Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chính sách phát triển kinh tế của đảng cộng sản việt nam đối với một số tỉnh tây bắc từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.06 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phùng Thị Hiển

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC

Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC TỈNH NÀY TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ........................................................................... 11


1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một số tỉnh Tây Bắc .............. 11
1.2. Một số vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế ở các tỉnh Tây Bắc trong
những năm đầu thế kỷ XXI ................................................................. 23
Chương 2: NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011 ...... 28
2.1. Khái niệm “Chính sách phát triển kinh tế”.......................................... 28
2.2. Chính sách phát triển kinh tế của Đảng đối với một số tỉnh Tây
Bắc từ năm 2001 đến năm 2005 .......................................................... 30
2.3. Chính sách phát triển kinh tế ở một số tỉnh Tây Bắc của Đảng từ
năm 2006 đến năm 2011 ..................................................................... 45
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2011 .................................................................................. 61
3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 61
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 82
KẾT LUẬN.................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 94


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Bắc theo giá so
sánh 1994. .................................................................................. 37
Bảng 2.2. Số trang trại năm 2005 phân theo ngành hoạt động trên địa
bàn các tỉnh Tây Bắc .................................................................. 38
Bảng 2.3. Sự phát triển trang trại trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc 2001 – 2005.... 39
Biểu 2.4. Diện tích rừng hiện có năm 2005 .................................................. 40
Bảng 2.5. Diện tích rừng trồng tập trung vùng Tây Bắc giai đoạn 2000-2005 ... 40
Bảng 2.6. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các
tỉnh vùng Tây Bắc (2001 - 2005) theo giá so sánh 1994 ............. 41
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc

(2001 - 2005) theo giá thực tế..................................................... 42
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước trên địa bàn các tỉnh
vùng Tây bắc 2001 - 2005 theo giá so sánh 1994........................ 42
Bảng 2.9. Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi Nhà nước theo giá so sánh
1994 ........................................................................................... 43
Bảng 2.10. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi theo giá so sánh 1994........................................................ 43
Bảng 2.11. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
các tỉnh vùng Tây Bắc (2001 - 2005) theo giá thực tế................. 44
Bảng 2.12. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo
địa phương.................................................................................. 54
Bảng 2.13. Sự phát triển trang trại từ năm 2006 đến năm 2010.................... 56
Bảng 2.14. Diện tích rừng hiện có các tỉnh Tây Bắc (Tính đến 31/12/2010) ............ 57
Bảng 2.15. Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc
(2008 - 2011).............................................................................. 58
Bảng 2.16. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc
(2006 – 2010) theo giá trị thực tế................................................ 58
Bảng 2.17. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá trị
thực tế phân theo địa phương...................................................... 59
Bảng 3.1. Diện tích rừng bị cháy, đốt phá ở các tỉnh Tây Bắc năm 2010 ........... 76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới đất nước và một trong những
nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đó là những chính sách hợp lý để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh

tế. Từ đó, yêu cầu đổi mới cơ cấu, chính sách phát triển kinh tế đất nước là
một yêu cầu khách quan cấp thiết được đặt ra trong tiến trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của nước ta.
Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết
và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Đảng và
Nhà nước ta đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình
thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền
vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được
sự cơng bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và địi hỏi của
nền kinh tế nước ta nói riêng. Theo hướng đó, Thủ tướng Chính phủ đã lần
lượt phê duyệt các quyết định về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ (Trong đó được chia ra Tây Bắc và Đông Bắc), Trung bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tây Bắc chiếm gần 12% diện tích cả nước với xấp xỉ 3 triệu dân. Đây
là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế về nơng, lâm
nghiệp, thuỷ điện, tài nguyên khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch; có nhiều
đồng bào các dân tộc sinh sống, đồn kết gắn bó lâu đời và có truyền thống


2

yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường chống giặc ngoại xâm. Chính vì
vậy, phát triển Tây Bắc là một trong những nội dung quan trọng nằm trong
chiến lược phát triển kinh tế đất nước của Đảng ta.
Trong những năm qua, nhất là từ khi tiến hành đổi mới toàn diện, Đảng
và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến vùng miền núi, đặc biệt là các tỉnh

thuộc Tây Bắc, thơng qua những chủ trương và chính sách quan trọng cùng
nguồn lực đầu tư đáng kể nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội như: Nghị
quyết 22/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 72 - HĐBT (nay là Chính phủ),
Quyết định 186/2001/QĐ-TTg, Quyết định 138/2000/QĐ-TTg, Quyết định
120//2003/QĐ-TTg, Chương trình 135, thành lập Ban chỉ đạo Tây Bắc... Nhờ
đó, vùng Tây Bắc có nhiều chuyển biến, đạt được những kết quả khả quan về
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, cơng tác xây dựng
Đảng và phong trào quần chúng. Theo Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc:
…Trong năm 2012 kinh tế các tỉnh trong vùng Tây Bắc tiếp tục giữ
được thế ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng đạt 9,64%.
Bình quân thu nhập đầu người đạt 18,46 triệu đồng, tăng 2,45 triệu
đồng so với năm 2011. An ninh lương thực cơ bản được bảo đảm,
đặc biệt, cây công nghiệp trên địa bàn được chú trọng phát triển,
tồn vùng có 46.100 ha cao su, 10.400 ha cà phê và trên 70.000 ha
chè… Độ che phủ rừng đạt 50,15%... Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí
2011-2015) tồn vùng cịn 25,6%, giảm 3,42% so với năm 2011.
Hiện nay, các tỉnh trong vùng đều đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 95,4%... [56, tr.2].
Đóng góp tích cực cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân
dân, tỷ lệ đói nghèo giảm. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hố - thơng
tin, phát thanh, truyền hình được củng cố và phát triển. Phần lớn đồng bào vùng
cao, vùng sâu đã được nghe đài, xem phim, xem truyền hình, được đọc báo.


