Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khảo sát đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai giống gà ta chọn lọc MD3 và hoàng yến trong điều kiện nuôi bán chăn thả ở huyện k’bang, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HUỲNH THỊ THANH NGUYỆT

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA HAI GIỐNG GÀ TA CHỌN LỌC
MD3 VÀ HỒNG YẾN TRONG ĐIỀU KIỆN NI
BÁN CHĂN THẢ Ở HUYỆN K’BANG,
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã ngành: 8420114

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thanh Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Bình Định, tháng 10 năm 2020
Tác giả

Huỳnh Thị Thanh Nguyệt


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni là một lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp
của Việt Nam, nó đang là ngành mang lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực nơng
nghiệp và có tiềm năng phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phải
chịu sự tác động nghiêm trọng của cơn đại dịch tồn cầu Covid-19 thì vấn đề
an ninh lương thực đang là một vấn đề cấp bách. Để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước địi hỏi các nơng trại chăn nuôi; nông hộ chăn nuôi phải cung
ứng ra thị trường kịp thời, đồng thời sản phẩm phải có số lượng, chất lượng
tốt. Theo chiến lược phát triển đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT [2] đưa ra,
đến năm 2020 sản lượng thịt đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn
63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; trứng đạt khoảng 14 tỷ quả và trên 1000
tấn sữa. Chăn nuôi gà vốn có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, đang phát
triển mạnh cả về quy mô lẫn năng suất và chất lượng. Mục tiêu từ 2010 đến
năm 2020 phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn
nuôi chăn thả có kiểm sốt (ni bán chăn thả); tổng đàn gà tăng bình quân
5% năm, đến năm 2020 đạt khoảng 300 triệu con [2]. Theo số liệu thống kê
tại thời điểm 12/2019 của Tổng cục Thống kê, tổng đàn gia cầm của Việt
Nam đạt 467 triệu con; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước
đạt 1.278,6 nghìn tấn; sản lượng trứng cả năm ước đạt 13,2 tỷ quả.
Hiện nay đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, nhất là Việt Nam
đang trong tiến trình gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP), phải thực
hiện các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế các mặt hàng nơng sản, trong
đó có thịt gà. Theo nhận định của các chun gia kinh tế thì ngành chăn ni
nói chung, chăn ni gà nói riêng là lĩnh vực có nguy cơ bị tổn thương nặng

1


2

nề nhất vì bị cạnh tranh trực tiếp bởi hàng nhập khẩu giá rẻ, chất lượng cao từ
các nước chăn nuôi gà phát triển hàng đầu như Mỹ, Brasil, Trung Quốc và
một số nước Tây Âu. Vì vậy, quan tâm đến các giống gà trong nước là vấn đề
cấp bách để từng bước nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế
cho người nơng dân và góp phần cạnh tranh với các sản phẩm thịt gia cầm giá
rẻ đang có nguy cơ chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Theo Vũ Chí Cương (2015), “TPP đưa ra nhiều thách thức nhưng ở mặt
nào đó đem lại cho chăn ni những cơ hội lớn”. Một trong những hướng
giúp ngành chăn nuôi tồn tại và phát triển mà tác giả đề cập là, “Về lâu dài
công tác quản lý giống cần quan tâm để tạo ra các giống đặc hữu của Việt
Nam giúp người nông dân và người sản xuất tồn tại và trụ vững trong mơi
trường TPP. Chúng ta có nguồn gen gia súc gia cầm rất phong phú, dù năng
suất thấp nhưng chất lượng cao, phù hợp với thói quen và văn hóa ẩm thực
của người Việt. Nguồn gen này chính là nguồn ngun liệu q để tạo các
giống có năng suất không cao nhưng chất lượng cao” [4].
Khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng chăn ni gà theo
hình thức bán chăn thả đang phát triển mạnh cả về số cơ sở chăn nuôi lẫn quy
mô. Do thói quen của người tiêu dùng vẫn thích ăn thịt gà dai, thơm ngon của
các giống gà Ri (còn gọi là “gà ta”) nên nhu cầu thịt của các giống gà theo
hướng này đang được ưa chuộng, giá thành cao.
Hiện nay, tại Gia Lai nhập khá nhiều con giống gà ta chọn lọc, giống gà
lông màu lai của các cơng ty giống gia cầm tại Bình Định như cơng ty TNHH
giống gia cầm Minh Dư, cơ sở giống gia cầm Hồng Yến, cơng ty TNHH
giống gia cầm Cao Khanh, đây là các giống gà có khả năng sinh trưởng tốt,
thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều
kiện chăn nuôi bán chăn thả ở Gia Lai. Trong điều kiện giống gà cung cấp
phong phú, cần có những nghiên cứu so sánh giữa các giống để có những


3

khuyến cáo cho người dân lựa chọn giống gà nuôi phù hợp, đạt hiệu quả kinh
tế cao chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, năng suất
và chất lượng thịt của hai giống gà ta chọn lọc MD3 và Hồng Yến trong
điều kiện ni bán chăn thả tại huyện K’bang, tỉnh Gia Lai”. Trong khuôn
khổ của đề tài này, do thời gian và kinh phí cịn hạn chế nên những đánh giá
của chúng tôi chỉ là bước đầu, làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn
về đặc điểm của các giống để nhân rộng nuôi thâm canh các giống gà này ở
tỉnh Gia Lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
So sánh đặc điểm sinh trưởng và chất lượng thịt của hai giống gà ta chọn
lọc MD3 và Hồng Yến trong điều kiện ni bán chăn thả tại huyện Kbang,
tỉnh Gia Lai.
Đánh giá tỉ lệ nuôi sống, một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất
lượng thịt của hai giống gà ta chọn lọc MD1 và Hồng Yến trong điều kiện
ni bán chăn thả tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
3. Những đóng góp của đề tài
- Cung cấp dẫn liệu về tỉ lệ nuôi sống, một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng
suất và chất lượng thịt của gà ta chọn lọc MD1 và Hoàng Yến trong điều kiện
nuôi bán chăn thả ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Làm cơ sở khoa học để bổ sung kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng các
giống gà ta chọn lọc phổ biến của Bình Định trong điều kiện khí hậu Tây
Nguyên.


