Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong quy trình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình xã hội hoá ở việt nam hiện nay (khảo sát kênh truyền hình mchannel, info tv và vitv năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THU TRANG

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG
QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
XÃ HỘI HỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát: Kênh truyền hình MChannel, Info TV và VITV năm 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THU TRANG

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG
QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
XÃ HỘI HỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


(Khảo sát: Kênh truyền hình MChannel, Info TV và VITV năm 2017)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

:8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUANG DIỆU

HÀ NỘI – 2018


NHẬN XÉT CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỘNG

Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn cao học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 15 tháng 8 năm 2018.
Chủ tịch Hội đồng

PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện trong
quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình xã hội hóa tại Việt Nam
hiện nay” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của TS.
Trần Quang Diệu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan: các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ

nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Trần Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các giảng viên tại
Học viện Báo chí và Tun truyền nói chung và các giảng viên Khoa Báo chí
nói riêng, đã hết lịng truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, giúp tơi có một nền tảng kiến thức vững vàng để hồn thành
tốt cơng việc học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Quang
Diệu, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi tận tình trong suốt
q trình thực hiện cơng trình nghiên cứu này.
Luận văn “Ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong quy trình tổ
chức sản xuất chương trình truyền hình xã hội hóa ở Việt Nam hiện nay”
là một cơng trình nghiên cứu mang tính thực tiễn về vấn đề ứng dụng, triển
khai có hiệu quả cơng nghệ đa phương tiện, một yếu tố hứa hẹn sẽ làm mới
mẻ các chương trình truyền hình xã hội hóa trong thời đại cơng nghệ, và đó
cũng là một địi hỏi tất yếu trong giai đoạn phát triển của ngành truyền hình
kỷ nguyên mới.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn luận văn vẫn cịn thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ, bạn bè và các bạn đồng
nghiệp để đề tài ngày càng hồn thiện và là một tài liệu hữu ích giúp nâng cao
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong quy trình tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình xã hội hóa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tác giả


Trần Thu Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VÀO QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ........................................................18
1.1. Một số lý thuyết về quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình ................18
1.2. Truyền thơng Đa phương tiện và một số khái niệm cơ bản ...............................28
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐA PHƢƠNG TIỆN
TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
XÃ HỘI HỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................42
2.1. Kênh truyền hình xã hội hố và q trình hình thành phát triển ............................42
2.2. Khảo sát các sản phẩm truyền hình ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện tại
kênh truyền hình xã hội hoá Mchannel, Info TV, VITV ..........................................45
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện tại một số
kênh truyền hình xã hội hố ở Việt Nam hiện nay ...................................................60
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH XÃ HỘI HĨA HIỆN NAY........................................................70
3.1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong việc nâng cao chất lượng
các chương trình xã hội hóa hiện nay .......................................................................70
3.2. Giải pháp và khuyến nghị đối với việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện
trong việc nâng cao chất lượng các chương trình xã hội hóa hiện nay .....................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................96
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................105
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................108
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ...................................................................114



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên đầy đủ

STT

Kí hiệu viết tắt

1

Chương trình truyền hình

CTTH

2

Cơng nghệ thực tế ảo

VR

3

Cơng ty Truyền hình cáp Saigontourist

SCTV

4


Đa Phương Tiện

ĐPT

5

Đài truyền hình Kĩ thuật số

VTC

6

Đường tiếng 1

CH1

7

Đường tiếng 2

CH2

8

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

9


Tổ chức sản xuất

TCSX

10

Truyền hình Cáp Đài Truyền hình Việt Nam VTVcab


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất CTTH ...................................................... 24
Hình 1.2. Đánh giá của công chúng về mức độ cần thiết phải ứng dụng cơng
nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất CTTH xã hội hóa ...................... 39
Hình 2.1. Logo nhận diện thương hiệu kênh Mchannel ................................. 42
Hình 2.2. Logo nhận diện thương hiệu kênh Info TV .................................... 43
Hình 2.3. Logo nhận diện thương hiệu Kênh truyền hình VITV ................... 43
Hình 2.4. Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung CTTH xã hội hóa ... 47
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện đánh giá của cơng chúng về việc có hay khơng
nhìn thấy ứng dụng cơng nghệ ĐPT trên các CTTH xã hội hóa .................... 47
Hình 2.6. Chương trình Kinh tế - Bất động sản tháng 12/2017 ...................... 48
Hình 2.7. Chương trình Kinh tế - Bất động sản tháng 11/2017 ...................... 49
Hình 2.8. Chương trình Kinh tế - Bất động sản tháng 11/2017 ...................... 49
Hình 2.9. Chương trình Kinh tế - Bất động sản tháng 11/2017 ...................... 50
Hình 2.10. Chương trình Thể thao tháng 12/2017 .......................................... 50
Hình 2.11. Chương trình Thể thao tháng 11/2017 .......................................... 51
Hình 2.12. Hình hiệu chương trình Nam học tháng 12/2017 ......................... 51
Hình 2.13. Bản tin thị trường tháng 5/2017 .................................................... 52
Hình 2.14. Chương trình An cư tháng 3/2017 ................................................ 52
Hình 2.15. Chương trình An cư tháng 3/2017 ................................................ 53
Hình 2.16. Chương trình Khách hàng thơng thái số tháng 7/2017 ................. 53

