Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phân tích hoạt động kinh tế báo chí cơ quan báo mạng điện tử (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vietnamnet năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

NGƠ CAO TÙNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ
CƠ QUAN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
(Nghiên cứu trường hợp Báo điện tử VietNamNet năm 2015)

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: PGS, TS. Hà Huy Phƣợng

HÀ NỘI - 2016


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Nguyễn Văn Dững



3
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
được hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Huy Phượng. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này trung thực và chính
xác. Những kết quả của Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào.

Tác giả Luận văn

NGÔ CAO TÙNG


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành Luận văn này, tơi xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo ở Học
viện Báo chí và Tun truyền, Khoa Báo chí học và Phịng Quản lý Đào tạo Sau
Đại học – Học viện Báo chí Tun truyền đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành
khố học và trình bày Luận văn này. Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Hà Huy Phượng – người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện Luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và
kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận văn. Tôi xin cảm
ơn sự hợp tác và giúp đỡ của lãnh đạo, phòng chuyên môn và các đồng nghiệp tại
báo điện tử VNN vì đã giúp tơi thực hiện thành cơng Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ– NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN .........................10
1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................10
1.2. Vai trò của hoạt động kinh tế báo chí .......................................................18
1.3. Nguyên tắc và phương thức hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo
mạng điện tử.....................................................................................................24
1.4. Những yêu cầu đối với việc hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo
mạng điện tử.....................................................................................................33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA CƠ
QUAN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
VIETNAMNET.VN ...........................................................................................46
2.1. Tổng quan về Báo mạng điện tử VietNamNet .........................................46
2.2. Khảo sát hoạt động kinh tế báo chí tại cơ quan Báo mạng điện tử
VietNamNet .....................................................................................................54
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động tế báo chí tại cơ quan báo mạng điện tử
VietNamNet .....................................................................................................60
2.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế báo chí tại cơ quan
Báo mạng điện tử VietNamNet........................................................................66
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..........................................................................................................75
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo
mạng điện tử ở nước ta hiện nay ......................................................................75
3.2. Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm báo mạng điện tử nói chung, Báo
mạng điện tử VietNamNet nói riêng để phát triển kinh tế báo chí.......................83
3.3. Giải pháp tăng nguồn thu từ các hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan
báo mạng điện tử nói chung, Báo VietNamNet nói riêng ...............................93
3.4. Một số khuyến nghị khoa học nhằm phát triển hoạt động kinh tế báo chí
của cơ quan báo mạng điện tử nói chung, Báo mạng điện tử VietNamNet nói

riêng..................................................................................................................96
KẾT LUẬN .......................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................103
PHỤ LỤC ..........................................................................................................107


6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1. Nguồn thu từ quảng cáo trên sản phẩm của báo VNN năm
2015 ......................................................................................................... 56
Bảng 2.2. Doanh thu từ kinh doanh đầu số 997 ..................................... 57
Bảng 2.3. Nguồn thu từ hoạt động kinh tế báo mạng điện tử VNN năm
2015 ......................................................................................................... 57
Biểu đồ 2.1 – Biểu đồ nguồn thu từ hoạt động quảng cáo của VNN năm
2015 ......................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.2 – Biểu đồ nguồn thu từ hoạt động kinh tế báo chí báo VNN năm
2015 ......................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.3. Nguồn thu quảng cáo từ 2013 đến 2015 của báo VNN ..... 62
Biểu đồ 2.4 – Biểu đồ nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ đầu số 977 giai
đoạn 2013 - 2015 ..................................................................................... 62
Hình 2.1 - Giao diện trang chủ báo mạng điện tử VNN ........................ 47
Hình 2.2 - Giao diện mới báo mạng điện tử VNN từ 30/12/2015 ......... 49


