Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tìm hiểu và phân tích quá trình xây dựng, phát triển và quản trị một doanh nghiệp thương mại saigon co op mart và vận dụng quy luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.75 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ TÀI NGUN & MƠI TRƯỜNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu và phân tích q trình xây dựng, phát triển và quản trị
một doanh nghiệp thương mại Saigon Co.op Mart và vận dụng
quy luật cạnh tranh
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoài Thanh
Thành viên nhóm 4
Võ Trần Nhật Quỳnh
Khổng Thị Mai Anh
Đồn Nguyễn Hoàng Oanh
Phạm Mai Uyên Nhi
Lại Thị Ngọc Ánh


I. GIỚI THIỆU:
1.1 Giới thiệu:
Giới thiệu tổng quan:
 Tên pháp định: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
 Tên quốc tế: Saigon Co.op Mart
 Viết tắt: SaigonCo.op
 Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Hạnh
 Trụ sở chính: Số 199 – 205 Nguyễn Thái Học -Quận 1, Tp. HCM
 Website: www.saigonco-op.com.vn
Trải qua gần 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế nước nhà,
đến nay Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) đã và
đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Saigon Co-op là một chuỗi hệ thống siêu thị đang hoạt động tại TP HCM và các tỉnh


thành miền Trung - Nam, nằm trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình
Dương và là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Tiền thân là hợp tác xà (HTX) mua
bán với tư duy thương mại mang đậm tính “cấp phát”. Lúc đó, hàng định lượng không
đủ cung cấp cho khách hàng nên lành đạo Saigon Co-op buộc phải thiết lập mối quan
hệ với các nhà sản xuất và những chủ vựa khu vực đồng bằng sơng Cửu Long để mua
thêu hàng hóa rồi bán ra với giá thỏa thuận. Đây chính là bước tập dượt cho đội ngũ
nhân viên của Saigòn Co-op làm quen với việc mua bán đàm phán ký kết hợp cho đội
ngũ nhân viên của Saigon Co-op làm quen với việc mua bán, đàm phán, ký kết hợp
đồng... những việc còn rất mới mẻ, xa lạ trong ngành thương mại lúc bấy giờ. Chính vì
vậy, đến khi mở cửa, cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của Saigon Co-op đã “hội
nhập” rất nhanh, kết hợp với việc cử cán bộ đi học, nghiên cứu thị trường, cung cách
làm ăn cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của các HTX quốc tế, Saigon Co-op đã từng
bước khẳng định vị trí của mình đối với người tiêu dùng VN. Năm 1996, siêu thị đầu
tiên của Saigon Co-op ra đời, đây chính là sự quay lại với “sở trường” của Saigon Coop nhưng đã có một sự “lột xác”, sự thay đổi thực sự từ tư duy “cấp phát” sang “phục
vụ”, đánh dấu một chặng được vừa làm, vừa học, vừa xây dựng... của Saigon Co-op
thành công ngày nay.

1.2 Sản phẩm kinh doanh:
Đến 2008, hệ thống Co-opMart có 28 siêu thị bao gồm 16 Co-opMart ở TPHCM và 17
CoopMart tại các tỉnh (Co-opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long
Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hòa và Vũng Tàu,
Huế). Hiện nay, Co-opMart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành
phố và người tiêu dùng trong cả nước – “Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu
dùng”. Đến năm 2009, Coop đã có 40 siêu thị trên khắp các tỉnh thành cả nước, mới
nhất là Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thành lập 09/2009 và
Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An thành lập 10/2009. Tính đến thời điểm
hiện nay, Coop đã có trên 40 siêu thị trên khắp các tỉnh thành cả nước
Sản phẩm của Saigon Co-op Mart :



