Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

de cuong thi giao vien gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 14 trang )

UBND HUYỆN TÂN PHÚ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
–––––––––––
CÂU HỎI ÔN PHẦN THI HIỂU BIẾT (Trắc nghiệm khách quan)
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TIỂU HỌC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018
––––––––––
Câu 1: Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT
quy định: Học sinh được xét hoàn thành chương trình lớp học phải đạt điều kiện:
a) Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng mơn học và hoạt động giáo
dục: Hồn thành tốt hoặc Hồn thành.
b) Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt.
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các mơn học đạt điểm 5 trở lên.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 2: Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010, "Năng lực giáo dục của giáo viên
tiểu học" được đánh giá dựa theo:
a) Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học
b) Chuẩn trình độ chun mơn của giáo viên tiểu học.
c) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. ( Trích thơng tư 41/2010/TT-BGDĐT)
d) Cả 3 ý trên.
Câu 3: Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám
BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
xác định: đổi mới giáo dục thành cơng, thì khâu then chốt chính là:
a) Đổi mới tư duy, nhận thức và mục tiêu giáo dục.
b) Đổi mới tư duy, nhận thức và nội dung, phương pháp giáo dục.
c) Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
d) Tất cả các ý trên. (Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 MUC B/I/2)
Câu 4: "Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chun mơn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy" là nhiệm vụ của:
a) Giáo viên
b) Phó Hiệu trưởng


c) Hiệu trưởng
d) Cả 3 ý trên.
Câu 5: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ
GD&ĐT về Ban hành Điều lệ trường tiểu học, quy định tuổi của học sinh tiểu học là:
a) Tuổi của học sinh tiểu học từ 5 đến 11 tuổi (tính theo năm)
b) Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 12 tuổi (tính theo năm)
c) Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 13 tuổi (tính theo năm)
d) Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm)
Câu 6: Số lượng thành viên của Hội đồng trường là:
a) 7 đến 9 người;
b) 7 đến 11 người;
c) 7 đến 13 người;
d) 7 đến 15 người;


Câu 7: Hồ sơ đánh giá học sinh của từng năm học theo Văn bản hợp nhất số
03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT, gồm:
a) Học bạ; Sổ theo dõi chất lượng giáo dục; Bài kiểm tra định kì cuối năm học.
b) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có); Giấy chứng
nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).
c) Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d) Học bạ, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và bài kiểm tra định
kì cuối năm học.
Câu 8: Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010, học sinh vi phạm các khuyết
điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện
các biện pháp sau:
a) Nhắc nhở, phê bình.
b) Thơng báo với gia đình
c) Nhắc nhở hoặc thơng báo với gia đình
d) Nhắc nhở, phê bình hoặc thơng báo với gia đình.

Câu 9: Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ
GD&ĐT về Ban hành Điều lệ trường tiểu học, hồ sơ của giáo viên bao gồm:
a) Giáo án (bài soạn); Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ;
b) Giáo án (bài soạn); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm
lớp); Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
c) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên
làm công tác chủ nhiệm lớp); Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
d) Giáo án (bài soạn); Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; Sổ chủ nhiệm
(đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp); Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
Câu 10: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua:
a) Dạy học các môn học bắt buộc
b) Dạy học các môn tự chọn
c) Dạy học các môn tự chọn và dạy tiếng dân tộc
d) Dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn
Câu 11: Luật Bình đẳng giới qui định bình đẳng giới trong bao nhiêu lĩnh vực của
đời sống xã hội và gia đình
a) 6 lĩnh vực: kinh tế, chính trị; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học – cơng
nghệ: văn hóa.
b) 7 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thơng tin,
thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
c) 8 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học – công
nghệ; văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
d) 9 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học – công
nghệ; văn hóa, thơng tin; thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
Câu 12: Căn cứ đưa ra nhận xét, đánh giá thường xuyên hoạt động học tập của
học sinh là:
a) Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn học nói chung và của bài học nói riêng.


b) Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh về mức độ hoàn thành hay chưa hoàn

thành nhiêm vụ (kiến thức, kĩ năng) của bài học, của môn học; Thực hành, vận dụng
được hay chưa được các kiến thức, kĩ năng của bài học, môn học.
c) Căn cứ vào các biểu hiện quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh.
d) Cả 3 ý trên.
Câu 13: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT,
Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, quy định học sinh là:
a) Huy động được 80% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số
trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn
lại đang học các lớp tiểu học.
b) Huy động được 85% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số
trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn
lại đang học các lớp tiểu học.
c) Huy động được 90% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số
trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn
lại đang học các lớp tiểu học.
d) Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số
trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn
lại đang học các lớp tiểu học.
Câu 14: Điểm giống nhau của lời nhận xét trong giờ học và nhận xét hằng tuần,
hằng tháng trong Sổ theo dõi kết quả giáo dục là:
a) Vì sự tiến bộ của học sinh
b) Không tạo áp lực cho học sinh hay phụ huynh
c) Không so sánh học sinh này với học sinh khác
d) Cả 3 ý trên.
Câu 15: Tổ chức dạy học theo nhóm
a) Là một phương pháp dạy học mới
b) Là một hình thức tổ chức dạy học
c) Vừa là phương pháp, vừa là hình thức
d) Tất cả các ý trên.
Câu 16: Nội dung của lời nhận xét thông thường là:

a) Khen ngợi khi học sinh làm tốt; động viên khi học sinh chưa tốt.
b) Nêu rõ điểm đáng khen; nêu rõ điểm chưa tốt
c) Nêu rõ cách rèn luyện, phát huy điểm đáng khen; nêu rõ cách sửa chữa điểm
chưa tốt, rèn luyện để tốt lên.
d) Cả 3 ý trên.
Câu 17: Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT,
thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là:
a) 35 tuần
b) 37 tuần
c) 39 tuần
d) 42 tuần
Câu 18: Đánh giá thường xuyên là đánh giá:
a) Quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh
b) Theo tiến trình nội dung các mơn học và các hoạt động giáo dục khác
c) Quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.


d) Cả 3 ý trên.
Câu 19: Định mức số tiết dạy/tuần của giáo viên chủ nhiệm lớp là
a) 20 tiết
b) 21 tiết
c) 22 tiết
d) 23 tiết
Câu 20: Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ là trách nhiệm của:
a) Giáo viên chủ nhiệm
b) Giáo viên bộ môn
c) Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
d) Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn
Câu 21: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
GD&ĐT về Chương trình giáo dục phổ thơng; Mục tiêu giáo dục tiểu học là:

a) Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học
b) Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học
c) Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học
d) Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp
tục học Trung học cơ sở
Câu 22: Việc xử lý các hành vi vi phạm Pháp lệnh dân số được quy định tại:
a) Điều 36 Pháp lệnh dân số.
b) Điều 37 Pháp lệnh dân số.
c) Điều 38 Pháp lệnh dân số.
d) Điều 39 Pháp lệnh dân số.
Câu 23: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
GD&ĐT về Chương trình giáo dục phổ thơng; mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể
để:
a) Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần
b) Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
c) Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng,
d) Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt tồn trường
Câu 24: Chế độ chính sách đối với người tập sự (khơng tính đến người có trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ) là:
a) Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp
chức danh nghề nghiệp.
b) Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85 % mức lương của chức
danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.
c) Thời gian tập sự được tính vào thời gian xét nâng lương.
d) Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85 % mức lương của chức
danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng; các khoản phụ cấp được
hưởng theo quy định của pháp luật.
Câu 25: Nguyên tắc đánh giá cơ bản của Văn bản hợp nhất Thông tư 30/2014/TTBGDĐ và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐ của Bộ GD&ĐT về Đánh giá HS Tiểu học là:
a) Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
b) Vì sự tiến bộ của học sinh

c) Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, CMHS với tự đánh giá của học sinh.


