Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.22 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ MƠI TRƯỜNG

Giải pháp khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên nước của Việt
Nam trong q trình cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Phần 1: Cở lý luận khai thác, sử dụng nguồn tài
ngun nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa
1.1. Khái niệm, phân loại tài nguyên nước
1.2. Vai trò của tài nguyên nước
1.3. Đặc điểm của tài nguyên nước
1.4. Giải pháp
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng tài
nguyên nước
Phần 2: Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên nước ở Việt Nam
2.1. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam
2.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở
Việt Nam


2.3. Kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại
Phần 3: Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa
3.1. Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Nhà nước
3.2. Giải pháp tăng cường khai thác, sử dụng tài
nguyên nước của Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

1
3
3

3
4
8
8
8
9
9
10
15
16

16
19

20
20


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa
dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước
ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời
sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Trong
đó có tài nguyên nước.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường. Mọi sinh vật sống trên mặt đất
từ cây cối, côn trùng cho đến con người, tất cả đều cần nước để
tồn tại. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng
cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái
tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ
biến, 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng
chúng ta đang sử dụng nước như thể đó là một nguồn tài
ngun vơ tận. Việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý đã
dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến mơi trường
sống của con người và tồn bộ sinh vật trên Trái Đất.
Vấn dề cấp bách đặt ra là làm thế nào để quản lí, khai thác,
sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, nhằm đả bảo sự sống của
con người, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái một cách bền vững?
2. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Tiểu luận nghiên cứu nhằm mục đích đề
xuất cac giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn


1


tài ngun nước của Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận tập
trung vào ba mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về tài nguyên nước
- Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở
Việt Nam
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác,
sử dụng tài nguyên nước của Việt Nam trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp khai thác, sử dụng
nguồn tài ngun nước của Việt Nam trong q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về giải pháp, sử dụng nguồn tài
ngun nước của Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa.
- Phạm vi khơng gian: Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

2



- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu lý thuyết
về xã hội học môi trường, về giải pháp, sử dụng nguồn tài
nguyên nước, tiến hành thu thập, hệ thống hóa và xử lí các
nguồn tài liệu đã có từ sách, báo chí, tạ chí, cơng trình nghiê
cứu, đề tài khoa học, báo cáo cửa các cơ quan trung ương và
địa phương liên quan đến đề tài. Trên cơ sở tài liệu thu thập
được phân tích, chọn lọc, tham khảo, vận dụng, kế thừa các kết
quả đó để làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát, điều tra: Tiến hành khảo sát, điều tra
thực trạng việc sử dụng tài nguyên nước ở một số làng nghề,
thành phố lớn,…

6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
tiểu luận được kết cấu thành 3 phần chính:
Phần 1: Cở lý luận khai thác, sử dụng nguồn tài ngun nước
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phần 2: Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước ở
Việt Nam
Phần 3: Giải pháp khai thác, sử dụng tài ngun nước của Việt
Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
NỘI DUNG

3


Phần 1: Cơ sở lý luận khai thác, sử dụng nguồn tài
ngun nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa
1.1. Khái niệm, phân loại tài nguyên nước

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các nguồn dự trữ vật chất,
năng lượng của tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử
dụng, chế biến để tạo ra sản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu
khác nhau trong xã hội.
- Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của
mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế
- xã hội của con người. Nước là tài nguyên tái tạo được, là một
trong các nhân tố quyết định chất lượng mơi trường sống của
con người.
- Tài ngun nước là tồn bộ lượng nước có trong các thủy vực
trên trái đất mà con người có thể sử dụng được cho các hoạt
động dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại tài nguyên nước khác
nhau. Theo nguồn gốc tạo thành, tài nguyên nước có thể chia
thành:
Nước mưa
Nước biển
Nước bề mặt
Nước ngầm
1.2. Vai trị của tài nguyên nước

4


Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Nước cịn được sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau như:
+ Sử dụng nước cho sinh hoạt
+ Sử dụng nước trong nông nghiệp

+ Sử dụng nước trong thủy sản
+ Sử dụng nước trong công nghiệp
+ Sử dụng nước trong giao thông thủy
+ Sử dụng nước để sản xuất điện
* Nước có vai trị to lớn trong các q trình trên Trái Đất:
- Tham gia thành tạo bề mặt Trái Đất.
- Tham gia vào quá trình hình thành thời tiết, phân phối nhiệt
ẩm theo khơng gian, thời gian, điều hồ khí hậu.
- Hấp thụ một lượng đáng kể CO2, tạo điều kiện ổn định CO2 khí
quyển.
- Tham gia hình thành thổ nhưỡng và thảm thực vật.
- Là môi trường cho các phản ứng hoá sinh tạo chất mới, chuyển
dịch vật chất, tạo mỏ khoáng.
- Là nơi khởi nguồn sự sống và môi trường sống của thuỷ sinh
vật.
- Thuỷ vực nước có những chức năng, giá trị đa dạng sau:
- Trực tiếp duy trì sự sống của con người và sinh vật.
5


