Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị cho nhân dân quận ba đình, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HẢI YẾN

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN
NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HẢI YẾN

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN
NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY


Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số

: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Bình Hịa

HÀ NỘI - 2016


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 201
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Hà Thị Bình Hịa. Nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố tại bất kì cơng trình nào
khác.
Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của một số tác giả, cơ quan, tổ chức và đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm đối với nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSVMĐT: Nếp sống văn minh đô thị


DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình đối với việc
xây dựng quận ngày càng “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” ................................ 38
Bảng 2.2. Hình thức đào tạo cán bộ tuyên truyền ........................................... 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của người dân về hoạt động của cấp ủy, chính quyền quận
Ba Đình trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT 35
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh đô
thị trên địa bàn quận Ba Đình thời gian qua ................................................... 40
Biểu đồ 2.3. Ý kiến của nhân dân về những nội dung chủ yếu tuyên truyền
thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình thời gian qua .................... 41
Biểu đồ 2.4 Hình thức tuyên truyền ................................................................ 43
Biểu đồ 2.5. Phương pháp tuyên truyền .......................................................... 45
Biểu đồ 2.6. Phương tiện tuyên truyền ........................................................... 47


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THƯC HIỆN NẾP SỐNG
VĂN MINH ĐÔ THỊ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ................................ 9
1.1. Văn minh đô thị và nếp sống văn minh đô thị ................................. 9
1.2. Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị và các yếu tố
cấu thành ................................................................................................ 18

1.3. Sự cần thiết phải tiến hành công tác tuyên truyền thực hiện nếp
sống văn minh đô thị cho nhân dân hiện nay........................................ 23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN
NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................................................................31
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền thực hiện nếp
sống văn minh đô thị cho nhân dân quận Ba Đình ............................... 31
2.2. Cơng tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị cho
nhân dân trong quận Ba Đình – những kết quả và hạn chế .................. 35
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền thực hiện nếp
sống văn minh đơ thị cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay ................ 56
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH
ĐÔ THỊ CHO NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH HIỆN NAY ........................... 63
3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện
nếp sống văn minh đơ thị cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay ......... 63
3.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực
hiện nếp sống văn minh đơ thị cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Văn minh đô thị là sản phẩm của xã hội công nghiệp được bắt đầu từ
Châu Âu. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa đã tạo nên những đô thị lớn với hàng triệu
người dân sống và làm việc. Để có được nếp sống văn minh đô thị (NSVMĐT)

như hiện nay, Châu Âu đã mất khoảng 300 năm. Các nước Châu Á bắt đầu muộn
hơn như Nhật Bản mất khoảng 150 năm, Hàn Quốc, Singapore mất hơn 50 năm,
Trung Quốc mất gần 20 năm… Một trong những khâu quan trọng để NSVMĐT
trở thành hiện thực đó là cơng tác tun truyền để thay đổi thức hành động của
nhân dân. Khơng thể có văn minh đô thị nếu người dân không hiểu, không thực
hiện các quy định về NSVMĐT. Tuyên truyền thực hiện NSVMĐT sẽ giúp người
dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện NSVMĐT đối với đời sống; chủ
trương của các cấp lãnh đạo về xây dựng NSVMĐT; vai trò, trách nhiệm và sự
phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện
NSVMĐT, đặc biệt là trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng
NSVMĐT. Điều này đã được nguyên Thủ tướng Singapore – ơng Lý Quang Diệu
chia sẻ trong cuốn sách “Bí quyết hóa rồng”: “Nếu chúng tơi khơng nỗ lực thuyết
phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tơi có một xã hội thơ lỗ hơn,
khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn. Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hơ hào dân chúng, sau
đó, chúng tơi thuyết phục và lôi kéo số đông, chúng tôi lập pháp để trừng phạt
những thiểu số ngoan cố. Điều này khiến cho Singapore trở thành một xã hội sống
thú vị hơn” [14, tr.187].
1.2. Ở Việt Nam, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, q trình đơ thị hóa đã và đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở
khắp các vùng miền. Trong quá trình phát triển, yêu cầu về những đô thị văn
minh không chỉ dừng lại ở sự văn minh về vật chất, kỹ thuật mà còn đòi hỏi
sự văn minh cả trong nhận thức và thói quen sống của người dân. Tuy nhiên,
lối sống của một bộ phận người dân đơ thị hiện nay cịn đang ở thời kỳ quá độ