7
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GS

: Giáo sư


PGS.TS

: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TSKH

: Tiến sĩ Khoa học

TS

: Tiến sĩ

XHCN

: Xã hội Chủ nghĩa

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

VNE

: VnExpress

VNN

: VietNamNet



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840 ở các nước
tư bản phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh
nghiệp tư bản sinh lời. Vì vậy, bản than chúng cũng chịu sự tác động của tất
cả quy luật của hoạt động kinh doanh như: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh,
tập trung hoá, độc quyền hoá và những luật lệ khác. Tất cả những điều đó để
lại dấu ấn trong hoạt động báo chí hàng ngày và hoạt động của những tổ chức
hữu quan. Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồn thu của
báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng phát
hành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm
có số lượng phát hành cao nhất. Điều đó làm cho các nhà báo phải thay đổi
nội dung và cách trình bày ấn phẩm.
Khơng thể phủ nhận rằng: kỷ ngun số đã và đang giúp cho nền báo
chí tồn thế giới phát triển nhanh hơn về mọi mặt. Công nghệ số làm cho báo
chí tồn thế giới có bước nhảy vọt về thời gian thông tin, không gian bao phủ,
cách thức tiếp cận thông tin, tăng về số lượng bạn đọc, cũng như số lượng và
chất lượng thông tin… Mới chỉ qua chừng hơn một thập niên công nghệ
thông tin bùng nổ, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một thực tế là trong kỷ
nguyên số, báo chí đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn, làm nảy sinh những
thách thức chưa từng có, trở thành vấn đề ngày càng cấp bách của nền báo chí
nói chung, ở cả thế giới và Việt Nam. Internet đã làm giảm đáng kể chi phí
đầu vào cho bất kỳ ai muốn xuất bản các nội dung truyền thông. Nhiều người
tiêu dung các sản phẩm báo chí đã tự trở thành nhà sản xuất và các nhà xuất
bản nội dung – được gọi là “nhà sản xuất. Qua tất cả các phương tiện truyền
thông, mọi người giờ đây có thể tiếp cận nội dung qua đa nền tảng. người
điều tiết thị trường là độc giả. Độc giả xác định những gì họ muốn và làm thế
nào để có được chúng.



2
Kinh tế báo chí ở Việt Nam đi sau so với thế giới nhiều thập kỷ. Vào
đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường đã được khẳng
định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, thì hầu như cơ quan báo chí cịn lạ lẫm
với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay đã có hàng
trăm cơ quan báo chí đã hồn tồn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được
nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như khả năng
mở rộng quy mô sản phẩm.
Theo số liệu của Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam, đến hết năm
2015, cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86
báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương,
137 tạp chí địa phương), 01 hãng thơng tấn quốc gia. Năm 2015, số lượng cơ
quan báo chí in tăng 12 cơ quan, chủ yếu là các tạp chí nghiên cứu khoa học
chuyên ngành của các trường đại học. Nhiều cơ quan báo chí đã ra báo điện tử
hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu thông tin nhanh
của công chúng. Trong 5 năm (2011-2015), số lượng cơ quan báo chí tăng 71
cơ quan (05 báo, 66 tạp chí). Trong đó, 300/857 cơ quan báo chí tự chủ về tài
chính. Khối cơ quan báo Đảng phần lớn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Báo của các bộ, ngành và các tổ chức đồn thể phần lớn tự hạch tốn, tiếp tục
gặp nhiều khó khăn. Khối tạp chí của các viện nghiên cứu cơ bản được bù lỗ;
khối tạp chí giải trí mặc dù cân đối được thu chi nhưng lượng quảng cáo và
lượng phát hành tiếp tục giảm. Một số cơ quan báo chí có doanh thu cao trước
đây (Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Bóng đá, các báo ngành Cơng an...) năm
qua tiếp tục sụt giảm doanh thu đáng kể. Nhiều cơ quan báo chí in đã xin ra
báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp để thu hút công chúng, mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của thông tin. Trước xu hướng tăng nhanh số người sử dụng
internet và truyền thông xã hội, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh
tế, quảng cáo trên báo điện tử vẫn tăng trưởng chậm, phần lớn quảng cáo chỉ

tập trung ở một số báo điện tử có số lượng người truy cập lớn.