d) Cả 3 ý trên.
Câu 26: Theo Luật Khiếu nại năm 2011, quy định Thời hiệu Khiếu nại là:
a) Là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
b) Là 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
c) Là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
d) Là 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
Câu 27: Một trong những nhiệm vụ của GVCN khi xây dựng tập thể học sinh vững
mạnh là:
a) Xây dựng đội ngũ học sinh tự quản, đủ sức thay mặt GVCN lớp điều hành các hoạt
động.
b) Giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng sống cần thiết, có kết quả học tập tốt.
c) Bồi dưỡng năng lực tự quản cho mọi thành viên trong lớp học.
d) Có khả năng thích ứng với các hoạt động giáo dục trong nhà trường và cộng
đồng.
Câu 28: Để thực hiện chương trình “Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp”
GVCN lớp cần phải có kĩ năng giáo dục:
a) Kĩ năng thiết kế chương trình, kế hoạch hoạt động.
b) Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động.
c) Kĩ năng tổ chức các loại hình thi theo chuyên đề; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 29: Theo Luật Tố cáo năm 2011, quy định Thời hiệu Tố cáo là:
a) Là 30 ngày
b) Là 60 ngày

c) Là 90 ngày
d) Không quy định thời hiệu tố cáo.
Câu 30: Hoạt động tập thể cuối tuần (giờ sinh hoạt lớp) là:
a) Một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
b) Một hình thức tổ chức giáo dục tự quản cho học sinh.
c) Hoạt động tập thể học sinh sau một tuần.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 31: Theo Luật Bảo hiểm năm 2014: Lao động nam đang tham gia bảo hiểm
xã hội khi vợ sinh 3 con (sinh bình thường khơng mổ) thì được nghỉ và hưởng chế độ
thai sản mấy ngày?
a) 7 ngày.
b) 10 ngày.
c) 13 ngày.
d) 15 ngày.
Câu 32: Yêu cầu giáo dục của tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ điểm là :
a) Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống
cách mạng của dân tộc, về thực tiễn xây dựng đất nước gắn với nhiệm vụ của người học.
b) Bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào Ðảng, giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha
anh đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, xứng đáng là
thế hệ tiếp bước cha anh phát huy truyền thống dân tộc.


c) Hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng tổ chức và điều khiển các
hoạt động của tập thể.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 33: Việc tuyển dụng viên chức vào các trường học công lập được thực hiện
theo chế độ hợp đồng:
a) Hợp đồng lao động (bao gồm hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng
lao động không xác định thời hạn).
b) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

c) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
d) Hợp đồng làm việc (bao gồm hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn).
Câu 34: Yêu cầu giáo dục của Hoạt động tập thể cuối tuần (giờ sinh hoạt lớp) là:
a) Tổ chức đăng ký thi đua giữa các tổ HS, giữa các thành viên trong lớp theo một
chủ đề nào đó.
b) Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, hay sau một đợt thi
đua hoặc sau một học kì, một năm học.
c) Hình thành một số kĩ năng về xây dựng tập thể, tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ
năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
d) Tất cả các ý trên
Câu 35: Lao động nữ sinh con được nghỉ, hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu
tháng lương?
a) 4 tháng
b) 5 tháng
c) 6 tháng
d) 7 tháng
Câu 36: Yêu cầu của tiết chào cờ đầu tuần nhằm giúp học sinh:
a) Phản ánh kết quả thi đua sau một tuần hay sau một đợt thi đua của trường, của
lớp cũng như của những cá nhân có nhiều tiến bộ. Nội dung này có tác dụng động viên
kích thích, gây khí thế mới trong hoạt động hàng ngày, hàng tuần của học sinh.
b) Phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động
dưới cờ như khả năng điều khiển, khả năng đánh giá thi đua, khả năng nắm tình hình
tham gia của các lớp.
c) Những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng tuần, trong tháng có liên quan trực
tiếp đến những yêu cầu của chủ điểm giáo dục; hoặc phản ánh sự
d) Tất cả các ý trên.
Câu 37: Viên chức được phân loại theo:
a) Theo vị trí việc làm.
b) Theo chức danh nghề nghiệp.

