Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xã hội hóa vai trò giới cho con gái trong gia đình việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện sóc sơn, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THU HÀ

XÃ HỘI HÓA VAI TRÕ GIỚI CHO CON GÁI
TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THU HÀ

XÃ HỘI HÓA VAI TRÕ GIỚI CHO CON GÁI
TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội)


Ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.03.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Lê Ngọc Văn

Hà Nội – 2016


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Lƣu Hồng Minh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
PGS, TS. Lê Ngọc Văn đã tận tình hướng dẫn, phê bình, góp ý cũng
như ln động viên, khích lệ tác giả trong suốt q trình ấp ủ, dự định và

thực hiện nghiên cứu này.
Các thầy, cô giáo ở cơ sở đào tạo sau đại học của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, những người đã nhiệt tình tạo điều kiện, góp ý và đưa ra những
chỉ dẫn quí báu, khuyến khích và động viên tác giả trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ, những
người thân trong gia đình, những nhà khoa học, bạn bè trong và ngoài cơ
quan,... đã tạo điều kiện, giúp đỡ về tài liệu, góp ý, động viên, khích lệ về mọi
mặt để tác giả hồn thành luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................ 15
1.1. Thao tác hóa các khái niệm ..................................................................... 15
1.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .................................................. 20
1.3. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà …...24
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA VAI TRÕ GIỚI CHO
CON GÁI ....................................................................................................... 31
TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY ................................................................. 31
2.1. Thơng tin chung về địa bàn và mẫu nghiên cứu ...................................... 31
2.2. Quan niệm về giáo dục vai trò giới cho con gái ...................................... 33
2.3. Xã hội hóa về vai trị giới cho con gái ..................................................... 36
2.4. Phương pháp xã hội hóa vai trị giới cho con gái .................................... 47
Chƣơng 3: KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHĨM GIA ĐÌNH TRONG XÃ
HỘI HĨA VAI TRÕ GIỚI CHO CON GÁI .............................................. 55

3.1. Trình độ học vấn của người mẹ ............................................................... 55
3.2 Nghề nghiệp của người mẹ ....................................................................... 60
3.3 Mức sống của gia đình .............................................................................. 64
3.4. Mức độ hiểu biết của cha/mẹ về Luật bình đẳng giới .............................. 67
3.5. Một số vấn đề đặt ra từ việc Xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia
đình Việt Nam hiện nay .................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Gia đình quan niệm về giáo dục vai trò giới cho con gái và con trai
(%) (n=300)………………………………………………………………... 33
Bảng 2.2: Gia đình sử dụng phương pháp giáo dục ........................................ 51
vai trò giới cho con gái và con trai (%) (n=100)............................................. 51
Bảng 3.1: Gia đình hướng dẫn cho con gái các cơng việc nhà chia theo trình
độ học vấn của người mẹ (%) (n=296) ........................................................... 57
Bảng 3.2: Gia đình áp dụng phương pháp giáo dục con gáichia theo trình độ
học vấn của người mẹ (%) (n=300) ................................................................ 59
Bảng 3.3: Gia đình hướng dẫn cho con gái các cơng việc nhà chia theo nghề
nghiệp của người mẹ (%) (n=300) .................................................................. 62
Bảng 3.4: Gia đình áp dụng phương pháp giáo dục con gái chia theo nghề
nghiệp của người mẹ (%) (n=300) .................................................................. 62
Bảng 3.5: Gia đình hướng dẫn con gái các cơng việc nhà chia theo mức sống
gia đình (%) (n=300) ....................................................................................... 66
Bảng 3.6: Gia đình áp dụng phương pháp giáo dục con gái chia theo mức
sống của gia đình (%) (n=300) ........................................................................ 66
Bảng 3.7: Gia đình giáo dục phẩm chất giới cho con gái chia theo mức độ

hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới (%) (n=300) ............................. 69
Bảng 3.8: Gia đình hướng dẫn cho con gái công việc nhà chia theo mức độ
hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới (%) (n=300) ............................. 70

