Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Truyền hình các tỉnh đông bắc việt nam với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay (khảo sát từ tháng 32015 đến tháng 32016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC THÁI

TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HIỆN NAY
(Khảo sát từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN NGỌC THÁI

TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH ĐƠNG BẮC VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HIỆN NAY
(Khảo sát từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016)
Chuyên ngành: Báo chí học


Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Thị Thu Hằng

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Cơng trình nghiên cứu “Truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt Nam với vấn đề
bảo vệ môi trường hiện nay” của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Thị Thu
Hằng là đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã
cơng bố. Các số liệu, trích dẫn và kết quả trong luận văn được cá nhân khảo sát,
thu thập chính xác và trung thực. Các tham khảo, trích dẫn đều rõ nguồn.

Tác giả luận văn

NGUYỄN NGỌC THÁI


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường
hiện nay” (khảo sát trên truyền hình các Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh,
Lạng Sơn, Quảng Ninh từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016), được hoàn thành với sự
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp làm báo.
Trân trọng cảm ơn TS. Đinh Thị Thu Hằng đã dành thời gian quan tâm, tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi triển khai nghiên cứu đề tài
luận văn. Trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh
- Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền đã góp ý, bổ sung trực tiếp vào đề tài

luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, phóng viên các Đài PT&TH Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, cùng
các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp tư liệu và động
viên khích lệ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CNH -HĐH

: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CQQLNN

: Cơ quan quản lý Nhà nƣớc

KCN

: Khu công nghiệp

LVMT

: Lĩnh vực mơi trƣờng


ONMT

: Ơ nhiễm mơi trƣờng

PT&TH

: Phát Thanh & Truyền hình

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VĐMT

: Vấn đề môi trƣờng



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI
TRƢỜNG ..................................................................................................................11
1.1. Vai trị và ƣu thế của truyền hình trong thơng tin về bảo vệ mơi trƣờng. ......11
1.2. Tính cấp bách về vấn đề bảo vệ mơi trƣờng và chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay ..............................................................................24
1.3. Nội dung, phƣơng thức thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình ..........31
1.4. Các yêu cầu đối với việc thơng tin về bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình ........35
Tiểu kết Chƣơng 1 .....................................................................................................37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ............................................38
2.1. Vài nét về các Đài và chƣơng trình thuộc diện khảo sát ................................38
2.2. Tần suất, nội dung và phƣơng thức thông tin về vấn đề bảo vệ mơi trƣờng
trên truyền hình......................................................................................................43
2.3. Thành cơng, hạn chế và nguyên nhân trong thông tin về bảo vệ môi trƣờng
trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc .......................................................................66
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................72
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ MƠI
TRƢỜNG TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH ĐƠNG BẮC VIỆT NAM ............73
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên báo chí .........73
3.2. Giải pháp ........................................................................................................76
3.3. Một số khuyến nghị với các cơ quan chức năng và lãnh đạo Đài Phát thanh &
Truyền hình các tỉnh Đơng Bắc .............................................................................83
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................92
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................96
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 99
TÓM TẮT LUẬN VĂN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trƣờng tự nhiên là điều kiện sống vô cùng cần thiết và không thể thay thế
đối với con ngƣời. Hiện nay, bảo vệ và gìn giữ mơi trƣờng đang là mục tiêu cấp
thiết đặt ra cho tất cả các nƣớc, các tổ chức trên hành tinh của chúng ta. Cùng với
việc phát triển kinh tế - xã hội, thì ơ nhiễm mơi trƣờng sống đang đặt ra cho các nhà
quản lý nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Làm thế nào để vừa bảo đảm phát triển
kinh tế -xã hội nhƣng đồng thời phải hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực lên môi
trƣờng sống từ sự phát triển.
Theo thông tin từ lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng, trong năm 2014 đã phát hiện
và xử lý hơn 11.700 vụ vi phạm pháp luật về môi trƣờng, xác lập đấu tranh 85
chuyên án, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 308 vụ với 362 đối tƣợng, xử
phạt hành chính hơn 7.200 vụ với số tiền xử phạt hơn 181 tỷ đồng, chuyển cơ quan
khác xử lý và đang tiếp tục điều tra hơn 4.000 vụ. Điều này cho thấy, tình trạng vi
phạm về bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay đang ở mức nghiêm trọng. Đó là
chƣa kể nhiều trƣờng hợp chƣa đƣợc phát hiện, hoặc có phát hiện thì cũng đƣợc xử
lý hết sức nhẹ rồi cho qua, đến khi cơ quan cảnh sát môi trƣờng vào cuộc và báo chí
liên tục đƣa tin thì vụ việc mới đƣợc đƣa ra ánh sáng cơng lý. Rõ ràng, báo chí có
vai trị hết sức to lớn trong bảo vệ mơi trƣờng.
Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25/ 6 /1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cƣờng công
tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc” đã
khẳng định : Bảo vệ môi trƣờng là một vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại;
là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xố đói giảm nghèo

ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hồ bình và sự tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn
thế giới. Nghị quyết số 41/NQ-TW, ngày 15/11/2013 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ
mơi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã
nhấn mạnh vai trị của truyền thơng nói chung, báo chí nói riêng trong cơng tác bảo
vệ môi trƣờng. Đặc biệt là giải pháp “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng” đã đƣợc đƣa lên vị trí hàng
đầu. Báo chí là một trong những kênh thông tin hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ đó.


