Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Bài giảng lao xương khớp lao cột sống môn lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 18 trang )

LAO XƯƠNG, KHỚP
Lao cột sống


Bệnh lao xương là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại hệ thống xương của cơ thể do trực khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao xương là một trong những loại lao ngoài phổi khá thường
gặp, đứng thứ ba sau lao màng phổi và lao hạch.

Lao xương có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, trong đó độ tuổi hay mắc lao xương nhất là 20-40 tuổi.
Vị trí thường bị lao xương nhất là cột sống, thứ hai là khớp háng và gối. Thân đốt sống và đĩa đệm
thắt lưng là những vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn lao tấn cơng nhất. Ngồi ra, lao xương cũng có
thể xuất hiện ở đốt sống cổ, hay ít gặp hơn là xương sườn, xương ức, xương chậu, xương dài, các
xương bàn tay, bàn chân,...


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Triệu chứng tồn thân:
Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính:
Triệu chứng cơ năng:
Đau tại vị trí tổn thương, đau tăng khi vận động, khi gắng sức.
Hạn chế cử động: cúi, ngửa, nghiêng, quay và gấp, duỗi các chi.
Triệu chứng thực thể:
Gù, vẹo cột sống, đi lệnh người, đi tập tễnh. Các khớp xưng to, đau, rị mủ, có thể gặp tại chỗ
hoặc ở cách xa vị trí tổn thương. Có thể có teo cơ, liệt mềm hai chi dưới, rối loạn cơ tròn gặp trong
lao cột sống có chèn ép tủy.


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

-



Sinh thiết (đầu xương, màng hoạt dịch) Xét nghiệm tế bào, tìm vi khuẩn lao.
Tìm vi khuẩn lao bằng các phương pháp khác nhau trong chất bã đậu qua lỗ dò của áp xe lạnh.
Chụp Xquang , chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ
Biểu hiện màng xương dày, có hiện tượng tiêu hủy, hoại tử xương, khe khớp hẹp, nham nhở. Có

trường hợp mất khe khớp, xương có hiệu tượng mất chất vơi thường ở đầu xương, có thể thấy hình
hang nhỏ ở đầu xương . Phần mềm xung quanh sưng lên làm hình khớp trở nên mờ, tổn thương nặng
có thể thấy trật khớp và dính khớp.


LAO CỘT SỐNG

Được Percival Pott mô tả từ năm 1779, nên bệnh cịn có tên là bệnh Pott. Thường gặp nhất trong
các thể lao xương khớp (60-70%).Tuổi thường gặp hiện nay từ 16-45 ( 62,4%). Tổn thương chủ yếu ở
phần đĩa đệm và thân đốt sống, rất hiếm gặp tổn thương lao ở phần vòng cung sau và mỏm gai.Vị trí tổn
thương thường gặp: vùng lưng 60-70%, vùng thắt lưng 15-30%, vùng cổ 5%, vùng cùng, cùng cụt rất
hiếm.Khoảng 70% trường hợp có 2 đốt sống bị tổn thương và khoảng 20% tổn thương từ 3 đốt sống trở
lên. Bệnh diễn biến thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có triệu chứng và tiên lượng khác nhau, bệnh càng
được chẩn đốn sớm, điều trị kịp thời đúng ngun tắc thì tiên lượng càng tốt.


Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng cơ năng:
+Đau tại chỗ: Đau ở vùng cột sống bị tổn thương, đau cố định, cường độ ít nhiều tùy từng
trường hợp, đau tăng lên khi vận động, mang vác, đau giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng dần, dùng các
thuốc giảm đau có đỡ ít.
+ Đau kiểu rễ: do tổn thương kích thích vào một vài nhánh của rễ thần kinh, thường là cả hai
bên, đơi khi chỉ có một bên. Nếu tổn thương ở vùng cổ, đau lan xuống cánh tay, nếu tổn thương ở

vùng lưng lan xuống dưới theo đường đi của dây thần kinh đùi hay dây thần kinh hông to. Đau có
tính chất dai dẳng, kéo dài, ngày càng tăng.


Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng thực thể
Hạn chế khi làm các động tác (cúi, ngửa, nghiêng, quay)

Triệu chứng toàn thân:
Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính: Sốt nhẹ hoặc sốt vừa về chiều, tối, kéo dài, mệt mỏi, ăn
ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái, ra mồ hôi trộm.