- Thực phẩm tươi sống
- Thực phẩm sơ chế và tẩm ướp.
- Thực phẩm chế biến nấu chín.
- Rau an tồn.
- Trái cây
- Thực phẩm cơng nghệ
- Hố phẩm
- Đồ dùng May mặc Sản phẩm của Co-op Mart
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh:
1.3.1 Tầm nhìn:
Phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh và
bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực đa dạng hóa các mơ hình bán lẻ văn minh,
hiện đại. Đồng thời không ngừng tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người
tiêu dùng và cộng đồng. Xây dựng Saigon Co.op trở thành một tổ chức Hợp tác xã tiêu
biểu có tầm vóc và quy mơ hoạt động trên phạm vi cả nước và từng bước vươn ra khu
vực, luôn được khách hàng và đối tác tín nhiệm và tin yêu.
1.3.2 Sứ mệnh:
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu. Luôn đem lại cho
khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm. Góp phần nâng cao đời sống
người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam.
Giá trị cốt lõi: Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo. Saigon Co.op là
Mái nhà thân yêu của CBCNV. Mọi hoạt động luôn hướng về cộng đồng xã hội.
Chính sách chất lượng: Với mục đích: “SAIGON CO.OP ln thoả mãn khách hàng
và hướng đến sự hồn hảo”, SAIGON CO.OP cơng bố chính sách chất lượng như sau:
• Hệ thống bán lẻ của SAI GON CO.OP LÀ NƠI MUA SẮM ĐÁNG TIN CẬY với
phương châm:
- Tận tâm phục vụ.
- Liên tục cải tiến.
- Khát khao vươn lên.
- Hướng đến cộng đồng.

• SAIGON CO.OP ln ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn
quốc tế, tối thiểu là nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
• SAIGON CO.OP là mái nhà thân u của tồn thể cán bộ cơng nhân viên.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Saigon Co.op
Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ
cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mơ hình kinh tế
HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt.
Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ
trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX
Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh
doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX


theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự
chịu trách nhiệm.
2.2 Nắm bắt cơ hội phát triển
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng
tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước
ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các cơng ty nước
ngồi để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít
đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh
mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị
trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu
thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của
các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình
kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ
Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.

2.3 Khẳng định và phát triển
Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op.
Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng
sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra
thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh
đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu
thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một
hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TpHCM và Việt Nam.
Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn
lực của mình để đầu tư mạnh cho cơng tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra
đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang
thương hiệu Co.opmart.
Năm 2002:
Thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên
ra đời.
Năm 2007:
Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon
Co.op - SCID.
Thành lập Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX.
Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
hệ thống phân phối Việt Nam - VDA.
Năm 2008:
Ra mắt chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện
lợi Co.opFood.
Năm 2010:
Phát triển mơ hình bán lẻ trực tuyến qua truyền
hình HTV Co.op.
Hệ thống siêu thị Co.opmart phát triển trên mọi miền
đất nước, Co.opmart đạt 50 siêu thị trên tồn quốc.

Co.opmart Sài Gịn tại thủ đơ Hà Nội - siêu thị phía
Bắc đầu tiên ra đời.
Năm 2012:
Co.opmart thay đổi Bộ nhận diện Thương hiệu mới.


Khởi công xây dựng Trung tâm thương mại SC Vivo
City. Là dự án liên doanh của SCID và tập đoàn
Mapletree trực thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước
Temasek - Singapore.
Năm 2013:
Khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức,
TPHCM.
Năm 2014:
Khai trương TTTM SenseCity, là mơ hình tích hợp đa
dạng các sản phẩm và dịch vụ trong không gian mua
sắm hiện đại của Saigon Co.op do SCID phụ trách vận
hành.
Năm 2016:
Ra đời mơ hình chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại
Co.op Smile với sứ mạng hiện đại hóa mơ hình bách
hóa đã quen thuộc với người dân Việt Nam, mang đến
hàng hóa chất lượng và giá cả tốt cho khách hàng.
Năm 2017:
Saigon Co.op và cty SCID chính thức đưa Sense
Market - là chợ truyền thống kết hợp hiện đại đi vào
hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm và giải trí của
khách hàng trong và ngồi nước.
Năm 2018:
Ra mắt mơ hình cửa hàng tiện lợi 24h - Cheers. Đây