- Là nguồn cung cấp loại vật chất cần thiết chưa thể thay thế
trong nhiều quá trình sản xuất, kinh tế, xã hội.
- Là nơi nhận, chứa, xử lý chất thải làm sạch môi trường.
- Là đường giao thông và nguồn cung cấp năng lượng.
- Là một thành tố tự nhiên khơng thể thiếu của cảnh quan, tạo
nên tính hệ thống, hồn chỉnh, nhất thể của nó và các q trình
diễn ra trong nó, từ đó tạo ra các giá trị khoa học, văn hố,
thẩm mỹ, phong thuỷ...
* Vai trị của nước đối với con người:
Nước có vai trị đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có

thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng
lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước
tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.
Nước ngồi tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước
bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngồi tế bào
của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng
hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Nước là một dung mơi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được
đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để
đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống
bình thường.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào
cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm
chức năng thận. Những người thường xuyên uống không đủ
6


nước da thường khơ, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,
đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi
mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy
tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn
có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%”. Bên cạnh oxy,
nước đóng vai trị quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho
mình một thói quen uống nước để cơ thể khơng bị thiếu nước.
Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác khát hoặc
màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể
đang bị thiếu nước. Duy trì cho cơ thể ln ở trạng thái cân

bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi
người.
* Vai trò của nước đối với sinh vật:
- Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước
chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở
ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
- Nước là dung mơi cho các chất vơ cơ, các chất hữu cơ có mang
gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra
các chất hữu cơ. Nước là mơi trường hồ tan chất vô cơ và
phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận
chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất
định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì
7


độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình
dáng nhất định.
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong
việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể
và mơi trường. Trong q trình trao đổi giữa cây và mơi trường
đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly
ra.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hịa
nhiệt độ cơ thể.
- Nước cịn là mơi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
- Cuối cùng nước giữ vai trị tích cực trong việc phát tán nịi
giống của các sinh vật, nước cịn là mơi trường sống của nhiều
lồi sinh vật.

* Vai trị của nước đối với sản xuất phục vụ đời sống con người
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần
nước đề phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây
rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho
ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trị của
nước trong nơng nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai
yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời cịn
có vai trị điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng,
vi sinh vật, độ thống khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản
lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với
VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa
nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc,
8


của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nơng nghiệp có năng
xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên
một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới
hiện nay.
Trong công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp
rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các
tubin, là dung mơi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng
hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút
cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước
trên tồn thế giới cơng nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng
nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và
nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong q trình hóa học, và các
nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành
công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi cơng nghệ u cầu

một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu khơng có nước thì chắc
chắn tồn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn
tại.
1.3. Đặc điểm của tài nguyên nước
- Nước là tài nguyên có khả năng tái tạo cả về lượng và về chất.
- Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn.
- Trữ lượng nước phân bố không đồng đều theo thời gian và
khơng gian.
- Chất lượng nước có thể bị suy giảm nếu không được khai thác,
sử dụng hợp lí
9


- Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, tài nguyên
nước đang ngày càng khan hiếm dần do sự phân bố khơng đồng
đều, tình trạng khai thác quá mức, ô nhiễm nguồn nước
1.4. Giải pháp
- Thứ nhất, duy trì chất lượng nguồn nước ở ngưỡng cần thiết.
- Thứ hai, điều tiết hợp lí nguồn nước giữa các mùa, giữa các
vùng.
- Thứ ba, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm ở mức độ hợp lí
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng tài nguyên
nước
* Các yếu tố khách quan:
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
+ Địa hình, đất đai, khí hậu: Ảnh hưởng đối với nguồn trữ lượng
nước
+ Đường giao thông: Hệ thống đườngg iao thông, phương tiện

giao thông ảnh hưởng tới việc đi lại trong quá trình quả lý tài
nguyên nước.
- Điều kiện kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân
trên đầu người ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên nước,
khi kinh tế đủ đầy, cuộc sống không thiếu thốn, chất lượng cuộc
sống của con người được quan tâm nhiều hơn
- Dân cư: Ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên nước, dân
cư đông đúc đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn nước tăng lên,
chất thải ra mơi trường nhiều hơn, chi phí bỏ ra để xử lý các vấn
10


