Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Bai 24 Luom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.82 KB, 13 trang )

Lượm
Tố Hữu


Lượm
I, Tìm hiểu chung:
1,Tác giả, tác phẩm:
a, Tác giả:
Em biết gì về tác giả Tố Hữu?
Tố Hữu sinh năm(1920-2002),tên thật là Nguyễn
Kim Thành,quê tỉnh Thừa Thiên- Huế.
 Tố Hữu có nhiều bài thơ viết về trẻ em.
 Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, ông từng bị
bắt, bị tù đày







Lượm
 Ơng là nhà thơ rất nởi tiếng. Thơ của ông
được nhiều người rất yêu mến.
 Ông từng đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật năm 1996.
 b,Tác phẩm:
 Bài thơ được viết và in trong tập"Việt Bắc"
gồm những bài thơ trong thời kì kháng chiến
chống Pháp1945-1954. Bài thơ này được viết
năm 1949.




Lượm
2, Phân tích:
a, Đọc bài thơ:
b, Tìm bố cục bài thơ :
Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1:Từ đầu đến " Cháu đi xa dần":Cuộc gặp gỡ
của chú và cháu.
 Đoạn 2:Tiếp đến " Hồn bay giữa đồng":Sự hy sinh
anh dũng của Lượm.
 Đoạn 3:Còn lại:Lượm sống mãi trong lòng tác giả và
mọi người.








Lượm
3, Phân tích chi tiết:
a, Lượm- chú bé hồn nhiên vui tính:
Ngay câu thơ đầu tác giả giới thiệu cuộc gặp tình cờ của
chú và chaú trong ngày" Huế đổ máu"để rồi giới thiệu
Lượm vui tính" mồm huýt sáo vang", việc giới thiệu như
thế có ý nghĩa gì?
 "Huế đổ máu" chính là cách nói nhân hóa để diễn tả cuộc

chiến đấu ác lệt ở thành phố Huế. Sự đổ máu hy sinh, tổn
thất đã sảy ra. Nhưng trong hoàn cảnh gay goác liệt, căng
thẳng như thế, Lượm vẫn vui vẻ hồn nhiên... Điều đó làm
tăng thêm ấn tượng về sự hồn nhiên, lạc quan của Lượm.





Lượm
 Hình ảnh Lượm được miêu tả tập trung nhất trong
những câu thơ nào?Em có nhận xét gì về cách miêu
tả trang phục của Lượm?(Vì sao tác giả chỉ miêu tả
"Cái xắc xinh xinh và chiếc mũ calô )?
 Hình ảnh Lượm được miêu tả tập trunh nhất trong
khổ thơ thứ hai và thứ ba.Nhà thơ không tả toàn bộ
trang phục của Lượm mà chỉ tả cái xắc và chiếc mũ
calô, vì đó là sự chọn lọc để miêu tả. Xắc calô là
những trang phục riêng của các chú liên lạc. Tả như
vậy làm nổi bật việc tham gia liên lạc của Lượm.


Lượm
 Hãy tìm những từ ngữ miêu tả Lượm, nét đặc sắc trong việc
miêu tả và so sánh ở hai khổ thơ thứ hai và thứ ba?
 Hình dáng: Bé loắt choắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ
quân.
 Trang phục: xắc xinh xinh, calô đội lệch.
 Hoạt động: chân thoăn thoắt, huýt sáo vang.
 Tính tình: vui vẻ(huýt sáo) tự hào(đầu nghênh) hồn nhiên

đáng yêu(như con chin chích) lạc quan(cười híp mí).
 Nét đặc sắc trong miêu tả là sử dụng nhiều từ láy, diễn tả
được bản chất bên trong và hình dáng bên ngoài của Lượm.
Lượm được miêu tả sinh động là một chú bé nhỏ nhắn,
nhanh nhẹn,hồn nhiên vui tính,đáng yêu.


 Hãy tìm những từ ngữ miêu tả Lượm, nét đặc sắc trong việc
miêu tả và so sánh ở hai khổ thơ thứ hai và thứ ba?
 Hình dáng: Bé loắt choắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân.
 Trang phục: xắc xinh xinh, calô đội lệch.
 Hoạt động: chân thoăn thoắt, huýt sáo vang.
 Tính tình: vui vẻ(huýt sáo) tự hào(đầu nghênh) hồn nhiên đáng
yêu(như con chin chích) lạc quan(cười híp mí).
 Nét đặc sắc trong miêu tả là sử dụng nhiều từ láy, diễn tả được
bản chất bên trong và hình dáng bên ngoài của Lượm. Lượm
được miêu tả sinh động là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh

nhẹn,hồn nhiên vui tính,đáng yêu.


Lượm
 Việc so sánh Lượm với con chim chích rất đạt:
chim chích vừa nhỏ vừa nhanh nhẹn lại vừa
hiền lành, có ích.Con đường vàng cũng rất gợi
tả : đường vàng nắng, đường vàng cát, đường
vàng lá... đường bằng vàng(như trong cổ tích)
đường làng cũng là con đường quý báu, đường
đẹp đẽ, con đường lý tưởng...
 2, Lượm dũng cảm hy sinh-Lượm sống mãi.

 Lượm đưa thư trong hoàn cảnh khó khăn như
thế nào?


Lượm
 Lượm đưa thư trên con đường vắng vẻ, rất dễ bị
phát hiện.Mặt khác đây là thư chuyển qua mặt
trận, đạn bay vèo vèo rất nguy hiểm tới tính
mệnh. Nhưng Lượm không sợ .Câu hỏi tu từ" sợ
chi hiểm nghèo " khẳng định Lượm dũng cảm.
Lượm vụt qua mặt trận như bao hôm naò .
Những từ ngữ ấy chứng tỏ Lượm đã nhiều lần
hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.

 Em có nhận xét gì về câu hỏi " Lượm ơi, còn
không"?sau đó là hai khổ thơ điệp khúc ,
nhắc lại hình ảnh bài thơ.


Lượm
 Việc nhắc lại hình ảnh sinh động nhất của
Lượm như muốn khẳng định Lượm sống mãi,
Lượm còn mãi trong lòng bài thơ, lòng mọi
người. KHi điệp khúc lại chỉ thay đổi một từ
"cháu bé'' bằng từ "chú bé". Có sự thay đổi
như vậy vì ở đầu bài thơ là quan hệ tình cảm
riêng tư của chú và cháu, còn ở cuối bài thơ
Lượm đã trở thành chú bé bất tử , thành chú
bé trong quan hệ chung của mọi người vì thế
thay đổi là rất đúng, rất tinh tế.



Lượm




3, Tổng kết:
Em hãy nêu nội dung bài thơ?
Nội dung : Bài thơ đã gây một ấn tượng sâu
sắc về Lượm, một chú bé hồn nhiên, nhanh
nhẹn, dũng cảm của thành phố Huế đi tham gia
liên lạc. Lượm đã hy sinh như một Garơvốt trên
chiến lũy. Lượm ngã xuống, nhưng hình ảnh
của Lượm, tinh thần của Lượm vẫn còn sống
mãi với thành phố Huế anh dũng, với non sông
đất nước Việt Nam.


Lượm
 b, Nghệ thuật :
 Em hãy nêu nghệ thuật bài thơ?
 Thể thơ năm chữ được dùng rất nhuần
nhuyễn để kể chuyện, bộc lộ tâm tình.Tác
giả sử dụng thành công và linh hoạt các
biện pháp: dùng từ láy, chọn lọc chi tiết
tiêu biểu, thay đổi cách xưng hô, so sánh
chính xác, câu hỏi tu từ, điệp khúc.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×