Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tốc độ ống kính và độ mở pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.08 KB, 5 trang )

Tốc độ ống kính và độ mở
Khi gọi một ống kính là "nhanh" hay "chậm", giới nhiếp ảnh
thực ra muốn nói tới ống có độ mở lớn hay nhỏ.

Tốc độ ống kính (lens speed) không nhằm nói đến tốc độ lấy nét dù
cùng đề cập đến tốc độ. Thực tế, "tốc độ ống kính" muốn nói tới lượng ánh
sáng vào cảm biến thông qua ống kính. Hãy tưởng tượng một đường hầm
xuyên núi to (có nhiều làn xe chạy được) và đường hầm nhỏ. Trong cùng
một thời gian, lượng xe đi qua đường hầm to sẽ nhiều hơn. Vì thế khi nói
đến ống kính "nhanh", ý nói ánh sáng sẽ vào cảm biến được nhiều hơn và
ống kính chậm sẽ cho ít ánh sáng vào hơn.
Nói về tốc độ ống kính, có nghĩa là đang bàn tới độ mở tối đa của ống.
Độ mở của ống kính được xác định là đường kính của vòng tròn độ mở ở
bên trong ống kính. Đường kính này được biểu thị bằng số f, ví dụ như f/2,8
hoặc f/16.
Số f càng thấp, độ mở càng rộng, ánh sáng vào cảm biến càng nhiều.
Những ống kính được gọi là "nhanh" thường có độ mở khoảng từ f/1,4 tới
f/2,8. Ngược lại, số f càng lớn thì độ mở càng nhỏ, ánh sáng vào càm biến
càng ít. Những độ mở kiểu như f/16 hay f/22 được coi là "chậm".
Tại sao nhiều người cho rằng ống kính "nhanh" lại tốt hơn các ống
kính "chậm"? Dựa vào các đặc điểm đề cập ở trên có thể thấy ngay lợi thế
của ống kính "nhanh" là nhiều lựa chọn độ mở trong điều kiện ánh sáng yếu,
tách được đối tượng ra khỏi cảnh nền mờ hiệu quả hơn.
Do ánh sáng có thể vào nhiều hơn khi để ở chế độ f thấp, thông
thường, người chụp sẽ có được ảnh với chất lượng tốt hơn, nhất là trong các
điều kiện ánh sáng không được dồi dào.

Ví dụ, bức ảnh trên sử dụng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1,8
được sử dụng để lấy ánh sáng từ cửa số vào nhiều hơn và tốc độ chụp cũng
được đẩy nhanh hơn, ở 1/250 giây.
Với độ mở lớn và tốc độ nhanh, người chụp sẽ giảm thiểu được nguy


cơ rung máy hay nhòe hình trong cùng điều kiện ánh sáng.

Còn ở bức ảnh chụp em bé này, người chụp sử dụng ống 70 – 200 mm
với độ mở f/2,8 khiến cho hậu cảnh trở nên mờ hẳn, đối tượng như được
tách biệt bẳn ra, vì thế trông sắc nét và tập trung hơn. Nếu khép độ mở
xuống f/8, bông hoa trong cảnh nền sẽ trở nên rõ hơn và người xem sẽ mất
tập trung vào đối tượng chính, từ đó làm giảm đi vẻ đẹp của bức ảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để độ mở nhỏ cũng tạo nên hiệu
ứng nhất định. Như bức ảnh dưới đây chụp quảng trường Ceasar tại Las
Vegas (Mỹ), với độ mở f/22, có thể thấy cả các cây cọ lẫn tòa nhà phía sau
đều nằm trong tầm nét, tạo một khung cảnh không kém phần ấn tượng.
Để điều chỉnh độ mở trên máy ảnh, người chụp cần tránh chuyển về
các chế độ Auto hay Program bởi giá trị độ mở khi đó sẽ được máy ảnh tự
động lựa chọn. Hãy chuyển về chế độ "A" hay "Av" (tùy hãng máy) trên
vòng điều khiển và chọn thông số độ mở phù hợp với mục đích chụp ảnh và
y tưởng khung hình. Máy ảnh sẽ tự tính toán tốc độ cửa trập cho phù hợp.
Nhưng cũng nên để mắt tới tốc độ. Nếu tốc độ quá chậm sẽ làm ảnh dễ bị
rung, vì thế trong trường hợp này, người chụp lại cần phải mở rộng độ mở
thêm 1, 2 giá trị hoặc tăng ISO.
Ống kit đi kèm máy thường là các ống "chậm", chủ yếu để hạ giá
thành sản phẩm. Dải tiêu cự và độ mở thông dụng nhất cho các ống kit là
khoảng 18 – 55 mm với f/3,5 – 5,6. Sở dĩ có hai độ mở bởi lẽ ở tiêu cự góc
rộng nhất (18 mm) độ mở tối đa sẽ mở được f/3,5, nhưng ở tiêu cự dài nhất
(55 mm) độ mở tối đa lúc này không phải là f/3,5 nữa mà đã bị tăng lên
thành f/5,6.
Ống kính một tiêu cự (prime) thường là các ống kính "nhanh" nhất bởi
độ mở tối đa có thể tăng tới f/1,4, f/1,2 hay thậm chí là f/1. Tuy nhiên, ống
kính có độ mở càng lớn, hay nói cách khác, càng "nhanh" sẽ có giá thành
càng đắt (chẳng hạn cùng tiêu cự 50 mm của Canon, độ mở f/1,8 có giá
khoảng 90 USD, f/1,2 đã lên tới 1.380 USD, f/1 là 4.000 USD). Tương tự,

ống kính zoom được coi là "nhanh" nếu cả dải tiêu cự độ mở tối đa vẫn chỉ
có một giá trị (như 24 – 70 f/2,8 hay 70 – 200 f/2,8), và tất nhiên các ống
"nhanh" này cũng không hề rẻ.
Chính vì giá thành đắt đỏ nên đa số các hãng đều đầu tư khá nhiều
công sức và công nghệ cho các ống kính "nhanh" này, biến chúng thành
những ống kính đẳng cấp cao (dù không phải là tất cả). Vì thế, bên cạnh lợi
thế thu được do độ mở lớn mang lại, người chụp còn được sở hữu những ống
kính chất lượng hoàn hảo nhất với các thấu kính được lựa chọn kỹ càng để
có thể có được những bức ảnh chất lượng cao.

×