Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng bộ công an trung ương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ NGÂN

CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CHUYÊN TRÁCH CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
THUỘC ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ NGÂN

CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CHUYÊN TRÁCH CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
THUỘC ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY



Ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nƣớc
Mã số : 60 31 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS. Trƣơng Ngọc Nam

Hà Nội - 2016


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trần Thị Anh Đào


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng cơng bố trong cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHUYÊN TRÁCH CỦA ỦY BAN
KIỂM TRA CÁC CẤP CỦA ĐẢNG ............................................................... 10

1.1. Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng....................................................... 10
1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra,
giám sát chuyên trách của ủy ban kiểm tra các cấp Đảng .................. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CHUYÊN TRÁCH CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
THUỘC ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY ........................ 40

2.1. Thực trạng hoạt động của ủy ban Kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ
Công an Trung ương ........................................................................... 40
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách
của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ Công an Trung ương
hiện nay ............................................................................................... 53
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CHUYÊN TRÁCH CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
THUỘC ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG ............................................ 72

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát
chuyên trách của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ Công an
Trung ương.......................................................................................... 72
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra,
giám sát chuyên trách của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ
Công an Trung ương thời gian tới ...................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAND

Công an nhân dân

CATW

Công an Trung ương

CBKT, GS

Cán bộ Kiểm tra, giám sát

CTKT, GS

Công tác Kiểm tra, giám sát

KT, GS

Kiểm tra, giám sát

UBKT

Ủy ban kiểm tra



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định: xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa sống cịn đối với Đảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo đất nước phát triển
vững mạnh theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với xây dựng Đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng được xác định là một chức năng lãnh đạo, nội dung quan trọng bảo đảm
sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của
công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng. Người chỉ rõ: “Làm mà khơng kiểm
tra thì khơng biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa
chữa”. Người cịn nhấn mạnh: “Đối với cơng tác xây dựng Đảng thì cơng tác
kiểm tra, giám sát càng có tầm quan trọng đặc biệt, vì cơng tác kiểm tra có
tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên, cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với
Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó góp phần
vào việc củng cố về tư tưởng, tổ chức”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
(Khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng khẳng
định phải “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất và bảo đảm thực
hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, phịng ngừa
suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên…”.
Tuy nhiên, “việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”, do đó,
để cơng tác kiểm tra, giám sát thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng một
cách triệt để, cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm
tra, giám sát đủ tiêu chuẩn cả về đức và tài, phẩm chất và năng lực.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và đất nước đẩy mạnh hội nhập quốc tế
sâu rộng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các



2
thế lực thù địch tăng cường hoạt động “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường phá hoại, chia rẽ nội bộ, làm suy yếu và
làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng; trong nội bộ, “một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý,
kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá
nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,
cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ nguyên tắc”; “những biểu hiện xa
rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn
biến phức tạp”… tất cả đặt ra cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhiệm
vụ nặng nề, phức tạp và lâu dài.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy Công
an Trung ương, cấp ủy Công an các cấp trong Đảng bộ Công an Trung ương,
đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách của ủy ban kiểm tra các cấp
thuộc Đảng bộ Cơng an Trung ương đã có sự phát triển và trưởng thành: số
lượng được tăng cường, chất lượng từng bước được nâng cao; các khâu của
công tác cán bộ cơ bản được thực hiện đồng bộ, đúng quy định; chế độ, chính
sách đối với cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách được quan tâm; ý thức
phấn đấu, rèn luyện của cán bộ có chuyển biến rõ nét… Do đó, đã góp phần
quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp
ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trongĐảng bộ Công an Trung ương; đồng thời
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tuy nhiên, so với
yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới thì đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát
còn những hạn chế nhất định: số lượng cịn mỏng, trình độ và năng lực cịn
hạn chế; chất lượng một số khâu trong công tác cán bộ còn chưa cao, một số
cán bộ yếu kém về phẩm chất, đạo đức và phương pháp công tác… Trong khi
đó, nhiệm vụ cơng tác cơng an và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong

CAND ngày càng nặng nề, địi hỏi phải tiếp tục đầu tư tăng cường cơng tác


3
kiểm tra, giám sát và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách
UBKT các cấp trong CAND và trong Đảng bộ Công an Trung ương.
Từ những lý do cơ bản trên, để đánh giá khách quan, toàn diện chất
lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách của UBKT các cấp trong
Đảng bộ CATW, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) học viên mạnh dạn lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên
trách của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ Công an Trung ương” để
làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao học Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà
nước, khóa 20 khơng tập trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát đã được
nhiều nhà lư luận, nhà khoa học, nhà quản lư ở cấp Trung ương và cấp cơ sở
quan tâm nghiên cứu. Trong đó mảng đề tài về đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám
sát chuyên trách đối với lĩnh vực kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung, kiểm
tra, giám sát của Cơng an nhân dân nói riêng cũng được quan tâm nghiên cứu
và có những đóng góp đáng kể cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Theo
nội dung liên quan đến đề tài, có thể tóm tắt tình hình nghiên cứu đó như sau:
2.1. Các sách đã xuất bản
+ Tác giả Phạm Ngọc Kỳ (2000) có chuyên khảo nghiên cứu về Quyền
giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia; tác giả đã đề cập đến
công tác giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam,
đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong công tác giám sát của
Quốc hội để từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm.
+ Tác giả Đặng Đình Vân (2006), có chuyên khảo nghiên cứu về Nhân
dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb

Chính trị Quốc gia; tác giả đã đề cập chủ yếu đến vai trò của Nhân dân, lực
lượng thực hiện công tác giám sát các cơ quan dân cử.


4
+ Lê Hồng Liêm (2008), Công tác KT, GS của Đảng với phòng chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; tác giả đã
làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phịng chống tham nhũng và cơng
tác KT, GS; khảo sát thực trạng và đề xuất những giải pháp tăng cường cơng
tác KT, GS nhằm phóng chống tham nhũng có hiệu quả từ nay đến năm 2020.
+ Phạm Thị Hải Chuyền (Chủ biên) (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơng tác KT, GS, kỷ luật đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các
tác giả trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác KT, GS và kỷ luật Đảng; tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơng tác KT, GS và kỷ luật của Đảng thời gian qua; Yêu cầu và một số giải
pháp nhằm tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác KT,
GS và kỷ luật Đảng trong giai đoạn hiện nay. Sách là tài liệu tham khảo thiết
thực đối với UBKT các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra, góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS và kỷ luật của tồn Đảng.
+ Nguyễn Văn Chi (2011), Cơng tác KT, GS thực hiện nghị quyết Đại
hội X của Đảng những dấu ấn sâu sắc. Nội dung cuốn sách mang tính tổng
kết thực tiễn, chỉ đạo và định hướng về công tác KT, GS và thi hành kỷ luật
của Đảng.
+ Cao Văn Thống (2012), Đổi mới phương thức KT, GS của Đảng giai
đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sách là tài liệu thiết thực, giúp
cho các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp, chi bộ, đảng viên và Nhân dân
nghiên cứu, vận dụng trong công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng trong tình
hình hiện nay. Nội dung sách gồm 2 phần: Quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về phương thức KT, GS và việc vận dụng thực hiện từ Đại hội X của
Đảng đến nay; Một số văn bản của Đảng về phương thức KT, GS.

+ Mai Thế Dương (2013) chủ biên cuốn sách “Tăng cường công tác
giám sát của Đảng”Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tập trung đi sâu


5
vào thực trạng công tác giám sát của Đảng trong thời gian qua và đưa ra một số
giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác giám sát của Đảng trong thời gian tới.
+ Cao Văn Thống - Đỗ Xuân Tuất - Trần Duy Hưng (2015), Công tác
KT, GS, kỷ luật đảng qua các nhiệm kỳ đại hội, Nxb Hồng Đức. Tác giả tập
trung hướng dẫn qua các văn bản chỉ đạo công tác KT, GS, kỷ luật đảng qua
các nhiệm kỳ, để từ đó có hướng đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công
tác KT, GS và kỷ luật đảng.
2.2. Các Đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ
2.2.1. Đề tài khoa học
+ GS,TS Nguyễn Thị Doan (2005) Đề tài khoa học cấp Nhà nước đã
nghiên cứu về“Đổi mới công tác kỷ luật trong Đảng nhằm nâng cao sức chiến
đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới”. Cơng trình đã đề cập tồn diện
và khai thác sâu sắc cơ sở lý luận về KT, GS. Song đề tài chưa đặt vấn đề liên
hệ về công tác KT, GS ở một số địa phương hoặc bộ ngành nào cụ thể.
+ TS. Lê Văn Giảng (2006), Đề tài KHBĐ - 35 đã nghiên cứu về “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát của ủy ban kiểm tra các
cấp trong tình hình hiện nay”. Cơng trình khoa học đề cập chủ yếu đến việc
thực hiện công tác giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp và đề cập đến việc
lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp.
+ Đề tài KHBĐ (2014) - 03 do đồng chí Mai Thế Dương làm chủ
nhiệm đã nghiên cứu về “Công tác KT, GS của Đảng qua 30 năm đổi mới:
thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp”. Cơng trình đã tổng kết công
tác KT, GS của Đảng qua 30 năm đổi mới về cả lý luận và thực tiễn - hệ
thống hóa lý luận. Qua đó chỉ rõ những vấn đề lý luận về công tác KTGS, kỷ
luật đảng còn bất cập, chưa đủ rõ cần làm sáng tỏ. Đánh giá các kết quả thực