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu
1.1.1. Phân loại động vật và nguồn gốc của đối tượng nghiên cứu
1.1.1.1. Phân loại động vật
Theo tác giả Nguyễn Văn Thiện (1995) [59] thì gà thuộc:

Giới (kinhdom):

Animal

Động vật

Ngành (phylum):

Chordata

Có xương sống

Lớp (class):

Aves

Chim

Bộ (oder):

Galliformes



Họ (family) :

Phasianidae

Trĩ


Giống (genus):

Banquiva

Gallus

Lồi (species):

Gallus gallus

Gà nhà

1.1.1.2. Nguồn gốc của gà
Hiện nay có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của loài gà nhà nhưng
thuyết phục hơn cả là giả thuyết cho rằng tổ tiên của các giống gà nhà hiện
nay có nguồn gốc từ gà rừng Gallus Banquiva, hiện đang tồn tại ở miền bắc
Ấn Độ và bán đảo Đông Dương.
Theo Đacuyn, gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng Gallus gallus bao gồm 4
chủng khác nhau:
- Gallus sonnerati, có lơng màu xám bạc, có nhiều ở miền tây và nam
Ấn Độ.
- Gallus lafeyetti sống ở Srilanca.
- Gallus varius sống ở đảo Gia-Va.
- Gallus banquiva có màu lơng đỏ, có nhiều ở Ấn Độ, bán đảo Đông
Dương, Philippine.


5
1.1.1.3. Sự thuần hoá gà nhà
Theo tác giả Neumeister (1978), sự thuần hoá gà đầu tiên diễn ra vào

thời kỳ Đồ Đồng ở các thung lũng thuộc sông Ấn. Trong các tượng đài kỷ
niệm nền văn hoá cổ Ấn Độ (3000 năm trước Cơng Ngun), người ta thấy có
nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình mơ tả về gà ở vùng Harappa, thuộc miền
bắc Ấn Độ. Có nhiều giả thuyết cho rằng gà nhà được thuần hoá đầu tiên từ
Ấn Độ cách đây hơn 5000 năm; ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Sau
đó xuất hiện ở Ba Tư rồi đến Mesopotami, ở Tây Âu gà nhà xuất hiện cách
đây gần 2500 năm.
Ở nước ta, Gà được nuôi sớm nhất ở vùng Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà
Tây…cách đây hơn 3000 năm (Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994) [27].
Nước ta là một trong những trung tâm thuần hoá gà đầu tiên của vùng Đông
Nam Á. Gà nhà ở nước ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus banquiva.
Như vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên đại khác nhau cho
phép khẳng định Gallus banquiva là tổ tiên của các giống gà nhà hiện nay.
Đến nay các tài liệu đều chứng minh rằng gà được thuần hoá đầu tiên ở Đông
Nam Á và từ đây phân bố đi khắp thế giới. Trải qua hàng nghìn năm thuần
hố và khơng ngừng chọn lọc đã hình thành các giống gà địa phương thích
nghi tốt với đặc điểm riêng biệt của nhiều nước khác nhau, đồng thời hình
thành nên các giống gà theo các hướng sản xuất khác nhau như hiện nay.
1.1.2. Cơ sở di truyền căn bản các tính trạng ở gà
Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là 78, bao gồm 39 cặp nhiễm sắc
thể, trong đó có 8 cặp nhiễm sắc thể lớn (macro chromosomes), 30 cặp nhiễm
sắc thể nhỏ (micro chromosomes) và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Gà
trống có 78 NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà mái có 77 NST với cặp NST
giới tính là ZO. Bằng các tiến bộ trong kỹ thuật di truyền tế bào, người ta đã
xác định được con mái dị giao tử với cặp NST giới tính là ZW. Gà là đối


6
tượng đầu tiên trong chăn nuôi được thiết lập bản đồ gen. Người ta đã xác
định được ở gà có 5 nhóm gen liên kết gồm 18 locus, kích thước genom là