5


DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Gia đình giáo dục phẩm chất giới cho con gái (%) (n=300) ........... 36
Biểu 2.2: Gia đình giáo dục phẩm chất giới cho con gái và con trai (%) (n=10 ..... 38
Biểu 2.3: Gia đình giáo dục công việc tạo thu nhập cho con gái (%) (n=300).........40
Biểu 2.4: Gia đình giáo dục cơng việc tạo thu nhập cho con gái và con trai
(%) (n=100) ..................................................................................................... 41
Biểu 2.5: Gia đình giáo dục cơng việc nhà cho con gái (%) (n=300) ............. 43
Biểu 2.6: Gia đình giáo dục công việc nhà cho con gái và con trai (%) (n=100) . 46
Biểu 2.7: Gia đình sử dụng phương pháp giáo dục vai trò giới cho con gái (%)
(n=300) ............................................................................................................ 48
Biểu 3.1: Gia đình hướng dẫn cho con gái việc lao động tạo thu nhập chia
theo trình độ học vấn của người mẹ (%) (n=300) ........................................... 56
Biểu 3.2: Gia đình hướng dẫn cho con gái việc lao động tạo thu nhập chia
theo nghề nghiệp của người mẹ (%) (n=300)……………………………….60
Biểu 3.3: Gia đình hướng dẫn con gái việc lao động tạo thu nhập chia theo
mức sống gia đình (%) (n=300) ...................................................................... 65
Biểu 3.4: Gia đình hướng dẫn cho con gái cơng việc tạo thu nhập chia theo
mức độ hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới (%) (n=300)................ 70
Biểu 3.5: Gia đình đầu tư cho con gái trong học tập (%) (n=300) ................. 72
Biểu 3.6: Gia đình đầu tư cho con gái và con trai . trong học tập (%) (n=99) 73
Biểu 3.7: Gia đình định hướng nghề nghiệp cho con gái (%) (n=279) .......... 75
Bảng 3.9: Gia đình định hướng nghề nghiệp cho con gái ............................... 76
chia theo trình độ học vấn của người mẹ (%) (n=300) ................................... 76

Biểu 3.8: Độ tuổi con gái làm việc nhà (%) (n=300) ...................................... 79
Biểu 3.9: Độ tuổi con trai làm việc nhà (%) (n=100) ..................................... 80
Biểu 3.10: Thái độ của con gái tham gia vào công việc nhà (%) (n=300) ..... 81
Biểu 3.11: Thái độ của con gái và con trai tham gia vào công việc nhà (%)
(n=100) ............................................................................................................ 82

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trải qua nhiều sự biến đổi xã hội, ngày càng hội nhập
nhiều hơn và sâu sắc hơn vào nền kinh tế quốc tế. Những thay đổi về lối sống,
chuẩn mực xã hội, sự biến đổi các chức năng của gia đình trong bối cảnh hiện
đại hóa, tồn cầu hóa, sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền thông
đại chúng… đang tác động nhiều đến cuộc sống của nhóm trẻ em đặc biệt là
trẻ em gái trong gia đình.
Trong bối cảnh đó, giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em gái nói riêng khơng
chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà cịn có sự tham gia của nhà trường và
các tổ chức xã hội khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tâm lý học và xã hội học
đã chứng minh rằng gia đình vẫn là mơi trường giáo dục đầu tiên và có ý nghĩa
quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người.
Một trong những nội dung của giáo dục gia đình là xã hội hóa về vai
trị giới cho con cái. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, sự phân biệt
vai trò giới giữa con trai và con gái được đặc biệt coi trọng. Nếu như con
trai được giáo dục để sau này trở thành người chủ gia đình và thành cơng
trong sự nghiệp (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), thì con gái lại được giáo
dục để trở thành người vợ hiền, người mẹ tốt, người con dâu hiếu thảo, sẵn
sàng hy sinh cho chồng con và gia đình nhà chồng (lấy chồng là để gánh
vác giang sơn nhà chồng).

Vậy, ngày nay việc xã hội hóa vai trị giới, đặc biệt là vai trị giới cho
con gái theo những khn mẫu truyền thống có thay đổi khơng và thay đổi
như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi đó và hệ quả xã hội
của nó là gì?
Đây là một vấn đề xã hội cần phải được làm sáng tỏ trong giai đoạn xã
hội có nhiều biến đổi như hiện nay.
Để góp phần trả lời cho các câu hỏi đã nêu, tác giả luận văn tiến hành
một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm nhỏ. Địa bàn nghiên cứu được chọn
là huyện Sóc Sơn, ngoại thành của thủ đô Hà Nội.
1


Việc tìm hiểu thực trạng giáo dục đối với trẻ em nói chung, đặc biệt
tìm hiểu vấn đề xã hội hóa vai trị giới cho con gái (từ 10 - 17 tuổi) là vấn
đề cần thiết. Nội dung và phương pháp ra sao để đưa ra các khuyến nghị
góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở cho việc điều chỉnh
và xây dựng các chính sách liên quan đến gia đình Việt Nam, đến sự phát
triển thế hệ trẻ của đất nước cũng như sự phát triển ổn định và bền vững
của xã hội. Đây là một vấn đề xã hội mà các nhà nghiên cứu còn ít nhắc tới
trong thời gian qua. Nghiên cứu xã hội hóa vai trị giới cho con gái là một
nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng trong hệ các vấn đề nghiên cứu xã hội,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, trước kia Sóc Sơn là
một huyện thuần nơng, gia đình nằm trong khn mẫu chung của xã hội
truyền thống. Hiện nay, Sóc Sơn đang chịu ảnh hưởng lớn của q trình đơ
thị hóa, một bộ phận lao động lớn trong nơng nghiệp đã chuyển sang các
ngành nghề phi nông nghiệp. Họ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm
việc ở các cơ sở sản xuất bên ngồi gia đình. Cơ cấu nghề nghiệp và cấu
trúc gia đình của huyện Sóc Sơn đang có những thay đổi mạnh mẽ, ảnh
hưởng đến chức năng xã hội hóa ban đầu của gia đình, đặc biệt là xã hội

