Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Nghiên cứu sự biến động các chất chống oxy hóa của một số giống đậu tương (glycine max l ) trong điều kiện nhiễm chì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC CHẤT CHỐNG

OXY HÓA CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
(Glycine max L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỄM CHÌ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRƢƠNG THỊ HUỆ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Trương Thị Huệ. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình khác.

Bình Định, tháng 08 năm 2019
Học viên

Trần Thị Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trương Thị Huệ,
Phó trưởng khoa Sinh – KTNN, đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ và


tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện đề tài để tơi có
thể hồn thành đúng tiến độ và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên
hải Nam Trung Bộ đã cung cấp hạt gống để tạo điều kiện cho chúng tôi thực
hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến phòng Sau đại học và
Ban chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN, các thầy cô giáo bộ môn đã giảng dạy,
truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng để tôi có thể hồn thành đề tài này.
Trân trọng cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ln động viên,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp
ra trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn

Bình Định, tháng 08 năm 2019
Người thực hiện

Trần Thị Bích Liên


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây trồng quan trọng được

trồng phổ biến trên thế giới như là nguồn thực phẩm của con người và động
vật nuôi. Đậu tương chứa trên 40% protein chất lượng cao và các axit amin
thiết yếu đặc biệt là glycine, tryptophan và lysine, tương tự như sữa bò và
protein động vật; nó cũng chứa khoảng 20% lipid với các axit béo quan trọng,

lecithin, vitamin A và D. Đậu tương được dùng chế biến thực phẩm giàu dinh
dưỡng cho con người như bột ngũ cốc, tương, bột đậu, giá đỗ... Cây đậu
tương dễ trồng, có khả năng thích nghi tương đối rộng với các loại đất trồng
nhờ khả năng cố định đạm của các vi khuẩn nốt sần cộng sinh trong rễ cây.
Nên ngoài ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, kinh tế, đậu tương còn được sử dụng
trong việc cải tạo đất.


Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đây

liên tục tăng. Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơ
cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta. Mặc dù diện tích gieo trồng
đậu tương có tăng hàng năm nhưng năng suất thấp và sản lượng đạt được
không ổn định, do đó nước ta nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn, hàng
triệu tấn khô dầu đậu tương hằng năm. Nguyên nhân gây hạn chế năng suất
đậu tương của Việt Nam là cây trồng gặp nhiều yếu tố bất lợi của mơi trường
(hạn hán, mặn, nóng, lạnh, nấm bệnh hay có mặt các kim loại nặng với hàm
lượng cao…).
Ngày nay, ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất ngày càng tăng
do sự thải ra hóa chất khơng được xử lý bởi các ngành công nghiệp khác nhau
và các nguồn nhân tạo, khi cây trồng lấy vào một số lượng lớn kim loại nặng


nồng độ cao, chúng không chỉ gây ra vấn đề trong cơ thể thực vật và giảm

sản lượng cây trồng mà còn xâm nhập vào chuỗi thức ăn có khả năng gây ra


2


rối loạn gan và não của con người. Hơn nữa, các kim loại nặng cũng làm giảm
độ phì của đất, ảnh hưởng đến vi khuẩn đất và tổn thất năng suất.
Chì (Pb) là kim loại nặng phổ biến trong đất, không phải là yếu tố thiết
yếu cho sự phát triển của thực vật. Chì khơng bị phân hủy mà có xu hướng
tích lũy, xâm nhập và gây độc cho thực vật. Nồng độ chì cao ức chế sự phát
triển của rễ do ức chế sự phân chia tế bào của đầu rễ, ức chế sự phát triển của
thực vật, làm thay đổi quá trình phiên mã, làm giảm các protein và gây rối
loạn quang hợp…
Một trong những tác động điển hình của chì đối với cây trồng là gây
stress “oxy hóa” với sự hình thành mạnh mẽ các dạng oxy hoạt hóa (reactive
oxygen species - ROS). Hàm lượng ROS cao thường làm rối loạn tính thấm
của màng, đồng thời gây nên những biến đổi khó phục hồi đối với các thành
phần quan trọng như lipid, protein, acid nucleic..., thậm chí gây chết tế bào.
Để hạn chế những thiệt hại do stress “oxy hóa”, thực vật có những cơ
chế kiểm sốt, điều chỉnh hàm lượng ROS phù hợp, trong đó có sự tham gia
của các chất chống oxy hóa. Các enzyme này vừa duy trì sinh tổng hợp ROS
để tăng cường khả năng chống chịu trước tác động từ môi trường ngồi, đồng
thời kiểm sốt, giảm thiểu độc tính của ROS đối với các yếu tố cấu trúc và
quá trình sống diễn ra bên trong tế bào. Các loài thực vật khác nhau có những
cơ chế bảo vệ khơng giống nhau sau khi kim loại nặng này gây bùng nổ sinh
tổng hợp ROS.
Việc đi sâu tìm hiểu sự hình thành và biến động các hợp chất chống oxy
hóa của cây đậu tương trong quá trình nhiễm kim loại nặng nhằm làm rõ hơn
bản chất phản ứng của đậu tương, để từ đó tìm kiếm các giải pháp nâng cao
khả năng chống chịu kim loại nặng của đậu tương là vấn đề quan trọng đang
cần được nghiên cứu. Theo hướng này chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu sự biến động các chất chống oxy hóa của một số giống đậu
tương (Glycine max L.) trong điều kiện nhiễm chì”.



