Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Vấn đề quản lý nguồn tin của cơ quan báo chí ngành tư pháp việt nam hiện nay (khảo sát các cơ quan báo chí pháp luật việt nam, bảo vệ pháp luật, pháp luật và xã hội, năm 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN XUÂN KHÁNH

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ NGÀNH TƯ PHÁP
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các cơ quan báo chí: Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật,
Pháp luật và Xã hội, năm 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN XUÂN KHÁNH

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ NGÀNH TƯ PHÁP


VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các cơ quan báo chí: Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật,
Pháp luật và Xã hội, năm 2018)

Chuyên ngành: Quản lý Báo chí - Truyền thơng
Mã số: 8. 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Hà Huy Phượng

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết
luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Khánh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn với đề tài: VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các cơ quan báo chí: Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật, Pháp
luật và Xã hội, năm 2018), tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, các đồng nghiệp Báo Bảo vệ Pháp luật đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận
văn này. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Hà Huy Phượng người đã trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, hồn thành Luận văn.
Q trình thực hiện luận văn, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, chắc
chắn không tránh khỏi những điểm cịn hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong
tiếp tục nhận được sự, hướng dẫn của thầy cơ giáo và góp ý của bạn bè, đồng
nghiệp để luận văn đạt chất lượng cao hơn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Khánh


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
BIểU Đồ

Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng tin bài lấy lại trên hai loại hình báo chí của ba

tờ báo được khảo sát.......................................................................... 43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ công chúng đọc về chính sách mới trên ba tờ
báo được khảo sát .............................................................................. 59
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn tin trên chuyên mục Pháp luật của báo Pháp luật
Việt Nam........................................................................................... 63
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn tin trên chuyên mục Pháp luật của báo Bảo vệ
Pháp luật ........................................................................................... 63
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn tin trên chuyên mục Pháp luật của báo Bảo vệ
Pháp luật ........................................................................................... 64

HÌNH

Hình 2.1: Ảnh chụp thơng tin trên báo Pháp luật và Xã hội .......................... 45
Hình 2.2: Ảnh chụp thông tin đăng trên Báo Bảo vệ pháp luật ..................... 46
Hình 2.3: Ảnh chụp thơng tin đăng trên báo Pháp luật Việt Nam ................. 46
Hình 2.4: Tin tức khai thác từ TAND Hà Nội đăng trên báo Pháp luật Việt Nam47
Hình 2.5: Tin tức khai thác từ TAND Hà Nội đăng trên Bảo vệ pháp luật .... 48
Hình 2.6: Tin tức khai thác từ TAND TP Hà Nội đăng trên Pháp luật và Xã hội .. 48
Hình 2.7: Báo Pháp luật và Xã hội khai thác nguồn tin từ mạng xã hội ........ 51
Hình 2.8: Từ thơng tin trên mạng xã hội, Báo Bảo vệ pháp luật khai thác để
triển khai thành thơng tin báo chí ...................................................... 51
Hình 2.9: Giao diện trang chủ của Báo điện tử Pháp luật & Xã hội .............. 77


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ.......................................................................... 9
1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................... 9
1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nguồn tin tại cơ quan báo chí .... 19

1.3. Cơ sở chính trị, pháp lý của vấn đề quản lý nguồn tin của cơ quan
báo chí................................................................................................ 27
1.4. Những yêu cầu đối với vấn đề quản lý nguồn tin của cơ quan báo chí...... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN CỦA BÁO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM, BẢO VỆ PHÁP LUẬT, PHÁP LUẬT VÀ XÃ HỘI ........ 40
2.1. Tổng quan về báo Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật, Pháp luật
và Xã hội ............................................................................................ 40
2.2. Dữ liệu khảo sát vấn đề quản lý nguồn tin của báo Pháp luật Việt
Nam, Bảo vệ pháp luật, Pháp luật và Xã hội....................................... 52
2.3. Đánh giá kết quả quản lý nguồn tin của báo Pháp luật Việt Nam,
Bảo vệ pháp luật, Pháp luật và Xã hội ................................................ 64
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nguồn tin của báo
Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật, Pháp luật và Xã hội ............... 73
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
NGUỒN TIN CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ NGÀNH TƯ PHÁP
VIỆT NAM ................................................................................................. 91
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý nguồn tin của cơ quan
báo chí hiện nay ................................................................................. 91
3.2. Giải pháp quản lý nguồn tin của báo Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ
pháp luật, Pháp luật và Xã hội ............................................................ 97
3.3. Một số khuyến nghị ................................................................... 101
3.4. Một số đề xuất đối với việc quản lý nguồn tin của các cơ quan báo
chí ngành Tư pháp Việt Nam hiện nay ............................................. 111
KẾT LUẬN ............................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 124
PHỤ LỤC.................................................................................................. 129
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 148