Hình 2.17. Chương trình Khỏe để vui sống tháng 2/2017 .............................. 54
Hình 2.18. Chương trình Xây dựng và bất động sản ngày 29/12/217 ............ 54


Hình 2.19.. Chương trình Xây dựng và bất động sản ngày 29/12/217 ........... 55
Hình 2.20. Chương trình Xây dựng và bất động sản ngày 29/12/217 ............ 55
Hình 2.21. Chương trình Xây dựng và bất động sản ngày 29/12/217 ............ 56
Hình 2.22. Bản tin Dự báo thời tiết ngày 30/12/2017..................................... 56
Hình 2.23. Bản tin Dự báo thời tiết ngày 30/12/2017..................................... 57
Hình 2.24. Chương trình Trên từng kinh tuyến ngày 29/12/2017 .................. 57
Hình 2.25. Chương trình Trên từng kinh tuyến ngày 29/12/2017 .................. 58
Hình 2.26. Chương trình 100 độ Fashion ngày 15/10/2017 ........................... 58
Hình 2.27. Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 30/12/2017................. 59
Hình 2.28. Chương trình Tiêu điểm Kinh tế ngày 9/12/2017 ......................... 59
Hình 2.29. Chương trình Chứng khốn cuối tuần ngày 30/12/2017............... 60
Hình 2.30. Đánh giá hiệu quả ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện trong các
CTTH xã hội hóa ............................................................................................. 61
Hình 2.31. Biểu đồ thể hiện đánh giá cơng chúng về mức độ ứng dụng công
nghệ đa phương tiện trong các CTTH xã hội hóa ........................................... 64
Hình 2.32. Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ cần thiết của hạ tầng kỹ thuật
với việc sản xuất các CTTH ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện ................. 67
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện đánh giá của công chúng về chất lượng .............. 71
CTTH xã hội hóa ............................................................................................. 71
Hình 3.2. Mơ hình tịa soạn hội tụ................................................................... 73
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện đánh giá của công chúng về sự cần thiết của các
giải pháp kỹ thuật đa phương tiện ................................................................... 76


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX, truyền hình ngay lập tức phát triển
với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, vượt
lên trên tất cả các loại hình báo chí khác lúc bấy giờ. Người ta thực sự thấy
kinh ngạc bởi lần đầu tiên chứng kiến hình ảnh chân thực và âm thanh sống
động đến thế, nhân loại đã khẳng định đó là phát minh làm thay đổi căn
bản phương thức tư duy và phương thức sống của con người, góp phần thay
đổi thế giới thời điểm hiện tại. Truyền hình bao gồm tập hợp nhiều thiết bị
điện tử có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vơ tuyến và truyền dẫn các tín
hiệu điện mang hình ảnh, âm thanh đã được mã hóa, phát dưới dạng sóng
vơ tuyến hoặc quan hệ thống cáp quang, cáp đồng trục. Trên thế giới,
khoảnh khắc lịch sử của truyền hình là việc ghi lại sự kiện nhà du hành vũ
trụ người Mỹ Nei Amstrong đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng cùng phi
thuyền Apollo ngày 20/1/1969, khoảnh khắc lịch sử ấy đã đi vào trái tim
hàng triệu con người trên khắp nước Mỹ và thế giới thơng qua hệ thống
truyền hình TV đen trắng [48]. Ngày nay, truyền hình đã trở thành một thứ
vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá cũng như lĩnh vực kinh tế xã
hội. Truyền hình ra đời đã góp phần làm cho hệ thống truyền thơng đại
chúng thêm vững mạnh, cơng chúng đón nhận mọi thơng tin trong nước,
thế giới, ở những nơi mà bản thân không thể đến nhưng vẫn được chứng
kiến mọi sự việc ngay trước mắt một cách chân thực, phong phú về nội
dung và đa dạng về hình thức.
Tại Việt Nam, truyền hình ra đời đã khẳng định vai trị nổi bật khơng
thể thiếu đối với công chúng, chiếm ưu thế tuyệt đối so với các loại hình báo
chí truyền thơng khác. Từ thời kỳ các sản phẩm truyền hình chỉ đơn thuần là