2

từ nông thôn sang thành thị. Là sản phẩm của q trình phát triển đơ thị, lối
sống đơ thị khơng tồn tại một cách thụ động mà có tác động trở lại đối với
chính sự phát triển đơ thị. Nếp sống văn minh sẽ tạo ra những cơ hội để chúng

ta hội nhập với các nền văn minh khác trên thế giới và cũng từ đây, việc tuyên
truyền để xây dựng nếp sống văn minh đô thị là vấn đề cấp thiết.
1.3. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một trong những đô thị lớn của
cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo, thực hiện
quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó tập trung nhiều nguồn lực, huy động
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác
tun truyền xây dựng nếp sống văn hóa của người Hà Nội. Bộ mặt đơ thị của thủ
đô ngày một khang trang; các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt
đẹp của Thăng Long – Hà Nội được bảo tồn, phát huy; hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và ý thức trách nhiệm của người dân
được nâng lên. Tuy nhiên, đô thị Hà Nội vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập: Hạ tầng kỹ
thuật đơ thị nhiều nơi còn “nhếch nhác, lộn xộn”, nhiều tuyến đường, tuyến phố
khơng đảm bảo vệ sinh mơi trường; tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lịng đường để
kinh doanh bn bán, trông giữ xe không phép, trái phép diễn ra hầu hết trên các
tuyến đường, tuyến phố; quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị; cây xanh,
chiếu sáng đô thị, chiếu sáng cảnh quan công cộng nhiều nơi chưa sáng, xanh,
sạch, đẹp. Về an tồn giao thơng, nhiều nơi đường chưa thơng, hè chưa thống.
Tình trạng ứng xử thiếu văn hóa nơi cơng cộng đã làm mất đi hình ảnh của một
thủ đơ văn hiến, mất đi nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội. Vì vậy phải tuyên
truyền nhiều hơn nữa đề người dân hiểu rõ các quy định về văn minh đô thị là việc
làm cần thiết.
1.4. Quận Ba Đình là trung tâm chính trị - hành chính của thủ đơ và đất
nước, là nơi có nhiều địa chỉ truyền thống, cách mạng quan trọng của cả nước.
Để xứng đáng với vị thế của mình, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân quận
ln nêu cao truyền thống đồn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, khai thác


3

tiềm năng, lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây

dựng và phát triển quận. Một trong những điều dễ nhận thấy trong sự phát
triển của quận Ba Đình đó là bộ mặt phố phường ngày càng “sáng – xanh –
sạch – đẹp”… Để đạt được kết quả này, công tác tuyên truyền thực hiện
NSVMĐT cho nhân dân trên địa bàn quận luôn được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc tuyên truyền thực hiện
NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình cũng cịn những tồn tại như: Một số
cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của
việc tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân đối với sự phát triển của
thủ đô. Nội dung và phương thức tuyên truyền chưa đồng bộ, có những hoạt
động cịn mang tính phong trào; thói quen, nếp sống của một bộ phận người
dân trong quận chưa bắt kịp yêu cầu của NSVMĐT. Cùng với đó, q trình
nhập cư của người dân từ nhiều địa phương trong cả nước đã đem theo những
thói quen, tập tục địa phương khơng phù hợp với NSVMĐT. Tình hình đó đặt
ra u cầu phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho nhân dân trên
địa bàn quận nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ phù hợp với
mục tiêu và đáp ứng được với yêu cầu NSVMĐT trong điều kiện mới.
Xuất phát từ những lý do đó, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Công tác
tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đơ thị cho nhân dân quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình với
mong muốn góp phần xây dựng quận Ba Đình ngày càng văn minh, hiện đại.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ tầm quan trọng của nếp sống văn minh đô thị và công tác
tuyên truyền thực hiện NSVMĐT đối với người dân trong quá trình đổi mới
đất nước, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
2.1.Về cơng tác tun truyền
- TS. Hồng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.



4

- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ
đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2008.
- PGS, TS. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Ngun lý cơng tác tư tưởng,
tập I, II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
- PGS, TS Phạm Huy Kỳ, Lịch sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Khoa Tuyên truyền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2011
- PGS, TS Tô Huy Rứa, Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ
chức của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2012.
- TS. Hà Thị Bình Hịa (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học tuyên truyền (tái
bản lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
2.2. Về nếp sống văn minh đô thị
- Lê Thị Trúc Anh, “Văn minh đô thị, cách nghĩ - quy định - cách
Làm!”, Webside Trung tâm Văn hóa học và lý luận, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/4/2009;
- Vân Anh, “Thực hiện nếp sống văn minh đô thị - thành công khi
người dân là chủ thể”, Báo Sài Gòn online 08/09/2010;
- UBND thành phố Đà Nẵng, Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn
minh đơ thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”;
- Đinh Thị Minh Châu, Tun truyền văn hóa giao thơng đơ thị trên
báo chí ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, 2010.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư số: 02/2013/TT-BVHTTDL
Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và cơng nhận “Phường đạt chuẩn
văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”;
- Võ Minh Thanh Tùng, Tuyên truyên xây dựng khu đô thị mới Thủ
Thiêm ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị
học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013.
- Ngọc Trúc, “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị - bắt đầu từ những

việc nhỏ”, Báo Yên Bái điện tử ngày 12/9/2013;


