Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Mô Hình Nhà nước Phúc lợi Chung ở Bắc Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.68 KB, 13 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI

TÊN CHỦ ĐỀ: MƠ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI CHUNG Ở
BẮC ÂU VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

:

Mã số sinh viên

:

Lớp, hệ đào tạo

:

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2021


MỤC LỤC
1.

Lý do chọn đề tài , mục đích nghiên cứu và cơ sở lý luận ............... 01
1.1) Lý do chọn đề tài ........................................................................ 01


1.2) Mục đích nghiên cứu .................................................................. 02
1.3) Cơ sở lý luận ............................................................................... 02

2.

Nội dung về Mô hình phúc lợi xã hội Bắc Âu ................................... 03
2.1) Khái niệm ................................................................................... 03
2.2) Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 03
2.2.1) Lịch sử hình thành và phát triển tại Phần Lan ............................ 04
2.2.2) Lịch sử hình thành và phát triển tại Thụy Điển .......................... 05
2.3)

Thành tựu đạt được của Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu ...... 06

3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam ........................................................... 07
3.1) Thực trạng về mơ hình phúc lợi xã hội tại Việt Nam ................ 07
3.2)

Hạn chế về mơ hình phúc lợi xã hội tại Việt Nam ................... 08

3.3)

Giải pháp và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................... 09

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu và cơ sở lý luận:
1.1) Lý do chọn đề tài:
Phúc lợi xã hội là một hệ thống các chính sách và các chương trình, dịch vụ

được nhà nước chủ trương thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của
tồn xã hội về đời sống, kinh tế, văn hóa, giáo dục,chăm sóc sức khỏe,.....
Hiện nay hầu hết chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới đã và đang
xây dựng các mơ hình phúc lợi xã hội nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người
dân có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn. Khi nói về mơ hình phúc lợi
xã hội thì khơng thể khơng nhắc đến các mơ hình phúc lợi tại Châu Á và
Châu Âu như Châu Á là Mơ hình phúc lợi xã hội Trung Quốc, Mơ hình phúc
lợi xã hội Đơng Á,.... cịn ở Châu Âu là Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu, Mơ
hình phúc lợi xã hội Nam Âu,.... Mỗi châu lục đều có những chính sách phúc
lợi khác nhau nhưng lại có chung một mục tiêu xây dựng nên một xã hội mà
nơi đó mọi cơng dân đều được sống trong sự bình đẳng về vật chất lẫn tinh
thần. Các mơ hình phúc lợi nhà nước được thành lập dựa trên tinh thần lấy
lợi ích của nhân dân làm nền tảng để vươn tới sự cân bằng trong xã hội. Và
với việc xây dựng các mơ hình đó sẽ giúp cho quốc gia khơng bị tụt hậu
trong việc tăng trưởng nền kinh tế và phát triển đất nước. Mơ hình phúc lợi
được xem là đặc trưng nhất, hồn hảo nhất so với các mơ hình phúc lợi xã
hội khác là Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu, mơ hình này đã tạo nên sự khác
biệt như thế nào? Mơ hình này đã xây dựng nên một xã hội thực sự cơng
bằng mà khơng một mơ hình phúc lợi xã hội nào có thể làm được. Mơ hình
phúc lợi Bắc Âu được thành lập và áp dụng cho 5 quốc gia trong khu vực
Bắc Âu: Đan mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland. Và điều đáng
ngạc nhiên ở đây là các quốc gia này đều lọt vào top các quốc gia có chỉ số
hạnh phúc cao nhất thế giới và chỉ số bất bình đẳng xếp thấp nhất thế giới.
Điều gì đã khiến cho các quốc gia áp dụng mơ hình này lại có được những
thành quả ấn tượng như vậy và việc này đã kích thích sự tị mị của tơi để