3

Cơng tác an ninh trật tự, an tồn xã hội tiếp tục được bảo đảm... Việc xây dựng
hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường. Hoạt động đối ngoại phát triển, cùng
nhau xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định lâu dài, cùng phát
triển, vì lợi ích của hai bên...

Tuy nhiên trong q trình phát triển, các tỉnh thuộc Tây Bắc vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém, đó là: Điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao nhưng chưa vững chắc, chưa tương xứng tiềm năng của vùng, quy mơ
kinh tế cịn nhỏ bé, chưa đủ tạo ra tích lũy từ nội bộ kinh tế vùng để tăng
cường cho đầu tư phát triển. Sản xuất tại các tỉnh ở Tây Bắc vẫn còn lúng
túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi
và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là tự cung,
tự cấp, vùng núi cao còn chịu ảnh hưởng của kinh tế tự nhiên. Nhiều rừng cây
đồng bào trồng đã đến ngày khai thác mà chưa có nơi tiêu thụ; Cơ sở hạ tầng
cũng như các hoạt động dịch vụ về văn hoá, giáo dục, y tế, nhất là đội ngũ cán
bộ cơ sở còn nhiều yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tỷ lệ hộ
nghèo cao, diện cận nghèo và tái nghèo cịn lớn; tình trạng di cư tự do và các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hoạt động trái pháp luật diễn
ra phức tạp... đang là tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. …
Như vậy, kinh tế Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng nhưng
về cơ bản vẫn còn nghèo, các tiềm năng và lợi thế lớn chậm được khai thác.
Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế đó, yêu cầu đặt ra là Đảng và Nhà
nước ta cần phải có những điều chỉnh về vấn đề chiến lược, sách lược phát
triển kinh tế Tây Bắc nhằm phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
đầu tư, xây dựng các chính sách hỗ trợ để Tây Bắc phát triển bền vững, tiến
tới hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Nhằm góp phần tổng kết cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong
việc phát triển kinh tế của một số tỉnh Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011,


4

chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong việc hoạch định chính
sách phát triển kinh tế của Đảng đối với các địa phương ở Tây Bắc, tôi chọn
đề tài “Chính sách phát triển kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam đối với

một số tỉnh Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài luận văn, với hi
vọng góp phần nhỏ bé vào phục vụ nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối
của Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và các mơn khoa học khác nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy đã có nhiều cơng trình liên quan đến
đề tài ở những mức độ và góc độ khác nhau. Có thể khái quát thành những
nhóm cơng trình tiêu biểu sau:
2.1. Nhóm các cơng trình luận văn, luận án, sách tham khảo, nghiên
cứu về chính sách phát triển kinh tế vùng nói chung, bao gồm:
+ Bế Văn Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát
triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Tác
giả trình bày đặc điểm của các dân tộc thiểu số ở miền núi, các yếu tố thuận
lợi cũng như hạn chế của các dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội trong từ 1986 đến 1996. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng
của các dân tộc miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
miền núi ở nước ta.
+ Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (1996), Chính sách cơ
cấu vùng, kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả trình bày khái niệm về chính sách cơ cấu
vùng, kinh nghiệm của phát triển vùng của một số địa phương ở Cơng hịa
liên bang Đức, kinh nghiệm của các nước ở Đơng Nam Á. Từ đó rút kinh
nghiệm cho sự phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam.
+ Phạm Văn Khôi (2003), Xu thế phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc
và miền núi đến năm 2020, Ủy ban Dân tộc xuất bản. Tác giả phân tích cơ sở


5

của việc phát triển kinh tế-xã hội các vùng dân tộc và miền núi ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi

trong những năm đổi mới. Dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội các vùng
đồng bào dân tộc miền núi nước ta đến năm 2020.
+ Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, Cao Ngọc Lân, Hoàng Ngọc
Phong (đồng chủ biên) (2006), Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, đề tài của viện Kinh tế. Nhóm tác giả trình bày tổng
quan về một số quan niệm vùng, phân vùng kinh tế, phát triển bền vững theo
vùng, rút ngắn tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo vùng, nêu kinh
nghiệm phát triển vùng trong q trình cơng nghiệp hóa ở một số nước từ đó
rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Trình bày điều kiện, yếu tố và thực trạng
phát triển vùng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Đề xuất quan
điểm, phương hướng và giải pháp phát triển vùng trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đến năm 2020.
+ TS. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao
động – xã hội, Hà Nội. Tác giả trình bày các vấn đề liên quan đến phát triển
kinh tế vùng. Kinh nghiệm phát triển kinh tế vùng của các nước ở khu vực
Đông Nam Á. Tác giả nêu tiềm năng cũng như hạn chế ở các vùng kinh tế
Việt Nam, từ đó tác giả trình bày thực trạng và những vấn đề cịn đặt ra với
các vùng kinh tế trong điểm của nước Việt Nam cần phải khắc phục.
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng Tây
Bắc Việt Nam nói chung, bao gồm:
+ Tơ Đức Hạnh và Phạm Văn Linh (đồng chủ biên) (2000), Phát
triển kinh tế hàng hố trong nơng thơn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Tác giả trình bày
khái qt các yếu tố tác động đến việc phát triển kinh tế của các tỉnh ở miền
núi phía Bắc Việt Nam. Từ đó đi sâu vào phân tích khả năng thế mạnh phát