là thành quả sau nhiều năm hợp tác của Saigon Co.op
(Việt Nam) và NTUC FairPrice (Singapore)
Tính đến 2018, Saigon Co.op đạt 100 siêu thị trên cả nước, hơn 600 điểm bán với hơn
1 triệu lượt khách hàng đến tham quan và mua sắm mỗi ngày.
III. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI:
3.1 Mơi trường vĩ mơ:
3.1.1 Yếu tố chính trị:
Việt Nam đã cho sửa đổi và bổ sung những cơ chế pháp lý mới để tạo điều kiện tốt
nhất cho cạnh tranh tự do, có thể kể qua một số điển hình có ảnh hưởng trực tiếp đến
Siêu thị Saigon Co-op như: Luật Hợp tác xã (1997).
Quyết định 258, của UBNND TP. HCM thành lập Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại
Thành phố Hồ Chí Minh với tên giao dịch là Saigon Union of Trading Co-operative
(Saigon Co-op), đồng thời là đơn vị đầu tiên được Bộ Thương mại cấp phép kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp giúp cho Saigon Co-op được chủ động và linh hoạt
trọng kinh doanh đồng thời thuận lợi vận động phong trào Hợp tác xã trong nước.
Quyết địnnh 1371/2004/QĐ-BTM quy định về tiêu chuẩn siêu thị, trung tâm thương
mại, hàng hoá và dịch vụ kinh doanh,… đã đưa ngành bán lẻ vào hoạt động theo trật tự
và có tổ chức.
Quyết định 64 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định các loại thực phẩm tươi
sống hoặc đã sơ chế chỉ được bán trong các chợ, siêu thị, trunng tâm thương mại và
cửa hàng tiện ích giúp tăng doanh thu các mặt hàng trên tại hệ thống siêu thị.


Năm 2020, mặc dù phải dồn sức ứng  phó với đại dịch COVID-19, hạn hán, bão lụt
liên tục và phát sinh nhiều khó khăn, nhưng tập thể Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại
TP.HCM (Saigon Co.op), đã nỗ lực vượt qua những thử thách mang tính thời đại để
đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy
Saigon Co.op đã tập trung tổ chức thành công Đại hội đảng cơ sở và Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Liên hiệp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đặc biệt, Đại hội điểm Đảng bộ

tại các siêu thị trực thuộc Saigon Co.op được tổ chức thành công và đảm bảo an tồn,
phịng chống dịch. Điểm nổi bật được ghi nhận của Đại hội là triển khai thực hiện
những nội dung đóng góp thiết thực cho đời sống xã hội, đặc biệt là các mục tiêu về
chống dịch, môi trường và áp dụng công nghệ.
Thực hiện tốt chỉ thị 10-CT/TW của Ban bí thư và Hướng dẫn 02-HD/TU của Thành
ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Theo đó, tất cả 100% các chi bộ trực thuộc
Đảng ủy Saigon Co.op đều triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 10 và Hướng dẫn số 02- về
nội dung sinh hoạt và tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, gắn liền với đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó,
nhiều đơn vị đã khắc phục được những hạn chế trong cơng tác phát triển đảng, góp
phần kết nạp hơn 80 đảng viên mới, vượt hơn 20% chỉ tiêu kế hoạch từ đầu năm.
3.1.2 Yếu tố kinh tế:
Saigon Co.op tích cực cùng cộng đồng đẩy lùi bệnh dịch Covid-19. Không những
ngay lập tức kịp thời tung ra thị trường hơn 2 triệu khẩu trang y tế và hàng triệu chai
gel rửa tay khô không tăng giá tại thời điểm thị trường thiếu hai mặt hàng này trầm
trọng khi dịch bùng phát, mà xuyên suốt trong năm 2020 vừa qua, Saigon Co.op cũng
là nhà bán lẻ thường xuyên đóng góp những mặt hàng chống dịch cho tuyến đầu, kiên
trì cung cấp xuất ăn cho các khu cách ly đồng thời quyết liệt triển khai các biện pháp
chống dịch tạo môi trường mua sắm an toàn cho hàng chục triệu khách hàng và người
lao động.
Saigon Co.op đề xuất nhiều chính sách quan trọng thúc đẩy mơ hình hợp tác xã (HTX)
Việt Nam phát triển và hội nhập thông qua việc ký kết hợp tác chiến lược với Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện 8 nội dung có ý nghĩa thiết thực hỗ trợ mơ hình
HTX tại Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở có hành lang pháp lý cập
nhật vững chắc, phương thức vận hành linh hoạt phù hợp xu hướng hội nhập, hỗ trợ
hình thành liên kết chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm giữa hệ thống siêu thị của Saigon
Co.op với các Hợp tác xã trong cả nước, chủ yếu là hàng nông sản, sản phẩm OCOP.
Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op giữ vững thị phần và đạt tổng doanh thu ở mức cao
so với thị trường chung. Theo đó, tổng doanh thu Saigon Co.op trong năm 2020 ước
tính vượt 33.000 tỷ đồng, tương ứng gần 90% kế hoạch, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm

trước. Riêng tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, doanh thu của hệ thống Co.opmart chiếm
trên 45% thị phần ở kênh siêu thị. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Saigon Co.op ước


