Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN QUY TẮC YORK ANTWERP & TỔN THẤT CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.73 KB, 21 trang )

Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC YORK ANTWERP 1994
Quy tắc về tổn thất chung lần đầu tiên được thông qua tại York (Anh) năm 1864 → Quy
tắc York
Quy tắc York được sửa đổi bổ sung tại Antwerp (Bỉ) năm 1924 → Quy tắc York
Antwerp
Quy tắc York Antwerp đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1950, 1974, 1990 và năm
2004
Có 2 loại Quy tắc:
- Thứ tự chữ cái (từ A đến G): quy định những vấn đề chung nhất về tổn thất chung
(định nghĩa tổn thất chung và hành động tổn thất chung; các nguyên tắc tính toán,
phân bổ tổn thất chung…)
- Thứ tự bằng số la mã (từ I đến XXIII): quy định các trường hợp hy sinh và chi phí
tổn thất chung cụ thể.
Quy tắc York Antwerp
Qui tắc giải thích

Các Qui tắc sau đây sẽ áp dụng cho việc tính toán tổn thất chung trừ khi có một Luật
hoặc Tập quán bất kỳ mâu thuẫn với các Qui tắc này.

Trừ khi có qui định khác tại Qui tắc Paramount và các Qui tắc đánh số, tổn thất chung sẽ
được tính toán theo các Qui tắc đánh chữ.

Qui tắc Paramount

Mọi hy sinh hoặc chi phí sẽ không được thừa nhận trong bất kỳ trường hợp nào trừ khi
chúng được thực hiện hoặc phải chịu một cách hợp lý.

Qui tắc A

Một hành động gây tổn thất chung tồn tại khi và chỉ khi một sự hy sinh hay chi phí bất


thường được thực hiện hoặc phải chịu một cách có chủ ý và hợp lý vì sự an toàn chung
nhằm cứu tài sản trong một rủi ro hàng hải chung khỏi nguy hiểm.

Các hy sinh và chi phí tổn thất chung sẽ được phân bổ cho các bên khác nhau có lợi ích
liên quan tới tổn thất đó trên các cơ sở được qui định dưới đây.

1
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Qui tắc B

Một rủi ro hàng hải chung tồn tại khi một hay nhiều tàu đang kéo hoặc đẩy một hay nhiều
tàu khác, với điều kiện là tất cả các tàu này đều phải tham gia vào các hoạt động thương
mại chứ không phải trong một hoạt động cứu hộ.

Khi các biện pháp được tiến hành để cứu các tàu và hàng hoá trên tàu, nếu có, khỏi một
nguy hiểm chung thì các Qui tắc này sẽ được áp dụng.

Một tàu sẽ không ở trong tình trạng nguy hiểm chung với một hoặc các tàu khác nếu chỉ
đơn giản tách ra khỏi tàu hoặc các tàu đó thì nó sẽ ở trong tình trạng an toàn; nhưng nếu
bản thân việc tách ra đó là một hành động gây tổn thất chung thì rủi ro hàng hải chung
vẫn tiếp tục tồn tại.

Qui tắc C

Chỉ những mất mát, hư hỏng hoặc phí tổn là hệ quả trực tiếp của hành động gây tổn thất
chung mới được thừa nhận là tổn thất chung.

Mọi mất mát, hư hỏng hay phí tổn phải chịu liên quan đến các thiệt hại đối với môi
trường hoặc là hệ quả của sự để thoát ra hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ các tài sản
trong rủi ro hàng hải chung sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung trong bất kỳ

trường hợp nào.

Tiền phạt do dỡ hàng chậm, việc mất thị trường và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu
hoặc phí tổn nào phải chi do chậm trễ, dù trong hay sau hành trình, và bất kỳ một thiệt hại
gián tiếp nào từ đó sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung.

Qui tắc D

Các quyền đối với phân bổ tổn thất chung sẽ không bị ảnh hưởng, dù cho sự kiện dẫn đến
hy sinh hay chi phí có thể là do lỗi của một trong các bên trong rủi ro hàng hải chung;
nhưng điều này không làm phương hại đến các hình thức bồi hoàn hay bào chữa nào có
thể được tiến hành chống lại bên đó liên quan đến lỗi này.

Qui tắc E

Bên có khiếu nại trong tổn thất chung có nghĩa vụ chứng minh rằng mất mát hoặc phí tổn
mình khiếu nại là có thể được thừa nhận là tổn thất chung một cách đúng đắn.

Tất cả các bên có khiếu nại trong tổn thất chung phải gửi đến chuyên viên tính toán tổn
thất chung thông báo bằng văn bản về mất mát hoặc phí tổn liên quan đến khiếu nại phân
bổ của họ trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc rủi ro hàng hải chung.

Nếu không thông báo, hoặc nếu trong vòng 12 tháng kể từ này có một yêu cầu tương tự
một trong số các bên không cung cấp các chứng cứ làm căn cứ cho khiếu nại đã thông
2
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
báo hay các trình bày cụ thể về trị giá của quyền lợi được phân bổ, chuyên viên tính toán
tổn thất chung sẽ có quyền tự do dự tính giới hạn của việc thừa nhận tổn thất chung hay
trị giá phân bổ trên cơ sở các thông tin mà mình có, dự tính này chỉ có thể bị khiếu nại vì
lý do dự tính này rõ ràng là không chính xác.


Qui tắc F

Một phí tổn bổ sung bất kỳ phải chi để tránh một chi phí khác đáng lẽ đã được thừa nhận
là tổn thất chung sẽ được xem như tổn thất chung và sẽ được thừa nhận như vậy mà
không phụ thuộc vào việc cứu các lợi ích khác nếu có, nhưng chi phí bổ sung không thể
vượt quá trị giá tổn thất chung tránh được.

Qui tắc G

Tổn thất chung được tính toán, liên quan đến cả tổn thất và phân bổ thổn thất chung, trên
cơ sở các trị giá vào thời điểm và tại nơi rủi ro kết thúc. Qui tắc này không ảnh hưởng
đến việc xác định nơi lập thông báo về tổn thất.

Trường hợp tại cảng hoặc một nơi bất kỳ, tàu ở trong các hoàn cảnh dẫn đến việc thừa
nhận tổn thất chung theo các quy định tại Qui tắc X và XI, và hàng hóa hoặc một phần
của hàng hoá được chuyển tới điểm đến bằng phương tiện khác thì các quyền và trách
nhiệm trong tổn thất chung, theo các quyền lợi về hàng hoá đã được thông báo nếu có thể
thông báo, sẽ được giữ nguyên đến mức có thể như trong trường hợp không có việc
chuyển tải trên và như thể rủi ro vẫn tiếp tục với tàu ban đầu miễn là điều này là hợp lý
theo hợp đồng thuê tàu và theo luật áp dụng.

Tỷ lệ thừa nhận là tổn thất chung gắn với hàng hoá khi áp dụng đoạn 3 Qui tắc này sẽ
không được vượt quá phí tổn mà chủ hàng đáng lẽ đã phải chịu nếu hàng hoá được vận
chuyển với chi phí của họ.

