Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Báo chí bắc kạn với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tày hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGA

BÁO CHÍ BẮC KẠN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY HIỆN NAY
(Khảo sát Báo Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể, chương trình tiếng Tày
của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bắc Kạn năm 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGA

BÁO CHÍ BẮC KẠN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY HIỆN NAY
(Khảo sát Báo Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể, chương trình tiếng Tày


của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bắc Kạn năm 2014)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Nguyễn Thị Tuyết Thu

HÀ NỘI - 2015


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA THEO KHUYẾN NGHỊ CỦA
HỘI ĐỒNG

Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 9
1.1. Cơ sở lý luận chung ......................................................................... 9
1.2. Bản sắc văn hóa Tày - Bắc Kạn ..................................................... 17
1.3. Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc..28
Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ BẮC KẠN
VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN

TỘC TÀY HIỆN NAY .................................................................................. 38
2.1. Kết quả khảo sát thực tế ................................................................. 38
2.2. Nội dung thông tin về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn ......................................................... 39
2.3. Hình thức thơng tin về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn ......................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 83
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO
CHÍ BẮC KẠN TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY ......................................................................... 85
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................. 85
3.2. Nội dung giải pháp........................................................................... 90
3.3. Một số kiến nghị cụ thể với cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ
quan báo chí Bắc Kạn ........................................................................... 94
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Thị Nga


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết
Thu - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Khoa Báo chí, Khoa
Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền, các thầy cô giáo
giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Em mong sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Nguyễn Thị Nga


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTQG

Chính trị Quốc gia

E.B

Tylor Edward Burnett Tylor

NXB

Nhà xuất bản

TS

Tiến sỹ


UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc)

UBND

Ủy ban nhân dân

PGS

Phó giáo sư


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm báo chí viết về đề tài văn hóa dân tộc Tày trên
từng cơ quan báo chí tỉnh Bắc Kạn năm 2014………………………………38
Bảng 2.2: Số lượng tác phẩm báo chí viết về các khía cạnh bản sắc văn hóa
dân tộc Tày trên báo chí tỉnh Bắc Kạn năm 2014…………………………...39
Bảng 2.3: Các thể loại tác phẩm về vấn đề văn hóa dân tộc Tày trên báo chí
tỉnh Bắc Kạn năm 2014……………………………………………………...81
Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của công chúng tới các bài viết về văn hóa dân
tộc Tày tỉnh Bắc Kạn: ……………………………………………………….89
Bảng 3.2: Đánh giá của công chúng về việc đi sát thực tiễn của báo chí tỉnh
Bắc Kạn năm 2014…………………………………………………………..90
Bảng 3.3 : Để nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả tiếp nhận thông
tin của công chúng về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tày, theo quý vị cần phải làm gì?....................................................................95
Bảng 3.4: Khi theo dõi các tin, bài, chương trình trên báo chí tỉnh về vấn đề

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Tày, quý vị thường chú ý đến
yếu tố nào sau đây:…………………………………………………………..96
Bảng 3.5: Trong số những đề tài văn hóa dân tộc Tày dưới đây, quý vị quan
tâm đề tài nào? ………………………………………………………………97
Bảng 3.6: Về đề tài bản sắc văn hóa dân tộc Tày, quý vị thấy hứng thú khi
theo dõi thể loại tác phẩm báo chí nào dưới đây? ……………………..……98
Bảng 3.7: Để nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả tiếp nhận thơng
tin của cơng chúng về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tày, theo quý vị có cần tăng thời lượng phát sóng khơng…………………101
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tác phẩm báo chí tỉnh Bắc Kạn về các khía cạnh văn hóa
dân tộc Tày:………………………………………………………...………..39