2
sản phẩm tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, vận động cổ vũ nhân dân trong cơng cuộc đổi mới đất nước thì

nay, người dân đã được quyền lựa chọn các sản phẩm truyền hình mình u
thích nhờ chủ trương khuyến khích xã hội hố truyền hình, cho phép phong
phú về nội dung và đa dạng về hình thức, nâng tầm nhu cầu hưởng thụ thơng
tin, văn hố của cơng chúng truyền hình thời kỳ hội nhập. Xã hội hoá là một
nhu cầu tất yếu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
truyền hình. Trong thời đại này, nhà nước vẫn đang phải gồng mình lên với
những khoản chi trả cho các ngành dịch vụ công, bởi vậy nếu chỉ trơng chờ
vào nguồn ngân sách thì kinh phí cho hoạt động của đài truyền hình quốc gia
sẽ là khơng đủ. Bởi vậy xã hội hố chính là hướng đi, là biện pháp để giảm
gánh nặng kinh phí cho Nhà nước và khuyến khích được các thành viên trong
xã hội tham gia vào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong xu
thế đó, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài PT – TH địa phương cũng đang
thực hiện q trình xã hội hố và có chiều hướng ngày càng mạnh mẽ. Đài
Truyền hình Việt Nam cũng đang có những bước phát triển đột phá về số
lượng các kênh, về chất lượng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng và đặc biệt là sự
phát triển nguồn nhân lực, sự đầu tư cho nội dung các chương trình. Đây là
điều kiện tốt để các tổ chức cá nhân bên ngồi ngành truyền hình cùng tham
gia sản xuất các chương trình truyền hình khi có đủ năng lực.
Truyền hình xã hội hoá đã nắm bắt được cơ hội của mình và vươn lên
sánh vai với các kênh truyền hình quốc gia. Với ưu thế đón đầu tâm lý, thị
hiếu và nhu cầu của công chúng, tự do sản xuất các chương trình văn hố, xã
hội, giải trí trong nước hoặc mua bản quyền nước ngồi, khơng bị gị bó trong
khn khổ tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các chương trình truyền hình xã hội hoá ngày càng nhận được sự
quan tâm của đông đảo công chúng, đủ sức cạnh tranh với các kênh truyền


3
hình quốc gia. Việc nhiều đơn vị, tổ chức tham gia sản xuất các chương trình
truyền hình sẽ càng làm cho các chương trình phong phú hơn, mang đến hiệu

quả xã hội lớn hơn.
Truyền hình nói chung và truyền hình xã hội hố nói riêng vẫn ln giữ
được vị trí của nó nhưng đến khi có sự xuất hiện của Internet thì dường như vị
trí này đã bị phá vỡ. Sự phát triển một cách bùng nổ của Internet đã khiến các
loại hình báo chí truyền thống, trong đó có truyền hình phải lo ngại và buộc
tìm hướng đi mới để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm truyền thông đa
phương tiện và công nghệ số. Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu có Internet, nhiều
loại hình truyền thơng mới đã xuất hiện: báo mạng điện tử, mạng xã hội,
truyền hình cáp và truyền hình số,…Cùng với các dịng sản phẩm cơng nghệ
thơng minh, sản phẩm báo chí - truyền thơng mới có thể được cơng chúng tiếp
cận bằng nhiều cách chứ không chỉ thụ động bên chiếc ti vi và các chương
trình định sẵn giờ phát mà cơng chúng phải theo dõi vào đúng khung giờ đó
nếu muốn xem chương trình nào đó mình u thích. Máy tính cá nhân, máy
tính bảng, điện thoại thơng minh…trở thành những thiết bị và giao diện để
truyền tải một sản phẩm truyền thông mới mà bất cứ lúc nào, công chúng
cũng có thể xem được, xem đi xem lại nhiều lần bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ
cần có kết nối Internet. Bên cạnh đó, các trang thơng tin qua mạng xã hội như
Facebook, Zalo, Youtube… trên tồn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang phát triển vơ cùng mạnh mẽ. Bài báo “Gần một nửa dân số thế giới
dùng mạng xã hội: "Đại gia" Facebook và "ngôi sao" WeChat đăng trên
Báo điện tử vtv.vn ngày 20/4/2018 đưa ra thông tin về những số liệu thống
kê về lượng người dùng tài khoản mạng xã hội đến hết quý I/2018. Theo
đó, ước tính Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng. Tiếp theo là
YouTube và WhatsApp khi cùng có 1,5 tỷ người dùng. Đứng thứ 3 là
Messenger với khoảng 1,3 tỷ người dùng. Đáng chú ý là WhatsApp và


