Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.49 MB, 46 trang )

Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những khái niệm cơ bản:
1.1. Kĩ năng sống (KNS):
1.2. Phân loại KNS:
1.3. Danh mục các kĩ năng sống:
2. Vấn đề giáo dục KNS:
2.1.Vai trò của việc giáo dục KNS:
2.2. Giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 1.
2.2.1. Hình thành KNS cho học sinh phù hợp với con đường hình thành kĩ
năng chung.
2.2.2. Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi
2.2.3. Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với thực tiễn cuộc sống của
các em.
3. Vị trí, vai trị của môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 trong vấn đề giáo
dục KNS:
3.1. Mục tiêu và nội dung môn học:
3.2. Việc lồng ghép giáo dục KNS trong TNXH lớp 1:
II- THỰC TRẠNG
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và chăm sóc bản thân:
1.1. Tìm hiểu và chăm sóc bản thân là gì?
1.2. Tại sao phải rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và chăm sóc bản thân
1.3. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và chăm sóc bản thân trong dạy và học
TNXH lớp 1
2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp


2.1. Giao tiếp là gì?
2.2. Các cách giao tiếp
2.3. Thực trạng giao tiếp của học sinh trong lớp hiện nay: Học sinh
2.4. Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp:
2.5. Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua việc dạy và học môn Tự
nhiên và xã hội:
3. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.
3.1. Kỹ năng tự nhận thức là gì?
3.2. Thực trạng việc tự nhận thức của học sinh trong lớp:
3.3. Tại sao phải rèn kỹ năng tự nhận thức cho học sinh:
3.4. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức thông qua môn Tự nhiên và xã hội.
4. Rèn luyện kỹ năng hợp tác
1/45

Trang
3
4
4
4
4
5
6
7
7
7
7
7
8
8
8

9
15
16
16
16
16
17
22
22
22
22
22
23
29
29
29
30
30
31


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

4.1. Kỹ năng hợp tác là gì?
4.2. Vì sao cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác:
4.3. Rèn kỹ năng hợp tác trong giảng dạy Tự nhiên và xã hội.
5. Rèn luyện kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích.
5.1. Tai nạn thương tích là gì?
5.2. Ngun nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ em:
5.3. Thực trạng về hiểu biết nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn

thương tích của học sinh:
5.4. Rèn kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong dạy
học mơn Tự nhiên và xã hội.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III. KHUYẾN NGHỊ

2/45

31
31
32
33
33
33
34
35
43
43
43
44


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện về
đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một vấn đề cần thiết đối với học
sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay được dư luận và đơng đảo phụ
huynh quan tâm vì giáo dục khơng chỉ giúp con người học để biết, học để làm ,
học để tự khẳng định mình mà cịn học học để chung sống.
Bậc Tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển. Học sinh Tiểu
học (nhất là học sinh lớp 1) là đối tượng nhỏ tuổi. Đây là giải đoạn mà phẩm
chất, nhân cách và những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà mới chỉ
đang hình thành. Con người phát triển tồn diện nhân cách là sự kết hợp hài hòa
của phẩm chất, năng lực và trí tuệ. Sự phát triển nhân cách của con người chịu
sự quy định của các mối quan hệ xã hội. Xã hội thì khơng ngừng biến đổi địi
hỏi con người phải thường xuyên ứng phó. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống
cho các em sẽ giúp các em sống một cách an tồn, lành mạnh, tích cực, cho phép
các em đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được đưa vào nội dung chương trình
các mơn học thông qua các hoạt động giáo dục. Môn TNXH ở lớp 1 là mơn học
tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học như giáo dục dinh dưỡng, giáo dục hành
vi, giáo dục an tồn, bảo vệ mơi trường…bao gồm trong ba chủ đề lớn Con
người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên. Có thể nói đây là một trong những môn
học phù hợp để GV giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, việc giáo dục KNS cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tự
nhiên xã hội ở trường tơi cịn chưa sâu. Việc giúp các em chuyển tải những gì
mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ), những gì mình quan
tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ để các em biết phải làm gì và làm
như thế nào (hành vi) còn chưa thực sự rõ nét nên KNS của học sinh chưa tốt. Vì
vậy tơi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm giáo dục KNS cho HS
trong lớp qua đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 1”.