đề về môi trường, chất lượng sống,… ngày càng tăng và ngược
lại.
- Văn hóa – xã hội: Trình độ văn hóa, mặt bằng dân trí ảnh
hưởng đến nhân thức của người dân, tạo nên những thuận lợi
hay khó khăn trong công tác quản lý; Phong tục, tập quán canh
tác, sinh sống,… liên quan đến việc khai thác, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên nước
* Các yêu tố chủ quan:
- Pháp luật, cơ chế chính sách nhà nước trung ương và địa
phương: Pháp luật với tư cách là điều tiết hành vi của các
thành viên trong xã hội nên có tác động rất lớn trong việc
định hướng quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Với
tư cách là công cụ điều chỉnh hành vi của con người trong xã
hội, pháp luật có thể bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả bằng
cách đưa ra những quy tắc xử sự chung đối với tài nguyên
nước buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
- Sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy
quản lý tốt giúp cho mọi người thực hiện được chức năng

nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả.
- Năng lực, trinh độ đội ngũ cán bộ quản lý: Bố trí, sắp xếp
đúng người, đúng việc và đúng theo năng lực chuyên môn,
tạo điều kiện để họ phát huy tài năng trong công việc.
- Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cơng tác quản lý:
Máy tính, phần mềm,…
Phần 2: Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước ở Việt Nam
11


2.1. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại
trung bình khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố khơng bền
vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ m 3 nước mặt, trong đó chỉ có
310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm 37%;
cịn 63% do lượng mưa ngồi lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng
tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần
hải đảo tính 60 tỷ m3/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới
đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400
m3/người/năm, so với thế giới là 7.400 m3/người/năm.
Lượng nước sản sinh từ ngồi lãnh thổ chiếm gần 2/3 tổng
lượng nước có được. Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới
đất khơng đều. Theo khơng gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất
là Bạch Mã 8.000 mm/năm; Bắc Quang, Bà Nà khoảng 5.000
mm/ năm, trong khi cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400 mm/năm.
Theo thời gian, mủa lũ chỉ kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng chiếm tới
70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa lớn nhất đạt
trên 1.500 mm/ ngày, song mùa cạn nhiều tháng lại không có
mưa.

Sự khơng thuận lợi của tài ngun nước trong sử dụng và
khai thác. Nước ta có khoảng 2.360 con sơng có chiều dài hơn
10 km. Trong số 13 lưu vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn
10.000 km2 thì đến 10/13 sơng có quan hệ với nước láng giềng,
trong đó 3/13 sơng thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy
sang nước láng giềng; 7 sông thượng nguồn ở nước láng giềng,
hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam không những

12


bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba chia
sẻ, mà thường bị động.
2.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
* Tình hình khai thác và sử dụng trong các hoạt động kinh tế:
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy
lợi. Cả nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nơng với 659 hồ, đập
lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ, 1000 cống tiêu, trên 2000
trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy bơm các loại có khả năng
cung cấp 60 – 70 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, hệ thống thủy nông đã
xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50 – 60% công suất thiết
kế.
Lượng nước sử dụng hằng năm cho Nông nghiệp khoảng 93
tỷ m3, cho Công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho Dịch vụ là 2 tỷ
m3, cho Sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Tính đến năm 2030 cơ cấu
dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng Nông nghiệp 75%, Công
nghiệp 16%, Tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi,
chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sơng ngịi, 1/3 lượng nước
nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định.
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước

có tiềm năng thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay
sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện
cả nước. Với tổng chiều dài các sông và kênh khoảng 40.000km,
đã đưa vào khai thác vận tải 15.00km, trong đó quản lý trên
8.00km. Có những sơng suối tự nhiên, thác nước,… được sử
dụng làm các điểm tham quan du lịch.

13


Về ni trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước
ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sơng
ngịi, có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy
nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ,
nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt.
Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới
tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa),
Đơ Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam).
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ
và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất
thủy điện, kiểm sốt lũ lụt, giao thơng đường thủy, thủy lợi và
ni trồng thủy sản (FAO, 1999).
* Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt:
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất
nhiều nước sinh hoạt. Về mặt sinh lý mỗi người cần 1l – 2l nước/
ngày. Trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người
trong một ngày 10l – 15l cho vệ sinh cá nhân, 20l – 200l cho
tắm, 20l – 50l cho làm cơm, 4l0 – 80l cho giặt bằng máy…
- Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực thành thị:
Việt Nam có 708 đơ thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc

Trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với
21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số tồn quốc). Có trên 240
nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42
triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt
với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m 3/ngày và 148 nhà máy