4
Messenger là các ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook. Việt Nam xếp ở vị
trí thứ 7 trên thế giới với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm

và 16% so với cùng kỳ năm ngoái [3].
Đứng trước xu thế bùng nổ các kênh thông tin như vậy, khơng chỉ các
Đài phát thanh – truyền hình địa phương mà cả các đài quốc gia cũng phải nỗ
lực tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh sự
u thích của cơng chúng. Để đạt được mục tiêu trên, các Đài phát thanh –
truyền hình và các đơn vị, tổ chức tham gia sản xuất các chương trình xã hội
hố cần phải có sự đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển nội dung, hình
thức các chương trình truyền hình nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh trước
những thay đổi của thời cuộc. Không những vậy, các đơn vị, tổ chức tham gia
sản xuất các chương trình xã hội hố thường gặp khó khăn về kinh phí đầu tư,
cơ cấu nhỏ lẻ...Bởi vậy càng cần phải có những giải pháp nâng cao về mặt nội
dung và hình thức thể hiện để làm sao thu hút được nhiều cơng chúng nhất có
thể, đó là cơ sở để thu hút nhiều quảng cáo từ các doanh nghiệp, giữ doanh
thu ổn định và lâu dài để phát triển kênh bền vững.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình truyền thơng đa phương
tiện thì truyền hình xã hội hố cần phải thay đổi để có những bước đi đúng đắn
hợp với thời đại, bước đi đó là gì? Làm thế nào để truyền hình xã hội hố có
thể giữ được vị trí của mình trước sự phát triển mạnh mẽ của loại hình truyền
thơng đa phương tiện hiện nay? Để làm được điều đó, các đơn vị, tổ chức tham
gia sản xuất các chương trình xã hội hố cần phải có đáp ứng được điều kiện
gì? Trước bối cảnh phải cạnh tranh để tồn tại và đi lên, đây là vấn đề cấp thiết
được đặt ra với các chương trình truyền hình xã hội hố. Chính vì vậy, tơi đã
chọn đề tài “Ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện trong quy trình tổ chức sản
xuất các chương trình truyền hình xã hội hố ở Việt Nam hiện nay” làm luận
văn tốt nghiệp cao học Chuyên ngành Báo chí học của mình, với mong muốn


5
phần nào giải đáp được thắc mắc dựa trên tìm hiểu và khảo sát các chương
trình truyền hình: Kênh truyền hình MChannel phát trên kênh VTVcab15,

Kênh truyền hình Info TV phát trên kênh VTVcab9 và Kênh truyền hình VITV
phát trên kênh SCTV8 năm 2017.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể thấy hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều đơn vị, tổ chức tham
gia sản xuất các chương trình truyền hình, ví dụ như:
- Các chương trình phát trên sóng của Truyền hình Cáp Đài Truyền
hình Việt Nam (VTVcab) gồm có: Kênh truyền hình Giải trí TV của Cơng ty
Đất Việt VAC, Kênh Phim Việt của Cơng ty Ngọc Bích Media, Kênh Thể
thao TV Bóng đá TV của Liên doanh giữa VTVcab và Vietnam Fooball
Media, Kênh Info TV của STV, Kênh Yeah1TV của Công ty Cổ phần Đại sứ
trẻ, Kênh Sao TV của Liên doanh giữa VTVCab và Creative Media, Kênh MChannel của Công ty Cổ phần truyền thông ITV, Kênh O2TV của SMedia
phối hợp với Bộ Y tế...
- Các chương trình phát sóng trên sóng của Cơng ty Truyền hình cáp
Saigontourist (SCTV) gồm có: Kênh YanTV (Yan Group, Quỹ đầu tư IDG),
Kênh SCJ (Tập đồn CJ), Kênh SNTV (Cơng ty cổ phần Quốc tế truyền
thông IMC), Kênh VITV (VIT Media), Kênh AZ Shop (Công ty Cổ Phần
Truyền Thông và Thương Mại ATZ), Kênh SCTV4 (Công ty Sao Phương
Nam - STC), Kênh SCTV7 (Công ty Sao Phương Nam - STC), kênh SCTV9
(Liên doanh giữa TVB và SCTV), Kênh SCTV16 (Liên doanh giữa Fox
International Channels và SCTV)...
- Các chương trình phát trên sóng của Đài truyền hình Kĩ thuật số
(VTC) gồm có: Kênh Yeah1 Family (Công ty Cổ phần Đại Sứ Trẻ), Kênh
SofaTV (Liên doanh giữa Công Ty TNHH Truyền Thông Dream Field
Studios và Cơng ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist), Kênh VTC6


6
(Cơng ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist), Kênh TodayTV (Cơng ty cổ
phần Quốc tế truyền thông IMC), Kênh Let's Viet (Công ty Cổ phần Truyền
thông La Sa Ta), View TV (View Media)...