hóa vai trị giới cho con gái.
Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Xã hội hóa vai trị giới
cho con gái trong gia đình Việt Nam hiện nay” thơng qua nghiên cứu xã
hội học ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành xã hội học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nói tới gia đình là nói tới mơi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi đứa
trẻ, nơi định hướng giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi cá nhân, là nguồn gốc, là cội
nguồn của mỗi con người. Nhưng dưới tác động của nền kinh tế thị trường,
các chức năng của gia đình có sự thay đổi, tác động rất lớn đến phong tục, tập
qn, thói quen ứng xử trong gia đình Việt Nam truyền thống. Trước sự biến
2


đổi về chức năng của gia đình hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu của một
số tác giả liên quan đến vấn đề xã hội hóa trong gia đình như:
Trong tác phẩm “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại”,
nhà xuất bản thống kê, 2001, tác giả Trần Thị Kim Xuyến cho thấy sự biến
đổi xã hội tác động đến vai trò giới trong gia đình, vai trị sản xuất của lao
động nữ, sự đóng góp trong lao động, vai trị nam và nữ trong cơng việc gia
đình, vai trị quyền lực của nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của
kinh tế thị trường đến vai trò kép của người phụ.
Luận án Tiến sĩ “Vai trị của ngƣời phụ nữ trong cơng nghiệp hóa
nơng thơn” (Nghiên cứu khu vực đồng bằng sơng Hồng - 2001) của Hoàng
Bá Thịnh đã đưa ra những dẫn chứng về việc phân công lao động nội trợ
trong gia đình, trong đó cho thấy người vợ đảm nhận chủ yếu cơng việc nội
trợ trong gia đình.
Vài nhận xét về vai trị chăm sóc và dạy dỗ của ngƣời cha (Mai Huy
Bích, Viện Xã hội học, 2003). Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến
vai trị của người cha trong gia đình. Sự có mặt hay vắng mặt của người cha

có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tính cách, nhân cách của con cái.
Luận án Tiến sĩ Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc
Bru, Vân Kiều (Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Nghiệp và Tà Long,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) của Lê Thị Kim Lan đã phân tích thực trạng
phân cơng lao động theo giới của cộng đồng Bru, Vân Kiều trong sản xuất, tái
sản xuất và công việc cộng đồng. Xem xét sự tác động của một số yếu tố kinh
tế và văn hóa đến sự phân công lao động theo giới. Xác định vị thế xã hội của
phụ nữ và nam giới trong gia đình và trong cộng đồng.
Mặc dù càng ngày càng có nhiều thiết chế xã hội khác nhau tham gia
trực tiếp hay gián tiếp vào q trình xã hội hóa song xã hội hóa vẫn là một
chức năng xã hội quan trọng của gia đình. Nó có vai trị to lớn trong việc hình
thành nhân cách thế hệ tương lai. Gia đình Việt Nam truyền thống là tác nhân
chính thực hiện chức năng xã hội hóa. Mục tiêu của nền giáo dục gia đình
3


truyền thống theo cách nói nơm na của cha ơng xưa là “dạy con nên người”.
Ngày nay, gia đình vẫn tiếp tục là nơi hun đúc cho trẻ vị thành niên những cơ
sở đầu tiên của việc học làm người, là nơi trẻ được giáo dục cách ứng xử của
mình với người khác, tích lũy các kinh nghiệm sống, tạo ra vốn sống để trẻ
giao tiếp với môi trường xã hội xung quanh [29].
Về nội dung giáo dục vai trò giới cho trẻ em trong gia đình, giáo
dục bản sắc giới tính là một trong những nội dung quan trọng của gia đình.
Giáo dục bản sắc giới tính là làm cho mối giới ý thức được bản sắc riêng
của giới mình. Làm cho con trai, con gái thấy được sứ mệnh của mình. Nữ
là nữ, nam là nam.
Trong xã hội truyền thống, con trai có quyền hơn con gái. Con trai là
chủ gia đình, chủ sở hữu, là người thừa kế tài sản gia đình. Con trai là người
được ưu tiên ăn học trong khi con gái khơng có quyền thừa kế tài sản, không
được học hành thi cử, không được tham gia vào các hoạt động xã hội và bộ