Qui tắc I. Vứt bỏ hàng hóa

Việc vứt bỏ hàng hoá sẽ không được xem là tổn thất chung, trừ khi hàng hoá đó được
chuyên chở phù hợp với tập quán thương mại được thừa nhận.


Qui tắc II. Tổn thất hoặc thiệt hại từ việc hy sinh vì an toàn chung

Mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong một rủi ro hàng hải chung do hoặc là hệ quả
của sự hy sinh vì an toàn chung, và do nước tràn vào hầm tàu để mở hoặc vào chỗ mở
khác được thực hiện để vứt hàng xuống biển vì an toàn chung sẽ được coi là tổn thất
chung.

Qui tắc III. Dập tắt đám cháy trên tàu

Hư hại gây ra cho tàu hoặc hàng hoá, hoặc cho cả hai, bởi nước hoặc phương pháp chữa
cháy khác, kể cả hư hại do đưa tàu vào cạn hoặc phá thủng tàu đang cháy trong khi dập
3
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
tắt đám cháy trên tàu sẽ được xem là tổn thất chung, nhưng trường hợp hư hại do khói
hoặc hơi nóng từ đám cháy sẽ không được bồi thường.

Qui tắc IV. Cắt bỏ phần hư hại

Tổn thất hoặc thiệt hại phải chịu do cắt bỏ phần hư hại hay những bộ phận của tàu mà đã
bị cuốn trôi trước đó hoặc bị mất thực sự do ngẫu nhiên sẽ không được xem là tổn thất
chung.

Qui tắc V. Cố ý vào cạn

Khi tàu cố ý vào cạn vì an toàn chung, dù tàu có thể đã bị đẩy dạt vào cạn hay không thì
những tổn thất hoặc thiệt hại hệ quả đối với tài sản trong một rủi ro hàng hải chung sẽ
được thừa nhận là tổn thất chung.

Qui tắc VI. Trả công cứu hộ


a.Chi phí có tính chất cứu hộ mà các bên trong rủi ro hàng hải chung phải gánh chịu, dù
theo hợp đồng hay khác, sẽ được thừa nhận là tổn thất chung với điều kiện các hoạt động
cứu hộ được tiến hành nhằm cứu tài sản trong rủi ro hàng hải chung khỏi nguy hiểm.

Chi phí được thừa nhận là tổn thất chung sẽ bao gồm tiền công cứu hộ có tính đến kỹ
năng và các nỗ lực của những người cứu hộ trong việc ngăn chặn hoặc, giảm thiểu thiệt
hại đối với môi trường như được nêu tại Ðiều 13 đoạn I(b) Công ước quốc tế về Cứu hộ
1989.

b.Khoản tiền công đặc biệt có thể được chủ tàu trả cho người cứu hộ theo Ðiều 14 Công
ước nêu trên trong giới hạn nêu tại đoạn 4 Ðiều này hoặc theo quy định khác tương tự về
bản chất sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung.

Qui tắc VII. Hư hại đối với máy móc và các nồi hơi

Hư hại gây ra cho máy móc và các nồi hơi bất kỳ của tàu đang mắc cạn hoặc đang trong
tình trạng nguy hiểm trong khi cố gắng làm nổi tàu sẽ được thừa nhận là tổn thất chung
khi chứng minh được rằng sự việc đó là do một chủ ý thực tế để làm nổi tàu vì an toàn
chung với nguy cơ có thể có hư hại như vậy; nhưng với trường hợp tàu đang nổi thì các
tổn thất hoặc hư hại do việc thúc đẩy máy móc, nồi hơi hoạt động sẽ không khi nào được
xem là tổn thất chung.

Qui tắc VIII. Các phí tổn để làm nhẹ tàu khi bị mắc cạn và thiệt hại hệ quả

Khi tàu bị mắc cạn và hàng hoá và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu hoặc một
trong số đó bị dỡ ra như là một hành động gây tổn thất chung, chi phí phụ thêm để làm
nhẹ tàu, thuê xà lan và chuyển sang tàu khác (nếu có), và bất kỳ mất mát hay hư hại nào
đối với hàng hoá trong rủi ro hàng hải chung là hệ quả của việc này, sẽ được thừa nhận là
tổn thất chung.

4
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân

Qui tắc IX. Hàng hoá, các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu được sử dụng
thay cho nhiên liệu

Hàng hoá, nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu, hoặc một trong số đó, cần thiết được
sử dụng thay nhiên liệu vì an toàn chung vào thời điểm có nguy hiểm sẽ được thừa nhận
là tổn thất chung, nhưng khi các chi phí cho các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu
được thừa nhận là tổn thất chung thì tổn thất chung phải trừ đi phần chi phí nhiên liệu dự
tính mà đáng lẽ đã phải tiêu thụ để thực hiện hành trình dự kiến.

Qui tắc X. Các chi phí tại cảng lánh nạn, v v

a. Khi tàu phải ghé vào một cảng hoặc nơi lánh nạn hoặc phải quay trở lại cảng hoặc nơi
xếp hàng do có tai nạn, hy sinh hoặc các hoàn cảnh bất thường khác, và việc này là cần
thiết vì an toàn chung, các chi phí vào cảng hoặc nơi đó sẽ được thừa nhận là tổn thất
chung; và khi tàu tiếp tục hành trình với hàng hoá ban đầu hoặc với một phần hàng hoá
đó thì các chi phí tương ứng cho việc rời khỏi cảng hoặc nơi lánh nạn là hệ quả của việc
ghé vào hay quay trở lại đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung.

Khi tàu tại cảng hoặc nơi lánh nạn và cần thiết phải được di chuyển sang một cảng hoặc
nơi khác do việc sửa chữa không thể thực hiện được tại cảng hoặc nơi lánh nạn đầu tiên,
thì những quy định của Qui tắc này sẽ được áp dụng đối với cảng hoặc nơi thứ hai như
thể đó là cảng hoặc nơi lánh nạn và các chi phí cho việc di chuyển này kể cả việc sửa
chữa tạm thời và lai dắt sẽ được thừa nhận là tổn thất chung. Các quy định của Qui tắc
XI sẽ áp dụng cho việc kéo dài hành trình do việc di chuyển này gây ra.

b. Chi phí cho việc xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm
dự trữ, dù tại cảng hoặc nơi xếp hàng, ghé hay lánh nạn, sẽ được thừa nhận là tổn thất

chung, khi việc xếp hoặc dỡ hàng là cần thiết vì an toàn chung hoặc để sửa chữa các hư
hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra, nếu việc sửa chữa này là cần thiết cho việc
tiếp tục an toàn hành trình, trừ các trường hợp hư hại đối với tàu được phát hiện ra tại
cảng hoặc nơi xếp hàng hoặc ghé mà không có liên hệ gì đến một tai nạn hay các hoàn
cảnh bất thường nào xảy ra trong hành trình.

Chi phí xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ sẽ
không thể được thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí này được thực hiện chỉ nhằm
mục đích tái sắp xếp lại hàng hoá do bị xê dịch trong hành trình, trừ khi sự tái sắp xếp
như vậy là cần thiết vì an toàn chung.

c. Khi các chi phí cho việc xếp hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự
trữ có thể được thừa nhận là tổn thất chung, các chi phí lưu kho, kể cả bảo hiểm nếu được
chi một cách hợp lý, chi phí tái xếp và sắp xếp các hàng hoá, nhiên liệu và các vật phẩm
dự trữ đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung.