3/45



Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Kĩ năng sống (KNS):
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định
nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ
năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được
sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:
Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;
Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;
Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng
định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà
con người cần để có cuộc sống an tồn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm
lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người
khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc
sống hằng ngày.
Tương đồng với quan niệm của WHO, cịn có quan niệm kỹ năng sống là
những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trịvà

những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá
nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của
cuộc sống.
- Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội
và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao
tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân
nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được
thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến
những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động
nhằm thay đổi mơi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
4/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Như vậy, ta thấy:
- Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc
sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân
và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm
việc hiệu quả… Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,
khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào
việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động
theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
- Kỹ năng sống được hình thành thơng qua một q trình sống, rèn luyện,
học tập trong gia đình, nhà trường và ngồi xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của
mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia
đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năng
của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn
của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp

với những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ở những
vùng miền khác nhau có sự khác nhau…
1.2. Phân loại KNS:
- Theo UNNESCO, WHO và UNICEF có thể xem KNS gồm các kĩ năng
cốt lõi sau:
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán.
+ Kĩ năng giáo tiếp hiệu quả.
+ Kĩ năng ra quyết định.
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo.
+ Kĩ năng giáo tiếp ứng xử cá nhân.
+ Kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị.
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng.
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
- Trong giáo dục ở Vương quốc Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính
là:
+ Hợp tác nhóm;
+ Tự quản;
+ Tham gia hiệu quả;
+ Suy nghĩ/ tư duy bình luận, phê phán;
+ Suy nghĩ sáng tạo;
5/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

+ Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề;
- Trong giáo dục chính quy ở nước ta, KNS được phân loại theo các mối
quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS

cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự
hỗ trợ, tự trọng, tự tin,...
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các KNS
cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,
bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS
cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề,..
1.3. Danh mục các kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhân thức.
- Kĩ năng nói.
- Kĩ năng viết.
- Kĩ năng thương thuyết, thuyết phục.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm, đội.
- Kĩ năng suy nghĩ tích cực.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng thiết lập mục tiêu.
- Kĩ năng kiểm sốt tình cảm.
- Kĩ năng phát triển lòng tự trọng.
- Kĩ năng tạo động lực.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng đối mặt với thách thức.
- Kĩ năng linh hoạt, thích ứng.
- Kĩ năng lãnh đạo.
- Kĩ năng liên kết, quan hệ.
- Kĩ năng chịu áp lực.
- Kĩ năng đặt câu hỏi.
- Tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng gây ảnh hưởng.

- Kĩ năng tổ chức.
- Kĩ năng thích nghi đa văn hóa.
6/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Kĩ năng học hỏi.
- Định hướng chi tiết công việc.
- Kĩ năng đào tạo truyền thụ.
- Kĩ năng quản lý thời gian.
2. Vấn đề giáo dục KNS:
2.1.Vai trò của việc giáo dục KNS:
- Giáo dục KSN là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị và thái độ thích hợp.
- Giáo dục KNS giúp các em hoàn thiện trong các mối quan hệ xã hội:
+ Với chính mình: Học sinh biết các ứng dụng kiến thức vào thực tế, có
hành động và thói quen tích cực đương đầu với mọi khó khăn.
+ Với gia đình: HS biết kính trọng, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, quan tâm
chăm sóc người thân khi ốm đau hoạn nạn,..
+ Với xã hội: Học sinh biết ứng xử thân thiện với môi trường, với cộng
đồng.
2.2. Giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm học sinh trong lớp.
2.2.1. Hình thành KNS cho học sinh phù hợp với con đường hình thành
kĩ năng chung.
Kĩ năng là gì? Đó là năng lực hay khả năng chun biệt của một cá nhân về
một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng
việc phát sinh trong cuộc sống.
- Nguồn gốc hình thành kĩ năng: Đó là việc hình thành các phản xạ có điều

kiện. Các phản xạ này được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành
và tham gia hoạt động thực tiễn của cuộc sống. Ví dụ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
làm việc nhóm...
Làm thế nào để hình thành một kĩ năng? Bản thân mỗi con người sinh ra
chưa có một kĩ năng cụ thể nào, trừ trường hợp là kĩ năng bẩm sinh.. Kĩ năng
xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Để có được thành công, 98% là do được
đào tạo và tự rèn luyện kĩ năng; chỉ có 2 % là sự bẩm sinh. Như vậy yếu tố quyết
định sự hình thành kĩ năng là sự rèn luyện.
Như vậy, để giáo dục và rèn luyện cho học sinh KNS, theo tôi, giáo viên
cần nắm được quy luật hình thành kĩ năng, tạo cho các em có các “ phản xạ có
điều kiện” với các kĩ năng được giáo dục và rèn luyện kĩ năng đó.
2.2.2. Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Ở đầu tuổi tiểu học, chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm
7/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua mơn Tự nhiên và Xã hội

sốt điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm
ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn
học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trị
chơi hoặc có cơ giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và
thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình
học tập.
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội.
Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học
cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội.
Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của mơi trường giáo dục gia đình và quan hệ
bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn
mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản

trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho
các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị
cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên- lứa
tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Do vậy, việc rèn KNS cho các em phải
bám sát vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ mới có thể thành công.
2.2.3. Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với thực tiễn cuộc sống của
các em.
Việc hình thành KNS cho học sinh phải bản vào cuộc sống thực tế của các
em. Với đối tượng học sinh vùng nông thôn sẽ có nhận thức, giao tiếp và ứng xử
khác so với thành phố. Các em có thể dễ dàng nhận ra và gọi đúng người theo
mối quan hệ họ hàng hay phân biệt dễ dang con vật, cây cối,.. Nhưng học sinh
vùng nông thôn lại hạn chế giao tiếp hơn, biết về luật giao thông chậm hơn hay
hiểu về thành thị ít hơn...Do vậy, giáo dục KNS cũng phải dựa vào thực tiễn đời
sống của các em, hiểu biết của các em để đưa ra biện pháp hợp lý.
Như vậy bản thân tôi thấy để giáo dục KNS cho các em, mỗi giáo viên cần
trang bị cho mình hiểu biết về học sinh, về đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em và
địa phương các em đang sinh sống. Có như vậy, việc giáo dục KNS mới thành
cơng.
3. Vị trí, vai trị của mơn Tự nhiên và xã hội lớp 1 trong vấn đề giáo
dục KNS:
3.1. Mục tiêu và nội dung môn học:
Môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 được học trong 35 bài , ứng với 35 tiết của 35
tuần thực học ( có 32 bài học mới và 3 bài ôn tập) thuộc 3 chủ điểm:
- Con người và sức khỏe (10 bài)
8/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Xã hội (11 bài)

- Tự nhiên (14 bài)
Các bài học trong từng chủ đề sẽ lần lượt cung cấp cho các em có hiểu biết
cơ bản về:
- Tên các bộ phận bên ngồi của cơ thể và vai trị nhận biết thế giới xung
quanh các giác quan. Biết sức lớn của bản thân được thể hiện ở sự phát triển về
chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết ngày càng nhiều. Biết phải giữ vệ sinh răng
miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan. Biết phải ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi
hợp lí, có lợi cho sức khỏe.
- Biết nói về các thành viên trong gia đình, nói về tình cảm và sự quan tâm,
chăm sóc, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Biết kể tên những công
việc thường làmở nhà của bản thân và những người trong gia đình. Hiểu rằng
mọi người trong gia đình đều phải làm việc tùy theo sức của mình. Biết kể về
các thành viên trong lớp, cách bài trí lớp học. Nhận biết lớp học sạch, đẹp. Nói
được tên và địa chỉ lớp học. Biết sơ lược về cuộc sống xung quanh. Nhận ra
những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học để phòng, tránh.
Biết một số quy định về đi bộ trên đường.
- Biết nói tên và một vài đặc điểm, ích lợi (hoặc tác hại) của một số cây rau,
cây hoa, cây lấy gỗ và một số con vật phổ biến. Nhận biết và mô tả một số hiện
tượng của thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét,...
3.2. Việc lồng ghép giáo dục KNS trong TNXH lớp 1:
Môn TNXH lớp 1 được học 1 tiết/ 1 tuần. Đây là mơn học tổng hợp, hệ
thống hóa kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài nội dung
kiến thức cơ bản mà mỗi bài học cần đạt được, mơn học cịn hình thành cho học
sinh các kĩ năng cơ bản để phục vụ và chăm sóc bản thân như: đánh răng, rửa
mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách; Đi, đứng, ngồi (đặc biệt là ngồi học) đúng
tư thế. Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cơ thể người và sức khỏe.
Các em biết nói về địa chỉ nhà ở của mình, biết bảo vệ mình khỏi các tai nạn
thương tích khi tham gia các hoạt động ở trường,ở nhà, khi tiếp xúc với các vật
sắc, nhọn, vật nóng ... biết cẩn thận khi tiếp xúc với đồ điện. Các em biết quan
sát tranh, ảnh, vật thật; biết sử dụng các từ ngữ đơn giản để nói về những gì

quan sát được. Biết đặt câu hỏi, nêu thắc mắc và tìm thơng tin trả lời về các hiện
tượng tự nhiên; biết giữ vệ sinh mơi trường sống xung quanh mình.
Khi bản thân tôi ý thức được sự cần thiết phải lồng ghép giáo dục KNS cho
học sinh thông qua môn Tự nhiên và xã hội, tôi đã nghiên cứu chương trình,
sách giáo khoa mơn học. Tơi tự hệ thống hóa cho mình những kĩ năng sống cơ
9/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

bản được tích hợp trong từng bài dạy để có thể chuẩn bị được phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học trong từng bài một cách hợp lí.
Sau đây là bảng hệ thống hóa các KNS cơ bản đã được tơi lồng ghép trong
từng bài.

Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Tên bài

Bài 2: Chúng ta đang lớn

Các KNS cơ bản được giáo dục
Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được bản thân:
cao/thấp, gầy/béo, mức đọ hiểu biết.
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin giao tiếp khi tham gia các
hoạt động thảo luận và thực hành đo.

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan
của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da).
Bài 3: Nhận biết các vật - Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với
xung quanh

những người thiếu giác quan.
- Phát triển kĩ năng hợp tác thơng qua thảo luận
nhóm.

Bài 4: Bảo vệ mắt và tai

- Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc mắt và tai.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để
bảo vệ mắt và tai.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.

Bài 5: Vệ sinh thân thể

- Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc thân thể.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để
bào vệ thân thể.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.

10/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc răng
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để
Bài 6: Chăm sóc và bảo vệ bảo vệ răng.
răng
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các

hoạt động học tập.

- Kĩ năng tự phục vụ bản thân: Tự đánh răng, rửa
mặt.
Bài 7: Thực hành: Đánh - Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để
răng và rửa mặt
đánh răng đúng cách.
- Phát triển tư duy phê phán thơng qua nhận xét các
tình huống.

Bài 8: Ăn, uống hàng ngày

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không
ăn bánh kẹo đúng lúc.
- Phát triển kĩ năng tư duy phê phán.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Quan sát và
phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và
nghỉ ngơi thư gián.
Bài 9: Hoạt động và nghỉ - Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi,
ngơi
đứng, ngồi học của bản thân.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI

Bài 11: Gia đình

- Kĩ năng tự nhận thức: Xác định vị trí của mình

trong các mối quan hệ gia đình.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm
một số cơng việc trong gia đình.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Đảm nhận trách nhiêm viếc nhà vừa sức.
11/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Bài 13: Cơng viếc ở nhà

Bài 14: An tồn khi ở nhà

- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
vất vả với bố mẹ.
- Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với
các thành viên trong gia đình.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bôn.
Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để
phịng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giựt.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi
ở nhà.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm
thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp.
thông tin từ các vụ cháy.

Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để
đẹp
giữ lớp học sạch đẹp.
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong q trình thực hiện
cơng việc.
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thơng tin: Quan sát về
cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa
phương.
Bài 18-19: Cuộc sống xung - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, so
quanh
sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng sống hợp tác trong công việc.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai, có thể
gây nguy hiểm trên đường đi học.
- Kĩ năng ra quyết định: nên và khơng nên làm gì để
Bài 20: An tồn trên đường đảm bảo an toàn trên đường đi học.
đi học
- Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống trên
đường đi học.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
12/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Chủ đề: TỰ NHIÊN

Bài 22: Cây rau


Bài 23: Cây hoa

Bài 24: Cây gỗ

Bài 25: Con cá

Bài 28: Con muỗi

- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không
sạch.
- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn
rau sạch.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về cây rau.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi
công cộng.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Hành vi bẻ cây, hái hoa
nơi cơng cộng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt
lá.
- Kĩ năng phê phán hành vi bẻ cành, ngắt lá.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về cây gỗ.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức
được ích lợi của việc ăn cá.

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin về cá.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về muỗi.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Tìm kiếm các lựa chọn và xác
định cách phịng tránh muỗi thích hợp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm
bảo vệ bản thân và tun truyền với gia đình cách
phịng tránh muỗi đốt.
13/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Kĩ năng hợp tác : hợp tác với mọi người cùng
phòng trừ muỗi.

Bài 30: Trời nắng, trời mưa

Bài 33: Trời nóng, trời rét

- Kĩ năng ra quyết định: Nên hay khơng nên làm gì
khi đi dưới trời nắng và trời mưa.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân
khi thời tiết thay đổi.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì
khi trời nóng, trời rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân

(ăn mặc phù hợp với trời nóng và rét).
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các
hoạt động học tập.

