Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tap doc 5 Tuan 22 Cao Bang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.28 KB, 14 trang )

Chính tả
NGHE - VIẾT: HÀ NỘI
I/ Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ
thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người tên địa lí Việt Nam (BT2) ; Viết
được 3 - 5 tên người tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
- GDBVMT : - GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn bảo vệ cảnh quan mơi
trường của thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Bảng phụ cho HS làm BT 3.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: (3P)
- 3HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng có thanh hỏi,
thanh ngã.
- GV nhận xét.
A/ Bài mới:
1/ Giới thiệubài: (1P)
2/ HDHS nghe - viết: (20P)
- GV đọc nội dung trích đoạn trong bài thơ "Hà Nội".
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi về nội dung bài thơ. (Bài thơ là một lời bạn nhỏ mới đến thủ đơ,
thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp).
- Để thủ đô Hà Nội được đẹp mãI mỗi chúng ta cần phải làm gì ? (giữ gìn,
bảo vệ mơI trường, không vứt rác bừa bãi…)
- HS đọc thầm lại nội dung bài thơ. GVHD nhắc HS chú ý cách trình bày
đoạn văn, những chữ cần viết hoa, chữ khó viết. (Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp bút,
Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ).
- GV đọc cho HS chép.
- GV đọc lại bài cho HS khảo bài.


- GV nhận xét, chữa 8 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3/ HDHS làm bài tập chính tả: (12P)
Bài tập 2: Tổ chức cho HS làm BT và báo cáo kết quả:
Gợi ý:
- Trong đoạn trích có 1 danh từ riêng là tên người (Nhụ), 2 danh từ riêng là
tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu).
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. (Khi viết tên
người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên).
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu BT3.
- HS làm BT theo nhóm sau đó lên thi theo hình thức thi tiếp sức.
Tên bạn nam Tên bạn nữ Tên anh hùng Tên sông, hồ, Tên
trong lớp
trong lớp
nhỏ tuổi trong núi, đèo
phường,

xã,


Trần
Văn Vũ
Nhơn, ...
Hoa, ...

lịch sử nước ta
huyện, quận
Thị Nguyễn
Bá hồ Đại Lãi, xã Sơn An, ...
Ngọc, ...

núi Ba Vì, đèo
Hải Vân, ...

4/ Cũng cố, dặn dò: (2P)
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam.
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu:
- HS biết phân tích cấu tạo câu ghép (BT1 mục III) ; thêm được một vế câu để tạo
thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ , vị ngữ của mỗi
vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3).
- Giảm tải: không dạy phần nhận xét, phần ghi nhớ, chỉ làm bài tập ở phần Luyện
tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ thể hiện nội dung BT 1, 2, 3. (phần luyện tập).
III/ Hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra bài cũ: 3P
- HS nêu lại kết quả BT 3 tiết trước
- Nhận xét.
B/ Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài: 1P
- GV nêu mục tiêu bài học.
2/ Phần luyện tập. 20P
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1.
- HS làm vào VBT.
- HS trình bày và GV nhận xét.
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập,
vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2.
- HS làm vào VBT.
- HS trình bày và GV nhận xét.
+ Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi.
+ Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các bác nơng dân vẫn miệt mài trên
đồng ruộng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT3.
- HS làm vào VBT.
- HS làm ở bảng.
+ Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải
đưa hai tay vào còng số 8.
5/ Cũng cố, dặn dò. 2P
- GV nhận xét tiết học.


- Dặn kể lại mẫu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân của mình.
Kể chuyện
ƠNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I/ Mục tiêu:
- HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng
đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- HS biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: 5P
HS kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các
công trình cơng cộng, di tích lịch sử, văn hố, ý thức chấp hành luật giao thông
đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
HS, GV nhận xét.