2

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, cùng với nhiều địa
phƣơng khác trong cả nƣớc, các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam trong đó có tỉnh Quảng
Ninh, Lạng Sơn và Bắc Ninh đã và đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính
cấp bách về mơi trƣờng nhƣ: thốt nƣớc và xử lý nƣớc thải sinh hoạt đô thị; ô nhiễm
môi trƣờng nguồn nƣớc do nƣớc thải công nghiệp; ô nhiễm do chất thải rắn sinh
hoạt và chất thải công nghiệp; ô nhiễm do các hoạt động: chăn ni, khai thác
khống sản, phát triển các làng nghề và ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật...
Thơng tin về vấn đề bảo vệ môi trƣờng những năm qua, Báo chí cả nƣớc nói
chung, truyền hình các tỉnh Đơng Bắc nói riêng đã và đang tích cực thực hiện vai
trị, trách nhiệm của cơ quan báo chí. Thơng tin về những vụ việc vi phạm, gây ô
nhiễm môi trƣờng cụ thể đã định hƣớng dƣ luận đòi hỏi các cơ quan chức năng vào
cuộc giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng trên địa bàn, ví dụ: Vụ Cơng ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Vĩnh Thịnh Phát nằm trong cụm tiểu thủ công nghiệp Thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xả nƣớc thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng, vụ Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Sao Vàng tại phƣờng Hiên Thanh, thành phố ng Bí tỉnh
Quảng Ninh xả nƣớc thải chƣa xử lý ra môi trƣờng. Vụ xả nƣớc thải chƣa qua xử lý
của Công ty TNHH Việt Tƣờng tại phƣờng Phong Khê, thành phố Bắc Ninh ra sông
Ngũ Huyện Khê... Tuy nhiên, việc phát hiện và thông tin chủ yếu tập trung ở những

điểm nóng về ơ nhiễm mơi trƣờng có thể dễ dàng nhận thấy nhƣ: ơ nhiễm mơi
trƣờng do chất thải cơng nghiệp, khí thải tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề,
do các hoạt động sản xuất, chăn ni, khai thác khống sản, thu gom phế liệu...
nhƣng thực tế cịn có rất nhiều nguồn ơ nhiễm do ý thức sinh hoạt của con ngƣời
cịn ít đƣợc đề cập đến nhƣ: thói quen sử dụng túi nilong, sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật vất tràn lan ra môi trƣờng không theo hƣớng dẫn cũng là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trƣờng.
Việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động của thông tin về bảo vệ mơi
trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam đối với cơng chúng và xã hội
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó nhằm nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm
đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế trong việc thông tin về vấn đề này của các
Đài, từ đó tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hạn chế những nhƣợc điểm, phát huy


3

hơn nữa những ƣu thế của báo chí, truyền thơng nói chung, đặc biệt là truyền hình
trong thơng tin về vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, chúng tôi quyết định chọn đề
tài nghiên cứu: “Truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi
trường hiện nay” cho luận văn Thạc sỹ Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, đã có nhiều tài liệu, cơng trình khoa học về môi trƣờng của các cấp,
các ngành trong nƣớc và các tổ chức quốc tế.
Về tài liệu là sách, báo, tiêu biểu có sách Mơi trường sinh thái -Vấn đề và giải
pháp của tác giả Phạm Thị Ngọc Trâm (1997), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội;
Những quy định về mơi trường đơ thị của tác giả Mai Đình Yên (1997), NXB Lao
Động; Môi trường và Con người của tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2003), NXB
Giáo dục; Quy hoạch môi trường phát triển bến vững của tác giả Nguyễn Thế Thôn
(2004), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội; Cơ sở Khoa học môi trường của tác giả
Lƣu Đức Khải (2005), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Các văn bản pháp luật liên

quan đến Bảo vệ môi trường, NXB Chính trị Quốc gia.
Những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu và bàn về vấn đề khoa học môi trƣờng
nói chung, mà chƣa đề cập báo chí với thơng tin về bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên,
những tài liệu này cũng giúp cho tác giả luận văn có thêm những kiến thức căn bản
về mơi trƣờng, để từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về báo chí có thơng tin đúng
hay sai, hiệu quả hay khơng hiệu quả về bảo vệ mơi trƣờng hiện nay.
Cũng đã có nhiều hội thảo khoa học, dự án về môi trƣờng, tiêu biểu là Dự án
Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức về “Quản lý và Bảo vệ môi trường lưu vực
sơng” (2008 - 2011); Chƣơng trình CORE UNIVERSITY của Đại học Osaka Nhật Bản về “Đánh giá, quan trắc môi trường, bảo tồn môi trường và xây dựng phát
triển công nghệ môi trường”: (2006-2007); Dự án Việt Nam -Thụy Sỹ “Tăng cường
năng lực đào tạo cho Viện Môi trường và Tài nguyên” của ĐHQG-HCM. Đây là một
trong các hợp tác quốc tế điển hình nhằm tăng cƣờng năng lực, xây dựng Viện trở
thành một Viện nòng cốt về nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ môi
trƣờng ở khu vực phía Nam; Dự án “Nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học
các nước tiểu vùng sông Mêkơng” do Đại học Mae Faluong, Thái Lan chủ trì;