hiện các nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật đảng của các cấp ủy, tổ chức đảng,
UBKT các cấp qua 30 năm đổi mới.


6
2.2.2. Các luận án, luận văn liên quan
+ Trương Thị Thông (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm
tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ
khoa học lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; luận án đã nêu
lên quan niệm về đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng, đánh giá,
phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng.
+ Bùi Văn Bát (2002), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành
Kiểm tra Đảng, Tiểu luận tốt nghiệp lớp lý luận chính trị cao cấp khóa 2000 –
2002, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Bùi Thị Hải Yến (2013), Công tác KT, GS của UBKT TU Vĩnh Phúc
trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền
Nhà nước, Học viện báo Chí và Tun truyền chỉ ra cơng tác kiểm tra, công
tác giám sát và mối quan hệ giữa 2 hoạt động này, từ đó chỉ ra thực trạng và
đề xuất giải pháp tăng cường công tác KT, GS của UBKT tỉnh ủy Vĩnh Phúc
hiện nay.
+ Doãn Văn Mậu (2014), Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của
UBKT ở Đảng bộ Học viện Quân y giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Luận
văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề cơ bản về lý luận cơng tác KT, GS. Từ
đó luận văn đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác KT, GS của UBKT ở
Đảng bộ Học viện Quân y và đề xuất một số phương hướng, giải pháp.
2.2.3. Các bài báo, tạp chí
+ Tơ Quang Thu (2010);“KT, GS góp phần xây dựng Đảng ta là đạo
đức, là văn minh”;Tạp chí Kiểm tra số 2 - 2010. Qua bài viết tác giả đề cập
đến vấn đề KT, GS góp phần làm cho Đảng luôn phải đổi mới.

+ Ngô Văn Dụ (2011); “Làm tốt cơng tác KT, GS góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra số 2.Qua bài
viết tác giả đề cập đến vấn đề Cấp ủy các cấp chủ động tiến hành KT, GS việc
chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng.


7
+ Ngô Quốc Thái (2012); “Những điểm mới về công tác giám sát trong
các quy định của Đảng khoá XI”; Tạp chí Kiểm tra số 6-2012đã chỉ ra những
điểm mới cụ thể để các tổ chức đảng, cơ quan chuyên trách về công tác giám
sát thực hiện theo đúng quy định mà Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra.
+ Tô Quang Thu (2013); “Công tác KT, GS tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 - Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã
bám sát vào 4 nhóm giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI để
thực hiện cơng tác KT, GS trong tình hình hiện nay.
+ Trần Văn Ba (2014); “Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra trong Đảng
bộ Công an Trung ương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong
tình hình hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
+ PGS.TS Trần Xuân Dung (2014); Ngành Xây dựng Đảng và Chính
quyền Nhà nước, Học viện An ninh nhân dân góp phần đào tạo cán bộ chuyên
trách công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ CATW hiện nay, Kỷ yếu hội
thảo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
+ Phạm Hồng Hà (2014), Cần có đội ngũ cán bộ kiểm tra giỏi về
chuyên môn, vững về lập trường và đủ bản lĩnh thực hiện nhiệm vụ KT, GS,
Tạp chí Kiểm tra, số 3 -2014.
+ Đinh Công Hải (2014); “Tham mưu giúp cấp ủy thực hiện tốt nhiệm
vụ KT, GS”; Tạp chí Kiểm tra số 2-2010; UBKT tỉnh ủy chủ động tích cực
tham mưu giúp ban thường vụ thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ
KT, GS theo điều 30 Điều lệ Đảng.
+ Cao Văn Thống (2015); “Công tác KT, GS nâng cao vị thế và vai trò cầm

quyền của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra số 7đã khẳng định cơng tác KT, GS thực sự là
một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, và đó là nhiệm vụ thường xuyên
của tồn Đảng, từ đó nêu một số nhiệm vụ, giải pháp trong tình hình mới.
Những kết quả nghiên cứu, bài viết trên đã có đóng góp lớn, cung cấp
cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần thực hiện tốt công tác KT, GS trong Đảng.


