Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Văn hóa đọc của sinh viên trường đại học sao đỏ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

VĂN HĨA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT BẢN

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

VĂN HĨA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY

Chuyên ngành


: Xuất bản

Mã số

: 61 32 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT BẢN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Thủy


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong
Khoa xuất bản và các thầy cơ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng
thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trần Văn Hải đã
nhiệt tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp - những người đã luôn cổ vũ, động viên, khích lệ và giúp
tơi tự tin trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng với điều kiện nghiên cứu cịn nhiều hạn

chế, luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sư góp ý của
các nhà khoa học, thầy, cô giáo và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Thủy


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thể hiện cơ cấu giới tính điều tra......................................................47
Biểu đồ 2.2: Bạn có thích đọc sách khơng? ..........................................................47
Biểu đồ 2.3: Lý do khơng thích đọc sách của sinh viên.......................................48
Biểu đồ 2.4: Mức độ thường xuyên đọc của sinh viên.........................................50
Biểu đồ 2.5: Ảnh hưởng của việc đọc tới kết quả học tập của sinh viên ..........50
Biểu đồ 2.6: Thể loại sách sinh viên thích đọc ......................................................51
Biểu đồ 2.7: Các yếu tố để sinh viên lựa chọn sách..............................................52
Biểu đồ 2.8: Cách thức đọc của sinh viên...............................................................53
Biểu đồ 2.9: Chi phí đọc của sinh viên....................................................................55
Biểu đồ 2.10:Thái độ của sinh viên với thư viện trường....................................58
Biểu đồ 2.11: Mức độ thường xuyên tới thư viện của sinh viên ........................59
Biểu đồ 2.12: Mục đích đọc của sinh viên..............................................................59


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................12
1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................12
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên..........................................30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY.............................................................................................42

2.1. Một số vấn đề về địa hình khảo sát và tiêu chí khảo sát ......................................42
2.2. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay ..........47
2.3. Cách thức đọc của sinh viên...................................................................................53
2.4. Chi phí vật chất cho việc đọc theo các hình thức tiếp cận ...................................54
2.5. Thái độ đọc..............................................................................................................57
2.6. Mục đích đọc của sinh viên....................................................................................59
2.7. Đọc theo phân loại nhà xuất bản ...........................................................................60
2.8. Một số kết luận về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên thông qua việc khảo sát
tại Trường Đại học Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương. ..............................................................61
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY ................................................................65
3.1. Một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên .........65
3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên Trường
Đại học Sao Đỏ ..............................................................................................................72
KẾT LUẬN .......................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................80


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội ngày nay thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên vơ giá
của xã hội lồi người. Thơng tin là nhân tố chính cấu thành của khoa học và
cơng nghệ, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Thơng tin đóng một vai trò chiến
lược quan trọng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
một đất nước.
Sách đã xuất hiện từ rất lâu và nó ngày càng trở nên quan trọng đối với
con người. Qua sự phát triển của sách chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ
của xã hội, khoa học kỹ thuật. Trước đây các tài liệu được lưu giữ bằng các

phương tiện như đất sét nung, những bức vách hay những tảng đá, thẻ tre, thẻ
trúc, những tấm lụa…cho đến năm 105 sau Công nguyên, người Trung Quốc
tạo ra một loại giấy khá giống với ngày nay bằng cách trộn bột gỗ và nước rồi
ấn vào một khung vải. Loại giấy ban đầu đó khá thơ nhưng chính là tiền thân
của giấy hiện đại. Và đến thế kỷ 15, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu
Âu. Năm 1446, Gutenbergh cho ra đời kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể
dịch chuyển được đã giúp cho việc lưu giữ những văn bản giấy, đóng thành
những tập gọi là sách trở nên dễ dàng hơn. Đến ngày nay, sách càng ngày
càng đa dạng hơn về hình thức, thể loại. Ngồi mảng sách truyền thống thì có
thêm nhiều hình thức mới của sách như sách điện tử - một trong những thành
tựu nổi bật của khoa học kỹ thuật. Qua sự phát triển của sách, chúng ta có thể
thấy được sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Sách là phương tiện mà con người sử dụng để lưu trữ các thông tin,
những sáng tạo, phát hiện hay những suy nghĩ, những nhận định, kinh nghiệm
của họ và lưu truyền lại từ đời này sang đời khác. Do đó, có thể nói rằng sách
chứa đựng hầu hết tri thức của nhân loại. Đó là sản phẩm văn hóa tinh thần do
con người sáng tạo ra mà nội dung của nó vơ cùng phong phú, nhằm giúp ích