6

triển kinh tế của các tỉnh ở vùng này. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các
hướng giải pháp để có thể phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc có thể

phát triển trong thời gian tiếp theo.
+ PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Ngơ Ngọc Thắng, TS Đồn Minh
Huấn (đồng chủ biên) (2006), Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, nhà xuất bản lý luận Chính trị,
Hà Nội. Các tác giả trình bày khái niệm, quan điểm đổi mới của Đảng ta về
đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, mối quan hệ của đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị. Có đồng thời tiến hành đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị mới có thể làm cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước
nói chung phát triển nhanh và bền vững.
+ Ủy ban dân tộc (2007); Kỷ yếu dự án điều tra, đánh giá thực trang
phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đông Bắc, Tây Bắc;
Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp các bài viết, báo cáo về các vấn đề kinh tế - xã hội
của các tỉnh ở Đông Bắc và Tây Bắc. Các bảng số liệu phát triển kinh tế
cũng như xã hội được đưa ra nhằm khẳng định sự phát triển bền vững của
các địa phương.
2.3. Nhóm các cơng trình luận văn, luận án, sách tham khảo nghiên
cứu về chính sách phát triển kinh tế của Đảng
+ Ban vật giá Chính phủ (1995); Báo cáo đề tài nghiên cứu về cơ chế,
chính sách giá đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Hà Nội. Nội dung
của báo cáo được tập hợp trong các báo cáo của các thành viên trong tập thể
nghiên cứu. Nhóm tác giả nêu các khái niệm liên quan đến cơ chế, chính sách,
phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế ở
các tỉnh miền núi, cơ chế chính sách thực hiện để phát triển các tỉnh này.
Đồng thời, nhóm tác giả cùng đưa ra một số giải pháp để nhằm phát triển hơn
nữa kinh tế các tỉnh miền núi ở nước ta.


7

+ Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008); Báo

cáo tổng hợp các chuyên đề nghiên cứu khoa học “Đổi mới cơ chế chính sách
kinh tế - xã hội ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta”; Hà Nội. Báo cáo là
tập hợp của các bài viết, bài nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế - xã hội – an
ninh – quốc phòng các tỉnh Tây Bắc. Tập thể tác giả hệ thống hóa các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc trước và sau đổi mới. Từ
đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở
các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới.
+ TS. Nguyễn Chí Thành (2009), Tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế,
chính sách kinh tế - xã hội ở các vùng Tây Bắc nước ta trong thời gian tới, Báo
kinh tế & phát triển, Hà Nội. Tác giả đề cập đến điều kiện tự nhiên – xã hội của
các tỉnh Tây Bắc. Sau khi tổng kết quả trình phát triển của các tỉnh Tây Bắc
trong hai mươi năm đổi mới, tác giả đã nêu ra những hạn chế trong chính sách
phát triển kinh tế ở Tây Bắc của Đảng. Từ đó, nhà nghiên cứu đưa ra một số
kinh nghiệm để phát triển kinh tế ở các tỉnh Tây Bắc trong tương lai.
Ngoài ra, cịn có hàng loạt các đề tài, bài viết, các cuộc Hội thảo, hội
nghị... liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói chung,
vùng tây bắc nói riêng, như: “Hội nghị cơng tác khoa giáo vùng đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Bắc”; “Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội
vùng Tây Bắc” của Ban chỉ đạo Tây Bắc; Đề án “Phát triển công nghiệp vùng
Tây Bắc”... và hàng loạt bài viết khác của các tác giả trong nước có liên quan
đến vùng Tây Bắc nước ta.
Có thể thấy rằng trong mỗi cơng trình nói trên, vấn đề chính sách phát
triển kinh tế vùng được phản ánh ở những mức độ và khía cạnh khác nhau
như đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận của chính sách phát
triển kinh tế; nghiên cứu một cách tổng quát quá trình Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách kinh tế trong thời kỳ đổi mới, trong một giai đoạn nhất định
của thời kỳ đổi mới; nghiên cứu quá trình thực hiện từng chính sách cụ thể…


8


Cho đến nay ở nước ta, vấn đề đổi mới chính sách kinh tế - xã hội nói
chung và chính sách phát triển kinh tế nói riêng cho các tỉnh thuộc Tây Bắc
nước ta chưa được đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ; mặc dù lý thuyết
về phát triển vùng địa phương, xây dựng hệ thống chính sách trong phát triển
kinh tế vùng địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi đã được nhiều nhà kinh
tế học, các chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và tổng kết thực
tiễn thực trạng cơ chế chính sách kinh tế các tỉnh thuộc Tây Bắc nước ta, từ đó
tổng kết những kinh nghiệm cần rút, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm đổi mới
chính sách kinh tế các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta thời gian tới, thì chưa có
cơng trình nào nghiên cứu thấu đáo. Đây chính là hướng nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ thêm hệ thống chính sách phát
triển kinh tế vùng Tây Bắc của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến
năm 2011. Qua đó, tác giả rút ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn
chế của các chính sách này, đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm về hoạch
định chính sách phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc Việt Nam nhằm làm góp
phần đổi mới chính sách phát triển kinh tế của Đảng ngày càng phù hợp hơn
với thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu mà tình hình chính trị - xã hội đặt ra.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa các chính sách phát triển kinh tế của Đảng đối với các
tỉnh Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.
+ Khảo sát kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế đó của Đảng
ở các tỉnh Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.
+ Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm trong việc



9

hoạch đinh và chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển kinh tế ở một số
tỉnh Tây Bắc của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chính sách phát triển
kinh tế của Đảng ở một số tỉnh Tây Bắc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên hệ thống các chính sách phát
triển kinh tế của Đảng đối với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trên hai mặt chủ
yếu là hệ thống chính sách phát triển kinh tế (bao gồm: chính sách phát triển
kinh tế cơng nghiệp - nông nghiệp - lâm nghiệp - thương nghiệp - dịch vụ - du
lịch…) và kết quả thực hiện hệ thống chính sách đó.
+ Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2011.
+ Về không gian: Một số tỉnh Tây Bắc Việt Nam, bao gồm: Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa
Mác-Lênin, trong đó chủ yếu là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp nghiên cứu cơ bản.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích logic, phân tích hệ thống, tổng
hợp, phương pháp thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn…
- Nguồn tư liệu:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI
của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Các Nghị quyết, Thông tư, Báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ
ban, ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu.