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc nhằm nâng cao dân trí, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất
nước thời kỳ hội nhập, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, trong
đó có dân tộc Tày ln được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú trọng.
Nằm trong cộng đồng 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nước ta,
dân tộc Tày có số dân đơng thứ hai sau dân tộc Kinh và là cộng đồng dân tộc
thiểu số có số dân lớn nhất, với khoảng 1.500.000 người. Người Tày cịn có
tên gọi khác là người Thổ, tập trung cư trú ở các tỉnh trung du, miền núi phía
bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái,
Thái Nguyên, Bắc Giang… Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng miền núi phía đơng
bắc bộ, được coi là một trong những cái nơi của người Tày. Chiếm 54% dân

số tồn tỉnh, cộng đồng dân tộc Tày Bắc Kạn có bản sắc văn hóa nổi bật, thể
hiện ở nếp ăn, nếp ở, kiến trúc nhà sàn, phong tục dệt vải nhuộm chàm, nghệ
thuật hát then - đàn tính... Những nét văn hóa ấy được biểu hiện sâu sắc thông
qua các dịp lễ, tết, cưới hỏi, các lễ hội truyền thống như lễ hội “lồng tồng” (lễ
hội xuống đồng) nhân dịp đầu xuân năm mới, các phiên chợ vùng cao… Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, bản sắc văn hóa của người
Tày Bắc Kạn đang dần mai một theo thời gian. Ngôn ngữ phổ thông (tiếng
Việt) được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày kéo theo thực tế ngôn ngữ
dân tộc Tày đang dần bị “lãng quên”; thực trạng “người Tày mất gốc” đang ở
mức đáng báo động trong giới trẻ (là người dân tộc Tày nhưng khơng biết nói
tiếng dân tộc mình, khơng am hiểu phong tục tập quán dân tộc mình)… Trong
thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay, trước nguy cơ biến dạng, phai nhạt những
giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày, báo chí có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc khơi thơng dịng chảy văn hóa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc
dân tộc Tày cho thế hệ hôm nay và mai sau.


2

Qua thực tế cơng tác truyền thơng trên báo chí Bắc Kạn cho thấy: Số
lượng tin, bài về văn hóa dân tộc Tày chưa phong phú. Chương trình phát
thanh tiếng Tày trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng hàng ngày
vào khung giờ cố định, tuy nhiên thời lượng phát sóng khơng nhiều, nội dung
chưa thực sự hấp dẫn khán giả. Chương trình truyền hình tiếng Tày mới chính
thức lên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh từ tháng 1/2014, chưa được
đầu tư tương xứng với tầm cỡ của chương trình truyền hình dành cho một
lượng khán giả đơng đảo. Trên Báo Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể của
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cũng có nhiều tin, bài về văn hóa dân tộc Tày,
tuy nhiên chủ yếu vẫn là những thông tin về lễ hội, lồng ghép với các hoạt
động văn hóa của tỉnh. Vấn đề đặt ra ở đây là ngay chính bản thân người

phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh chưa nhận thức rõ ràng
vấn đề khai thác thế nào cho hợp lý, đủ sâu, đủ rộng tất cả những nét văn hóa
đặc sắc của người Tày để cung cấp cho cơng chúng cái nhìn tồn diện, khách
quan về văn hóa dân tộc Tày ở địa phương để cùng nhau bảo vệ và phát huy.
Do đó, một đề tài nghiên cứu truyền thơng có tính lý luận và thực tiễn cao để
đánh giá về thực trạng hoạt động báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Tày, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động báo chí là rất cần thiết .
Bản thân người viết luận văn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất vùng cao
Bắc Kạn, trên cái nơi văn hóa của dân tộc Tày và đã có 5 năm cơng tác tại
ngành Thơng tin và Truyền thông của tỉnh, đang theo học Cao học ngành Báo
chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bởi vậy, việc lấy mục đích khảo sát
các tin, bài, chương trình truyền thơng với nội dung về văn hóa dân tộc Tày,
qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thơng về
văn hóa dân tộc Tày trên báo chí của tỉnh một phần trách nhiệm của bản thân
trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày tại địa phương.


3

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Báo chí Bắc
Kạn với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày hiện
nay” (khảo sát Báo Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể, chương trình phát
thanh tiếng Tày của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bắc Kạn năm 2014).
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho tới nay, văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa dân tộc Tày
nói riêng đã trở thành vấn đề được quan tâm, chú ý của khơng ít nhà nghiên
cứu, nhà khoa học. Về khía cạnh báo chí truyền thơng, có thể kể đến những
khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học

Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về vấn đề văn hóa các dân tộc, cụ thể như:
Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Nâng cao chất lượng chương trình Tạp
chí Dân tộc và Phát triển về đề tài dân tộc miền núi trên sóng VTV1 - Đài
Truyền hình Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thúy Lan, bảo vệ năm 2010.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học: “Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh Thái Nguyên với việc tuyên truyền văn hóa các dân tộc thiểu số”
của tác giả Nông Thị Như, bảo vệ năm 2005; “Vấn đề bảo tồn và phát huy
văn hóa Đơng Nam Bộ trên các chương trình truyền hình” của tác giả Đinh
Duy Hào, bảo vệ năm 2006; “Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa Hà Nội” của tác giả Hoàng Hương Trà, bảo vệ năm 2007; “Báo chí
với việc tun truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc” của tác giả Trần Thị Hồng, bảo vệ năm 2009; “Vai trị cơng
tác tun truyền với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
thiểu số huyện Bắc Quang (Hà Giang)” của tác giả Lương Tiến Dũng, bảo vệ
năm 2009; “Báo chí với vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” của tác giả
Đỗ Mai Trang, bảo vệ năm 2010.


4

Luận án Tiến sỹ có đề tài: “Tiếp cận truyền thông của đồng bào dân
tộc vùng Tây Bắc” của tác giả Ngơ Ngân Hà, Học viện Báo chí và Tun
truyền, bảo vệ năm 2006.
Về khía cạnh văn hóa, vấn đề phong tục tập quán của các dân tộc thiểu
số, trong đó có người Tày đã được đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu
ngay từ thời phong kiến. Tiêu biểu là tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê
Quý Đơn. Cuốn sách đã đề cập đến văn hóa của người Tày nói chung. Từ sau
cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, có các cơng trình tiểu biểu như: Cuốn
“Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” do Viện Dân tộc học xuất bản năm
1992 là cơng trình nghiên cứu có tính tồn diện và cơng phu nhất về điều kiện

tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói chung. Cuốn
“Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc” của tác giả Hoàng Quyết, Tuấn
Dũng do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 1994 đã tập trung
nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc
với những phong tục tập quán như tục lệ đặt tên làng, tập quán nhà ở, ăn mặc,
thờ cúng tổ tiên, lễ cưới. Bên cạnh đó, cịn có các tác phẩm về văn hóa dân
tộc nói chung như: “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc” của Huy Cận,
NXB Văn học, năm 1994; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, NXB
Văn học, năm 2002; “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt
Nam” của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam năm 2009. Các tác phẩm nêu
trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử nghiên cứu về văn hóa dân
tộc nói chung, dân tộc Tày nói riêng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Những cơng trình nghiên cứu đã bao quát được trên đây cho thấy nổi
lên hai khuynh hướng:
Thứ nhất: Nghiên cứu vai trị của báo chí với việc bảo tồn và phát huy
văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung mà khơng nghiên cứu vấn đề này với
riêng một dân tộc thiểu số nào.


5

Thứ hai: Chỉ nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Tày như một đối
tượng chuyên biệt mà không xem xét tới vai trị của hoạt động báo chí trong
việc tuyên truyền về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ấy.
Như vậy, đề tài “Báo chí Bắc Kạn với vấn đề bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Tày hiện nay” là đề tài nghiên cứu mới mẻ, không
trùng lặp với bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua khảo sát các tác phẩm báo chí trên Báo Bắc Kạn, Tạp chí

Văn nghệ Ba Bể, Chương trình phát thanh tiếng Tày của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Kạn từ nhiều bình diện, đề tài nhằm mục tiêu đánh giá thực
trạng công tác truyền thơng về bản sắc văn hóa dân tộc Tày, qua đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí tại tỉnh Bắc Kạn,
góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
Để có thể đạt được những mục tiêu nghiên cứu đó, luận văn tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Hai là: Khảo sát một cách hệ thống việc thông tin về vấn đề bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trên báo chí tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở
đó, khái qt những đặc trưng cơ bản, phân tích sâu những vấn đề đặt ra của
các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với cấp ủy đảng, chính
quyền và các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí
viết về văn hóa dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo chí Bắc Kạn với vấn đề bảo
tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tsộc Tày năm 2014.


