Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Câu Hỏi Tham Khảo Giữa Kỳ Môn An Sinh Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.07 KB, 4 trang )

Trần Thành Đạt
1956150080

Môn: An Sinh Xã Hội
Bài Tập Giữa Kỳ

CÂU HỎI GIỮA KỲ
Tại sao nói “Hệ thống an sinh xã hội là sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn
hóa của một xã hội. Nó liên quan đến các yếu tố: (1) Phát triển kinh tế, (2) Lịch sử
xã hội - địa lý, (3) Hệ thống chính trị và cấu trúc, (4) Các phương pháp cổ truyền
để đáp ứng các nhu cầu xã hội, (5) Các giá trị và niềm tin”? (7đ).
Lấy ví dụ từ hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam với hệ thống an sinh xã hội của
một quốc gia khác để giải thích. (3đ).
BÀI LÀM
Để giải thích một cách chi tiết của câu hỏi tại sao lại nói: “Hệ thống an sinh
xã hội là một sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn hóa của một xã hội” thì
chúng ta phải hiểu rõ được An sinh xã hội là gì?
Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta có thể hiểu an sinh xã hội (ASXH) là hệ
thống chính sách, các chương trình của Nhà nước và của các tổ chức xã hội nhằm
trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để
đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.
1. Phát triển kinh tế: Hệ thống an sinh xã hội và phát triển kinh tế có mối quan hệ
tương tác lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế cao hay thấp, bền vững hay không bền
vững đều bắt nguồn từ việc có đảm bảo an sinh xã hội hay không và ngược lại việc
đảm bảo an sinh xã hội hợp lý sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Chính
sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ
với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực của
đất nước trong từng thời kỳ.


2. Lịch sử xã hội – địa lý: Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách xã hội


phải đảm bảo được tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; Ưu tiên thực hiện tốt
chính sách đối với người có cơng; đảm đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời
người có hồn cảnh khó khăn, những đối tượng yếu thế. Xây dựng chính sách xã
hội, trong đó có chính sách an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối các nguồn lực của đất nước trong từng
thời kỳ; chú trọng ưu tiên những người có cơng, những người có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Nhà
nước tạo môi trường điều kiện thuận lợi để mọi người dân phát triển kinh tế, cải
thiện đời sống, khắc phục sự ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao khả năng tự bảo đảm an
sinh.
3. Hệ thống chính trị và cấu trúc: Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển bảo
đảm ASXH phù hợp, có chương trình hành động cụ thể, khả thi và tổ chức thực
hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong
xã hội. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội phải bảo đảm tính đa dạng, tồn diện, có
tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một
thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, cơng bằng trong q trình thực hiện
an sinh xã hội và cơ hội phát triển của người dân. Không ngừng nâng cao phúc lợi
xã hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, trước hết là các dịch vụ công cộng
cơ bản, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi người.
Đối với hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam với một số quốc gia:
Hệ thống ASXH của Việt Nam hiện nay việc làm, đảm bảo được nguồn thu
nhập tối thiểu để giảm nghèo nhằm mục đích tạo việc làm cho người cùng với đó
hỗ trợ cho việc học nghề, hỗ trợ tìm việc làm trong và ngồi nước cho người cùng
với đó bồi dưỡng người dân những chương trình làm cơng. Tóm lại những mục
đích chung của vấn đề trên là giảm nghèo cho người dân.
Bảo hiểm xã hội đang được Việt Nam học tập và làm theo một số nước trên
toàn thế giới bao gồm ca bảo hiểm xã hội bắt buộc: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử
tuất, ... và bảo hiểm xã hội tự nguyện trong đó có hưu trí và tử tuất, bảo hiểm thất



nghiệp cũng là một trong những bảo hiểm đang được nhà nước chú ý hiện nay,
cùng với đó là bảo hiểm y tế.
Trợ giúp xã hội cho các nhóm đặc thù: trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng
đồng, đột xuất, chăm sóc và ni dưỡng tại cộng đồng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ
xã hội.
Dịch vụ xã hội cơ bản mà nhà nước Việt Nam đang hướng tới gồm có giáo
dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thơng tin,
Ví dụ như hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam và hệ thống an sinh xã hội của
Nhật Bản: Cả hai nước đều xây dựng hệ thống an sinh xã hội của đất nước mình để
có thể hỗ trợ, trợ giúp cho mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là những
người lâm vào hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống nhằm có thể ổn định tình hình
chính trị, xã hội. Khi đã ổn định được tình hình chính trị, xã hội thì đất nước sẽ có
nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, các thành viên trong cộng đồng sẽ an
tâm và có nhiều động lực hơn trong việc góp phần phát triển đất nước.
Chương trình BHXH được triển khai rộng rãi và mang tính bắt buộc với từng
thành viên trong cộng đồng. Mức đóng góp sẽ tỷ lệ thuận với mức thu nhập của
từng thành viên. Điều này giúp cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầng
lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ và những nhóm dân cứ “yếu
thế” trong xã hội. Và là một cơng cụ hạn chế sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu
sắc.
Chương trình cứu trợ xã hội được thành lập nhằm mục đích giúp đỡ những người
khơng may gặp phải thiên tai, tai nạn bất ngờ nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Chương trình này cịn là cầu nối tạo ra sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái
giữa các thành viên trong cộng đồng một cách minh bạch, chính xác, đảm bảo công
bằng.


Các chính sách, chương trình cộng đồng chung như chương trình về xóa đói giảm
nghèo, phịng chống lây nhiễm HIV, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, cứu
trợ nhân đạo,... cũng được thêm vào trong hệ thống an sinh xã hội của cả Việt Nam

và Nhật Bản để đảm bảo sự công bằng trong xã hội và tạo mối liên kết bền chặt
hơn với các quốc gia trên thế giới.



×