Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

phân tích tư tưởng HCM về bồi dưỡng thế hệ trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.9 KB, 9 trang )

Phân tích: Tư

tưởng HCM về đào tạo bổi dưỡng thế hệ trẻ
(thế hệ cách mạng cho đời sau)

Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với yêu cầu đánh
đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc; bằng sự kế thừa
những giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là sự tiếp thu tinh thần nhân
văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - một hệ thống lý luận “toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” đã hình thành và phát triển, trong đó có
vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau của Hồ Chí Minh là một trong những di sản có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn đối
với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đối với việc giáo dục thanh niên hiện nay. Tư
tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chí Minh khơng chỉ là cơ sở lý luận,
kim chỉ nam cho việc xây dựng triết lý, sứ mệnh giáo dục, mà còn là cơ sở phương pháp luận
cho việc xác định mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến việc bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau - Thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết”(1). Nghiên cứu, học tập và vận dụng quan điểm
của Người về chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhằm đào
tạo, bồi dưỡng lớp người kế tục vừa “hồng” vừa “chuyên” cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc XHCN.
Sinh thời, Hồ Chí Minh ln coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với vận
mệnh đất nước. Người nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”(2). Vì vậy, Người yêu cầu
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các thế hệ đi trước phải quán triệt sâu sắc về vai
trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đồng thời, Người cũng chỉ ra
nhiệm vụ của thế hệ trẻ là noi gương những người đi trước, thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để
đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của cách mạng. Người chỉ rõ: “Thanh niên muốn làm chủ cho
xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để
chuẩn bị cho tương lai đó”(3).


Theo Hồ Chí Minh, “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có con người XHCN”, tức
là xây dựng thế hệ tương lai, chủ thể của đất nước phải là một nhiệm vụ chiến lược, đi trước một
bước so với xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục đích của việc chăm
lo bồi dưỡng thế hệ trẻ là đào tạo ra những con người mới, những cán bộ mới cho cách mạng,
những chiến sỹ cách mạng kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta.
Vai trò:


Có thể khái qt, vai trị của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong tư tưởng
Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trên các vấn đề cơ bản sau:
Trước tiên, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đóng vai trị quan trọng đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách và năng lực cho thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh cho rằng, để giải phóng
dân tộc và thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thực hiện lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa thì cần phải đào tạo cán bộ, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho đời sau. Điều đó có nghĩa
là việc bồi dưỡng phải làm cho thế hệ cách mạng sau tự bộc lộ và phát triển những khả năng của
họ, trở thành người có ích cho xã hội, khơng chỉ góp phần giải phóng dân tộc thốt khỏi cảnh
tăm tối, lạc hậu mà còn giữ vững nền độc lập và đưa đất nước tiến lên. Hồ Chí Minh khẳng định:
“Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân
ta” (Hồ Chí Minh, tập 15, 2011: 508).
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cịn là vấn đề quan
trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng đến sự tồn vong, hưng
thịnh của quốc gia dân tộc. Vì thế, Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ
Chí Minh, tập 4, 2011: 7). Cũng chính vì thế, trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh nhắn nhủ:
“Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở
cơng học tập của các em” (Hồ Chí Minh, tập 4, 2011: 35).
Mục đích
Mục đích của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là đào tạo những con người

vừa có tài vừa có đức để “cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân” (Hồ Chí Minh,
tập 14, 2011: 619), phải “phát triển hồn tồn những năng lực sẵn có của các em” (Hồ Chí Minh,
tập 4, 2011: 34), để mỗi người đều trở thành “những công dân và cán bộ tốt, những người chủ
tương lai tốt của nước nhà” (Hồ Chí Minh, tập 10, 2011: 185), và là “những người cơng dân hữu
ích cho nước Việt Nam”, chứ không phải để làm quan như trong xã hội cũ. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là nhằm bồi dưỡng những thế hệ kế tục, phát triển tồn diện, có tri thức,
có lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, có phẩm chất đạo đức cách mạng - trung với nước,
hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, có tinh thần quốc tế
trong sáng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một chí khí kiên
quyết, quật cường, một tinh thần quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào
lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc, ra sức đấu tranh để
củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong tồn nước Việt
Nam ta” (Hồ Chí Minh, tập 9, 2011: 135). Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được ví như
việc trồng cây, vun trồng một thế hệ tương lai, không đơn giản chỉ là giáo dục và đào tạo mà cần
phải quan tâm, chăm sóc, vun sới mới có kết quả như mong đợi. Với những mục đích cao cả như


thế, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, theo Hồ Chí Minh, là một việc “rất quan trọng” và
“rất cần thiết” trong công cuộc xây dựng đất nước.