- Ngồi ra cịn các chương trình truyền hình xã hội hố phát trên sóng
của Đài truyền hình Việt Nam, HanoiCab, HTV-TMS...
Như vậy có thể thấy, rất nhiều các kênh truyền hình xã hội hố đã và đang
phát triển. Tính đến nay đã có một số tác giả với nhiều bài viết và cơng trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề phát triển truyền hình xã hội hố và truyền thơng
đa phương tiện, truyền hình số trong bối cạnh truyền thông đang phát triển mạnh
mẽ như hiện nay ở nhiều cấp độ khác nhau, tiêu biểu như dưới đây:
- Cuốn sách Một số xu hướng mới của báo chí truyền thơng hiện đại
của nhóm tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng,
Nguyễn Đình Hậu, nhà xuất bản Thơng tin và Truyền thơng. Cuốn sách có đề
cập đến xu hướng mới của báo chí truyền thơng trong kỷ nguyên mới, đem
đến cái nhìn xuyên suốt, đa diện về xu hướng chủ đạo của báo chí truyền
thơng hiện đại ở Việt Nam, trên thế giới. Khoa học công nghệ đang thay đổi
từng ngày, và báo chí nằm trong sự vận động thay đổi ấy để không bị tụt hậu
so với công nghệ của công nghiệp truyền thông đang biến hóa từng ngày,
từng giờ [31].
- Cuốn sách Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí: Thực tiễn và xu
hướng phát triển của tác giả TS Nguyễn Quang Hòa. Cuốn sách mang tới bức
tranh báo chí tồn cảnh hiện nay, qua đó người đọc hiểu rõ về bản chất của
hoạt động báo chí với từng loại hình khác nhau. Bên cạnh đó là phần trình bày
về bộ máy tịa soạn của cơ quan báo chí gồm các loại hình khác nhau...và cuối
cùng đưa ra xu hướng phát triển của báo chí. Tuy nhiên, hạn chế của cuốn
sách mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu, nhắc tới yếu tố đa phương tiện mà
chưa đi sâu vào việc ứng dụng như thế nào trong báo chí truyền hình [27].


7
- Tài liệu: Truyền hình hiện đại – Những lát cắt 2015-2016 của nhóm tác
giả Bùi Chí Trung - Đinh Thị Xuân Hòa. Đây là tài liệu đề cập cụ thể đến truyền
hình đa giao diện Multi - Screen, phân loại hệ thống giao diện multi - screen, các

loại sản phẩm Multi - screen, quy trình sản xuất, xu hướng phát triển...chính là
một trong những sản phẩm áp dụng cơng nghệ đa phương tiện [48].
- Bài viết “Đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay” đăng
trên trang của Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng,
nhấn mạnh về sự bùng nổ của Internet với các loại hình truyền thơng mới
khiến sự cạnh tranh của báo chí truyền thống ngày càng khốc liệt, từ đó địi
hỏi nhiệm vụ đào tạo nhà báo đa phương tiện càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết, đây cũng là một trong những tài liệu cần tham khảo cho việc đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện, đó là
việc nhờ vào chất xám của nhà báo để sử dụng có hiệu quả cao nhất cơng
nghệ đa phương tiện này [34].
- Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thuý Bình với đề tài “Ứng dụng
truyền thơng đa phương tiện trên báo điện tử của cơ quan phát thanh và
truyền hình”, năm 2005, khảo sát trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2002-2005 [5].
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung, với đề tài “Ứng dụng
truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí” năm 2009.
Luận văn này chú ý phân tích những ứng dụng kĩ thuật để nâng cao chất
lượng sản phẩm - tác phẩm báo chí về tính chun mơn và cả trong tính kinh
tế báo chí. Những vấn đề đặt ra là ra nhiều phiên bản của một tờ báo: phiên
bản điện tử, phiên bản truyền hình với các thức và nội dung buộc phải có tính
đổi mới, sáng tạo, hợp xu thế. Những đặc điểm và thực trạng của sản phẩm
truyền thơng số có những nét chung có thể tham khảo cho luận văn này [8].


8
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Xuân Hương với đề tài: “ Truyền thông
đa phương tiện – Xu hướng của báo chí trực tuyến hiện đại” năm 2007 đã
đưa ra cái nhìn tổng quan về truyền thơng đa phương tiện, các thành phần cơ

bản của truyền thông đa phương tiện và sự tích hợp trên báo mạng điện tử.
Đây cũng là một trong những nội dung cần tham khảo cho tác giả khi thực
hiện luận văn này [30].
- Luận văn Thạc sĩ của Dương Thanh Tùng, với đề tài “Hoạt động xã
hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh –
Thực trạng và định hướng phát triển”, năm 2012, đã nêu được những nét cơ
bản về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa truyền
hình, khái niệm cơ bản về xã hội hóa truyền hình và nếu ra được thực trạng
hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình TP. HCM
cùng những định hướng, giải pháp phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất
chương trình tại Đài Truyền hình TP. HCM [46].
- Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền của tác giả Nguyễn Thị Đào Trưng với đề tài “Phát triển dịng sản
phẩm truyền hình đa giao diện (Multi – Screen) tại Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh”, năm 2017 đã nêu ra được những nét chính về truyền hình
đa giao diện trên thế giới và tại Việt Nam, khảo sát tại Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh cùng với những định hướng, giải pháp để phát triển [49].
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Bảo Trung, đề tài: “Chiến lược
phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam đến
2020”, năm 2014 cung cấp thông tin và khảo sát kinh doanh truyền hình trả
tiền, cũng là một nội dung cần tham khảo cho phần giải pháp phát triển tài
chính cho các kênh truyền hình xã hội hố. Cơng trình nghiên cứu này đã gợi
mở nhiều lý giải thú vị về xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam, đặc
biệt là trong mối quan hệ mật thiết với vai trị của kinh tế truyền thơng. Các
ngun lý hoạt động của thị trường truyền thông đã được đề cập rất sâu sắc,