2

cho con người trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời sách cung cấp hệ thống
tri thức toàn diện cho xã hội, góp phần hồn thiện nhân cách cho con người.
Chẳng thế mà Gheran đã từng nói: “Tơi đọc sách khơng những để mở mang
trí tuệ mà để nâng cao tâm hồn”. Vì vậy, sách trở thành một kho tài nguyên vô
cùng quý giá của nhân loại.
Tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển văn minh nhân loại đã
được thừa nhận từ lâu. Tuy nhiên, sách cần phải đến được với người đọc, đáp
ứng đúng nhu cầu đọc của từng đối tượng thì tầm quan trọng ấy được nhân
lên gấp bội về mặt hiệu quả. Xuất phát từ ý nghĩa vai trò của sách đối với sự

phát triển của con người và xã hội, trong Nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng
toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều năm gần đây đều có sự quan
tâm đến đáp ứng quyền hưởng thụ sách của nhân dân, đặc biệt là sinh viên,
thế hệ trẻ của đất nước.
Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng đang đứng trước tiến trình hội nhập quốc tế
sâu rộng. Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là internet
đã tạo ra sự bùng nổ thơng tin trên phạm vi tồn cầu. Mạng thơng tin quốc
tế(Internet) cùng với vô vàn những nội dung và hình thức hấp dẫn của các
phương tiện truyền thơng nghe nhìn như: truyền hình, phát thanh, băng đĩa, báo
chí…đã chi phối và lôi cuốn con người nhất là đối tượng sinh viên.
Cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, truyền
thơng, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet
và các phương tiện nghe, nhìn. Văn hóa đọc trong trường đại học bị suy giảm
và có những thay đổi. Tài liệu, sách, báo, sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu
cầu. Thời gian mà sinh viên hiện nay dành nhiều cho lướt facebook, hay truy
cập zalo tán gẫu với bạn bè nhiều hơn thời gian đọc sách hay đi thư viện truy


3

cứu tài liệu. Chính vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên
cứu tài liệu, sách, báo để tích lũy những kiến thức phục vụ cho việc tự học và
nghiên cứu khoa học. Có thể nói, sự thụ động trong văn hóa đọc đã và đang
làm nghèo tri thức, tâm hồn và văn hóa của sinh viên, làm sinh viên ngày nay
sống nhiều trong thế giới ảo, thiếu lý tưởng, ước mơ và hoài bão, xa rời cuộc
sống thực tế. Việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu đọc sách của sinh viên chưa đặt
ra một cách nghiêm túc; việc tìm ra những giải pháp nhằm định hướng văn hóa
đọc cho những người trẻ chưa có lời giải đáp thấu đáo.

Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nhu cầu đọc sách của sinh
viên, cụ thể là sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nhằm nắm bắt những thông
tin cần thiết phải được tiến hành thường xuyên. Từ đó, giúp các cơ quan lãnh
đạo, quản lý xuất bản có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, hợp lý đạt được
hiệu quả tuyên truyền cao, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia đóng
góp và hưởng lợi nhiều hơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đào tạo và phát triển.
Trên thực tế, có thể nói, mặc dù có sự quan tâm đầu tư của nhà nước
trong những năm gần đây, song hệ thống thư viện của các trường đại học hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn cả về nguồn lực thơng tin và xây dựng được
chiến lược phát triển văn hoá đọc, hoặc công tác tuyên truyền, hướng dẫn và
phát động phong trào đọc sách trong sinh viên chưa thường xuyên. Có nhiều
trường còn chưa xây dựng được hệ thống thư viện số để tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh viên đọc tài liệu. Các xuất bản phẩm, đặc biệt sách được xem là
loại hàng hóa bình thường như bất kỳ hàng hóa nào khác. Do đó, yêu cầu xuất
bản phẩm phải đảm bảo được ý nghĩa giáo dục, chính trị, văn hóa, tư tưởng,
định hướng thẩm mỹ đối với sinh viên lại trở nên mâu thuẫn với yêu cầu kinh
doanh có lãi của một số doanh nghiệp xuất bản. Nhìn ở góc độ quy luật thị
trường thì đơi khi cung sách áp đặt cầu, phải chấp nhận cung một cách khiên