đạt trên 1.000 tỷ đồng, cao hơn so với kế hoạch ban đầu. Đặc biệt kết quả khảo sát về
chỉ số thỏa mãn khách hàng vượt điểm so với kế hoạch.
3.1.3 Yếu tố văn hoá - xã hội:
Sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã nâng cao đời sống của người
dân. Với tốc độ công nghiệp hố, hiện đại hố nhanh đến chóng mặt và nhịp sống ngày
càng trở nên hối hả hơn, người dân Việt Nam đã dần thay đổi thói quen đi chợ để mua
sắm. Ngày nay họ đến siêu thị và những trung tâm thương mại ngày càng nhiều để tiết
kiệm thời gian mặc cả và hưởng những dịch vụ tiện lợi như đặt hàng tại nhà hoặc giao
hàng tận nhà.
Với mức thu nhập ngày càng cao, trình độ dân trí ngày một tiến bộ người dân hiện nay
khơng chỉ có nhu cầu đủ ăn mà cịn có nhu cầu ăn ngon mặt đẹp. Họ cũng chú ý đến
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, hồng hóa phải chất lượng. Đi
siêu thị mua hàng hoá là một trong những lựa chọn để đảm bảo nhu cầu đó.
Quyết liệt và kiên trì thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam". Cho đến nay, Saigon Co.op được ghi nhận là nhà bán lẻ nội địa tiên phong
tổ chức tháng khuyến mãi "Tự hào hàng Việt" để quảng bá, kích cầu mua sắm dành
riêng cho hàng Việt Nam với quy mô hàng trăm tỉ đồng được tổ chức vào tháng 9 liên
tục trong nhiều năm. Tạo đột phá cho hàng Việt trong mùa dịch, Saigon Co.op đã ứng
dụng công nghệ, phối hợp cùng nhiều đơn vị thương mại điện tử thực hiện các chương
trình kích cầu hàng Việt trên ứng dụng điện tử.
3.1.4 Yếu tố công nghệ:
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) được khẳng định là một
nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và kinh tế số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thời
đại, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có cơng

nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có
thu nhập cao.
Cơng nghệ mua sắm khép kín: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon
Co.op) và Cơng ty TNHH Grab (Grab) chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược vào
ngày 17/9/2019. Bước đầu hai bên sẽ áp dụng các chương trình ưu đãi cho khách hàng
chung của nhau, mơ hình này sẽ được mở rộng ra phạm vi toàn quốc vào năm 2020 để
phục vụ hàng triệu khách hàng khắp 3 miền, nhất là tại các đô thị lớn mà Grab đã triển
khai dịch vụ vận chuyển.

Sự hợp tác này nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng của cả siêu thị lẫn Grab. Khi các
dịch vụ này được triển khai, người tiêu dùng Việt Nam sẽ trải nghiệm mơ hình mua sắm
hồn tồn mới mẻ với nền tảng ứng dụng giải pháp công nghệ khép kín từ mua sắm,
thanh tốn di động, đến vận chuyển, giao nhận tận nơi một cách chuyên nghiệp.


Đây cũng là một trong những nỗ lực trong việc số hóa, thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ
trong dịch vụ bán lẻ mà Saigon Co.op đang hướng đến để tạo sự thuận tiện hơn cho
khách hàng của mình.
3.1.5 Yếu tố môi trường:
Thực hiện tốt Chỉ thị 19 của Thành ủy về thực hiện CVĐ "Người dân thành phố không
xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước. Saigon Co.op đã
triển khai, quán triệt đến toàn thể CBNV và vận động khách hàng cùng thực hiện
không xả rác, chung tay bảo vệ môi trường... Riêng hệ thống các điểm bán hàng của
Saigon Co.op đã thực hiện nghiêm túc hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định,
góp phần hạn chế tác hại đến mơi trường; khuyến khích các đơn vị sử dụng điện năng
lượng mặt trời để tiết kiệm điện và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường.
Không chỉ giảm thiểu túi nilông, Saigon Co.op đã tiên phong giảm thiểu đồ nhựa dùng
một lần khi loại hẳn khỏi quầy kệ siêu thị các loại ống hút nhựa, trở thành hệ thống siêu
thị đầu tiên tại Việt Nam ngưng kinh doanh ống hút nhựa. Chính sách kinh doanh này
cũng "đánh trúng" xu hướng giảm rác thải nhựa dùng một lần mà Chính phủ và các tổ