máy nhà nước. Người con gái được giáo dục trong gia đình để trở thành người
phụ thuộc vào đàn ơng [40]. Nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong
giáo dục gia đình ở Việt Nam thời kỳ phong kiến [24] cũng cho rằng trong
việc thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, phụ nữ Việt là người tạo dựng nên
nhân cách con người từ trong bụng mẹ và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của các con về mọi mặt: thể chất, tình cảm, đạo lý làm người,... Người mẹ
góp phần dạy con trai cách thức làm ăn, kinh nghiệm sản xuất, định hướng
nghề nghiệp và giáo dục đạo đức theo chuẩn mực lễ giáo phong kiến cho con
trai để có thể gánh vác vai trị “trụ cột” gia đình sau này. Việc giáo dục hiếu lễ
cho con trai là hết sức quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, từng lời nói,
cử chỉ, hành vi của người mẹ giúp con hiểu được đạo lý: con cái phải có trách
nhiệm ni dưỡng, kính trọng cha mẹ, ln làm những điều thiện để cha mẹ
vui lòng khi còn sống, thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ chu đáo khi đã mất.
Với con gái, người mẹ dạy con gái để “làm dâu nhà người” sao cho khéo léo,
kẻo bị nhà chồng chê trách “mẹ không biết dạy con”. Mẹ dạy con gái kinh
4


nghiệm sản xuất, quán xuyến công việc nội trợ trong gia đình. Cơ con gái nhỏ
đã được mẹ dạy qn xuyến tất cả mọi việc trong nhà (quét nhà, rửa bát, đun
nước, trông em, thổi cơm, nấu cám,..) và dạy cách lao động sản xuất (làm
ruộng, làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, may vá, thêu thùa,…) thông qua
những công việc thường nhật.
Nội dung xã hội hóa của gia đình Việt Nam truyền thống đề cao
quyền của người đàn ông, trẻ em trai trong gia đình đã trở thành đối tượng
phê phán của xã hội mới. Trong xã hội hiện đại, tư tưởng bình đẳng giới đã
và đang xóa mờ dần quan niệm về vai trò giới truyền thống của phụ nữ và
nam giới cũng như vai trò giới truyền thống được mong đợi cho trẻ em gái
và trẻ em trai. Sự thay đổi địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngồi
xã hội là tiền đề dẫn đến sự thay đổi về chất các mối quan hệ trong gia đình

cũng như thay đổi nội dung xã hội hóa của gia đình [40]. Trong giai đoạn
mới, tác giả luận văn khơng tìm thấy nghiên cứu trực tiếp về chủ đề xã hội
hóa vai trị giới cho con trai và con gái trong gia đình. Những chủ đề
nghiên cứu gần gũi với chủ đề nghiên cứu luận văn là sự tham gia của trẻ
em vào cơng việc gia đình, lao động trẻ em, những phẩm chất giới cha mẹ
giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái được đề cập trong nhiều nghiên cứu
cả ở phạm vi quốc gia và phạm vi nhỏ.
Điều tra quốc gia về gia đình Việt Nam năm 2006 có đề cập đến sự
tham gia của trẻ em vào cơng việc gia đình như cơng việc nội trợ, chăm sóc
người thân và cơng việc sản xuất kinh doanh của gia đình. Kết quả cho thấy,
trẻ em (7-17 tuổi) tham gia vào các công việc gia đình là khá phổ biến. Nhóm
trẻ em nhỏ tuổi 7-14 tuổi tham gia ít hơn nhóm trẻ em lớn tuổi 15-17 tuổi. Trẻ
em vùng thành thị, ở nhóm thu nhập cao tham gia làm cơng việc gia đình ít
hơn. Trẻ em trai tham gia ít hơn trẻ em gái [43]. Nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Nghĩa (2000) về xã hội hóa trẻ em cũng cho thấy các em gái được
chuẩn bị rất sớm để làm các công việc nội trợ trong gia đình. Bằng việc tham
gia làm những cơng việc nội trợ, các em gái thể hiện “đạo đức tốt” của nữ
5