Các quy định tại Qui tắc XI sẽ được áp dụng cho các khoảng thời gian kéo dài thêm do
việc tái xếp hay tái sắp xếp này.
5
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân

Nhưng khi tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục hành trình ban đầu, các chi phí lưu kho sẽ
chỉ được thừa nhận là tổn thất chung cho đến ngày tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục
hành trình hoặc đến ngày kết thúc việc dỡ hàng nếu việc loại thải hoặc từ bỏ hành trình
xảy ra trước ngày đó.

Qui tắc XI. Lương và phụ cấp của đoàn thuỷ thủ và các chi phí khác do đổi hướng
tàu để tránh gió và tại cảng lánh nạn, v v

a. Lương và phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thuỷ thủ đã chi một cách hợp lý

và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ tiêu thụ trong thời gian kéo dài hành trình do tàu
phải vào cảng hoặc nơi lánh nạn hay phải quay trở lại cảng hoặc nơi xếp hàng sẽ được
thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí vào cảng hoặc nơi đó có thể được thừa nhận là
tổn thất chung theo Qui tắc X(a).

b. Khi tàu đã vào hoặc bị giữ lại tại một cảng hoặc một nơi nào đó do tai nạn, hy sinh
hoặc các hoàn cảnh bất thường khác, và việc này là cần thiết vì an toàn chung, hoặc để
sửa hư hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra, nếu việc sửa chữa này là cần thiết
để tiếp tục an toàn hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và thuỷ
thủ đoàn được chi một cách hợp lý trong thời gian lưu hoặc bị giữ tại cảng hoặc nơi đó
cho đến khi tàu phải hoặc nên sẵn sàng để tiếp tục hành trình của mình sẽ được thừa nhận
là tổn thất chung.

Nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ tiêu thụ trong thời gian lưu lại hoặc bị giữ lại này sẽ
tương tự được thừa nhận là tổn thất chung, trừ trường hợp nhiên liệu và các vật phẩm dự
trữ đó được tiêu thụ để thực hiện việc sửa chữa không được thừa nhận là tổn thất chung.

Các phí cảng phải chi trong thời gian lưu lại hoặc bị giữ lại này sẽ tương tự được thừa
nhận là tổn thất chung, trừ trường hợp các chi phí đó phải chi để thực hiện việc sửa chữa
không được thừa nhận là tổn thất chung.

Với điều kiện là khi hư hại đối với tàu được phát hiện tại cảng hoặc nơi xếp hàng hoặc
nơi ghé mà không liên quan đến một tai nạn hay hoàn cảnh bất thường nào xảy ra trong
hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và thuỷ thủ đoàn và các
nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ đã tiêu thụ và các phí cảng đã chi trong thời gian lưu lại
để sửa chữa các hư hại được phát hiện như vậy sẽ không thể được thừa nhận là tổn thất
chung, ngay cả khi các sửa chữa đó là cần thiết cho việc tiếp tục an toàn hành trình.

Khi tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền
trưởng, sĩ quan và thuỷ thủ đoàn và các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ đã tiêu thụ và

các phí cảng sẽ chỉ được thừa nhận là tổn thất chung đến ngày loại thải tàu hoặc từ bỏ
hành trình hoặc đến ngày hoàn thành việc dỡ hàng nếu việc loại thải hoặc từ bỏ xảy ra
trước ngày đó.

c. Vì mục đích của Qui tắc này và các Qui tắc khác, lương sẽ bao gồm tất cả các khoản
thanh toán trả cho hoặc được thực hiện vì lợi ích của thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ
6
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
thủ đoàn do luật quy định đối với chủ tàu hoặc được thực hiện theo các điều khoản cuả
hợp đồng lao động.

d. Chi phí cho các biện pháp được tiến hành để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các thiệt hại
đối với môi trường sẽ được thừa nhận là tổn thất chung nếu các chi phí đó được thực hiện
trong một hoặc tất cả các hoàn cảnh sau đây:

i. Như một phần của một hoạt động được thực hiện vì an toàn chung, hoạt động mà nếu
nó được thực hiện bởi một bên thứ ba không thuộc rủi ro hàng hải chung thì bên đó sẽ có
quyền được hưởng tiền cứu hộ;

ii. Như một điều kiện để vào hoặc rời cảng hoặc nơi khác trong các hoàn cảnh quy định
tại Qui tắc X(a);

iii. Như một điều kiện để lưu lại một cảng hoặc nơi khác trong các hoản cảnh quy định tại
Qui tắc X(a) với điều kiện là khi có sự để thoát ra hoặc thải ra các chất gây ô nhiễm thì
chi phí cho các biện pháp bổ sung cần thiết để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm hoặc
thiệt hại đối với môi trường sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung.

iv. Là cần thiết cho việc dỡ, lưu kho hoặc tái xếp hàng hoá khi các hoạt động này có thể
được thừa nhận là tổn thất chung.


Qui tắc XII. Hư hại đối với hàng hoá khi dỡ hàng, v v

Thiệt hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng, nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ phải sử dụng
để xếp , dỡ, lưu kho, tái xếp và sắp xếp sẽ được xem như tổn thất chung khi và chỉ khi chi
phí cho các biện pháp này lần lượt được thừa nhận là tổn thất chung.

Qui tắc XIII. Khấu trừ chi phí sửa chữa

Việc sửa chữa được thừa nhận là tổn thất chung sẽ không bị khấu trừ "mới thay cũ" khi
các vật liệu hoặc bộ phận được thay thế bởi vật liệu hay bộ phận mới trừ khi tàu đã trên
15 tuổi, trường hợp này sẽ khấu trừ 1 phần 3. Việc khấu trừ phải căn cứ vào tuổi của tàu,
tính từ 31 tháng 12 của năm hoàn thành việc đóng tàu đó cho đến ngày có hành động gây
tổn thất chung, trừ đồ cách điện, thuyền cứu sinh hoặc tương tự, thiết bị hoa tiêu và liên
lạc, máy móc và nồi hơi được khấu trừ theo tuổi của các thiết bị này.

Chỉ khấu trừ đối với chi phí cho các dụng cụ hoặc bộ phận mới khi chúng đã là thành
phẩm và sẵn sàng lắp đặt trên tàu.

Không khấu trừ trong trường hợp các đồ dự phòng, các dự trữ khác, các mỏ neo và dây
cáp.

Các chi phí lên đà và hạ thuỷ tàu và các chi phí chiếu sáng sẽ được thừa nhận toàn bộ.

7
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Các chi phí làm sạch, sơn hoặc phủ đáy tàu sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung trừ
khi đáy tàu được sơn hoặc phủ trong vòng 12 tháng trước ngày có hành động gây tổn thất
chung, và trong trường hợp này chỉ một nửa chi phí đó được thừa nhận.