c) Theo vị trí việc làm và theo chức danh nghề nghiệp.
d) Theo trình độ đào tạo, vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp
Câu 38: Kỹ năng cần thiết cho giáo viên khi tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh là
a) Kỹ năng phân tích đặc điểm học sinh
b) Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động
c) Kỹ năng phán đốn mức độ của tình huống trong hoạt động
d) Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động


Câu 39: Số lượng thành phần Hội đồng kỷ luật của nhà trường đối với viên chức
không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật gồm:
a) 03 thành viên.
b) 05 thành viên.
c) Có từ 3 đến 5 thành viên tùy theo quyết định của Thủ trưởng đơn vị.
d) Bao gồm tất cả các thành viên của Hội đồng trường.
Câu 40: Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thơng
báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc
tồn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh
tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu:
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hố và mang tính giáo dục
c) Cơng tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Lập được kế hoạch dạy học
Câu 41: Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
b) Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
c) Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
d) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Câu 42: Các Hội đồng được thành lập trong trường tiểu học công lập là:
a) Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng sư phạm.
b) Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn.
c) Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn.
d) Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỷ luật.
Câu 43: Môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành, phát triển nhân
cách của trẻ là:
a) Môi trường giáo dục nhà trường
b) Mơi trường giáo dục gia đình
c) Mơi trường giáo dục xã hội
d) Cả 3 ý trên
. Câu 44: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, yêu cầu người dự:
a) Tập trung quan sát các hoạt động của giáo viên để rút kinh nghiệm. Đánh giá
xếp loại giờ dạy theo tiêu chí quy định.
b) Tập trung quan sát, phân tích các hoạt động của học sinh. Khơng đánh giá xếp
loại giờ dạy theo tiêu chí quy định. Rút kinh nghiệm chia sẻ là chính .
c) Các thành viên góp ý và xếp loại tiết dạy theo hướng dẫn ở phiếu dự giờ .
d) Thống nhất quy trình bài dạy để cả khối áp dụng theo.
Câu 45: Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà
trường, giáo viên chủ nhiệm là:
a) Người quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình
phụ trách
b) Người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các
mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách


c) Nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối
giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
d) Tất cả các ý trên
Câu 46: Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ

thông:
a) Tương tác; Trải nghiệm ; Tiến trình; Thay đổi hành vi; Thực hành.
b) Tương tác; Trải nghiệm; Tiến trình; Thay đổi hành vi; Thời gian- mơi trường
giáo dục.
c) Tương tác; Trải nghiệm; Tiến trình; Thay đổi hành vi; Tự nhận thức.
d) Tương tác; Trải nghiệm; Tiến trình; Thay đổi hành vi; Tư duy sáng tạo.
Câu 47: Trường hợp nào chưa xem xét kỷ luật viên chức:
a) Đang trong thời gian nghỉ việc riêng.
b) Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh.
c) Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi.
d) Đang trong thời gian bị phạt tù theo bản án của Tòa án.
Câu 48: Bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên, nhằm giúp giáo viên:
a) Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản, theo các đối tượng học sinh.
b) Điều chỉnh dạy học phù hợp các đối tượng học sinh.
c) Nắm được thơng tin cá nhân của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh dạy học
phù hợp với đối tượng học sinh.
d) Tất cả các ý trên
Câu 49: Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục tồn diện, địi hỏi giáo viên
chủ nhiệm phải có kĩ năng sư phạm:
a) Kĩ năng tiếp cận đối tượng học sinh;
b) Kĩ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội
c) Kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; kĩ năng đánh giá
d) Cả 3 ý trên.
Câu 50: Những yêu cầu cụ thể với giáo viên chủ nhiệm tiểu học hiện nay là:
a) Có hệ thống kiến thức nhiều lĩnh vực, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ
năng vận động, kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học, phẩm chất của 1 nhà sư phạm.
b) Có hệ thống kiến thức nhiều lĩnh vực, phẩm chất của một nhà sư phạm.
c) Có hệ thống kiến thức nhiều lĩnh vực, kĩ năng vận động, kĩ năng tổ chức hoạt
động dạy - học.