3

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Đánh giá được sự biến động hàm lượng của một số chất chống oxy

hóa của cây đậu tương qua các giai đoạn phát triển trong mơi trường nhiễm
kim loại chì.
-

Phân tích được sự biến động về hoạt độ một số enzyme chống oxy

hóa của cây đậu tương qua từng giai đoạn phát triển trong điều kiện nhiễm
chì.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Dữ liệu thu được góp phần bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về các

chất chống oxy hóa của cây đậu tương trong điều kiện nhiễm chì.
-

Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá rõ hơn phản ứng của đậu tương

trong quá trình nhiễm kim loại chì, làm cơ sở khoa học cho việc chọn các

giống đậu tương có khả năng chống chịu trước điều kiện sống bất lợi, góp
phần làm tăng năng suất đậu tương.
4. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu (từ trang 4 đến trang 20)
Chƣơng 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (từ trang
21

đến trang 27)
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (từ trang 28 đến trang 65)
Kết luận và đề nghị (trang 66)
Tài liệu tham khảo


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây đậu tƣơng
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại đậu tương
Cây đậu tương thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ Fabales là một trong
những cây trồng xuất hiện sớm nhấtcùng với nền văn minh của nhân loại, đậu
tương có tên khoa học là Glycine Max (L) Merrill. Cây đậu tương có nguồn
gốc từ Đông Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ XI trước công nguyên.
Từ Trung Quốc cây đậu tương được phân bố đến nhiều nước trên thế giới như
Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Brazin, Acgentina… ở Việt Nam cây đậu
tương được du nhập từ Trung Quốc rất sớm.
Do xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau
nên cũng có nhiều cách phân loại. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại căn cứ
vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể được
nhiều người sử dụng. Theo hệ thống này, ngồi chi Glycine cịn có thêm chi

phụ Soja. Chi Glycine được chia ra thành 7 loài hoang dại lâu năm, và chi phụ
Soja được chia ra làm 2 loài: loài đậu tương trồng trọt Glycine (L.) Merrill và
loài hoang dại hàng năm G. Soja SiebetZucc [7].
1.1.2. Đặc điểm hình thái của đậu tương
Rễ đậu tương (đậu nành) là rễ cọc có rễ chính và rễ phụ. Trên rễ chính
mọc ra nhiều rễ phụ. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần cố định đạm do
vi

khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum, có khả năng cố định nitơ cung cấp

đạm cho cây và có vai trị trong việc cải tạo đất.
Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình trịn, trên thân có nhiều
lơng nhỏ. Màu sắc của thân khi cịn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của
hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi cịn
non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Thân cây trung bình 14-15 lóng.


5

Lá đậu tương gồm 3 loại lá: lá mầm, lá đơn và lá kép (có 3 lá chét đơi
khi có 4-5 lá chét).
Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm hoa có từ 10-15 hoa, có màu
trắng hoặc tím. Hoa đậu tương tự thụ phấn hồn tồn.
Quả có thể thẳng hoặc cong có nhiều lơng. Mỗi chùm hoa có từ 2-20
quả và có tới 400 quả trên một cây. Một quả chứa từ 1-5 hạt nhưng thông
thường là 2-3, vỏ hạt đậu tương có màu nâu, đen, vàng, xanh. Khối lượng hạt
rất đa dạng từ 20-400 mg/hạt. Hạt đậu tương khơng có nội nhũ mà chỉ có một
lớp vỏ bao quanh phôi và 2 lá mầm [4], [7].
Đậu tương là loại cây trồng tương đối mẫn cảm với điều kiện ngoại
cảnh. Trong tập đồn đậu tương có những giống chỉ trồng vào vụ hè, có

những giống chỉ trồng vào vụ đơng. Trong q trình sinh trưởng của đậu
tương chịu tác động bởi nhiều yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, đất, độ ẩm….
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây đậu tương
1.1.3.1. Thành phần dinh dưỡng của đậu tương
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng tương đối cao, gồm có
protein, lipid, hydratcacbon và các chất khoáng. Trong hạt đậu tương, hàm
lượng protein chiếm khoảng 36-44%, nhiều hơn bất cứ các loại thực phẩm
nào, kể cả thịt động vật. Protein của đậu tương là loại protein dễ tiêu và phẩm
chất tốt nhất trong số các protein của thực vật. Protein đậu tương hội tụ đủ các
thành phần axit amin thiết yếu với hàm lượng cao, đậu tương được coi là một
nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các axit amin
cần thiết cho cơ thể. Đậu tương là loại thực phẩm nhiều protein nhưng lại ít
chất béo bão hịa và hồn tồn khơng có cholesterol. Các thực phẩm làm từ
đậu tương được xem là một loại “thịt khơng xương” vì chứa tỉ lệ đạm thực vật
dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.


6

Hạt đậu tương cũng rất giàu vitamin như vitamin B 1, B2, B3, B6, A, E,
D,… và các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm,… hàm lượng chất xơ trong hạt
đậu tương cũng khá cao [4].
1.1.3.2. Giá trị sử dụng
Đậu tương có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, từ hạt đậu tương người
ta đã chế biến được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại
làm thực phẩm được chế biến bằng cả phương pháp cổ truyền, thủ công và
hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men như làm giá, đậu phụ, tương, xì
dầu ... đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương, bánh kẹo và thịt
nhân tạo... Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt
đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu tương là thức ăn

tốt cho những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và
suy dinh dưỡng.
Ngồi ra, đậu tương cịn là loại thức ăn tốt cho gia súc, cứ 1 kg hạt đậu
tương là tương ứng với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Không chỉ hạt của đậu
tương mà thân, lá và quả cũng có hàm lượng đạm khá cao nên thân, lá tươi
của đậu tượng có thể làm thức ăn cho gia súc đem lại giá trị năng suất rất cao.
Đậu tương còn được sử dụng trong việc cải tạo đất vì nhờ vào các nốt
sần trên rễ cây. Nếu bố trí việc trồng cây đậu tương hợp lý thì sẽ có tác dụng
đối với việc trồng cây đợt sau, trong việc góp phần tăng năng suất cho cây
trồng và giảm chi phí cho bón phân đạm [13].
1.1.4. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cung cấp dầu quan trọng bậc nhất trong
các cây lấy dầu. Ngoài ra trồng đậu tương cịn có tác dụng cải tạo đất vì vậy
đậu tương được trồng ở khắp các châu lục.
Trên thế giới, diện tích đậu tương ngày càng được mở rộng, năng suất