4

cưỡng. Đó là lý do tạo nên cái vịng luẩn quẩn khiến cho hoạt động xuất bản
đã và đang tiếp tục nảy sinh các hiện tượng lách rào, phá rào, vi phạm quy
định pháp luật về xuất bản phẩm. Tất cả những vấn đề trên đều có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đọc sách, nhu cầu đọc sách của sinh viên
hiện nay.
Vấn đề nhu cầu đọc sách, văn hóa đọc đã có nhiều cơng trình và đề tài
nghiên cứu, tuy nhiên văn hóa đọc của sinh viên, trường hợp nghiên cứu cụ

thể tại Trường Đại học Sao Đỏ - tỉnh Hải Dương thì chưa có đề tài nào đề cập
đến, trong khi đó sinh viên là đối tượng đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ
những đòi hỏi thực tiễn về văn hóa đọc của sinh viên, tơi chọn nghiên cứu vấn
đề: “Văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Hoạt động xuất bản của các cơng ty nước ngồi tập trung vào giải quyết
mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, hoạt động này mang đặc
điểm kinh doanh, vì lợi ích kinh tế là chủ yếu, tính định hướng xã hội thường
ít được quan tâm chú trọng. Do đó, các đề tài nghiên cứu khoa học thường tập
trung vào nghiên cứu các chiến lược quảng bá thương hiệu, maketting. Bên
cạnh đó, việc khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu đọc, văn hóa đọc được tiến hành
thường xuyên nhằm đáp ứng nhanh nhạy, chính xác nhu cầu của thị trường để
mang lại hiệu quả kinh doanh.
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, cho đến nay những đề tài về văn hóa đọc chỉ dừng lại ở
các thư viện, cục bộ, nhỏ lẻ. Một số đề tài quy mơ lớn hơn thì nghiên cứu
trong phạm vi vùng miền. Một số bài báo in, báo điện tử cũng có đề tập đến
văn hóa đọc sách, thực trạng văn hóa đọc đang xuống dốc, cũng như những


5

khó khăn, lúng túng trong giải quyết các vấn đề kinh doanh trong kinh tế thị
trường với việc định hướng chính trị.
Bài “Sách và việc đọc của sinh viên” của tác giả Hy Văn đăng trên Bản
tin Đại học Quốc gia Hà Nội số 205 năm 2008 đã có những nghiên cứu, phân
tích khá rõ về tình hình đọc sách của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội song bài báo vẫn chưa nêu được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười

đọc sách và phương hướng giải quyết các vấn đề trên.
Trong bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: Đang dần mai một” của
tác giả Hồng Mây đăng trên báo Lao động (18/10/2011) đã nêu ra tình trạng
lười đọc, khơng hứng thú và u thích sách của sinh viên. Tuy vậy, bài báo
chỉ đề cập một số nguyên nhân mà chưa đi sâu phân tích đưa ra các hướng
giải quyết.
Bài “Giúp sinh viên đọc sách hiệu quả” của tác giả Tuyết Vân (báo
Thanh niên) đã đưa ra nhiều giải pháp giúp giải quyết vấn đề văn hóa đọc
trong sinh viên. Bài viết có tham khảo cách đọc sách hiệu quả của các nhà
giáo, các bạn sinh viên (Trường Đại học Kiến trúc và Đại học Ngoại thương)
và qua kinh nghiệm từ phương pháp giáo dục đọc sách của nước ngồi. Dù
vậy bài viết cịn mang nặng tính lý thuyết, khả năng áp dụng với sinh viên
chưa cao, chưa phù hợp với tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay.
Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thơng) có đề tài “Nghiên cứu
đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản sách để định hướng xuất bản
sách phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc tại các vùng miền”
(2009). Đây là một đề tài lớn, có quy mơ tất cả các vùng trên cả nước: thành thị,
nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu
trên tất cả các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hưu trí,
nơng dân, lực lượng vũ trang và một số đối tượng khác. Mục đích nghiên cứu
của đề tài nhằm đánh giá thực trạng đọc sách, văn hóa đọc sách của các tầng lớp


6

xã hội, tại các vùng miền có tính chất đại diện. Đề tài cũng chỉ ra những bất cập
trong mối quan hệ giữa hoạt động xuất bản và thực tế nhu cầu đọc sách của độc
giả. Đồng thời đề xuất các giải pháp, định hướng xuất bản sách đáp ứng nhu cầu
đọc sách của nhân dân, góp phần đưa ra những cơ sở thực tiễn để có biện pháp
thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.