1


nghiên cứu về chủ đề tiểu luận này. Mơ hình Bắc Âu ln là hình mẫu lý

tưởng để các quốc gia học hỏi và noi theo trong đó có Việt Nam.
1.2) Mục đích của việc nghiên cứu:
- Làm sáng tỏa khái niệm, nội dung về lịch sử phát triển mô hình phúc
lợi xã hội Bắc Âu và các phương thức hoạt động của nó, các chính
sách mà mơ hình đã áp dụng trong thực tiễn và cả những thành tựu mà
mơ hình này đã đạt được từ khi thành lập cho đến nay.
- Khi tìm hiểu ta sẽ thấy được những giá trị tốt đẹp mà mơ hình này đã
mang lại cho tồn xã hội. Từ đó ta sẽ học được những bài học kinh
nghiệm quý báu để áp dụng cho mơ hình phúc lợi xã hội tại Việt Nam.
1.3) Cơ sở lý luận:
- Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam thì phúc lợi xã hội là một bộ phận
của thu nhập quốc dân, được dùng để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và
tinh thần của người dân trong xã hội chủ yếu là phân phối ngoài theo
lao động.
- Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:
 Một là cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội phải được tạo ra
bởi một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.
 Hai là, Chủ Nghĩa Xã Hội từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu Tư
Bản Chủ Nghĩa đồng thời tiến hành thiết lập chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất.
 Ba là, Chủ Nghĩa Xã Hội tạo ra cách thức tổ chức lao động và
kỷ luật lao động mới với năng suất cao.
 Bốn là, Chủ Nghĩa Khoa Học thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động.
 Năm là, Nhà nước dưới Chủ Nghĩa Xã Hội là nhà nước mang
bản chất giai cấp công nhân, nhưng cũng đồng thời mang tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

2



 Sáu là, mục tiêu cao nhất của Chủ Nghĩa Xã Hội giải phóng và
phát triển con người tồn diện.
2. Nội dung về Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu:
2.1) Khái niệm:
- Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu đề cập đến các chính sách phúc lợi
của các nước Bắc Âu, các chính sách này cũng gắn liền với giai cấp
lao động. Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu được phân biệt với các kiểu
nhà nước phúc lợi khác bởi vì nó nhấn mạnh vào việc tối đa hóa sự
tham gia của lực lượng lao động, thúc đẩy bình đẳng giới, bình đẳng
và mức lợi ích rộng rãi, mức độ lớn của phân phối lại thu nhập và sử
dụng tự do chính sách tài khóa mở rộng.
- Mơ hình phúc lợi Bắc Âu cịn có tên gọi khác là Mơ hình Sacandinavia
đề cập đến năm quốc gia của Bắc Âu là Thụy Điển, Phần Lan, Đan
Mạch, Na Uy, Iceland. Mặc dù có những điểm khác nhau giữa các
quốc gia này nhưng nó lại có chung những điểm tương đồng chính
giúp phân biệt mơ hình phúc lợi Bắc Âu với các hệ thống mô phúc lợi
ở các quốc gia khác trên thế giới. Quan trọng nhất có lẽ là sự kết hợp
giữa các nền kinh tế tư bản này với mức thuế tương đối cao và các
phúc lợi thì khá hào phóng.
- Mơ hình phúc lợi khơng phải là một phát minh của người Bắc Âu mà
nó là của toàn xã hội và cần được thực hiện theo các điều khoản mà
mỗi quốc gia yêu cầu nhằm nguyên góp giúp đỡ những hồn cảnh khó
khăn trong xã hội hoặc là để tự giúp đỡ chính mình sau này vì phúc lợi
xã hội ln trợ cấp tiền nghỉ hưu cho người đã nằm ngoài độ tuổi lao
động, trợ cấp cho những trẻ em mồ côi, khuyết tật,.....
2.2) Lịch sử hình thành và phát triển:
- Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu bắt nguồn từ sự thỏa hiệp lớn giữa
người lao động và người sử dụng lao động được dẫn đầu bởi các đảng
dân chủ và công nhân vào những năm 1930. Sau một thời gian dài