3
Cụ thể, các báo điện tử hàng đầu Việt Nam như: VNN, VnExpress, Dân
trí… đều có dịch vụ giá trị gia tăng hoạt động tương đối hiệu quả trong thời
gian vừa qua. Có thể nói, dù hình thành và phát triển sau nhiều thập kỷ nhưng
với lợi thế về xu hướng cập nhật cơng nghệ, kinh tế báo chí ở Việt Nam, đặc
biệt là ở loại hình báo mạng điện tử đang phát triển rất sôi động, thu hút sự
quan tâm của nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng trong ngành.
Luận văn này sẽ nghiên cứu về “Hoạt động Kinh tế Báo chí Cơ quan
Báo mạng Điện tử” (Nghiên cứu trường hợp Báo điện tử VietNamNet năm
2015). Trong những năm qua, tình hình kinh tế báo chí của Báo VNN đã có
những chuyển biến đáng kể nhưng xét về tính bền vững thì vẫn cịn thiếu; mục
đích của nghiên cứu này nhằm làm tốt hơn nữa vấn đề kinh tế báo chí của báo
VNN, từ đó, khái qt lên thực trạng phát triển kinh tế báo chí ở báo mạng điện
tử nói chung, để có hướng phát triển bền vững hơn cho hoạt động này. Luận
văn này cũng kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều đánh giá về hoạt động vốn mới mẻ trong
lĩnh vực báo chí ở Việt Nam và chưa có nhiều phân tích đề cập đến.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động kinh tế báo chí mặc dù bắt đầu được đề cập ở nước ta, nhưng
để phân tích có cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời được đánh giá phản biện
một cách khoa học thì chưa có nhiều cơng trình đề cập tới. Phần lớn những
thơng tin, kiến thức về kinh tế báo chí tại Việt Nam chỉ được thể hiện qua kết
luận của cơ quan quản lý nhà nước đối với những sự kiện, vấn đề mang tính
thực tiễn cấp bách hoặc qua tài liệu của nước ngoài, chưa có những đúc kết
hoạc thuật về vấn đề này.
Về các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới hướng nghiên cứu này,
có thể kể đến:
- Báo chí trong cơ chế thị trường, Tác giả: Dương Xuân Sơn (1993),

Nghiên cứu tác động của cơ chế thị trường (từ 1986 đến 1992) đối với hoạt
động báo chí thời kỳ Đổi mới trên cả 2 phương diện tích cực và tiêu cực từ sự
tác động đó.


4
- Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Tác giả: Đậu Ngọc Đản (1995), Cuốn
sách tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của báo
chí trong q trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí ta phát triển
mạnh mẽ, Tác giả: Kỷ yếu Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thơng báo kết luận
số 162-TB/TW của Bộ Chính Trị (2007). Cuốn sách tập hợp các báo cáo của
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Hội nhà báo Việt
Nam, tham luận của các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý… đề cập trực
tiếp đến nhiều vấn đề, nội dung lien quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật,
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí thời gian qua và
thời gian tới.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí
trong giai đoạn hiện nay, Tác giả: Nguyễn Thế Kỷ (2009). Đề tài tập trung
phân tích, đánh giá vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với
báo chí, thành tựu và hạn chế của công tác này, đồng thời chỉ ra thời cơ, thách
thức hiện nay của báo chí, đề xuất các giải pháp để công tác lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước hiệu quả hơn.
- Phát triển kinh tế báo mạng điện tử qua hình thức kinh doanh trên
điện thoại di động, Tác giả: Lê Đình Hải (2013). Trên cơ sở xây dựng khung
lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng
hình thức kinh doanh trên điện thoại di động, khảo sát ý kiến của công chúng
(với tư cách là khách hàng) khi sử dụng dịch vụ đọc báo trên điện thoại di

động, luận văn đã góp phần tổng kết kinh nghiệm, đưa ra vấn đề, đánh giá
mặt tích cực, hạn chế và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng hình thức kinh doanh trên điện thoại di động trong phát triển kinh tế báo
mạng điện tử.


5
- Tập đồn báo chí ở Trung Quốc – Một số bài học kinh nghiệm, Tác
giả: Hoàng Tử Quyên (2012). Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
tập đồn báo chí, truyền thơng (gồm cơ chế tài chính, mơ hình tổ chức, kinh tế
và quản lý kinh tế, kinh doanh báo chí v.v…). Trên cơ sở đó, tác giả sẽ phân
tích những kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc trong việc xây dựng tập
đồn báo chí, truyền thơng hiện nay.
- Vấn đề tự chủ tài chính ở các Tạp chí kinh tế, Tác giả: Tác giả: Nguyễn
Hữu Trung (2013). Luận văn Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về báo chí và lĩnh
vực tài chính nói chung và vấn đề tự chủ tài chính của đơn vị báo chí nói riêng. Khảo sát thực tế hoạt động tài chính của Tạp chí Hỗ trợ phát triển (Thuộc Ngân
hàng Phát triển Việt Nam), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), Tạp chí Ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), Tạp chí Tài chính
(thuộc Bộ Tài chính), từ đó đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể về vấn đề tự chủ
tài chính ở các tạp chí khảo sát; đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những thuận lợi,
khó khăn trong tự chủ tài chính của các tạp chí hiện nay. - Đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc tự chủ về tài chính của các tạp chí
kinh tế ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.
- Vấn đề kinh tế báo chí của báo Đảng địa phương ở Đồng bằng sông
Cửu Long, Tác giả: Trương Văn Chuyển (2014). Luận văn làm rõ cơ sở lý
luận - thực tiễn về hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta nói chung và của báo
Đảng địa phương hiện nay; Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ
thống báo chí địa phương vùng ĐBSCL và thực trạng kinh tế báo chí ở một số
báo Đảng địa phương vùng này; Phát hiện những vấn đề đang đặt ra trong
hoạt động kinh tế báo chí của báo Đảng địa phương và đề xuất giải pháp để