Qua bảng thông kê trên, tôi thấy nội dung các bài TNXH lớp 1 có thể lồng
ghép để giáo dục cho học sinh nhiều KNS cần thiết trong đo tập trung chủ yếu
vào các kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng làm chủ bản thân.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích.
Do vậy, tơi nghiên cứu kĩ về từng kỹ năng, tầm quan trọng, thực trạng giáo
dục kỹ năng đó hiện nay và đưa cách lồng ghép thiết thực đối với từng bài dạy
cụ thể.
Thực tế cho thấy, học sinh được giáo dục chu đáo sẽ có vốn kiến thức về tự
nhiên, xã hội và KNS ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Các em sẽ phát triển
toàn diện về thể chất và tinh thần.
14/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

II. THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC KNS QUA MÔN TỰ NHIÊN
XÃ HỘI LỚP 1
Hầu hết giáo viên trong trường tôi đều ý thức được sự cần thiết của việc
lồng ghép giáo dục KNS cho HS trong các môn học. Giáo viên tích cực đổi mới

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để các tiết học sinh động, hiệu quả.
Tuy nhiên để dạt mục đích xa hơn là biến đổi được tâm lí bên trong của học
sinh theo hướng tích cực thì chưa phải tiết học nào cũng đạt được. Việc hình
thành năng lực tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh chưa tốt. Khả năng thích
ứng với mơi trường xã hội của học sinh chưa cao.
Đối với học sinh trong lớp, tơi nhận thấy khả năng chăm sóc bản thân của
các em chưa cao. Có em cịn phụ thuộc bố mẹ trong việc chăm sóc bản thân
mình. Khả năng giao tiếp của các em hạn chế. Do vậy tơi đã thiết kế phiếu điều
tra để đánh giá chính xác hơn về thực trạng học sinh trong lớp.
Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Em hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất với bản thân mình nhé!
Câu hỏi 1: Em có tự giác, thường xuyên làm vệ sinh cá nhân hằng ngày
không?
a) Tự giác và thường xuyên.
b) Chỉ làm khi bố mẹ nhắc nhở.
c) Chưa biết tự mình làm.
Với câu hỏi này, 20% học sinh chọn ý a. 50% chọn ý b.30% chọn ý c.
Câu hỏi 2: Vào những khi thay đổi thời tiết, em có chủ động thay đổi
trang phục cho phù hợp khơng?
a) Có, em ln chủ động.
b) Em chỉ thay đổi khi bố mẹ nhắc nhở.
c) Em chưa chủ động thay đổi.
Với câu hỏi này, 20% học sinh chọn ý a. 70% chọn ý b. 10% chọn ý c.
Câu hỏi 3: Khi hoạt động nhóm, em đã tích cực tham gia vào hoạt động
chung và nêu được ý kiến của mình khơng?
a) Em rất tích cực.
b) Em chưa tích cực.
c) Em chưa nói được ý kiến cá nhân.
Với câu hỏi này, 50% học sinh chọn ý a. 20% chọn ý b. 30% chọn ý c.
Câu hỏi 4: Em đã bao giờ nói với cơ giáo là mình khơng hiểu bài hay

chưa?
a) Em có nói với cơ giáo.
15/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

b) Em chưa dám nói.
c) Em khơng định nói.
Với câu hỏi này, 30% học sinh chọn ý a. 50% chọn ý b. 20% chọn ý c.
Câu hỏi 5: Nếu em phát hiện ra một đám cháy, em phải làm gì đầu tiên?
a) Chạy thốt thật nhanh.
b) Báo cháy khẩn cấp.
c) Khơng biết làm gì cả.
Với câu hỏi này, 50% học sinh chọn ý a. 30% chọn ý b. 20% chọn ý c.
Qua điều tra, tơi thấy học sinh có KNS chưa tốt. Khả năng phản ứng với sự
thay đổi của các em cịn chậm. Do vậy tơi đã áp dụng: ‘‘Một số biện pháp rèn
KNS cho HS lớp 1 qua môn TNXH ” và thấy đạt hiệu quả. Tôi xin chia sẻ cùng
quý đồng nghiệp.
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân:
1.1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân là gì?
Kỹ năng tự phục bản thân là những kỹ năng giúp học sinh làm chủ bản
thân, biết làm các việc tự phục vụ bản thân để cơ thể phát triển hoàn thiện.
Trẻ em có kỹ năng phục vụ bản thân mình sẽ biết:
- Tự tìm hiểu về bản thân: Đặc điểm các bộ phận trên cơ thể, nhiệm vụ của
các bộ phận đó.
- Biết làm các công việc liên quan đến vệ sinh cá nhân.
- Biết ăn mặc hợp lý để giữ gìn sức khỏe.
- Biết ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh.