khủng hoảng và đấu tranh giai cấp, “thỏa hiệp lớn” là nền tảng cho mô

3


hình tổ chức phúc lợi và thị trường lao động Bắc Âu sau Chiến tranh
thế giới lần thứ hai, các đặc điểm chính của mơ hình Bắc Âu là sự phối
hợp tập trung thương lượng về tiền lương giữa người lao động và
người tổ chức lao động, tạo ra một phương pháp để giải quyết xung đột
giai cấp giữa tư sản và lao động.
- Mặc dù liên quan đến dân chủ xã hội, nhưng mơ hình Bắc Âu thực sự
bắt nguồn từ sự pha trộn của các đảng chính trị chủ yếu là dân chủ xã
hội đặc biệt là Phần Lan và Iceland. Cùng với sự tin tưởng của xã hội
xuất hiện từ thỏa hiệp lớn giữa vốn và lao động. Ảnh hưởng của từng
yếu tố này đối với mỗi quốc gia Bắc Âu khác nhau khi các đảng dân
chủ xã hội đóng một vai trị lớn hơn trong việc hình thành mơ hình Bắc
Âu ở Thụy Điển và Na Uy, trong khi ở Iceland và Phần Lan các đảng
chính trị đóng vai trị quan trọng hơn nhiều trong việc hình thành mơ
hình xã hội ở các nước này.
- Các chính sách an sinh xã hội và chính sách tiền lương đã bị đẩy lùi
sau khi mất cân bằng kinh tế trong những năm 1980 và cuộc khủng
hoảng tài chính những năm 1990 dẫn đến các chính sách trong ngân
sách nhà nước bị hạn chế ta thấy được điều đó rõ nhất là ở Thụy Điển
và Iceland. Tuy nhiên chi tiêu cho phúc lợi xã hội vẫn ở mức cao so
với mức trung bình của Châu Âu.
2.2.1) Lịch sử hình thành và phát triển tại Phần Lan:
- Kế hoạch hưu trí của Phần Lan được hình thành từ năm 1937 nhưng do
khi đó cịn là nước nghèo nên đến năm 1957, chính phủ Phần Lan thiết
lập một kế hoạch lương hưu cải thiện tạo cơ sở để hình thành Luật
Hưu Trí quốc gia. Vào đầu thập niên 60, kế hoạch lương hưu được bổ

sung thêm quỹ lương hưu tư nhân. Trợ cấp thất nghiệp được hình
thành vào năm 1959 và 1960, đổi mới vào năm 1972. Trong những
thập niên 50 và 60, xây dựng mạng lưới bệnh viện, giáo dục nhân sự
về y tế được thực hiện nhiều hơn. Hệ thống trợ cấp nhà ở được mở
rộng trong thập niên 60, hướng tới toàn bộ dân cư. Từ năm 1963 tới

4


đầu thập niên 70, hệ thống bảo hiểm sức khỏe được thiết lập. Các quan
chức y tế bắt đầu nhấn mạnh đến các bệnh viện địa phương nhỏ hơn.
- Vào thập niên 80, chi phí xã hội ở Phần Lan chiếm khoảng 24% GDP,
so với Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy tương ứng là 35%, 30% và 22%
GDP. Chưa tới 10% chi phí này do những người lao động trả, phần
còn lại do nhà nước và chủ lao động trả. Trong chính sách xã hội, có 3
ban chủ yếu chịu trách nhiệm về phúc lợi xã hội, Y tế và bảo hộ lao
động. Đầu thập niên 80, nhà nước chi trả 30% cho lương hưu và các
dịch vụ xã hội, chủ lao động trả 40%, chính quyền địa phương 15% và
người nhận dịch vụ trả phần còn lại. Mọi người dân ở Phần Lan không
phải trả tiền cho giáo dục ở bất kỳ mức học nào, kể cả người theo học
trường y hay trường luật. Người về hưu ở Phần Lan được chăm sóc tốt,
cịn người thấp nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao.
- Có thể nói, đến thập niên 80 – chỉ hơn 30 năm sau chiến tranh thế giới
thứ hai, từ một nước còn nghèo, hệ thống an sinh xã hội Phần Lan đã
có những tiến bộ vượt bậc để đạt tiêu chuẩn an sinh xã hội rất cao của
các nước Bắc Âu. Các đảng chính trị lớn ở nước này đều cam kết duy
trì an sinh xã hội này, góp phần đưa xã hội Phần Lan phát triển vững
chắc hơn trong những thập niên tiếp theo.
2.2.2) Lịch sử hình thành và phát triển tại Thụy Điển:
- Hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại của Thụy Điển có tiền thân là hoạt