báo Đảng địa phương ở ĐBSCL làm kinh tế báo chí hiệu quả hơn.
- Kinh tế báo chí địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long – nghiên
cứu trường hợp tỉnh Tiền Giang, Nguyễn Thái Thiện (2015). Luận văn làm
sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh tế báo chí trong nền kinh tế


6
thị trường của Việt Nam hiện nay; Khảo sát thực trạng về hoạt động kinh tế
tại Báo Ấp Bắc và Đài PT-TH Tiền Giang; Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản
tạo nên những hiệu quả bước đầu cũng như những hạn chế, thách thức đồng
thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh tế tại Báo Ấp Bắc và Đài PT-TH Tiền Giang trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là:
- Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kinh tế
báo chí tại Báo điện tử VNN, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh tế báo chí của Báo điện tử VNN
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí và hoạt động kinh tế
báo chí nói chung, vấn đề phát triển kinh tế Báo mạng điện tử của tòa soạn
báo mạng điện tử VNN
- Làm rõ cơ sở lý luận - thực tiễn về hoạt động kinh tế báo chí của Việt
Nam và của Báo VNN hiện nay.
- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh tế của Báo VNN.
- Phát hiện những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động kinh tế báo chí
của Báo VNN
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triển
kinh tế tại Báo VNN

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu hoạt động kinh tế báo chí cơ quan báo mạng
điện tử.


7
4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Luận văn khảo sát trường hợp Báo mạng điện tử
VNN - Cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian khảo sát: Từ 01/1/2015 đến 31/12/2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, vai trị quản lý báo chí
của Nhà nước và kinh tế báo chí.
- Luận văn dựa trên cơ sở các lý thuyết về về kinh tế học, xã hội học về
báo chí nói chung và hoạt động kinh tế báo chí nói riêng. Bên cạnh đó, luận
văn kế thừa kiến thức của các ngành khoa học khác liên quan như: triết học,
kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
như: Luật Báo chí, Thơng báo ngày 17-3-2005 của Bộ Chính trị về thành lập
tập đồn báo chí; Chiến lược phát triển báo chí quốc gia giai đoạn 2010 2015 và tầm nhìn đến 2010; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25-4-2006
của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập,
Đề án quy hoạch phát triển báo chí tồn quốc đến năm 2025… và các văn bản
liên quan khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tập hợp, đọc, lập phiếu để

tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan niệm
của các nhà nghiên cứu, từ đó hệ thống hố các vấn đề lý luận. Đây là cơ sở
để tác giả hình thành nội dung chương 1 của luận văn.


8
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): Tác giả lập phiếu
khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải quy nạp trên cơ sở lý
luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế báo chí ở báo mạng điện tử VNN dựa
trên các tiêu chí lý thuyết đặt ra để có được các kết quả phân tích trong luận văn.
Các kết quả khảo sát là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế áo chí ở
chương 2 và đưa ra các giải pháp, kiến nghị tại chương 3 của luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia): Tác giả xác
định rõ nội dung, mục đích, đối tượng phỏng vấn; đưa ra các câu hỏi, địa
điểm, thời gian thực hiện cuộc phỏng vấn nhằm lấy ý kiến từ lãnh đạo báo
VNN, các báo khác và những người làm công tác nghiên cứu. Luận văn thực
hiện phỏng vấn sâu 5 người ở vị trí khác nhau trong lĩnh vực báo chí.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Tác giả đưa ra chủ đề thảo luận, lựa
chọn đối tượng, thời gian, địa điểm thảo luận nhóm với mục đích làm sáng tỏ
các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tác giả đã thực hiện thảo luận với
3 nhóm, mỗi nhóm 5 người, gồm: nhóm tại Học viện Báo chí và Tun
truyền, nhóm tại Báo điện tử VNN và nhóm với các đồng nghiệp báo khác.
6. Điểm mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động kinh tế báo ở Báo VNN thông qua số
liệu về doanh thu và lợi nhuận. Nêu ra được những ưu điểm, hạn chế trong
hoạt động kinh tế báo chí của VNN, từ đó phân tích những vấn đề đặt ra trong
quá trình làm kinh tế báo chí của Báo VNN, từ tổ chức nhân sự, đầu tư cơ sở
vật chất, quan điểm về kinh tế báo chí của người đứng đầu cơ quan.
- Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh tế báo chí ở báo mạng điện tử
VNN, luận văn đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cụ thể để báo VNN

hoạt động hiệu quả hơn. Những giải pháp và khuyến nghị này cũng có thể áp
dụng cho các báo mạng điện tử khác ở một góc độ nào đó.