giới, đồng thời các em cũng đang thực hành các ứng xử “tình cảm” [13].
Điều tra về bình đẳng giới năm 2005 tại 11 tỉnh, thành phố đã tìm hiểu mong
muốn của người cha, người mẹ về những phẩm chất cần dạy cho con trai và
con gái là nhân tố cơ bản hình thành và duy trì khn mẫu về hành vi và tính
cách giữa các thế hệ. Cuộc điều tra này đưa ra sáu phẩm chất cá nhân gồm:
Vâng lời cha mẹ; khéo cư xử; không ỷ lại; cần cù, chịu khó; có trách nhiệm;
tiết kiệm. Người trả lời được yêu cầu chọn ba trong số những đặc điểm này để
dạy con trai và ba đặc điểm để dạy cho con gái. Kết quả phân tích số liệu cho
thấy, ba đặc điểm mà phần lớn cha mẹ lựa chọn để dạy cho con gái là: Vâng lời
cha mẹ, khéo cư xử, cần cù chịu khó. Ba đặc điểm phần lớn cha mẹ muốn dạy

con trai là: Vâng lời cha mẹ, có trách nhiệm, khơng ỷ lại. Như vậy, ngồi đặc
điểm chung là vâng lời cha mẹ, các đặc điểm cịn lại có sự phân biệt rõ ràng giữa
con trai và con gái. Con trai và con gái trong gia đình đang được giáo dục theo
hai khn mẫu khác nhau. Đó là con gái được giáo dục theo các phẩm chất nhấn
mạnh nữ tính, cịn con trai được giáo dục theo các phẩm chất nhấn mạnh nam
tính. Cha mẹ ở thành thị có xu hướng giáo dục con mình, cả trai và gái theo đặc
điểm có tính chủ động cao hơn như: có trách nhiệm, khơng ỷ lại, cịn cha mẹ ở
nơng thơn và ở gia đình nghèo có xu hướng lựa chọn những đặc điểm có tính thụ
động hơn như cần cù, chịu khó, tiết kiệm [1].
Ở khu vực nông thôn ngoại thành, việc giáo dục lao động gia đình cho
con cái được quan tâm hơn. Trẻ em nơng thơn phần lớn được dạy làm việc
nhà từ nhỏ, vì vậy sự tham gia của con cái vào công việc gia đình cũng nhiều
hơn ở thành phố. Trong các gia đình có con làm việc nhà, thì cả bố và mẹ đều
dạy cho con trai và con gái. Tuy nhiên, cách dạy con trai và con gái trong
nhiều gia đình có sự khác nhau, gắn với chức năng truyền thống của mỗi giới
và dường như là một sự chuẩn bị cho tương lai sau này. Cả bố và mẹ đều dạy
con gái nhiều hơn với các công việc như đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc em
bé và chỉ dạy cho con trai nhiều hơn trong việc tự phục vụ bản thân. Riêng hai
việc lau dọn nhà cửa và chăm sóc người ốm, người già thì bố dạy con trai
6


nhiều hơn và mẹ dạy con gái nhiều hơn. Nhìn tổng thể, con gái vẫn được dạy
dỗ để lo việc bếp núc, trở thành người nội trợ gia đình trong tương lai kế tục
người bà và người mẹ. Còn con trai được dạy dỗ chủ yếu để tự phục vụ bản
thân mình là chính [36].
Về phương pháp giáo dục, các nghiên cứu đã có cho thấy, gia đình
thực hiện chức năng xã hội hóa, trong đó có xã hội hóa vai trò giới bằng rất
nhiều cách thức khác nhau và đặc thù riêng có của gia đình. Xã hội hóa thơng
qua tình cảm và bằng tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Người ta nhận

thấy rằng, ở giai đoạn đầu, đứa trẻ tiếp thu văn hóa, kinh nghiệm xã hội khơng
phải bằng lý trí và tư duy khái niệm mà đơn giản chỉ là bản năng bắt chước,
thông qua cử chỉ, tình cảm của người xung quanh. Bên cạnh đó, một trong
những phương pháp giáo dục khác thường được gia đình áp dụng là phương
pháp nêu gương. Những tấm gương đó thường được ghi chép và truyền lại
thơng qua các câu chuyện kể ngắn gọn, hấp dẫn hay được đúc kết qua những
câu châm ngôn của thánh hiền, hay được tổng kết thành ca dao, tục ngữ và
thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục thông qua
lao động, bằng lao động là phương pháp rất phổ biến, hết sức được coi trọng
trong gia đình Việt Nam truyền thống. Người xưa quan niệm, dạy dỗ con nên
người là phải dạy con biết lao động để kiếm sống. Ngay từ lúc còn nhỏ tuổi,
trẻ em trong các gia đình đã được hướng dẫn lao động và tham gia lao động
phù hợp với sức lực của lứa tuổi. Thông qua lao động, trẻ em được học hỏi và
truyền đạt những kinh nghiệm đồng áng, kinh nghiệm sản xuất, sự khéo léo
trong nghề nghiệp được giáo dục qua lao động. Biết lao động và lao động giỏi
là tiêu chuẩn số 1 để đánh giá phẩm chất con người trong gia đình truyền
thống. Sự trừng phạt bằng bạo lực gia đình cũng là biện pháp khơng kém
phần quan trọng bắt con em tuân thủ những chuẩn mực của gia đình. Biện
pháp “yêu cho roi cho vọt” được áp dụng khá phổ biến trong gia đình Việt
Nam truyền thống [40].