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân và thông tin là nguyên
liệu quan trọng để nhà báo xử lý làm nên tác phẩm báo chí. Để đảm bảo việc
đưa thơng tin ra công luận một cách khách quan trung thực, tôn trọng sự thật
là một việc không dễ dàng đối với các nhà báo và với các cơ quan báo chí.
Bởi thực tế, cơng việc vất vả nhọc nhằn nhất của nhà báo chính là việc tìm
kiếm và xử lý thông tin. Để xác định sự thật của thông tin, nhà báo phải tham
gia vào quá trình tự điều tra, tự học tập để nâng tầm hiểu biết về lĩnh vực
mình theo dõi nhằm gỡ bỏ các tín hiệu nhiễu lẫn trong thông tin. Không phải
nguồn cấp thông tin nào cũng chính xác, nhất là những thơng tin mang tính tố
cáo có khi sai sự thật hoặc bị trộn lẫn thơng tin đúng, sai nhằm phục vụ cho
một mục đích cá nhân nào đó. Thơng tin chính xác chính là vấn đề “sống cịn”
của các cơ quan báo chí hiện nay.
Thêm vào đó, tốc độ phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta hiện
nay rất nhanh. Giống như mọi loại hình báo chí khác, trên báo điện tử cũng
có đầy đủ các thể loại báo chí. Sự ra đời của báo điện tử dẫn đến việc nhiều
cơ quan báo chí truyền thống (tức là cơ quan một loại hình) phải tính đến việc
đa loại hình báo chí, dẫn đến nhiều thay đổi trong tổ chức quản lý và sử dụng
nguồn tin ở một cơ quan cho nhiều loại hình.
Khơng những thế, sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đưa tới sự phổ
cập của mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như ở nước ta, báo chí truyền
thống và báo chí điện tử khơng cịn là phương tiện thông tin đại chúng “độc
quyền” nữa. Nếu không nâng cao chất lượng thông tin, không cải cách
phương thức, kỹ thuật truyền tải, không tổ chức và quản lý nguồn tin hiệu quả
thì báo chí rất khó có thể cạnh tranh với thông tin được lan truyền cực kỳ
nhanh chóng trên các mạng xã hội. Đáng mừng trong dịng tin tức cuồn cuộn



2

hàng giờ, hàng phút, báo chí vẫn là nơi tin cậy nhất với người dân, bằng
chứng là truyền hình và phát thanh vẫn là những người bạn không thể thiếu
trong mỗi gia đình, báo in vẫn duy trì lượng phát hành cao, báo điện tử vẫn có
lượng độc giả đơng đảo.
Trên thực tế, hiện nay, mơ hình “tịa soạn hội tụ” đang là xu thế tất yếu
của mọi cơ quan báo chí, nơi mà cùng một số lượng người như trước, nhưng
loại hình báo chí đa dạng hơn, ranh giới giữa các loại hình gần như bị “xóa
bỏ”. Chính vì thế, ở cấp độ quản lý một cơ quan thông tin trực tiếp làm nghề,
rõ ràng, vấn để chia sẻ, sử dụng nguồn tin chung, giữ nguồn tin riêng hết sức
quan trọng.
Với vai trị đã từng là phóng viên trực tiếp sản xuất tin bài, hiện tại
đang đảm nhiệm công tác quản lý chuyên môn của báo Pháp luật và Xã hội –
tờ báo có 12 năm hình thành và phát triển với sự thay đổi không ngừng theo
tốc độ của báo chí Việt Nam nói chung, tác giả luận văn nhận thấy vai trò cần
thiết của việc tổ chức và quản lý nguồn tin đối với một cơ quan báo chí độc
lập rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh đời sống báo chí nhiều thay đổi, mơ
hình các tòa soạn nhiều đổi mới và ranh giới các loại hình báo chí đang dần
xóa nhịa. Đây là lý do để tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Vấn đề quản lý
nguồn tin của các cơ quan báo chí ngành Tư pháp Việt Nam hiện nay”.
Luận văn nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần cho các cơ quan báo chí quản lý
ngn tin hiệu quả, chun nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, tác giả nhận thấy: Mảng đề
tài liên quan đến tổ chức và quản lý nguồn tin đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam đề cập đến. Đây là những công trình có tính chất
khoa học đại cương về các vấn đề tổ chức quản lý của tòa soạn, cơ quan báo
chí nói chung và quản lý nguồn tin trên báo chí. Một số nhà báo khác cũng đã

nghiên cứu trường hợp về tổ chức quản lý nguồn tin trên các cơ quan báo chí


3

nơi mình làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về quản lý nguồn tin của các
cơ quan báo chí ngành Tư pháp Việt Nam thì đây là cơng trình đầu tiên.
Liên quan đến nghiên cứu này, có nhiều cơng trình sách đại cương về
nguồn tin và tổ chức tòa soạn, có thể dẫn ra như:
Đinh Văn Hường (2007, tái bản), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là những kiến thức cơ bản về bộ máy tồ
soạn báo chí, gồm: cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; cơng tác phóng
viên; biên tập viên; cộng tác viên; tổ chức phát hành; lập kế hoạch; đặc điểm
lao động nghề nghiệp, phương tiện làm việc và nguồn tin của phóng viên …
Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm: Quản lý Nhà nước và pháp luật về
báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí truyền thơng) NXB Văn Hóa Thơng Tin, 2009, cung cấp những vấn đề ở cấp độ quản lý báo
chí, trong đó có quản lý nguồn tin trên báo chí.
Về các nghiên cứu trường hợp riêng, phải kể đến các cơng trình nghiên
cứu của: Nguyễn Q Hồi (2012), Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của
tịa soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình (từ thực tiễn ở Đài Tiếng
nói Việt Nam), luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu này dánh giá thực trạng các mơ
hình tịa soạn báo in ở Việt Nam. Nâng cao hiệu quả truyền thơng của loại
hình tịa soạn báo in không hoạt động độc lập mà tồn tại và phát triển song
song với nhiều loại hình báo chí khác trong cùng một cơ quan truyền thơng.
Hồng Trung Hiếu (2011), Mơ hình tổ chức tịa soạn báo in đối ngoại
ở nước ta hiện nay, luận văn thạc sĩ. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn về mơ hình tổ chức tịa soạn báo in nói chung và tịa soạn báo in đối
ngoại nói riêng, và những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm một tờ báo in
đối ngoại cụ thể; phân tích để xác định những yêu cầu, điều kiện cơ bản nhất
cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại của một tờ báo

in đối ngoại. Trên cơ sở đó xác định mơ hình tổ chức tịa soạn báo in đối
ngoại ở nước ta hiện nay.