5

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày
02/01/2014 về “Thực hiện năm trật tự và văn minh đô thị 2014”;
- Đào Quyên, “Phường Lê Hồng Phong Xây dựng tuyến phố văn minh
đô thị”, Báo Thái Bình online ngày 22/3/2014;
- Nguyễn Thu Hiền, “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, Báo Nhân
dân điện tử ngày 20/04/2014;
- Như Thái, “Phường Long Biên thực hiện tốt “năm trật tự văn minh đô
thị 2014”, Báo Nhà báo và Công luận online ngày 28/09/2014.
- Nhật Linh, “Năm trật tự và văn minh đơ thị 2014: Hà Nội có nhiều
chuyển biến tích cực”, Báo Thương hiệu và Cơng luận online ngày
21/10/2014.
- Linh Chi, “Quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tổ chức thực hiện “Năm
trật tự và văn minh đô thị”, Báo Kinh tế và Đô thị online ngày 12/12/2014.
2.3. Về tuyên truyền thực hiện NSVMĐT
- Xuân Triệu, “Vài suy nghĩ về tiếp tục tuyên truyền, vận động thực
hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trên địa bàn quận Bình Thạnh”,
Webside quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/12/2010;
- Quốc Khang, “Phát huy vai trò “Dân vận khéo” trong thực hiện nếp
sống văn đô thị”, Báo Ninh Bình Online ngày 28/02/2014;
- Thanh Chi – Mạnh Cường, “Tập trung tuyên truyền “Năm kỷ cương
văn minh đô thị - thu hút nguồn lực đầu tư”, Báo Yên Bái điện tử ngày
6/3/2014;
- Phịng Văn hóa thơ ng tin, Bài tuyên truyền thực hiện “Năm trật tự và
văn minh đô thị 2014 trên địa bàn quận Hồng Mai”, Trang thơng tin điện tử
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ngày 11/03/2014;

- Thành Thư, “Thị Trấn Càng Long tổ chức phát động xây dựng Thị
trấn văn minh đô thị” , Trang thông tin điện tử huyện Càng Long, tỉnh Trà
Vinh ngày 19/06/2014.


6

Ngồi ra, cịn một số bài viết có liên quan đến lĩnh vực này. Các nghiên
cứu đó tập trung phân tích về cơng tác tun truyền và tun truyền thực hiện
NSVMĐT cũng như các vấn đề có liên quan tới tuyên truyền thực hiện
NSVMĐT nói chung, hoặc là riêng của một số địa phương, đối tượng. Đến
nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về cơng tác tun truyền thực hiện
NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền
thực hiện NSVMĐT và thực trạng công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT
cho nhân dân quận Ba Đình, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân
quận Ba Đình trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền thực hiện
NSVMĐT.
- Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên
truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay.


7

Do những hạn chế về thời gian và khả năng của người nghiên cứu, luận
văn tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân
dân quận Ba Đình trên một số lĩnh vực chủ yếu sau: đảm bảo trật tự đô thị, vệ
sinh môi trường.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tuyên truyền, công tác tuyên truyền, văn hóa, văn minh đơ thị.
Luận văn tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học có liên quan đến tun truyền và công tác tuyên truyền
thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên thực trạng công tác tuyên truyền
thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong
thời gian từ 2010 đến 2015.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, lơgic và lịch sử
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tuyên
truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình đến năm 2020.


8

7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,
xây dựng các chương trình tuyên truyền thực hiện NSVMĐT cho nhân dân ở
các quận và những ai quan tâm tới vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục của 54 tài liệu tham
khảo. Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương 8 tiết.