Một số nghiên cứu nhỏ lẻ về nhu cầu đọc và văn hóa đọc của sinh viên
được trình bày thơng qua các cuộc hội thảo: Ngày 16/9/2008 Bộ Văn hóa thể
thao du lịch tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc
ở Việt Nam”. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc xây dựng đề án “Chiến
lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Buổi Hội thảo đã có
cái nhìn tổng qt và sâu sắc về tình hình đọc sách của người dân Việt Nam
mà đặc biệt là bộ phận giới trẻ (học sinh, sinh viên). Các nhà nghiên cứu đã
phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp mang tính
chuyên sâu. Tọa đàm “Người Việt có mê đọc sách?” được tổ chức ngày
14/3/2010 tại Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh đa thu nhận được nhiều ý
kiến đóng góp quý giá và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để sách ngày càng
được các bạn trẻ u mến hơn.
Một số cơng trình khác cũng liên quan đến vấn đề văn hóa đọc nhưng
là văn hóa đọc của cơng chúng thanh niên, sinh viên đối với sản phẩm báo chí
như: “Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của cơng chúng thanh niên sinh
viên hiện nay (khảo sát một số trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội)” (2000)
của tác giả Đỗ Thu Hằng nghiên cứu ở một số nhóm cơng chúng đặc thù.
Luận văn đã lý giải những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật trong tâm
lý tiếp nhận của thanh niên, sinh viên Việt Nam với các sản phẩm báo chí;
nêu những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm của nhóm
đối tượng này.
Một số luận văn thạc sĩ xã hội học về “nhu cầu” nhưng đối tượng là
“cơng chúng nói chung” và thuộc lĩnh vực báo chí như: “Nhu cầu đọc báo


7

của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh” (1999) của tác giả Bành Tường Chân.
Luận án tiến sỹ báo chí “Nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo chí của cơng chúng
Hà Nội” (2008) của tác giả Trần Bá Dung đã đánh giá thực trạng và các yếu

tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp nhận thông tin đại diện cao; mô tả, làm rõ được
thực trạng nhu cầu, thể hiện qua các mơ thức tiếp nhận thơng tin báo chí; chỉ
ra mối quan hệ có tính quy luật, những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến nhu
cầu tiếp nhận thông tin báo chí của cơng chúng.
Riêng về ngành xuất bản, các luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng,
chuyên ngành Biên tập Xuất bản tại Học viện Báo chí và tuyên truyền có thể
điểm qua các đề tài như: “Nâng cao chất lượng biên tập - xuất bản sách khoa
học kĩ thuật giao thông vận tải ở nước ta hiện nay” (2005) của tác giả Nguyễn
Ngọc Sâm; “Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam giai đoạn
1986 – 2005” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Băng Thanh; “Nâng cao chất
lượng biên tập - xuất bản sách khoa học kĩ thuật ở nước ta hiện nay” (2007)
của tác giả Trần Văn Cường; “Xuất bản sách của Nhà xuất bản Cơng an nhân
dân với việc bồi dưỡng và hồn thiện nhân cách người công an nhân dân”
(2007) của tác giả Phạm Thị Mỹ Nương; “Nâng cao chất lượng xuất bản sách
phổ biến kĩ thuật chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta” (2008) của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hằng; “Hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Văn
hoá Dân tộc góp phần bảo tồn và nâng cao văn hoá của các dân tộc thiểu số
ở nước ta hiện nay” (2009)của tác giả Phạm Duy Hưng; “Hoạt động liên kết
xuất bản sách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp
(qua khảo sát ở Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Văn hố Sài Gịn, Nhà xuất
bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)” (2009) của tác giả Trần Hùng Phi;
“Marketing trong hoạt động xuất bản trên địa bàn Hà Nội hiện nay” (2010) của
tác giả Bùi Minh Hải; “Hoạt động biên tập - xuất bản sách dịch ở Việt Nam trong
xu hướng toàn cầu hoá hiện nay” (2010) của tác giả Vũ Thị Ngọc Thuỳ…


8

Những cơng trình nghiên cứu kể trên tập trung chủ yếu về công tác biên tập
nâng cao chất lượng sách, hoạt động liên kết, quyền tác giả, công tác biên tập một

số loại sách chuyên ngành… mà chưa đi tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa đọc của
từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt, với đối tượng sinh viên chưa có đề tài nào. Tóm
lại, qua việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu cũng như các bài báo nghiên cứu
trong và ngoài ngành Xuất bản, với những đối tượng nghiên cứu, phạm vi và mục
đích nghiên cứu có thể khẳng định đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên Trường
Đại học Sao Đỏ hiện nay” là khơng có sự trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Cung cấp bức tranh tổng quát về thực trạng, nguyên nhân về văn hóa
đọc của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển văn hóa đọc của sinh viên nhà trường ngày càng tốt hơn, thỏa
mãn đầy đủ hơn nhu cầu về văn hóa tinh thần cho sinh viên.
3.2. Nhiệm vụ
+ Tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về nhu cầu, văn
hóa đọc, sự nghiệp xuất bản và phát hành xuất bản phẩm.
+ Điều tra, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại
học Sao Đỏ hiện nay;
+ Đưa ra đánh giá về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên nhà trường
trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp, định hướng và kiến nghị về việc tạo điều
kiện để hoạt động xuất bản phục vụ có hiệu quả phát triển hơn nữa văn hóa
đọc của sinh viên trong đó có việc phát triển cung ứng sách, đáp ứng nhu cầu
của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ trong điều kiện khoa học công nghệ
phát triển, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Sao Đỏ hiện nay.