8
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên đề đội ngũ
cán bộ kiểm tra, giám sát chuyên trách của UBKT các cấp trong Đảng bộ
CATW trong tình hình hiện nay; trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc
những kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã nghiên cứu, tác giả đi sâu
nghiên cứu đề tài nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đội ngũ CBKT, GS chuyên trách của UBKT các cấp
trong Đảng bộ CATW, đề tài đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thời gian tới, đủ sức thực hiện tốt
CTKT, GS của Đảng trong CAND.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về đội ngũ CBKT, GS và xây dựng đội
ngũ CBKT, GS.
+ Làm rõ thực trạng đội ngũ CBKT, GS chuyên trách của UBKT các
cấp trong Đảng bộ CATW.
+ Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ CBKT, GS chuyên trách của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ CATW
trong tình hình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
KT, GS chuyên trách của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ CATW.

- Phạm vi nghiên cứu: từ 2010 đến nay; từ đó đề ra phương hướng và
giải pháp cho những nhiệm kỳ tiếp theo.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về xây dựng
đội ngũ cán bộ nói chung, về cơng tác kiểm tra và xây dựng đội ngũ CBKT
chuyên trách nói riêng.


9
+ Đề tài sử dụng các văn bản, nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài
khoa học về công tác KT, GS của Đảng bộ CATW và dựa trên khảo sát thực
tiễn công tác xây dựng đội ngũ CBKT, GS chuyên trách của UBKT các cấp
thuộc Đảng bộ CATW từ năm 2009 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử
dụng kết hợp các phương pháp chuyên ngành và liên ngành, như: phương
pháp lịch sử, lơ gíc, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, khảo sát thực tế,
thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp chuyên gia...
6. Đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về chất lượng đội ngũ
CBKT, GS chuyên trách của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ CATW. Việc nghiên
cứu đề tài này góp phần hệ thống hóa lý luận về xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ CBKT, GS chuyên trách của UBKT các cấp thuộc Đảng bộ
CATW.
Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng trong hệ thống các trường chính
trị, các trường Công an nhân dân. Đồng thời, những giải pháp đề xuất trong
đề tài có thể là cơ sở để các cấp ủy, UBKT các cấp trong Đảng bộ CATW
tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

CBKT, GS chuyên trách đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu thành ba chương, 7 tiết.


10
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHUYÊN TRÁCH
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP CỦA ĐẢNG
1.1. Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng và đội ngũ cán bộ chuyên
trách của ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng
1.1.1. Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đảng
1.1.1.1. Khái niệm
- Công tác kiểm tra của Đảng
Theo từ điển tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét…” [56, tr.504].
Theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI
(ban hành theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 Ban Chấp hành
Trung ương - gọi tắt là Hướng dẫn số 46):
Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là
việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết
điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên
trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước [26, tr.132] .
Công tác kiểm tra là công việc của nhà nước, đồn thể được tiến hành
theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm xem xét, đánh giá việc ban hành và tổ
chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch của cơ quan,

tổ chức đó trong thực tiễn.
Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của Đảng, được tiến hành đối
với tổ chức đảng và đảng viên nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá
việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các quy định, quyết định của


11
Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có liên quan đến kỷ
cương, kỷ luật của Đảng và đưa ra hình thức xử lý kịp thời, đúng đắn.
+ Chủ thể kiểm tra bao gồm: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; UBKT, các ban đảng,
văn phòng cấp ủy, cơ quan UBKT (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp
việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn.
+ Đối tượng kiểm tra bao gồm: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên;
UBKT, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng
đoàn; đảng viên.
* Nội dung kiểm tra:
+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước.
+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế
độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phịng chống tham nhũng,
lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải
cách tư pháp.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
+ Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử
dụng cán bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên
và nhân dân.
+ Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu
tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.