động cứu trợ người nghèo do nhà thờ Thụy Điển tổ chức, Điều này đã
được chính thức hóa trong Luật Người ăn xin năm 1642 và được bắt
buộc trong Bộ luật Dân sự năm 1734.
- Hệ thống phúc lợi xã hội này đã được thay đổi với Luật người nghèo
năm 1847, khi hệ thống chăm sóc người nghèo quốc gia đầu tiên được
tách biệt ra khỏi nhà thờ thành một quỹ cứu trợ chăm sóc người nghèo
trong xã hội được nhân dân tài trợ và thành lập, chuyển việc chăm sóc
người nghèo từ các nhà thờ sang cho nhà nước đảm bảo. Tuy nhiên
trong Luật người nghèo được cải cách năm 1871, các tiêu chí được

5


hưởng trợ cấp bị hạn chế rất nhiều chỉ nhận trợ cấp cho trẻ mồ côi,
người già và thương binh.
- Trong thế kỷ 19, các trợ cấp xã hội bệnh tật của tư nhân được thành lập
và vào năm 1891 đã được đưa vào hoạt động. Chính phủ của Đảng Tự
Do đã thơng qua Luật Hưu trí Quốc gia vào năm 1913 nhằm mục đích
chăm sóc người già đã qua độ tuổi lao động và vào năm 1934, các
chính sách xã hội trợ cấp thất nghiệp cũng được đưa vào hoạt động
theo các quy định tương tự như trợ cấp xã hội bệnh tật.
- Luật chăm sóc người nghèo năm 1918 thay thế luật năm 1871, chuyển
đổi luật chăm sóc người nghèo kiểu cũ sang một hệ thống phúc lợi xã
hội hiện đại kiểu mới. Sự chuyển đổi cuối cùng của hệ thống chăm sóc
người nghèo kiểu cũ sang hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại là Luật Trợ
Cấp Xã Hội năm 1956. Năm 1961, các hiệp hội trợ cấp bệnh tật tư
nhân được thay thế bằng các hiệp hội bảo hiểm công và lương hưu do
nhà nước quản lý. Trợ cấp xã hội thất nghiệp hoạt động độc lập và chủ
yếu do cơng đồn điều hành và được quản lý tốt hơn do chính phủ quy
định.

2.3) Thành tựu đạt được của Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu:
- Mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu nhìn chung ln có sự thu hút đặc biệt
và nhận được mức độ ủng hộ cao. Đảng chính trị Bắc Âu từng nắm
quyền trong lịch sử họ đều ủng hộ mô hình phúc lợi xã hội này do nhìn
thấy được tiềm năng phát triển của mơ hình.
- Các nước Bắc Âu đã đạt được nền kinh tế phát triển cao, đảm bảo sự
phân phối thu nhập đồng đều hơn với mức chênh lệch ít hơn giữa các
nước có thu nhập cao và thấp. Mức độ thu nhập bình quân đầu người
đưa các nước Bắc Âu vào top các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế) cùng với Mỹ, Đức, Thụy Sĩ và Luxembourg. Đồng
thời các nước Bắc Âu có mức độ bất bình đẳng thu nhập rất thấp, thấp
hơn nhiều so với mức trung bình của OECD.

6


- Thước đo hiệu suất về tiến bộ xã hội và chỉ số hạnh phúc là một trong
những minh chứng cho sự thành cơng của mơ hình. Theo một nghiên
cứu, các nước Bắc Âu đứng đầu trên cả hai bảng xếp hạng cùng với
các nước khác như Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand. Cụ thể, chỉ số
tiến bộ xã hội đo lường việc cung cấp các nhu cầu cơ bản của con
người, nền tảng của cuộc sống và cơ hội, các nước Bắc Âu được xếp ở
vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thứ năm và thứ sáu. Theo Báo Cáo chỉ
số hạnh phúc thế giới, người dân của các nước Bắc Âu là một trong
những người hạnh phúc nhất trên thế giới. Cac nước Phần Lan, Đan
Mạch, Na Uy và Iceland được xếp hạng lần lượt từ 1 đến 4 về mức độ
hạnh phúc được cảm nhận và Thụy Điển được xếp hạng thứ 7.
- Các nước Bắc Âu thường nổi bật về mức độ tin tưởng mà công dân
của họ đặt vào con người và thể chế nhà nước, điều này cần thiết để họ
ủng hộ mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu và đạt được hiệu quả kinh tế.