10

+ Báo cáo tổng kết của các cơ quan Trung ương, địa phương đánh giá về
q trình thực hiên chính sách phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2011.
+ Các tài liệu về nội dung chính sách phát triển kinh tế Tây Bắc, các số
liệu về sự phát triển kinh tế Tây Bắc đã được công bố.
6. Cái mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa các chính sách phát triển kinh tế mà Đảng đã
đề ra đối với các tỉnh Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011 trên các lĩnh vực:
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch….
- Từ quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế ở một số tỉnh
Tây Bắc luận văn tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả đạt được ở các tỉnh này
dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên một số kinh nghiệm từ q
trình triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở các tỉnh Tây Bắc của
Đảng từ năm 2001 đến năm 2011.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Sản phẩm của luận văn là nguồn tư liệu tham khảo bổ sung vào kho tư
liệu Lịch sử Đảng. Bên cạnh đó, với những nội dung luận văn đề cập hi vọng
góp phần vào quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực
phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế Tây Bắc nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu 3 chương và 7 tiết.


11

Chương 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC TỈNH NÀY
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một số tỉnh Tây Bắc
Hiện nay, phạm vi Tây Bắc chưa có sự thống nhất. Theo Ban chỉ đạo
Tây Bắc thì Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa
Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, tây Thanh Hóa, tây
Nghệ An (theo Nghị quyết số 37 – NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị
về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng,
an ninh vùng trung du, miền núi Bắc Bộ năm 2010). Cũng có ý kiến cho rằng
Tây Bắc bao gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai,
n Bái. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Các tỉnh Tây Bắc nằm ở vị trí có ý nghĩa rất quan trọng trên phương
diện địa - chính trị và địa - kinh tế. Tính đến 31/12/2011, Tây Bắc (gồm Điện
Biên, Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình) có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã,
37 huyện, 27 phường, 32 thị trấn và 570 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 3.743,5
ha, chiếm gần 12% diện tích cả nước, là địa bàn cư trú của 2822,5 nghìn
người (2011) gồm 50 dân tộc, chiếm gần 3,2 % dân số cả nước. Phía Bắc giáp
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Tây và Tây Nam giáp 2 tỉnh Lng Pha
Băng và Phong Xa Lỳ của Lào với gần 2000 km đường biên giới với Lào và
Trung Quốc, phía Đơng Bắc giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; phía
Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Thanh Hố, Hà Nội.


12


Vị trí địa lý nêu trên cũng đặt ra đặc thù phát triển kinh tế và xây dựng
hệ thống chính trị là phải gắn với bảo vệ an ninh biên giới, chủ quyền lãnh
thổ; gắn giữa phát triển kinh tế, củng cố chính trị của từng vùng Tây Bắc và
Đơng Bắc với quy hoạch phát triển thống nhất quốc gia, nhất là những liên
kết giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, xét trên cả
khía cạnh kinh tế và chính trị; gắn phát triển kinh tế nội địa với mở rộng kinh
tế đối ngoại, nhất là quan hệ kinh tế với tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của
Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa.
Bên cạnh đó, các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có địa hình và địa chất phức
tạp: Tây Bắc có địa hình hiểm trở, có những dãy núi cao như dãy Hoàng Liên
Sơn dài 180 km, rộng 30 km, có đỉnh cao 2.000 m - 3.000 m; phía Tây có 2
dãy núi Pu Đen Đinh và Pu Sam Sao dài hơn 500 km, có đỉnh cao 1.800 m.
Giữa hai mạch núi này là vùng đồi thấp, nhưng bị chia cắt và dãy núi cao
nguyên đá vôi dài 400 km, rộng 10 km - 25 km, độ cao 600m - 1.000m. Giữa
các dãy núi lớn có nhiều dãy nhỏ gần như vng góc với các dãy núi chính,
địa hình hiểm trở. Hơn nữa, vùng này cịn có các cánh đồng ở vùng thung
lũng giữa núi (Mường Thanh); có cao nguyên Sơn La (dài 100 km, rộng 25
km), cao nguyên Mộc Châu.
Điều kiện địa hình, địa chất nêu trên gây khó khăn nhiều mặt đối với
các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc trong phát triển kinh tế hàng hoá, giao lưu giữa
các miền; Địa hình chia cắt mạnh cũng gây khó khăn cho tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị để đảm bảo gần dân, chỉ đạo, tổ chức nhân dân
phát triển đời sống mọi mặt.
Về khí hậu và thổ nhưỡng của các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc cũng có
nhiều đặc điểm rõ rệt: Khí hậu vùng Tây Bắc có sự phân hoá sâu sắc cả về
chiều ngang lẫn theo chiều thẳng đứng. Với đặc điểm đó, nên trừ khi do ảnh
hưởng của nhiệt độ cao, khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đơng Bắc và


