Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lựa chọn phương pháp dự báo sự lan truyền tiếng ồn do các phương tiện giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.86 KB, 9 trang )

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SỰ LAN TRUYỀN TIẾNG ỒN
DO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ngơ Quang Dự1*, Trịnh Xn Báu2, Vũ Văn Khốt1
Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội
Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, số 450-451
Lê Văn Việt – Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
1

2

*Email: ; ; Tel: 0904861468
Tóm tắt: Tiếng ồn do hoạt động của phương tiện vận tải đường bộ là một trong những
vấn đề mơi trường cần được kiểm sốt trong q trình thực hiện dự án xây dựng đường
bộ. Do vậy việc dự báo tiếng ồn ở bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là
rất cần thiết và cần được quan tâm hơn. Bài báo này trình bày phương pháp dự báo
tiếng ồn do hoạt động của phương tiện vận tải trên đường quốc lộ và đề xuất giải pháp
nâng cao độ chính xác. Áp dụng mơ hình dự báo đã xác định mức ồn tương đương do
dòng phương tiện vận tải chuyển động trong giai đoạn vận hành dự án đầu tư xây dựng
đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Leq =
72dB).
Từ khóa: tiếng ồn giao thơng, đánh giá tác động môi trường.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng đường bộ, ô nhiễm tiếng ồn
là một trong những nguồn gây ra những tác động môi trường lớn cần phải được dự
báo, đánh giá và có biện pháp kiểm sốt phù hợp. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt
động của các dịng phương tiện vận tải (PTVT) lưu thơng trên tuyến đường. Để xác
định được mức ồn của dòng PTVT thì cần phải xác định được mức ồn phát sinh từ


từng loại hình PTVT lưu thơng phù hợp với điều kiện hạ tầng cơ sở của tuyến đường
và điều kiện khí hậu của khu vực [4], [7], [9].
Trong quá trình vận hành của PTVT, tiếng ồn phát sinh từ nhiều nguồn, bao
gồm [7]: (i) Tiếng ồn từ động cơ: (ii) Tiếng ồn từ hệ thống truyền lực; (iii) Tiếng ồn do
ma sát của bánh xe và mặt đường; (iv) Tiếng ồn gây ra do lực cản khơng khí (gió); (v)
Tiếng ồn do rung động của thân vỏ; (vi) Tiếng ồn do va chạm các kết cấu (như đóng
cửa xe); (vii) Tiếng ồn khi phanh và (vii) Tiếng ồn khi sử dụng cịi xe.
Để có thể tính tốn, dự báo được mức ơ nhiễm tiếng ồn phát sinh từ dịng PTVT
trên đường cần phải xác định được các yếu tố gây ồn. Trên cơ sở đó có thể sử dụng các
cơng thức để tính tốn mức ồn. Trong đánh giá tác động môi trường, việc dự báo tiếng
-367-


Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

ồn là cần thiết để làm cơ sở đánh giá tác động. Việc dự báo ô nhiễm tiếng ồn có thể
thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó dự báo bằng mơ hình tính tốn là phương
pháp có độ tin cậy cao, tính tốn ra số liệu (mức ồn) làm cơ sở đánh giá tác động và đề
xuất các biện pháp giảm thiểu [2].
2. CƠ SỞ TIẾP CẬN VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH DỰ BÁO Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN
DO DÒNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
2.1. Xác định mức ồn của dòng phương tiện vận tải
Mức ồn tương đường của dòng PTVT đường bộ được xác định theo cơng thức
của Liên Xơ (cũ) được trích dẫn trong tài liệu của Phạm Ngọc Đăng như sau [6]:
LA7 = L' A7 +  LAi

(1)