9


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2016.
- Không gian: Trường Đại học Sao Đỏ
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin trong nghiên cứu; đồng thời sử dụng một số lý thuyết của Xã hội học
về nhu cầu, về sự lựa chọn hợp lý để nghiên cứu hành vi, văn hóa đọc của
sinh viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng Phương pháp nghiên cứu định tính và Phương pháp
nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Phân tích tài liệu bao gồm các quan điểm, chỉ thị, kết luận của Đảng
và Nhà nước, của Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Dương; Những quy định
về việc sách trong thư viện cung cấp cho sinh viên, những khoản đầu tư hàng
năm của nhà trường cho thư viện, số lượng đầu sách được nhập và những
phương hướng trong thời gian tới.
+ Phương pháp quan sát một số điểm đọc sách của sinh viên tại Trường
Đại học Sao Đỏ để tìm hiểu hành vi đọc sách, xuất bản phẩm của sinh viên.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Lựa chọn 10 sinh viên các khóa khác
nhau, độ tuổi và giới tính khác nhau phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng về văn
hóa đọc từ đó có cơ sở để xây dựng bảng hỏi nghiên cứu định lượng.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức 01 cuộc thảo luận nhóm6 sinh
viên để thảo luận, tìm hiểu họ có đọc sách hay khơng? Tại sao họ lại đọc sách
hoặc không đọc sách? Nhu cầu của họ về sách là gì? Những mong muốn mà
họ muốn được giúp đỡ, tháo gỡ…


10


- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Lựa chọn 200 sinh viên nghiên
cứu bằng cách bảng hỏi (anket) sau đó tập hợp và xử lý số liệu.
Ngồi ra, có các trích dẫn các bài báo, tài liệu, tham luận từ mạng
Internet, sách, báo chí,...
6. Đóng góp mới của luận văn
Trước nay, các cơng trình khoa học của ngành xuất bản chủ yếu tập
trung vào các công tác như: Nâng cao chất lượng biên tập; Công tác biên tập
các loại sách ở các nhà xuất bản mà ít quan tâm hơn đến việc nghiên cứu xem
độc giả đang mong muốn và thực sự cần gì, văn hóa đọc của sinh viên ra sao.
Cái mới đề tài mang lại là đáp ứng về mặt lý luận cũng như thực tiễn về văn
hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay. Đi sâu vào nghiên
cứu, chúng tơi tìm hiểu sâu hơn thực trạng về văn hóa đọc của sinh viên, đưa
ra những giải pháp thiết thực góp phần cụ thể hóa những kết quả nghiên cứu
thực tế vận dụng vào việc tăng cường nâng cao chất lượng xuất bản, đáp ứng
được nhu cầu thị hiếu của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Ở góc độ lý luận, đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích những
vai trị lợi ích của văn hóa đọc trong sinh viên, những tác động to lớn của
văn hóa đọc đối với học tập và đời sống tinh thần. Từ đó, cung cấp một
cái nhìn tổng qt, chân thực và tồn diện hơn về tình hình văn hóa đọc
trong nhà trường, để điều chỉnh và có các giải pháp trong việc phát triển
văn hóa đọc trong sinh viên.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết luận trong luận văn có thể được khai thác, tham khảo làm
cơ sở cho các nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của độc giả trẻ, đặc
biệt sinh viên.



11

Trong khía cạnh cụ thể, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích
cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm cơng tác văn hóa – xã hội có
liên quan trực tiếp đến sống tinh thần của sinh viên, thanh niên. Kết quả phân
tích sẽ cung cấp những nhận định đúng đắn về đối tượng này, từ đó phát huy
có hiệu quả việc trang bị kiến thức, văn hóa đọc, nâng cao trình độ nhận thức,
đáp ứng những nhu cầu văn hóa tinh thần của sinh viên.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Văn hóa đọc của sinh viênTrường Đại học Sao Đỏ.
Chương 3: Giải pháp để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên trường Đại
học Sao Đỏ hiện nay.