9
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài đề cập một cách hệ thống các khái niệm về kinh tế báo chí,
những cơ sở lý luận về kinh tế báo chí và thực tiễn kinh tế báo chí tại Việt
Nam trước và sau đổi mới.
- Luận văn khảo sát hệ thống về kinh tế báo chí của một Tịa soạn báo
mạng điện tử, có một hệ thống kinh doanh và hoạt động kinh tế rộng khắp
trên mọi miền đất nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ nội dung
và phương pháp làm kinh tế báo chí của Báo VNN mà cịn khẳng định thêm vai
trị quan trọng của kinh tế báo chí đối với cơ quan Báo chí Việt Nam hiện nay
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn còn là nguồn tư liệu tham
khảo bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu đối với đề tài này
7.2. Giá trị thực tiễn
Những cứ liệu có trong luận văn có thể được sử dụng để làm cơ sơ cho
các cấp lãnh đạo trong việc hoạch định kế hoạch, chiến lược, đề án phát triển
kinh tế báo chí ở Báo VNN.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
luận văn gồm có 03 chương, 12 tiết:
Chương 1: Hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo mạng điện tử –
những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo mạng
điện tử qua nghiên cứu trường hợp VNN
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế báo chí

của cơ quan báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay


10
Chƣơng 1
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ– NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm cơ quan báo mạng điện tử
+ Khái niệm báo mạng điện tử
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của báo mạng điện tử. Tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến trên
thế giới là tờ Chicago Tribune ra đời tháng 5-1992 có máy chủ đặt tại nhà
cung cấp dịch vụ American Online. Cịn ở Việt Nam, ngày 31-12-1997, tạp
chí Q hương (tạp chí của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước
ngồi) có địa chỉ trở thành tờ báo mạng điện tử đầu
tiên của nước ta.
Mặc dù là loại hình báo chí ra đời muộn nhất nhưng báo mạng điện tử
lại đang phát triển vô cùng nhanh chóng và chiếm ưu thế bởi những đặc trưng
như tính tức thời và phi định kỳ, tính tương tác, đa phương tiện…
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khách nhau đối
với loại hình báo chí này, như: báo điện tử (Electronic Journal), báo điện tử
(Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber
Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với tên
gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Quê hương điện
tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong các văn bản pháp quy
của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong Điều 3, Chương 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

khố X thơng qua ngày 12/6/1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử


11

(được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân
tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi” để chỉ loại hình báo chí này.
Tuy nhiên, khái niệm báo điện tử có nghĩa rất chung chung, khơng giúp
hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản
xuất trong vòng khép kín trên mạng LAN của tồ soạn hay tờ báo được
“chạy” trên mơi trường mạng tồn cầu internet. Đồng thời, đã có thời gian
chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ phát thanh và truyền hình nên nếu dung
lại rất dễ gây nhầm lẫn.
Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và đã trở
thành cách gọi của quốc tế. Thuật ngữ “trực tuyến” (online) trong các từ điển
tin học được dùng để chỉ trạng thái của một máy tính và sẵn sàng hoạt động.
Hiện nay, thuật ngữ này đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền
thông nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “xuất bản trực tuyến”
(online publishing), “phương tiện truyền thông trực tuyến” (online media),
“nhà báo trực tuyến” (online journalist), “phát thanh trực tuyến” (online
radio), “truyền hình trực tuyến” (online television)… Tuy nhiên, cách gọi này
gắn với tin học nhiều hơn và chưa được Việt hoá.
Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng internet. Đây là cách gọi khơng
mang tính khoa học vì nó khơng rõ nghĩa, không đầy đủ, dễ làm hiểu sai bản
chất của thuật ngữ. Bởi internet là mạng của các mạng, dưới nó cịn rất nhiều
loại mạng như mạng nội bộ của các tổ chức, các cơng ty, các chính phủ… Gọi
tắt như thế sẽ không xác định rõ ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng
internet”.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, chuyển tải thơng tin

nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao. Khái niệm báo mạng
điện tử thể hiện:


12
- Khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt
bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên
tiến, số hố, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng.
- Cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại
hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác, tính tức thời, phi định
kỳ, khả năng siêu liên kết – các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ
chế “nở” ra với số trang khơng hạn chế…
- Đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng,
điện tử. Vì vậy, tên gọi này thoả mãn được các yếu tố: Việt hố, đặc trưng
khu biệt của loại hình báo chí mới.
Ở luận văn này, trên cơ sở phân tích các khái niệm, tác giả sử dụng khái
niệm báo mạng điện tử để chỉ loại hình báo chí ra đời và được phát triển trên
nền tảng công nghệ cao. Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây
dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu
thế trong truyền tải thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện
và tính tương tác cao.
+ Khái niệm cơ quan báo mạng điện tử
Cơ quan báo mạng điện tử được hiểu là nơi sản xuất ra sản phẩm báo
mạng điện tử. Nhìn từ đời sống báo chí truyền thơng hiện đại, có thể hiểu, tồ
soạn là nơi sản xuất các sản phẩm báo chí truyền thơng. Do vậy, cơ quan báo
mạng điện tử có thể được hiểu là toà soạn báo mạng điện tử. Toà soạn có cơng
việc chính là biên tập, tổ chức trang báo. Trong thực tế, nhiều ý kiến cho rằng:
toà soạn, tồ báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có nghĩa như nhau về
phương thức hoạt động, chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin.
Theo Luật Báo chí năm 2016 thì: “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn

luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện
một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo
quy định của Luật này”.


13
Như vậy, có thể hiểu khái niệm “cơ quan báo mạng điện tử” là cơ quan
ngôn luận của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo
quy định của pháp luật Việt Nam, được cấp phép hoạt động báo mạng điện tử.
Đây là nơi điều hành các hoạt động để cho ra đời sản phẩm báo chí phục vụ
độc giả tại một tên miền trên website đã được đăng ký và cấp phép.
1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh tế báo chí
+ Khái niệm kinh tế, kinh tế báo chí và phát triển kinh tế
“Kinh tế” là thuật ngữ quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong các
doanh nghiệp, trong nền kinh tế và trong đời sống người dân. Đây là thuật
ngữ xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã được nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu để “mổ xẻ” các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.
Nguyên nghĩa của khái niệm “kinh tế” bao hàm trong bốn từ “kinh
bang tế thế”. Thời xa xưa, “kinh bang tế thế” được hiểu là công việc của các
nhà vua, các công việc này bao gồm những hoạt động chăm lo đời sống vật
chất của bề tôi và chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng.
Say này, khái niệm “kinh bang tế thế” được mở rộng ra để phù hợp với
hồn cảnh và mơi trường phát triển của các thời kỳ sau này, khi có nhiều thay
đổi về các thể chế chính trị cũng như sự phát triển của xã hội loài người.
Người đặt nền mong cho kinh tế hiện nay là Adam Smith (1723 –
1790). Ơng là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học người
Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế. Theo Adam
Smith trong cuốn sách nổi tiếng về kinh tế “Wealth of Nations” (Sự giàu có

của các quốc gia), ơng định nghĩa về khái niệm “kinh tế” như sau:
“Kinh tế là một nhánh của kinh tế học chính trị. Khái niệm này để chỉ
các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu tăng thu nhập cao hơn cho người
dân trong một xã hội và góp phần vào sự nghiệp thịnh vượng đất nước”. [44].


14
Theo Adam Smith, khái niệm “kinh tế” vào thời điểm đó được hiểu như
là nghiên cứu về sự giàu có của người dân và của một quốc gia. Sau này,
nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều học giả khác đã đưa ra những cách
hiểu khác nhau về khái niệm này.
Theo Alfred Marshall, nhà kinh tế vĩ đại của thế kỷ XIX, “Kinh tế”
được hiểu như sau:“Kinh tế học là môn học nghiên cứu xã hội loài người
trong cuộc sống thường nhật của họ”. [45].
Môn khoa học này nghiên cứu về các quyết định kinh tế trong đời sống
mỗi người, của các doanh nghiệp và hoạt động của nền kinh tế, hay các quyết
định tối ưu hoá tiêu dùng, tối ưu hoá sản xuất và xã hội đạt hiệu quả và cơng
bằng nhất.
Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm này. Trong
phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm dưới đây:
Trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam” của tác giả Hồ Bảo Tú
đăng trên tạp chí Tia sáng ngày 20-07-2010 có đưa ra quan điểm như sau về khái
niệm “kinh tế”: “Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn
bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của
một cộng đồng hay một quốc gia”. [41]. Theo định tác giả, khái niệm “kinh tế”
được hiểu gần giống như khái niệm của thị trường, có thể hiểu là bao hàm tất cả
các hoạt động nhằm nâng cao đời sống người dân ở một quốc gia.
Qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nhìn nhận thực tế khách quan, tác giả
thấy rằng, có thể hiểu khái niệm “kinh tế” như sau: Kinh tế là khái niệm bao
gồm tổng thế các yếu tố sản xuất, điều kiện sống của con người, các mối quan

hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Kinh tế cũng được hiểu là
toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một
cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian. Đây là khái
niệm đề cập đến hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.


15
Tại các nước phát triển, báo chí truyền thơng từ lâu đã trở thành một
ngành kinh tế cực kỳ quan trọng với doanh số hàng năm lên tới cả trăm tỷ
USD và vẫn đang trên đà phát triển rất mạnh. Mơ hình quản lý hệ thống
truyền thơng tại các quốc gia có nhiều điểm khác nhau, nhưng việc nhìn nhận
kinh tế truyền thông đang trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn dần được
khẳng định.
Nhà kinh tế học Mỹ Picard R. trong cuốn sách “Kinh tế truyền thông.
Lý thuyết và các vấn đề” đã đưa ra khái niệm kinh tế truyền thông là “những
con đường mang lại hiệu quả tối đa của doanh nghiệp truyền hình nói riêng
và cơng nghiệp truyền thơng nói chung” [48].
Nhà kinh tế học Nga Gurevich trong cuốn sách “Kinh tế truyền thông đại
chúng” cho rằng: “ngay kể từ khi thông tin được bán ra thị trường, nó đã trở
thành hàng hố và đó là điều kiện để hình thành hoạt động kinh tế báo chí” [47].
Kinh tế báo chí là sự kết hợp giữa các nghiên cứu về kinh tế với các
nghiên cứu về phương tiện truyền thơng. Nó lien quan đến tác động
kinh tế trực tiếp tới lựa chọn của các nhà quản lý, các chuyên viên
và những người quyết định khác qua các phương tiện truyền
thơng… Nó có liên quan với một loạt các vấn đề như thương mại
quốc tế, chiến lược kinh doanh, phân khúc, nguy cơ lây lan, khai
thác quyền, chính sách giá cả, sự phát triển của thị trường quảng
cáo, cạnh tranh và tập trung công nghiệp khi chúng ảnh hưởng đến
các công ty truyền thông và các ngành cơng nghiệp [47].

Tác giả Elena Vartanova – Khoa Báo chí trường Đại học Tổng hợp
Quốc gia Matxcơva đã đưa ra nhận định về kinh tế báo chí, nhấn mạnh về
mối lien hệ giữa “bộ ba” đối tượng: các phương tiện thông tin đại chúng –
công chúng – các nhà quảng cáo:
Hoạt động kinh tế này vừa mang tính hàng hố và dịch vụ. Các
phương tiện thông tin đại chúng bán nội dung cho công chúng, và


16
bởi vậy, nội dung đó chính là hàng hố, được sản xuất cho công
chúng. Thực hiện chức năng phục vụ của mình, các phương tiện
thơng tin đại chúng mang lại dịch vụ cho các nhà quảng cáo bằng
cách tổ chức cho họ tiếp cận có mục đích đến cơng chúng [46].
Trong rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế kinh học truyền
thơng và báo chí khác như: “Kinh tế chính trị truyền thơng. Lý thuyết và
thực tiễn” của A. Alexander và J.Owers và R.Carveth, “Kinh tế chính trị
truyền thơng. Khám phá thị trường, các ngành công nghiệp và các quan
niệm” của A.Albarran, “Kinh tế chính trị cơng nghiệp giải trí” của
G.Volgel, “Kinh tế chính trị Internet” của McKnight L. và Bailey J, “Kinh
tế và luật báo chí Hoa Kỳ” Lacy S., Simon T., “Kinh tế chính trị truyền
hình. Tấm gương của nước Anh” của Cllins R. đều đưa ra những khái niệm
khác nhau về hoạt động kinh tế báo chí, tuy nhiên các khái niệm đều nhấn
mạnh về mối liên hệ giữa các phương tiện thông tin đại chúng – công
chúng – các nhà quảng cáo. Các tác giải cho rằng mối tương tác của các thị
trường quảng cáo và nội dung, cầu và cung, cạnh tranh và độc quyền là nền
tảng cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí.
Tại Việt Nam, chưa có một khái niệm cơ bản thống nhất cho hoạt động
này. GS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu ý kiến về kinh tế báo chí như sau: “Kinh tế báo
chí là các hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận trên cơ sở hoạt động báo chí
truyền thơng” [35].