4

Nguyễn Thị Minh Thơm (2012), Mối quan hệ giữa nhà báo với ngn
tin trong hoạt động báo chí ở đài phát thanh truyền hình Hà Nội, luận văn
thạc sĩ. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa nhà báo với nguồn tin, nghiên
cứu này mong muốn rút ra được những bài học kinh nghiệm và nêu lên một
số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mối quan hệ
nhà báo với nguồn tin. Luận văn đã nêu ra một số ngun tắc có tính gợi mở
cho các nhà báo trong việc xử lý mối quan hệ này trong điều kiện hiện nay.
Trần Thị Thùy Liên (2013), Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa
phương tiện tại Đài Phát thành - Truyền hình Quảng Ninh hiện nay, luận văn
thạc sĩ. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết, kỹ năng liên
quan đến xây dựng, tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương tiện; Khảo
sát thực trạng về việc tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương tiện tại
Đài PTTH Quảng Ninh; Đưa ra hệ thống các giải pháp và khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng xây dựng, tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương
tiện nói chung cũng như Đài PTTH Quảng Ninh nói riêng.
Hồng Tú Anh (2012), Mơ hình tổ chức tịa soạn đa loại hình của báo
An ninh Thủ đơ - Thực trạng và vấn đề đặt ra, luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở
nền tảng kiến thức đã có, tác giả nhận diện mơ hình, cơ cấu tổ chức tịa soạn
hiện hành của báo An ninh Thủ đô và nêu ra những tồn tại, những vấn đề cần
sửa đổi đối với mô hình tịa soạn báo này; đề xuất ý kiến để sự phát triển này
hiệu quả, đúng định hướng.
Nghiên cứu về đề tài này cũng đã có hai đề tài liên quan, tuy nhiên chỉ
dừng ở mức độ khảo sát các khía cạnh thể loại báo chí, kỹ năng xử lý tin sai.
Đó là trường hợp của Nguyễn Thị Phương Tâm (2016), Kỹ năng làm báo điều

tra của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay (Qua khảo sát báo
Vietnamnet.vn. Tuoitre.vn, dantri.com.vn và Phapluatxahoi.vn), luận văn thạc
sĩ. Luận văn tập trung nghiên cứu riêng kỹ năng làm báo điều tra, trong đó có
khảo sát riêng về kỹ năng làm điều tra cũng như bài điều tra đăng trên báo của


5

các nhà báo Báo Pháp luật và Xã hội. Vũ Văn Giang (2015), Thể loại điều tra
báo chí và ảnh hưởng từ thông tin tương tác trên mạng xã hội, luận văn thạc
sĩ. Luận văn này cũng có khảo sát các bài điều tra trên báo Pháp luật và Xã
hội trong hai năm từ 2013 đến 2015.
Tuy nhiên, như đã nói, đó là những nghiên cứu trường hợp riêng, và
nghiên cứu thiên về thể loại, kỹ năng, thay vì nghiên cứu ở mảng nguồn tin ở
góc độ quản lý và tổ chức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua khảo sát cách tổ chức và quản lý nguồn tin của các cơ quan
báo chí ngành Tư pháp Việt Nam, chỉ ra thành công, hạn chế của cơng tác này
tại các cơ quan báo chí ngành Tư pháp Việt Nam. Luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức và quản lý nguồn tin cho các cơ quan
báo chí ngành Tư pháp Việt Nam, các cơ quan báo chí đa loại hình nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn xác lập cơ sở lý luận về nguồn tin và tổ chức quản lý nguồn
tin tại cơ quan báo chí;
- Khảo sát thực trạng quản lý nguồn tin tại các cơ quan báo chí: Pháp
luật Việt Nam, Bảo vệ pháp luật, Pháp luật và Xã hội năm 2018;
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả
việc tổ chức và quản lý nguồn tin ở các cơ quan báo chí ngành Tư pháp trong
bối cảnh cạnh tranh thông tin từ nhiều nguồn khác.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý nguồn tin của cơ quan báo chí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát vấn đề quản lý nguồn tin của các cơ quan báo chí
ngành Tư pháp Việt Nam, bao gồm: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Bảo vệ
pháp luật, Báo Pháp luật và Xã hội.


6

Thời gian khảo sát: Từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chủ
trương chính sách của Nhà nước về báo chí và quản lý báo chí, quản lý nguồn
tin trên báo chí.
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết liên ngành như:
- Lý thuyết truyền thông;
- Lý thuyết báo chí học;
- Lý thuyết về luật học;
- Lý thuyết về tâm lý học, xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận
xã hội;
- Lý thuyết sắp đặt chương trình nghị sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đẻ thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
công cụ sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sưu tầm tài liệu,
thống kê, phân loại tổng hợp, so sánh đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét.

- Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia): Tác giả xây
dựng nội dung, câu hỏi, lựa chọn đối tượng trả lời phỏng vấn… Cụ thể, phỏng
vấn hai nhóm đối tượng là: 1). Người làm nghiệp vụ trực tiếp thu thập xử lý
thông tin, viết bài, biên tập trên các cơ quan báo chí: Pháp luật Việt Nam, Bảo
vệ pháp luật, Pháp luật và Xã hội, làm rõ cách thức xử lý thông tin, cách đưa
tin, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế trong kỹ năng thực hiện tổ chức quản
lý nguồn tin ở tòa soạn báo chí. 2). Những người lãnh đạo cơ quan báo chí về
tầm quan trọng, vai trị của việc giữ và phát triển nguồn tin độc quyền của tòa
soạn. Từ đó rút ra nhận xét ở cấp độ quản lý thông tin.