12
Xuất phát từ các khái niệm trên và thực tiễn về cơng tác kiểm tra, có
thể khái niệm như sau: Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của
Đảng, là việc xem xét, đánh giá, kết luận đúng, sai đối với tổ chức đảng và
đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, các quy định của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
Công tác kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh
giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng
cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Công tác giám sát của Đảng
Cũng như kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong hoạt
động lãnh đạo và quản lý của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội, diễn ra trong tất
cả các khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý của mọi tổ chức.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực
hiện đúng những điều quy định không” [56, tr.389].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giám sát là một hình thức hoạt
động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc
sự chấp hành những quy tắc chung nào đó”[54, tr.112].
Theo Từ điển Nghiệp vụ phổ thông của Viện khoa học Công an năm 1977:
“Giám sát là dùng lực lượng công an hoặc quần chúng để trực tiếp quan sát, theo
dõi tại chỗ các biến động của đối tượng theo yêu cầu cụ thể”[62,tr.224].
Theo Từ điển Luật học:
Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động

thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích
cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi
đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được
xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm
chỉnh [55, tr.174].


13
Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (Số 05/2003/QH11, ngày
17-6-2003): “Giám sát là việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc
hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu
sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Giám sát của Đảng được quy định vào Điều lệ Đảng từ khoá X (năm
2006). Hiện nay, theo Hướng dẫn số 46:
Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức
đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm
chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định của Đảng [57, tr.133].
Công tác giám sát của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Tổ chức đảng
và đảng viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định, nhằm
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự
giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết,
các chỉ thị, các quy định, quyết định của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy
định của Ban Chấp hành Trung ương.
+ Chủ thể giám sát bao gồm: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; UBKT, các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy.

+ Đối tượng giám sát bao gồm: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở,
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên;
UBKT, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng
đoàn; đảng viên.
* Nội dung giám sát:
+ Đối với tổ chức đảng:


14
Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ
trách và những nội dung do cấp ủy giao.
+ Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Từ các khái niệm trên về giám sát và thực tiễn cơng tác giám sát có thể
rút ra khái niệm giám sát như sau: Giám sát là một trong những chức năng
lãnh đạo của Đảng, là quan sát, theo dõi, đánh giá, nhận xét về ưu, khuyết
điểm đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh,
Điều lệ, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Công tác giám sát của Đảng là toàn bộ hoạt động theo dõi, quan sát,
xem xét một cách chủ động, thường xuyên, liên tục của tổ chức đảng có thẩm
quyền đối với tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát và sẵn sàng tác
động bằng các biện pháp tích cực để bắt buộc và hướng hoạt động của đối
tượng giám sát thực hiện đúng những điều đã quy định.
1.1.1.2. Vị trí, vai trị và tính tất yếu khách quan của kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng
Thực tiễn chứng minh rằng, lãnh đạo không chỉ là việc đề ra chủ
trương, đường lối, bố trí cán bộ, tổ chức thực hiện mà còn phải kiểm tra, giám
sát. Không những kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh
chính trị, chủ trương, chính sách, mà kiểm tra ngay bản thân Cương lĩnh

chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra các tổ chức tiến hành kiểm tra
nhằm đảm bảo đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và
thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính ngun tắc; vừa là
chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội dung, phương pháp, quy trình
lãnh đạo của Đảng.
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ln xác
định kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Văn kiện


15
Đảng qua các kỳ đại hội đều khẳng định nhất quán quan điểm này. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ III: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo
của Đảng”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV: “không kiểm tra coi như
không lãnh đạo”. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ V: “cơng tác kiểm tra là
một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng. Lãnh đạo mà khơng
kiểm tra thì coi như khơng có lãnh đạo”. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
VI: “Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của Đảng, là một khâu quan trọng
của tổ chức thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh
quan liêu”. Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
và XI tiếp tục khẳng định “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo
của Đảng” [18, tr.50].
- Công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ
cơng tác xây dựng Đảng
Cơng tác xây dựng Đảng có nhiều lĩnh vực: cơng tác tư tưởng, cơng tác
tổ chức và cán bộ, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó cơng tác kiểm
tra, giám sát là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng
Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X của Đảng đã rút ra một trong những
bài học kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng Đảng, trong đó có cơng tác
kiểm tra, giám sát của Đảng là:

Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công
tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm,
phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra,
giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên,
xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên
ngày càng trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò giám sát của