9
từ đó hồn thiện cơ sở lý luận về kinh tế học truyền hình trong bối cảnh phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay [47].

- Luận văn Thạc sĩ của Trần Lê Trúc Hà, với đề tài: "Vấn đề ứng dụng
đa phương tiện trong sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở các đài
phát thanh và truyền hình miền Đơng Nam Bộ", năm 2014. Đây gần như là
một đề tài khá sát với cơng trình mà tơi nghiên cứu. Luận văn đã phân tích
được những vấn đề thực tiễn liên quan đến quy trình sản xuất các chương
trình thời sự và chất lượng, cải tiến kĩ thuật, tích hợp các yếu tố đa phương
tiện: âm thanh, hình ảnh, lời bình, đồ họa…trong một tác phẩm, nhằm đạt
mục đích cuối cùng là tăng tính hấp dẫn của thông tin, tiệm cận với công nghệ
truyền hình hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này áp
dụng chủ yếu với các cơ quan báo chí truyền hình phát thanh khu vực miền
Đơng Nam Bộ mà chưa chú trọng tới mảng các CTTH xã hội hóa, có đặc thù
là của các cơng ty truyền thơng tư nhân [22].
Nhìn lại q trình phát triển của truyền hình đa phương tiện, có thể thấy
sức phát triển nhanh chóng khơng ngừng. Manh nha từ cuối những năm 90,
bắt đầu định hình vào những năm 2000, nhưng hoạt động của truyền hình hiện
đại bắt đầu sơi nổi trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Đặc biệt vài năm
nay, rất nhiều ý kiến, bài viết và công trình nghiên cứu khoa học về truyền
thơng số, truyền thơng đa phương tiện, dịch vụ truyền hình… ở các giới hạn,
phạm vi, khía cạnh đã xuất hiện với tần suất lớn, mang đến cái nhìn tổng quan
và rõ ràng hơn về sự phát triển của công nghệ đa phương tiện vào truyền hình.
- Một số nghiên cứu về việc ứng dụng, xây dựng các sản phẩm đa
phương tiện trong truyền thông hiện đại đã được công bố trên thế giới, như
các nghiên cứu của Molina [57] đã thể hiện tầm quan trọng của các sản phẩm
đa phương tiện trong thời nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Madden [72]
cũng chỉ ra những ảnh hưởng của công nghệ truyền thông mạng xã hội và các


10
sản phẩm đa phương tiện tới phương pháp sản xuất báo chí truyền thống, đặc
biệt là tính riêng tư. Các nghiên cứu khác của các tác giả Qualman [65],

Franklin [59], và Paulussen và cộng sự [78] đã làm rõ hơn các mơ hình, giải
pháp ứng dụng cơng nghệ truyền thơng đa phương tiện trong các sản phẩm
báo chí truyền thơng như truyền hình, báo mạng, kênh thơng tin riêng. Ngồi
ra, nghiên cứu của Lin [71] đã đưa ra các kinh nghiệm nghiên cứu và triển
khai các sản phẩm truyền hình đa giao diện của Singapore. Hay các nghiên
cứu của Bennett [60] cũng đưa ra một số kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm
truyền hình đa giao diện của BBC.
Qua nghiên cứu, nhận thấy các đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu hoạt động của các loại hình báo chí, kinh nghiệm sản xuất các tác
phẩm báo chí, chương trình truyền hình, một số xu hướng mới của báo chí
truyền hình hiện đại. Các đề tài nghiên cứu, giáo trình giảng dạy, tham khảo ở
các trường đại học, viện nghiên cứu về truyền thơng đa phương tiện nói chung
và báo chí đa phương tiện nói riêng vẫn cịn khá ít. Đặc biệt đến nay, chưa có
cơng trình khoa học nào tập trung nhiều vào nghiên cứu về ứng dụng cơng
nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất các chương trình truyền hình xã
hội hố. Đó chính là khoảng trống về cả mặt lý luận và thực tiễn cần tiếp tục
được nghiên cứu sâu. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ đa
phương tiện trong quy trình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình xã
hội hố ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong Luận văn Thạc sỹ của
mình với mong muốn có một sự đóng góp phù hợp trong q trình tìm hướng
đi mới để phát triển các chương trình truyền hình xã hội hố trong bối cảnh
hiện nay. Trong luận văn này, tôi sẽ kế thừa những ý tưởng khai phá của
những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để
triển khai đề tài nghiên cứu của mình với hy vọng Luận văn sẽ mang lại giá trị
thực tiễn thiết thực nhất. Vì vậy, có thể nói rằng, sau khi hồn thành, luận văn