Qui tắc XIV. Sửa chữa tạm thời


Trường hợp việc sửa chữa tạm thời được thực hiện đối với tàu tại cảng hoặc nơi xếp
hàng, ghé lại hoặc lánh nạn vì an toàn chung hay để sửa chữa các hư hại đối với tàu do hy
sinh tổn thất chung thì chi phí cho những sửa chữa đó sẽ được coi là tổn thất chung.

Trường hợp việc sửa chữa tạm thời các hư hỏng ngẫu nhiên được thực hiện nhằm hoàn
thành hành trình thì chi phí cho những sửa chữa đó sẽ được thừa nhận là tổn thất chung
mà không phụ thuộc vào việc cứu các lợi ích khác nếu có, nhưng không được vượt quá
khoản tiết kiệm được từ các chi phí mà đáng lẽ đã phải chi và được thừa nhận là tổn thất
chung nếu những việc sửa chữa đó không được thực hiện tại đó.

Không khấu trừ "mới thay cũ" đối với chi phí cho các sửa chữa tạm thời có thể được thừa
nhận là tổn thất chung.

Qui tắc XV. Mất cước phí

Thiệt hại về cước phí phát sinh từ các hư hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng sẽ được
xem như tổn thất chung, dù thiệt hại là do một hành động gây tổn thất chung, hoặc khi hư
hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng được xem như tổn thất chung.

Trị giá tổng thiệt hại cước phí sẽ bị khấu trừ đi các chi phí mà chủ tàu đáng lẽ đã phải bỏ
ra để thu được số cước đó nhưng thực tế đã không phải bỏ ra do có hy sinh.

Qui tắc XVI. Trị giá hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng do hy sinh được thừa nhận là
tổn thất chung

Trị giá hàng hoá bị mất hoặc hư hại do phải hy sinh có thể được xem là tổn thất chung sẽ
là thiệt hại phải gánh chịu từ hy sinh đó dựa trên giá trị tại thời điểm dỡ, được xác định
theo hoá đơn thương mại đưa cho người nhận hoặc nếu không có hoá đơn như vậy thì xác
định theo giá trị hàng xếp lên tàu.


Trị giá tại thời điểm dỡ hàng sẽ bao gồm cả chi phí bảo hiểm và cước phí trừ khi và trong
phạm vi các cước phí đó là cho các lợi ích khác chứ không phải là cho hàng hoá.

Khi hàng hoá bị hư hỏng được bán và các bên không có thoả thuận gì khác về trị giá thiệt
hại, thiệt hại được coi như tổn thất chung sẽ là phần chênh lệch giữa trị giá thực bán với
trị giá thực của hàng hoá chưa hư hại được tính toán như tại đoạn 1 của Qui tắc này.

8
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Qui tắc XVII. Giá trị phân bổ

Việc phân bổ trong tổn thất chung sẽ được tiến hành trên các trị giá thực của tài sản khi
kết thúc rủi ro hàng hải chung trừ việc trị giá của hàng hoá là trị giá tại thời điểm dỡ,
được xác định theo hoá đơn thương mại đưa cho người nhận hoặc nếu không có hoá đơn
như vậy thì xác định theo trị giá hàng xếp lên tàu. Trị giá của hàng hoá sẽ bao gồm chi
phí bảo hiểm và cước phí trừ khi và trong phạm vi cước phí đó là đối với các lợi ích khác
không phải là hàng hoá, trừ đi bất cứ tổn thất hoặc thiệt hại nào đối với hàng hoá trước
hoặc tại thời điểm dỡ hàng. Trị giá của tàu sẽ được ước tính mà không xem xét đến hệ
quả có lợi hay có hại của hợp đồng thuê tàu mà tàu đã có thể giao kết.

Trong các hoàn cảnh nêu tại đoạn 3 Qui tắc G, hàng hoá và các tài sản khác sẽ được
cộng vào tổn thất chung trên cơ sở trị giá của nó khi giao tại đích ban đầu trừ khi những
hàng hoá đó đã được bán hoặc được định đoạt theo một cách khác trước khi tàu đến cảng
đích, và tàu sẽ được cộng vào tổn thất chung theo trị giá thực của tàu tại thời điểm hoàn
thành việc dỡ hàng.

Tuy nhiên, trường hợp hàng hoá được bán trước khi tàu tới cảng đích thì hàng hoá sẽ
được cộng vào tổn thất chung trên cơ sở trị giá thực bán của hàng cộng thêm những
khoản đã được thừa nhận là tổn thất chung. Thư tín, hành lý của hành khách, vật dụng cá

nhân và phương tiện giao thông có động cơ kèm theo của họ sẽ không được bồi thường
trong tổn thất chung.

Qui tắc XVIII. Hư hại đối với tàu

Trị giá hư hại hoặc mất mát đối với tàu, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu được thừa
nhận là tổn thất chung sẽ là như sau:

a. Trường hợp đã được sửa hoặc thay thế:

Chi phí thực tế hợp lý của việc sửa chữa hoặc thay thế hư hỏng hoặc mất mát đó, tuân thủ
các khấu trừ theo Qui tắc XIII

b. Trường hợp chưa được sửa chữa hoặc thay thế:

Khoản giảm trị giá hợp lý phát sinh từ các mất mát hoặc hư hỏng đó nhưng không vượt
quá chi phí sửa chữa ước tính. Nhưng khi tàu bị tổn thất thực tế toàn bộ hoặc khi chi phí
sửa chữa vượt quá trị giá tàu khi đã được sửa chữa thì trị giá được thừa nhận là tổn thất
chung sẽ là phần chênh lệch giữa trị giá ước tính của tàu lúc còn tốt sau khi trừ đi chi phí
sửa chữa thiệt hại ước tính mà không phải là tổn thất chung và trị giá của tàu trong tình
trạng hư hại (được xác định qua giá bán, nếu có).

Qui tắc XIX. Hàng không kê khai hoặc kê khai sai

Hư hỏng hoặc mất mát gây ra cho hàng hoá đã xếp lên tàu mà chủ tàu hoặc đại lý của chủ
tàu không biết, hoặc đối với những hàng hoá bị mô tả sai một cách cố ý tại thời điểm xếp
9
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
hàng sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung, nhưng nếu những hàng hoá đó được cứu
thì vẫn được cộng vào tổn thất chung.


Hư hỏng hoặc thiệt hại gây ra cho hàng hoá đã vô ý kê khai sai với trị giá thấp hơn trị giá
thực tế sẽ được phân bổ tổn thất theo trị giá kê khai, nhưng những hàng hoá đó vẫn được
cộng vào tổn thất chung theo trị giá thực tế của chúng.

Qui tắc XX. Xét xử, việc ứng quỹ

Khoản tiền 2% của số tiền chi cho tổn thất chung không kể lương và phụ cấp cho thuyền
trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ đoàn và các nhiên liệu và các dự trữ khác không phải thay
thế trong hành trình, sẽ được thừa nhận trong tổn thất chung.

Khoản thiệt hại về tiền mà chủ hàng phải chịu khi bán hàng để lập quỹ nhằm thanh toán
các chi tiêu tổn thất chung sẽ được thừa nhận trong tổn thất chung.