13


thường thì chênh lệch từ 20C-30C. Lượng mưa phân bố không đều tập trung
vào 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8, các tháng cịn lại khơng có mưa nên đất
đai khô cằn, thiếu nước, dễ cháy rừng, nhất là 4 tháng 12, 1, 2, 3 hầu như
khơng có mưa nên Tây Bắc có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội.
…Tổng diện tích tự nhiên tồn vùng là 3743,5 ha, chiếm 12% diện
tích cả nước, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 14% (Hồ Bình
14,2%, Sơn La 18,4% Lai Châu 9,8% và Điện Biên 16,2%), thấp
hơn so với cả nước đạt trung bình là 30,6%. Đồi núi rừng chiếm
nhiều diện tích nhưng chủ yếu và đất trống đồi núi trọc còn đất lâm
nghiệp chiếm 51,1% cao hơn so với 46,4% cả nước. Đất ở chiếm
xấp xỉ 1% đất tự nhiên, thấp nhất cả nước (2,1%)… [23, tr.65].
Đất đai Tây Bắc tuy rộng nhưng chất lượng đất nghèo, độ dốc lớn, độ
che phủ của đất rừng thấp, đất bạc màu, đồi núi trọc chiếm tỷ lệ lớn. Quỹ đất
nông nghiệp ít, nhất là đất trồng lúa nước. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu
là những thung lũng ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ, hẹp, xen giữa
những dãy núi cao, nhưng ở đây cịn có những cao ngun với diện tích đồng
cỏ chiếm khoảng 60% diện tích đồng cỏ cả nước, có khả năng phát triển chăn
ni gia súc và đại gia súc. Thế mạnh ở đây là phát triển các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu quý, hiếm... đồng thời phát triển chăn nuôi
trang trại gia đình với các quy mơ vừa và nhỏ. Sông suối nhiều, độ dốc cao
nên lưu lượng nước trong mùa mưa lớn vừa có tiềm năng phát triển thuỷ điện
nhưng cũng nguy cơ gây lũ lụt, xói mịn đất, sạt lở núi cho các tỉnh trong
vùng và các tỉnh ở dưới hạ lưu Sông Hồng. Giao thông thuỷ rất khó khăn.
Khí hậu và thổ nhưỡng nêu trên địi hỏi trong quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế phải nắm vững đặc điểm cụ thể để xác định giải pháp tác động
hợp lý.
Thảm thực vật ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có một số loại gỗ quý
hiếm, có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơmu...; các cây đặc



14

sản như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre, nứa cho sản lượng lớn hàng năm. Tuy
nhiên, do người dân thường phá rừng lấy gỗ và do tập quán canh tác lạc hậu,
phá rừng, đốt nương làm rẫy, nên không chỉ riêng Tây Bắc mà nói chung rừng
của cả nước đã bị tàn phá nặng nề, gắn liền với nó là sự suy giảm tới mức báo
động của các loại lâm sản và động vật quý hiếm làm mất cân bằng sinh thái,
hiện tượng lũ lụt, xói mịn đất, sạt lở, lũ quét vào mùa mưa.
Tây Bắc là vùng cung cấp dược liệu chủ yếu cho cả nước như ích mẫu,
hy thiêm, ba kích, thiên niên kiện, ngũ gia bì, chân chim, cát sâm, thổ phục
linh, bách bộ, hoài sơn, hà thủ ơ đỏ, đẳng sâm, hồng tinh, mộc hương, xun
khung, đỗ trọng, gấu tầu, tam thất, ý dĩ, thảo quả. Đây là tài ngun khơng
những ảnh hưởng đến mình vùng Tây Bắc, mà nó cịn là rừng đầu nguồn bảo
vệ cho sự an toàn của cả khu vực đồng bằng Sông Hồng rộng lớn.
Hệ thống thủy văn ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc được hợp thành bởi
các sông lớn và nhỏ trước khi chảy xuống đồng bằng và đổ ra biển. Những
con sông bắt nguồn từ các dãy núi cao, địa hình có độ dốc lớn. Các yếu tố này
làm cho hệ thống các sông ở đây thường dốc, chảy xiết, lắm thác, nhiều
ghềnh...và là vùng có tiềm năng lớn về thuỷ điện, chiếm 56% trữ năng thuỷ
điện của cả nước. Với hệ thống sông suối dày đặc là nguồn cung cấp nước dồi
dào đáp ứng nhu cầu xây dựng các hồ chứa lớn phục vụ thuỷ lợi và các nhà
máy thủy điện công suất lớn như: nhà máy thuỷ điện Hồ Bình có cơng suất
thiết kế 1.920 MW, thuỷ điện Thác Bay, hồ Hồng Sạt ở Điện Biên... Đặc biệt
thuỷ điện Sơn La – thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ 2005
và khánh thành vào ngày 23/12/2012 với cơng suất 2.400- 3.600 MW nhằm
có nguồn điện mới phục vụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời có thể điều
hồ nước cho thuỷ điện Hồ Bình. Hiện nay, hệ thống rừng đầu nguồn bị tàn
phá nặng nề đã ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng sinh thái, đến sản xuất, lưu
thơng hàng hố và đời sống của đồng bào các dân tộc. Đó là hiện tượng xói