11
sẽ không chỉ là cuốn tài liệu bổ khuyết phần nào đó sự thiếu hụt của các cơng
trình nghiên cứu trước đây về ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào báo

chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng mà cịn có giá trị thực tiễn đối
với các đơn vị sản xuất CTTH xã hội hóa như Mchannel, Info TV, VITV
trong lộ trình xây dựng và phát triển các CTTH sau này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên
cứu, dựng nên một bức tranh toàn diện, khái quát về thực trạng hiện nay, làm
rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và chỉ ra những vấn
đề đặt ra đối với việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong quy trình sản
xuất các CTTH xã hội hố hiện nay trên các kênh Mchannel, Info TV, VITV;
từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm để nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất CTTH xã hội hố tại các
kênh Mchannel, Info TV, VITV nói riêng và các đơn vị sản xuất các CTTH
xã hội hóa khác tại Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
Một là: Hệ thống hóa khung lý thuyết về các CTTH, làm rõ những vấn
đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu: khái niệm, vai trò, nội dung và
những yêu cầu của việc ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện trong quy trình
sản xuất chương trình truyền hình xã hội hố.
Hai là: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
công, hạn chế về chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng cơng nghệ đa
phương tiện trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình xã hội hố tại
Việt Nam trong thời gian qua.


12
Ba là: Đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong quy trình sản xuất CTTH xã

hội hố tại các kênh Mchannel, Info TV, VITV nói riêng và các đơn vị sản xuất
các CTTH xã hội hóa khác tại Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề ứng dụng cơng nghệ đa
phương tiện trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình xã hội hố tại
các kênh Mchannel, Info TV, VITV.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Thứ nhất: Các CTTH tại kênh truyền hình ứng dụng cơng nghệ đa
phương tiện trong quy trình sản xuất: 3 chương trình trên kênh M-Channel
(Kinh tế - Bất động sản, Thể Thao, Nam học); 3 chương trình kênh truyền
hình Info TV (An cư, Khỏe để vui sống, Bản tin thị trường), 7 chương trình
trên kênh truyền hình VITV (Chứng khốn cuối tuần, Dự báo thời tiết, Bữa
sáng doanh nhân, Xây dựng và bất động sản, Trên từng kinh tuyến, 100 độ
Fashion, Tiêu điểm kinh tế).
- Thứ hai: Điều tra xã hội học với 300 bảng hỏi cho cơng chúng xem
truyền hình và các phóng viên, biên tập viên để thu thập ý kiến của khán giả
xung quanh vấn đề nghiên cứu.
- Thứ ba: Ngồi ra, tác giả luận văn cịn tiến hành phỏng vấn sâu 10
phóng viên, biên tập viên - những người có kinh nghiệm trong việc ứng dụng
cơng nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất chương trình truyền hình xã
hội hố và 5 nhà báo có liên quan sâu đến đề tài nghiên cứu.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 – tháng 12/2017
- Không gian nghiên cứu: Các CTTH đang phát sóng trên các kênh
Mchannel, Info TV, VITV.


13
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát các CTTH xã hội

hố ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện tại kênh truyền hình MChannel phát
trên kênh VTVcab15, kênh truyền hình InfoTV phát trên kênh VTVcab9 và
kênh truyền hình VITV phát trên kênh SCTV8 từ tháng 1/2017 – tháng
12/2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về báo
chí truyền thơng, đặc biệt là các lý thuyết: truyền thông đa phương tiện, hội tụ
truyền thơng và tịa soạn hội tụ, cơng chúng truyền thông.
- Kết hợp vận dụng các lý thuyết về các khoa học liên ngành như: xã
hội học, công nghệ thông tin, mỹ thuật đồ họa…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ được mục đích, nhiệm vụ đề ra, luận văn sử dụng kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu chung:
Dựa trên cơ sở phương pháp tư duy logic, luận văn sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chung như: sưu tầm, thống kê, phân tích nội
dung, chứng minh, so sánh - đối chiếu, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, điều
tra xã hội học, trong đó phương pháp phân tích, chứng minh, điều tra xã
hội học được sử dụng chính để nghiên cứu thị trường của các kênh truyền
hình xã hội hố, tâm lý và thị hiếu của cơng chúng truyền hình đối với việc
ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất chương trình
truyền hình xã hội hố.