- Biết rèn luyện thân thể đúng cách để cơ thể phát triển.
- Biết tự phòng tránh một số bệnh thường gặp
- Biết chuẩn bị sách vở, quần áo và đồ dùng thiết yếu cho bản thân.
1.2. Thực trạng việc tự chăm sóc bản thân của học sinh hiện nay:
Qua điều tra và quan sát cuộc sống hằng ngày của các em, tơi thấy có nhiều
học sinh chưa biết chăm sóc bản thân mình. Những cơng việc liên quan đến vệ
sinh cá nhân hằng ngày các em chưa làm được hoặc có làm nhưng chưa đảm
bảo. Các em chưa tự giác mà phải có sự đơn đốc của bố mẹ (ông bà). Đặc biệt, ý
thức tự rèn luyện thân thể, ăn uống, nghỉ ngơi của các em chưa tốt, còn phụ
thuộc người lớn rất nhiều. Nhiều em chưa có ý thức phịng tránh bệnh tật, đặc
biệt khi môi trường thay đổi... Như vậy, tôi thấy kỹ năng chăm sóc bản thân
mình của học sinh trong lớp chưa cao.

16/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

1.3. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và chăm sóc bản thân trong dạy và học
TNXH lớp 1
Để học sinh có thể tự chăm sóc tốt bản thân mình, tơi thấy các em cần hiểu
kĩ về bản thân, về các cơ quan bên ngồi cơ thể mình và đặc điểm, hoạt động
của các cơ quan . Do vậy tôi đã lồng ghép giáo dục một các triệt để trong chủ
điểm: Con người và sức khỏe.
Ví dụ khi dạy bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh răng miệng thế nào là răng khỏe, đẹp; thế
nào là răng bị sún, bị sâu và không vệ sinh răng miệng.
Tôi cho hai em cùng bàn quay vào nhau, lần lượt quan sát hàm răng của
nhau xem răng của bạn nào trắng, đẹp; răng bạn nào bị sún, bị sâu. Một số nhóm
lên trình bày kết quả mà nhóm mình quan sát được xong tơi cho các em quan sát

mơ hình hàm răng và giới thiệu cho các em biết:

Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc – gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng
hoặc đến tuổi thay răng, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng. Khi đó răng mới mọc
lên sẽ chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn. Có rất nhiều bệnh về răng miệng mà
các con thường gặp nhất là sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi, nhiệt miệng,... sẽ
làm hỏng (gãy, rụng) răng vĩnh viễn. Vì vậy việc giữ vệ sinh, chăm sóc và bảo
vệ răng miệng là rất quan trọng.
17/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Hoạt động 2: Các em được tìm hiểu về nguyên nhân và cách đề phịng các
bệnh răng miệng.

Tơi cho các em xem tranh về các bệnh răng miệng và nêu câu hỏi:
+ Tại sao răng lại bị sún và sâu?

Các em đều trả lời là do ăn nhiều kẹo và không đánh răng.

18/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Tôi cho các em quan sát tiếp các bức tranh trong SGK, nêu nội dung tranh
qua từng câu hỏi:
+ Trong từng hình các bạn đang làm gì ?
+ Việc làm nào của các bạn là đúng, việc làm nào là sai? Vì sao?


19/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Tôi gọi một số học sinh lên trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ
sung. Sau khi các em tìm hiểu tranh xong, tơi nêu câu hỏi:
+ Một ngày các con nên đánh răng mấy lần? Nên đánh răng và xúc miệng
vào lúc nào là tốt nhất ?
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt ?
+ Con phải làm gì khi răng đau và lung lay ?
- Chúng ta cần làm gì để phịng bệnh viêm đường hơ hấp?
- Các em đã có ý thức giữ gìn và bảo vệ răng chưa? ? Em đã làm những
việc cụ thể gì?
Học sinh được liên hệ và nêu về bản thân mình.
Tơi tổng kết kiến thức trong hai hoạt động cho các em:
- Các bệnh răng miệng là bệnh rất dễ gặp ở trẻ em.
20/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

- Nguyên nhân gây ra bệnh là do các em ăn, uống nhiều đồ ngọt như bánh,
kẹo, nước ngọt,...
- Cách đề phịng: Khơng ăn bánh, kẹo trước khi đi ngủ/ Đánh răng buổi
sáng và tối trước khi đi ngủ/ Xúc miệng nước muối thường xuyên/ không uống
nước ngọt, nước đá/ Không ăn thức ăn quá nóng...
Như vậy, qua bài học này, học sinh trong lớp tôi đã nhận thức được đầy đủ
về bệnh răng miệng thường gặp và cách phòng tránh. Qua theo dõi và nhắc nhở