15

mịn, đất bị cuốn trơi, hàng năm bình qn có tới 150 - 350 tấn đất mầu/ha bị
cuốn trôi, kéo theo sạt lở lũ quét, bồi lấp, tàn phá cơ sở hạ tầng, gây lụt lội,
hạn hán, mất cân bằng sinh thái. Các đợt lũ quét ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La trong vài năm liên tục đã gây thiệt hại lớn đến người và của, đồng thời trữ
lượng nước ở các hồ thủy điện ngày càng thất thường.
…Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là vùng có tài ngun khống sản
lớn: Hiện có 117 điểm quặng phân bố ở 4 tỉnh với 33 mỏ đã xác
định, gồm: Than, sắt, măng gan, niken, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân,
đất hiếm, baric prit, vàng, nước khống, đá vơi, đất sét... trong đó
đất hiếm chiếm gần 100% trữ lượng của cả nước. Ở Hoà Bình có
các loại khống sản kim loại như vàng, sắt, đồng, chì, kẽm, bơxit;
khống sản phi kim loại như photphorit trữ lượng khoảng 250.000
tấn, đá vôi trữ lượng 200 triệu tấn, cao lanh trữ lượng khoảng
500.000 tấn, đất sét chất lượng tốt, đá ốp lát có nhiều mầu sắc đẹp
và có độ bền cao, nguồn nước khống Kim Bơi có trữ lượng rất lớn
với khoảng 300 triệu lít/năm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lai Châu có nguồn tài ngun khống sản như chì, đồng, vàng,
than, đất hiếm ở huyện Phong Thổ có trữ lượng khoảng 9 triệu tấn;
Điện Biên có mỏ than mỡ Na Sang với trữ lượng 156.000 tấn; cao
lanh ở mỏ Huổi Pha có trữ lượng khoảng 51.500 tấn. Sơn La tài
nguyên khoáng sản cũng khá phóng phú và đa dạng với 86 điểm
quặng và mỏ khống sản với quy mơ khác nhau thuộc nhóm nhiên
liệu (có 10 mỏ than phân bố chủ yếu ở Mộc Châu, trong đó có mỏ
than Suối Bàng có trữ lượng 2,46 triệu tấn), về khống sản kim loại
có: mỏ sắt Pi Toong Mường La trữ lượng 50.300 tấn, hàm lượng sắt
trong quặng lừ 10 - 45%; mỏ Niken - đồng Mường Khoa trữ lượng

đồng 40-000 tấn, niken 119.000 tấn; vàng được phân bố rộng rãi
chủ yếu là vàng sa khoáng; Khống sản phi kim loại như đá vơi bọt
tan, cao lanh, nước khống, nước nóng…[23, tr.68].


16

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ tạo điều kiện cho sự phát
triển các ngành cơng nghiệp khai khống phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại
hóa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Các tỉnh Tây Bắc có vai trị rất quan trọng về địa - chính trị, cả về địa kinh tế, an ninh quốc phòng. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, nơi có nhiều
đồng bào dân tộc sinh sống nhưng kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân
nhiều khó khăn.
Đảng và nhà nước ta nhận thức rõ được tầm quan trọng và vị trí đặc biệt
của các tỉnh Tây Bắc đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, việc
phát triển kinh tế xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho cư dân các dân tộc trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã
khởi xướng cơng cuộc đổi mới tồn diện. Đại hội đã có những nhận thức mới
về chính sách kinh tế và mơ hình tổ chức quản lý kinh tế áp dụng vào miền
núi - vùng dân tộc thiểu số. Đại hội nhấn mạnh:
Sự nghiệp đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số đòi hỏi tăng cường công tác nghiên cứu về dân tộc học
và công tác điều tra xã hội, hiểu biết đầy đủ những khác biệt cụ thể
của từng vùng, từng dân tộc. Trên cơ sở đó, bổ sung, cụ thể hố và
thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm, rập
khn hoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổ chức khơng phù
hợp trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
ở các vùng dân tộc... [12, tr.35].

Đây là định hướng rất quan trọng tạo điều kiện để thúc đẩy nghiên cứu
đặc thù vùng dân tộc thiểu số, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định các
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cũng như đổi mới hệ thống chính trị, khắc
phục các cách làm máy móc, xơ cứng khơng đem lại hiệu quả như mong muốn.


17

Trên tinh thần đường lối đổi mới của Đại hội VI, ngày 27-11-1989, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/TW “Về một số chủ trương, chính
sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi”. Sau khi đánh giá những thành
cơng và thiếu sót của q trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi từ sau 1975
đã rút ra nguyên nhân bao trùm của các hạn chế là:
Chưa nhận thức sâu sắc vị trí quan trọng cũng như những đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, xã hội của miền núi; chưa thật sự coi sự nghiệp
xây dựng miền núi là bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, chưa gắn bó, liên kết chặt chẽ việc
phát triển kinh tế ở miền núi với miền xuôi. Chưa tổ chức nghiên
cứu một cách toàn diện, tổng thể các vấn đề chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội, quốc phịng, an ninh của miền núi gắn với vấn đề dân
tộc trong việc xác định chủ trương, chính sách đối với miền núi. Sử
dụng vốn đầu tư chưa đúng, nhất là chưa chú trọng đúng mức đến
xây dựng kết cấu hạ tầng ở miền núi… [3, tr.7].
Từ quan điểm đó, Nghị quyết 22/TW của Bộ Chính trị đã nêu các chính
sách lớn về xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng phát triển kinh tế
hàng hoá, liên kết chặt chẽ với các tỉnh đồng bằng, ra sức phát huy thế mạnh
của từng vùng; thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, điều chỉnh
quan hệ sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý, giải phóng triệt để năng lực sản
xuất ở miền núi; đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội đối với miền núi.
Sau khi có Nghị quyết 22/TW, việc đổi mới kinh tế - xã hội ở miền núi

được đẩy mạnh, nhất là tập trung phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
cho phù hợp với đặc điểm tập quán canh tác, trình độ kinh tế của đồng bào
các dân tộc, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc tại chỗ, tăng cường
cán bộ từ miền xuôi cho miền núi, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các tỉnh
miền núi, đặc biệt là phát triển đảng viên ở khu vực “trắng” hoặc ít đảng viên.