4

Về các cơng trình đề cập đến báo chí và môi trƣờng, trƣớc hết phải nhắc đến
những cuốn sách cơ sở lý luận có tính chất nền tảng nhƣ cuốn Cơ sở lý luận báo chí
của PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), phân tích sâu về các chức năng của báo chí
nhƣ chức năng cung cấp thơng tin, chức năng giám sát và phản biện xã hội, chức
năng giáo dục… Những chức năng này của báo chí mang tính chất bao quát, phổ biến
và chúng bao hàm cả nội dung chức năng của báo chí trong lĩnh vực mơi trƣờng.
Các cơng trình nghiên cứu cụ thể về báo chí và mơi trƣờng hiện nay chƣa
xuất hiện nhiều. Q trình tìm tịi tác giả luận văn thấy đã có một số luận văn thạc sĩ
chuyên ngành báo chí học bàn về đề tài này ở một số khía cạnh.
Luận văn Thạc sỹ Báo chí học “Đề tài mơi trường trên báo chí hiện nay báo in
Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị” của Nguyễn Thị Vân

(thực hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn hệ thống hóa
những vấn đề lý luận chung về báo chí truyền thơng; về báo in, đặc biệt là báo in với
vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị, các khái niệm công cụ về báo chí truyền thơng, báo in
và các thuật ngữ liên quan; kỹ năng và phƣơng thức tác nghiệp báo in về vấn đề bảo vệ
môi trƣờng… Khảo sát, đánh giá thực trạng của báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh với
vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị trên cơ sở những tiêu chí lý thuyết đặt ra, chỉ ra thực
trạng báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng đơ thị; tìm ra
ngun nhân tác động; Đƣa ra hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của báo in truyền thông về bảo vệ mơi trƣờng nói chung, mơi trƣờng đơ nói riêng ở
Thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề truyền thông về môi trƣờng đô thị.
Luận văn Thạc sỹ báo chí “Vấn đề bảo vệ mơi trường tự nhiên trên báo in
hiện nay” của Phạm Thị Minh Thắm (thực hiện năm 2011), Luận văn thực hiện hệ
thống hóa những vấn đề lý luận chung về môi trƣờng tự nhiên và vai trị của báo chí
đối với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên; Khảo sát thực trạng phản ánh của một số tờ báo
tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên (Khảo sát báo Tài nguyên Môi trƣờng,
Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và báo Lao động) Trên cơ sở đó, đề xuất những
kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thơng tin báo chí, góp phần nâng cao
vai trị của báo chí đối với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong thời gian trƣớc mắt
cũng nhƣ lâu dài.


5

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Thái Hoàng Sơn đề tài: “Đài Phát thanh và Truyền
hình Đồng Nai với vấn đề môi trƣờng” (thực hiện 2014). Luận văn nghiên cứu, khảo sát
thực trạng chất lƣợng thông tin của các tác phẩm báo chí về vấn đề mơi trƣờng đã
đƣợc phát sóng trong các chƣơng trình truyền hình của Đài PT-TH Đồng Nai hiện
nay; Nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp nhận thơng tin (mức độ hài lịng/khơng
hài lịng và mong muốn) của bạn xem đài PT-TH Đồng Nai về vấn đề môi trƣờng;
Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị với Lãnh đạo, Ban biên tập Đài PT-TH

Đồng Nai nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin trong các tác phẩm báo chí về vấn đề
mơi trƣờng, để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của cơng chúng.
Mảng đề tài có liên quan về mơi trƣờng, nghiên cứu về BĐKH có một số luận văn:
Luận văn Thạc sỹ “Thơng tin, tun truyền về biến đổi khí hậu trên sóng phát thanh của
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Giang” của tác giả Lê Thế Biên. Luận văn thực hiện
hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên
sóng phát thanh; Khảo sát, đánh giá thực trạng thơng tin, tun truyền về BĐKH trên
sóng phát thanh của Đài PT-TH Hà Giang. Phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ xuất
hiện; nội dung thông tin, tuyên truyền về BĐKH cũng nhƣ hình thức, phƣơng thức thơng
tin, tun truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài PT - TH Hà Giang.
Luận văn Thạc sỹ “Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin
về BĐKH trên mạng điện tử” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang; Khảo sát, đánh
giá thực trạng thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên báo mạng Vietnamplus.vn;
VnExpress.net; Dantri.com. Luân văn phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ quan
tâm của độc giả, nội dung thông tin về BĐKH cũng nhƣ hình thức, phƣơng thức
thơng tin về BĐKH trên những tờ báo trên, từ đó đánh giá về hoạt động thông tin về
BĐKH trên báo mạng điện tử chỉ ra các mặt thành công, hạn chế; nguyên nhân của
những thành cơng và hạn chế đó; Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử.
Luận văn “Hiệu quả tuyên truyên biến đổi khí hậu ở thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ hiện nay” của tác giả Mè Quốc Việt nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
hiệu quả tuyên truyền biến đổi khí hậu và thực trạng hiệu quả tuyên truyền biến đổi
khí hậu ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng


6

và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền biến đổi khí hậu ở thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Nhìn chung, các tài liệu, cơng trình nghiên cứu có từ trƣớc chủ yếu đề cập đến

thực trạng hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá những tác động từ cơng tác thơng tin trên
truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt Nam với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng trên địa bàn
tỉnh thì chƣa có đề tài luận văn nào thực hiện, do đó, đề tài : “Truyền hình các tỉnh
đơng Bắc Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay” không trùng lắp với
các cơng trình đã có trƣớc đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo sát và đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ mơi
trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam hiện nay (gồm Đài PT&TH
Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lạng Sơn), luận văn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin về bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình của các
Đài nói trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một số nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về truyền hình với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng, bao
gồm: làm rõ vai trò và ƣu thế của truyền hình trong thơng tin về bảo vệ mơi trƣờng;
Tính cấp bách về vấn đề bảo vệ môi trƣờng và chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc ta hiện nay; Nội dung và phƣơng thức thông tin về bảo vệ mơi trƣờng trên
truyền hình; Các u cầu đối với việc thơng tin về bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt Nam với vấn
đề bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: Tần suất, nội dung và phƣơng thức thông tin về vấn đề
bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình; Những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
- Từ kết quả khảo sát đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan
chức năng và lãnh đạo Đài Phát thanh & Truyền hình các tỉnh Đơng Bắc nhằm góp
phần nâng cao chất lƣợng thơng tin về vấn đề bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình.


7


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu: Truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam với vấn đề
bảo vệ môi trƣờng trên hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các tin, bài thông tin về vấn đề bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình
các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam, (gồm tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và Lạng Sơn) thời
gian từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016.
Hiện nay, Đài Phát thanh & Truyền hình 3 tỉnh nêu trên đều có từ 3 đến 4 loại
hình báo chí : báo nói, báo hình, báo mạng điện tử và báo in, trong đó báo hình là
loại hình mang đặc điểm nổi trội nhất, đặc biệt là đƣa tin những vấn đề liên quan
đến môi trƣờng.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Quá trình nghiên cứu Luận văn thực hiện trên các quan điểm của Đảng, Nhà
nƣớc ta về vấn đề bảo vệ mơi trƣờng và vai trị của báo chí với mơi trƣờng; cơ sở lý
luận báo chí -truyền thông và một số bộ môn khoa học liên ngành để hồn thành
nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn có vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu các tài liệu thông tin
về bảo vệ mơi trƣờng; báo chí, truyền hình, đặc biệt là các tài liệu về báo chí thơng
tin bảo vệ mơi trƣờng.
- Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả luận văn sƣu tầm, khảo sát các tin,
bài truyền hình đề cập, phản ánh về bảo vệ môi trƣờng đã phát trên truyền hình các
tỉnh Đơng Bắc Việt Nam (thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016), để thống kê,
phân loại, phân tích bằng chính các tác phẩm báo chí này nhằm đánh giá thực trạng
thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc, từ đó rút ra kết



8

luận về những thành công và hạn chế trong công tác thông tin của các Đài; đƣa ra
giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng thơng tin về bảo vệ mơi trƣờng trên
truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Phỏng vấn an két: đƣợc sử dụng với nhóm đối tƣợng là cơng chúng khán giả
xem truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam (trong thời gian từ tháng 3/2015 3/2016), nhằm có đƣợc những số liệu xác thực, khách quan để minh chứng cho vấn
đề nghiên cứu. Cụ thể: sử dụng phiếu điều tra với số lƣợng phát ra 150 phiếu và thu
về 148 phiếu, đƣợc thống kê, tổng hợp nhằm thu thập thông tin về nhu cầu của công
chúng xem truyền hình các tỉnh Đơng Bắc để nắm bắt thơng tin về bảo vệ mơi
trƣờng; những góp ý của họ đối với tần suất, nội dung và hình thức thơng tin về bảo
vệ mơi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đông Bắc. Kết quả điều tra định lƣợng này
sẽ là tƣ liệu cơ bản để sử dụng trong luận văn.
+ Phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc
phỏng vấn qua điện thoại một số đồng chí lãnh đạo cơ quan chức năng của tỉnh,
lãnh đạo và phóng viên chuyên theo dõi về lĩnh vực môi trƣờng của Đài PT &TH
các tỉnh Đông Bắc. Việc sử dụng phƣơng pháp này nhằm mục đích thu nhận những
kết quả định tính, những đánh giá khách quan, có trọng lƣợng về sự cần thiết phải
có giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình
các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam.
Danh sách những ngƣời phỏng vấn sâu:
STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị


1

Nguyễn Xuân Khi

Giám đốc Đài PT&TH Bắc Ninh

2

Nguyễn Đại Đồng

Phó Giám đốc Sở Tài ngun và Mơi trƣờng Bắc Ninh

3

Hồng Xn Thái

Giám đốc Đài PT&TH Lạng Sơn

4

Nguyễn Thế Lãm

Phó Giám đốc Đài PT&TH Quảng Ninh

5

Nguyễn Văn Long

Phóng viên Phịng Thời sự, Đài PT&TH Bắc Ninh


6

Nguyễn Thị Minh Luận

Phóng viên Phịng Chun đề, Đài PT&TH Bắc Ninh

7

Nguyễn Việt Cƣờng

Phóng viên Phịng Thời sự, Đài PT&TH Lạng Sơn

8

Anh Thƣ

Phóng viên Phịng Thời sự, Đài PT&TH Quảng Ninh


9

6. Đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, khẳng định vai trị và ƣu thế của truyền hình trong việc thơng tin về
bảo vệ mơi trƣờng trên các khía cạnh:
- Cung cấp thông tin, kiến thức luật pháp về lĩnh vực mơi trƣờng nhằm góp
phần nâng cao nhận thức, ý thức và hành vi của ngƣời dân về vấn đề này.
- Đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực vi phạm môi trƣờng.
Thứ hai, đánh giá khách quan về những thành công, hạn chế và nguyên nhân
của việc thông tin về bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt
Nam hiện nay.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để truyền hình các tỉnh Đơng Bắc
nâng cao hơn nữa hiệu quả thông tin về bảo vệ môi trƣờng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn khẳng định vai trị và năng lực của truyền hình thơng tin về bảo vệ
môi trƣờng, làm phong phú hơn lý luận báo chí đặc biệt là chức năng và nhiệm vụ
của báo chí trong xã hội hiện đại.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, có thể khái qt đƣợc mơ hình thơng tin hiệu
quả về bảo vệ mơi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đông Bắc Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những dữ liệu thực tế, cụ thể và xác thực về thông tin vấn
đề bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc, qua đó giúp những cán bộ
lãnh đạo, quản lý Đài PT&TH các tỉnh Đơng Bắc hiểu sâu sắc hơn về vai trị của
truyền hình, từ đó có những chủ trƣơng, định hƣớng phù hợp, nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh.
Các giải pháp mà Luận văn nêu ra có thể là tài liệu tham khảo để truyền hình
các tỉnh Đơng Bắc nghiên cứu, có thể áp dụng một cách linh hoạt, điều chỉnh cách
thức tổ chức thông tin, nhằm phát huy hơn nữa những thế mạnh thể loại báo hình
của Đài PT&TH các tỉnh trong bối cảnh hiện nay.
Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này cũng là một dịp để tác giả luận văn


10

bổ sung nhận thức, qua đó góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả thông tin về bảo vệ
môi trƣờng tại đơn vị mình.
8. Bố cục của luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, các nội dung chủ yếu
của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng, 10 tiết.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về truyền hình với vấn đề bảo vệ mơi trƣờng

Chƣơng 2: Thực trạng truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam với vấn đề
bảo vệ môi trƣờng
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng
cao chất lƣợng thông tin về bảo vệ môi trƣờng trên truyền hình các tỉnh Đơng Bắc
Việt Nam.


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH
VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
1.1. Vai trị và ƣu thế của truyền hình trong thơng tin về bảo vệ mơi
trƣờng
1.1.1. Các khái niệm truyền hình và chương trình, tác phẩm truyền hình
- Khái niệm truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng, chuyển tải thơng tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến
điện. [20, Tr4].
Động từ “truyền” có nghĩa là đƣa dẫn từ nơi này đến nơi khác (theo cuốn Từ
điển Tiếng Việt của Trung Tâm từ điển học, xuất bản năm 2009). Cũng từ điển này
định nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều
nơi biết”. Cịn truyền hình thức là truyền hình ảnh, âm thanh, đi xa bằng sóng vơ
tuyến điện hoặc bằng đƣờng dây [33, Tr1349]
Cịn theo giáo trình báo chí Truyền hình của PGS.TS Dƣơng Xn Sơn, thuật
ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo
tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy đƣợc'', còn tiếng
Latinh có nghĩa là xem đƣợc từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem
đƣợc ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là
“Tелевидение”. Nhƣ vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi

truyền hình cũng có chung một nghĩa. [20, Tr8]
Truyền hình sử dụng công nghệ điện tử viễn thông, bao gồm tập hợp nhiều
thiết bị điện tử để truyền dẫn, phát sóng các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm
thanh đƣợc điều chế, mã hóa, dƣới dạng sóng vơ tuyến hoặc truyền qua hệ thống
cáp quang, hoặc cáp đồng tới thiết bị thu nhận tín hiệu sóng đó và giải mã tái tạo lại
hình ảnh, âm thanh ban đầu. Truyền hình gồm các phƣơng thức truyền, phát:
Truyền hình sóng: (vơ tuyến truyền hình- Wireless TV) đƣợc thực hiện theo
nguyên tắc kỹ thuật nhƣ sau: hỉnh ảnh và âm thanh đƣợc mã hóa dƣới dạng các tín


12

hiệu sóng vơ tuyến và phát vào khơng trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi
giải mã, tái tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình. Sóng truyền hình là
sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu phải "nhìn thấy" đƣợc ăngten máy phát và phải
nằm trong vùng phủ sóng thì mới nhận đƣợc tín hiệu tốt.
Truyền hình cáp: (hữu tuyến - CATV- viết tắt tiếng Anh là Community
Antenna Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho công chúng. Nguyên tắc
thực hiện của truyền hình cáp là tín hiệu đƣợc truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu
máy phát đến từng máy thu hinh. Từ đó, truyền hình cáp trong cùng một lúc có thế
truyền đi nhiều chƣơng trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của ngƣời sử dụng.
Truyền hình vệ tinh: (DTH là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Direct to home),
DTH có thể truyền dẫn nhiều kênh truyền hình và quản lý đến từng đầu thu giải mã.
DTH là phƣơng thức truyền dẫn qua vệ tinh đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt cho công
chúng kể cả vùng sâu, vùng xa những nơi truyền hình sóng và truyền hình cáp khó
phủ sóng tới đƣợc Nguyên tắc thực hiện của truyền hình vệ tinh là tín hiệu đƣợc
phát lên từ các trạm phát sóng mặt đất lên vệ tinh sau đó phát xuống trái đất tới các
chảo thu, đầu thu cung cấp tới máy thu hình. Truyền hình vệ tinh trong cùng một
lúc có thể cung cấp nhiều chƣơng trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của ngƣời
sử dụng.