sau đó, ý thức giữ vệ sinh răng miệng của các em tiến bộ rõ rệt. Các em biết
đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ mà không cần sự nhắc nhở của cha mẹ.
Qua trao đổi với phụ huynh, tôi thấy việc ăn vặt bánh kẹo, uống đồ ngọt của các
em giảm hẳn . Tôi thấy việc lồng ghép giáo dục ý thức tự phục vụ và chăm sóc
bản thân trong bài học này và trong cả chủ đề Con người và sức khỏe rất hữu ích
cho các em.
Trong chủ đề Tự nhiên phần lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phụ vụ, tự
chăm sóc bản thân cũng được tơi lồng ghép trong một số phần nhỏ trong bài. Cụ
thể:
Với chủ đề Tự nhiên, khi học bài cây rau các em sẽ được tìm hiểu về ích lợi
của các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả. Từ đó, các em có ý thức hơn về cách ăn
uống của bản thân sao cho đủ chất, khắc phục được tâm lý ghét ăn rau quả ở một
số em.
Khi học bài về Con cá; Con gà; Con mèo; Con muỗi tôi đã giúp học sinh
nhận biết được lợi ích của các con vật này đồng thời giúp các em có ý thức
phịng tránh một số lồi động vật có hại đối với sức khỏe con người. Do vậy, các
em có ý thức bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng của các lồi động vật có hại như
ruồi, muỗi, gián,...
Với bài Trời nắng, trời mưa : Tơi đã lồng ghép cho các em biết nắng, mưa
có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất song cũng có một số nguy
hiểm đến sức khỏe nếu em không được bảo vệ đúng cách. Tôi cung cấp cho các
em về tác hại của tia sáng mặt trời đối với đôi mắt và da các em. Nhắc nhở các
em khơng được nhìn trực tiếp vào mặt trời, ra đường nắng phải đội mũ và mặc
áo để chống tác động của tia cực tím; Khi trời mưa phải che ơ, đội nón, khơng
tắm mưa hay chơi dưới trời mưa ... để không bị cảm, bị ốm.
Như vậy, qua việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân vào
môn Tự nhiên và xã hội, tôi thấy ý thức của các em nâng lên rõ rệt. Các em ý
thức hơn về cấu tạo cơ thể mình, biết cách phòng tránh bệnh cho các cơ quan

21/45



Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

trong cơ thể, biết ăn uống hợp lí hơn và biết làm các việc để chăm sóc sức khỏe
bản thân mình. Sự thay đổi này cũng được cha mẹ các em đánh giá cao.
2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
2.1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và
người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thơng thường, giao tiếp trải
qua ba trạng thái:
1. Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;
2. Hiểu biết lẫn nhau;
3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
2.2. Các cách giao tiếp: Dựa theo tính chất của tiếp xúc, người ta phân giao
tiếp thành 2 loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
- Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong các chủ đề trực tiếp gặp gỡ, trao
đổi với nhau. Có thể sử dụng các yếu tố phi ngơn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét
mặt, trang phục, ... để hỗ trợ. Khi giao tiếp trực tiếp, ta nhanh chóng nắm bắt
được ý người đối thoại và điều chỉnh quá trình giao tiếp để đạt được mục đích.
- Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp thông qua một đối tượng, một phương tiện
khác. Giao tiếp gián tiếp bị hạn chề về không gian và bị chi phối bởi yếu tố
ngoại cảnh.
2.3. Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng. Đó
là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua
kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục
hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt
đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh
mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.

Bằng cách truyền đạt được thơng điệp của mình đi một cách thành cơng,
người nói sẽ truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu
quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của người nói sẽ khơng
phản ánh được. Người nghe sẽ khơng hiểu và khơng đánh giá được năng lực của
người nói. Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng.
2.4. Thực trạng giao tiếp của học sinh trong lớp hiện nay: Học sinh lớp
tôi chủ nhiệm đa số là học sinh nông thôn. Các em rất ngại giao tiếp, đặc biệt
với người lạ hay người lớn tuổi. Khi giao tiếp, cử chỉ, thái độ và lời nói của học
sinh chưa tự nhiên.

22/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

2.5. Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua việc dạy và học môn
Tự nhiên và xã hội:
Ở tất cả các bài học của môn học đều rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao
tiếp thông qua việc trao đổi bài với cô giáo, với các bạn. Tuy nhiên một số học
sinh cịn lúng túng, chưa cởi mở, khó khăn khi nói lên hiểu biết của bản thân,...
Do vậy, tôi đã lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em thông qua giờ
dạy môn Tự nhiên và xã hội bằng các biện pháp cụ thể sau:
- Giúp các em tự tin về ngoại hình bản thân: Một rào cản của giao tiếp
chính là việc học sinh mặc cảm về ngoại hình bản thân. Có em thấy mình béo
hơn các bạn, gầy hơn hay nụ cười không xinh, răng thay chưa mọc lại,... đều ảnh
hưởng đến giao tiếp của các em. Vậy làm sao để giúp các em hiểu về bản thân
mình, tự tin về ngoại hình để giao tiếp tốt? Chủ để Con người và sức khỏe đã
giúp tơi điều đó. Với các bài học trong chủ đề, các em được tìm hiểu về các bộ
phận chính của cơ thể, các em sẽ hiểu về bản thân mình hơn, biết được đặc điểm
giống nhau và khác nhau của cơ thể mình và bạn để tự tin hơn về ngoại hình của

mình. Mặt khác, việc tham gia vào các hoạt động nhóm để quan sát tìm hiểu, các
em cũng hiểu hơn về cơ thể bạn, khơng có thái độ trêu chọc với các bạn khác.
Ví dụ: Khi dạy bài 2: Chúng ta đang lớn
Hoạt động 1:
Tôi gọi hai học sinh lên thực hiện đo chiều cao và cân nặng trước lớp, yêu
cầu học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