1200 cặp megabase (Phan Cự Nhân, 2000) [44].
Lịch sử tiến hố ở gia cầm đã hình thành hàng loạt các tính trạng, có thể
phân chia các tính trạng thành 2 loại là tính trạng chất lượng và tính trạng số
lượng (tính trạng năng suất). Tính trạng chất lượng là tính trạng di truyền biểu
hiện khơng liên tục hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác và bị chi phối
bởi ít gen. Các tính trạng chất lượng khơng hoặc ít bị tác động của mơi trường
và sự khác nhau trong biểu hiện của chúng là rất rõ rệt (Nguyễn Văn Thiện và
Nguyễn Khánh Quắc (1998) [61], Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], Nguyễn
Văn Thiện (1995) [59]). Ở gia cầm, một số tính trạng như màu lơng, hình
dáng cơ thể, hình dạng mào...thuộc nhóm các tính trạng chất lượng.
Hutt (1978) cho rằng, các tính trạng chất lượng được di truyền theo các
định luật cơ bản của Mendel: quy luật di truyền trội - lặn, mỗi gen quy định
một tính trạng và tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng hoặc do sự
tương tác đơn giản giữa 2 cặp gen; quy luật di truyền liên kết và di truyền liên
kết với giới tính...[28].
Tính trạng số lượng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục, do
nhiều gen chi phối. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật ni là
các tính trạng số lượng, đó là các tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể
là những sai khác về mặt số lượng trong mức độ biểu hiện của tính trạng trong
từng cá thể và chỉ có thể phát hiện được sai khác bằng các tính tốn và cân đo.
Ở gia cầm có khá nhiều các tính trạng số lượng mà người ta có thể theo
dõi được quy luật di truyền của chúng như tốc độ lớn, tuổi đẻ trứng lần đầu,
sản lượng trứng, khối lượng trứng, độ dày vỏ, màu sắc vỏ trứng, sức chống
bệnh, thể trọng...[28].
Bản chất di truyền các tính trạng số lượng là do nhiều gen điều khiển và


7
sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật của Mendel. Các tính
trạng số lượng do nhiều gen kiểm sốt và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng

nhỏ, riêng biệt và biểu hiện kiểu hình là kết quả cộng gộp của các hiệu ứng
của các alen, hay nói cách khác kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa
kiểu gen và mơi trường (Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh, 2000) [65].
P=G+E
Trong đó:
P là giá trị kiểu hình (phenotype value )
G là giá trị kiểu gen (genotype vanlue)
E là sai lệch môi trường (envirmental eviation)
Giá trị kiểu gen bao gồm:
Giá trị cộng gộp A (additive value) đây là thành phần quan trọng nhất
của kiểu gen vì nó cố định và di truyền được.
Sai lệch trội D (dominance deviation): là sự sai khác giữa giá trị kiểu gen
(G) và giá trị giống (A) của một kiểu gen nào đó khi xem xét một locus duy
nhất. Sai lệch tương tác I (interaction deviation): là sai lệch có được do sự
tương tác giữa các gen thuộc các locus khác nhau khi kiểu gen gồm từ hai
locus trở lên.
G=A+D+I
Sai lệch môi trường gồm: sai lệch môi trường chung Eg (general
environmental deviation) và sai lệch môi trường riêng Es (special
environmental deviation).
E = Eg + Es
Trong di truyền số lượng kiểu gen của các cá thể thường được cấu tạo từ
nhiều locus, vì vậy có thể biểu thị giá trị kiểu hình như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Kiểu di truyền và mơi trường đều có tác động đến sự phát triển của tính


8
trạng. Tuy nhiên, sự biểu hiện của tính trạng qua nhiều kiểu hình, kiểu di
truyền quyết định các biến động là chính cịn lại do di truyền và ngoại cảnh

phối hợp tác động. Đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu gen được tạo thành
do hiệu ứng nhỏ của các gen tập hợp lại cùng với các gen có hiệu ứng lớn.
Như vậy, năng suất của các giống vật nuôi là kết quả của mối tương tác
giữa yếu tố di truyền và mơi trường ngoại cảnh. Có thể nói rằng gia súc, gia
cầm nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ (kiểu gen), tuy nhiên, sự thể hiện
khả năng đó thành kiểu hình lại phụ thuộc vào mơi trường sống (điều kiện địa
lý, thức ăn, chăm sóc, ni dưỡng...)
Luận điểm này là cơ sở để tạo lập điều kiện mơi trường ngoại cảnh thích
hợp, nhằm củng cố và phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật
nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm.
1.1.3. Nguồn gốc hai giống gà ta chọn lọc MD3 và Hồng Yến
*Vài nét về Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Giống gia cầm Minh Dư và
các giống gia cầm đang cung cấp trên thị trường của Công ty
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống gia cầm Minh Dư (huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định) được thành lập năm 2006. Trải qua 15 năm hình
thành và phát triển, đến nay Cơng ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đã sở
hữu 02 trang trại nuôi gà và 02 nhà máy ấp nở gia cầm với trang thiết bị hiện
đại theo công nghệ mới nhất.
Sản phẩm gà ta chọn lọc Minh Dư bao gồm: giống MD1, MD2, MD3 có
năng suất và chất lượng cao. Các đàn gà giống được tiêm chủng đầy đủ các
loại vaccine theo tiêu chuẩn gà giống, cơng tác phịng ngừa dịch bệnh và an
toàn sinh học được thực hiện nghiêm túc đảm bảo đàn gà bố mẹ sạch bệnh
giúp con giống thương phẩm có đầy đủ kháng thể và khơng bị mầm bệnh
truyền từ gà bố mẹ.
Đặc điểm giống gà MD3: có tầm vóc lớn nhất trong 3 dịng, có đặc tính


9
tăng trọng nhanh tiêu tốn thức ăn thấp nhất. Thân hình vững chắc, hướng cho
thịt, chân, da vàng, lườn ức dày, thịt săn thơm ngon như gà ta nguyên thủy,