7

ngày càng tăng. Đậu tương có mặt ở khắp các châu lục, tập trung nhiều nhất ở
châu Mỹ, tiếp đến là châu Á và một số nơi khác trên thế giới. Hiện nay Mỹ
vẫn là quốc gia có sản lượng đậu tương cao nhất trên thế giới, chiếm 31,9%
tổng sản lượng tồn thế giới.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên Thế giới năm 2015

(Nguồn: Theo USDA của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2015)

Hàng năm trên thế giới trồng thêm khoảng hơn 3 triệu ha với năng suất
bình quân khá cao 22-25 tạ/ha đã tạo ra một sản lượng đậu tương gấp hơn 2

lần so với 20 năm về trước. Các nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế
giới về diện tích gieo trồng và sản lượng là Mỹ, Braxin, Acgentina và Trung
Quốc [4].
1.1.4.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam


Việt Nam, cây đậu tương được trồng tương đối sớm và chủ yếu

mang tính tự cung tự cấp. Những năm gần đây, diện tích đất trồng và năng
suất của đậu tương tăng khá nhanh. Diện tích đất gieo trồng được mở rộng và
được chia thành 6 vùng sản xuất chính: vùng Đơng Nam Bộ có diện tích lớn
nhất chiếm 26,2% diện tích đậu tương cả nước, miền núi Bắc Bộ 24,7%; đồng
bằng sông Hồng 17,5%; đồng bằng sơng Cửu Long 12,4%; cịn lại là vùng


đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên chiếm 33,4%. Về sản lượng,
3 vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long


8

chiếm 63% sản lượng đậu tương cả nước. Đặc biệt vùng đồng bằng sơng Cửu
Long với 12,4% diện tích nhưng lại chiếm 20,9% sản lượng đậu tương cả
nước, năng suất bình qn đạt 16 tạ/ha [13].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng Việt Nam từ 2015–2018

Chỉ tiêu
Diện tích (nghìn/ha)
Sản lượng (tấn/ha)
Tổng sản lượng (nghìn tấn/ha)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn)

Tại Bình Định, đậu tương là cây trồng truyền thống và có đầu ra khá
thuận lợi, đặc biệt đối với những vùng ít nước vì có một số giống đậu tương
có khả năng chịu hạn rất tốt. Nhưng năng suất của đậu tương vẫn chưa cao và
hiệu quả thấp, thường nhiễm nhiều sâu bệnh. Vì vậy, năm 2010, Viện KHKT
Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp tục tổ chức khảo nghiệm 20
giống đậu tương để chọn tạo các giống đậu tương mới vừa có tiềm năng năng
suất cao, vừa có hàm lượng protein cao để bổ sung vào bộ giống của tỉnh, đáp
ứng nhu cầu sản xuất của nơng dân địa phương.
1.2. Tình hình ơ nhiễm kim loại nặng trong đất và ơ nhiễm chì trên thế
giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình ơ nhiễm kim loại nặng trong đất và ơ nhiễm kim loại chì
trên thế giới
Theo Liên hiệp Hóa học và ứng dụng (IUPAC), kim loại nặng là những
nguyên tố kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5 mg/cm 3. Một số nguyên tố kim loại
nặng thường gặp như chì (Pb), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), thủy ngân (Hg),
crôm (Cr), cadimi (Cd)…(Lê Huy Bá, 2008) [1].
Đất ô nhiễm kim loại nặng (KLN) là mối quan tâm ở hầu hết các quốc
gia. Phục hồi sinh thái đất bị ô nhiễm do các hoạt động của con người đang là


9

một thách thức lớn trong những thập kỷ gần đây. Khoảng 1/6 tổng diện tích
đất nơng nghiệp ở Trung Quốc bị ô nhiễm KLN, hàm lượng KLN trong đất
canh tác nông nghiệp vượt tiêu chuẩn chiếm 16,1%. Khoảng 3,5 triệu địa
điểm ở Châu Âu được ước tính có khả năng bị ô nhiễm với 0,5 triệu địa điểm
bị ô nhiễm cao và cần được khắc phục. Có 400.000 điểm ơ nhiễm đất ở các
nước châu Âu. Tại Mỹ, khoảng 600.000 ha đất đã bị ô nhiễm KLN. Trên

43.000 vùng công nghiệp ở Mỹ trong tình trạng ơ nhiễm, trong đó trên 40% là
ô

nhiễm KLN như Pb, Cd, Cr, As [9].