14


sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47
triệu m3/ ngày.
Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung
cấp cho sinh hoạt sản xuất như: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú n, Bạch Liêu...
Các tỉnh thành Hải Phịng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, KonTum, Gia Lai... khai thác 100% từ nguồn
nước mặt. Nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước.
Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo
cho mỗi người dân đơ thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước tại nhiều khu đô
thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị
chưa phát huy hết cơng suất, tỉ lệ thất thốt nước sạch khá cao
(có nơi tỉ lệ thất thốt tới 40%). Chính vì vậy trên thực tế nhiều
đơ thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40 - 50 lít/người/ngày.
- Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực Nông thôn:
Đối với khu vực nơng thơn Việt Nam có khoảng 36,7 triệu
người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44
triệu). Có 7.257 cơng trình cấp nước tập trung cấp nước sinh
hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu cơng trình cấp nước
nhỏ lẻ khác. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn

nhất ở vùng Nam Bộ chiếm 66,7%; đồng bằng sông Hồng
65,1%; đồng bằng sông Cửu Long 62,1%.
Tại thành phố Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai
thác là 1.100.000m3/ngày đêm. Trong đó, phía Nam sơng Hồng
khai thác với lưu lượng 700.000m3/ngày đêm. Trên địa bàn Hà
15


Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước
kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công
ty nước sạch thành phố quản lý và 500 giếng khoan khai thác
nước của các trạm cấp nước sạch nông thôn.
Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như: Kiên Giang, Trà
Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch,
ao hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất
vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn
nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh
Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan; TP Cà Mau hơn
90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc
khai thác nước ngầm quá mức đã làm tầng nước ngầm tụt giảm
từ 12 đến 15m khu vực này; “giúp” cho tỉnh Trà Vinh gần hơn
với mặt nước biển khoảng 2 – 2,5m.

16


* Khai thác, sử dụng nước mặt
Tổng lượng nước mặt trung bình năm ủa Việt Nam khoảng
830 tỷ được tập trung chủ yếu trên 8 lưu vực sông lớn, bao

gồm: Lưu vực sơng Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kì Cùng, Mã,
Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Mê Công (Cửu
Long). Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt Nam
(tương ứng với 520 tỷ ) có nguồn gốc ở ngồi ranh giới quốc gia,
chỉ có gần 310 tỉ mỗi năm được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm
khoảng 80,6 tỷ cho các mục đích nông nghiệp, sản xuất năng
lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động sản xuất
công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy
giảm tài nguyên nước. Hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình
trạng lãng phí trong sử dụng nước vẫn cịn diễn ra khá phổ biến
trên phạm vi cả nước. Có thể nhìn thấy trước mắt những thách
thức đặt ra trong việc sử dụng bền vững tài nguyên nước quốc
gia, đó là nguy cơ cạn kiệt nguồn nước do sự phân bố lượng
nước không đồng đều theo mùa, sự suy giảm chất lượng nước
do ô nhiễm, đặc biệt là cơ chế hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa
vùng, các quốc gia đối với các lưu vực sông liên vùng, liên quốc
gia chưa hiệu quả...
* Khai thác, sử dụng nước dưới đất
Ước tính trữ lượng nước dưới đất trong các thành tạo chứa
nước chính ở Việt Nam khoảng 172,6 triệu /ngày. Tổng lượng
khai thác nước dưới đất khoảng 10,53 triệu

/ngày, trong đó

đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là hai khu vực khai
17



thác nhiều nhất với tổng lượng khai thác của 2 vùng khoảng
5,87 triệu /ngày chiếm 55,7% tổng lượng khai thác toàn quốc.
Lượng nước khai thác tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và
Tp. Hồ Chí Minh với tổng lượng nước khai thác khoảng 2,63 triệu
/ngày chiếm gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.
* Khai thác, sử dụng nước biển
Chất lượng nước biển ven bờ ở Việt Nam còn khá tốt với hầu
hết giá trị các thông số đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép
của QCVN 10-MT: 2015/BTNMT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khu
vực cửa sông và sự tiếp nhận chất thải của các hoạt động phát
triển kinh tế ven biển, một số vùng biển có hàm lượng TSS cao.
Bên cạnh đó, sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ
cũng là những vấn đề cần quan tâm đối với chất lượng nước
biển ven bờ Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3. Kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại
Chất lượng nước mặt ở thượng nguồn các lưu vực sông của
Việt Nam còn tương đối tốt. So với giai đoạn trước, chất lượng
nước mặt tại một số khu vực đã có sự cải thiện do việc thực
hiện các dự án đầu tư cải thiện môi trường, tăng cường quản lý
và việc thực hiện các đề án bảo vệ môi trường, đầu tư nâng cấp,
cải thiện cảnh quan môi trường một số sông hồ, kênh rạch trong
nội thành các đô thị lớn (kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân
Hóa - Lị Gốm, Thành phố Hồ Chí Minh)... Tuy nhiên, ơ nhiễm và
suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở nhiều đoạn, tập
trung ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua
khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), nhiều nơi ô nhiễm
đã ở mức nghiêm trọng, như ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực
18



