Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Bai 40 Ve sinh he bai tiet nuoc tieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.76 KB, 8 trang )

Bài thực hành của Tổ 1

Tìm hiểu về một số bệnh
liên qua
đến đường bài tiết


• Bệnh viêm đường tiết niệu
• Là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ do các
loại vi khuẩn gây ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu giúp nhận biết loại bệnh lý này là cảm
giác đau buốt hoặc đau nhói khi đi tiểu, khó đi
tiểu, đau phần bụng dưới, ngứa rát cơ quan
sinh dục, nước tiểu đổi màu hoặc nặng hơn là
bệnh nhân sốt cao, nóng rét, buồn nôn. Bệnh lý
này rất nguy hiểm, không chỉ gây đau và ảnh
hưởng đến quá trình sinh hoạt của bệnh nhân
mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản
về sau.


Bệnh sỏi thận
Cùng với viêm đường tiết niệu thì sỏi thận là một trong hai căn bệnh phổ biến
và dễ gặp nhất tại cơ quan bài tiết nước tiểu. Sỏi thận là quá trình hình thành
các tinh thế rắn dạng viên to hoặc nhỏ do cặn lắng từ nước tiểu khác nhau và
tồn tại trong bể thận. Sỏi thận ảnh hưởng lớn đến đường tiết niệu và toàn bộ
phần bàng quang tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý này là đau phần hông và toàn phần háng,
tiểu ra máu. Đau quặn bụng bất chợt, đi tiểu nhiều nhưng ra ít, nóng rét.
Buồn nơn, ra nhiều mồ hôi.



Bệnh suy thận
Suy thận được hiểu đơn giản là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, suy
thận gồm có suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Suy thận là một loại bệnh lý cực kỳ
nguy hiểm biến chứng từ các loại bệnh lý tại vùng thận như viêm cầu thận cấp, sao
huyết, bệnh tiểu đường hoặc tiểu đêm nhiều lần.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh suy thận gồm đau mệt và nhức mỏi, ngứa ngáy
phần thân dưới, nước tiểu giảm, đổi màu hoặc nặng hơn và ra máu và mủ. Ngoài ra khi
bị nặng bệnh nhân cũng thường tiểu đêm, ăn uống kém, sưng tay chân, chuột rút.


Bệnh viêm thận
Viêm thận (viêm cầu thận) là bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu nặng gây ra, tùy mức độ mà
có thể thuộc dạng viêm thận cấp tính hoặc viêm thận mãn tính. Viêm thận có thể đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe con người khi dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng lọc của
thận, mất protein, hỏng thận...
Những dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết loại bệnh lý này gồm tiểu máu hoặc tiểu ra bọt
(thừa protein), huyết áp tăng, phù tay chân, cơ thể mệt mỏi suy nhược, đi tiểu thường
xun nhưng ít.

Ngồi 4 căn bệnh phổ biến trên đây, bệnh nhân cịn có thể gặp phải một số bệnh lý khác
như lao thận, rối loạn chức năng thận, thận nhiễm mỡ, đái tháo đường, nhiễm đường
huyết, nang thận, ống thận hoặc viêm ống thận cấp.


Nguyên nhân
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh với các loại thực phẩm gây hại
cho thận, ăn quá mặn, quá cay, quá chua, uống nhiều rượu bia,
chất cồn đều không tốt cho thận.
- Không giữ vệ sinh bộ sinh dục sạch sẽ

- Không uống đủ lương nước cơ thể cần
- Thường xuyên nhịn tiểu
- Ít vận động dẫn đến hồ môi không bài tiết nhiều và tạo áp lực bài
tiết cho thận


Phòng tránh việc mắc các bệnh lý ở cơ quan bài tiết nước
tiểu
- Uống đủ hai lít nước lọc một ngày hoặc nhiều hơn – yếu tố
quan trọng nhất để bảo vệ thận hoạt động khỏe mạnh.
- Hạn chế ăn quá mặn, quá cay hoặc quá chua
- Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu hoặc hạn chế hết sức
- Luôn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ
- Thăm khám tổng quát định kỳ để sớm phát hiện dấu
hiệu thận suy yếu hoặc các loại bệnh lý liên quan đến
thận và phịng tránh.
Hy vọng thơng qua mối đe dọa từ những bệnh thường
gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu mà bạn có thể yêu quý
thận và bảo vệ thận của mình. Sống khoa học hợp lý
chính là điều tiên quyết đầu tiên cho sức khỏe đảm bảo
và ít gặp phải các loại bệnh lý.


CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE



×