7


Nhìn chung, các nghiên cứu có chủ đề liên quan cho thấy, xã hội hóa
vai trị giới cho trẻ em (gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái) trong gia đình phần
lớn vẫn theo quan điểm giới truyền thống. Theo đó, trẻ em gái được mong đợi
có được những phẩm chất giới cần thiết để thực hiện vai trò của người vợ,
người mẹ với việc đảm nhận những công việc nội trợ, chăm sóc. Trẻ em trai
được mong đợi có được những phẩm chất giới cần thiết để thực hiện vai trị

của người chồng, người chủ gia đình với việc đảm nhận các công việc tạo thu
nhập. Vấn đề đã được đặt ra là trong tương lai, sự lúng túng thậm chí khủng
hoảng trong q trình thích ứng với các vai trò mới, nếu xảy ra đối với các em
trai và em gái thì hẳn sẽ gay gắt và kéo theo những hệ quả trầm trọng hơn
nhiều so với thế hệ hiện nay. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về cha mẹ hay con cái
hay thuộc về các yếu tố xã hội khi các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục duy trì máy
móc các khn mẫu giới trong giáo dục gia đình và thế hệ trẻ dường như vẫn
chưa được chuẩn bị đầy đủ trước thách thức hiện tại và tương lai [1]. Trong
bối cảnh, khơng có nhiều nghiên cứu trực tiếp về chủ đề xã hội hóa vai trị
giới cho con gái trong gia đình, nội dung nghiên cứu của luận văn này hy
vọng sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin về chủ đề nghiên cứu rất đáng
quan tâm này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội hóa
vai trị giới cho con gái trong gia đình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đã nêu, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài;
- Điều tra khảo sát xã hội học về thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến
chức năng xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình ở huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội;
8


- Xử lý phân tích số liệu điều tra khảo sát nhằm chỉ rõ thực trạng, nhân
tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình
tại địa bàn khảo sát;
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong
gia đình Việt Nam hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Cha, mẹ có con gái vị thành niên (từ 10 17 tuổi) và con gái vị thành niên (từ 10 -17 tuổi) trong gia đình.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Tân Minh và xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ tháng 6 - 8/2016
- Phạm vi nội dung: Nói tới vai trò giới, các nhà nghiên cứu thường bàn
đến 3 vai trò của phụ nữ và nam giới là: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất
và vai trò cộng đồng. Vai trò tái sản xuất ám chỉ đến các cơng việc như tái sản
xuất sinh học, chăm sóc trẻ em, các công việc nhà và các công việc bên ngồi
gia đình như tham gia vào các tổ chức, cơng việc cộng đồng, chăm sóc người
già và các mạng lưới xã hội. Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung nghiên
cứu xã hội hóa vai trị sản xuất và vai trò tái sản xuất cho con gái trong gia
đình hiện nay. Trong đó, vai trị tái sản xuất tập trung vào vai trò với các hoạt
động chăm sóc và cơng việc gia đình.
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình diễn ra như thế nào?
- Cách thức, nội dung xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình có
khác biệt như thế nào ở các nhóm gia đình khác nhau về đặc trưng kinh tế.
- Những vấn đề xã hội đặt ra từ thực trạng xã hội hóa vai trị giới đối với con
gái trong gia đình Việt Nam hiện nay là gì?

9


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Nội dung xã hội hóa vai trò giới cho con gái vẫn mang định kiến giới.
- Ở gia đình cha mẹ có trình độ học vấn cao, mức sống khá, cha mẹ có

hiểu biết về Luật Bình đẳng giới thì nội dung xã hội hóa vai trị giới cho con
gái có xu hướng ít định kiến giới hơn.
- Việc xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình hiện nay làm
tăng khả năng con gái phải tham gia nhiều hơn vào công việc chăm sóc, tái
sản xuất trong gia đình.