7

- Phương pháp phân tích nội dung: Thơng qua những loạt bài độc
quyền nguồn tin của các báo khảo sát, có chất lượng và đạt các giải báo chí
của phóng viên, nhà báo tại các cơ quan báo chí: Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ
pháp luật, Pháp luật và Xã hội để xem xét cách thức tổ chức quản lý, sử dụng
nguồn đạt hiệu quả cao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn này được thực hiện hy vọng sẽ đem đến cho những người
quan tâm đến công tác tổ chức quản lý nguồn tin, tổ chức thơng tin của tịa
soạn những lý thuyết cơ bản, và chuyên sâu kỹ năng tổ chức thơng tin - vấn
đề sống cịn của bất cứ một cơ quan báo chí nào, nhất là trong khi thơng tin
báo chí đang bị cạnh tranh bởi nhiều loại hình thơng tin khác. Thơng qua lăng
kính tổng hợp, đánh giá và phân tích của tác giả, luận văn này được kỳ vọng
sẽ giúp mọi người hiểu hơn về quy trình tổ chức thơng tin ở cấp độ một người
làm báo, và quản lý thông tin, ở cấp độ người đứng đầu, quản lý một cơ quan
báo chí cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn này hồn thành sẽ có thể giúp nhà báo, những người đứng
đầu cơ quan báo chí, những sinh viên, học viên chuyên ngành báo chí hay
những người dân có sự quan tâm và niềm yêu thích với nguồn tin, cách triển
khai thơng tin của báo chí hiểu rõ hơn về kỹ năng và tình huống thực tiễn khi
phát triển nguồn tin thành bài báo và phát triển nguồn tin riêng độc quyền.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ là cơng trình chân thực nhất về các cơ
quan báo chí ngành Tư pháp Việt Nam. Cung cấp kỹ năng về việc quản lý
nguồn tin ở một cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, tránh trùng lặp,
tạo bản sắc riêng.
Luận văn cũng sẽ cũng cấp bài học thực tiễn từ các cơ quan báo chí
ngành Tư pháp trong việc thay đổi các phương thức tổ chức và quản lý nguồn


8

tin như thế nào cho phù hợp với bối cảnh mơ hình tịa soạn hội tụ được áp
dụng thay cho tịa soạn báo chí truyền thống.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bản Tóm
tắt, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và quản lý nguồn tin tại
cơ quan báo chí.
- Chương 2: Thực trạng vấn đề tổ chức và quản lý nguồn tin tại báo
Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ Pháp luật, Pháp luật và Xã hội.
- Chương 3: Giải pháp, khuyến nghị về vấn đề tổ chức và quản lý
nguồn tin tại các cơ quan báo chí ngành Tư pháp Việt Nam.


9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “nguồn tin”
Báo chí là nghề thơng tin. Cuốn “Cơ sở lý luận của báo chí” của E.P.
Prơkhơrốp chỉ rằng, thơng tin trong báo chí từ lâu thường được dùng trong ba
nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau: Đó là các thơng báo ngắn khơng bình
chú về các tin tức nóng hổi của đời sống trong nước và quốc tế; Là danh mục
nhóm các thể loại tin tức (các loại hình thơng tin: tin ngắn, báo cáo, tường
thuật, phỏng vấn); cuối cùng thông tin đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” cho rằng thơng tin
trong báo chí đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo
tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là, sự loan báo cho mọi người
biết [33. tr55].
Trong hoạt động báo chí, thơng tin là cơng cụ chủ yếu để nhà báo thực
hiện mục đích của mình. Thơng tin trở thành cầu nối giữa báo chí và cơng
chúng. Nó là dụng cụ làm việc của nhà báo, với sự giúp đỡ của dụng cụ đó,
những công việc đa dạng và quan trọng được thực hiện.
Muốn có thơng tin, nhà báo cần có nguồn tin. Nguồn tin theo cách hiểu
thông thường trên thế giới là nơi xuất phát, cung cấp thông tin. Tiếng Anh
nguồn tin xuất phát từ chữ source (nguồn, nguồn gốc). Reliable source of
information - nguồn tin đáng tin cậy. Có nguồn tin tốt thì bài viết của phóng
viên sẽ tốt. Các nguồn thạo tin sẽ giúp cho nhà báo củng cố khả năng thu thập
tin tức và giúp họ công bố được nhiều thông tin hơn.
Nguồn (Source), hoặc người gửi cung cấp (sender) đó là yếu tố khởi xướng
việc thực hiện truyền thơng, đó có thể là một cá nhân nói, viết, vẽ hay làm động