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Độ đồng đều và sức đề kháng cao.
Thích nghi khí hậu mọi vùng miền. Gà trống: Màu lơng tía đen, mình dài,
chân cao. Mào cờ và mào nụ. Gà mái: Màu lông nâu đậm hoặc nâu nhạt, điểm
đen. Tai tích màu đỏ. Khối lượng bình quân: 2,0 - 2,2 kg/con, hiệu quả sử
dụng thức ăn từ 2,2 - 2,4. Khối lượng bình quân: 2,1 - 2,4 kg/con, hiệu quả sử
dụng thức ăn từ 2,5 - 2,55. Đây cũng là giống gà được ưa chuộng lựa chọn
ni theo mơ hình bán chăn thả tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong đó có
huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
*Vài nét về Cơ sở Giống gia cầm Hoàng Yến và giống gà ta chọn lọc
Hoàng Yến.
Cơ sở giống Giống gia cầm Hoàng Yến (huyện Vân Canh, tỉnh Bình
Định) cung cấp giống gà ta Hồng Yến có đặc điểm giống được cơng bố: Gà
có hình cao ráo, chân nhỏ, thân thon, cổ cao, ức tròn. Gà trống: Màu lơng tía,
vàng, đỏ chiếm tỉ lệ 70%. Gà mái: Màu lông chủ yếu là màu lá chuối khô và
vàng chiếm tới 70%. Khối lượng bình quân: 1,7 – 2,1 kg/con. Hiệu quả sử
dụng thức ăn từ 2,6 - 2,8.
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số vùng nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Kbang (Trước đây viết là K’bang. Hiện tại các văn bản của địa
phương hiện nay thống nhất cách ghi Kbang nên chúng tôi thống nhất dùng
tên Kbang cho các phần trình bày liên quan đến tên địa phương trong luận văn
này) nằm ở cực Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên 1.841,86
km2, chiếm 11,9% diện tích tồn tỉnh; phía Đơng giáp huyện Ba Tơ (tỉnh
Quảng Ngãi) và huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định); phía Nam giáp
Thị xã An Khê, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai); phía Tây giáp huyện Mang


10
Yang, Chư Păh (tỉnh Gia Lai) và phía Bắc giáp huyện Kon Plong, Kon Rẫy
(tỉnh Kon Tum); Kbang cách thành phố Plêiku khoảng 120 km về phía Đơng;

cách Thị xã An Khê gần 30 km về phía Bắc và cách thành phố Quy Nhơn
(Bình Định) khoảng 110 km về phía Tây.
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Kbang nói chung và tỉnh Gia Lai nói chung tương đối
đa dạng, vừa có núi cao, cao nguyên, vừa có thung lũng ở giữa núi. Độ cao đa
dạng khác nhau giữa các vùng trong địa bàn huyện, điểm thấp nhất có độ cao
653m so với mực nước biển và điểm cao nhất là hơn 1000m so với mực nước
biển. Hệ thống sông suối trên địa bàn dày đặc, phân bố khá đều, có nguồn
sinh thuỷ dồi dào quanh năm, có nhiều ghềnh thác, đủ điều kiện xây dựng các
cơng trình thuỷ điện, các đập dâng và hồ chứa loại vừa và nhỏ cung cấp điện
và nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt. Sông Ba đi qua địa phận huyện
Kbang, quanh năm cung cấp lượng nước cho nhân dân ven hai bờ sông của
địa phương, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Kbang.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
Với vị trí địa lý là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng duyên hải Miền
Trung, cao nguyên Kon Hà Nừng với Tây Nguyên và với vùng trũng An Khê
nên khí hậu của Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, mát
mẻ với nền nhiệt độ trung bình từ 20-230C, lượng mưa lớn từ 1500– 2800mm,
phân bố tương đối đều trong năm, mùa khô ngắn (3 - 4 tháng) và khơng gay
gắt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; tạo thành 03 tiểu vùng
khí hậu: Tiểu vùng khí hậu núi cao Kơng Ka Kinh và Bắc cao nguyên Kon Hà
Nừng (gồm các xã: Đăkrong, Sơn Lang, Krong, Kon Pne) có nhiệt độ trung
bình từ 19 - 200C, lượng mưa trên 2000mm; tiểu vùng khí hậu núi thấp và
Nam cao nguyên Kon Hà Nừng (gồm các xã Lơ Ku, Đăk Smar, Sơ Pai, xã


11
Đơng, Thị trấn Kbang) có nhiệt độ trung bình từ 21 - 230C, lượng mưa trung
bình từ 1500 – 2000mm; tiểu vùng khí hậu trũng thấp phía Nam (gồm các xã

Nghĩa An, Đăkhlơ, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Tơ Tung) có nhiệt độ
trung bình từ 23 - 240C, lượng mưa trung bình từ 1200 – 1500mm.
1.3. Cơ sở khoa học
1.3.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh trưởng
1.3.1.1. Khả năng sinh trưởng
* Khái niệm
Sinh trưởng là sự tăng kích thước, khối lượng của cơ thể đang ở giai
đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thước và tăng khối lượng thì chỉ
tiêu tăng kích thước đáng tin cậy hơn vì khối lượng sinh vật có thể tạm thời
biến động tuỳ theo chế độ dinh dưỡng.
Phát triển là sự biến đổi khơng những về đặc điểm hình thái mà cả chức
năng sinh lý theo từng giai đoạn của sinh vật. Sinh trưởng và phát triển luôn
gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn lên và trưởng thành. Sinh
trưởng là điều kiện để phát triển và phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng.
Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến
trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này
tiếp nối giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở
mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng [1].
Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các
giai đoạn phát triển như giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ,
giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành
con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn
phát triển của gà đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về