sông Cầu, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Hiện tượng xâm
nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến trong
những năm gần đây tại vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và
duyên hải miền Trung.
Do khai thác sử dụng một cách chưa hợp lý, tài nguyên nước
dưới đất đang có chiều hướng suy giảm về trữ lượng với mực
nước xuống thấp. Điển hình là vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng
Nam Bộ, mực nước tầng chứa nước Pleistocene có xu hướng
giảm dần tại một số vùng có hoạt động khai thác nước mạnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, nguồn nước dưới đất ở nước ta
có chất lượng cịn tương đối tốt. Hiện tượng ơ nhiễm nước dưới
đất mới chỉ diễn ra cục bộ ở một số khu vực. Ô nhiễm nước dưới
đất chủ yếu là do các thông số TDS, Amoni, kim loại nặng (Mn,
As, Cd, Pb) và xâm nhập mặn.
Phần 3: Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa
3.1. Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Nhà
nước
* Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt (Điều 45
Luật tài nguyên nước)
-

Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho

sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
+ Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu
tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới,
hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ơ
nhiễm, suy thối nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã

19


hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
+ Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong
nước và ngồi nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dị, khai
thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện
pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp
hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm
trọng gây ra thiếu nước.
- Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm
tham gia đóng góp cơng sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn
nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy
định của pháp luật.
* Khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp
(Điều 46 Luật tài nguyên nước)
-

Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài

nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để
sản xuất nơng nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước,
phịng, chống chua, mặn, xói mịn đất và bảo đảm không gây
ô nhiễm nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước bảo

đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành cơng trình khai thác,
sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo
quy trình vận hành.

20


* Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện (Điều 46 Luật tài
nguyên nước)
-

Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo

đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác,
sử dụng nước với quy mơ nhỏ.
- Việc xây dựng các cơng trình thủy điện phải phù hợp với
quy hoạch tài nguyên nước, tuân thủ quy định tại Điều 53 của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy
điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận
hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước;
có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
* Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi
trồng thủy sản (Điều 48 Luật tài nguyên nước)
Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác, sử dụng nước biển để
sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước biển để sản xuất
muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản
xuất nông nghiệp và môi trường.

Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước đã bảo đảm tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản
phải phù hợp với quy hoạch tài ngun nước, khơng được làm ơ
nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dịng chảy, hư
hại cơng trình trên sơng, gây trở ngại cho giao thơng thủy và
không được gây nhiễm mặn nguồn nước.

21


* Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất cơng nghiệp,
khai thác, chế biến khống sản ( Điều 49 Luật tài nguyên nước)
-

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho

sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, không gây ô nhiễm
nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho
khai thác, chế biến khống sản phải có biện pháp thu gom, xử
lý nước đã qua sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước.
* Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy ( Điều 50
Luật tài nguyên nước)
-

Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để

phát triển giao thông thủy.

- Hoạt động giao thông thủy không được gây ơ nhiễm nguồn
nước, cản trở dịng chảy, gây hư hại lịng, bờ, bãi sơng, suối,
kênh, rạch và các cơng trình trên sơng; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng cơng trình, quy hoạch tuyến giao thơng thủy
phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch
phát triển các vùng ven biển.
- Việc xây dựng và quản lý các cơng trình khác liên quan
đến nguồn nước phải bảo đảm an tồn và hoạt động bình
thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được
gây ô nhiễm nguồn nước.
* Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác
(Điều 51 Luật tài nguyên nước)
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, giải trí, du lịch
22


và các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả, không được gây ô nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước,
cản trở dịng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
3.2. Giải pháp tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Việt Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về tài nguyên nước đến các tổ chức, cá nhân,
người dân có hoạt động khai thác và sử dụng nước mặt, nước
dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan
nước dưới đất.
Đẩy nhanh công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác

sử dụng nước, xả nước thải giai đoạn đến năm 2025, hoàn thiện
việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ công
tác quản lý tài nguyên nước.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước
trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội; tăng cường công tác
kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục triển khai
thực hiện các phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn
nước; lập danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tuyên truyền,
hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả; thường xuyên thông tin về tình hình nguồn
nước, chống lãng phí nguồn nước.
Tiếp tục bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước bền
vững, bảo đảm cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng
23


×