6

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung các tin, bài, chương trình trên
Báo Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể và chương trình tiếng Tày của Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bắc Kạn năm 2014 về văn hóa dân tộc Tày.
Thời gian khảo sát: Năm 2014. Chúng tôi lựa chọn thời gian khảo
sát nêu trên để đảm bảo tính thời sự của vấn đề nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

- Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng và nền văn hóa Việt Nam.
- Cơ sở lý luận của báo chí truyền thơng.
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn về
báo chí và văn hóa dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Thu thập chọn mẫu và phân loại tư liệu về báo chí Bắc Kạn với vấn đề
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày năm 2014.
- Khảo sát tư liệu về báo chí Bắc Kạn với vấn đề bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Tày năm 2014. Từ đó tiến hành thống kê, so sánh số
lượng, thể loại các tác phẩm về vấn đề văn hóa dân tộc Tày của từng cơ quan
báo chí Bắc Kạn năm 2014 để làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp, đánh
giá, rút ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Khảo sát mức độ quan tâm của công chúng đối với việc phản ánh về
văn hóa dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn năm 2014 để từ đó có cơ sở khách
quan đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp khả thi.


7

- Phân tích, tổng hợp và nghiên cứu liên ngành thông qua việc thu thập
chọn mẫu và khảo sát tư liệu để có những nhận định cụ thể về vấn đề nghiên
cứu, giải quyết toàn diện vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đánh giá đúng thực
trạng vấn đề và đề xuất được các giải pháp thiết thực.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu lý luận có hệ thống về vai trị của
báo chí trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Bắc

Kạn. Qua đó góp phần chứng minh vai trị quan trọng của báo chí trong việc
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
- Luận văn làm phong phú thêm những cơng trình nghiên cứu về mối
quan hệ, sự tác động của báo chí trọng việc góp phần thơng tin nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số nói chung và dân
tộc Tày sinh sống tại Bắc Kạn nói riêng.
- Luận văn đánh giá thực trạng công tác truyền thông về vấn đề bản sắc
văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác truyền thông. Kết quả nghiên cứu nếu được ứng dụng
trong thực tiễn sẽ giúp ngành Thông tin Truyền thơng và các cơ quan báo chí
tỉnh Bắc Kạn có những dữ liệu quan trọng về vấn đề nêu trên để nhìn nhận lại
hoạt động báo chí của tỉnh, từng bước thay đổi nội dung và hình thức truyền
thông theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn nhằm mang đến cho cơng chúng
những tác phẩm báo chí có giá trị về văn hóa dân tộc Tày.
- Q trình nghiên cứu cũng là cơ hội giúp người làm luận văn có thêm
hiểu biết, kiến thức và năng lực chuyên mơn trong cả hai lĩnh vực báo chí và
văn hóa.


8

- Luận văn là tài liệu tham khảo đối với những người quan tâm tới văn hóa
dân tộc Tày và vấn đề truyền thơng về văn hóa dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn,
đồng thời là tiền đề cho các cơng trình nghiên cứu về sau của tác giả.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương, 9 tiết. Phần phụ lục gồm những tài liệu có liên quan trực
tiếp đến q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận chung

1.2. Bản sắc văn hóa Tày - Bắc Kạn
1.3. Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Chương 2. Thực trạng báo chí Bắc Kạn với vấn đề bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày
2.1. Kết quả khảo sát thực tế
2.2. Nội dung thông tin về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn
2.3. Hình thức thơng tin về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày trên báo chí Bắc Kạn
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí Bắc Kạn với
vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2. Nội dung giải pháp
3.3. Một số kiến nghị đối với cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan
báo chí Bắc Kạn


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm và chức năng cơ bản của báo chí, truyền thơng
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và TS Đỗ Thị Thu Hằng,
(Truyền thơng - Lí thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2012):
Truyền thơng có thể được hiểu là q trình liên tục trao đổi thơng tin,
tư tưởng, tình cảm,....chia sẻ kỹ năng và kinh nghiêm giữa hai hoặc nhiều
người với nhau, nhằm thay đổi nhận thưc, thái độ và hành vi phù hợp với nhu
cầu phát triển

Tiếp cận từ kênh truyền dẫn, có thể hiểu truyền thông đại chúng
(TTĐC) là hệ thống các kênh truyền thông hướng thông điệp tác động vào
đông đảo công chúng xã hội, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục
và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các nhiêm vụ chính trị kinh tế - văn hóa - xã hơi đã và đang đặt ra.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao
động 2012): Báo chí là mơt bộ phận của truyền thơng đại chúng, nhưng là bộ
phận chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính
chất, khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC. Do đó,
trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thơng đại chúng; và
ngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí.
Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử
(“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là
bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.
Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp
cận khơng giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau.