10


tác. Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền thông như
cơ quan đài phát thanh truyền hình, báo chí, thơng tấn… [33,tr14].
Nguồn tin ngày nay của báo chí khơng chỉ dừng ở thơng tin từ trên
xuống, mà cịn thơng tin từ đời sống thường ngày vọng lên, dội vào tai mắt
nhà báo, thôi thúc họ hành động. Nguồn tin có thể từ thế giới thực mà cũng có
thể từ thế giới ảo. Thơng tin đa chiều của sự việc, nhu cầu đa dạng của công
chúng khiến mối quan hệ nhà báo với nguồn tin cũng đổi thay đáng kể.
Những nhà báo chuyên tâm và những tịa soạn chun nghiệp đều khẳng định
rằng, có trách nhiệm với nguồn tin chính là bí quyết của thành cơng.
Các nguồn tin của nhà báo thì vơ cùng: Tin từ hãng thơng tấn, báo chí,
thơng cáo, các phương tiện truyền thơng đại chúng khác, truyền hình hay phát
thanh, và ngày nay, tất cả mọi thứ trên mạng Internet: blog, mạng xã hội, các
trang thơng tin. Ta có thể bổ sung vào danh sách này những nguồn tin riêng
của nhà báo, các cú điện thoại từ thính giả, nhân chứng, thơng tin từ các nhà
báo khác, tư liệu của tịa soạn, thơng tin mà ta nghe được từ đâu đó... Nhưng
trong tất cả nguồn thông tin ấy, cơ quan báo chí, nhà báo, cần phải biết chọn
lọc và, trên hết, phải biết kiểm chứng... để trả lời cho câu hỏi: Thơng tin có
đúng hay sai?
Các loại nguồn tin của báo chí, gồm:
- Nguồn tin chính thống. Đó là tất cả những nguồn tin do một cơ quan
công quyền nắm giữ: Chính phủ, các cơ quan bộ, cơ quan hành chính,.... Các
nguồn tin này có lợi là được ghi vào danh mục, có cấu trúc, cung cấp những
tin tức chính thức. Nhà báo phải có trong sổ địa chỉ của mình, những liên lạc
đầy đủ tên của cán bộ được quyền phát ngôn thay mặt cho các cơ quan công
quyền này (phát ngơn viên, cán bộ phụ trách báo chí,...). Lên danh sách những
người này và liên lạc ngay khi họ bắt đầu nhận nhiệm vụ, khi ấy họ cảm thấy
vinh dự được báo chí cơng nhận (đường dây trực tiếp, địa chỉ cá nhân…).
- Nguồn tin trung gian. Đó là tất cả những nguồn tin do một tổ chức xã
hội hợp pháp nắm giữ: Các hiệp hội, các tổ chức chuyên ngành, các đảng phái



11

chính trị, các cơng đồn, v.v. Các nguồn tin này có lợi là thường hoạt động
như những đối trọng cung cấp tin tức khơng chính thức. Nếu nhà báo dành
thời gian gây dựng quan hệ thẳng thắn với những đồng minh tự nhiên này thì
anh ta thu được những thơng tin bổ sung và chi tiết rất quý giá. Lập danh sách
những người đối thoại tiềm năng và tiếp cận để “thuần hóa” họ.
- Nguồn tin cá nhân. Đây là những nguồn tin kín, thậm chí là bí mật,
mà nhà báo thu được trong nội bộ các hội chính quyền và hiệp hội chuyên
ngành. Nhờ công việc và đạo đức nghề nghiệp của mình, nhà báo thu được
nguồn tin bằng cách giành sự tin cậy của những người sở hữu thông tin bị bỏ
qua hoặc bị che giấu bớt. Nhà báo khơng được tiết lộ danh tính của họ cho bất
cứ ai, kể cả cho cấp trên trực tiếp của anh ta trong tòa soạn; anh ta đương
nhiên chịu trách nhiệm về những đóng góp của họ.
Các nguồn tin chính thống + các nguồn tin trung gian + các nguồn tin
cá nhân = mạng lưới đông đảo các nhà cung cấp thơng tin.
- Nguồn tin ngẫu nhiên. Đó là các nguồn tin tự phát, các nhân chứng
được đưa ra hay được u cầu tình cờ theo hồn cảnh. Phải thận trọng: xác
định nguồn tin, kiểm tra những động cơ của họ, tìm hiểu sâu những chỉ dẫn
họ đưa ra, đề nghị họ nói ra ngồi những điều họ muốn nói, khớp những lời
nói của họ với các nguồn tin độc lập khác. Trường hợp nghi ngờ, phải đưa
vấn đề có thể đăng thông tin hay không để cùng hội ý.
- Nguồn tin từ internet, mạng xã hội. Đây là một dạng nguồn tin rất mới
mẻ gắn liền với sự phát triển của internet toàn cầu và sự ra đời của hàng loạt
ứng dụng mạng xã hội trên thế giới. Trước kia, người ta sẽ chỉ biết đến các
nguồn tin truyền thống, có tính chính thức, được đăng phát bởi một tổ chức cá
nhân nào đó, ngày nay, tin trên internet và mạng xã hội như (twitter,
facebook, webro…) trở thành một kênh khơng kém phần quan trọng đối với

độc giả tồn thế giới. Theo Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử
(Bộ Thông tin và Truyền thông), công cụ tìm kiếm và mạng xã hộ là hai dịch
vụ được hàng chục triệu người dùng Internet sử dụng trộng rãi nhất. Trong đó
100% sử dụng tìm kiếm, 80% sử dụng mạng xã hội. Trong số những người sử