chức môi trường khuyến cáo khi Việt Nam hiện là một trong 5 nước có lượng rác thải
nhựa ra đại dương đứng đầu thế giới.
“Điển hình như việc khi Saigon Co.op hoàn toàn ngưng kinh doanh ống hút nhựa trong
hệ thống siêu thị thì hàng loạt các đơn vị sản xuất sản phẩm này chuyển sang sản xuất và
kinh doanh ống hút giấy, ống hút thủy tinh sử dụng nhiều lần. Chương trình đã nhận
được sự hưởng ứng hết sức nồng nhiệt của các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng trên cả
nước.”
Với vai trò là một đơn vị phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu hiện nay, Saigon Co.op cam
kết sẽ nỗ lực hành động để giảm thiểu tối đa các sản phẩm nhựa một lần mà Chính phủ
đang nỗ lực kêu gọi để góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta và hướng đến phát
triển doanh nghiệp bền vững.
3.2 Môi trường vi mô:
3.2.1 Yếu tố khách hàng:
Khách hàng của hệ thống siêu thị Co-opmart chủ yếu là các khách hàng lẻ, những
người tiêu dùng cuối cùng ( không giống như hệ thống Metro với một phần lớn khách
hàng là nhà buôn). Với phương châm “nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”,
khách hàng có sức mạnh vơ cùng lớn đối với chính sách hoạt động của Co-opmar .
Người mua luôn nhạy cảm với giá. Với mỗi sự biến động tăng lên về giá đều khiến
người mua có sự đắn đo hơn trước quyết định mua hàng của mình. Một khi họ nhận
thấy giá cả ở nơi khác cạnh tranh với cùng một sản phẩm như thế, họ sẵn sàng thay đổi
để đảm bảo sự chi tiêu hợp lý cho bản thân.
Siêu thị Co-op đóng vai trị là nhà phân phối, trung gian giữa nhà sản xuất và khách
hàng, chính vì vậy siêu thị cần có những sự thương lượng hợp lý để cân bằng áp lực
giữa đôi bên.


3.2.2 Đối thủ cạnh tranh:
Kênh thương mại hiện đại Việt Nam đã diễn ra cuộc cạnh tranh và đổi mới mạnh mẽ
với các chuỗi bán lẻ không ngừng được mở rộng của BigC, Metro, Co.opmart, Lotte…
bên cạnh các chuỗi mới của Aeon, Family Mart, Circle K, Giant, Daiso… Chưa kể các

thương hiệu đang bắt đầu tham dự như Takashimaya, E-Mart, Mapletree, Berli Jucker,
Index Living Mall…Tính chuyên nghiệp và nhận diện thương mại thì hiện tại các đối
thủ cạnh tranh đáng chú ý nhất của Coopmart vẫn là BigC, Metro và Lotte Mart.
Vậy với các đối thủ cạnh tranh lớn như vậy, để có thể đứng vững trên thị trường
Coopmart cần có các biện pháp:
Tiếp tục nâng cao và tận dụng thế mạnh của mình
Coopmart có nhiều thế mạnh, đặc biệt ở thế mạnh về sản phầm, nhà cung ứng, hệ
thống rải khắp, chương trình khuyến mãi và dịch vụ khách hàng. So với các đối thủ
cạnh tranh khác, Coopmart có thể mạnh của một cơng ty nội địa, có nguồn cung sản
phẩm ổn định và có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng cho nên Coopmart cần
phải duy trì sự tín nhiệm và mối quan hệ với các nhà cung ứng, có những chính sách
đãi ngộ phù hợp để duy trì sự tín nhiệm của các nhà cung ứng.
3.2.3 Các đơn vị cung ứng:
Ngay từ những khâu đầu tiên là lựa chọn nhà cung cấp, Saigon Co.op cũng đã chặt chẽ
lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, chất lượng hàng hóa đảm bảo. Đơn cử mặt hàng
rau củ quả, Saigon Co.op ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận
Vietgap, Global Gap về quy trình sản xuất rau an tồn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản
và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị
cũng như con giống và phân bón. Hệ thống siêu thị Co.opmart còn hợp tác với dự án
“Xây dựng kiểm sốt chất lượng nơng sản thực phẩm” (FAPQDC) do Chính phủ
Canada tài trợ nhằm cải thiện chất lượng nông sản thực phẩm theo phương pháp tiếp
cận tổng thể trong chuỗi giá trị ngành hàng từ “trang trại đến bàn ăn”. Khơng chỉ kiểm
tra hàng hóa về mặt giấy tờ, Saigon Co.op cịn có một bộ phận chun trách theo sát
quy trình thực hiện kiểm nghiệm với từng dịng sản phẩm, đi thực tế kiểm tra tại đơn
vị sản xuất, nếu thấy có dấu hiệu làm hàng giả, hàng nhái thì kiên quyết từ chối nhận
hàng.
IV. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG:
Lương nhân viên cao, quan hệ tốt: Có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường bên trong
doanh nghiệp. Yếu tố con người, cơng tác nhân sự có vai trò quan trọng trong giai
đoạn thực hiện chiến lược. Thu hút được sự say mê nhiệt tình với cơng việc. Quan hệ

