ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Truyền thống ấy được nhà thơ khéo léo thể hiện trong hình ảnh “dân mình
biết trồng tre mà đánh giặc”.Cây tre trở thành vũ khí xơng pha ra chiến trận. Nhớ khi xưa Thánh Gióng từng
nhổ tre bên đường để đánh giặc Ân. Cùng với thời gian, những thân tre cứng cỏi lại góp phần vào cuộc đấu
tranh chống quân xâm lược sau này: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép
Mới)
3) Đất Nước cịn được nhà thơ cảm nhận trong những hình ảnh mang đậm vẻ đẹp thuần phong mĩ tục
của con người Việt Nam:“Tóc mẹ thì bới sau đầu/Cha mẹ thương nhau bằng gằng cay muối mặn”
Đất nước không ở đâu xa mà hiện lên từ trong hình ảnh ảnh mái tóc “bới sau đầu” rất gọn gàng của mẹ. Đó
cũng chính là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng lại mang nét nữ tính, thuần hậu rất riêng của người phụ nữ Việt
Nam truyền thống. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” đã sử dụng thật khéo léo vốn
văn hóa, văn học dân gian .Nhà thơ đã làm sống dậy trong tâm trí người đọc những câu ca dao sâu nặng ân
tình:“Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
4)Và đất nước còn hiện lên trong những điều bình dị nhất:“Cái kèo, cái cột thành tên/Hạt gạo phải một
nắng hai sương xay, giã, giần, sang/Đất Nước có từ ngày đó…”
+Trong căn nhà mái lá, mái rạ của Việt Nam xưa, làm sao thiếu được cái kèo, cái cột để giữ cho căn nhà vững
chãi. Tên gọi “cái kèo”, “cái cột” ra đời cùng với đời sống nhân dân và mang dấu ấn của thời gian. Hạt gạo ta
ăn, ngôi nhà ta ở đều mang bóng hình đất nước. Thành ngữ “một nắng hai sương” kết hợp với biệt pháp liệt
kê “xay, giã, giần, sàng ” đã tái hiện cả một quá trình làm ra hạt gạo đầy nhọc nhằn vất vả của nhân dân:
“Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một
hạt đắng cay mn phần” (Ca dao)

+Để từ đó, nhà thơ đi đến kết luận : “Đất Nước có từ ngày đó…”. Nói về thời gian lịch sử lâu đời của đất
nước, nhà thơ đang sử dụng cách nói của văn hóa dân gian. Thời gian ấy tính theo nhịp điệu ngàn đời của
những câu chuyện cổ tích, của những truyền thống văn hóa và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân.
*Đánh giá:
- Đoạn thơ đã thể hiện rõ tư tưởng “Đất nước của nhân” trong sự cảm nhận của nhà thơ về Đất nước. Nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm lặng lẽ quan sát đất nước ở tầm gần để phát hiện ra một đất nước rất gần gũi, thân
quen. Cội nguồn đất nước gắn với bề dày của văn hóa dân gian, của những phong tục truyền thống tốt đẹp và
đời sống bình dị của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước, là cội nguồn đất nước.
-Hình ảnh đất nước được nhà thơ thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đầy sáng tạo. Đoạn thơ là một phần
của bản trường ca, được viết theo thể thơ tự do và dựa vào hình thức một cuộc trị chuyện tâm tình giữa anh
và em . Những suy tư về đất nước được gửi gắm qua ngôn ngữ thơ giản dị, giọng thơ trữ tình- chính luận, kết
hợp giữa cảm xúc nồng nàn và những khám phá, phát hiện sâu sắc, mới mẻ về đất nước . Chất liệu văn hóa,
văn học dân gian cũng được nhà thơ sử dụng sáng tạo đem lại sức hấp dẫn, sức gợi và khả năng biểu cảm cao
cho những câu thơ hiện đại.
- Điều đó tạo nên sức hấp dẫn riêng của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết về đề tài đất nước và
nhân dân.
C/ Kết luận : Khẳng định giá trị của bài thơ trong đề tài đất nước và nhân dân, tên tuổi của nhà thơ NKĐ



×