Sau đó tơi u cầu hai học sinh cùng bàn đứng tại chỗ thực hiện đo chiều
cao, đo chiều dài tay, vòng đầu, ... với nhau.
23/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

Kết quả tôi nhận được: Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau các em thấy
tuy các em bằng tuổi nhau nhưng có em cao hơn, có em thấp hơn, có em khỏe
hơn, có em yếu hơn, có em nặng hơn, có em nhẹ hơn,... Như vậy là sức lớn của
các em khơng hồn tồn như nhau: có em lớn nhanh, có em lớn chậm hơn nhưng
cơ thể em và bạn đều có các bộ phận cơ thể giống nhau và điều cần thiết là các
em thấy cơ thể nào cũng đẹp. Các em cũng hiểu rằng để mau lớn và khỏe mạnh,
các em cần ăn uống đầy đủ và thường xuyên vận động.
Như vậy, với việc lồng ghép tìm hiểu về cơ thể bản thân và bạn bè trong
các giờ Tự nhiên và xã hội, học sinh trong lớp tơi đã tự tin hơn về ngoại hình
của bản thân. Đây là một yếu tố giúp các em giao tiếp tốt hơn.
- Giúp các em rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp: Trong giao tiếp, ngơn
ngữ đóng vai trị quyết định. Các em nói có tốt khơng? từ ngữ có phù hợp
khơng? Nói ít hay nói q nhiều?... tơi đều quan tâm. Vậy lồng ghép phát triển
và rèn luyện ngôn ngữ trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội như thế nào?
Theo tơi đó là việc học sinh được thực hành nói trong nhóm về một vấn đề
đang quan tâm tìm hiểu. Các em sẽ được nói và nghe bạn nói để điều chỉnh cho

nhau và cùng rút kinh nghiệm. Từ ngữ chưa phù hợp hay phần nói dài dòng sẽ
được các em tự điều chỉnh cho nhau trước khi nói trước lớp.
Ví dụ với Bài 28: Con muỗi
Tơi yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để nói về tác hại của muỗi và cách
diệt trừ muỗi, phòng tránh muỗi đốt. Qua theo dõi tơi thấy nhóm em Trung Hiếu,
Hải Yến, Tùng Dương và Thúy Quỳnh hoạt động rất tốt. Trung Hiếu đã đưa ra
được ý kiến: ‘‘ Muỗi đốt, hút máu chúng ta để sống và nó truyền nhiều bệnh rất
24/45


Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 qua môn Tự nhiên và Xã hội

chi là nguy hiểm cho chúng ta như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, ... Để
không bị muỗi đốt chúng ta phải mắc màn khi ngủ. Diệt muỗi bằng nhiều cách
như dùng thuốc muỗi, hương muỗi. Phải giữ nhà cửa sạch sẽ, khơi thơng cống
rãnh, đậy kín chum vại, bể đựng nước, tiêu diệt bọ gậy,...” Hải Yến đã chỉnh
cho bạn bỏ ‘‘ rất chi là ” đi và bổ sung thêm cho bạn phải tiêu diệt bọ gậy bằng
cách nuôi, thả cá vàng vào chum, vại bể nước để cá vàng ăn bộ gậy. Nhờ vậy khi
Hiếu lên trình bày em đã nói đầy đủ, rõ ràng, lưu lốt.

- Giúp các em có kiến thức vững vàng: Việc thiếu kiến thức sẽ làm các
em hạn chế trong giao tiếp. Các em khơng thể nói tốt về một vấn đề mà mình
khơng hiểu biết sâu được. Vì vậy trong từng bài dạy, tôi luôn cố gắng nghiên
cứu để các em có kiến thức tốt nhất và ln đầu tư mở rộng kiến thức cho các
em.
Ví dụ khi dạy Bài 18-19: Cuộc sống xung quanh
Tôi yêu cầu các em tham gia vào hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh vật của làng
quê và đô thị. Tôi cho các em xem đoạn video clip về cảnh vật ở làng quê các
em và đô thị Hà Nội.


25/45


×