10


5.3. Khung phân tích (Lược đồ phân tích và mối liên hệ giữa các biến số)

Môi trƣờng kinh tế, văn hóa, xã hội
Nội dung xã hội hóa
- Xã hội hóa vai trị sản
xuất cho con gái
- Xã hội hóa vai trò tái
sản xuất cho con gái

Đặc trƣng nhân khẩu, xã hội của trẻ
- Độ tuổi
- Giới tính
- Trình độ học vấn
Đặc trƣng nhân khẩu, xã hội
của cha mẹ
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Mức độ tiếp cận Luật bình đẳng giới

Xã hội hóa vai trị

giới cho con gái
Phƣơng pháp xã hội hóa
vai trị giới cho con gái

Mơi trƣờng gia đình
- Số con trai, con gái
- Mức sống gia đình

11


5.4. Mô tả các biến số
* Biến số độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu, xã hội của cha mẹ: Độ tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, mức độ tiếp cận với Luật Bình đẳng giới.
- Mơi trường gia đình: Số lượng trẻ em gái/trai, mức sống của gia đình.
* Biến số phụ thuộc:
(1) Nội dung xã hội hóa vai trị giới cho con gái
- Xã hội hóa vai trị sản xuất cho con gái: giáo dục, định hướng, mong đợi con
gái tham gia vào những hoạt động tạo ra thu nhập cho gia đình.
- Xã hội hóa vai trị tái sản xuất cho con gái: giáo dục, định hướng, mong đợi
con gái tham gia/ thực hiện việc chăm sóc gia đình, làm các cơng việc nhà
(nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ…)
(2) Phương pháp xã hội hóa vai trị giới cho con gái
- Nêu gương
- Khuyên bảo, thuyết phục
- Tổ chức hoạt động rèn luyện thói quen
- Khen thưởng
- Kỷ luật, trừng phạt.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận chung của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời đề tài dựa trên các quan
điểm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách
bình đẳng giới để nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có
Phân tích các tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
nhằm khai thác các kết quả nghiên cứu đã có; kế thừa, học hỏi và vận dụng,
giúp cho việc hình thành các giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, lựa
chọn hướng tiếp cận, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng sử dụng
12


các báo cáo thống kê của 02 xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
nhằm hỗ trợ cho kết quả điều tra xã hội học.
6.3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
6.3.1. Phương pháp thu thập thông tin:
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định
lượng: điều tra bằng bảng hỏi Anket 300 cha/mẹ có con gái từ 10 - 17 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
05 cha/ mẹ có con gái tuổi vị thành niên và 05 con gái vị thành viên. Tổng
số phỏng vấn sâu được thực hiện là 10 người. Phỏng vấn sâu được thực
hiện nhằm thu thập thông tin để lý giải về các cách thức, nội dung xã hội
hóa vai trị giới đã và đang được gia đình lựa chọn để giáo dục cho con gái
vị thành niên.
6.3.2. Phương pháp chọn mẫu
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để lựa chọn 02 địa bàn
nghiên cứu: Chọn 01 xã có mức sống khá, đại diện cho khu vực trung tâm (xã
Tân Minh) và chọn 01 xã có mức sống trung bình, đại diện cho khu vực nơng
thơn (Hồng Kỳ).

- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn hộ gia
đình có con gái từ 10-17 tuổi: Mỗi xã chọn 3 thôn đại diện đặc trưng của xã
về kinh tế- xã hội, mỗi thôn phỏng vấn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình có con
gái từ 10-17 tuổi (trong mỗi hộ gia đình chỉ phỏng vấn hoặc người cha
hoặc người mẹ).
6.3.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm rõ hơn khái niệm “xã hội hóa vai trị giới” cho con gái
trong gia đình, nhất là gia đình Việt Nam hiện nay.

13


- Góp phần kiểm chứng tính phổ biến của thuyết xã hội hóa và cách tiếp cận
văn hóa về vai trò giới trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một sự hiểu biết tương đối có hệ
thống về thực trạng chức năng xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia
đình Việt Nam hiện nay (trường hợp huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội).
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
chủ đề này, cũng như các nhà hoạch định chính sách gia đình, bình đẳng giới.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình hiện nay.
Chương 3: Khác biệt giữa các nhóm gia đình trong xã hội hóa vai trị giới
cho con gái.