tốt giữa các nhân viên và lãnh đạo sẽ giúp cho doanh nghiệp trôi chảy, giải quyết sự
hài hịa giữa lợi ích của tổ chức và nhân viên. Coop phản ứng tốt đối với yếu tố này, hệ
số phản ứng là 4
Để duy trì và thu hút nguồn lực giỏi Sài Gịn Co-op đã có những chính sách ưu đãi cho
CBCNV, chuỗi Co-op đã góp vốn với giá gốc vào cổ phần đầu tư phát triển Sài Gòn
Co.op (SCID).
Hệ thống thơng tin khá tốt: Yếu tố này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, xã
hội CNTT hiện nay phát triển, 1 doanh nghiệp có hệ thống thơng tin tốt, có các kỹ
năng và phương pháp, được con người và thiết bị thực hiện việc thu thập, phân tích dữ


liệu nhân tạo ra các thông tin cần thiết cho nhà quản trị đưa ra quyết định chiến lược
đúng đắn, chính xác. Coopmart đã phản ứng tốt đối với yếu tố này, hệ số phản ứng là 3
Áp dụng các phần mềm CNTT tiên tiến vào công tác thu thập thơng tin phản hồi từ
khách hàng để có các chính sách phục vụ. CSKH phát phiếu tru dài, chương trình
khuyên mãi được thực hiện thường xuyên, nhờ khảo sát và tổng hợp thông tin kịp thời
nên doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách cho khách hàng, Sai gịn co-op cập nhật
thông tin hàng ngày, liên hệ chặt chẽ . Cập nhật thông tin với hệ thống mỗi tuần một
lần, qua mạng nội bộ mỗi Tháng một lần. Điều này giúp GĐ Coop trao đổi thông tin
qua lại với nhau đồng thời nắm bắt được tình hình của ca chuỗi . Từ đó cho ra các
quyết định kinh doanh hàng tuần hàng ngày.
V. QUY LUẬT CẠNH TRANH:
Nếu biết duy trì điểm mạnh của mình, phát triển một cách bền vững thì DN bán
lẻ Viê ̣t có thể tồn tại bên cạnh các ơng lớn nước ngồi.
Năm 2015 theo cam kết WTO các doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài sẽ được đầu
tư với số vốn 100% tại Viê ̣t Nam (hiê ̣n tại 50%). Điều này không chỉ tạo nên sự cạnh
tranh khốc liê ̣t cho các DN bán lẻ nô ̣i mà còn là thách thức cho các DN ngoại đang có
mă ̣t tại Viê ̣t Nam. Thế nhưng trước làn sóng này, các DN trong nước đã khá linh hoạt
khi đưa ra nhiều giải pháp cạnh tranh mới.
5.1 Không ngừng mở rô ̣ng thị trường