12
số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát
triển của phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của

các mô. Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các
tế bào. Giai đoạn này sinh trưởng được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ gà con và
thời kỳ gà trưởng thành.
Thời kỳ gà con: thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh, nên quá trình sinh
trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hồn chỉnh
như các men tiêu hố chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém gà con
dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và ni dưỡng. Vì vậy, thức ăn và nuôi dưỡng
trong thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời
kỳ này cịn diễn ra q trình thay lơng, đây là q trình sinh lý quan trọng của
gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề ni dưỡng đặc
biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các
axit amin hạn chế như lizin, methionine, triptophan...
Thời kỳ gà trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm
gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá
trình phát dục. Q trình tích luỹ chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để
duy trì sự sống, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ
gà con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu
quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải
xác định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng
đánh giá sự sinh trưởng.
*Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
- Kích thước cơ thể:
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc
trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc


13
phân biệt giống. Giới hạn kích thước của lồi, cá thể… do tính di truyền quy
định. Tính di truyền của kích thước khơng tn theo sự phân ly đơn giản theo

các quy luật của Mendel [29].
Kích thước cơ thể ln có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng
cơ thể. Kích thước cơ thể cịn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi
thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong
chăn nuôi gà.
- Khối lượng cơ thể:
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu
tố di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và
khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên, khối lượng gà khi
nở ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo (Jonhanson, 1972) [29].
Đối với gà hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết mổ.
Khối lượng cơ thể không những liên quan tới hiệu quả sử dụng thức ăn mà
còn cần thiết để quyết định thời gian ni thích hợp. Khối lượng cơ thể được
minh hoạ bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đồ thị này thay đổi theo dịng,
giống, điều kiện ni dưỡng, chăm sóc.
- Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn ni người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh
trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương
đối.
Độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung
bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày
hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh
trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN


14
2.1997) [64]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà còn non độ
sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.

Tốc độ sinh trưởng của vật ni phụ thuộc vào lồi, giống, giới tính, đặc
điểm cơ thể và điều kiện môi trường [31]. Chambers (1990) [75] cho biết,
đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 3 pha và mỗi pha có đặc điểm như
sau:
Pha sinh trưởng tích luỹ: tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất.
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn.
Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể
hiện đồ thị sinh trưởng tích luỹ và cho biết một cách đơn giản nhất về đường
cong sinh trưởng.
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn
làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dịng, các giống, giới tính, điều
kiện ni dưỡng, chăm sóc, mơi trường.
Ngơ Giản Luyện (1994) cho biết, khi nghiên cứu đường cong sinh
trưởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V3, V5 cho thấy tất cả các dòng đều
phát triển theo đúng quy luật sinh học. Gà trống có khả năng sinh trưởng cao
nhất lúc 7 - 8 tuần tuổi, gà mái lúc 6 - 7 tuần tuổi [37].
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những
mức độ khác nhau như di truyền, giới tính, tốc độ mọc lơng, các điều kiện
mơi trường, ni dưỡng, chăm sóc...
Ảnh hưởng của dịng, giống tới khả năng sinh trưởng: các dòng trong
một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Các
giống gia cầm chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống chuyên


15
trứng và kiêm dụng. Phạm Thị Hoà (2004) cho biết, gà Đông Tảo ở 12 tuần
tuổi khối lượng cơ thể đạt 1297,58g [21]. Trong khi đó gà H’Mơng ở 12 tuần

tuổi đạt 805,59g (Đào Lễ Hằng, 2001) [18]; gà Mía 12 tuần tuổi khối lượng
cơ thể đạt 1503g. (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1999) [62].
Ảnh hưởng của giới tính: gia cầm trống thường có khả năng sinh trưởng
cao hơn gia cầm mái trong cùng một điều kiện chăm sóc, ni dưỡng. Jull
(1923) cho biết, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24-32% và
sự sai khác này là do gen liên kết với giới tính, những gen này ở gà trống (2
NST giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 NST giới tính) [82].
Ảnh hưởng của dinh dưỡng: dinh dưỡng không những ảnh hưởng trực
tiếp tới sự phát triển của các bộ phận cơ thể như thịt, trứng, xương, da...mà
còn ảnh hưởng đến sự biến động di truyền về sinh trưởng (Box và cộng sự,
1954) [73]. Muốn phát huy tốt khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức
ăn tối ưu về dinh dưỡng giữa protein, axit amin và năng lượng, ngoài ra trong
thức ăn hỗn hợp cần bổ sung thêm các chế phẩm hoá sinh khơng mang ý
nghĩa dinh dưỡng nhưng có tác dụng kích thích sinh trưởng làm tăng chất
lượng thịt (Bùi Đức Lũng, 1992) [35].
1.3.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt
1.3.2.1. Khả năng cho thịt
* Đặc điểm khả năng cho thịt của gà
Tỷ lệ thân thịt chính là tỷ lệ % của khối lượng thân thịt so với khối lượng
sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ % của các
phần so với thân thịt và năng suất của cơ là tỷ lệ % cơ so với thân thịt.
Chambers (1990) [75], Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị
Mai Phương, 2004) [48] đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ
các phần của thân thịt như sau: khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó
khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là