Qui tắc XXI. Lợi tức cho những thiệt hại được coi là tổn thất chung

Những chi phí, hy sinh và những khoản được tính vào tổn thất chung đều được tính lãi
7% một năm đến hết 3 tháng kể từ ngày ban hành bản tính toán tổn thất chung, những
thừa nhận tổn thất chung đối với bất kỳ khoản thanh toán dần nào mà các bên có lợi ích
đã phải thực hiện hoặc khoản thanh toán lấy từ quỹ ứng cho tổn thất chung.

Qui tắc XXII. Việc sử dụng các khoản ký quỹ bằng tiền mặt

Trường hợp các khoản ký quỹ bằng tiền mặt được thu liên quan đến trách nhiệm về hàng
hoá trong tổn thất chung, cứu nạn hoặc các chi phí đặc biệt, các khoản ký quỹ đó sẽ phải
được chuyển không chậm trễ vào một tài khoản đặc biệt đứng tên chung của một người
đại diện được chỉ định thay mặt cho chủ tàu và một người đại diện được chỉ định thay
mặt cho những người đã ký quỹ tại ngân hàng và được cả hai phê chuẩn.

Khoản tiền ký quỹ, cùng với khoản lãi cộng dồn, nếu có, sẽ được coi như một hình thức

đảm bảo cho việc thanh toán cho các bên có quyền được hưởng thanh toán đối với tổn
thất chung, cứu nạn hoặc các chi phí đặc biệt có thể được thanh toán bằng hàng hoá mà
các khoản ký quỹ được thu cho hàng hoá đó. Các khoản thanh toán dần hoặc hoàn lại các
khoản ký quỹ có thể được thực hiện nếu được chuyên viên tính toán tổn thất chung xác
nhận bằng văn bản. Các khoản ký quỹ và thanh toán hay trả lại đó không gây phương hại
đến trách nhiệm cuối cùng của các bên.
10
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
II. TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT CHUNG
Trong một chuyến hành trình thường xảy ra các tai nạn lớn như đâm va, chìm, cháy, mắc
cạn…Khi gặp các tai nạn này cả tàu và hàng thường có nguy cơ tổn thất toàn bộ. Để cứu
nguy chung cho tàu và hàng thuyền trưởng phải theo quy định dùng mọi biện pháp để
cứu nguy. Hành động hy sinh một cách cố ý này có thể dẫn tới tổn thất một số hàng hóa
của một số chủ hàng hoặc cả vật chất hoặc một số chi phí khác nhằm mục đích an toàn
chung cho tàu và hàng.
1. Khái niệm
Định nghĩa General average (Tổn thất chung): Là tổn thất do hành động tổn thất
chung gây ra cho tàu và hàng hóa trong một chuyến đi trên biển, nhằm bảo vệ lợi ích của
tất cả các bên (Chủ tàu, chủ hàng). Do đó mỗi bên phải cùng nhau gánh chịu Tổn thất
chung khác với tổn thất riêng (Particular average) là loại tổn thất chỉ liên quan đến lợi ích
riêng của chủ tài sản nào đó (Chủ tàu hay chủ hàng) trong chuyến đi chung trên biển và
người này phải tự mình gánh chịu mà không đòi hỏi được các chủ tài sản khác cùng đóng
góp. Tổn thất chung bao gồm: 1. Hy sinh tổn thất chung (General average sacrifices): Là
những thiệt hại vật chất của: - Tàu: Do dập tắt đám cháy trên tàu, chặt bỏ thiết bị vật dụng
bị đổ nát, động cơ tàu bị hỏng do chạy máy quá giới hạn cho phép để vượt cạn, - Hàng:
Vứt bỏ hàng để làm nhẹ tàu, hàng ngấm ướt do dập đám cháy trên tàu, hư hỏng khi phải
dỡ hàng tại cảng lánh nạn 2. Chi phí tổn thất chung (General average expenditures) Bao
gồm các chi phí cứu hộ (Phí lai dắt, phí sang mạn hàng, ), chi phí tại cảng lánh nạn (Phí
vào và rời cảng, phí dỡ hàng, phí sửa chữa tàu, chi phí lương bổng thuyền viên trong thời
gian tàu lưu tại cảng lánh nạn, _ và các chi phí khác có liên quan (Phí giám định, phí

tính toán phân chia đóng góp tổn thất chung, ) Tổn thất chung là một sự cố hàng hải
thừơng xảy ra và cách giải quyết khá phức tạp đòi hỏi tính chính xác và có thời gian. Vì
thế, trước đây rất lâu người ta đã cố gắng soạn thảo và áp dụng thống nhất các văn bản
luật pháp về tổn thất chung như: Quy tắc York-Antwerp 1924, quy tắc York-Antwerp
1950 Hiện nay các nước thống nhất sử dụng quy tắc York-Antwerp 1994 (York-Antwerp
Rules 1994) mà nội dung gồm 7 quy tắc từ A đến G và 22 điều khoản nhằm diễn giải rõ
ràng các trường hợp tổn thất chung, các hy sinh và chi phí tổn thất, cách tính toán đóng
11
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
góp tổn thất chung và thủ tục tiến hành.
General average act (Hành động tổn thất chung): Theo diễn giải của Quy tắc A York-
Antwerp 1994 được quốc tế công nhận phổ biến: Được coi là hành động tổn thất chung
chỉ khi nào hành động ấy có chủ định (Intentionally) và hợp lý (Reasonably) vì sự an toàn
chung (Common safety) khi gặp hiểm họa, đã gây ra những hy sinh và phí tổn thất bất
thường nhằm bảo vệ tài sản thoát khỏi hiểm họa trong một chuyến đi chung trên biển.
General average clause (Điều khoản tổn thất chung) : Điều khoản trong hợp đồng thuê
tàu hoặc vận đơn quy định nơi và quy tắc xử lý tổn thất chung (thường áp dụng quy tắc
York-Antwerp).
General average deposit (Tiền ký quỹ tổn thất chung) : Khi xảy ra trường hợp tổn thất
chung, chủ tàu có quyền yêu cầu người nhận hàng đóng một số tiền ký quỹ nào đó trước
khi nhận hàng, làm cơ sở bảo đảm việc chi trả phần phải đóng góp tổn thất chung
(general average contribution). Tiền ký quỹ được đưa vào tài khoản liên doanh của chủ
tàu và chủ hàng. Người đóng tiền ký quỹ sẽ nhận được biên nhận làm bằng chứng
(deposit receipt) Số tiền ký quỹ kể cả tiền lãi của nó sẽ do những chuyên viên tính tổn
thất chung (average adjuster) sử dụng để chi trả tổn thất chung và/hoặc tổn thất riêng,
và/hoặc các phí khác. Nếu số tiền ký quỹ vượt quá mức đóng góp thì số dư thừa sẽ được
hoàn trả cho người nộp. Cũng có một số trường hợp, chủ tàu chấp nhận người nhận hàng
(hoặc công ty bảo hiểm lô hàng) làm giấy bảo đảm chi trả mà không phải nộp tiền ký quỹ
(Letter of guarantee).
Chúng ta phân biệt hai khái niệm tổn thất chung:

Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại về vật chất của tàu và hàng và thiệt hại về
cước phí của người chuyên chở do hành động vì tổn thất chung gây nên.
Ví dụ:
- Hàng hóa bị vứt xuống biển,
- Hàng bị ướt do hành động chữa cháy….
12
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Chi phí tổn thất chung: là những chi phí được chi ra cho người thứ ba do hành vi tổn
thất chung gây nên để cứu nguy cho tàu và hàng.
Ví dụ:
* Chi phí cứu hộ, dỡ hàng, lưu kho, giám định…
* Chi phí tạm thời sửa chữa tàu
* Chi phí tại cảng lánh nạn
* Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu
2. Đặc trưng của tổn thất chung
Một tổn thất được coi là tổn thất chung để có thể yêu cầu các bên tham gia đóng góp bồi
thường phải hội đủ ba yếu tố sau:
- Phải có hiểm nguy chắc chắn xảy ra như bão tố, sóng thần, …đặt tàu vào tình trạng
nguy hiểm.
- Khi thực hiện các biện pháp để tránh hiểm nguy, phải có sự cố ý hy sinh, nghĩa là
thuyền trưởng có ý định hy sinh để cứu vãn “ cộng đồng quyền lợi”.
- Sự hy sinh đó phải có lợi, nghĩa là cứu vãn được cộng đồng quyền lợi.
Khi cả ba yếu tố trên hội đủ, thuyền trưởng có thể tuyên bố tổn thất chung.
3. Quy Tắc Áp Dụng Để Tính Tổn Thất Chung
Áp dụng theo Quy tắc York Antwerp 1994.
Những thay đổi chủ yếu của Quy tắc York – Antwerp năm 2004 so với năm 1994: do áp
lực chủ yếu từ phía Liên đoàn bảo hiểm hàng hải quốc tế (International Union of Marine
Insures - IUMU):
+ Quy tắc VI: chi phí cứu hộ bị loại trừ khỏi tổn thất chung
+ Loại bỏ nguyên tắc II: chỉ có các tổn thất và chi phí xảy ra vì an toàn chung của các tài

sản trong hành trình mới được đưa vào tổn thất chung, còn các chi phí vì lợi ích chung sẽ
bị loại bỏ.
+ Quy tắc XI: Tiền lương của sĩ quan thủy thủ trong thời gian tàu lưu ại cảng lánh nạn sẽ
không được đưa vào tổn thất chung, tuy nhiên chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế vẫn
được đưa vào tổn thất chung.
+ Khoản lãi 2% trong quy tắc XX bị bãi bỏ
13
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
+ Lãi suất trong quy tắc XXI vẫn được duy trì nhưng không phải là &5 mà sẽ được Ủy
ban hàng hải quốc tế (CMI) ấn định hàng năm.
+ Thời hiệu tố tụng: 1 năm kể từ ngày tính toán phân bổ tổn thất chung được công bố,
hoặc 6 năm kể từ ngày kết thúc hành trình trong đó đã xảy ra tổn thất chung. Tuy nhiên
các bên vẫn có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn trên.
4. Các hy sinh và chi phí tổn thất chung cụ thể và các quy tắc áp dụng:
4.1. Vứt bỏ một số hàng hóa xuống biển để làm nhẹ tàu, giúp tàu nổi lên
Qui tắc I. Vứt bỏ hàng hóa
Việc vứt bỏ hàng hoá sẽ không được xem là tổn thất chung, trừ khi hàng hoá đó được
chuyên chở phù hợp với tập quán thương mại được thừa nhận.
Qui tắc II. Tổn thất hoặc thiệt hại từ việc hy sinh vì an toàn chung
Mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong một rủi ro hàng hải chung do hoặc là hệ quả
của sự hy sinh vì an toàn chung, và do nước tràn vào hầm tàu để mở hoặc vào chỗ mở
khác được thực hiện để vứt hàng xuống biển vì an toàn chung sẽ được coi là tổn thất
chung.
Qui tắc XV. Mất cước phí
Thiệt hại về cước phí phát sinh từ các hư hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng sẽ được
xem như tổn thất chung, dù thiệt hại là do một hành động gây tổn thất chung, hoặc khi hư
hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng được xem như tổn thất chung.
Trị giá tổng thiệt hại cước phí sẽ bị khấu trừ đi các chi phí mà chủ tàu đáng lẽ đã phải bỏ
ra để thu được số cước đó nhưng thực tế đã không phải bỏ ra do có hy sinh.
Qui tắc XIX. Hàng không kê khai hoặc kê khai sai

Hư hỏng hoặc mất mát gây ra cho hàng hoá đã xếp lên tàu mà chủ tàu hoặc đại lý của chủ
tàu không biết, hoặc đối với những hàng hoá bị mô tả sai một cách cố ý tại thời điểm xếp
hàng sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung, nhưng nếu những hàng hoá đó được cứu
thì vẫn được cộng vào tổn thất chung.
14
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Hư hỏng hoặc thiệt hại gây ra cho hàng hoá đã vô ý kê khai sai với trị giá thấp hơn trị giá
thực tế sẽ được phân bổ tổn thất theo trị giá kê khai, nhưng những hàng hoá đó vẫn được
cộng vào tổn thất chung theo trị giá thực tế của chúng.
Qui tắc XVI. Trị giá hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng do hy sinh được thừa nhận là
tổn thất chung
Trị giá hàng hoá bị mất hoặc hư hại do phải hy sinh có thể được xem là tổn thất chung sẽ
là thiệt hại phải gánh chịu từ hy sinh đó dựa trên giá trị tại thời điểm dỡ, được xác định
theo hoá đơn thương mại đưa cho người nhận hoặc nếu không có hoá đơn như vậy thì xác
định theo giá trị hàng xếp lên tàu.
Trị giá tại thời điểm dỡ hàng sẽ bao gồm cả chi phí bảo hiểm và cước phí trừ khi và trong
phạm vi các cước phí đó là cho các lợi ích khác chứ không phải là cho hàng hoá.
Khi hàng hoá bị hư hỏng được bán và các bên không có thoả thuận gì khác về trị giá thiệt
hại, thiệt hại được coi như tổn thất chung sẽ là phần chênh lệch giữa trị giá thực bán với
trị giá thực của hàng hoá chưa hư hại được tính toán như tại đoạn 1 của Qui tắc này.
4.2 Gia tăng sức máy quá mức để thoát qua cơn bão tố hoặc để qua khỏi nơi mắc
cạn.
Qui tắc VII. Hư hại đối với máy móc và các nồi hơi
Hư hại gây ra cho máy móc và các nồi hơi bất kỳ của tàu đang mắc cạn hoặc đang trong
tình trạng nguy hiểm trong khi cố gắng làm nổi tàu sẽ được thừa nhận là tổn thất chung
khi chứng minh được rằng sự việc đó là do một chủ ý thực tế để làm nổi tàu vì an toàn
chung với nguy cơ có thể có hư hại như vậy; nhưng với trường hợp tàu đang nổi thì các
tổn thất hoặc hư hại do việc thúc đẩy máy móc, nồi hơi hoạt động sẽ không khi nào được
xem là tổn thất chung.
4.3 Tưới nước vào một hay nhiều hầm tàu để dập tắt ngọn lửa