12

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm 2016, các công ty xuất bản, phát hành trong nước đã chủ động đổi
mới phương thức hoạt động, mở rộng các điểm bán hàng, đặc biệt chú trọng
đưa sách và văn hóa phẩm về vùng sâu, vùng xa. Nhiều đơn vị liên tục mở
rộng kinh doanh, tạo mối quan hệ với ngành xuất bản thế giới, đưa ngành xuất
bản nước ta ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và có bước phát
triển mới trong đổi mới công nghệ và nâng cao đời sống, thu nhập của người
lao động.Đối tượng phục vụ của ngành ngày càng rộng rãi, ở các vùng miền
khác nhau của đất nước. Đặc biệt, với kết cấu dân số trẻ ở nước ta, sinh viên

là một lực lượng to lớn, là thị trường cần được khai thác có hiệu quả là điều
mà ngành xuất bản nên hướng tới.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh “Students”
với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức.
Sinh viên được xác định là một lực lượng quan trọng trong thanh niên
Việt Nam, đa số trong độ tuổi từ 18 đến 27. Trên cơ sở nghiên cứu của các bộ
môn khoa học như tâm lý học, xã hội học và đặc biệt là sinh lý học thì sinh
viên là giai đoạn phát triển cao về thể chất và cũng có nhiều những diễn biến
mạnh về tâm sinh lý.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu
sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, sinh viên, những người có hoạt
động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở
các trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng
nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý


13

thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá
bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp
với xu thế xã hội. Chẳng hạn, sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại
học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình,
mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó
họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động
học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học.
Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét
năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức,
thái độ, vào phương pháp học tập của họ.

Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh
giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí
thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập
ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh
viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế
mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho
mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của
sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp
họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê
với nghề lựa chọn.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ
là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hồi bão. Tuy nhiên, do quy luật
phát triển khơng đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hồn cảnh sống
và cách thức giáo dục khác nhau, khơng phải bất cứ sinh viên nào cũng được
phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động cịn hạn chế. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh


14

viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo
dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những
hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình
độ nhất định, sinh viên khơng tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi
thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt,
trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa,
hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hố
của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên

thế giới, kể cả văn hố phương Đơng và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu
những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do
đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột,
thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả
những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so
với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và
tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có
nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với
thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế
trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi
phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
Về mặt kinh tế - chính trị, các nhà nghiên cứu nhìn nhận sinh viên là
một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là nguồn lực thường xuyên bổ sung
cho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực, là bộ phận quan trọng cấu thành lực
lượng sản xuất, rất năng động, nhạy cảm, gắn bó với tiến trình phát triển xã
hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo mới, tham gia xây dựng giai cấp
cơng nhân, trí thức, xây dựng các lực lượng vũ trang.


15

Từ đó có thể rút ra nội dung tổng quát về khái niệm sinh viên:Sinh viên
là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù. Những nét đặc trưng của sinh viên
hồn tồn khơng giống với các nhóm xã hội khác. Sinh viên được phân chia
theo độ tuổi, gắn với giai cấp, tầng lớp xã hội.
Như vậy có thể hiểu sinh viên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù
bao gồm những người trong một độ tuổi tương đối nhất định, có sự phát triển
nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong nhiều lĩnh vực hoạt

động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trị quyết định đối với sự
phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.
Theo Wikipedia: Hiểu theo nghĩa thông thường, sinh viên là người học
tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó học được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ
được xã hội công nhận qua các bằng cấp đạt được trong quá trình học tập, q
trình học tập đó theo phương pháp chính quy, tức là phải trải qua bậc tiểu học
và trung học.
Nếu hình dung cơ cấu xã hội chia theo các giai cấp, tầng lớp…là chia
theo chiều dọc, thì sinh viên là lớp cắt ngang chứa đựng tất cả những người ở
một độ tuổi tương đối nhất định của các giai cấp và tầng lớp xã hội đó. Ngành
xuất bản phục vụ tồn xã hội, chính vì thế, sinh viên là một đối tượng mà
ngành xuất bản phải hướng tới để đáp ứng một lượng nhu cầu lớn và văn hóa
đọc của sinh viên.
1.1.2. Khái niệm xuất bản phẩm và sách
a. Khái niệm xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm theo nghĩa thông thường là sản phẩm của hoạt động
xuất bản, là các tác phẩm sau khi gia công biên tập, qua chế bản, nhân bản để
phát hành tới công chúng. Xuất bản khơng định kỳ bao gồm: sách in – loại
hình chủ yếu của xuất bản phẩm “nó dùng chữ viết, tranh ảnh, âm thanh, và


16

các ký hiệu khác nhau dựa theo một chủ đề và kết cấu nhất định để tạo nên
một chỉnh thể độc lập, nhân bản rồi phát hành ra công chúng”. Còn Liên hiệp
quốc đề nghị thống kê sách là xuất bản phẩm khơng định kỳ có số trang ít
nhất là 49 trang (khơng kể trang bìa mặt) (1964). Ngồi ra xuất bản phẩm cịn
bao gồm các hình thức khác như: băng, đĩa nhạc, đĩa hình.