Nội dung
Trước những điều kiện, hoàn cảnh mới trên thế giới và ở nước ta hiện nay, giáo dục, bồi d ưỡng thế hệ trẻ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
Chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng
Lý tưởng cách mạng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thế hệ trẻ chính là mục tiêu,
con đường cách mạng Việt Nam: Ðộc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Ðây
cũng là lý tưởng của Người khi tiếp thụ chân lý khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, sau hơn 10 năm trải
nghiệm cuộc sống trên khắp các châu lục, lao động, hoạt động trong phong trào công
nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân là giải
phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Từ những năm 20 của thế kỷ 20, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, lý tưởng
cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có sức hấp dẫn lớn, thu hút lớp lớp thanh
niên yêu nước Việt Nam. Năm 1924, để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng, Bác Hồ
đã về Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và ra
báo Thanh niên (6-1925). Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng lý luận
chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lý tưởng, con đường cách mạng, phương
pháp hoạt động, cách thức vận động các tầng lớp nhân dân... Ngay từ thời gian ấy, lý


tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản nhất mà lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc chăm lo giáo dục cho những thanh niên ưu tú, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng.
Ðiểm nổi bật trong giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là cùng với việc nêu cao lý tưởng,
quyết tâm phấn đấu cho giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
gương bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng, chịu mọi gian khó, hy sinh, đồng cam cộng
khổ với đồng bào, đồng chí. Bác Hồ cho rằng, thực tiễn đấu tranh cách mạng là trường học
giáo dục lý tưởng tốt nhất cho thế hệ trẻ. Giác ngộ lý tưởng không chỉ dừng ở nhận thức mà
điều có ý nghĩa trong việc thấm nhuần lý tưởng cách mạng là tinh thần và quyết tâm hành động
thực hiện lý tưởng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta, cần quan tâm giáo dục thế hệ
trẻ hiểu biết sâu sắc rằng, vì lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng


giai cấp và chủ nghĩa xã hội mà những chiến sĩ cộng sản tiền bối và biết bao đảng viên cộng
sản, lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã cống hiến trọn đời, hy sinh bao máu xương.
Lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục cho thế hệ trẻ, các thế hệ cách
mạng đời sau là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ðó
là lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; lấy hạnh phúc của nhân dân, của con người là mục tiêu
cao nhất, nhằm đưa lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống trong xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó "tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự

do của tất cả mọi người".
Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ khơng
phải là cái gì q cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ thấy. Chẳng hạn, Người quan
niệm chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh. Trong chủ nghĩa xã hội ai cũng phải
làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Ðối với người già, ốm đau thì được xã
hội chăm lo nhưng khơng chấp nhận lười biếng, lười lao động, lười học tập. Phải
giáo dục cho mọi người ý thức cần kiệm liêm chính, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, ai khơng làm thì khơng hưởng.
Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức


Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
thế hệ trẻ, giúp họ phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, chiến đấu, trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, trở thành con người phát triển toàn diện, người chủ xứng đáng của đất nước.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải thấm
nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Theo quan điểm của Bác Hồ, đạo đức cách mạng là "trung với nước, hiếu với dân" và đạo đức
cách mạng phải được thể hiện trong hành động, chỉ có trong hành động, hoạt động trong thực tế
đấu tranh cách mạng của nhân dân thì thanh niên mới tỏ rõ được đạo đức của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: Ðạo đức cách mạng là hịa mình với quần chúng
thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Việc bồi
dưỡng ý thức làm chủ cũng như giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thanh niên là công việc
thường xuyên và hết sức công phu, tỉ mỉ. Một mặt là trách


nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đồn thể, mặt khác là sự tự tu dưỡng, rèn luyện của
mỗi thanh niên, của thế hệ trẻ. Ðạo đức được Bác Hồ coi là gốc của người cách mạng, là cốt lõi
trong nhân cách của con người. Do đó, thanh niên muốn thật sự là chủ tương lai của nước nhà
thì cần "luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng; khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn.
Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ" (Hồ Chí Minh, về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, t1.1980, tr376).
Bồi dưỡng tinh thần làm chủ và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khơng nói những điều chung chung mà Người thường xun nêu những việc cụ thể,
thiết thực. Bác Hồ luôn nhắc nhở thanh niên trung với nước, hiếu với dân là như thế nào, đồng
thời phải ln ln hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người trong gia đình.
Giáo dục cho thanh niên biết thương dân, yêu nước, thương nhân loại bị áp bức, bóc lột thì phải
chăm lo bảo vệ lợi ích của nhân dân, dám đấu tranh chống những sách nhiễu dân, chống chủ
nghĩa cá nhân.
Dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật
Nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm
lo xây dựng các thế hệ người Việt Nam phát triển tồn diện. Do đó, cùng với việc giáo dục lý
tưởng, đạo đức cách mạng là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ
thuật cho thanh niên.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vơ cùng sâu sắc. Ðó
là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Vận dụng sáng tạo
tư tưởng của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chúng ta cần thấm nhuần và
thực hiện tốt một số điểm quan trọng:
- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chiến lược lớn của cách mạng.
Ðảng và Chính phủ quan tâm xây dựng chính sách đúng đắn, chỉ đạo các ngành, các cấp
tổ chức thực hiện hiệu quả.
- Quan điểm bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh l
cơ sở tư tưởng và lý luận để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo. Trong các
nội dung giáo dục toàn diện cần coi trọng việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thế
hệ trẻ.
- Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nòng cốt cho thanh niên để họ thật sự là đội
quân chủ lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đẩy mạnh CNH,
HÐH, đưa nước ta tiến lên, sớm sánh vai các cường quốc năm châu như kỳ vọng của Bác Hồ
với thế hệ trẻ.

Nắm chắc phương châm giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Theo Hồ Chí Minh là: “Học phải đi đơi với hành. Học mà khơng hành thì học vơ ích. Hành
mà khơng học thì hành khơng trơi chảy”(7). Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
phải xuất phát từ yêu cầu cách mạng mỗi giai đoạn, từ thực tiễn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song Y không biết cày ruộng, không
biết làm công, không biết đánh giặc, khơng biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: cơng việc thực
tế, y khơng biết gì cả. Thế là trí thức chỉ có một nửa. Trí thức của Y là trí thức sách vở, chưa phải
trí thức hồn tồn”(8).
Qn triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay cần phải tuyên truyền sâu rộng
về vai trò của thanh niên, cũng như tầm quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Khơng
ngừng đổi mới, hồn thiện nội dung, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Trước hết, cần
tập trung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và
định hướng tình cảm trong thế hệ trẻ Việt Nam. Giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc,
truyền thống cách mạng của Đảng, đạo đức cách mạng, sống và làm việc theo pháp luật. Không
ngừng nâng cao trình độ văn hố, nắm bắt những tri thức khoa học hiện đại, làm cho thế hệ trẻ
biết kết hợp chặt chẽ giữa yêu nước và yêu chế độ XHCN trong hành động, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là định hướng mang
tầm chiến lược cho Đảng và nhân dân ta nhằm tạo điều kiện cho tuổi trẻ học tập, lao động, cống


hiến, vui chơi giải trí, phát triển thể lực, trí lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng về bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chí Minh ln là một bài học thiết thực và sâu sắc
trong mọi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế tri thức trở thành
mục tiêu hướng đến của nhiều nước. Nếu chúng ta không bồi dưỡng kịp thời một lớp người trẻ
tuổi đủ đức đủ tài nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực sáng tạo của những chủ nhân tương lai

vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một trở lực đối với con đường phát triển của
dân tộc, của đất nước Việt Nam. Do đó, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải trở thành
chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, thể hiện qua những chủ trương, biện pháp thiết thực,
phù hợp, khích lệ được tinh thần chủ động tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào công việc
bồi dưỡng thế hệ trẻ. Khi ấy mới thật sự thực hành triết lý đạt tới chiều sâu nhân văn: “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”



×