d) Có hệ thống kiến thức nhiều lĩnh vực, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy - học,
phẩm chất của một nhà sư phạm.
Câu 51: Trong các chức năng, chức năng đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm lớp là:
a) Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp
b) Giáo viên chủ nhiệm là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy
tiềm năng tích cực của mọi học sinh
c) Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội
trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục


d) Giáo viên chủ nhiệm là đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh
và phong trào chung của lớp
Câu 52: Để lập một kế hoạch bài dạy hiệu quả, người giáo viên cần:
a) Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn học (sách giáo khoa), sách tham khảo; đọc lại
thiết kế bài dạy đã soạn từ năm trước; đối chiếu lại tình hình lớp, học sinh để xây dựng
kế hoạch bài dạy năm nay.
b) Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, xác định rõ nhu cầu, sở thích của học sinh để
xây dựng kế hoạch bài dạy năm nay.
c) Đọc lại phần rút kinh nghiệm bài dạy của năm học trước, đối chiếu lại tình hình
lớp, học sinh để xây dựng kế hoạch bài dạy năm nay.
d) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, xác định đúng chuẩn kiến thức và kĩ
năng môn học để xây dựng kế hoạch bài dạy.
Câu 53: Viên chức bị xử lý kỷ luật khi:
a) Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không
được làm quy định tại Luật Viên chức.
b) Vi phạm pháp luật bị Tịa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
c) Câu a và b sai.
d) Câu a và b đúng.
Câu 54: Để tăng cường năng lực đọc cho học sinh, giáo viên cần phối hợp với thư
viện thực hiện những việc nào sau đây?

a) Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đọc sách, chọn ngữ liệu đọc, cung cấp tài liệu giới
thiệu sách, chia sẻ sau khi đọc sách.
b) Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đọc sách, giới thiệu sách, chia sẻ sau khi đọc sách.
c) Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đọc sách, xây dựng không gian đọc sách, thư viện
xanh, chọn ngữ liệu đọc, cung cấp tài liệu giới thiệu sách, chia sẻ sau khi đọc sách.
d) Xây dựng kế hoạch, xây dựng không gian đọc sách, thư viện xanh, chọn ngữ
liệu đọc, cung cấp tài liệu giới thiệu sách, chia sẻ sau khi đọc sách.
Câu 55: Đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng thường xuyên nội dung:
a) Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức đang giảng dạy vào cuộc sống.
b) Những tri thức khoa học công cụ: tin học, ngoại ngữ và những tri thức về khoa
học có tính phương pháp luận, phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, xã hội.
c) Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn hóa, pháp
luật
d) Cả 3 ý trên.
Câu 56: Giáo dục kĩ năng sống trong mỗi nhà trường là:
a) Nội dung bắt buộc vì qua đó hình thành cho học sinh những kĩ năng mang tính
tâm lý xã hội, giao tiếp tương tác hiệu quả với người khác, có năng lực tham gia vào
cuộc sống hằng ngày.
b) Nội dung khơng bắt buộc, chỉ khuyến khích giáo viên lồng ghép trong quá trình
giảng dạy.
c) Nội dung bắt buộc vì nó bổ sung kiến thức cho mơn Tiếng Việt và TNXH.
d) Tùy theo nội dung từng bài, có thể có hoặc khơng có giáo dục kĩ năng sống cho
các em.


Câu 57: Đặc điểm cơ bản của việc soạn giảng theo hướng nghiên cứu hoạt động
học của học sinh là:
a) Thiết kế các hoạt động dạy và học đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài
học