A/ Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài: 1P
- Câu chuyện các em được nghe hôm nay kể về ông Nguyễn Khoa Đăng
(1691 - 1725) một vị quan thời Chúa Nguyễn, văn võ tồn tài, rất có tài xét xử
các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. Ơng cũng là người có
cơng lớn trừng trị bọn cướp, tiêu diệt chúng đến tận sào huyệt. Các em cùng nghe
để biết nội dung câu chuyện.
2/ GV kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng: 8P
- GV kể lần 1, viết lên bảng những từ ngữ khó được chú giải sau truyện:
truông, sào huyệt, phục binh.
- GV kể lần 2, cho HS quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể lần 3.
- Nội dung truyện:
Ông Nguyễn Khoa Đăng.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận
đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu
nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng khơng
đi. Anh đốn hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người
mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xơ
xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối khơng ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo khơng?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền
vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường
chối cãi, đành nhận tội.
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:



- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán
dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ơng sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đên khi hắn mở mắt mới thơi. Lúc đầu,
người mù cịn chối, chỉ sau ba roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ơng Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có trng
nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hịm gỗ kín có lỗ thơng hơi, vừa
một người ngồi, có khố bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng.
Ơng kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hịm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc
như dân thường, khiêng những hòm ấy qua trng, ra vẻ như khiêng những hịm
của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về
quê sẽ đi qua trng cùng những hịm của cải q. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây
là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đồn người đi qua cửa trng thì cướp, rồi hí
hửng khiêng những hịm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hịm xuống thì những cái hịm bật mở toang, các võ sĩ
ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xơng ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc
hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngồi ùn ùn kéo vào
đơng như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới,
lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ơng cho đưa dân đến lập làng xóm ở
dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm
làng dân cư đơng đúc, bình n.
Theo Nguyễn Đổng Chi.
* Trng: vùng đất hoang, rộng, có nhiều cây cỏ.
* Sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp, tội phạm.
* Phục binh: qn lính nấp, rình, ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh là xơng ra tấn
cơng.
3/ HDHS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 22P

a) Kể chuyện trong nhóm: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh, sau đó kể lại
tồn bộ câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện theo 4 tranh minh
hoạ.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn
cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào? (ơng nhìn nhận sự việc thấu tình đat
lí và có kế sách trừng trị bọn cướp rất hợp lí.)
4. Củng cố, dặn dị:2P
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị câu chuyện có nội dung về những người đã góp sức bảo vệ trật
tự, an ninh.
Địa lí
CHÂU ÂU
I/ Mục tiêu:


- Mơ tả sơ lược về vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu : nằm ở phía tây châu Á có
ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất
của châu Âu :
2
1
+ 3 diện tích là đồng bằng, 3 diện tích là đồi núi .

+ Châu Âu có khí hậu ơn hồ.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết ví trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu
Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động
sản của ngừơi dân châu Âu
- GDBVMT: Các nước ở châu Âu đang giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí, tích cực
trong BVMT
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu Âu.
- Bản đồ tự nhiên châu Âu
- Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ KT bài cũ : 4P
- Nêu vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc ?
- Nêu các hoạt động sản xuất của người dân Trung Quốc ?
- GV nhận xét.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 2P
2/ Tìm hiểu bài : 32P
a/ Vị trí địa lí, giới hạn.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS làm việc với hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở
bài 17. Trả lời các câu hỏi về vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
- So sánh diện tích của châu Âu với châu Á.
Bước 2: HS báo cáo kết quả làm việc.
- HS chỉ vị trí châu Âu trên bản đồ hoặc quả địa cầu, xác định được châu
Âu nằm ở bán cầu Bắc. HS nêu được giới hạn của châu Âu: (Phía Bắc giáp Bắc
Băng Dương; phía Tây giáp Đại Tây Dương; Phía Nam giáp Địa Trung Hải; phía
đơng, đơng nam giáp châu Á. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm ở đới khí hậu ơn

hồ. HS nhận xét được châu Âu có diện tích đứng thứ 5 trong số các châu lục trên
thế giới và gần bằng 1/4 diện tích châu Á.
Bước 3: GV bổ sung: Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á - Âu,
chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
Kết luận:
- Châu Âu nằm phía Tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.


