Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Run chân tay, bệnh gì? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.57 KB, 6 trang )

Run chân tay, bệnh gì?


Đôi khi bạn thấy xuất hiện dấu hiệu run tay, run chân, xảy ra thường
xuyên hơn, nhiều lần hơn, thậm chí có khi không thể cầm bút để viết Việc bị
run tay, run chân là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Run là động tác bất thường không cố ý, là sự không nhịp nhàng và luân
chuyển ở một nhóm cơ nhất định và cơ đối trọng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gặp trong các bệnh:

Xơ cứng tủy: Với biểu hiện run khi làm động tác, kèm theo rung giật nhãn
cầu và hội chứng bó tháp.
Run ở người già: Với đặc điểm không có co cứng cơ, tăng các hoạt động tự
chủ.
Run tiểu não: Run khi làm việc, kèm theo loạng choạng khi vận động.
Run gia đình: Thường ở độ tuổi 20-30, không tiến triển theo thời gian,
trong gia đình có nhiều người bị.
Một trong những bệnh run tay phổ biến hay gặp là bệnh Parkinson với các
đặc trưng của run như sau: hay gặp ở người lớn tuổi, run thường thấy ở đầu ngón
tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt, môi dưới, lưỡi, hàm dưới, cằm.
Hoặc run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan đến gốc chi và khu trú ở
một bên của cơ thể trong nhiều năm đầu. Run thường khởi phát lặng lẽ âm thầm,
có thể chỉ ở ngón chân, ngón tay, thậm chí chỉ ở ngón tay cái.
Run nhỏ với tần số 4-8 lần/giây, cũng có khi nhanh hơn. Khi nghỉ ngơi
không bị run. Run tay thường kèm theo phối hợp động tác thiếu chính xác và cứng
nhắc. Đồng thời đi kèm với run tay trong bệnh Parkinson là các hội chứng tăng
trương lực cơ, giảm phối hợp động tác và để chẩn đoán bệnh này thường kèm theo
làm test với L-dopa và xét nghiệm định lượng Dopamin trong máu và dịch não
tủy.


Trường hợp của bạn nên đưa đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định
thêm các triệu chứng phối hợp cũng như các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác
nguyên nhân.
Xoa bóp chống ra mồ hôi tay

Ra mồ hôi tay không nguy hại đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới chất
lượng công tác và sinh hoạt. Đông y có một số biện pháp điều trị chứng bệnh này.
Trong y học cổ truyền, ra nhiều mồ hôi tay thuộc phạm vi các chứng đa
hãn, tự hãn Với nguyên nhân chủ yếu được cho là do thiên nhiên bất túc (yếu tố
di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), tình chí rối loạn (yếu tố tâm
thần kinh), cửu bệnh đại bệnh (mắc các bệnh mãn tính, bệnh nặng) và được chia
ra làm nhiều thể bệnh như thấp nhiệt uất kết, dinh vệ bất hoà, phế tỳ khí hư, âm hư
nội nhiệt, biểu hư bất cố.
Về mặt trị liệu, hai phương pháp thường được sử dụng là dùng thuốc và
không dùng thuốc dựa trên cơ sở biện chứng luận trị (điều trị theo thể bệnh) và sử
dụng các kinh nghiệm dân gian. Dưới đây, xin được giới thiệu một số biện pháp
không dùng thuốc để bạn đọc tham khảo:

Huyệt 9
- Dùng điếu ngải (có thể thay thế bằng que hương hoặc điếu thuốc lá) cứu
nóng huyệt âm khích. Cách xác định huyệt âm khích: hướng cẳng tay và lòng bàn
tay ra phía trước, ngửa bàn tay và nghiêng bàn tay vào phía trong, bờ trong cẳng
tay sẽ nổi rõ gân cơ trụ trước, chỗ lõm sát gân cơ này trên nếp lằn chỉ cổ tay là
huyệt thần môn, từ đây đo lên 0,5 tấc là vị trí của huyệt âm khích.
- Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), khí
hải (ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương
mu) và hợp cốc (nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, điểm tê tức nhất
khi ấn và có hướng lan sang ngón tay út), mỗi huyệt trong 2 phút.
- Về ăn uống nên trọng dụng các loại thực phẩm như gạo nếp, đậu đen, phù
tiểu mạch, gan dê, gan lợn, tim lợn, thịt gà, cá chạch, ngao, sò, đậu phụ, ngân nhĩ,

cà rốt, củ mài, trám, bí đao, xích tiểu đậu, đông trùng hạ thảo, biển đậu, hạt dẻ,
khiếm thực và nên kiêng kị gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, lá tía tô, rượu, mỡ động
vật hạn chế dùng đường trắng, kẹo mạch nha, long nhãn, hồng táo, thịt thủ

×