Tác giả Vũ Văn Hà khi đưa ra quan niệm vè kinh tế báo chí cũng nhẫn
mạnh về bối cảnh kinh tế thị trường của hoạt động này: “Kinh tế báo chí phản
ánh hoạt động hay là quan hệ con người với con người trong quá trình triển
khai các hoạt động báo chí truyền thơng và nó vận động theo cơ chế thị
trường, đấy mới là hoạt động kinh tế báo chí”.


17
Dựa trên nền tảng kinh tế học cơ bản, kinh tế chính trị Mác xít và đối
chiếu với các nghiên cứu nước ngồi, có thể đưa ra khái niệm “kinh tế báo
chí” như sau:
Kinh tế báo chí là tồn bộ hoạt động nhằm kinh tế hố của cơ quan báo
chí trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính… để
đạt hiệu quả tối đa mà các doanh nghiệp báo chí nói riêng và cơng nghiệp
truyền thơng nói chung.
+ Khái niệm hoạt động kinh tế báo chí
Theo Nguyễn Gia Q (năm 2009) thì hoạt động kinh tế báo chí là cách
người ta tổ chức hoạt động báo chí nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem
lại lợi nhuận của cơ quan báo chí, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của tờ
báo, nâng cao đời sống người làm báo; đồng thời đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo cách hiểu thứ hai, hoạt động kinh tế báo chí được cho là báo chí
tham gia làm kinh tế trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Một quan niệm khác, hoạt động kinh tế báo chí bao gồm tồn bộ quá
trình sản xuất tiêu thụ phân phối đầu vào - đầu ra và cơ chế tài chính báo chí
nhằm mang lại nguồn thu cao nhất cho cơ quan báo chí.
+ Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi cả về lượng và chất, theo hướng
tiến bộ mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế gắn liền
với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và

bảo đảm công bằng xã hội.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Sự tăng
trưởng này phải đảm bảo là tăng trưởng dài hạn. Đây là điều kiện tiên quyết
để tạo ra những tiến bộ về kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc thay đổi theo hướng tiến bộ mọi
mặt của nền kinh tế. Nhưng những tiến bộ kinh tế - xã hội phải xuất phát từ


18
động lực nội tại. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự tăng lên của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc
dân tính theo đầu người. Đồng thời thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội.
Đó là sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi
người dân được hưởng; là tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau
trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế...
Như vậy, có thể hiểu “hoạt động kinh tế báo chí” là thuật ngữ để chỉ
một hoạt động kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế
báo chí, các cơ quan báo chí sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ, thực
hiện những hoạt động kinh tế khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm
duy trì và phát triển sự nghiệp của đơn vị mình.
1.2. Vai trị của hoạt động kinh tế báo chí
1.2.1. Đối với cơ quan báo chí
+ Duy trì hoạt động phục vụ tái sản xuất sản phẩm báo chí
Hoạt động kinh tế báo chí có tác động tích cực lên sự phát triển của có
quan báo chí ở khía cạnh, đây là nguồn động lực duy trì hoạt động phục vụ tái
sản xuất sản phẩm báo chí. Kinh tế báo chí phát triển sẽ mang lại nguồn lực
tài chính mạnh cho tờ báo và nguồn tài chính này sẽ được trích ra một phần
nhất định để tái đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và
nguồn thông tin dành cho tờ báo. Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được
xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại và liên tục cập nhật, vì vậy, việc

tái đầu tư cho cơ sở vật chất là vô cùng quan trọng đối với các cơ quan báo
mạng điện tử. Hiện nay, công nghệ đối với báo mạng điện tử chiếm vai trò
quan trọng và ngày càng được chú trọng. Thậm chí, cuộc chạy đua về công
nghệ đối với các cơ quan báo mạng điện tử ở Việt Nam đang diễn ra quyết
liệt. Do vậy, với những cơ quan có điều kiện về tài chính để tái đầu tư sản
xuất, vấn đề công nghệ được giải quyết và mang lại nhiều thuận lợi cho quá


×