b/ Đặc điểm tự nhiên:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi,
đồng bằng lớn của châu Âu.
- Nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu?
- Tìm vị trí các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1.
- Dựa vào ảnh để kể cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm. (Ví
dụ: Dãy An-pơ ở phía Nam châu Âu: núi đá cao, đỉnh nhọn, sườn dốc).
Bước 2: HS trình bày với kênh hình.
Bước 3: GV bổ sung:
- Về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các
dãy núi của châu Âu.
- Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang
Đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu; các dãy núi nối tiếp nhau ở
phía nam, phía bắc; dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu Á ở phía đơng;
Châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ơn hồ, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Mùa
đơng, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng.
Kết luận:
Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
c/ Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Bước 1: HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để

nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
Bước 2: HS nêu kết quả làm việc.
- Nhận xét về số dân châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế
giới và gần bằng 1/5 dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng,
mũi cao, tóc vàng hoặc nâu, mắt xanh hoặc nâu.
Bước 3: GV cho HS quan sát hình 4.
- Yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh qua các ảnh
trong SGK. Qua đó HS biết dân cư châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất
như các châu lục khác. Ví dụ: trồng cây lương thực, sản xuất các hố chất, ơ tơ,

- u cầu HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em
biết? (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm).
Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất cơng nghiệp của các nước
châu Âu: Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy
bay, hàng điện tử.
Kết luận:
Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
GV liên hệ GDBVMT.
3/ Củng cố, nhận xét : 2P
- GV cho HS đọc mục bài học ở SGK
- Dặn chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức


UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường)
đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa

phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã
(phường).
- Có ý thức tơn trọng UBND xã (phường).
- Giảm tải: Không làm BT 4
II/ Đồ dùng dạy học:
- ảnh trong bài phóng to.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 5P
GV gọi HS nêu ghi nhớ tiết 1.
GV gọi 2 HS nêu những công việc mà UBND xã thường làm?
HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 2P
b. Xử lí tình huống (BT 2 SGK).
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội
do UBND xã (phường) tổ chức.
- GV giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho các nhóm HS.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
- Tình huống a: nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân
chất độc da cam.
- Tình huống b: nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hố của
phường.
- Tình huống c: nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập,
quần áo, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
GV tổ chức cho HS thống nhất cách xử lí và đóng vai thể hiện các tình
huống đó.

3. Củng cố, dặn dị: 2P
GV tổng kết lại nội dung giờ học
Nhận xét- Dặn dò: Xem trước tiết Đạo đức tuần 23
Lịch sử
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. Mục tiêu:
- Biết cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào “ Đồng khởi” nổ ra thắng lợi ở
nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng
khởi”).
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.


II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh tu liệu về phong trào “Đồng khởi” .
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- Phiếu học tập của HS .
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Vì sao đất nước ta bị chia cắt ?
? Nhân dân ta phải làm gì để xố bỏ nổi đau chia cắt ?
- GV nhận xét cho.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu Phong trào ‘’Đồng khởi’’
- HS thảo luận 4 các nội dung sau:
+ Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ của phong trào “Đồng khởi”.
+ Tóm tắt cuộc diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre .
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận .
- GV nhận xét bổ sung:

+ Nguyên nhân bùng nổ của phong trào “Đồng khởi”: Ttứơc sự tàn sát của Mĩ
Diệm, nhân miền Nam khơng thể chịu đựng mãi, khơng cịn con đuờng nào khác,
buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp
3. Hoạt động 2: (13’) Ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận và nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi.”
- Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Phong trò “Đồng khởi’’ ở Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên
phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và
thành thị. Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức
dấu tranh chính trị mà cịn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân
đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng.
4. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện,về tính cách nhân vật
trong truyện và ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung tổng kết ở BT1.
- Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm của BT2.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:(5p)
- GV gọi hs đọc đoạn văn các em đã viết lại cho các em về bài văn tả người.
B/ Bài mới:


1/ GV giới thiệu bài:(2p)

- GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ HDHS làm BT:(25p)
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài.
- HS các nhóm làm bài, đại diện nhóm trình bày. GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- GV mở bàng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết:
1. Thế nào là kể chuyện?