Khái niệm xuất bản phẩm được quy định tại tại Điều 4, Luật Xuất bản
năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2008 như sau:“Xuất bản phẩm là tác
phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng
dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi và cịn được thể hiện bằng hình
ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau”.Xuất bản
phẩm được thể hiện dưới các hình thức sau đây:Sách, kể cả sách cho người
khiếm thị, sách điện tử; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích; tờ rời, tờ gấp có nội
dung quy định tại Điều 4 Luật Xuất bản; Lịch các loại dưới dạng xuất bản
phẩm; Băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của nhà xuất bản có
nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Theo Luật xuất bản năm 1993, “Xuất bản phẩm quy định tại luật này là
tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, cơng nghệ, văn học,
nghệ thuật và các tác phẩm khác được xuất bản, in, nhân bản bằng các vật
liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu
số, tiếng nước ngồi, được xuất bản khơng định kỳ nhằm phổ biến cho nhiều
người” [11, tr. 5-6].
Trong Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993, xuất bản phẩm được cụ thể
hóa gồm các loại: “Sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, ca ta lơ, tờ rơi, tờ gấp,
lịch, bản đồ, át lat, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, băng
âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách”
[10, tr. 12].


17

Trong điều 1 Nghị định của Chính phủ năm 2005 lại ghi rõ:Xuất bản
phẩm quy định tại điều 4, Luật Xuất bản được thể hiện dưới các hình thức sau
đây: 1. Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử, sách trên mạng
thơng tin máy tính (internet); 2. Tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi, tờ gấp,

câu đối, cuốn thư;3. Lịch tờ, lịch blốc, lịch bàn, lịch túi, lịch sổ, lịch bướm; 4.
Băng, đĩa, âm thanh, băng, đĩa hình do Nhà xuất bản xuất bản có nội dung
thay sách hoặc minh họa cho sách.
Giải thích, hướng dẫn này lại khơng kể hết các loại hình xuất bản phẩm
như ở Nghị định 79 bởi không kể ra các loại “tài liệu”.
Nghị định có nói thêm loại “sách điện tử” và “sách trên mạng”. Song
hình thức cụ thể của nó cũng là đĩa mềm vi tính, đĩa CD – Rom, các thiết bị
điện tử…Vậy là, thuật ngữ “sách điện tử” ở đây chưa thật xác định, có thể gọi
là: “các xuất bản phẩm điện tử” sẽ chính xác hơn.
Xuất bản phẩm dù là loại hình nào cũng đều phải được phổ biến rộng
rãi tới độc giả. Với cách thức tiếp nhận khác nhau, nhiều loại hình xuất bản
phẩm đã chiếm được thị hiếu độc giả. Sinh viên – lực lượng trẻ luôn nhanh
nhạy nắm bắt những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ln tìm cho mình những
xuất bản phẩm phù hợp với đặc thù, sở thích của chính mình, vì vậy, sự đổi
mới, theo kịp xu thế hội nhập là yếu tố quan trọng mà các nhà xuất bản phải
hoạch định để tiến gần hơn với các đối tượng tiếp cận trong và ngoài nước.
b. Khái niệm sách
Sách là một tập gồm nhiều tờ giấy được đóng lại với nhau, có chứa văn
bản, minh họa, bản nhạc, ảnh hoặc các dạng thông tin khác. Các trang được
khâu hoặc dán lại với nhau ở một phía và được đóng bìa cứng hoặc bìa mềm.
Do đặc tính tương đối bền và dễ mang theo, sách được sử dụng từ nhiều thế
kỷ nay để lưu giữ và phổ biến thông tin.
Theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (Hà Nội, 1992,
Hoàng Phê), “Sách là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in,


18

đóng gộp lại thành quyển” (tr.892). Định nghĩa này chỉ mơ tả hình thức vật
chất của sách in hiện đại.