16
nhân dân, của Mặt trận, các đoàn thể và của các cơ quan thông tin
đại chúng [16, tr.278].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh:
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Các cấp ủy,
tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng. Tập trung
kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; việc chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ;
việc thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ
đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc
điều ta, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm
trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát việc
tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạp, đề bạt, bố trí, sử dụng
cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng,
nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ,
cơng tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp,

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và
thầm quyền của mỗi cơ quan [17, tr.262-263].
- Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng; là nhiệm vụ
trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng và đảng viên
Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng được tiến hành
đối với tổ chức đảng và đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
ta ln xác định: Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn
Đảng. Các tổ chức đảng, trước hết là các cấp ủy đảng, Bộ Chính trị và các ban


17
thường vụ cấp ủy, cần tự mình tiến hành kiểm tra và sử dụng các ban để tổ
chức thường xuyên nhiệm vụ kiểm tra. Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm
vụ của toàn Đảng, tức là của mọi tổ chức đảng và đảng viên, tiến hành theo
quy định của Điều lệ Đảng và sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.
Để bảo đảm vai trị lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy
ban kiểm tra các cấp phải chú trọng và thường xuyên tiến hành công tác kiểm
tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Đảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời
là một bộ phận của hệ thống ấy. Sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành thông qua
tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Mỗi tổ chức đảng và đảng viên dù công tác ở lĩnh vực, cương vị nào đều
phải tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng. Đó là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của
mọi tổ chức đảng và đảng viên, là biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
làm cho Đảng thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đổi
mới, chỉnh đốn Đảng,bảo đảm lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng.
1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tổ chức bộ máy của uỷ ban kiểm tra
các cấp

* Vị trí, vai trị của ủy ban kiểm tra
Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng là một cơ quan trong cơ cấu của ban
chấp hành các cấp của Đảngcó vai trị nịng cốt trong thực hiện nhiệm vụ KT,
GS theo quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng hiện hành, có vai trị quan trọng
trong xây dựng Đảng vững mạnh và giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Tổ chức ủy ban kiểm tra các cấp bao gồm: ủy ban kiểm tra do cấp ủy
cùng cấp bầu ra và cơ quan giúp việc do cấp ủy cùng cấp quyết định. Ủy ban
kiểm tra và cơ quan giúp việc ủy ban kiểm tra cùng cấp là những tổ chức của
Đảng phải tuân theo các nguyên tắc về xây dựng tổ chức đảng, đồng thời căn


18
cứ vào tình hình và u cầu của cơng tác xây dựng Đảng từng thời kỳ và thực
tiễn hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng để tổ chức
cho phù hợp.
Ủy ban kiểm tra các cấp đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng
cấp; sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra cấp trên;
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết
định theo đa số.
* Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp
- Chức năng
UBKT Trung ương là cơ quan KT, GS chuyên trách của Ban Chấp hành
Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ
Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Ủy ban kiểm tra các cấp là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của
ban chấp hành, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều
lệ Đảng; tham mưu, giúp ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng bộ.
- Nhiệm vụ

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy ban kiểm tra các cấp có
nhiệm vụ:
+ Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi
phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện
nhiệm vụ đảng viên.
+ Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiện vi phạm trong việc
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.


19
+ Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý
và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban
Chấp hành Trung ương.
+ Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc
đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.
+ Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu
nại về kỷ luật Đảng.
+ Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp
ủy cùng cấp [18, tr.52-53].
Nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy gồm:
+ Phối hợp với các ban của cấp ủy giúp cấp ủy xây dựng phương
hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức lực
lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng
(theo Điều 30 Điều lệ Đảng).
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng.

+ Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc
thẩm quyền xem xét, quyết định của cấp ủy.
+ Tham gia ý kiến với cấp ủy và các ban của Đảng có liên quan trong
việc giúp cấp ủy cùng cấp chuẩn bị và chuẩn y nhân sự cấp ủy; ban cán sự
đảng, đảng đoàn và ủy ban kiểm tra của các cấp ủy trực thuộc; trong việc
đánh giá, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.
+ Cùng các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung những kỳ họp của
cấp ủy bàn về công tác kiểm tra, giám sát và công tác xây dựng Đảng có liên
quan đến cơng tác kiểm tra, giám sát; hướng dẫn thực hiện nghị quyết, chỉ thị
của cấp ủy cấp trên và cấp mình về những nội dung nói trên. Qua thực hiện


×