12

dụng dưới 18 tuổi thì 43% có một tài khoản, 25% có 2 tài khoản và 13% có 4
tài khoản mạng xã hội trở lên. Đây rõ ràng là nguồn tin dồi dào cho báo chí
nhưng cũng tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro: tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng, tin
làm giả… nên nhất thiết, người làm báo, cơ quan báo chí phải có sự chọn lọc
và kiểm chứng kỹ càng thông tin từ nguồn tin này.
Giữa nhà báo và nguồn tin của mình, dù là nguồn tin nào, ln có mối
quan hệ quyền lực. Có một người “thống trị” – người đưa thông tin - và một
người “chịu thống trị” - người cần thông tin. Một bên là cung cấp, một bên là
yêu cầu… Việc quản lý được mối quan hệ quyền lực này đòi hỏi phải khéo
léo và thành thạo. Một nguồn tin ln có mong muốn thu được lợi ích - cá
nhân hay chun mơn - từ việc cung cấp tin tức; với nhà báo, ln có nguy cơ
bị điều khiển. Vì thế, cơ quan báo chí nói chung, nhà báo nói riêng phải tìm
ra một điểm cân bằng trong việc tiếp nhận và xử lý nguồn tin.
1.1.2. Khái niệm “vấn đề quản lý nguồn tin của cơ quan báo chí”
Nguồn tin là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất để tạo nên thơng tin trên báo
chí, nếu khơng có nguồn tin, báo chí khơng thể hoạt động được.
Đối với mỗi tờ báo, việc có tin nóng, tin nhanh, tin chính xác là một
trong những yếu tố quan hàng đầu. Nhưng việc có tin “độc quyền”, bài vở hay
lại càng quan trọng hơn vì nó tạo ra uy tín, vị thế và thương hiệu cho tờ báo.
Và điều đó chỉ có được khi tờ báo nắm được trong tay các nguồn tin độc đáo,
đa dạng và có chất lượng.
Một tác phẩm báo chí sâu sắc, đa chiều đơi khi được hình thành từ hàng

chục, hàng trăm nguồn tin khác nhau. Chính vì thế, để có được những tác
phẩm báo chí có chất lượng, các tờ báo, các cơ quan báo chí ngày càng có ý
thức xây dựng các nguồn tin riêng, kênh tin riêng và uy tín cho mình. Bên
cạnh đó, tùy vào định hướng, tơn chỉ mục đích của tờ báo mà tập trung xây
dựng các nguồn cộng tác viên, kênh thông tin riêng phục vụ cho mục đích đó.
Ví dụ các báo về mảng đề tài Tư pháp, sẽ tập trung xây dựng các nguồn tin về
toàn bộ các vấn đề pháp luật liên quan (văn bản, cơ quan nhà nước, chuyên
gia về pháp luật, các cơ quan liên quan đến việc thực thi pháp luật…).


13

Việc phân loại nguồn tin cũng có nhiều cách khác nhau. Nếu xét ở góc
độ tính chủ động về nguồn tin của cơ quan báo chí thì có hai dạng: Nguồn tin
do tờ báo tự khai thác và nguôn tin lấy lại từ các báo khác. Trên báo in, do
tính chất lâu đời của loại hình báo chí cũng như diện tích mặt báo có hạn và
thời gian xuất bản theo chu kỳ nhất định nên đa phần là nguồn tin báo tự khai
thác. Rất ít khi có trường hợp sử dụng lại tin bài của báo khác. Nhưng với báo
mạng điện tử lại khác. Đây là loại hình tồn tại trực tuyến 24/7 có dung lượng
đăng tải bài khơng hạn chế với yêu cầu cập nhật tin mới liên tục, vì thế sẽ có
cả nguồn tin chủ động và nguồn tin sử dụng lại của các báo khác (đăng lại bài
từ báo khác).
Nguồn tin do tờ báo tự khai thác chính là những tin bài do chính phóng
viên, biên tập viên, biên dịch viên của tờ báo tự thực hiện, dịch thuật hoặc có
từ các nguồn cộng tác viên… Cịn nguồn tin lấy lại, đơn thuần là các thơng tin
được đăng tải theo các tớ báo khác, có thể là đăng nguyên văn, có thể là đăng
một phần, hoặc đươc biên tập, chỉnh sửa lại…
Việc có nguồn tin tốt, dồi dào sẽ giúp tờ báo tự chủ trong việc sản xuất
tin bài, hạn chế tối đa việc phải lấy lại, dẫn lại từ các báo khác. Thông tin tự
khai thác cũng góp phần khẳng định thêm uy tín, thương hiệu và chất lượng

của tờ báo ấy.
Xét ở khía cạnh khác, có thể phân chia nguồn tin thành các dạng chính
theo nguồn cung cấp như: nguồn tin từ nhân vật, chuyên gia; nguồn tin từ các
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; nguồn tin từ sự kiện; nguồn tin từ cộng tác
viên, bạn đọc; nguồn tin từ báo chí, thơng tin trên các phương tiện thơng tin
đại chúng. Trong đó, nguồn tin từ nhân vật, chun gia… là thơng tin phóng
viên có được do phỏng vấn, trao đổi với những nhân vật (con người) cụ thể;
nguồn tin từ các tổ chức, doanh nghiệp là tông tin do những đơn vị cơ sở ấy
chủ động cung cấp hoặc được khai thác để hình thành bài báo. Dạng thơng tin
từ cộng tác viên, bạn đọc là những thông tin do bạn đọc cung cấp hoặc là
những ý kiến phản hồi dưới các bài viết. Nếu là thơng tin đầy đủ thì sau khi
kiểm chứng, thơng tin ấy có thể được đăng tải trực tiếp trên báo. Còn nếu là


14

những thơng tin “thơ”, sơ bộ ban đầu thì cơ quan báo chí có thể trực tiếp chỉ
đạo phóng viên tiếp tục khai thác hồn thiện bài viết. Dạng thơng tin từ báo
chí, và các phương tiện truyền thơng đại chúng cũng là một nguồn thông tin
hết sức quan trọng .
Nguồn tin từ sự kiện là dạng tin do chính phóng viên thâm nhập, thu
thập và xử lý. Đây là dạng thơng tin phổ biến của báo chí hiện nay, bởi nghề
báo là phải “lăn” mình vào thực tế, phải trực tiếp thâm nhập sự kiện để khai
thác và xử lý thông tin. Thông tin từ sự kiện cũng được cia làm hai dạng: Dự
báo trước và không dự báo trước.
Cịn những thơng tin sự kiện khơng được báo trước, chính là những sự
việc xảy đến hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội. Đây là nguồn tin
phong phú, đa dạng, sinh động và cũng được độc giả quan tâm nhiều nhất.
Bởi bất cứ một độc giả nào cũng hỏi: Điều gì đang diễn ra? Để khai thác được
thối đa những nguồn thông tin kiểu này, quan trọng là tờ báo phải có một lực