Qui tắc III. Dập tắt đám cháy trên tàu
Hư hại gây ra cho tàu hoặc hàng hoá, hoặc cho cả hai, bởi nước hoặc phương pháp chữa
cháy khác, kể cả hư hại do đưa tàu vào cạn hoặc phá thủng tàu đang cháy trong khi dập
15
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
tắt đám cháy trên tàu sẽ được xem là tổn thất chung, nhưng trường hợp hư hại do khói
hoặc hơi nóng từ đám cháy sẽ không được bồi thường.
4.4 Kêu tàu kéo trợ giúp để đưa tàu ra khỏi nơi mắc cạn.
Qui tắc VIII. Các phí tổn để làm nhẹ tàu khi bị mắc cạn và thiệt hại hệ quả
Khi tàu bị mắc cạn và hàng hoá và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu hoặc một
trong số đó bị dỡ ra như là một hành động gây tổn thất chung, chi phí phụ thêm để làm
nhẹ tàu, thuê xà lan và chuyển sang tàu khác (nếu có), và bất kỳ mất mát hay hư hại nào
đối với hàng hoá trong rủi ro hàng hải chung là hệ quả của việc này, sẽ được thừa nhận là
tổn thất chung.
4.5 Ghé vào bến cảng để ẩn nấp hay để sửa chữa hay xếp lại hàng hóa bị xô đẩy
Qui tắc X. Các chi phí tại cảng lánh nạn, v v
a. Khi tàu phải ghé vào một cảng hoặc nơi lánh nạn hoặc phải quay trở lại cảng hoặc nơi
xếp hàng do có tai nạn, hy sinh hoặc các hoàn cảnh bất thường khác, và việc này là cần
thiết vì an toàn chung, các chi phí vào cảng hoặc nơi đó sẽ được thừa nhận là tổn thất
chung; và khi tàu tiếp tục hành trình với hàng hoá ban đầu hoặc với một phần hàng hoá
đó thì các chi phí tương ứng cho việc rời khỏi cảng hoặc nơi lánh nạn là hệ quả của việc
ghé vào hay quay trở lại đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung.
Khi tàu tại cảng hoặc nơi lánh nạn và cần thiết phải được di chuyển sang một cảng hoặc
nơi khác do việc sửa chữa không thể thực hiện được tại cảng hoặc nơi lánh nạn đầu tiên,
thì những quy định của Qui tắc này sẽ được áp dụng đối với cảng hoặc nơi thứ hai như
thể đó là cảng hoặc nơi lánh nạn và các chi phí cho việc di chuyển này kể cả việc sửa
chữa tạm thời và lai dắt sẽ được thừa nhận là tổn thất chung. Các quy định của Qui tắc
XI sẽ áp dụng cho việc kéo dài hành trình do việc di chuyển này gây ra.
b. Chi phí cho việc xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật
phẩm dự trữ, dù tại cảng hoặc nơi xếp hàng, ghé hay lánh nạn, sẽ được thừa nhận là tổn

thất chung, khi việc xếp hoặc dỡ hàng là cần thiết vì an toàn chung hoặc để sửa chữa các
hư hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra, nếu việc sửa chữa này là cần thiết cho
việc tiếp tục an toàn hành trình, trừ các trường hợp hư hại đối với tàu được phát hiện ra
16
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
tại cảng hoặc nơi xếp hàng hoặc ghé mà không có liên hệ gì đến một tai nạn hay các hoàn
cảnh bất thường nào xảy ra trong hành trình.
Chi phí xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ sẽ
không thể được thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí này được thực hiện chỉ nhằm
mục đích tái sắp xếp lại hàng hoá do bị xê dịch trong hành trình, trừ khi sự tái sắp xếp
như vậy là cần thiết vì an toàn chung.
c. Khi các chi phí cho việc xếp hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự
trữ có thể được thừa nhận là tổn thất chung, các chi phí lưu kho, kể cả bảo hiểm nếu được
chi một cách hợp lý, chi phí tái xếp và sắp xếp các hàng hoá, nhiên liệu và các vật phẩm
dự trữ đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung.
Các quy định tại Qui tắc XI sẽ được áp dụng cho các khoảng thời gian kéo dài thêm do
việc tái xếp hay tái sắp xếp này.
Nhưng khi tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục hành trình ban đầu, các chi phí lưu kho sẽ
chỉ được thừa nhận là tổn thất chung cho đến ngày tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục
hành trình hoặc đến ngày kết thúc việc dỡ hàng nếu việc loại thải hoặc từ bỏ hành trình
xảy ra trước ngày đó.
Qui tắc XI. Lương và phụ cấp của đoàn thuỷ thủ và các chi phí khác do đổi hướng
tàu để tránh gió và tại cảng lánh nạn, v v
a. Lương và phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thuỷ thủ đã chi một cách hợp lý
và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ tiêu thụ trong thời gian kéo dài hành trình do tàu
phải vào cảng hoặc nơi lánh nạn hay phải quay trở lại cảng hoặc nơi xếp hàng sẽ được
thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí vào cảng hoặc nơi đó có thể được thừa nhận là
tổn thất chung theo Qui tắc X(a).
b. Khi tàu đã vào hoặc bị giữ lại tại một cảng hoặc một nơi nào đó do tai nạn, hy sinh
hoặc các hoàn cảnh bất thường khác, và việc này là cần thiết vì an toàn chung, hoặc để

sửa hư hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra, nếu việc sửa chữa này là cần thiết
để tiếp tục an toàn hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và thuỷ
thủ đoàn được chi một cách hợp lý trong thời gian lưu hoặc bị giữ tại cảng hoặc nơi đó
17
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
cho đến khi tàu phải hoặc nên sẵn sàng để tiếp tục hành trình của mình sẽ được thừa nhận
là tổn thất chung.
Nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ tiêu thụ trong thời gian lưu lại hoặc bị giữ lại này sẽ
tương tự được thừa nhận là tổn thất chung, trừ trường hợp nhiên liệu và các vật phẩm dự
trữ đó được tiêu thụ để thực hiện việc sửa chữa không được thừa nhận là tổn thất chung.
Các phí cảng phải chi trong thời gian lưu lại hoặc bị giữ lại này sẽ tương tự được thừa
nhận là tổn thất chung, trừ trường hợp các chi phí đó phải chi để thực hiện việc sửa chữa
không được thừa nhận là tổn thất chung.
Với điều kiện là khi hư hại đối với tàu được phát hiện tại cảng hoặc nơi xếp hàng hoặc
nơi ghé mà không liên quan đến một tai nạn hay hoàn cảnh bất thường nào xảy ra trong
hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và thuỷ thủ đoàn và các
nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ đã tiêu thụ và các phí cảng đã chi trong thời gian lưu lại
để sửa chữa các hư hại được phát hiện như vậy sẽ không thể được thừa nhận là tổn thất
chung, ngay cả khi các sửa chữa đó là cần thiết cho việc tiếp tục an toàn hành trình.
Khi tàu bị loại thải hoặc không tiếp tục hành trình, lương và các phụ cấp của thuyền
trưởng, sĩ quan và thuỷ thủ đoàn và các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ đã tiêu thụ và
các phí cảng sẽ chỉ được thừa nhận là tổn thất chung đến ngày loại thải tàu hoặc từ bỏ
hành trình hoặc đến ngày hoàn thành việc dỡ hàng nếu việc loại thải hoặc từ bỏ xảy ra
trước ngày đó.
c. Vì mục đích của Qui tắc này và các Qui tắc khác, lương sẽ bao gồm tất cả các khoản
thanh toán trả cho hoặc được thực hiện vì lợi ích của thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ
thủ đoàn do luật quy định đối với chủ tàu hoặc được thực hiện theo các điều khoản cuả
hợp đồng lao động.
d. Chi phí cho các biện pháp được tiến hành để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các thiệt hại
đối với môi trường sẽ được thừa nhận là tổn thất chung nếu các chi phí đó được thực hiện