10

Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống: Khi nhìn nhận xã
hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được
tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu
thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu
sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ
thống con ).
Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu ra
khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố ấy như
sau:


Quyền
lực chính
trị tối
cao

Cơ quan
chủ quản

Kênh chuyền
tải

Sản phẩm
báo chí

Nhà báo-chủ thế
trực tiếp

Cơng
chúng
báo chí

Các tổ
chức
kinh tế xã hội

Thực tiến
Đời sống
Sơ đồ mô phỏng khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống
(Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động 2012)
Mơ hình khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống có ý nghĩa khoa

học và thực tiễn rất quan trọng, cần được nhận thức đúng, vận dụng hiệu quả.
Báo chí có chức năng, vai trị ngày càng quan trọng trong đời sống xã
hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khái sang giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng
kinh tế - dịch vụ.
Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của bảo chí. Báo
chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người


11

và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thơng
tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. Quá trình đáp ứng nhu cầu
này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng. Một số yêu cầu của chức năng
thông tin.
Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích
của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là cơng
cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục
lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận
này trở thành chủ đao, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của
đâng đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong cơng
tác tư tưởng của Đảng.
Chức năng khai sáng - giải trí được hiểu rằng, báo chí khơng chỉ là
kênh thơng tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà
còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm
nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển
trong quá trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng
đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là
kênh quan trọng cung cấp thơng tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải,
tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất.

Giải trí là nhu cầu ngày càng địi hỏi cao trong điều kiện kinh tế thị
trường. Đó là q trình báo chí tham gia và tạo điều kiện giúp công chúng sử
dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý để tái
sản xuất sức lao động. Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền
thơng hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất
là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội. Giải trí cũng là
cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa.
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở
chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách
thể quản lý thơng qua việc duy trì và phát triển dịng thơng tin hai chiều, bảo
đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi... Giám sát có thể
được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định
khơng”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai q trình, theo dõi và kiểm


12

tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động
được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể,
theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Giám sát xã hội của báo chí là q trình báo chí bằng mọi phương thức
huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần
trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện
đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm
đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo
chí bao gồm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những
nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để
phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho
đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi
đúng trong thực tế…

Chức năng kinh tế - dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách
quan của họat động báo chí trong nền kinh tế thị trường; đồng thời theo quan
điểm chỉ đạo của các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, như Nghị
quyết TW 5 (khóa VIII), các văn bản dưới luật…
1.1.2. Văn hóa và dân tộc
Văn hóa
Văn hóa là một nội dung phức tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các
lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Văn hóa” là một danh từ, có 5 cách hiểu:
1. Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử
như: Nền văn hóa của các dân tộc hay kho tàng văn hóa dân tộc.
2. Đời sống tinh thần của con người (những phát triển kinh tế và văn
hóa, tồn tại trong đời sống hàng ngày của nhân dân).
3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn (trình độ văn hóa, học các mơn
văn hóa).
4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh.


13

5. Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể
các di vật tìm được có những đặc điểm chung như: Văn hóa Đơng Sơn, văn
hóa rìu hai vai…
Trên thế giới có hai quan điểm phân chia cấu trúc văn hóa ảnh hưởng
đến các nhà nghiên cứu Việt Nam. Kể từ năm 1871, khi E.B Taylor đưa ra
định nghĩa về văn hóa, đến nay người ta đã thống kê được khoảng 400 định
nghĩa khác nhau về vấn đề này. Trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”, E.B
Taylor viết: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói
chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và
một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là

một thành viên của xã hội”.
Năm 1988, nhân dịp lễ phát động Thập kỷ Thế giới phát triển văn hóa
(1988 - 1997), UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là
tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh
thần của xã hội. Nó khơng thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao
gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống,
tín ngưỡng”.
Nhà Văn hóa kiệt xuất của Việt Nam - Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra
định nghĩa về văn hóa trong mục đọc sách của tác phẩm “Nhật ký trong tù”.
Người cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Văn hóa của một dân tộc, trước hết
liên quan đến điều kiện địa lý - khí hậu, sau đó là sự biến đổi của các hoạt
động trên phương diện khác nhau của dân tộc đó”. Cịn GS, TSKH, Viện sỹ