lượng phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên dày dặn ở nhiều nơi. Mỗi ngày
có hàng trăm sự kiện lớn nhỏ diễn ra ở khắp các vùng miền trong nước và
quốc tế, một phóng viên, một cơ quan báo chí khơng thể bao qt được hết
các thông tin sự kiện đang diễn ra mà cần có sự cung cấp tin của các cộng tác
viên. Trong những thông tin sự kiện không được dự báo từ trước thì thơng tin
mang tính phát hiện của nhà báo là những thông tin quý giá nhất. Những
thông tin này cho thấy rõ ràng nhất sự dấn thân của nhà báo vào cuộc sống.
Trong q trình chun nghiệp hóa báo chí hiện nay, các phóng viên,
nhà báo có xu hướng tập trung theo dõi, chun mơn hóa trong các nội dung,
lĩnh vực nhất định, do đó, họ phải thiết lập cho mình nguồn tin và các mối
quan hệ riêng để đảm bảo thơng tin nhanh, chính xác, đa dạng, có chất lượng.
Thơng tin từ các cơ quan, tổ chức đơn vị, từ các báo và phương tiện
truyền thông khác cũng là nguồn “đầu vào” rất quan trong của các cơ quan
báo chí. Bản thân mỗi bài báo, tờ báo đều có thể trở thành nguồn tin của báo
khác. Ví dụ, vụ tìm lại con sau khi bác sĩ trao nhầm hai đứa trẻ tại Hà Nội là


15

nguồn tin khởi phát từ Báo Pháp luật và Xã hội, đã trở thành nguồn tin đầu
vào cho rất nhiều tờ báo khác.
Một loại nguồn tin quan trọng đối với báo chí là thơng tin từ bạn đọc.
Trên hầu hết tất cả các loại hình báo chí, và các cơ quan báo chí đều có các
chun mục chương trình dành cho bạn đọc, nơi tiếp nhận xử lý đơn thư,
phản hồi của bạn đọc.
Tóm lại, vấn đề quản lý nguồn tin tại cơ quan báo chí là tồn bộ các
hoạt động của cơ quan báo chí ấy để xây dựng, tiếp nhận, phân loại, quản lý
và tổ chức phát triển các nguồn tin thành bài viết có thơng tin hữu ích phục vụ
nhu cầu thông tin của độc giả (dù ở loại hình báo chí nào và ở bất cứ một
chuyên ngành thông tin nào). Quản lý nguồn tin được ví như cách vận hành

tổng thể để báo chí duy trì thơng tin - hoạt động sống của tịa soạn đó.
1.1.3 Các yếu tố căn bản của của trình quản lý nguồn tin
Trên cơ sở mơ hình truyền thơng: của C. Shannon & Weaver [33]

Mơ hình này được đưa ra vào năm 1949. Đây là một mơ hình cơ bản,
được sử dụng hết sức rộng rãi và được coi là một trong những mơ hình truyền
thơng phổ biến nhất. Mơ hình này cho thấy, thơng tin được bắt đầu từ nguồn
phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các
kênh truyền thơng, thơng điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận
thông điệp. Ngồi những đặc điểm chung kế thừa từ mơ hình truyền thơng của
Lasswell, mơ hình Shannon cịn bổ sung thêm yếu tố nhiễu có thể gây ảnh


16

hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thơng điệp hay làm giảm khả năng
tiếp nhận thông điệp của người nhận. Mơ hình này chỉ là chủ thể truyền thông
là nguồn phát. Khách thể là nguồn tiếp nhận. Nhưng đối với tổ chức và quản
lý nguồn tin thì chủ thể khách thể của vấn đề này có sự khác biệt.
Có thể cụ thể như sau: Chủ thể của phương thức quản lý nguồn tin tại
ba tờ báo được khảo sát chính là tồn bộ những người sẽ quản lý nguồn tin ấy
tại cơ quan báo chí:
Thứ nhất, Ban biên tập được coi là đầu não quản lý mọi hoạt động
của tịa soạn trong đó, quan trọng nhất là hoạt động thơng tin. Ban Biên tập
có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí,
theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản, và thực hiện đúng tơn chỉ mục đích của
tịa soạn.
Điều hành hoạt động của cơ quan báo, chịu trách về các vấn đề nội dung
thông tin, đảm bảo tờ báo hoạt động thường xuyên, liên tục và an toàn, cũng như
khả năng phát triển mở rộng của các ấn phẩm báo chí mà mình phụ trách.