Với nỗ lực chuẩn bị cho làn sóng cạnh tranh mới, các DN khá nhanh chân khi trong
cuộc đua mở rộng thị trường. Đơn cử như DN bán lẻ nô ̣i địa Saigon Co.op nỗ lực mở
rô ̣ng hê ̣ thống phân phối với 70 siêu thị Co.opmart trên toàn q́c. Theo đó có 73 cửa
hàng thực phẩm tiê ̣n lợi Co.op Food đi sâu vào các khu dân cư, KCX, KCN… giúp
người tiêu dùng (NTD) dễ dàng mua được thực phẩm an toàn chất lượng. Ngoài ra,
Saigon Co.op còn đa dạng hóa mô hình bán lẻ với kênh mua sắm qua truyền hình HTV
Co.op. Đă ̣c biê ̣t năm 2013 Saigon Co.op ra mắt mô hình kinh doanh đại siêu thị khi
cùng với NTUC - đơn vị HTX tại Singapore đầu tư đại siêu thị Co.opXtra Plus tại Thủ
Đức vừa bán lẻ vừa phân phối hàng hóa số lượng lớn.
Không chỉ với DN nội địa, các DN nước ngoài đã đầu tư từ trước cũng nhanh tay đón
đầu. Mới đây tại Hà Nơ ̣i, Lotte Mart đã mở siêu thị đầu tiên tại Hà Nô ̣i với vốn đầu tư
trên 25 triê ̣u USD, nâng tổng số siêu thị đang hoạt động tại Việt Nam lên bảy cái. Hay
Tâ ̣p đoàn AEON (Nhâ ̣t) sau khi mở mô ̣t trung tâm ở quâ ̣n Tân Phú, TP.HCM cũng
đang gấp rút chuẩn bị khai trương thêm Aeon Mall Bình Dương Canary với vốn đầu tư
lên đến vài chục triê ̣u USD.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho biết hiện
nay cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ diễn ra rất quyết liệt, không chỉ trong viê c̣ mở
rộng mạng lưới bán lẻ mà còn trong viê ̣c đa dạng mơ hình kinh doanh để khai thác mọi
phân khúc khách hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người NTD.


Do đó nhằm hướng đến đối tượng cao cấp hơn Saigon Co.op đã hợp tác với Mapletree
(Singapore) khởi công dự án Trung tâm thương mại SC VivoCity trên đường Nguyễn
Văn Linh, quâ ̣n 7 (TP.HCM). Với vốn đầu tư lên đến 100 triê ̣u USD, SC VivoCity
cung cấp cho thị trường 72.000 m2 diê ̣n tích bán lẻ. Gồm các thương hiê ̣u nổi tiếng,
cụm rạp chiếu phim hiê ̣n đại, khu vui chơi giải trí và ẩm thực. Dự án này được kỳ
vọng sẽ là điểm đến cho những gia đình có thu nhâ ̣p khá và cô ̣ng đồng người nước
ngoài đang sinh sống và làm viêc̣ tại TP.HCM.
5.2 Doanh nghiệp  ngoại cũng khó thắng nô ̣i
Chuyên gia thương hiê ̣u Hoàng Tùng cho rằng năm 2015 khi các nhà bán lẻ ngoại

được đầu tư vốn 100% tại Viê ̣t Nam vào sẽ khiến cho mức đô ̣ cạnh tranh trong lĩnh
vực bán lẻ cao hơn rất nhiều. DN bán lẻ sẽ không chỉ cạnh tranh về quy mô, vốn, hệ
thống quản trị mà còn cạnh tranh cả trên mặt trận marketing. Bởi mỗi DN bán lẻ sẽ
phải định vị rõ bản sắc của mình để lơi kéo khách hàng mục tiêu.
Với ưu thế là đơn vị bán lẻ nô ̣i địa, ông Hòa khẳng định thế mạnh của Saigon Co.op là
hiểu NTD Việt Nam cần được chăm sóc nhiều hơn bởi các mơ hình hiện đại mới. Ở
đó, họ không chỉ được thỏa mãn mọi nhu cầu với giá cả hợp lý mà còn được cùng
nhau trải nghiệm không gian mua sắm thú vị, được phục vụ tốt hơn với nhiều dịch vụ
giải trí đi kèm. Đó cũng là lý do Saigon Co.op cho ra đời mô hình Trung tâm thương
mại Sense City nhắm tới đối tượng khách hàng tầm trung.
Cùng quan điểm trên, ông Tùng khẳng định thách thức lớn nhất đối với các DN bán lẻ
nước ngoài là thay đổi thói quen của NTD. Những DN bán lẻ đã tồn tại ở thị trường
Việt như Saigon Co.op, Metro, Savico... cũng đã có chỗ đứng nhất định trong tâm trí
NTD. Khơng dễ dàng khi các thương hiệu mới đổ bộ vào và cạnh tranh với những
thương hiệu mạnh đang tồn tại trên thị trường.



×