Sách có từ bao giờ? Hình thức đầu tiên của sách là các tấm đất sét được
khắc chữ bằng một dụng cụ viết gọi là bút trâm, được người Sumer, người
Babylon và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng. Hình thức gần gũi hơn với
sách ngày nay đó là các cuộn sách (book roll) hay các cuộn giấy (scroll) của
người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Những cuộn giấy này bao gồm các tờ
giấy papyrus, loại vật liệu giống như giấy được làm từ lõi cây sậy nghiền nhỏ
mọc ở vùng châu thổ sông Nile, được làm thành một dải liên tục và cuộn lại
quanh một cây gậy. Dải giấy có chữ viết (bằng bút cũng làm từ cây sậy) thành
những dòng hẹp và sát nhau trên một mặt giấy. Khi đọc, dải giấy cuộn được
trải ra. Các cuộn giấy papyrus có độ dài khơng giống nhau. Cuộn giấy dài
nhất còn lại đến ngày nay được bảo quản trong Bảo tàng Anh (4) ở London,
dài 40,5m. Sau đó, trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ (thế kỷ thứ IV đến thế kỷ I
tr.CN), các cuộn sách dài được chia nhỏ thành các cuộn ngắn hơn, khoảng
10m, và cùng được bảo quản trong một vật đựng.
Thế kỷ XIX cũng đánh dấu đỉnh cao của một quy trình phát triển dần
dần của xuất bản sách, được bắt đầu từ thế kỷ thứ I, trong đó, các cuộn giấy
khơng mấy tiện dụng đã được thay thế bằng các sách chép tay có hình chữ
nhật (codex là thuật ngữ Latin dùng để chỉ sách), tổ tiên trực tiếp của sách
hiện nay. Sách chép tay ban đầu được người Hy Lạp và La Mã sử dụng nhằm
mục đích ghi chép trong kinh doanh hay học tập tại trường học. Đó là các
cuốn vở khổ nhỏ, có vịng, với hai hoặc nhiều phiến gỗ bề mặt được phủ sáp
mịn, có thể khắc lên bằng bút trâm và dùng lại được nhiều lần. Đôi khi, giữa
các phiến gỗ cịn được đính thêm những tờ giấy bằng da.
Sách in cơng nghiệp xuất hiện có ý nghĩa cách mạng, mang dấu ấn lịch
sử. Sứ mệnh khai sinh ra ngành công nghiệp in hiện đại thuộc về Gutenbec


19

(Gutenberg), người Đức vào thế kỷ thứ XV (1444). Cùng với tiến bộ trong

lĩnh vực kỹ thuật, bước nhảy vọt trong xuất bản sách còn nhờ sự thúc đẩy của
các động lực văn hóa, tinh thần.
Như vậy, khái niệm sách đã được biến đổi cùng với sự phát triển của
văn hóa, văn minh. “Việc biến tài liệu viết thành sách in được coi là biểu
tượng cho các chuyển biến trí tuệ và xã hội, đánh dấu sự ra khỏi trung cổ và
biến tài liệu viết thành một công cụ vô song của truyền thông”[23, tr. 45].
Trong thời đại công nghiệp, đặc biệt cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
xuất bản sách in đạt đến cực thịnh, ngành xuất bản trở thành ngành cơng
nghiệp lớn, có lợi nhuận cao. Sách in là loại hình chủ yếu của xuất bản phẩm.
Nó là loại xuất bản phẩm dùng chữ viết, tranh ảnh, âm thanh và các ký hiệu
khác, dựa theo những chủ đề và kết cấu nhất định để tạo nên một chỉnh thể
độc lập, nhân bản rồi phát hành ra công chúng.
Vậy sách là một sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân loại đã có từ thời
cổ đại, gắn liền với sự ra đời của chữ viết. Nội dung của sách chứa đựng các
giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc
tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới
dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình vẽ, kí hiệu âm thanh, số hóa,…) của
các dân tộc khác nhau, nhằm để lưu giữ, tích lũy hoặc truyền bá rộng rãi trong
xã hội. Về hình thức, sách là một khái niệm mở - hình thức sách còn thay đổi,
được cấu thành bởi các dạng vật liệu khác nhau, theo phương pháp chế tác và
nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa
học công nghệ ở mỗi thời đại.
Sách điện tử là một loại hình sách mới của thời đại thông tin, là sách của
thời đương đại và tương lai. Sự ra đời của sách điện tử cũng là bước phát triển
cách mạng trong hoạt động xuất bản. Nội dung khái niệm sách lại mở rộng
thêm. Sách điện tử là loại sách không được in trên giấy, mà được lưu giữ và


×