Phần Lan, hầu hết ô nhiễm KLN trong đất là do nước thải từ chế biến

thực vật, nhà máy cưa, chế biến gỗ, khu vực săn bắn, gara ô tô và kho phế
liệu. Trong năm 2001, 20.000 vùng đất đã bị nhiễm bẩn KLN, 38% những khu
vực này bị đóng cửa để xử lý, trong đó nhiễm bẩn KLN là mối quan tâm lớn
nhất [9].


các khu vực luyện kim, hàm lượng chì trong đất khoảng 1500 µg/g,

cao gấp 15 lần so với mức độ bình thường như khu vực xung quanh nhà máy
luyện kim ở Galena, Kansas (Mỹ), hàm lượng chì trong đất 7600 µg/g. Hàm
lượng chì trong bùn, cống rãnh ở một số thành phố công nghiệp ở Anh dao
động từ 120 µg/g - 3000 µg/g, trong khi tiêu chuẩn cho phép tại đây là khơng
q 1000 µg/g. Cịn ở Kabwe (Zambia) các mỏ khai thác và lị nấu chì đã
ngừng hoạt động từ lâu, nhưng nồng độ chì ở đây vẫn ở mức rất cao [2].
Tại Norilsk (Nga), các cơ sở khai thác và chế biến kim loại đã thải ra
môi trường một lượng lớn các kim loại nặng vượt giới hạn cho phép, khu vực
này là nơi có các tổ hợp luyện kim lớn nhất thế giới với hơn 4 triệu tấn Cd,
Cu, Pb, Ni, As, Se và Sn được khai thác mỗi năm [2].


Thiên Anh, Trung Quốc, lúa mỳ trồng ở đây chứa hàm lượng chì cao


gấp 24 lần chuẩn của Trung Quốc [5].


10

Châu Á là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng cao
trên thế giới, trong đó đặc biệt là Trung Quốc với hơn 10% đất bị ô nhiễm chì,
theo Viện Quốc tế quản lý nước thì tại Thái Lan 154 ruộng lúa thuộc tỉnh Tak
đã nhiễm chì cao gấp 94 lần so với tiêu chuẩn cho phép [9].
1.2.2. Tình hình nhiễm kim loại nặng trong đất và ơ nhiễm chì ở Việt Nam


Việt Nam, mơi trường đất đang có dấu hiệu ơ nhiễm. Những năm 90

trở lại đây, q trình cơng nghiệp hóa và cơ giới hóa nhanh cùng với sự phát
triển của nền kinh tế của Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể, đi kèm với
sự phát triển kinh tế đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành
phố lớn.
Nguồn phát thải các KLN trước hết phải kể đến các ngành sản xuất
công nghiệp hay ngành công nghiệp than đá và dầu mỏ; việc sử dụng bùn thải
làm phân bón; rác sinh hoạt, đặc biệt rác thải đơ thị. Ngồi ra, việc lạm dụng
các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn
dư các kim loại như asen, cadimi, thủy ngân và kẽm trong đất. Các làng nghề
thủ công sử dụng ngày càng nhiều hóa chất song hầu hết các làng nghề ở nước
ta hiện nay đều khơng có biện pháp xử lý chất thải, gây ơ nhiễm mơi trường,
trong đó có mơi trường đất [2].
Tại Tp.HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng
trồng lúa khu vực phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng Cu, Zn, Pb, Hg,
Cr trong đất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải cơng nghiệp
phía Nam đều tương đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN

7209:2002 thuộc QCVN 03-MT:2015/BTNMT) đối với đất sử dụng cho mục
đích nơng nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá tiêu chuẩn cho phép
2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần [9].
Hà Nội, một trong những đơ thị có tỉ lệ thu gom rác cao nhất, cũng chỉ
đạt tỉ lệ dao động khoảng 70-80%/năm. Lượng rác thải còn lại tồn đọng ở các


11

nước ao hồ, ngõ xóm, kênh mương, theo dịng nước mưa chảy tràn gây ô
nhiễm môi trường.
Đất ở khu bãi thải của làng Hích, Thái Ngun có hàm lượng chì và
cadimi cao hơn tiêu chuẩn; đất ở làng nghề đúc nhôm, đồng tại Văn Môn Yên Phong - Bắc Ninh, hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp của làng nghề
này khá cao: trung bình hàm lượng Cd là 1 mg/kg; Cu là 41,4 mg/kg; Pb là
39,7 mg/kg và Zn là 100,3 mg/kg. Đất nông nghiệp của huyện Văn Lâm Hưng Yên được cảnh báo nguy cơ ô nhiễm đồng, kẽm [9].
Kết quả nghiên cứu của Lê Đức và cộng sự (2003) về môi trường đất
vùng đồng bằng sông Hồng, ở khu vực nhà máy Pin Văn Điển hàm lượng Pb
trong các nguồn nước thải là 0,012 mg/lít, trong đất là 30,737 mg/kg so với
đối chứng là 18,240 mg/kg; khu vực nhà máy Phả Lại, Pb trong nước thải là
0,013 mg/lít, trong đất là 2,320 mg/kg và đối chứng là 2 mg/kg [10].
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Khang và cộng sự (2004), hàm lượng
chì trong đất nơng nghiệp tại khu vực tái chế chì ở thơn Đơng Mai, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên như sau: 14,29% số mẫu nghiên cứu có hàm lượng chì là
100-200 mg/kg; 9,25% số mẫu đất có hàm lượng chì từ 200-300 mg/kg;
18,5% số mẫu đất có hàm lượng Pb từ 300-400 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm
lượng Pb từ 400-500 mg/kg; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb từ 500-600
mg/kg; 18,05% số mẫu có hàm lượng Pb từ 600 - 700 mg/kg; 4,76% có hàm
lượng chì từ 900 - 1000 mg/kg và 4,76% số mẫu có hàm lượng Pb lớn hơn
1000 mg/kg (trong tổng số 21 mẫu phân tích). Như vậy, 100% số mẫu phân
tích có hàm lượng Pb vượt quá tiêu chuẩn cho phép [9].

Nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà (2005) cho thấy hàm lượng Pb tổng số
trong đất phục vụ nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các làng nghề đúc đồng và
tái chế kẽm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên rất cao, dao
động từ 51,2 - 313,0 mg/kg, trong đó có nhiều mẫu >200 mg/kg.


12

Hàm lượng Cu trong đất trồng rau ở Hà Nội trung bình đạt từ 4,8-30
mg/kg đất, hàm lượng Zn tích lũy trong đất cao nhất là 145 mg/kg đất, cá biệt
có điểm đạt 364 mg/kg đất [2].
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2006) khi nghiên cứu về hàm
lượng kim loại nặng ở các khu công nghiệp ngoại thành Hà Nội với 15 mẫu
đất nghiên cứu có hàm lượng chì trong đất dao động từ 8,36 đến 93,39 mg/kg.
Kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Minh và cộng sự (2009) tại Thạch
Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ cho thấy phần lớn đất trồng lúa ở xã Thạch Sơn có
hàm lượng Cu vượt quá TCVN 7209-2002; đặc biệt nghiêm trọng tại hai khu
đồng vàn trũng, hàm lượng Cu vượt 2,5-3 lần, hàm lượng Zn vượt 4-10 lần
[10].
Ở tỉnh Bình Định, theo Tổng cục môi trường, trong năm 2018 các công
ty trong cụm cơng nghiệp Gị Đá Trắng tại phường Đập Đá, thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định đã tiến hành nấu tái chế nhựa mùi hôi, thối, nước thải từ các
kim loại nặng như chì, gang, nhơm chảy ra ngồi cũng gây ô nhiễm môi
trường.
Vì vậy, tình trạng ô nhiễm đất do kim loại nặng nói chung và chì nói
riêng ngày càng gia tăng, nên việc nghiên cứu các giống cây trồng phản ứng
với môi trường đất bị ô nhiễm là một trong những vấn đề quan trọng và cấp
thiết.
1.3. Đặc tính chống chịu kim loại chì ở cây trồng
1.3.1. Tác động của kim loại chì đến cây trồng và hiện tượng oxy hóa

ở thực vật
Chì (Pb) là kim loại có màu xanh xám, rất mềm. Chì là ngun tố nhóm
IV, số thứ tự 82 trong bảng hệ thống tuần hoàn, khối lượng nguyên tử 207,21;
khối lượng riêng d= 11,34 g/cm 3; thường tồn tại ở dạng hóa trị 2 +. Nguồn thải
Pb nhân tạo chủ yếu là q trình khai khống, nấu quặng, chế tạo pin, chất


13

dẻo tổng hợp, sơn và khói bụi động cơ, các vật liệu đánh bắt hải sản… Chì và
các hợp chất của chì được xếp vào nhóm độc tố đối với cơ thể con người [1].
Chì khơng phải là yếu tố cần thiết đối với thực vật nhưng lại dễ dàng
hấp thụ và tích lũy trong các bộ phận khác nhau của cây. Sự hấp thụ Pb của
thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ pH, đặc tính của đất, khả năng
trao đổi các các cation trong đất cũng nhưng các thơng số lý hóa khác. Khi
lượng Pb dư thừa trong đất vượt quá ngưỡng “chịu đựng” của cây sẽ gây ra
một số triệu chứng ngộ độc đối với thực vật như cây phát triển còi cọc, lá úa
vàng, ức chế quá trình quang hợp, quá trình trao đổi khống và cân bằng nước
bị rối loạn.
Chì ảnh hưởng tới hoạt tính của các enzyme bằng con đường chuyển
hóa khác nhau. Pb ở nồng độ cao sẽ ức chế hoạt động của các enzyme, chì
tương tác với các nhóm tự do –SH có mặt trong trung tâm hoạt động của
enzyme. Ngồi ra, Pb thúc đẩy sự hình thành các phản ứng oxi hóa trong thực
vật làm cho thực vật bị stress “oxi hóa”, dẫn đến sự gia tăng hoạt động của
các enzyme chống oxi hóa [39].
Đa số chì có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quang hợp của cây,
nguyên nhân là do các ion Pb2+ làm thay đổi cấu trúc lục lạp, hạn chế quá
trình tổng hợp các chất diệp lục, caroten; cản trở quá trình vận chuyển điện tử,
ức chế sự hoạt động của các enzyme trong chu trình Canvil…Chì ức chế quá
trình tổng hợp chất diệp lục bằng cách làm suy giảm khả năng hấp thu các

nguyên tố cần thiết như sắt, magie. Nó làm tổn hại bộ máy quang hợp do mối
quan hệ của Pb với protein [35].
Sự suy giảm trong tỉ lệ thoát hơi nước và hàm lượng nước ở các mô
trong lá tăng khi tiếp xúc với chì. Vì khi Pb xâm nhập vào tế bào thực vật thì
Pb tồn tại chủ yếu ở vách tế bào và gian bào, khi có hàm lượng lớn Pb ở tế
bào thì làm giảm kích cỡ của khí khổng, làm cho q trình thốt hơi nước của