14


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Thao tác hóa các khái niệm
1.1.1. Xã hội hóa
Thuật ngữ xã hội hố trong khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói
riêng khơng đồng nhất với khái niệm xã hội hoá đang được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam hiện nay như xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế,
hay thể thao …(vốn được xem là sự huy động các nguồn lực, sự tham gia của
các tầng lớp xã hội trong các lĩnh vực hoạt động trên).
Xã hội hóa là một khái niệm, một phạm trù cơ bản của xã hội học, chỉ
quá trình các cá thể tiếp thu, học tập nền văn hóa xã hội, học những cái gì
phải làm, những cái gì khơng được làm, học ngôn ngữ, học các chuẩn mực,
giá trị xã hội để thích ứng được với xã hội.
“Xã hội hóa bao gồm tất cả các q trình tiếp biến văn hóa, giao tiếp
và học hỏi, qua đó cá nhân con người phát triển một bản chất xã hội và có
khả năng tham gia đời sống xã hội” (G.Duncan Mitchell, 1979:205); là
“q trình qua đó cá nhân con người học hỏi và nhập tâm suốt đời các yếu
tố văn hóa – xã hội của mơi trường anh ta, hịa nhập chúng vào cấu trúc
nhân cách anh ta dưới ảnh hưởng của các tác nhân xã hội quan trọng và
những kinh nghiệm cá nhân, do đó làm anh ta thích nghi với môi trường xã
hội nơi anh ta phải sống” [40].
Tác giả cho rằng, thực chất của xã hội hóa là q trình chủ thể hóa các
tri thức của xã hội, là sự tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm xã hội thơng qua lăng
kính chủ quan và sự xét đốn của mỗi cá nhân. Các cá nhân tiếp thu tri thức
bằng cả hai con đường: chính thức và khơng chính thức, tương ứng với các
hình thức xã hội hóa chính thức và xã hội hóa khơng chính thức. Xã hội hóa

khơng chính thức là kết quả tự nhiên của tương tác xã hội giữa những người
gần gũi nhất xung quanh như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp… Ở
đó, cá nhân học được nhiều điều thông qua sự bắt chước, quan sát và kinh
15


nghiệm. Xã hội hóa chính thức là q trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm xã
hội thông qua giáo dục.
Quá trình xã hội hóa được phân chia thành hai cấp độ: xã hội hóa sơ
cấp và xã hội hóa thứ cấp.
Xã hội hóa sơ cấp là sự học hỏi đầu tiên trong đời, cung cấp nền tảng
cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh để mở đường cho hành
động xã hội.
Xã hội hóa thứ cấp là những học hỏi của cá nhân nhằm mở rộng hiểu
biết, kỹ năng, kiến thức… đáp ứng các mong đợi của xã hội, của cộng đồng,
của nhóm…
Trong nghiên cứu này, khái niệm “xã hội hóa” được hiểu là q trình
giáo dục và học hỏi giữa cha mẹ và con gái trong gia đình. Trong q trình
đó, cha mẹ giáo dục cho trẻ em gái những kiến thức, kỹ năng được xã hội, gia
đình, cha mẹ cho là phù hợp với con gái.
1.1.2. Vai trị
Vai trị là những khn mẫu ứng xử khác nhau mà xã hội mong đợi
tương ứng với vị trí của mỗi cá nhân hay cộng đồng trong xã hội đó. Ví
dụ: bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ
phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, học trò phải chăm chỉ, thầy
phải nghiêm túc…
Có hai loại vai trị khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là
vai trị bên ngồi mọi người đều có thể thấy được. Vai trị ẩn là vai trị khơng
biểu lộ ra bên ngồi mà có khi chính người đóng vai trị đó cũng khơng biết.
Ví dụ trong những gia đình khơng hạnh phúc, bố mẹ thường bất hoà, nhiều

khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người trung gian hồ giải mà
chính nó và cha mẹ khơng biết.
Mỗi người tham gia vào các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
Vì thế, một người có thể đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò khác nhau. Vai trò

16


xã hội mà con người sẽ đóng trong cuộc sống lao động sau này đều được
chuẩn bị và học hỏi từ lúc cá nhân cịn nhỏ, sống trong mơi trường gia đình..
1.1.3. Vai trị giới
Vai trị giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam
và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là
thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (con trai hoặc con gái) trong một xã
hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.
Vai trị giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. Phụ
nữ và nam giới thường có 3 vai trị giới như sau: Vai trò sản xuất, vai trò tái
sản xuất và vai trị cộng đồng. Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả
ba loại vai trò. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm
nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào
các hoạt động sản xuất. Gánh nặng cơng việc gia đình của phụ nữ cản trở họ
tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng.
Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trị
cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất. Sự hiểu biết
sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả
nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng
thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia
lao động xã hội.
1.1.4. Xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình
Căn cứ vào khái niệm “xã hội hóa” và khái niệm “vai trị giới” ở trên,

khái niệm “xã hội hóa vai trị giới cho con gái trong gia đình” được nghiên
cứu trên các khía cạnh: người thực hiện, nội dung và phương pháp xã hội hóa.
- Người thực hiện: Nhận diện (những) thành viên gia đình tham gia vào
hoạt động xã hội hóa vai trị giới cho con gái.
- Nội dung xã hội hóa vai trị giới trong gia đình
Như đã trình bày ở trên, vai trò giới được thể hiện ở 3 lĩnh vực hoạt
động: sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng. Trong phạm vi luận văn
17


×