18

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 61991) tiếp tục khẳng định tinh thần đổi mới đã được trình bày trong Nghị
quyết 22/TW của Bộ Chính trị.
Tiếp đó, Nghị quyết tại hội nghị Trung ương lần thứ năm khoá VII
(tháng 6-1993) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã
chỉ ra những giải pháp riêng về chính sách đối với miền núi và vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu giao đất giao rừng, giải
quyết tình trạng tranh chấp đất đai, thực hiện định canh định cư, phát triển
kinh tế hàng hoá, thực hiện trợ giá, trợ cước đối với những nhu yếu phẩm,
phát triển kết cấu hạ tầng.
Tháng 6/1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã
khẳng định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn; cần thực hiện bình đẳng,
đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước; cần phải xây dựng Luật Dân tộc; tập trung nỗ lực
để xố đói, giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khoẻ của đồng bào
các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xố mù chữ, nâng cao dân trí,
tơn trọng và phát huy bản sắc văn hoá tất đẹp của các dân tộc; xây dựng được
cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các
cấp trong sạch và vững mạnh.
Nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh Tây
Bắc đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế- xã hội cho
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc triển khai thực hiện các nghị quyết trên

trong thực tế đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội vùng miền núi, nhiều địa phương đã thốt được nạn đói, đời sống
người dân từng bước được cải thiện.
Về nơng nghiệp: Tuy địa hình phức tạp, nhưng có những tiểu vùng có
đồng bằng và cao nguyên để phát triển lương thực như cánh đồng Mường


19

Thanh ở Điện Biên, cao nguyên Mộc Châu thích hợp với cây chè và phát triển
chăn nuôi, nhân dân đã tiến hành trồng một số cây lương thực có năng suất
cao như: ngơ, mía, đậu tương. Sản lượng lương thực có hạt
Năm 2000 các tỉnh Tây Bắc đạt 662,4nghìn tấn, trong đó ở tỉnh Lai
Châu (trong đó có tỉnh Điện Biên) đạt 174,8 nghìn tấn, Sơn La
(trong đó có tỉnh Điện Biên) đạt 234,9 nghìn tấn, Hịa Bình đạt
212,7 nghìn tấn. Sản lượng lúa 542,8 nghìn tấn, trong đó tỉnh Lai
Châu (trong đó có tỉnh Điện Biên) đạt 131,6 nghìn tấn; Sơn La
108,1 nghìn tấn và Hồ Bình 163,9 nghìn tấn... [47, tr.231].
Các địa phương cho phát triển các loại cây trồng đặc sản như các loại
dược liệu, hoa cảnh, cây ăn quả và các loại cây đặc sản khác là một tiềm năng
lớn, đây là thế mạnh của vùng về khí hậu và gắn với thị trường Trung Quốc.
Các tỉnh Tây Bắc tham gia phát triển rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau nhằm
cung cấp nhu cầu tại chỗ, cho Thủ đô Hà Nội, cho cả nước và có thể xuất khẩu
như xồi, mơ mận, đào nhãn, cây có múi, đặc biệt các loại rau hoa quả có thể
trồng cho năng suất cao tại các tiểu vùng khí hậu ơn đới như cao ngun Mộc
Châu, Sìn Hồ. Ngồi cây ăn quả, có một số cây cơng nghiệp có tiềm năng như
chè có thể phát huy trên cơ sở tổ chức lại sản xuất của ngành chè, xây dựng các
vùng chè chuyên canh có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao. Tại các
tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu việc mở rộng quy mô trồng và chế biến chè
đặc sản; nhân giống có chất lượng cao phù hợp thị trường và đồng thời đổi mới

thiết bị, công nghệ theo hướng tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng chè
chế biến và giảm giá thành sản phẩm đã cho những kết quả khả quan.
Nhiều năm qua vùng đã tập trung phát triển đàn bò sữa Mộc Châu (Sơn
La), và những vùng ven thị trấn, thị xã. Gần đây việc đưa các giống bị sữa mới
có năng suất cao, kết hợp việc phát triển trồng các giống cỏ với năng suất cao,
giàu chất dinh dưỡng làm thức ăn đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả


20

ngành chăn nuôi. Đồng thời với tổ chức sản xuất, các nghiên cứu phát triển
giống cũng như các mơ hình chăn ni quy mơ hộ gia đình đã được triển khai.
Đến năm 2000, đàn gia súc của một số tỉnh Tây Bắc cũng đã tăng lên đáng kể:
Số lượng trâu có 374,6 nghìn con, trong đó Lai Châu (bao gồm cả
tỉnh Điện Biên) có 127,1 nghìn con, Sơn La có 119,2 nghìn con,
Hịa Bình có 128,3 nghìn con. Số lượng bị tồn vùng là 158,3
nghìn con, trong đó Lai Châu (bao gồm cả tỉnh Điện Biên) có 22,7
nghìn con, Sơn La có 87,6 nghìn con, Hịa Bình có 48 nghìn con;
Tổng đàn lợn tồn vùng có 867,5 nghìn con, trong đó Lai Châu (bao
gồm cả tỉnh Điện Biên) có 232,4 nghìn con, Sơn La có 340,4 nghìn
con, Hịa Bình có 294,7 nghìn con; Đàn gia cầm tăng nhanh, ở Lai
Châu (bao gồm cả tỉnh Điện Biên) có 738 nghìn con, Sơn La có
2.016 nghìn con, Hịa Bình có 2.323 nghìn con, chủ yếu nuôi phân
tán, thả rong, kể cả thả rong trong rừng… [47, tr.233].
Về lâm nghiệp: cũng được xem là một thế mạnh nổi bật của các tỉnh
vùng Tây Bắc. “Với diện tích rừng hiện có khoảng 4,36 triệu ha, chiếm 35%
tổng diện tích rừng hiện có của cả nước” [47, tr.235]. Điều kiện khí hậu và đất
đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển nhiều loại thực, động vật phong phú.
Ngồi ra ở đây cịn giữ được những nguồn gen quý của vùng rừng rậm nhiệt
đới và á nhiệt đới núi cao. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển lâm nghiệp chỉ có