- Chương trình và tác phẩm truyền hình
Chƣơng trình là kết quả cuối cùng của q trình giao tiếp với cơng chúng [18,
Tr30]. Chƣơng trình truyền hình là sự sắp xếp, bố trí hợp lý các tin, bài, tƣ liệu hình
ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định đƣợc mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc
hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo
chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả. Thuật ngữ chƣơng
trình “program” trong chƣơng trình truyền hình đƣợc hiểu gồm các chƣơng trình
nhƣ: chƣơng trình “Thời sự”, “Quốc phịng tồn dân”, chƣơng trình “An tồn giao
thơng”, “Nhà nƣớc và pháp luật”, “Tài ngun và Mơi trƣờng”, “Trị chơi (show
games)”,… đƣợc bố trí phát vào các khung thời gian của kênh chƣơng trình và đƣợc
thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, phóng sự, phim tài liệu truyền
hình. Các tác phẩm tin, bài đƣợc phát qua các chƣơng trình truyền hình đều có sự


13

lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận chƣơng trình một cách
đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu. [20,Tr.95]
Tác phẩm Báo chí: Là một sản phẩm báo chí hồn chỉnh, trong đó mối quan
hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó. Tính
chỉnh thể của tác phẩm báo chí mang ý nghĩa tƣơng đối trong mối quan hệ với sản
phẩm báo chí hồn chỉnh. Khi xem xét một tác phẩm báo chí, ngƣời ta thƣờng quan
tâm đến hai phƣơng diện chủ yếu của nó là nội dung và hình thức thể hiện. Trong
đó, nội dung của tác phẩm báo chí là một phạm vi, một vấn đề, bộ phận cuộc sống
hiện thực đƣợc phản ánh khách quan qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà
báo. Những tiêu chí về nội dung có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá chất
lƣợng của tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí có thể phân biệt các yếu tố nội dung
chính sau đây: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài và tƣ tƣởng. Hình thức bao
gồm: kết cấu, thể loại, ngơn ngữ, các biện pháp sáng tạo tác phẩm báo chí [24,
Tr.7].

Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cƣơng (2012) đã đƣa ra một quan niệm khá đầy đủ
về tác phẩm báo chí: “Tác phẩm báo chí là sản phẩm tƣ duy của nhà báo; lấy hiện thực
khách quan (mang tính thời điểm) làm đối tƣợng phản ánh; có hình thức tƣơng ứng với
nội dung thông tin; đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng; có giá trị sử
dụng là tạo dƣ luận xã hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi của ngƣời tiếp nhận thông
tin” [26, tr. 11].
Tác phẩm báo chí truyền hình: Cũng nhƣ tác phẩm báo chí khác, tác phẩm
truyền hình là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình
thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó. Trong đó, nội dung là một phạm vi, một bộ
phận cuộc sống hiện thực đƣợc phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của
nhà báo. Hình thức bao gồm: kết cấu, thể loại, ngôn ngữ, các biện pháp sáng tạo tác
phẩm báo chí. Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên phƣơng diện quá trình làm ra một sản
phẩm, ở báo in mỗi tác phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo
riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo. Nhƣng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình
cịn cơng phu hơn nhiều, đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên
kịch và những ngƣời làm kỹ thuật. Sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của từng


14

thành viên trong đoàn làm phim, giữa ngƣời biên tập và ngƣời quay phim. Vì vậy
đối với báo in, nhà báo có thể viết đề cƣơng rồi viết ln thành bài, cịn ở truyền
hình do tính chất đặc thù quy định, đề cƣơng đó đƣợc thể hiện ở kịch bản. Kịch bản
là xƣơng sống cho một tác phẩm truyền hình, đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa
đạo diễn và quay phim trong quá trình làm phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình.
1.1.2. Khái niệm mơi trường và bảo vệ mơi trường
- Mơi trƣờng: có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, môi trƣờng là một khái niệm gắn liền với sự
sống, bao gồm những thực thể và hiện tƣợng của tự nhiên, bảo đảm cho sự phát sinh
và phát triển của sự sống. Nói cách khác, mơi trƣờng là tồn bộ các điều kiện tự

nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Nhƣ vậy những
yếu tố cấu trúc nên môi trƣờng nhƣ ánh sáng, nhiệt độ,.. đƣợc gọi là yếu tố môi
trƣờng. Nếu xét tác động của chúng lên đời sống sinh vật cụ thể gọi là yếu tố sinh
thái [37,Tr13]
Quan điểm thứ hai cho rằng, môi trƣờng là tồn bộ các điều kiện vơ cơ và
hữu cơ có liên quan đến sự tồn tại của cơ thể sống [32,Tr11].
Quan điểm thứ ba cho rằng, Môi trƣờng là tất cả các yếu tố tự nhiên -xã hội
xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển
của mọi sinh vật.[ 31,Tr20]
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Mơi trƣờng là tồn bộ những điều kiện tự
nhiên, xã hội trong đó con ngƣời hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ
với con ngƣời, với sinh vật ấy” [33, tr.821].
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy
định: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và
sinh vật”.
Cấu trúc của mơi trường tự nhiên:
Mơi trƣờng tự nhiên có 2 thành phần cơ bản: môi trƣờng vật lý và môi
trƣờng trƣờng sinh vật.