b) Thiết kế các hoạt động học tập phát huy khả năng học nhóm của học sinh
c) Nghiên cứu, thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy khả năng
tương tác, tự học của học sinh.
d) Nghiên cứu, thiết kế, tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học của giáo viên
Câu 58: Căn cứ để đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết; Quy định về đạo đức nghề
nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
thực hiện về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phụ vụ nhân dân, tinh
thần hợp tác đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực hiện
các nghĩa vụ khác của viên chức.
c) Kết quả thực hiện công việc; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân,
tinh thần hợp tác đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực
hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
d) Cả 3 ý trên.
Câu 59: Thành lập Ban đại diện chi hội cha mẹ học sinh mỗi lớp học nhằm:
a) Thành lập một tổ chức xã hội hỗ trợ các điều kiện hoạt động của lớp học.
b) Xây dựng một lực lượng giáo dục, góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục của
lớp học.
c) Phối hợp với nhà trường trong giáo dục các học sinh chưa ngoan, tuyên dương
học sinh tốt.
d) Thực hiện phương châm giáo dục: nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội.
Câu 60: Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức, nhân cách học sinh rất có hiệu
quả là phương pháp:
a) Phương pháp giáo dục cá nhân
b) Phương pháp tác động song song
c) Phương pháp bùng nổ sư phạm
d) Phương pháp giáo dục bảng truyền thống và giáo dục bằng kỷ luật sinh hoạt
Câu 61: Văn hoá đọc của mỗi cá nhân trong xã hội được thể hiện thành:
a) Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc

b) Thói quen đọc, sở thích đọc, kiến thức hiểu biết,
c) Thói quen đọc, kỹ năng đọc, kiến thức hiểu biết,
d) Tất cả các ý trên
Câu 62: Những việc viên chức khơng được làm đó là:
a) Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định
của pháp luật.
b) Trốn tránh trách nhiệm, thối thác cơng việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè
phái, mất đoàn kết; tự bỏ việc; tham gia đình cơng.
c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi hoạt động nghề
nghiệp.


d) Cả 3 ý trên
Câu 63: Thành phần quan trọng, quyết định trong của hệ thống văn hóa đọc là:
a) Tài liệu đọc (sách, báo, tạp chí trên giấy và trên mạng), bao gồm từ người viết
sách tới khi sách, báo được xuất bản và sẵn sàng tới tay người đọc.
b) Người đọc.
c) Thư viện, cửa hàng sách, phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền, giới
thiệu, quảng bá tài liệu đọc, văn hóa đọc, kể cả các hội chợ triển lãm sách, nhằm đưa tài
liệu đọc đến đúng người đọc.
d) Tất cả các ý trên
Câu 64: Yêu cầu của việc xây dựng tập thể học sinh tự quản nhằm hình thành ở
mỗi học sinh kỹ năng tổ chức nào:
a) Kỹ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động
b) Kỹ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch
c) Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm
d) Cả 3 ý trên.
Câu 65: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, nhằm giúp:
a) Học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời

sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã hội.
b) Học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm của
bản thân vào cuốc sống một cách sáng tạo.
c) Học sinh hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất và phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân.
d) Tất cả các ý trên
Câu 66: Yêu cầu của tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm:
a) Giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc
thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội tình yêu quê hương đất nước
b) Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đồn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn
trong các hoạt động tập thể
c) Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản ngồi giờ lên lớp, góp phần giáo
dục tính tích cực của người công dân tương lai
d) Cả 3 ý trên.
Câu 67: Mục đích chính của việc điều chỉnh nội dung dạy học là để dạy học:
a) Phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
b) Phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế nhà trường.
c) Góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
d) Tất cả các ý trên
Câu 68: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy các môn học và
giáo viên trong khối để:
a) Tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện ở lớp
b) Cùng thực hiện các tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh và tập thể học sinh
c) Đề ra biện pháp giáo dục học sinh lớp mình.
d) Thống nhất biện pháp tác động sự phạm đối với học sinh khi cần thiết.