Họ cần tin tưởng rằng những người khác sẽ không khai thác mạng lưới
an sinh xã hội. Ngồi ra, nếu họ đặt niềm tin vào tịa án thì chi phí giao
dịch sẽ giảm xuống như trả chi phí cho luật sư ít hơn, tăng động cơ để
đạt được các thỏa thuận,.... Một quốc gia có lịng tin vào xã hội sẽ có
được thể chế nhà nước chất lượng hơn và ít tham nhũng hơn. Hơn thế
nữa mức độ tín nhiệm cao sẽ tạo điều kiện cho các cải cách cần thiết
nhằm giảm bớt các vấn đề về kinh phí ở các quốc gia áp dụng mơ hình
phúc lợi xã hội Bắc Âu.
3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam:
3.1) Thực trạng về mơ hình phúc lợi xã hội tại Việt Nam:
- Các hệ thống phúc lợi xã hội ở các nước Bắc Âu có được là nhờ nền
kinh tế phát triển tốt, hệ thống thuế cao và được thực hiện một cách
nghiêm túc. Do trình độ phát triển của Việt Nam chưa thể ngang bằng
với các nước Bắc Âu, các chế độ phúc lợi cụ thể đối với người lao
động Việt Nam chỉ có thể xác lập ở mức có thể chấp nhận được và phù
hợp với điều kiện Việt Nam.

7


- Phúc lợi xã hội Việt Nam được thực hiện thơng qua ba nguồn tài chính:
dựa trên sự đóng góp, dựa vào ngân sách nhà nước, dựa trên sự huy
động ngun góp từ cộng đồng.
- Nhà nước thơng qua chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp
thất nghiệp, nhà nước đã tạo lập được các quỹ xã hội để thực hiện các
chế độ phúc lợi xã hội, các quỹ được thực hiện theo nguyên tắc đóng
và hưởng nhưng hoạt động theo cơ chế chia sẻ rủi ro, phân phối khơng
hồn tồn dựa trên sự đóng góp của người dân. Trong nền kinh tế thị
trường, ngoài tham gia các chính sách Bảo hiểm xã hội theo quy định,
một số doanh nghiệp còn tham gia bảo hiểm nhân thọ cho người lao

động. Một số công ty doanh nghiệp có bổ sung các chính sách hưu trí
tự nguyện như là một phúc lợi của doanh nghiệp dành cho người lao
động.
- Ngân sách nhà nước thực hiện phúc lợi xã hội chủ yếu theo nguyên tắc
thụ hưởng có điều kiện, người dân phải đáp ứng được các tiêu chí, điều
kiện mà nhà nước quy định được tổ chức thực hiện bằng nguồn ngân
sách nhà nước đảm bảo. Các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức
phi chính phủ đã đóng góp tài chính để hỗ trợ người nghèo, trẻ em mồ
cơi, khuyết tật,... góp phần quan trọng trong việc gắn kết xã hội lại với
nhau thể hiện sự đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội tạo nên một
quốc gia tiến bộ, công bằng, nhân ái.
3.2) Hạn chế của mơ hình phúc lợi xã hội tại Việt Nam:
- Tuy nhiên, mơ hình phúc lợi xã hội Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
chưa được giải quyết .
- Hệ thống chính sách xã hội Việt Nam cịn q rườm rà, có rất nhiều
chính sách đã được ban hành nhưng trong các khoảng thời gian khác
nhau và được áp dụng cho nhiều đối tượng hơn, tuy nhiên lại thiếu tính
hệ thống, liên kết khơng chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong việc xác định
người được hưởng chính sách.