thể đạt được trên cơ sở nhận thức sâu sắc và đầy đủ về tác dụng chi phối của
rừng cũng như phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa nghề rừng,
quy hoạch rừng phù hợp với đặc tính của mỗi khu vực (rừng phịng hộ, khu
bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng kinh tế...) và thực hiện các chính
sách cũng như tổ chức quản lý bảo vệ rừng thích hợp.
Về cơng nghiệp: Với hệ thống sơng suối dày đặc, địa hình có độ dốc
cao có khả năng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn và nhỏ, nguồn thuỷ


21

năng lớn nhất nước ta Thủy điện Hịa Bình đang đóng góp một nguồn năng
lượng gần 2/3 tổng lượng điện cả nước, trong tương lai gần là thủy điện Sơn
La có năng lượng điện gấp 2 thủy điện Hịa Bình và những cơng trình tiếp
theo ở Lai Châu trên dịng sơng Đà. Q trình xây dựng và hoạt động của các
nhà máy sẽ tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tây Bắc.
Theo kế hoạch phát triển nguồn điện gắn với việc khởi công xây dựng các dự
án phát triển nguồn điện, đảm bảo năng lực phát điện của vùng tới năm 2010
tăng thêm 1102 MW.
Các tỉnh vùng Tây Bắc chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ
lượng lớn như than, chiếm 90%, Apatít chiếm 100%, đất hiếm chiếm 100%,
đồng chiếm 70% trữ lượng của cả nước. Bên cạnh đó vùng này cịn có những
loại khoáng sản quý như vàng, titan, Antimoan vật liệu xây dựng, nước
khống. Nguồn tài ngun khống sản giàu có về trữ lượng, phong phú, đa
dạng về chủng loại cho phép các tỉnh vùng Tây Bắc phát triển một nền công
nghiệp khai khống và luyện kim tập trung, có khả năng thu hút lao động cao.
Về thương nghiệp – du lịch – dịch vụ: Mặc dù địa hình phức tạp, khơng
có một số thuận lợi là lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, nhiều cặp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và
chợ đường biên giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng này đã được khai

thông. Đây chính là diều kiện thuận lợi để các địa phương trong vùng phát triển
các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu biên giới tạo mũi đột phá quan
trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng. Tiềm năng phát triển du lịch vùng Tây
Bắc còn khá lớn, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh
thái... Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng
Tây Bắc là nguồn tiềm năng quý giá để phát triển du lịch, mang lại nguồn thu
trực tiếp và thu nhập xã hội, góp phần thúc đẩy q trình tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, du lịch.


22

Về xã hội: Cộng đồng các dân tộc ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có
nhiều giá trị nhân bản, nhất là tính cộng đồng, tinh thần yêu nước sâu sắc, có
nhiều đóng góp đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đa số các dân tộc ở
các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đã định cư trên đất Việt Nam từ lâu đời, nhưng
cũng có một số dân tộc mới chuyển đến định cư trong mấy trăm năm gần đây
như Mơng, Dao, Hoa... Mặc dù có dân tộc sinh sống lâu đời, có dân tộc mới
định cư, nhưng các dân tộc đều coi nhau như anh em ruột thịt, thừa nhận một
nguồn gốc tổ tiên. Sự va chạm, đụng độ giữa các dân tộc dưới các chế độ của
giai cấp bóc lột tuy có lúc xảy ra, nhưng đó là mặt khơng cơ bản. Dịng chủ
lưu, chi phối xun suốt lịch sử vẫn là tinh thần đồn kết, bình đẳng, tương
trợ nhau cùng phát triển, vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Với tư cách là
dân tộc chiếm đa số, người Kinh đã đóng vai trị chủ thể trong quy tụ, đoàn
kết các dân tộc khác. Mặt khác, các dân tộc thiểu số đã góp sức cùng dân tộc
Kinh thực hiện những nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra qua các thời kỳ.
Mỗi dân tộc thiểu số các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đều có bản sắc văn
hố riêng, điều này góp phần tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của nền
văn hố Việt Nam. Tính đa dạng của văn hố các dân tộc Tây Bắc khơng chỉ
thể hiện ở sắc thái vùng văn hố, mà cịn thê hiện ở sắc thái văn hoá tộc người

dưới 3 cấp độ: nhóm dân tộc gần gũi nhau về ngơn ngữ, từng dân tộc và các
nhóm địa phương trong một dân tộc. Tinh hoa văn hoá các dân tộc thiểu số
thể hiện trong kho tàng văn hoá dân gian, y phục, trang sức và hoa văn, luật
tục, trong kiến trúc nhà ở, cách ứng xử giữa con người với con người, giữa
con người với cộng đồng, giữa con người với mơi trường thiên nhiên. Một
trong những di sản văn hố có nhiều tác động to lớn trong quản lý xã hội
đương đại là các thiết chế xã hội truyền thống, nhất là tổ chức bản mường, vai
trò của luật tục, của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc
thiểu số. Những tinh hoa đó của các dân tộc thiểu số góp phần làm phong phú
bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.


×