Câu 69: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên
a) Đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ
học tập và giáo viên đưa ra..., có ảnh hưởng đến việc học của học sinh.

b) Cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh; Cùng nhau thiết kế kế
hoạch bài học; Cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc
học của học sinh) bài học.
c) Giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội
dung, phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả.
d) Tất cả các ý trên
Câu 70: Biện pháp cơ bản có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập
thể học sinh đoàn kết, kỷ luật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên là:
a) Tiết chào cờ đầu tuần
b) Tiết hoạt động tập thể cuối tuần (tiết sinh hoạt lớp)
c) Tiết tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Cả 3 ý trên.
Câu 71: Kĩ thuật then chốt trong nhóm phương pháp vấn đáp là:
a) Kĩ thuật Đặt câu hỏi
b) Kĩ thuật Nhận xét bằng lời
c) Kĩ thuật Trình bày miệng
d) Tất cả các ý trên
Câu 72: Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực
hiện theo:
a) 2 bước
b) 3 bước
c) 4 bước
d) 5 bước
Câu 73: Giáo viên chủ nhiệm có thể thơng báo kết quả ĐGTX của học sinh trong
trường hợp:
a) Cha mẹ học sinh có yêu cầu nhận xét về quá trình học tập của con.
b) Những học sinh chưa đạt chuẩn cần có sự phối hợp giáo dục giữa giáo viên và
cha mẹ học sinh.
c) Những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, học sinh có những tiến bộ đột
xuất.

d) Tất cả các ý trên
Câu 74: Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh trong các giờ học
chính khóa là:
a) Thay đổi cách cư xử trong lớp học, tạo ra sự tương tác tích cực giữa thầy và trị
b) Quan tâm đến những khó khăn của học sinh trong giờ học
c) Tổ chức các hoạt động học tập đa dạng; tăng cường sự tham gia của học sinh
trong việc xây dựng nội dung bài học;
d) Cả 3 ý trên
Câu 75: Đối với việc chủ động phối hợp với gia đình CMHS, các lực lượng bên
ngoài xã hội, giáo viên:
a) Chỉ thực hiện khi lớp có học sinh cá biệt hoặc khi cần phải giải quyết một yêu
cầu, hay khắc phục một khó khăn nào đó của nhà trường, của lớp học.


b). Phải chú trọng thực hiện thường xuyên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo
sự đồng thuận của cộng đồng cùng hợp tác chăm lo giáo dục toàn diện học sinh.
c). Thực hiện theo định kỳ để bàn bạc, thảo luận các giải pháp đánh giá HS, thông
báo các chủ trương, nội dung hoạt động giáo dục tiếp theo của nhà trường và lớp học.
d) Chỉ quan tâm phối hợp với gia đình CMHS cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
cịn các lực lượng khác khơng có nhu cầu phối hợp hoạt động.
Câu 76: Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc:
a) Vì lợi ích tốt nhất của học sinh,
b. Khơng làm tổn thương đến thể xác và tinh thần học sinh.
c) Sự thỏa thuận giữa giáo viên – học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của từng học sinh
d) Cả 3 ý trên
Câu 77: Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kĩ đặc điểm, hồn cảnh gia đình HS về
mọi mặt:
a) Để có cơ sở thành lập Ban đại diện Hội Cha mẹ HS của lớp.
b) Để trao đổi nội dung, kế hoạch hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp.

c) Để thành lập được một Hội đồng tự quản tốt phục vụ quá trình giảng dạy
d) Để tìm các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo
dục tồn diện.
Câu 78: Khái niệm “học sinh cá biệt” được hiểu và xác định là:
a) Học sinh chưa ngoan
b) Học sinh có nhiều vi phạm
c) Học sinh thường tự ti, trầm cảm trong lớp.
d) Cả 3 ý trên
Câu 79: Ở cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho học sinh:
a) Cách làm một chủ tịch hội đồng tự quản tốt, cách quản lớp tốt.
b) Giao tiếp với thầy cô, bạn bè và ngưới lớn.
c) Mọi điều thắc mắc trong cuộc sống, giao lưu, giao tiếp, tư vấn cách giải quyết
khó khăn trong học tập,…
d) Chọn ngành nghề sau này.
Câu 80: Trong các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, hoạt động quan trọng nhất là:
a) Tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu gia cảnh và tâm lí học sinh.
b) Quản lí sĩ số học sinh và năng lực học tập của mỗi học sinh.
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
d) Tổ chức thực hiện các giải pháp giáo dục học sinh.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×