trong một hoặc tất cả các hoàn cảnh sau đây:
i. Như một phần của một hoạt động được thực hiện vì an toàn chung, hoạt động mà nếu
nó được thực hiện bởi một bên thứ ba không thuộc rủi ro hàng hải chung thì bên đó sẽ có
quyền được hưởng tiền cứu hộ;
18
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
ii. Như một điều kiện để vào hoặc rời cảng hoặc nơi khác trong các hoàn cảnh quy định
tại Qui tắc X(a);
iii. Như một điều kiện để lưu lại một cảng hoặc nơi khác trong các hoản cảnh quy định tại
Qui tắc X(a) với điều kiện là khi có sự để thoát ra hoặc thải ra các chất gây ô nhiễm thì
chi phí cho các biện pháp bổ sung cần thiết để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm hoặc
thiệt hại đối với môi trường sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung.
iv. Là cần thiết cho việc dỡ, lưu kho hoặc tái xếp hàng hoá khi các hoạt động này có thể
được thừa nhận là tổn thất chung.
Qui tắc XIV. Sửa chữa tạm thời
Trường hợp việc sửa chữa tạm thời được thực hiện đối với tàu tại cảng hoặc nơi xếp
hàng, ghé lại hoặc lánh nạn vì an toàn chung hay để sửa chữa các hư hại đối với tàu do hy
sinh tổn thất chung thì chi phí cho những sửa chữa đó sẽ được coi là tổn thất chung.
Trường hợp việc sửa chữa tạm thời các hư hỏng ngẫu nhiên được thực hiện nhằm hoàn
thành hành trình thì chi phí cho những sửa chữa đó sẽ được thừa nhận là tổn thất chung
mà không phụ thuộc vào việc cứu các lợi ích khác nếu có, nhưng không được vượt quá
khoản tiết kiệm được từ các chi phí mà đáng lẽ đã phải chi và được thừa nhận là tổn thất
chung nếu những việc sửa chữa đó không được thực hiện tại đó.
Không khấu trừ "mới thay cũ" đối với chi phí cho các sửa chữa tạm thời có thể được thừa
nhận là tổn thất chung.
5. Thủ tục, giấy tờ liên quan đến tổn thất chung:
Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành một số công việc
sau đây:
* Tuyên bố tổn thất chung (Notice of GA)
* Mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu và hàng

* Gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp tổn thất chung (average bond), giấy cam
đoan đóng góp tổn thất chung (average guarantee) để chủ hàng và người bảo hiểm điền
vào và xuất trình khi nhận hàng
* Chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung
* Lập kháng nghị hàng hải (Sea Protest) nếu cần
19
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
* Thiết lập giá trị khi về đến bến của các thành phần trong ‘cộng đồng quyền lợi (khối
được cứu vãn).
- Trị giá tàu trong trạng thái lúc về tới bến, nghĩa là sai biệt giữa trị giá trước các bến cố
và phí tổn sửa chữa các tổn hại sau biến cố.
- Trị giá các lô hàng còn tốt, không bị tổn thất nào.
* Thiết lập trị giá các quyền lợi bị hy sinh (khối bị hy sinh). Nếu là tàu: phí tổn sửa chữa
cần thiết, các phần hoặc các bộ phận bị hy sinh và phí tổn cập bến bao gồm cả lương thực
và tiền ăn của thủy thủ, dầu nhớt, nước…. trong suốt thời gian lưu bến. Nếu là hàng hóa:
trị giá các tổn hại và tổn thất đã bị hy sinh.
* Đề cử một trọng tài để thiết lập những trị giá đóng góp và trị giá hy sinh rồi phân phối
trên nguyên tắc khối được cứu vãn phải đóng góp theo tỷ lệ trên mỗi giá trị cứu vãn được,
cho đủ khoản các giá trị bị hy sinh.
Khối được cứu vãn do đó được coi là “ khối đóng góp”. Khoản góp được chia trả cho mỗi
thành phần bị hy sinh thuộc “khối được đền bù” theo tỷ lệ trị giá bị hy sinh. Có nghĩa là
tất cả mọi quyền lợi đều chịu cùng một tỷ lệ đóng góp như nhau.
Thông thường công việc của giám định viên rất lâu và phức tạp nhất là khi có nhiều lô
hàng bị tổn thất. Nên để nắm phần chắc, các hãng tàu thường buộc các chủ hàng phải
đóng góp tạm thời trước khi giao hàng.
Sau khi các giám định viên thiết lập xong bảng thanh toán tổn thất chung và có phần
đóng góp thực sự thì số đã đóng góp tạm thời sẽ được điều chỉnh.
Chủ hàng phải làm những việc sau:
* Kê khai giá trị hàng hoá
* Nhận bản cam đoan đóng góp tổn thất chung (average bond) và giấy cam đoan đóng

góp tổn thất chung (average guarantee)
III . PHÂN TÍCH VÍ DỤ
Trong một chuyến hành trình tàu gặp sự cố nghiêm trọng có nguy cơ làm tổn thất cả tàu
lẫn hàng. Trước sực việc này, thuyền trưởng quyết định hy sinh một số hàng hoá của các
chủ hàng để cứu vãn tàu thoát khỏi cơn nguy hiểm. Đây là hành động tổn thất chung. Các
tổn thất được tính như sau:
20
Quy tắc York Antwerp và tổn thất chung GVHD: Ngô Thị Hải Xuân
Trị giá tàu trước sự cố: 100.000.000 USD
Trị giá hàng trước sự cố: 80.000.000 USD
Cộng đồng tài sản: 180.000.000 USD
Khối được cứu vãn:
Trị giá tàu lúc về bến: 100.000.000 USD
Trị giá hàng được cứu vãn: 50.000.000 USD
Khối đóng góp: 150.000.000 USD
Khối bị hy sinh:
Trị giá tàu bị hy sinh: 0
Trị giá hàng hoá bị hy sinh: 30.000.000 USD
Khối được đền bù: 30.000.000 USD
Như vậy khối đóng góp phải trả cho khối được đền bù một khoản là:
Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung: c = GA/V
c : tỷ lệ đóng góp tổn thất chung
GA: giá trị tổn thất chung
V: giá trị của cộng đồng tài sản
Như vậy, ta có c = 30.000.000/180.000.000 = 17%
Cộng đồng tài sản 17% này là phần đóng góp tổn thất chung. Như vậy chủ tàu phải đóng
17% này, tức 17% giá trị tàu là 17.000.000 USD mặc dù tàu không bị tổn thất nào
21

×