Tiếp nhận các thơng tin, dữ liệu do các phịng ban liên quan, các nhà
báo, phóng viên thuộc cơ quan, cho các nguồn tin gửi thông tin đến báo, và
phân cơng xử lý, biên tập, sốt xét bản thảo các ấn phẩm trước khi xuất bản.
Hướng dẫn và phối hợp với cán bộ nhà báo, phóng viên của đơn vị trong
việc thu thập thông tin, biên tập và cung cấp thông tin, dữ liệu từ các đơn vị.
Tổng hợp ý kiến của người truy cập; báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý
kịp thời. Quản lý các tài liệu có liên quan đến cơng tác thông tin và xuất bản.
Ban biên tập là chủ thể quản lý, tổ chức nguồn tin chung của cả tòa
soạn, vừa là nơi tổng hợp ý kiến tiếp nhận từ các nguồn tin khác. Việc tổ chức
quản lý nguồn tin của cơ quan báo chí có tốt hay khơng, chính là do chỉ sắp
xếp, phân phối thông tin, tổ chức các mạng lưới nguồn tin của ban biên tập.
Thứ hai, các nhà báo là chủ thể quản lý nguồn tin. Nguồn tin của các
cơ quan báo chí có đa dạng hay khơng chính là phụ thuộc vào sự đóng góp


17

của các nhà báo. Ở các cơ quan Báo Pháp luật Việt Nam, Bảo vệ Pháp luật,
Pháp luật và Xã hội, mỗi nhà báo có mạng lưới nguồn tin tương đối đầy đủ và
phong phú: Từ các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, từ chuyên gia, từ nhân vật,
tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội, từ các cá nhân, độc giả thường
xuyên tương tác với báo và từ các nguồn tin khác do nhà báo cùng tham gia
tương tác trên một diễn đàn mạng xã hội nào đó.
Uy tín của nhà báo chính là cách để họ xây dựng mạng lưới nguồn tin
đa dạng và hiệu quả hơn. Nhà báo có năng lực ngồi khả năng viết, tổ chức
sắp xếp bài viết cịn ở khả năng có mạng lưới nguồn tin đa dạng, biết tổ chức
quản lý nguồn tin ấy cho phù hợp và sử dụng lâu dài.
Thứ ba, đội ngũ biên tập viên, thư ký tòa soạn là những người quan
trong “gác cổng” đảm bảo nguồn tin chính xác, bí mật. Biên tập viên là
những nhà báo làm nhiệm vụ biên tập, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư

tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin, bài của phóng viên và cộng
tác viên. Biên tập viên khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài,
đề tài... theo định hướng, kế hoạch của đơn vị: nhận xét, biên tập nâng cao
chất lượng và chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo; thuyết minh về chủ đề
tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật, theo dõi quá trình
dàn dựng, sản xuất; tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.
Cơng việc của biên tập viên thường tĩnh hơn phóng viên. Họ dành
nhiều thời gian ở tòa soạn hơn. Tuy nhiên, xu hướng khá phổ biến hiện nay là
biên tập viên cũng trực tiếp đi viết bài, lấy tin. Qua khảo sát ở 3 tòa soạn báo
nêu trên cho thấy, có sự phân biệt rõ ràng giữa cơng việc của biên tập viên và
phóng viên. Phóng viên viết bài, biên tập viên tổ chức, biên tập lại thông tin
từ bài viết của phóng viên.
Thư ký tịa soạn được coi là cánh tay phải của tổng biên tập, chỉ đứng
sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Đó là nguời có nghiệp vụ báo chí giỏi,
dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm chính trị, có khả năng thẩm định thơng tin,


18

đánh giá tin bài, ảnh về mặt thời sự, chính trị, hiệu quả... Bên cạnh đó, họ
đồng thời phải nắm rõ quy trình ra báo, thơng hiểu cả lỗi kỹ thuật in, làm ma
két, sửa chữa và đính chính các lỗi trên mặt báo.
Những người này công việc không chỉ ở chỗ biên tập thông tin bài viết.
Qua công việc của mình họ cũng chính là chủ thể nguồn tin. Ví dụ như với
những thơng tin độc quyền của tồn soạn, trách nhiệm giữ bí mật thơng tin
khơng chỉ của riêng ban biên tập và phóng viên, nhà báo, mà là tồn bộ cán
bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên của tòa soạn. Biên tập viên và thư ký
từ chỗ tổ chức, sắp xếp thơng tin phù hợp chính là chủ thể điều tiết nguồn tin
của cơ quan báo chí. Nhà báo Phương Hoa - Trưởng phịng Thư ký tòa soạn
Báo Pháp luật vã Xã hội cho biết: “Nhiệm vụ của thư ký, của biên tập viên là

điều tiết thơng tin của tờ báo: Ví dụ thơng tin nào lên trang trước, thông tin
nào lên sau. Ngay cả đối với báo điện tử, tin nóng, tin mới rất quan trọng,
nhưng khơng có nghĩa là cùng một lúc dồn dập rất nhiều tin, nhưng sau đó, lại
khơng có thể tin mới nào trong ngày nữa. Đó chính là cách phân bổ để tổ chức
quản lý thông tin trên báo sao cho phù hợp nhất” [Phỏng vấn sâu].
Nhóm khách thể của phương thức tổ chức quản lý thông tin đối với một
tịa soạn đó chính là các nguồn tin cung cấp thơng tin cho cơ quan báo chí nói
chung, nhà báo nói riêng của cơ quan báo chí ấy.
Một là, các nguồn tin chính thức từ bộ ban ngành. Đa phần đó là
những tin từ người phát ngơn theo q chế phát ngơn của cơ quan, tổ chức cá
nhân đó. Ví dụ, các báo dẫn lời của “người phát ngôn Bộ ngoại giao”, người
phát ngôn Bộ Công thương, người phát ngôn của Công an tỉnh A, tỉnh B…
Hai là, hệ thống Luật, văn bản chính thống ban hành kèm theo các
quyết định của cơ quan, tổ chức nào đó. (Xin nhấn mạnh tính chính thống vì
có một số trường hợp có những văn bản giả mạo. Ví dụ văn bản giả mạo công
văn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho học sinh nghỉ học để xem bóng đá).
Ba là, mguồn tin từ chuyên gia. Chuyên gia được xem là đội ngũ vừa
là nguồn tin vừa là khách thể tổ chức quản lý thơng tin của tịa soạn báo ấy.


×