14

cây giảm.
Một trong những tác động điển hình của nhiễm kim loại nặng trong đó
có kim loại chì đối với cây trồng là gây stress oxy hóa với sự hình thành mạnh
mẽ các dạng ơxy hoạt hóa (reactive oxygen species - ROS) nội sinh bao gồm
superoxide anion (O2*-), hydro peroxide H2O2, gốc hydro peroxide tự do
(OH*) và gốc pehydroxyl tự do (O2H*). Hàm lượng ROS cao thường làm rối
loạn tính thấm của màng, đồng thời gây nên những biến đổi khó phục hồi đối
với các thành phần quan trọng như lipid, protein, acid nucleic..., làm thay đổi
sự lưu chuyển các ion, ức chế hoạt tính bơm proton H +, tăng độ thấm của
màng, thậm chí gây chết tế bào [5].
1.3.2. Cơ sở sinh lý, hóa sinh của tính chống chịu kim loại chì của cây
trồng
Để đối phó với mơi trường sống nhiễm kim loại chì, cây trồng sẽ khởi
động cơ chế phòng vệ, hạn chế những thiệt hại do stress “oxy hóa”. Cây có
mức độ chống oxy hóa cao thì khả năng chịu đựng tốt hơn và đề kháng với
tổn thương oxy hóa nhiều hơn. Cơ chế nhặt ROS là một trong những điểm
chung của phản ứng phòng vệ chống lại stress phi sinh học. Để giải độc ROS,
cây trồng có hệ thống bảo vệ nhằm loại bỏ ROS được thực hiện nhờ các chất
chống oxy hóa tồn tại trong các bào quan. Các chất này bao gồm các enzyme
chống oxy hóa và các hợp chất chống oxy hóa khơng có bản chất enzyme

[32].
Các enzyme chống ơxy hóa như superoxide dismutase (SOD), catalase
(CAT), peroxidase (POX) và ascorbate peroxidase (APX) (Maffei et al., 2007;
Ahmad et al., 2008). Các enzyme này vừa duy trì sinh tổng hợp ROS để tăng
cường khả năng chống chịu trước tác động từ mơi trường ngồi, đồng thời
kiểm sốt, giảm thiểu độc tính của ROS đối với các yếu tố cấu trúc và


15

quá trình sống diễn ra bên trong tế bào (Zhu-Salzman et al., 2004). Phản ứng
bảo vệ của thực vật đối với stress “oxy hóa” do kim loại nặng gây nên đã
được ghi nhận ở đậu Hà Lan khi chịu tác động của Cd (Rodriguez-Serrano et
al., 2009) hay ở cà chua dưới ảnh hưởng của Cu (Rueda et al., 2011). Đối với
Pb, một số thực nghiệm trên đậu Hà Lan (Malecka et al., 2001), đậu xanh
(Hassan and Mansoor, 2014) hay lúa mỳ (Dey et al., 2007), đậu tương DT 84
khi chịu tác động của Pb (Mai Văn Chung, Trần Ngọc Toàn.,2015) đều đã ghi
nhận, các lồi thực vật khác nhau có những cơ chế bảo vệ không giống nhau
sau khi kim loại nặng này gây bùng nổ sinh tổng hợp ROS [5], [6].
Ngoài ra, để chống lại sự tác động của Pb, thực vật còn thực hiện phản
ứng siêu nhạy cảm (Hypersensitive response-HR). Sau khi có cảm ứng tác
động, HR được khởi động dẫn đến sự thay đổi các dòng ion vào - ra tế bào,
tiếp đó, kích thích bùng nổ ôxy hóa đặc trưng bởi sự sinh tổng hợp mạnh mẽ
các dạng ơxy hoạt hóa, làm thay đổi căn bản tính thấm của màng tế bào, tiếp
đó là gây chết tế bào (Pontier et al., 1998).
Cơ chế bảo vệ của thực vật đối với kim loại nặng, vai trò của HR được
ghi nhận ở đậu Hà Lan (Pisum sativum L.) dưới tác động của Cd (RodriguezSerrano et al., 2009) hay ở cà chua (Lycopersiconlycopersicum (L.) H. Karst.)
chịu ảnh hưởng của Cu (Rueda et al., 2011) hoặc một số cây bị gây độc bởi
chì, một kim loại nặng điển hình trong đất, khơng bị phân hủy mà có xu
hướng tích lũy, xâm nhập vào cây trồng. Một số nghiên cứu khác trên đậu Hà

Lan (P. sativum), đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) hay lúa mỳ (Triticum
aestivum L.), đậu tương Nam Đàn chịu ảnh hưởng của Pb (Mai Văn Chung.,
2014) đã ghi nhận, các thực vật khác nhau có những phản ứng bảo vệ khác
nhau sau khi kim loại nặng này gây bùng nổ oxy hóa (Hassan, Mansoor,
2014) [29].


16

1.3.3. Hệ thống bảo vệ cây trồng khỏi tác động của kim loại nặng
1.3.3.1.Vai trò của một số chất chống oxy hóa khơng có bản chất enzyme
Ascorbic (vitamin C) có trong tế bào thực vật là một trong những chất
cần thiết cho quá trình trao đổi chất của tế bào. Ascorbic còn loại các gốc tự do,
là một trong những thành phần chính của chu trình ascorbate-glutathion trong tế
bào để thực hiện chức năng này. Khơng có sự tham gia của các enzyme, ascorbic
vẫn có thể trực tiếp tác động (giống như SOD) lên superoxide.