8


- Mức tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam chưa đủ cao nên thu nhập của
người dân vẫn còn thấp dẫn đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế ảnh
hưởng đến các chính sách phúc lợi xã hội.
- Một số chính sách phúc lợi hoạt động chưa hiệu quả, vì các phương
thức về thơng tin liên lạc và cơng tác tuyên truyền chưa được phổ biến
rộng rãi đến người dân.
- Độ bao phủ của chính sách xã hội cịn hạn hẹp do thiếu nguồn tài trợ

và phân chia tài chính chưa hợp lý giữa các chính sách với nhau.
- Sự huy động tham gia đóng góp từ các cơng ty, doanh nghiệp, người
dân lao động,...cho ngân sách phúc lợi xã hội vẫn cịn nhiều khó khăn.
- Hệ thống phúc lợi y tế ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu của những người
có thu nhập thấp, hệ thống phúc lợi y tế rất quan trọng đối với những
người nghèo.
- Những mặt hạn chế mà mô hình phúc lợi xã hội Việt Nam gặp phải
khơng thể dễ dàng giải quyết một cách nhanh chóng nhưng vẫn cịn có
các biện pháp để khắc phục tình trạng này là việc ta biết cách học hỏi
các mơ hình phúc lợi xã hội phát triển trên thế giới để từ đó tìm ra các
phương pháp hiệu quả để áp dụng giải quyết các vấn đề tại Việt Nam
điển hình là mơ hình phúc lợi xã hội Bắc Âu.
3.3) Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Phát triển kinh tế mạnh mẽ là giải pháp hiệu quả nhất để tăng thêm thu
nhập cho người dân và giảm nghèo, muốn đạt điều này thì Việt Nam
cần tiếp tục cải cách kinh tế, thể chế và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Đẩy mạnh tăng cường việc tuyên truyền các chính sách phúc lợi được
nhà nước ban hành, vận động và tổ chức các phong trào đoàn kết,
tương thân tương ái giữa người với người. Mở rộng sự tham gia của
cộng đồng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân đang gặp các vấn đề
rủi ro, khẩn cấp.

9


- Tiếp tục rà sốt các chính sách phúc lợi xã hội hiện hành để hoàn thiện
sửa đổi bổ sung theo hướng đơn giản hóa và kết hợp các chính sách lại
với nhau, mở rộng quyền tham gia và thụ hưởng các chính sách trợ cấp

xã hội đến với mọi người dân.
- Hệ thống phúc lợi y tế cần đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng. Khi
ấy, người dân có thể khắc phục khó khăn về tài chính khi ốm đau, bệnh
tật, được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.
- Để xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội bền vững, tham khảo những
điểm mạnh của mơ hình phúc lợi xã hội các nước Bắc Âu, Việt Nam
cần quan tâm tới một số điểm sau:
 Tiếp tục nghiên cứu và phê chuẩn các tiêu chuẩn quốc tế liên
quan tới phúc lợi xã hội cho người lao động và các quyền trong
lao động, hướng tới hệ thống phúc lợi xã hội dựa trên nguyên
tắc phổ quát ở Việt Nam.
 Bảo đảm các quyền tham gia của người lao động trong quá trình
xây dựng hệ thống thể chế để đảm bảo tính bền vững của hệ
thống thể chế liên quan tới các chế độ phúc lợi xã hội có thể
chấp nhận được đối với người lao động, từ đó tạo ra một cuộc
sống tốt hơn cho người lao động.
 Hệ thống phúc lợi xã hội chỉ có ý nghĩa khi được thực thi
nghiêm túc, hiệu quả. Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp bảo
đảm thực thi hệ thống phúc lợi xã hội hiện có.
- Việt Nam đang đi đúng hướng trên tinh thần là “thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế”, tham gia và tuân thủ các cam kết và
điều ước quốc tế từng bước cải thiện tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với
chuẩn mực quốc tế theo các công ước của Liên Hợp Quốc và Tổ chức
Lao động quốc tế. Trong bối cảnh việc thực thi các tiêu chuẩn quốc gia
vẫn cịn nhiều khó khăn, điều đáng lo chính là làm thế nào để thực thi
có hiệu quả các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam cam kết để hướng tới
mơ hình phúc lợi xã hội phổ qt đi liền với mơ hình kinh tế thị trường.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Trung Ương: Nhận thức, thực tiễn và giải pháp về phúc lợi
xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
2. Tạp chí Cộng Sản: Hệ thống phúc lợi xã hội ở các nước Bắc Âu và
một số gợi ý cho Việt Nam.
3. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam.
4. Social welfare model wikipedia.
5. Social welfare Norway wikipedia.
6. Social welfare Sweden wikipedia.

11



×