Là kể một chuỗi sự việc có đàu, cuối; liên quan
đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói
một điều có ý nghĩa.
2. Tính cách của nhân vật Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:
được thể hiện qua những - Hành động của nhân vật.
mặt nào?
- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
3. Bài văn kể chuyện có Bài văn KC có cấu tạo 3 phần:
cấu tạo như thế nào?
- Mở đầu: mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Diễn biến: thân bài
- Kết thhúc: Kết bài không mở rộng hoặc mở rộng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT.
- GV dán các tờ phiếu lên bảng và gọi HS làm.
- GV và HS nhận xét:
a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
x Bốn
Hai
Ba
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
x Cả lời nói và hành động

Lời nói
Hành động
c) ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
Khen ngợi Sóc thơng minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
Khuyên người ta tiết kiệm.
x Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
3/ Cũng cố, dặn dò:(2p)
- GV nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được mục đích,tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.Biết
liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ :(5p)
- Gọi HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ?
- GV nhận xét.


2/ Bài mới.
- GV giới thiệu bài:1p
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích,tác dụng của vệ sinh phịng bệnh cho gà.
(10p)
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK và nêu câu hỏi.
+ Em hãy nêu tên các cơng việc về sinh phịng bệnh cho gà?
+ Hãy nêu mục đích ,tác dụng của việc vệ sinh phịng bệnh cho gà?
- Sau khi HS trả lời.
- GV bổ sung và kết luận hoạt động 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.(10p)
* Vệ sinh dụng cụ ăn ,uống:
- GV cho HS đọc nội dung mục 2a SGK và kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống
* Vệ sinh chuồng nuôi:
- GV nêu câu hỏi
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì khơng khí trong
chuồng ni sẽ thế nào?
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng cách về sinh chuồng ni gà theo SGK.
* Tiêm thuốc,nhỏ thuốc phịng dịch cho gà:
- GV giải thích để HS hiểu được thế nào là dịch bệnh.Dịch bệnh là những bệnh
do vi sinh vật gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.(5p)
- Dựa vào nội dung chính của bài GV nêu 1 số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá
kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án HS đối chiếu kết quả làm bài của mình với đáp án
- HS báo cáo kết quả GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
3.Nhận xét, dặn dò: 4p
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài “ Lắp xe cần cẩu”.
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu:
HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2) ; Biết thêm vế
câu để tạo thành câu ghép (BT3).
Giảm tải: HS chỉ làm bài tập 2, 3 ở phần Luyện tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
- VBT Tiếng Việt 5 Tập 2.
- Bảng phụ thể hiện nội dung BT 2, 3.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: (5P)

- 2HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ
nguyên nhân - kết quả.
- 2 HS Làm lại BT 3, 4.
- GV nhẫn xét .
B/ Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài: (2P)


- GV nêu mục tiêu bài học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 25P
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2.
- GV giúp HS hiểu: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan
hệ ĐK - KQ hay GT - KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ
trống trong câu.
- HS làm bài và trình bày kết quả.(Thi đua đại diện các nhóm)
- GV gợi ý:
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. (GT - KQ).
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (GT - KQ).
c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT - KQ).
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT3.
- GV gợi ý HS làm bài.
- HS làm ở vở. Trình bày cá nhân.
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành cơng.
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
5/ Cũng cố, dặn dò. (3P)
- GV nhận xét tiết học
Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY
I. Mục tiêu:

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời
sống và sản xuật.
- Sử dụng năng lượng gió : điều hịa khí hậu, làm khơ, chạy động cơ gió,..
- Sử dụng năng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện,….
- GDKNS : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, về việc khai thác , sử dụng
các nguồn năng lượng khác nhau. (Hoạt động 3- liên hệ)
- GDBVMT: GDHS ý thức bảo vệ nguồn năng lượng gió, năng lượng nước
chảy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió trong tự nhiên.
- Mơ hình tua-bin hoặc bánh xe nước.
- Mơ hình trang 90- 91 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 3P
? Có mấy loại chất đốt?
Chúng ta cần làm gì để đảm bảo an tồn và tiết kiệm khi sử dụng chất
đốt?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 1P
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió 10P


- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận các câu hỏi sau:
? Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự
nhiên .
Con người sử dụng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa

phương?
- GV nhận xét, chốt lại .GDBVMT
Hoạt động 2: Năng lượng của nước chảy: 10P
- GV tổ chức cho HS làm viêc theo nhóm 2.
- Câu hỏi gợi ý :
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên .
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ
thực tế ở địa phương ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận- Các bạn khác bổ sung.
- GV nhận xét. GDBVMT
Hoạt động 3: Thực hành “làm quay tua-bin”: 12P
- GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm.
- GV đi từng nhóm theo dõi hướng dẫn thêm.
3 .Củng cố, dặn dò : 2P
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ơn bài và chuẩn bị bài sau.
Tốn
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình .
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :2P
GV nêu nội dung giờ học.
2. Các Hoạt động
HĐ 1:(12 phút) Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên
quan đến thể tích.

a.Ví dụ 1:
-GV trưng bày đồ dùng trực quan,HS quan sát.
-Hỏi:
+Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
+Hình nào lớn hơn, hình nào nhỏ hơn?
-GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể
tích nhỏ hơn.
-GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhât.
-Hãy nêu vị trí của hai hình khối?(hình lập phương nằm hồn tồn trong hình hộp
chữ nhật)


-Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại
lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
-GV treo hình minh họa.
-Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
-Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
-GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
-HS tách hình xếp được thành 2 phần.
-Hình P gồm mấy hình lập phương?
-Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình
là bao nhiêu?
-Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
-GV kết luận.
HĐ 2: (20 phút)
Rèn kĩ năng so sánh thể tích một số hình:
Bài 1:
-HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho,trả lời.

-Hãy nêu cách tìm?
+Đếm trực tiếp trên hình.
+Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp
Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ ; Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ.
Hình A có thể tích lớn hơn hình B
Bài 2: -HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận.
Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ ; Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ.
Hình A có thể tích lớn hơn hình B
Bài 3: Dành cho HS NK
-Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập gồm 6 hình lập phương.
-Tìm cách xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật.
-Nhóm nào xếp được nhiều cách hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
-GV kết luận: các hình có kích thước, hình dạng khác nhau nhưng thể tích của
chúng có thể bằng nhau.
4. Củng cố, dặn dò: 3P
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 22
I. Mục tiêu:
- HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần.
- Nắm đựơc một số quy định và nhắc nhở của GV tuần 23
II.Cách tiến hành
1. Giới thiệu 4P
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Các hoạt động 20P
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần 22


+ Chuyên cần : Đa số các em đi học đúng giờ, khơng có em nào nghỉ học.

+ Học tập : Xây dựng bài sơi nổi. Nhiều em có tiến bộ trong học tập ....
+ Kỷ luật: ý thức tự giác chưa cao
+ Vệ sinh: Tốt.
+ Phong trào: Thực hiện tốt các hoạt động.
+ Học bài cũ quá ít.
* Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ.
* Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt , lên kế hoạch tuần 23
- Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao.
- Tập trung ơn tập chuẩn bị cho các kì thi sắp tới
3. Kết thúc 5P
- Cho HS hát các bài hát tập thể.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×