Ngồi ra, ascorbic cịn có vai trị giúp điều chỉnh stress oxy hóa ở thực vật qua
cơ chế tự kiểm sốt ROS thơng qua hợp tác với glutathione. Ngoài ra, bằng
cách gián tiếp, ascorbic phục hồi các gốc tự do trên màng như gốc tocopherol
tự do. Gốc này được hình thành sau khi khử các gốc tự do khác trên màng tế
bào [11], [38].
Proline là một axit amin ưa nước,được tổng hợp từ glutamin nhờ sự
xúc tác của enzyme delta-1-pyrroline-5-carboxylate sythetase (P5CS), có khối
lượng phân tử nhỏ. Nó được tích lũy nhiều ở mơ lá, mơ phân sinh chóp rễ và
ở hạt phấn khi thực vật bị mất nước [36].
Trong điều kiện stress phi sinh học, thực vật có xu hướng sản sinh
proline, proline đóng vai trò như một chất điều hòa thẩm thấu, một chất chống
oxy hóa và là một phân tử tín hiệu (Yaish MW (2015) [44].
Proline tự do có hiệu lực sinh học đa năng trong điều kiện stress môi

trường. Chúng không chỉ có vai trị điều chỉnh áp suất thẩm thấu mà cịn
chống oxy hóa, tạo năng lượng để đảm bảo sự ổn định của tế bào giúp cơ thể
thích nghi với mơi trường mới.
Tác động chống oxy hóa của proline thể hiển ở khả năng chúng bảo vệ
protein và màng khỏi tổn thương do chúng làm bất hoạt các nhóm hydroxyl
và các chất phản ứng mạnh khác sinh ra khi cây gặp các stress trong ty thể và


17

lục lạp.
Proline ngồi vai trị quan trọng là điều hịa áp suất thẩm thấu trong tế
bào, axit amin này còn giúp giữ nước, lấy nước cho tế bào và ngăn chặn sự
xâm nhập của ion Na+ tương tác với protein màng, ngăn chặn sự phá hủy của
màng và các phức protein khác [43].
1.3.3.2. Vai trò của các enzyme chống oxy hóa
Một trong những tác động điển hình của Pb đối với cây trồng là gây
stress “oxy hóa” với sự hình thành mạnh mẽ các dạng oxy hoạt hóa (reactive
oxygen species - ROS) nội sinh như hydrogen peroxide - H 2O2, các gốc tự do
superoxide - O2•- và hydroxyl - HO- (Wojtaszek, 1997; Bhattacharjee, 2005;
Malecka et al., 2009). Sinh tổng hợp ROS thường gắn liền với các cơ chế cảm
ứng kích thích những phản ứng của thực vật như: nhận diện yếu tố tác động,
tăng cường độ bền của vách tế bào, khởi động các con đường tín hiệu, kích
hoạt biểu hiện của gen và protein có chức năng bảo vệ,... (Mittler et al., 2004;
Maffei et al., 2007; Radville et al., 2011). Tuy nhiên, ROS cũng gây độc đối
với tế bào sống. Hàm lượng ROS cao thường làm rối loạn tính thấm của
màng, đồng thời gây nên những biến đổi khó phục hồi đối với các thành phần
quan trọng như lipid, protein, acid nucleic..., thậm chí gây chết tế bào (Ahmad
et al., 2008) [21].
Để hạn chế những thiệt hại do stress “oxy hóa”, thực vật có những cơ

chế kiểm sốt, điều chỉnh hàm lượng ROS phù hợp, trong đó có sự tham gia
của các enzyme chống ơxy hóa như superoxide dismutase, catalase,
peroxidase và ascorbate peroxidase (Maffei et al., 2007; Ahmad et al., 2008).
Các enzyme này vừa duy trì sinh tổng hợp ROS để tăng cường khả năng
chống chịu trước tác động từ mơi trường ngồi, đồng thời kiểm sốt, giảm
thiểu độc tính của ROS đối với các yếu tố cấu trúc và quá trình sống diễn ra
bên trong tế bào [21], [33].


18

Superoxide dimutase (SOD) và vai trò của SOD: H2O và O2 là
những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống trong cơ thể. Nhưng dưới sự tác
động của môi trường bất lợi, trong các hệ thống chuyển năng lượng và
electron của tế bào thường tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do có khả năng
oxy hóa rất mạnh, tác động lên protein, lipid…Vì vậy vấn đề loại bỏ gốc tự
do trong tế bào là cơ chế bảo vệ có tính quyết định sự sống cịn của tế bào.
Một trong những enzyme tham gia vào q trình đó là superoxide dimutase
(SOD) [27].
Mc Cord và Fridovitch đã phát hiện SOD năm 1969. Họ đã nhận thấy
đây chính là enzyme chủ chốt bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa. SOD xúc tác phản
ứng loại bỏ superoxide anion: 2 H++ O2-= H2O2 + O2 .


thực vật bậc cao, SOD hoạt động như chất chống oxy hóa và bảo vệ

các thành phần tế bào khỏi bị oxy hóa bởi các loại oxy phản ứng ROS. Cụ thể,
phân tử O2 bị khử thành O2 - (một loại ROS gọi là superoxide) khi nó hấp thụ
một electron kích thích được giải phóng từ các hợp chất của chuỗi vận chuyển
điện tử. SOD xúc tác tạo thành O 2 và H2O2 từ superoxide (O2 - ), dẫn đến các

chất phản ứng ít gây hại hơn. H2O2 tạo thành được biến đổi tiếp tục nhờ
catalase và peroxidase. Hoạt tính của SOD tăng lên khi phản ứng với điều
kiện bất lợi của môi trườngvà tăng theo mức độ stress [42].
Catalase (CAT) và vai trò của catalase: Catalase là “hem-enzyme”,
mỗi phân tử của nó chứa 4 nhóm hem, xúc tác cho phản ứng chuyển H 2O2
thành H2O và O2. Catalase có trong nhiều loại thực vật khác nhau, thậm chí
trong cùng một lồi. Các izozyme đều là tetramer có MW 220 kDa. Catalase
là một enzyme quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị oxy hóa bới các
loại oxy phản ứng [11].
Peroxidase (POD) và vai trò của peroxidase: là tập hợp gồm nhiều
enzyme chống oxy hóa, có chức năng giải độc peroxide. Peroxidase đã được
phân loại thành 3 loại (loại I, loại II và loại III). Enzyme peroxidase rất phổ
biến trong cơ thể thực vật, có vai trị quan trọng trong q trình oxy hóa.