9

Chương 1
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THƯC HIỆN NẾP SỐNG
VĂN MINH ĐÔ THỊ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Văn minh đô thị và nếp sống văn minh đô thị

1.1.1. Văn minh và văn minh đô thị
1.1.1.1. Văn minh
Về thuật ngữ “văn minh”, có quan điểm cho rằng thuật ngữ này mới chỉ

xuất hiện từ thế kỷ XVIII; trong khi nhiều quan điểm lại cho rằng thuật ngữ
này đã được sử dụng bắt đầu phổ biến từ giai đoạn đầu của thời kỳ Phục
Hưng. Ở Trung Quốc, “văn minh” được nhắc đến sớm trong Thượng Thư
(Ngũ Kinh). Ở Việt Nam, “văn minh” xuất hiện đầu tiên trong văn bản nào thì
đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhưng từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới đến nay, khi “văn minh” trở thành một trong những mục tiêu để phát
triển xã hội thì thuật ngữ “văn minh” đã trở nên quen thuộc và được dùng khá
phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Để làm rõ khái niệm “văn minh” (civilization, civilisation), cần phân biệt
nó với một khái niệm có liên quan mật thiết là “văn hố”. Lâu nay, khơng ít
người vẫn sử dụng “văn minh” như một từ đồng nghĩa với “văn hoá”, thực ra,
đây là những khái niệm gần gũi, song không đồng nhất. Để phân biệt giữa
“văn minh” và “văn hóa”, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra 4 yếu tố khác
biệt gồm: sự khác biệt về tính giá trị, tính lịch sử, tính phạm vi, về nguồn gốc.
Về tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, chứa cả các giá
trị vật chất lẫn tinh thần thì văn minh thiên về các giá trị vật chất - kĩ thuật. Về
tính lịch sử: Trong khi văn hóa ln có bề dày của q khứ thì văn minh chỉ
là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ “văn
minh” có thể có nhiều cách định nghĩa trong các từ điển khác nhau, song
chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến “trình độ phát triển”. Văn
minh luôn là đặc trưng của một thời đại. Về phạm vi: Văn hóa mang tính dân


10

tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử; cịn văn minh thì có tính quốc
tế bởi nó thiên về các giá trị vật chất, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn
hoặc cả nhân loại. Về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương
Đơng nơng nghiệp, cịn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đơ thị.
Các nền văn hóa cổ đại đã hình thành ở phương Đơng từ 2-3 ngàn năm trước

cơng ngun, trong khi nền văn hóa phương Tây sớm nhất là văn hóa Hi Lạp
- La Mã cũng chỉ mới hình thành từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên trên cơ
sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đơng gần nó nhất là
Ai Cập và Lưỡng Hà.
Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ chữ “cultura” tiếng
Latinh có nghĩa là “trồng trọt”. Từ trồng trọt phát triển ra nghĩa chăm sóc (cây
cối), từ chăm sóc (cây cối) dẫn đến nghĩa khái quát là “hoàn thiện”. Mãi cho đến
thế kỷ 18, “cultura” mới bắt đầu được dùng độc lập trong các ngơn ngữ châu Âu
với nghĩa là chăm sóc, giáo dục con người, nghĩa là “văn hóa”. Trong khi đó thì
từ “văn minh” trong các ngơn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ
“civitas” tiếng Latinh có nghĩa là “thành phố”. Nghĩa gốc này kéo theo mình
hàng loạt từ và nghĩa phát sinh trong các ngôn ngữ châu Âu như “thị dân”, “cơng
dân” (civilis)…, từ đó đến “civilisation” là “làm cho trở thành đô thị”, đầy đủ
tiện nghi như đô thị, nghĩa là “văn minh”.[44, tr.1]. “Văn minh” được hiểu một
cách trừu tượng theo nhiều nghĩa khác nhau; trong đó có nghĩa bao trùm là chỉ
một trình độ phát triển nhất định của xã hội về mặt vật chất và tinh thần. Thế kỷ
19 nói đến “văn minh” là nói đến những đặc trưng có giá trị của chủ nghĩa tư bản
nói chung.
Có thể kể đến một số quan niệm về “văn minh” như sau:
Theo tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt: “Văn minh là
trình độ phát triển đạt đến một mức độ nhất định của xã hội lồi người, có
nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng”.[30, tr.1062].
Theo tác giả Bửu Kế trong cuốn Tầm nguyên từ điển: “Văn là văn lý
(điều lý, mạch lạc trong văn chương); minh là quang minh, sáng sủa. Kinh


11

Dịch: thiên hạ văn minh. Ngày nay nước nào văn hóa mở mang thì gọi là văn
minh, chưa khai hóa thì gọi là dã man”. [21, tr.637].