16
xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng
17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt
- Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ
cơ, kích thước và khối lượng khung xương. Hệ số di truyền của rộng ngực là
0,2 - 0,3 và góc ngực là 0,3 - 0,45 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [59].
- Ảnh hưởng của di truyền: giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự sai
khác di truyền về năng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt (Chambers 1990)
[75], kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Singh (1992) [85];
Lê Thanh Hải và cộng sự (1999) [7]. Khi so sánh giữa các giống gà đẻ dòng
nặng cân với gà nhẹ cân với gà thịt lai Cornish x White Rock ở 8 tuần tuổi
Peter (1958) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [48] cho biết, năng suất
thịt của các giống gà đẻ thấp hơn 2,6 - 3,4 % so với các giống gà thịt, tỷ lệ
đùi, lườn, thịt đùi, thịt lườn cũng thấp hơn khoảng 2%.
Trần Công Xuân và cộng sự (1999) cho biết, ở gà Tam Hồng dịng 882
lúc 15 tuần tuổi gà trống có tỷ lệ thân thịt 65,32%, thịt ngực 21,37% và thịt
đùi là 33,55%; gà mái có các chỉ tiêu tương ứng là 67,25%; 25,96% và
31,81% [69].
- Ảnh hưởng của giới tính và tuổi gia cầm đến năng suất thịt: ở tất cả các
giống gia cầm tuổi giết mổ và giới tính có ảnh hướng rất lớn đến năng suất
thịt gia cầm. Nhìn chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ tuổi nhất định
nào đó. Tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau. Ricard (1988)
cho biết, tuy con trống lớn nhanh, nạc hơn nhưng năng suất thịt ngực lại ít
hơn con mái [84]. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt của
gia cầm tăng lên theo tuổi, tuổi gia cầm càng cao, tỷ lệ này càng cao.
Ngô Giản Luyện (1994) [37] cho biết, trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân
thịt của gà trống lớn hơn gà mái là 1- 2%, trong khi đó tỷ lệ thịt lườn của gà


17
mái lại cao hơn gà trống.
Hiệu quả kinh tế liên quan đến mức độ tiêu tốn thức ăn để sản xuất một

kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm. Nên thời điểm giết mổ của gà Broiler
tốt nhất vào giai đoạn khi tốc độ tăng khối lượng cơ thể bắt đầu giảm.
Ngồi ra, năng suất thịt cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết,
khí hậu, chế độ chiếu sáng, chăm sóc, ni dưỡng...
1.3.2.1. Phẩm chất thịt gà
Phẩm chất thịt được quyết định bởi nhiều yếu tố. Các tác giả Neumeister
(1978) [41], Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [23], Lê Thanh Hải và
cộng sự (1999) [13], đều thống nhất cho rằng thành phần hoá học, chất lượng
thịt xẻ có sự khác nhau giữa các lồi, các dòng, các giống và các tổ hợp lai
khác nhau. Chambers (1990) cho biết, tốc độ sinh trưởng có tương quan âm
với tỷ lệ mỡ (r =- 0,39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (r = 0,53) [75].
Gà ác ni đến 8 tuần tuổi, gà trống có tỷ lệ protein thịt ngực 24,5%; mỡ
0,6% và khoáng tổng số 1,2%; tỷ lệ protein thịt đùi 22%; mỡ 1,7% và khống
tổng số 1,1% và gà mái thịt ngực có các giá trị tương ứng là 24,8; 0,6 và
1,1%; thịt đùi có các giá trị tương ứng là 21,9; 2,3 và 1,2% [48].
Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) cho biết, thịt gà Ri có tỷ lệ protein
21,45%; mỡ thơ 1,5%; khoáng tổng số 1,37%; sắt 3,9 mg/100g và hàm lượng
các axit amin như alanin 1,334%; arginin 1,261%; axit aspartic 1,857%; axit
glutamic 2,784%; glyxin 0,819%; histidin 0,853%; izolơxin 0,949%; lơxin
1,557%; lizin 1,903%, metionin 0,452%; phenylalanin 0,842%; prolin
0,984%; serin 0,871%; treonin 1,006%; tirozin 0,664% và valin 1,007% [15].
Chất lượng thịt còn được đánh giá dựa vào sự nuôi dưỡng và ảnh hưởng
của chế biến đến cảm quan (màu sắc, mùi vị, tính chất mềm). Newbold (1996)
cho biết, khi con vật chết do hao tổn về máu và thiếu oxi, mô cơ tiếp tục sản
sinh ATP từ kho chứa glycogen bằng con đường phân huỷ yếm khí glycogen.


18
Axit lactic được tạo ra tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết
glycogen, lúc đó pH thường giảm thấp nhất (pH =5,4) [83].

Chất lượng thịt còn được đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh
dưỡng và điều kiện chăm sóc, ni dưỡng. Các tác giả Sonaiya (1990) [87].
Yamashita và cộng sự (1976) [92], Touraille và công sự (1981) [88] cho biết,
giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt.
1.3.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu mức độ tiêu tốn thức ăn
Thức ăn cho gia cầm thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy tiêu
tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao
và ngược lại.
Chambers và cộng sự (1984) cho biết, hệ số tương quan giữa khối lượng
cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0,5 - 0,9). Giữa
sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là tương quan âm (r = - 0,2 đến - 0,8) [74].
Box và Bohren (1954) [73] và Willson (1969) [91] đã xác định hệ số tương
quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ
1- 4 tuần tuổi r = 0,5.
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 1 kg tăng
trọng, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dịng, giống, tính biệt, độ tuổi... Các giống
có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống có tốc độ tăng
trọng thấp. Những giai đoạn tuổi đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với giai đoạn
sau. Trần Công Xuân và cộng sự (1999) cho biết, khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi
gà Tam Hồng dịng 882 tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/ kg tăng trọng [69].
Tiêu tốn thức ăn của gia cầm cịn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời
tiết, chế độ ni dưỡng, chăm sóc, tình trạng sức khoẻ...
1.3.4. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh tật
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ


19
thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch
tễ, chuồng trại...). Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện

sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức
kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp [38].
Sức sống được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng có thể chống
lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch
bệnh (Johanson (1972) [29].
Trần Long và cộng sự (1994) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0 - 6
tuần tuổi đạt 93,3% [34]. Trần Thị Mai Phương (2004) cho biết, tỷ lệ nuôi
sống của gà ác từ 0 - 8 tuần tuổi đạt 93,6 - 96,9% [48]. Tỷ lệ nuôi sống của gà
Ri từ 0 - 9 tuần 92,11% (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999) [68].
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế giới
Theo tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO), bảo vệ nguồn gen động vật,
kể cả vật nuôi là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của
con người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn vật ni áp dụng trên phạm vi
tồn cầu, cho từng khu vực và từng quốc gia đã được FAO và cơ quan Bảo vệ
môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng. Theo FAO (1984),
chương trình đề ra các nội dung cơ bản gồm: (1) Bảo tồn bằng cách áp dụng
các biện pháp quản lý, (2) Xây dựng ngân hàng dữ liệu nguồn gen của động
vật, (3) Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương
trình bảo tồn, (4) Lưu giữ vật liệu di truyền.
Theo Primack (1995) [49], có hai phương pháp bảo tồn đa dạng các quần
thể sinh vật gồm:
Bảo tồn nguyên vị (in situ conservation) là bảo tồn một quần thể nào đó
ngay tại mơi trường sống tự nhiên của nó.
Bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation) là bảo tồn nguồn gen bên ngoài


20
mơi trường sống tự nhiên của lồi nào đó, tức là chuyển một phần quần thể từ
nơi cư trú quen thuộc đến chỗ ở mới để nuôi dưỡng.

Bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation) đối với động vật có thể [49] là
chuyển các quần thể đến nuôi trong các vườn thú, trong các trang trại, thủy
cung và kết hợp các chương trình nhân giống động vật. Bảo tồn chuyển vị là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ các quần thể
đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991).
Cũng theo Primack (1995) [20], những cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh
học nói chung, các giống vật ni có nguồn gen bản địa q hiếm nói riêng,
đơi khi lại mâu thuẫn với nhu cầu trước mắt của con người. Nhiều nhà sinh
học bảo tồn nhận ra sự cần thiết của phát triển bền vững – phát triển kinh tế
thỏa mãn nhu cầu hiện tại, tương lai và đồng thời hạn chế tối thiểu tác động
của nó đến đa dạng sinh học.
Theo Toledo [49], mỗi lồi thực vật, mỗi nhóm động vật bao giờ cũng
có riêng một cách sử dụng thực tế, một ý nghĩa tôn giáo, một vai trò trong
nghi lễ. Sự đa dạng văn hóa được gắn bó chặt chẽ với đa dạng gen của nhiều
loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị
cách biệt bởi nhân tố địa lý đã cho phép phát triển nhiều giống cây trồng, vật
ni bản địa; những giống này thích ứng với điều kiện địa phương và rất phù
hợp với khẩu vị của dân cư ở đây. Vì vậy, việc bảo vệ những nền văn hóa
truyền thống trong mơi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả
hai mục đích: bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về di truyền của các giống
gia cầm trong bảo tồn và sản xuất. Piatigorsky và cộng sự (1987) [59] nghiên
cứu bảo tồn cấu trúc gen α-crystallin ở vịt và gà. Năm 2003, T.Swackowski
[54] nghiên cứu áp dụng phương pháp mơ hình hỗn hợp trong chiến lược chăn
nuôi lấy thịt các loại chim. E. Delany (2003) [48] đã nghiên cứu về sự đa


21
dạng di truyền và bảo tồn giống gia cầm. Nghiên cứu của E. Decuypere và
cộng sự (2003) [50] cho rằng: tăng trưởng và sinh sản là các vấn đề quan

trọng làm cơ sở để lựa chọn giống nhằm nâng cao năng suất sản xuất thịt
trong chăn nuôi gà thịt. J.Plachy et al. ( 2003)[55] đã nghiên cứu về sự di
truyền miễn dịch ở gia cầm. Cùng năm, Maschhoff (2003) [53] đã công bố
nghiên cứu bảo tồn cấu trúc gen sox4 và biểu hiện trong phôi gà.
Riêng về bảo tồn các giống gà đặc hữu ở các nước Châu Á cũng có nhiều
thành tựu. Nhiều giống gà quý hiếm được bảo tồn, nhân ni có hiệu quả kinh
tế cao trong khu vực như: Gà Tre Thái Lan, Gà Ayam Cemani của Indonexia,
Gà Serama của Malaixia,… Những nghiên cứu về các giống gà địa phương và
tình hình ni gà lấy thịt ở Châu Á cũng được quan tâm. Một số nghiên cứu
như: Mekchay và cộng sự (2014) về cơ cấu số lượng bốn giống gà địa phương
của Thái Lan là các giống Pradhuhangdum, Luenghangkhao, Dang và Chee
cho thấy những năm gần đây các giống địa phương được nhân nuôi rộng rãi
và chiếm lĩnh thị trường do có nhu cầu lớn. Todsadee et al. (2012) về hiệu
quả sản xuất gà thịt tại Thái Lan kết quả cho thấy thức ăn, nguồn giống, chi
phí chăm sóc và các chi phí khác là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
sản lượng gà thịt và có thể nâng cao sản lượng thịt bằng cách áp dụng phương
pháp chăm sóc thích hợp. N. Alrwi et al. (2007) [76] xác định hiệu quả kỹ
thuật chăn nuôi gà thịt trang trại ở khu vực miền Trung của Saudi Arabia, cho
thấy hiệu quả bình quân đạt 89% và các trang trại quy mô nhỏ đạt hiệu quả kỹ
thuật ở mức 83%, các trang trại lớn đạt mức hiệu quả kỹ thuật khoảng 82%.
Ali et al. (2014) ước lượng hiệu quả kỹ thuật ni gà thịt theo hình thức chăn
thả của nông hộ ở Punjab, Pakistan cho thấy hiệu quả bình quân đạt 88%, tăng
khoảng 10,5% lợi nhuận so với mức hiệu quả trung bình các hình thức ni
khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng của giống, thức ăn
và kỹ thuật người chăm sóc ảnh hưởng đáng kể đến năng suất nuôi.


