Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bao cao 10 nam thuc hien Quyet dinh 185 cua Ban Bi thu ve chuc nang nhiem vu cua trung tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.96 KB, 10 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP
HUYỆN UỶ TÂN HỒNG
Số

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tân Hồng, ngày

tháng năm 2018

*
-BC/HU

BÁO CÁO
tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW,
ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X,
“về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện”
------Qua 10 năm triển khai, lãnh đạo tổ chức thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW,
ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, “về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện”,
kết quả đạt được như sau:
I.- CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, QUÁN TRIỆT, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
Sau khi tiếp thu Quyết định số 185-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa X, “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng Chính
trị cấp huyện”; Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Hội nghị triển khai cho 109 đồng
chí là Huyện uỷ viên, trưởng, phó các phịng ban, ngành đồn thể huyện, bí thư, phó
bí thư các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, đồng chí Ban Tuyên giáo Đảng ủy
xã, thị trấn. Đồng thời, chỉ đạo các ban và cơ quan của Huyện ủy tham mưu Ban
Thường vụ Huyện ủy ban hành Quyết định số 569-QĐ/HU, ngày 20 tháng 10 năm
2009, quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị Huyện Tân Hồng.


Qua triển khai quán triệt, giúp cho các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng
viên nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Huyện. Từ
những văn bản nêu trên, cùng với Quyết định số 1853-QĐ/BTGTWW, ngày 04 tháng
3 năm 2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương, ban hành Quy chế Giảng dạy và học tập
của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; từ đó,
hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi,
giúp Ban Thường vụ Huyện ủy đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; triển khai,
quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến
thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán
bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của huyện, nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức cơ sở đảng.


II.- KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1- Về tổ chức, bộ máy của Trung tâm
Đội ngũ cán bộ của Trung tâm gồm có 05 người: 01 giám đốc, 01 phó
giám đốc, 01 giáo vụ, 01 kế toán – quản trị, 01 văn thư – hành chính – thủ quỹ.
Đội ngũ giảng viên: Trung tâm có 03 giảng viên chuyên trách (giám đốc,
phó giám đốc và giáo vụ); hàng năm, được Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ định
giảng viên kiêm chức thường xuyên tham gia giảng dạy tại Trung tâm, thành phần
gồm các đồng chí lãnh đạo ban, cơ quan của Huyện ủy, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc
và đoàn thể Huyện, một số đồng chí lãnh đạo có năng khiếu sư phạm, số lượng từ
15 – 17 người.
2- Hoạt động và chất lượng giáo dục
Trong hoạt động, Trung tâm luôn quan tâm toàn diện trên tất cả các mặt
giảng dạy và học tập; chú trọng từ khâu chiêu sinh, quản lý học viên, tổ chức học
tập, đánh giá kết quả học tập, cấp giấy chứng nhận cho học viên bảo đảm nghiêm
túc, đúng quy chế, . . . Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy

người học làm trung tâm, chú trọng gợi mở cho học viên trao đổi thảo luận, . . .
nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học.
Đối với các lớp Bồi dưỡng Nhận thức về Đảng; Bồi dưỡng đảng viên mới,
quy định học viên soạn đề cương thảo luận sau mỗi bài học, từ đó trong giờ thảo
luận học viên phát biểu ý kiến thảo luận sát nội dung, giúp cho người học nắm chắc
kiến thức cơ bản của từng bài học ở tại lớp. Chiếu phim tư liệu cho các lớp Bồi
dưỡng Nhận thức về Đảng, lớp tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp giáo dục đạo đức cho
cán bộ, đảng viên.
Trong mỗi lớp học Trung tâm đều phát phiếu đăng ký dự học cho từng học
viên để nắm được trình độ, nghề nghiệp, đối tượng, số lượng dự học, . . . đối chiếu
với danh sách của các đơn vị cử đi học cho chính xác để điều chỉnh thống nhất giữa
Trung tâm và các đơn vị cử học viên dự học và qua đó Trung tâm nắm chắc đối
tượng, giúp cho giảng viên giảng bài sát với người học.
Sinh hoạt nội quy lớp học, quản lý học viên bằng sơ đồ lớp học, điểm danh
hàng ngày để nắm sỉ số, chấn chỉnh ngay các trường hợp bỏ giờ, nghỉ tiết tạo cho
học viên ý thức học tập tốt.
Qua các hoạt động dạy và học, đã giúp giảng viên tích lũy thêm kinh
nghiệm trong công tác mở lớp, quản lý lớp học, giảng dạy các chương trình; giúp
học viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, xử lý tình huống cơng việc cụ


thể ở cơ quan, đơn vị, địa phương, liên hệ giữa lý luận với thực tiễn để củng cố
nhận thức bài giảng.
Trung tâm đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh và chỉ đạo của Ban Thường
vụ Huyện ủy đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị; đẩy mạnh việc
thực hiện nhiệm vụ cơng tác giáo dục lý luận chính trị hàng năm theo quy định của
Trung ương, của Tỉnh và của Huyện đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy
và học tập.
Trung tâm khơng những đẩy mạnh việc nâng cao trình độ lý luận chính trị,

chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, mà cịn góp phần tích cực cho việc
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
3- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
Hàng năm, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, về nhiệm vụ
cơng tác giáo dục lý luận chính trị; Trung tâm trao đổi với các ngành liên quan xây
dựng kế hoạch mở lớp tiến hành trao đổi thống nhất với Ban Tun giáo Huyện ủy,
sau đó trình Thường trực Huyện ủy phê duyệt. Được sự thống nhất của Thường
trực Huyện ủy, Trung tâm thông báo thời gian dự kiến mở lớp đến các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể huyện, các chi bộ, đảng bộ cơ sở nắm, phối hợp tốt công tác mở
lớp, chủ động sắp xếp, phân công cán bộ, đảng viên dự học các lớp trong năm.
Theo kế hoạch đào tạo đầu năm, trung tâm tổ chức các lớp học phù hợp
với từng thời điểm và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhờ đó mà việc
tổ chức lớp học được thuận lợi và đảm bảo mục đích, u cầu đề ra.
Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Trung tâm đảm
bảo đúng, đủ các nội dung, các chuyên đề theo quy định, hướng dẫn của Ban Tuyên
giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và yêu cầu của Ban Thường vụ Huyện
ủy. Cụ thể hóa theo phương châm gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành,
sắp xếp các môn học, học phần đảm bảo hệ thống, khoa học, đan xen lý thuyết với
thảo luận. Vận dụng sáng tạo, lồng ghép các chuyên đề, các chương trình phù hợp
với mỗi lớp bồi dưỡng. Kịp thời điều chỉnh các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
theo hướng dẫn và yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy và các ngành liên quan. Đồng thời, kịp thời yêu cầu giảng viên chuyên trách,
giảng viên kiêm chức cập nhật kiến thức, quan điểm mới vào bài giảng, đảm bảo
tính thơng tin, định hướng kịp thời về đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách pháp luật nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.


4- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học viên
Với quan điểm chất lượng giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng
để đo lường hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng ở Trung tâm.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo Trung tâm ln chú trọng đổi mới hình thức, sử
dụng phương pháp giảng dạy mới; hàng năm, tổ chức cho giảng viên và giảng viên
kiêm chức tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; 100% giảng viên đều thực hiện
giáo án điện tử và ứng dụng khá thành thạo công nghệ thông tin trên bài giảng. Từ
đó, giúp giảng viên kịp thời cập nhật kiến thức, sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt
để học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu, lấy người học là trung tâm, giúp người học vừa
nắm chắc kiến thức, vừa có kỹ năng thực hành.
Bên cạnh đó, trung tâm theo dõi sát hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng
viên, giảng viên kiêm chức, từ đó phân cơng giảng viên và mời giảng viên kiêm
chức giảng dạy các bài giảng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của từng
đồng chí, nhờ đó mà việc giảng dạy được thuận lợi và đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng
và nhận thức của học viên.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên được cải tiến theo
hướng mở rộng và liên hệ thực tiễn nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao kiến
thức thực tiễn của học viên. Thực hiện kiểm tra cuối khóa bằng phương pháp thi
trắc nghiệm đối với lớp Bồi dưỡng Nhận thức về Đảng. Kết quả kiểm tra cuối khóa
ln đạt kết quả cao; chỉ có một số ít học viên do trình độ học vấn, nên làm bài
chưa đạt yêu cầu phải kiểm tra lại.
5- Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Được sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân Huyện, Trung tâm
được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, có hội trường 150 chổ ngồi và 02
phịng học 60 chổ ngồi/phòng, được trang bị khá đầy đủ tiện nghi phục vụ cho
giảng dạy và học tập; có khu hiệu bộ và nhà nghỉ giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt
động của trung tâm.
Về trang thiết bị, Trung tâm được trang bị 02 máy chiếu và 06 máy tính
đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy. Tài liệu
giảng dạy, tham khảo cũng được Trung tâm đặt mua, bổ sung kịp thời theo yêu cầu
chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn.
6- Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng
Theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được duyệt; lãnh đạo trung tâm giao

nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí trong lãnh đạo đến viên chức; đồng thời, phân
công lãnh đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát viên chức thực hiện nhiệm vụ được


giao; hàng tháng, cán bộ, viên chức báo cáo kết quả thực hiện để lãnh đạo đơn vị và
chi bộ giám sát, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót. Riêng năm 2018, chi
bộ ban hành chương trình kiểm tra, giám sát. Qua công tác kiểm tra, giám sát giúp
lãnh đạo trung tâm, viên chức, đảng viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần
vào hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước; hàng năm, Trung tâm phát động
trong toàn thể cán bộ, viên chức đăng ký thi đua. Qua 10 năm, trung tâm được Ủy
ban Nhân dân Tỉnh tặng 06 bằng khen và 03 danh hiệu lao động tiên tiến; cán bộ,
viên chức hưởng ứng đăng ký thi đua, hàng năm được khen thưởng trên 90%.
III.- ĐÁNH GIÁ CHUNG
1- Ưu điểm
Sau 10 năm thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
lý luận chính trị, năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
cơ sở nâng cao nhận thức chính trị, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
công tác ở địa phương, đơn vị, . . . góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức được quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nhất là giảng viên chuyên trách được hưởng chế
độ phụ cấp giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nên yên tâm ổn định công tác có nhiều kinh
nghiệm, trong q trình giảng dạy đã kết hợp kiến thức lý luận gắn với thực tiễn ở địa
phương, đơn vị làm cho người học dễ hiểu, dễ nhớ. Chất lượng giảng dạy vì thế cũng
từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng tại trung tâm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập lý luận chính
trị của trung tâm được quan tâm đầu tư; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động