14
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi vận dụng tổng hợp một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu:
Các phương pháp này dùng để nghiên cứu những tài liệu được lựa
chọn là các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, nhằm
tạo lập khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của luận văn. Phương pháp
này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản, các đề án, chiến lược liên
quan đến các chủ trương xã hội hoá truyền hình và việc ứng dụng cơng
nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất CTTH xã hội hố ở nước ta
hiện nay…
- Phương pháp thống kê so sánh:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ sử dụng, chất lượng, hiệu quả những CTTH có ứng dụng cơng nghệ đa
phương tiện vào quy trình sản xuất.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát thực tế việc
sử dụng cơng nghệ đa phương tiện trong quy trình sản xuất các CTTH, từ đó
đưa ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng công nghệ đa phương tiện, sau đó
tổng hợp rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Các phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp:
Phương pháp này nhằm đánh giá, rút ra những kết luận khoa học cần
thiết cho luận văn.
+ Phương pháp điều tra xã hội học định tính qua phỏng vấn sâu:
Tác giả luận văn thực hiện phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (bằng văn
bản, qua điện thoại) đối với:
(i) 10 phóng viên, biên tập viên - những người giàu kinh nghiệm trong


15
việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất CTTH xã hội

hố tại các kênh Mchannel, Info TV, VITV.
(ii) 5 nhà báo truyền hình để thu thập được những đánh giá của họ về
thực trạng ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất chương
trình truyền hình xã hội hố tại kênh Mchannel, Info TV, VITV hiện nay.
+ Phương pháp điều tra xã hội học định lượng qua phát phiếu điều tra
ý kiến (khoảng 300 phiếu):
Tác giả sử dụng khoảng 300 phiếu điều tra xã hội học để lấy ý kiến với
các đối tượng là cơng chúng truyền hình (200 phiếu) ở các độ tuổi, ngành
nghề khác nhau và phóng viên, biên tập viên (100 phiếu) để tìm hiểu về thị
hiếu, tâm lý và nguyện vọng của họ, qua đó thu thập những ý kiến thực tế,
cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
Các câu hỏi trong phiếu khảo sát tập trung khảo sát nhận thức, ý kiến, nhận
xét của công chúng đối với việc ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện trong
quy trình sản xuất các CTTH, từ đó tìm ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc
ứng dụng này.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể về vấn đề ứng dụng công
nghệ đa phương tiện vào quy trình sản xuất CTTH xã hội hố tại các kênh
Mchannel, Info TV, VITV hiện nay. Qua khảo sát cho thấy, các CTTH xã hội
hoá hiện nay đã phần nào ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào quy trình
sản xuất để nâng cao chất lượng chương trình trước sự phát triển mạnh mẽ và
cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình truyền thơng đa phương tiện trên các
kênh mạng xã hội, Youtube cùng các trang website trên mạng Internet.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc nâng
cao chất lượng các CTTH nói chung, góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại
hình báo chí.


16

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bộ Thông tin và Truyền thông trong Quy hoạch phát triển dịch vụ Phát
thanh - truyền hình Việt Nam đến 2020 nhấn mạnh sẽ ưu tiên phát triển loại
hình số mặt đất, di động mặt đất, số vệ tinh, kết hợp mạng viễn thơng đã có
sẵn phù hợp với định hướng số hóa và xu hướng hội tụ cơng nghệ và dịch
vụ… [38]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài về công nghệ đa phương tiện
và ứng dụng vào truyền hình là phù hợp với u cầu, địi hỏi của thực tiễn
phát triển báo chí - truyền thơng hiện đại.
- Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn liên quan các CTTH
ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
truyền thông và định hướng dư luận xã hội, chỉ ra những cách thức nâng cao
hiệu quả ứng dụng cơng nghệ đa phương tiện, góp phần nâng cao chất lượng
các CTTH, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của cơng chúng trong
và ngồi nước, mang đến cho cơng chúng những chương trình hay hơn, hấp
dẫn hơn khơng chỉ về mặt nội dung mà cịn về hình thức, góp phần cạnh tranh
với các loại hình truyền thông hiện đại nhằm giữ vững vị thế của báo truyền
hình trong lịng cơng chúng.
- Đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp những người làm
truyền thơng và truyền hình phối hợp với nhau cho ra đời những sản phẩm
truyền hình, truyền thơng hay nhất, độc đáo nhất, đáp ứng nhu cầu công
chúng hiện đại.
- Đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp cho cơ quan báo chí,
các tổ chức đơn vị tham gia sản xuất CTTH xã hội hoá nắm được nhu cầu
công chúng để cho ra đời các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, chỉ ra
những thành công và hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện
ở thời điểm hiện tại, là cơ sở để các tổ chức, đơn vị tham gia sản xuất các
CTTH xã hội hoá tham khảo trong định hướng phát triển kênh của mình trong
tương lai.



×