Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lich su 8 Bai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui cuoi the ki XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.36 KB, 3 trang )

Tuần: 26
Tiết: 42

Ngày soạn: 18/02/2018
Ngày dạy: 24/02/2018

Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIẾN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: sau bài học HS cần:
- Biết được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Lập được niên biểu diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Biết được kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
2. Thái độ: - Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn
những vị anh hùng dân tộc cho HS.
Biết được sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam
3. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng lập niên biểu diễn biến chính của một cuộc khởi nghĩa
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, khái quát
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 8A1..........................................................Lớp 8A2..................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Em hãy trình bày diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao
nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương?
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Song song với phong trào Cần vương là phong trào đấu tranh
của quần chúng nhân dân chống Thực dân Pháp xâm lược cũng diễn ra sơi nổi trong đó tiêu


biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Để biết những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế bài
học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Giới thiệu bố cục bài, bài học (theo hướng dẫn giảm tải sẽ
giảm tải phần II)
4. Bài mới: (33 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên nhân của I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
1. Nguyên nhân
cuộc khởi nghĩa (1 phút)
GV: Tên gọi của cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ
địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa, đó là vùng Yên
Thế nay thuộc tỉnh Bắc Giang
Chiếu địa thế của vùng Yên Thế
? Em có nhận xét gì về địa thế của vùng đất
này?
HS: Hiểm trở, vùng rừng núi, đất đồi cây cối
rậm rạp
GV: Yên Thế có địa hình đồi núi trung du,
thuộc vùng Đơng Bắc (Việt Nam), nằm ở phía
Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai


tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình thấp
dần theo hướng Đông Nam. Dân cư ở Yên Thế
phần lớn là dân phiêu tán (ngụ cư) từ đồng bằng
Bắc Kì lên đây để sinh sống, dân cư ưa cuộc
sống tự do phóng túng
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa
Yên Thế bùng nổ?
HS: Dựa vào SGK, trả lời

GV: Chốt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập niên
biểu diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế (1 phút)
GV: Cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ khi Pháp tiến
hành bình định vùng đất này (1884)
? Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia
làm mấy giai đoạn?Thời gian diễn ra từng giai
đoạn?
HS: Dựa vào SGK, liệt kê các giai đoạn
GV: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn
Yêu cầu HS:
? Em hãy lập niên biểu diễn biến chính của các
giai đoạn?
GV: hướng dẫn học sinh lập niên biểu, thống
nhất nội dung niên biểu
HS: thảo luận nội dung niên biểu chung cả lớp
GV: nhận xét, bổ sung, hoàn thiện.
? Em hãy cho biết lãnh tụ cao nhất của cuộc
khởi nghĩa là ai?Trình bày vài nét hiểu biết của
mình về ơng?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Chiếu hình của lãnh tụ Hồng Hoa Thám,
nêu một số nét về thân thế, cuộc đời của ông,
cống hiến của ông đối với cuộc khởi nghĩa nói
riêng và lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
nói chung
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
HS: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế (1 phút)
? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế lại bị
thất bại?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Hướng dẫn HS: nguyên nhân thất bại cũng
như cuộc khởi nghĩa Hương Khê
HS: Nhắc lại nguyên nhân thất bại của cuộc khởi

- Pháp mở rộng bình định lên Yên Thế  Để bảo
vệ cuộc sống  Nông dân khởi nghĩa.

2. Diễn biến

Giai đoạn
Khái quát nội dung
1884 – 1892 - Nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ nổ
ra.
- Uy tín nhất là Đề Nắm.
- 4/1892 Đề Nắm mất, Đề
Thám  Chỉ huy tối cao.
1893 – 1908 - Vừa chiến đấu vừa xây dựng
cơ sở.
- Đề Thám giảng hoà, Pháp rút
quân khỏi Yên Thế  Đề Thám
cai quản 4 tổng nhưng Pháp vẫn
bố trí đồn bốt bao quanh và sau
đó tấn cơng trở lại  Lực lượng
nghĩa qn suy yếu.
- 12/1897 giảng hồ lần hai :

Tích luỹ lương thực, xây dựng
quân tinh nhuệ.
1909 – 1913 - Pháp tấn công quy mô lên Yên
Thế.
- Lực lượng nghĩa quân hao
mòn.
- 10/02/1913 Đề Thám bị sát hại
 Phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử
a. Nguyên nhân thất bại:
- Do lãnh đạo, tổ chức còn nhiều hạn chế
- Do quân Pháp quá mạnh lại câu kết đàn áp, cô
lập cuộc khởi nghĩa


nghĩa Hương Khê
GV: Khẳng định nguyên nhân thất bại của cuộc
khởi nghĩa Yên Thế cũng là nguyên nhân chung
của các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỉ XIX
Cuộc khởi nghĩa diễn ra cục bộ địa phương
Nguyên nhân thất bại cũng chính là những bài
học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh giành độc
lập của dân tộc ta
? Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa n
Thế có ý nghĩa gì?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Chốt chuẩn kiến thức
Sức mạnh của giai cấp nơng dân, đứng đầu là
người anh hùng áo vải Hồng Hoa Thám ông đã

được nhân dân suy tôn là Hùm Thiêng Yên Thế
Để ghi nhớ về cuộc khởi nghĩa Yên Thế và cơng
lao của anh hùng Hồng Hoa Thám, nhân dân đã
lập đền thờ ông tại vùng Yên Thế và khu di tích
Yên Thế hiện nay đã trở thành di tích lịch sử
quốc gia
GV: cho HS xem hình ảnh về khu di tích n
Thế và đền thờ Hồng Hoa Thám
? Theo em cuộc khởi nghĩa n Thế có tính chất
gì?
HS: Tính chất dân tộc, đấu tranh vì độc lập

b. Ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai
cấp nơng dân, làm chậm q trình bình định của
Pháp.

5. Củng cố: (4 phút)
- Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
GV: khác với phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa n Thế khơng vì mục tiêu giành độc
lập để khôi phục lại chế độ phong kiến với tư tưởng trung quân mà mục tiêu của cuộc khởi
nghĩa chỉ đơn giản đánh Pháp, giành độc lập cho dân tộc, vừa thể hiện tính dân tộc vừa mang
tính tự phát của giai cấp nông dân điều này cho thấy rất cần một lực lượng lãnh đạo phù hợp để
tập hợp lãnh đạo giai cấp hăng hái này.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Về nhà học bài cũ
- Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………………………




×