Trong đó:
- LA7: Mức ồn tương đương trung bình của dịng xe ở độ cao 1,5m và cách trục
dòng xe 7,5m.
- L’A7: mức ồn tương đương của dòng xe chạy trong điều kiện đoạn đường
thẳng, bằng phẳng, khi dịng xe có 60% xe tải và xe khách với vận tốc trung bình là
40km/h. Giá trị này có thể tra bảng sau (bảng 1).
Bảng 1. Mức ồn tương đương của dòng xe với điều kiện chuẩn
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
Mức ồn L’A7 (dB)
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
Mức ồn L’A7 (dB)
Lưu lượng dòng xe (xe/h)
Mức ồn L’A7 (dB)
-

 L

Ai

40
50
68
68,5
300
400
73
73,5
2.000 3.000
77,5 78,5


60
69
500
74
4.000
79

80
100
150
200
69,5
70
71
72
700
900 1.000 1.500
75
75,5
76
77
5.000 10.000
80
81

: tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác với các điều kiện

trên, cụ thể như sau:

 L

✓ Tăng, giảm tốc độ xe chạy trung bình ±10km/h thì:  L
✓ Tăng, giảm độ dốc của đường ±2% thì:
 L
✓ Khi đường có chiều rộng trên 60m thì:
 L
✓ Tăng, giảm ±10% lượng xe tải và xe khách thì:

Ai

Ai

= ± 0,8 dB
= ± 1,5 dB

Ai

= ± 1 dB

Ai

= -2 dB

Đối với phương pháp xác định mức ồn bằng công thức nêu trên cho thấy kết
quả tính tốn sẽ cho sai số cao vì chưa đề cập một cách cụ thể đến sự ảnh hưởng của
từng dòng xe, điều kiện mặt đường, tuyến đường và vận tốc chuyển động của chúng.
-368-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII


Trường Đại học Giao thơng vận tải

2.2. Quy trình thực hiện dự báo ơ nhiễm tiếng ồn của dịng phương tiện vận tải
Trong đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng đường bộ, để dự báo
mức độ ô nhiễm tiếng ồn của dòng PTVT trong giai đoạn vận hành tuyến đường cần
phải xác lập một quy trình đánh giá xác định mức ồn phát sinh. Quy trình chung được
thực hiện như sau (Hình 1):
Bước 1: Xác định lưu lượng và phân loại
dòng PTVT
Bước 2: Xác định mức ồn cho 1 PTVT cùng
loại ở điểm chuẩn
Bước 3: Xác định mức ồn tương đương cho 1
dòng PTVT cùng loại ở điểm chuẩn
Bước 4: Xác định mức ồn tương đương cho
các dòng PTVT ở điểm chuẩn và điểm dự báo

Hình 1. Các bước xác định mức ồn tương đương do dòng PTVT
Điểm chuẩn được nêu trong quy trình là điểm cách trục dòng xe 7,5m. Lưu lượng
dòng PTVT sẽ được dự báo dựa trên quy mô và năng lực của tuyến đường được thiết
lập trong dự án đầu tư.
2.3. Mơ hình dự báo tiếng ồn do dòng phương tiện vận tải trên đường bộ
Trong bài báo này, các tác giả đã lựa chọn mơ hình dự báo ơ nhiễm tiếng ồn do
dịng PTVT trong giai đoạn vận hành tuyến đường của một dự án xây dựng giao thông
đường bộ theo [4],[7]. Mô hình dự báo gồm 04 bước như sau:
a) Bước 1:
Sử dụng số liệu dự báo quy mơ dịng PTVT trên tuyến đường khi đi vào vận
hành được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Quy mơ dịng PTVT
bao gồm tổng số lượng PTVT theo đơn vị thời gian (ví dụ số lượng xe/h) và số lượng
từng nhóm PTVT (theo tiêu chí phân loại của dự án) theo thời gian.
Thông thường các dự án xây dựng giao thơng đường bộ thì các nhóm PTVT

được phân loại gồm 4 nhóm: Xe ơ tơ con (N1); Xe ơ tơ trung bình (N2); Xe ơ tơ lớn
(N3); Xe máy, xe mô tô (N4) [4],[7].
b) Bước 2:
-369-


Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trong dự báo mức ồn do hoạt động của dịng PTVT trên đường bộ thì các yếu
tố liên quan đến vận tốc dòng phương tiện, cấp đường, chất lượng mặt đường… là rất
khác nhau và ảnh hưởng đến việc phát sinh tiếng ồn của dòng PTVT. Để xác định
được mức ồn tương đương của dòng PTVT di chuyển trên tuyến đường, người ta
thường sử dụng công thức thực nghiệm như sau [4],[7]: Leq = A + B.lg(V)
(2)
Trong đó:
Leq - là tiếng ồn tương đương
A - hệ số phụ thuộc và loại đường, loại phương tiện và chất lượng mặt đường.
B - hệ số kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động.
V - là vận tốc của phương tiện (km/h).
Dựa theo tiêu chí phân loại các nhóm PTVT ở trên để xây dựng công thức thực
nghiệm xác định mức ồn tương đương theo các nhóm PTVT [4], cụ thể như sau:
- Đối với nhóm xe ơ tơ con:
+ Mặt đường bê tơng nhựa: LOc = 12,6 + 33,66(lgV) .
+ Mặt đường xi măng: LOc = 19,24 + 31,77(lgV ) .
- Đối với nhóm xe ơ tơ hạng nhẹ (trung bình): LOt = 4,8 + 43,7(lg V )
- Đối với nhóm xe ơ tơ hạng nặng (lớn): LOc = 18,0 + 38,11(lgV)
- Đối với nhóm xe máy: Lom = 38,8 + 5,94(lgV)
Mức ồn tương đương (dB) của một PTVT khi chuyển động được tính theo công

thức


1
0,1L
Leq0 = 10.lg  10 p dt
T −
Leq0 = L0 + 10.lg

(3)

 .r0

(4)

T .V

c) Bước 3:
Khi lượng PTVT lưu thơng trên tuyến đường đủ lớn, các nhóm PTVT (được
phân loại như trên) cùng loại chạy trên tuyến đường có thể coi là nguồn âm đường
không liên tục, mỗi PTVT là nguồn âm điểm chạy cùng tốc độ và cách đều nhau thì
mức ồn tương đương tại điểm tham khảo được xác định theo công thức sau [4],[7]:
N

Leqi = 10.lg 100,1.Leq0
i =1

Leqi = L0i + 10.lg

-370-


Ni
+ 10.lg  .r0
T .Vi

(5)


Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Để dự báo mức độ suy giảm tiếng ồn theo khoảng cách và do vật cản trên tuyến
đường, theo nguồn âm đường thì có thể tính mức ồn tại điểm cách tâm đường xe chạy
một khoảng r (m) như sau [4],[7]:


N
r
r 
Leqi = Loi + 10.lg i + 10.lg 0 + 10.lg  0  + 10.lg  .r0 − L.
T .Vi
r
r
1+

N
r 
Leqi = Loi + 10.lg i + 10.lg  0 
TVi

r

− L − 16

(6)

Các ký hiệu trong các công thức (3), (4), (5) và (6):
Leqi - mức ồn tương đương ở điểm tính tốn của dòng xe chủng loại thứ i, dB.
Loi - mức ồn tương đương ở điểm tham khảo (điểm đo) của dòng xe chủng loại
thứ i, dB .
Ni - Lưu lượng của dòng xe thứ i, (xe/h).
Vi - Tốc độ của dòng xe thứ i, (km/h).
r0 - Khoảng cách từ điểm tham khảo đến đường xe chạy (r0= 7,5m).
r - Khoảng cách từ điểm dự báo đến tâm đường xe chạy (m).
T - Thời gian tính, thường T=1h.
α - Hệ số hấp thụ của mặt đất, thường α=0,5.
−3
−3
16 - Hằng số tính từ 10.lg  .r0 = 10.lg(3,14.7,5.10 ) = −16(r0 = 7,5.10 Km)
∆L - Lượng suy giảm tiếng ồn do vật cản trong quá trình truyền âm,dB.
Khi lưu lượng PTVT tham gia giao thơng ít (chẳng hạn như dịng PTVT vào
ban đêm) thì mức ồn tương đương của cơng thức thực nghiệm (6) sẽ được tính như
sau:


Leqi = Loi + 10.lg

Ni
r 
r 

+ 15.lg  0  + 10.lg  0  − 16 − L
T .Vi
r
r

(7)

d) Bước 4:
Trong dòng PTVT tham gia giao thơng trên tuyến đường có nhiều nhóm
phương tiện, ít nhất là 04 nhóm như tiêu chí nêu trên, mức ồn tương đương của các
nhóm PTVT ở điểm dự báo được tính theo cơng thức sau:
 n

Leq = 10.lg  100,1Leqi 
 i =1


(8)

Công thức (7) và (8) dùng để dự báo mức độ tiếng ồn lan truyền ra hai bên
đường giao thông dọc theo các tuyến quốc lộ thẳng dài.
Trên đường cao tốc hoặc đường quốc lộ thường bố trí hai chiều 04 làn xe hoặc
2 chiều 06 làn xe (Hình 2). Trong trường hợp này cần xác định đường xe chạy tương
đương. Khoảng cách từ điểm dự báo đến tâm đường xe chạy tương đương (r) được
tính như sau: r = R1.R 2
(9)
Trong đó: R1 – Khoảng cách từ điểm dự báo đến tâm dòng xe gần nhất, m.
R2 – Khoảng cách từ điểm dự báo đến tâm dòng xe xa nhất, m.

-371-



Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học cơng nghệ lần thứ XXII

Hình 2. Mơ phỏng đường xe chạy tương đương
Khi đường quốc lộ không thẳng dài mà gấp khúc (Hình 3) thì cần phải hiệu
chỉnh cơng thức tính tốn. Trường hợp này mức ồn tương đương tại điểm được tính
như sau:
Leqđi = Leqi + 10.lg(i /1800 )
(10)
Trong đó: θi – Góc mở của điểm dự báo với đoạn đường i (ở đây i=1,2,3).
Tổng mức ồn tương đương của điểm dự báo được xác định theo công thức sau:


3



Leqđ = 10.lg  100,1Leq 
 i=1

đi



(11)

Hình 3. Sơ đồ tính mức ồn tương đương của đường gấp khúc

3. ÁP DỤNG MƠ HÌNH DỰ BÁO Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN TỪ DÒNG PHƯƠNG
TIỆN VẬN TẢI TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
ĐƯỜNG CAO TỐC TUYÊN QUANG – PHÚ THỌ KẾT NỐI VỚI CAO TỐC
HÀ NỘI – LÀO CAI
3.1. Khái quát về dự án
-372-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao
tốc Hà Nội – Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại
quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 06/12/2019. Dự án có quy mơ như sau:
- Tổng chiều dài tuyến: 40,2km (địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km;
địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57km).
- Vận tốc thiết kế Vtk = 80km/h, Bnền = 17m, Bmặt = 14m (4 làn xe cơ giới: 4 x 3,5
m =14m; dải an toàn 2 x 0,5m = 1,0m; dải phân cách giữa 0,5m; lề trồng cỏ 2 x 0,75m
= 1,5m)
- Trên tuyến có cầu Đoan Hùng vượt sơng Chảy với quy mô: Lcầu = 530,6m với
sơ đồ nhịp (39,2m + 2 x 40m + 39,2m) + (39,2m + 3 x 40m + 39,2m) + (39,2m + 2 x
40m + 39,2m); Bcầu = 17,5m.
- Ngoài nút giao điểm đầu (Quốc lộ 2 thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên
Quang) và điểm cuối (nút giao IC9 đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai), dự án cịn bố trí
các nút giao bằng với Quốc lộ 2, liên thông với Quốc lộ 2D, liên thông với tỉnh lộ 70
và liên thông với tỉnh lộ 314B.
3.2. Dự báo mức ồn phát sinh từ dòng phương tiện vận tải trong giai đoạn vận
hành của dự án
Theo số liệu dự báo lưu lượng PTVT trong giai đoạn vận hành của dự án tại