22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà
địa phương Việt Nam

1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà
địa phương ở Việt Nam
Theo thống kê của Viện chăn ni năm 2015, ở Việt Nam có 93 giống
vật ni bản địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm (gồm có 32 giống gà, 9
giống vịt, 4 giống ngan và 3 giống ngỗng). Mặc dù có nhiều giống gà ngoại
có năng suất cao liên tục được nhập nội và lai tạo đưa vào sản xuất nhưng
hiện nay ở nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá
cao, các giống này chăn nuôi theo phương thức thả vườn cũng không ngừng
phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng với các giống địa phương như: Gà
Ri, gà nịi, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Ác…
Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam,
chúng ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu về giống vật nuôi truyền thống và
việc lai tạo chúng nhằm đưa vào sản xuất thịt có chất lượng cao phù hợp với
nhu cầu thị hiếu. Trong đó có nhiều nghiên cứu về các giống gà địa phương
hoặc giống lai như: Trần Long và cộng sự (2007) [33] xác định hệ số di
truyền và tương quan di truyền một số tính trạng sản xuất gà mía; Nguyễn
Viết Thái và cộng sự (2011) [56] về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp
lai giữa gà H’mông với gà Ai cập; Nguyễn Viết Thái và cộng sự (2011) [57]
về khả năng sinh sản của gà mái lai F1 (H’mông - Ai cập) và F1 (Ai cập –
H'mông); Nguyễn Viết Thái (2012) [58] nghiên cứu xác định tổ hợp lai có
hiệu quả kinh tế giữa gà H’mơng và gà Ai Cập để sản xuất gà xương, da, thịt
đen; Bùi Hữu Đoàn và cộng sự (2011) [13] về khả năng sản xuất của gà F1
(Hồ x Lương Phượng) và gà lai Lương Phượng x F1 (Hồ x Lương Phượng);
Ngô Thị Kim Cúc và cộng sự (2014) [3] nghiên cứu chọn lọc dòng gà Ri hoa
mơ; Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2014) [20] về đặc điểm sinh trưởng


23
của gà Tre trong điều kiện nuôi thả vườn tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương;
Đặng Vũ Hịa và cộng sự (2015) [22] đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt

và chất lượng thịt gà Tè thương phẩm; Vũ Thị Đức và cộng sự (2015) [9] về
thực trạng chăn nuôi gà H'Mông tại Sơn La; Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng
sự (2015) [16] về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai
giữa gà Rừng với gà Ai Cập và gà H'Mông nuôi tại Viện Chăn nuôi; Nguyễn
Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015) [17] về khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng
trứng, thịt của tổ hợp lai giữa gà Rừng với gà Ai Cập và gà H'Mông nuôi tại
Viện Chăn; Mai Thị Xoan và cộng sự (2015) [70] về năng suất, chất lượng
thịt và hiệu quả kinh tế ở các thời điểm giết mổ của gà ta vàng nuôi thả vườn;
Nguyễn Thị Tường Vy (2015)[71] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí máu của
2 tổ hợp lai (Gà Đá x Gà Tam Hoàng) và (Gà Kiến x Gà Tam Hoàng) ở huyện
Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế; Hoàng Thanh Hải (2012)[11] về một số
đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus
colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt.
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu về điều kiện mơi trường chăn nuôi, điều kiện
dinh dưỡng và các chỉ tiêu sinh trưởng của gà tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu về điều kiện môi trường nuôi, chế độ dinh dưỡng đối
với gà đã được thực hiện tạo cơ sở để xác định điều kiện nuôi phù hợp nhất
cho từng giống gà ở từng vùng miền. Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (2002)
[24] nghiên cứu lựa chọn bộ giống gà thích hợp chăn ni nông hộ tại Thừa
Thiên Huế; Nguyễn Đức Hưng (2002) [25] nghiên cứu một số yếu tố kỹ thuật
trong quy trình chăn ni gà ga đình ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Đức Hưng
và cộng sự (2002) [26] nghiên cứu mức Protein khác nhau trong khẩu phần ăn
cho gà Lương Phượng nuôi thịt; Hồ Trung Thông và cộng sự (2011) [67] về
đào thải Nitơ và Photpho ở Gà Lương Phượng khi nuôi bằng các khẩu phần
ăn khác nhau; Nguyễn Đông Hải và cộng sự (2014) [10] về ảnh hưởng của


×