thường xuyên được cấp kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
2- Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị vẫn còn một số hạn chế như:
- Việc giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan,
đơn vị, cơ sở có nơi, có lúc chưa được coi trọng; việc cử cán bộ, đảng viên đi học
tập, bồi dưỡng còn chồng chéo, bất cập.


- Công tác quản lý lớp học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên
chưa thực sự chặt chẽ.
- Ý thức tự giác cũng như tính kỷ luật của một số học viên trong quá trình
học tập lý luận chính trị, đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy còn
thiếu, xuống cấp chưa cấp kinh phí sửa chữa.
- Đội ngũ giảng viên tại trung tâm đa số là kiêm nhiệm, một số chưa qua
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định; giảng viên chuyên trách
kỹ năng giáo dục lý luận chính trị, phương pháp giảng dạy cịn nặng về phương
pháp thuyết trình, trao đổi, thảo luận chưa nhiều.
3- Nguyên nhân của những hạn chế
Một số cấp ủy cơ sở, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác
giáo dục lý luận chính trị, cịn xem việc đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán
bộ, đảng viên là nhiệm vụ của ban tuyên giáo, trung tâm.
Trình độ, kỹ năng của một số giảng viên kiêm chức chưa đáp ứng yêu cầu;
chưa kịp thời cập nhật nội dung, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
vào nội dung bài giảng.
Công tác quản lý học viên, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên
kiêm chức, trung tâm thực hiện có mặt cịn hạn chế.
Chế độ viên chức hành chính của trung tâm cịn bất cập.
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cịn chậm đổi mới, trùng lắp,

thiếu tính liên thơng; trong khi đó một số học viên như trưởng, phó ngành đồn thể,
bí thư chi bộ ít biến động trong khi chương trình khơng thay đổi nhiều dẫn đến tình
trạng học viên cảm thấy nhàm chán.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Thực hiện Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy đồng thời là Giám đốc
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm,
người học tham gia tích cực vào q trình đào tạo; giúp học viên nâng cao kiến
thức, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức có chất lượng và
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp và tâm huyết
với nghề.


- Quan tâm đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công
tác giảng dạy.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị và địa phương quản lý chặt chẽ học viên từ
khâu cử đi học đến kết thúc khóa học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất
lượng sau đào tạo, đảm bảo thực tốt và hiệu quả thiết thực.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỂ XUẤT
* Đối với Trung ương
- Cần quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện theo hướng trung tâm chỉ có 1 đơn vị chủ quản để công tác
lãnh đạo, chỉ đạo được thống nhất (từ việc chi trả chế độ phụ cấp cho cán bộ, giảng
viên, nhân viên đến thể thức văn bản, con dấu, . . .).
- Xem xét chế độ của viên chức trung tâm không trực tiếp giảng dạy được
hưởng phụ cấp công vụ (25%) hoặc phụ cấp cán bộ, cơng chức khối Đảng (30%).
- Có quy định cụ thể tính tiền vượt giờ của giảng viên chuyên trách trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện.


Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
- Ban Tuyên giáo Huyện ủy,
- Lưu Văn phòng Huyện uỷ.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ


THỐNG KÊ
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN

(kèm theo Báo cáo số -BC/HU, ngày tháng 3 năm 2018
của Ban Thường vụ Huyện ủy)
----CƠ CẤU
Tổng
Quản
số


5

2

Giảng
dạy

Hành
chính


Tốt
nghiệp
phổ
thơng

3

2

5

TRÌNH ĐỘ
Chun mơn, nghiệp vụ

Lý luận chính trị

Trung
cấp

Cao đẳng,
đại học

Thạc



cấp

Trung

cấp

Cao
cấp

-

5

-

-

1

4


THỐNG KÊ
CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN

(kèm theo Báo cáo số -BC/HU, ngày tháng 3 năm 2018
của Ban Thường vụ Huyện ủy)
-----

Tổng diện
tích (m2)

50.776


Tổng diện
tích xây
dựng (m2)
870

Hội trường
Số
lượng
1

Diện
tích
(m2)
425

Phịng học

Phịng ở của
học viên

Phịng ăn của
học viên

Diện
Diện
Số
Số
Số
tích
tích

lượng
lượng
lượng
(m2)
(m2)
2
344
4
101
-

Diện
tích
(m2)
-

Thư viện

Máy vi
tính,
máy
chiếu

Số Đầu
lượng sách
1.900 120

8





×