Bảng 2 [1], tại thời điểm có lưu lượng PTVT lớn nhất là 5.945 xe/ngày đêm (năm
2025), trong đó lưu lượng xe vào giờ cao điểm được ước tính bằng 8% tổng lưu lượng
xe/ngày đêm.
Bảng 2. Dự báo lưu lượng PTVT trên tuyến trong giao đoạn vận hành (xe/ngày đêm)
TT
1
2
3
4
5
6
7

Loại xe
Xe con
Xe khách nhỏ
Xe khách lớn
Xe tải nhẹ
Xe tải hạng trung
Xe tải hạng nặng
Xe tải siêu nặng

Lưu lượng dự báo
4.242
227
291
825
152
147
61


Trên cơ sở số liệu của dòng PTVT, dự báo mức ồn phát sinh từ dòng PTVT
trong giai đoạn vận hành của dự án theo mơ hình lựa chọn ở trên như sau:
Bước 1- Xác định lưu lượng và phân loại dòng PTVT: Dựa theo số liệu tại bảng 2 và
tiêu chí phân loại các nhóm PTVT ở trên, chúng ta xác định lưu lượng cho từng dòng
PTVT ở tại thời gian cao điểm như sau: Xe ô tô con N1 = 399 xe/h; Xe ơ tơ trung bình
N2 = 96 xe/h; Xe ô tô lớn N3 = 40 xe/h.
Bước 2: Xác định mức ồn cho 1 PTVT cùng loại ở điểm chuẩn
Vận tốc chuyển động của các phương tiện lấy theo vận tốc thiết kế tốt đa: Vtk =
80km/h.
Theo công thức [7] ở trên và các nghiên cứu thực nghiệm khác thì đối với mặt
đường bê tông nhựa, lựa chọn các công thức tính như sau:
- Xe con: LOc = 12,6 + 33,66(lgV)
-373-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

- Xe trung bình: LOt = 4,8 + 43,7(lg V )
- Xe lớn: LOc = 18,0 + 38,11(lgV)
Bước 3 và bước 4: Xác định mức ồn tương đương cho 1 dòng PTVT cùng loại và xác
định mức ồn tương đương cho các dòng PTVT ở điểm chuẩn coi như thẳng dài (cách
trục dòng xe 7,5m) như sau:
Với các thông số của dự án và r được tính theo (9) có r = 11,8m.
Khi đó Leqi và Leq được tính theo (7) và (8) ta được: Leq = 72 dB.
Theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn [3]
thì mức ồn cao nhất ở khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ là 70 dBA, từ 21 giờ
đến 6 giờ là 55 dBA; mức ồn cao nhất đối với khu vực đặc biệt (là những khu vực

trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa
và các khu vực có quy định đặc biệt khác) từ 6 giờ đến 21 giờ là 55 dBA, từ 21 giờ đến
6 giờ là 45 dBA. Có thể thấy mức ồn được dự báo của dịng PTVT trong giai đoạn vận
hành cao hơn quy chuẩn cho phép về tiếng ồn, đối với khu vực đặc biệt thì mức ồn cao
hơn quy chuẩn cho phép tương đối lớn, từ 17 – 19 dBA.
Như vậy nếu trên tuyến đường có các khu vực đặc biệt nêu trên thì cần phải đề
xuất biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như thiết kế tường chống ồn, trồng cây xanh… và
được đề xuất ngay thừ giai đoạn thiết kế cơ sở của dự án.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC KHI DỰ BÁO
TIẾNG ỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
Để nâng cao độ chính xác của kết quả dự báo tiếng ồn do hoạt động của dòng
PTVT trên tuyến quốc lộ cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Cần dự báo chính xác lưu lượng của các dịng PTVT. Đây là cơng việc khơng
hề dễ dàng và địi hỏi nhiều số liệu đầu vào, do vậy công tác dự báo của tư vấn môi
trường thường sử dụng kết quả dự báo của chủ dự án do tư vấn lập dự án thực hiện.
- Do tiếng ồn của mỗi chủng loại phương tiện khi chuyển động (Leq = A + B.lgV)
sẽ có sự sai khác nhau giữa các yếu tố kỹ thuật của dự án cũng như các vùng có điều
kiện khí hậu khác nhau, nên việc xác định các hệ số A, B cho công thức trên đối với
từng loại PTVT cho phù hợp với đối tượng dự án dự báo là cần thiết để nâng cao độ
chính xác.
- Xác định điều kiện biên khi dự báo: Dự báo thường cho trường hợp lớn nhất
hoặc trường hợp hay xảy ra của dự án. Hơn nữa cần xác định các yếu tố hình học, cảnh
quan của điểm dự án trên tuyến cho sát với thực tế.
5. KẾT LUẬN
Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ khi chuyển động trên đường là tổ
hợp được hình thành do nhiều yếu tố như (Động cơ; Hệ thống truyền lực; Bánh xe;
Mặt đường; Lực cản khơng khí (gió); Rung động của thân vỏ; Phanh; Cịi xe và đóng
cửa xe,...). Mức ồn tương đương của các dòng xe khi chuyển động trên đường quốc lộ
được xác định theo công thức:
-374-



Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

 n

Leq = 10.lg  100,1Leqi 
 i =1

1+

Trong đó: Leqi = Loi + 10.lg

Ni
r 
+ 10.lg  0 
TVi
r

− L − 16

Khi lưu lượng giao thơng trên tuyến nhỏ thì:


N
r 
r 
Leqi = Loi + 10.lg i + 15lg  0  + 10.lg  0  − 16 − L.

T .Vi
r
r

Vận dụng phương pháp đề xuất đã tính tốn xác định mức ồn tương đương ở
điểm chuẩn do các dòng PTVT chuyển động trên tuyến cao tốc Tuyên Quang – Phú
Thọ kết nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai là Leq = 72dB. Bài báo đã đề xuất một số vấn đề
cần quan tâm nhằm nâng cao độ chính xác khi dự báo mức ồn do dòng PTVT chuyển
động trên đường quốc lộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng tỉnh Tun
Quang. Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú
Thọ kết nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Tuyên Quang, 2020.
[2].Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và thông tư số
25/2019/TT-BTNMT quy định về đánh giá tác động môi trường, Hà Nội, 2019.
[3].Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 26:2010-BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn, Hà Nội, 2010.
[4]. Ngô Quang Dự, Báo cáo đề tài NCKH cấp trường Đại học GTVT “Xây dựng
phương pháp dự báo sự lan truyền tiếng ồn do giao thông đường bộ dọc theo
một số tuyến đường đặc thù ở Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu”, Hà
Nội, 2015.
[5].Ngô Quang Dự và cộng sự, Nghiên cứu xác định độ ồn của xe mô tô hai bánh
khi chuyển động trên đường bê tông nhựa tại khu vực Hà Nội, Tạp chí GTVT
số tháng 4 năm 2018.
[6]. Phạm Ngọc Đăng, Mơi trường khơng khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2003.
[7].Cao Minh Quý, Cao Trọng Hiền, Ngô Quang Dự, Trịnh Xuân Báu, Kỹ thuật
môi trường giao thông, NXB Giao thông vận tải, 2019.
[8]. U.S. Department of Transportation, Traffic Noise Model, 2004.
[9]. World Bank Technical Paper, Roads and the Environment: A Handbook, The
World Bank Washington, D.C, No. 376, 1997.


-375-



×