15

Môi trƣờng vật lý là thành phần vô sinh của mơi trƣờng tự nhiên, bao gồm
đất, nƣớc, khơng khí, nhiệt độ, ngun tố hố học…
Mơi trƣờng sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trƣờng tự nhiên, bao
gồm động vật, thực vật, vi sinh vật, vi khuẩn…
Những chức năng cơ bản của môi trường:
Là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật;
Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất

của con ngƣời;
Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình;
Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh
vật trên trái đất;
Là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
Thành phần môi trường:
Thành phần môi trƣờng là yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng nhƣ đất,
nƣớc, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.
- Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường:
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trƣờng, ứng phó sự cố mơi
trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trƣờng; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng (Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ
mơi trƣờng năm 2005) thì các ngun tắc bảo vệ môi trƣờng bao gồm:
Bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nƣớc; bảo vệ môi trƣờng quốc gia phải gắn
với bảo vệ mơi trƣờng khu vực và tồn cầu;
Bảo vệ mơi trƣờng là sự nghiệp của tồn xã hội, là quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;


16

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng phải thƣờng xuyên, lấy phịng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thối và cải thiện chất lƣợng mơi trƣờng;
Bảo vệ môi trƣờng phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn;

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trƣờng có trách
nhiệm khắc phục, bồi thƣờng thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
1.1.3. Vai trị của truyền hình trong thơng tin về bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, truyền hình nói riêng là một bộ
phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nƣớc. Là công cụ sắt
bén tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc; đồng thời là cầu nối, kịp thời phản ánh những tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu
cấp thiết của nhân dân. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 (khóa X) “Về cơng tác tư
tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” chỉ rõ “Báo chí phải nắm vững và
tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc, bám sát nhiệm vụ cơng tác tƣ tƣởng, tích cực tuyên
truyền, cổ vũ gƣơng điển hình, những thành tựu của cơng cuộc đổi mới”.
Trong q trình CNH-HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với
Báo chí nói chung, truyền hình cũng có trách nhiệm: Cung cấp thơng tin; nâng cao
dân trí và sự hiểu biết của nhân dân; củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội, đấu tranh
bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ; Bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững... Thực tế
cho thấy, một nền kinh tế tăng trƣởng nóng, khơng đi đơi với bảo vệ mơi trƣờng dễ
dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhiều vấn đề
khác nhƣ: an toàn thực phẩm; vấn đề việc làm của một bộ phận dân cƣ nơi đơ thị
hóa; sự gia tăng của các tệ nạn xã hội và tội phạm gây bất ổn cho đời sống. Truyền
hình cũng nhƣ các cơ quan báo chí đều phải có trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ
mơi trƣờng, thông tin không nên chỉ dừng lại ở những cảnh báo, khuyến cáo, báo
động chung chung mà phải thực sự tạo ra dƣ luận xã hội, gây áp lực, đấu tranh kiên
quyết đối với những quan niệm, hành vi vụ lợi cá nhân mà bỏ qua những nguy cơ


17


đang đe dọa sự tồn vong của công đồng và nhân loại trong tƣơng lai.
Trong thời gian qua cùng với báo chí nói chung, truyền hình đã và đang tích
cực làm tốt nhiệm vụ công tác thông tin, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng và tiếng nói
của nhân dân tới Đảng và chính quyền các cấp trong việc điều chỉnh chủ trƣơng,
chính sách góp phần uốn nắn các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thực hiện chủ
trƣơng, chính sách đó, nhƣ việc đƣa Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc
vào cuộc sống, trong đó có pháp luật về mơi trƣờng, các hình thức xử phạt, biện
pháp ngăn chặn đối với những đối tƣợng có hành vi vi phạm luật, tác động xấu đến
mơi trƣờng.
Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề bảo vệ mơi
trƣờng trải qua thực tế, khơng cịn phù hợp, ảnh hƣởng đến quyền lợi và môi trƣờng
sống của ngƣời dân, đƣợc các cơ quan báo chí trong đó có truyền hình cùng, là nhịp
cầu nối quan trọng giúp ngƣời dân nói lên tâm tƣ, nguyện vọng của mình để từ đó
Đảng, Nhà nƣớc điều chỉnh các chủ trƣơng, chính sách cho phù hợp với thực tiễn,
nguyện vọng của nhân dân.
- Giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về môi trường
Quản lý, giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Quản
lý xã hội đƣợc quan niệm là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào khách
thể quản lý nhằm đảm bảo hoạt động, phát huy có hiệu quả và đạt đƣợc mục đích đề
ra. Để sự tác động đảm bảo có ý thức, có nghĩa là dựa trên cơ sở am hiểu đầy đủ,
toàn diện và sâu sắc về đối tƣợng quản lý, những quy luật vận động và mối quan hệ
tƣơng tác giữa nó với sự vật hiện tƣợng xung quanh đƣơng nhiên phải cần thơng tin.
Chỉ có nguồn tin chính xác, tồn diện về đối tƣợng, mới có thể xử lý, lựa chọn đƣợc
phƣơng hƣớng và cách thức tác động hợp lý, có hiệu quả. Sự tác động ấy đƣợc thể
hiện bằng quyết định quản lý và đƣợc truyền đến khách thể quản lý dƣới dạng thông
tin. Nhƣ vậy, về bản chất thì q trình quản lý là q trình thơng tin, bao gồm từ
việc khai thác, thu thập, đánh giá, lựa chọn, phân tích và xử lý các thơng tin đến
việc đƣa ra các quyết định và truyền đạt thông tin về quyết định đến khách thể quản
lý. Để đảm bảo cho sự quản lý có hiệu quả cần phải có cơ chế thông tin hai chiều
thuận và ngƣợc. Chiều thông tin thuận từ chủ thể đến khách thể chuyển đi những