Giai đoạn khởi phát

Xquang:
Rất có giá trị để chẩn đốn sớm lao cột sống, cần phải chụp cột sống thẳng và nghiêng.
Những hình ảnh tổn thương trên Xquang thường gặp là: hình đĩa đệm hẹp hơn so với các đốt
trên và dưới, rõ nhất trên phim nghiêng. Đường viền đốt sống mờ, đốt sống bị tổn thương kém đậm
hơn các đốt khác. Phá hủy nhẹ của thân đốt sống, nhất là phần trước và mặt trên.Phần mềm quanh đốt
sống hơi đậm hơn vùng chung quanh.
Trong những trường hợp khó phải chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.


Giai đoạn toàn phát

Triệu chứng cơ năng: Đau cố định một vùng, đau liên tục, ngày càng tăng, không giảm khi dùng
thuốc giảm đau, đau lan kiểu rễ rất rõ rệt. Hạn chế vận động
Triệu chứng thực thể:Đốt sống bị lồi ra phía sau, nhìn và sờ thấy một đốt sống lồi ra phía sau rất rõ,

một số trường hợp thấy cột sống vùng tổn thương vẹo sang một bên.Có dấu hiệu chèn ép tủy, do đốt
sống và đĩa đệm bị phá hủy nặng, di lệch và chèn ép vào tủy sống, gây liệt. Thường liệt mềm hai chi
dưới, liệt từ từ, tăng dần, kèm theo giảm cảm giác và rối loạn cơ trịn.
Triệu chứng tồn thân:Nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính rõ: Sốt thường xuyên, liên tục, kéo dài,
tăng về chiều, tối, ăn ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái.


Giai đoạn tồn phát

X quang: có 3 biểu hiện chủ yếu:

+Đĩa đệm hẹp nhiều, gần như mất;
+ Thân đốt sống bị phá hủy nhiều, nhất là phần trước, tạo nên hình chêm và tụt ra phía sau ( khi
nhìn phim nghiêng). Từ hai mặt khớp của 2 đốt sống trên và dưới tổn thương vẽ được một góc
Konstam – Blerovaky, góc này đánh giá độ gù của cột sống.
+ Có thể có hình áp xe lạnh trên phim thẳng quanh vùng tổn thương.




Chẩn đoán phân biệt
Ung thư cột sống nguyên phát hay thứ phát do di căn:

Đau dữ dội, liên tục cả khi vận động và nghỉ

ngơi. Bệnh tiến triển nhanh, xấu, thể trạng suy sụp, liệt xuất hiện sớm và tăng nhanh. Cột sống khơng lồi ra phía sau,
có thể thấy khối u di căn nơi khác đến. Có thể sốt hoặc khơng. Phản ứng Mantoux thường âm tính. Xquang: thường
gặp một đốt sống nham nhở, khuyết một phần thân xương, khe liên đốt khơng hẹp. Đốt sống khơng hẹp hình nêm mà
thường lún đều. Sinh thiết tổn thương xét nghiệm có thể thấy tế bào ung thư.


Một số bệnh khác của cột sống không do lao:
+ Viêm xương do vi khuẩn, thường gặp do tụ cầu: Bệnh diễn biến có tính chất cấp tính,tiến triển nhanh, đáp ứng
KS
+ U tủy xương: Bệnh thường nặng, đau nhiều, cơ thể suy sụp nhanh, dễ dẫn đến tử vong.
+ Thối hóa cột sống, gai cột sống:Bệnh nhân đau từng cơn, khơng có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc.


ĐIỀU TRỊ
Điều trị nội khoa:
Cố định và vận động
Cố định trong suốt thời gian bệnh tiến triển, nhưng khơng hồn tồn và khơng liên tục, tốt nhất là sử dụng các
giường phẳng cứng để bệnh nhân thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tránh được các hiện tượng cứng khớp và teo cơ.
Trừ trường hợp nặng, tổn thương ở cột sống cổ cần phải cố định bằng áo để tránh tai biến ép tủy. Những trường hợp
tổn thương nhẹ được chẩn đoán sớm, chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động và gắng sức là đủ.

Điều trị ngoại khoa
Chỉ định
Lao cột sống có nguy cơ chèn ép tủy sống hoặc đã ép tủy. Lao có ổ áp xe lạnh ở tại chỗ hoặc di chuyển ở xa.
Tổn thương lao phá hủy đầu xương nhiều, Khớp bị di lệch có ảnh hưởng nhiều đến chức năng sau này







×