19

Peroxidase xúc tác cho phản ứng oxy hóa các hợp chất hữu cơ khi có mặt của
H2O2 và loại khả năng gây độc của H2O2, bảo vệ tế bào và cơ thể thực vật
trước tác động của điều kiện bất lợi [11].
Ascorbate peroxydase (APX) và vai trò của APX ở thực vật: là một
thành viên của gia đình peroxidase có nhân heme. Peroxidase xúc tác q
trình oxy hóa các chất hữu cơ phụ thuộc H 2O2. APX là enzyme peroxidase
loại I, xúc tác q trình oxy hóa phụ thuộc H 2O2 của ascorbate trong thực vật,
tảo và một số vi khuẩn lam.


thực vật, có thể giải độc ROS nhờ vào một hệ thống khử độc hydro

peroxide trong tế bào thực vật là chu trình ascorbate-glutathione. Trong đó,

enzyme APX đóng vai trị chính, xúc tác cho q trình chuyển H 2O2 thành
H2O, sử dụng ascorbate làm chất cho điện tử.
Sự biểu hiện của các gen mã hóa cho APX được điều hịa bởi các nhân
tố mơi trường khắc nghiệt chẳng hạn như hạn hán, mặn muối, nhiệt độ quá
cao, quá thấp, acid abscisic…Các phản ứng xúc tác bởi APX liên quan trực
tiếp đến việc bảo vệ tế bào thực vật chống lại các điều kiện mơi trường bất lợi
[22].
1.4. Tình hình nghiên cứu tính chống chịu kim loại Pb của cây đậu tƣơng
1.4.1. Nghiên cứu khả năng chống chịu kim loại Pb của cây đậu tương trên
thế giới
Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã thành công khi nghiên
cứu sâu hơn về tác động của kim loại chì và khả năng chống chịu kim loại Pb


cây đậu tương. Nồng độ kim loại chì cao có tác dụng ức chế tỷ lệ nảy mầm

hạt, chiều dài rễ, chiều dài chồi, chỉ số dung nạp, trọng lượng tươi khô của cây
đậu tương.
Nồng độ kẽm và chì càng cao trong mơi trường đất đã làm giảm mạnh
năng suất cây trồng. Nghiên cứu này cịn cho thấy dưới tác động của kim loại
chì đã tạo ra nhiều oxy hoạt hóa, làm tăng hoạt độ của các enzyme chống oxy
hóa [21].


20

1.4.2. Nghiên cứu tính chống chịu kim loại chì của cây đậu tương ở Việt Nam

Đã có một số nghiên cứu về khả năng chống chịu kim loại chì ở một số
giống đậu tương. Năm 2014, Mai Văn Chung và cộng sự đã nghiên cứuvề

phản ứng siêu nhạy cảm của rễ cây đậu tương Nam Đàn dưới ảnh hưởng của
ion chì (Pb2+) ở các nồng độ 0,1 mM, 0,5 mM và 1,0 mM sau 6 giờ. Kết quả
cho thấy đậu tương đã tổng hợp mạnh mẽ dạng ơxy hoạt hóa hydrogen
peroxide, tăng phân giải lipid màng tế bào, tỷ lệ thương tổn tế bào cao. Các
enzyme SOD và CAT duy trì độ hoạt động cao trong khoảng thời gian 6-48
giờ góp phần kiểm sốt hàm lượng H2O2 và O2.- nội sinh trong phản ứng siêu
nhạy cảm [5].
Mai Văn Chung, Trần Ngọc Tồn (2015) [6] đã nghiên cứu về stress
“oxy hóa” và phản ứng bảo vệ của cây đậu tương DT84 đối với chì cho thấy
ion Pb2+ đã gây stress “oxy hóa” ở rễ cây đậu tương DT84 với sự cảm ứng
tổng hợp sớm và mạnh mẽ các dạng ôxy hoạt hóa nội sinh sau khi Pb 2+ tác
động 6 - 12 giờ. Sự tăng lên về hàm lượng các dẫn xuất của axit thiobarbituric
-

sản phẩm của q trình peroxide hóa lipid màng, cùng với tỷ lệ tổn thương

tế bào lớn (13,89-25,03%) là hậu quả của stress “ơxy hóa”. Các enzyme
chống ôxy hóa superoxide dismutase và catalase có hoạt độ cao đã làm giảm
lượng H2O2 và O2.- sau 24 giờ chịu tác động của Pb2+, góp phần kiểm sốt
stress “ơxy hóa” ở rễ đậu tương DT84.


21

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
Các giống đậu tương được dùng trong nghiên cứu bao gồm ĐTDH.10 do
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ nghiên cứu
và chọn tạo; giống ĐTDH.04 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên

hải Nam Trung bộ và Trung tâm Nghiên cứu và Phát Triển đậu đỗ phối hợp
chọn lọc và giống MTĐ 176 do Trường Đại học Cần Thơ chọn lọc.
Kim loại chì (Pb) dùng để tác động đến cây đậu tương ở dạng ion
Pb2+của muối chì nitrat -Pb(NO3)2.
Bảng 2.1. Đặc điểm nông học của các giống đậu tƣơng nghiên cứu

Đặc điểm
Thời gian
sinh trƣởng
Chiều cao cây
Khối lƣợng
1000 hạt
Năng suất

Khả năng
chống chịu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2018

đến tháng 7 năm 2019.


×