14

Trần Ngọc Thêm tiếp cận văn hóa theo cách hệ thống và nhấn mạnh những
đặc trưng về văn hóa thì cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, xã
hội của mình”. Nhóm tác giả giáo trình Lý luận văn hóa Mác – Lênin, Khoa
Văn hóa Xã hội Chủ nghĩa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra định
nghĩa: “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất, tinh thần được sáng tạo, tích lũy

trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị này
được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền
lại cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”.
Như vậy, khái niệm “văn hóa” có nhiều cách hiểu với nội dung khác
nhau, nhưng đều xoay quanh các điểm chính:
- Văn hóa là các giá trị
- Những giá trị đó do con người sáng tạo
- Sự sáng tạo đó là cả một q trình lịch sử liên tục.
Theo chúng tơi, văn hóa bao gồm tồn bộ các giá trị vật chất và tinh
thần, do con người sáng tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển liên tục
của lồi người. Do đó, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, văn hóa lại mang những
nét riêng. Điều này tạo thành bản sắc, thể hiện trình độ phát triển của từng dân
tộc.
Từ việc đi sâu phân tích khái niệm văn hố, bản sắc văn hóa cụ thể,
chúng tơi hiểu văn hóa dân tộc Tày là: Một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do cộng đồng người dân tộc Tày tạo ra nhằm thích ứng với
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn, qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, xã hội
của địa bàn nơi họ sinh sống. Như vậy cũng có thể dễ dàng nhận ra, tùy thuộc
vào điều kiện môi trường tự nhiên nơi cư trú mà dân tộc Tày mang những bản
sắc riêng đặc thù của dân tộc, không giống với bất cứ dân tộc nào.


15

Dân tộc
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Dân tộc ” là danh từ với 3 cách hiểu:
Một là: Cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội,
có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý như đoàn kết dân tộc.

Hai là: Dân tộc thiểu số (trong các từ như: ưu tiên học sinh dân tộc, cán bộ
dân tộc). Ba là: Cộng đồng người ổn định, làm thành nhân dân một nước, một
quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi (như: dân
tộc Việt Nam).
Văn hóa - dân tộc là hai phạm trù khác nhau, nhưng liên quan chặt chẽ
với nhau vì sự khác nhau giữa các dân tộc tức là khác nhau về văn hóa, bản
sắc mỗi dân tộc, được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc
đó. Mặt khác, chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của một dân tộc là
dấu hiệu để nhận biết nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc các cộng đồng nào
trên thế giới. Chính vì thế, đánh mất bản sắc văn hóa riêng là đánh mất dân
tộc. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nhân dân ta đấu tranh với kẻ
thù khơng chỉ bằng vũ khí, súng đạn mà bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ
cách mạng, văn hóa được coi là một mặt trận. Văn hóa trở thành vũ khí sắc
bén đấu tranh với kẻ thù. Vũ khí ấy chỉ có thể phát huy hết hiệu quả khi mang
trong mình bản sắc, truyền thống dân tộc.
Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo nghĩa
thứ nhất và chủ thể nghiên cứu là bản sắc văn hóa của “dân tộc ít người” hay
“dân tộc thiểu số” đang sinh sống trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
1.1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “bản sắc” dùng để chỉ tính chất,
màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật, tức là nói tới sắc
thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó.
“Bản sắc” là một từ Hán - Việt. Nếu phân tích ngữ nghĩa trên phương
diện từ ghép thì: “bản” là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của
một sự vật; “sắc” là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra


16

ngồi. Theo đó, bản sắc văn hóa dân tộc là hạt nhân sáng tạo của tinh thần dân

tộc, truyền từ đời này sang đời khác, bảo đảm cho sự trường tồn của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang yếu tố truyền thống, vừa có sự tiếp nhận
và biến đổi trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa (của một tộc người).
Bản sắc văn hóa dân tộc cũng lộ ra ở tư tưởng, tình cảm, thể hiện qua
tồn bộ sinh hoạt của dân tộc (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) Nhắc đến
một dân tộc là nhắc đến nền văn hóa của dân tộc ấy. Vì vậy, một dân tộc giữ
được bản sắc của mình chính là giữ được bản lĩnh, sức mạnh của mình, giữ
được độc lập về tinh thần, về văn hóa; dân tộc mất đi bản sắc sẽ mất đi nhiều
thứ khác, thậm chí có nguy cơ bị đồng hóa.
Như vậy, có thể hiểu “bản sắc văn hóa dân tộc” là: tổng thể những giá
trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái
riêng của một dân tộc trong lịch sử phát triển. Có thể nhận ra bản sắc ấy thông
qua những biểu hiện của hai mặt giá trị: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự
phân chia kể trên chỉ là tương đối, bởi trong rất nhiều trường hợp không thể
tách bạch văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và ngược lại. Do đó, tùy theo
mục đích mà định ra tiêu chí riêng để phân biệt, nhưng khơng phải là chúng
khơng còn ranh giới.
1.1.4. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
Theo Từ điển Tiếng Việt, “bảo tồn” đồng nghĩa với gìn giữ (những cái
có ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không để bị mất mát, tổn thất như:
Bảo tồn một di tích lịch sử, bảo tồn nền văn hóa dân tộc.
Về cơng tác bảo tồn văn hóa dân tộc nói chung và dân tộc Tày nói
riêng, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các thuật ngữ: “bảo quản”, “bảo vệ”,
“bảo tồn”. Trong đó thuật ngữ “bảo tồn” mang ý nghĩa khái quát nhất. Cách
hiểu phổ biến nhất hiện nay thì “bảo tồn” khơng những phải có những hoạt
động bảo vệ, gìn giữ cho đối tượng tồn tại nguyên vẹn lâu dài mà còn khai
thác khả năng, phát huy tác dụng của đối tượng, phục vụ hoạt động tiến bộ xã



17

hội. Theo chúng tơi, bảo tồn bao hàm trong đó các cơng tác cụ thể: Gìn giữ và
khai thác sử dụng. Cơng tác gìn giữ đóng vai trị quan trọng và quyết định, nó
gắn liền với một loại cơng tác khác: nghiên cứu, phát hiện, lựa chọn giữ gìn…
Tuy nhiên công tác bảo tồn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhận thức chủ quan,
tầm hiểu biết của những người có trách nhiệm thực hiện.
Ở nước ta, công tác bảo tồn văn hóa chủ yếu căn cứ theo Luật Di sản
Văn hóa năm 2001 với hàng loạt quy định rất cụ thể và chặt chẽ và căn cứ
theo quy định, chính sách của chính quyền địa phương nơi có những nét đặc
sắc, độc đáo của văn hóa dân tộc cần được bảo tồn.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Khái niệm “phát huy” được hiểu đơn giản là làm lan tỏa, tạo ra tác
dụng tốt. Thông thường được dùng theo nghĩa: phát huy truyền thống dân tộc.
Theo Từ điển tiếng Việt, “phát huy” nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng
tác dụng và tiếp tục phát triển thêm (như: phát huy ưu điểm, phát huy quyền
làm chủ). Theo chúng tơi, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là làm
cho những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc được lan rộng và phát triển thêm.
“Phát huy” các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm: Tìm kiếm, phát hiện, bổ
sung và làm cho nhiều người biết đến các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm
nâng cao ý thức tự giác của từng người dân trong cộng đồng tơn trọng và gìn
giữ các giá trị văn hóa, làm cho nó phát triển ngày càng tốt hơn. Quá trình
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước tác động đến các giá
trị văn hóa dân tộc, vấn đề đặt ra là phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa thế nào cho đúng đắn, khoa học, hiệu quả mà không làm mất đi những giá
trị vốn có, khơng ảnh hưởng đến tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Bởi,
các giá trị văn hóa truyền thống ln được lưu truyền liên tục qua các thế hệ
nối tiếp nhau cho đến thời hiện tại.
1.2. Bản sắc văn hóa Tày - Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh vùng cao, cách Hà Nội 160 km về phía Đông Bắc. Nơi

đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời.


×