18

quyết định quản lý cũng nhƣ các thông tin cần thiết để hƣớng dẫn về cách thức,
phƣơng pháp, điều kiện thực hiện chúng. Yêu cầu đặt ra đối với chiều thơng tin này
là chính xác, kịp thời, đầy đủ. Đó cũng là điều kiện cần thiết cho khả năng tác động
một cách có hiệu lực của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý, làm cho khách thể
quản lý vận động phát triển theo chiều hƣớng đã định.
Thông tin ngƣợc chiều là kênh thông tin từ khách thể quản lý đến chủ thể quản
lý. Kênh thông tin ngƣợc chiều kịp thời, đầy đủ, toàn diện là điều kiện tiền đề cho
việc đƣa ra những sự điều chỉnh hay những quyết định quản lý mới một cách đúng
đắn hợp lý. Báo chí thực hiện chức năng quản lý của mình bằng việc cung cấp
thông tin cả hai chiều thuận và ngƣợc.
Phản biện là thuật ngữ đƣợc sử dụng hầu hết trong hoạt động khoa học - phản
biện khoa học, là đánh giá chất lƣợng một cơng trình khoa học khi cơng trình đƣợc
đƣa ra trƣớc hội đồng khoa học. Phản biện xã hội có thể hiểu là sự tham gia rộng rãi
của xã hội của các tầng lớp xã hội, nhân dân trong việc góp ý kiến cho các chủ
trƣơng, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội. Nhƣng “rƣờng cột” cho quá trình phản biện xã hội là đội ngũ trí thức, những
ngƣời có kiến thức am hiểu rộng và chuyên sâu về các lĩnh vực của đời sống, có bản
lĩnh bảo vệ chính kiến và tâm huyết vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Giám sát có thể đƣợc hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những
điều quy định khơng”. Điều đó có nghĩa là giám sát bao gồm hai q trình, theo dõi và
kiểm tra. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dƣ luận xã hội. Qua
giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hƣớng mà báo chí thể hiện vai trị
phản biện xã hội của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ
yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội,
phản biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.
Hiện nay truyền hình cùng với Báo chí cả nƣớc đang đảm nhiệm tốt vai trị
kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà

nƣớc về môi trƣờng bằng những hình thức chủ yếu sau:
- Thơng tin, giới thiệu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng
và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng.


19

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đƣờng lối, quan điểm, Nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về mơi trƣờng.
Nhiệm vụ chính của báo chí trƣớc hết là khai thác và cung cấp thơng tin, đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Trong một xã hội hiện đại, nhu cầu phổ biến thông tin trên
quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và cần thiết, vì vậy sự phụ thuộc, ảnh
hƣởng lẫn nhau giữa các phƣơng tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên
chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trị tích cực của cộng đồng
truyền thơng đã thúc đẩy q trình xã hội hóa các hoạt động quản lý, giám sát xã
hội. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động giám sát luôn chứa đựng khả năng tạo
ra một trƣờng tƣơng tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng trí thức
(phát hiện và lý giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông
tin) và cộng đồng xã hội (hƣởng ứng thơng tin và hình thành dƣ luận)
Thơng qua báo chí, truyền hình, ngƣời dân có thể phát biểu ý kiến, tâm tƣ của
mình về vấn đề bảo vệ môi trƣờng, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của
mình. Bám sát sự kiện, thơng tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và
định hƣớng tƣ tƣởng, hƣớng dẫn dƣ luận rõ ràng, các cơ quan thơng tấn, báo chí đã
thực hiện tốt chức năng giám sát mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò,
chức năng giám sát thực hiện những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về mơi
trƣờng của Đảng, Nhà nƣớc của báo chí ngày càng đƣợc khẳng định và niềm tin của
công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng đƣợc nâng lên.
Kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra của báo chí về vấn đề bảo vệ môi trƣờng
là nguồn thông tin quan trọng giúp các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc kịp thời có quyết
định, biện pháp tích cực, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp dƣới.

Mặt khác, nguồn thơng tin đó trực tiếp tác động tới các cơ quan, tổ chức có khuyết
điểm, giúp họ nhận thức đƣợc thiếu sót để tự điều chỉnh hoặc trong trƣờng hợp khác
sẽ tạo nên áp lực xã hội buộc họ phải sửa chữa.
- Phát hiện, đấu tranh chống lại những vi phạm với môi trường
Phát hiện và đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi
trƣờng là nhiệm vụ của Báo chí truyền hình thể hiện ở chỗ: Thơng qua tác phẩm báo
chí, tác giả sẽ thơng tin, phân tích, giáo dục và định hƣớng công chúng về các nguy


×