Theo tác giả Phan Ngọc Liên trong cuốn Từ điển Thuật ngữ lịch sử phổ
thơng: “Văn minh là tồn bộ những sản phẩm biểu hiện trình độ phát triển
cao của nền văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội loài người ở một giai
đoạn nhất định". [26, tr.457].
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét
đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hóa xã hội lồi người. Các
yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức,
tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành
cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã,
man rợ, lạc hậu.[54]
Theo Bách khoa tri thức:
Văn minh (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm có nguồn gốc
từ phương Tây đơ thị dùng để chỉ trình độ phát triển nhất định của
văn hóa nhưng thiên về phương diện các giá trị vật chất, kỹ thuật.
Văn minh chỉ cho ta biết trình độ phát triển của văn hóa, nó là đặc
trưng của một thời đại và có tính quốc tế, đặc trưng cho một khu
vực rộng lớn hoặc cả nhân loại. Một dân tộc có trình độ văn minh
cao song nền văn hóa có khi lại rất nghèo nàn. Ngược lại một dân
tộc cịn lạc hậu có khi lại có một nền văn hóa phong phú. [54].
Từ các định nghĩa về “văn minh”, có thể rút ra một số điểm chung sau:
- Nghĩa bao trùm là chỉ một trình độ phát triển nhất định của xã hội về
mặt vật chất và tinh thần.
- Mang đặc trưng của một thời đại.
- Có tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội lồi người.
Như vậy, có thể hiểu: Văn minh là khái niệm dùng để chỉ một trình độ
phát triển nhất định của xã hội về mặt vật chất và tinh thần, mang đặc trưng


12


của một giai đoạn nhất định của lịch sử và tác động tích cực đối với sự phát
triển của xã hội.
1.1.1.2. Văn minh đơ thị
* Đơ thị
Nói đến “đơ thị” tức là nói đến các thành phố, là khu vực thành thị
(khơng phải nơng thơn). “Đơ thị” có ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Định
nghĩa về đô thị thì khác nhau tại các quốc gia khác nhau.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu khác về đơ thị ở phương Tây, đơ thị được
nhận diện như là một hình thức tổ chức xã hội, ít nhất mang những đặc trưng sau:
- Thứ nhất, đơ thị thường có số dân tương đối đông, mật độ dân số
cao và không thuần nhất.
- Thứ hai, bộ phận dân cư làm các công việc phi nông nghiệp chiếm
tỷ trọng áp đảo trong đô thị.
- Thứ ba, đơ thị có những chức năng kinh tế - chính trị - xã hội nhất
định và ít nhất phải có một bộ máy quyền lực để quản lý điều hành.
- Thứ tư, trong xã hội đô thị tương tác của các vai trò - chức năng
(mà cá nhân, tổ chức đảm nhận) là hình thức tương tác phổ biến.
- Thứ năm, đô thị điều chỉnh hành vi cá nhân dựa trên luật lệ là chủ
yếu. [27, tr.25-26].
Ở nước ta, một cách chính thức, đơ thị được phân định dựa theo một số
văn bản pháp luật của nhà nước ban hành. Chẳng hạn như, Nghị định số
72/2001/NĐ CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại
đô thị và cấp quản lý đô thị đã định nghĩa:
Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập” (Về cấp quản lý); về trình độ
phát triển, đơ thị phải đạt được những tiêu chuẩn “là trung tâm tổng
hợp hoặc trung tâm chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên



13

tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong
tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu
vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị
trấn, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số
lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây
dựng quy định cho từng loại đơ thị, quy mơ dân số ít nhất là 4.000
người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km².
Sau đó, Luật quy hoạch đơ thị năm 2009 đã xác định:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai
trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của
thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [28, tr.1].
Theo văn bản này, đô thị Việt Nam được phân thành 6 loại gồm: loại đặc
biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định cơng nhận. Sự phân loại này dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản
về chức năng đô thị; quy mô và mật độ dân số (tối thiểu là 4.000 người); tỷ lệ
lao động phi nơng nghiệp (được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị - phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động); hệ thống cơng trình hạ
tầng đơ thị (gồm hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội và hệ thống cơng trình hạ
tầng kỹ thuật); kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến, hiện đại của đời sống
vật chất và các yếu tố văn hóa – tinh thần đặc trưng nhất định của một khu
vực, địa bàn, quốc gia. Văn minh chính là sự tổng hoà các yếu tố của xã hội.
Đối nghịch với văn minh là lạc hậu, hoang dã… Văn minh trong thời kỳ cơng

nghiệp hóa – hiện đại hóa là văn minh gắn liền với đô thị (nấc thang đã đạt tới


14

mức cao hơn, quy tụ những thành tựu nhất định của xã hội, nó khác với văn
minh làng xã); tức văn minh đã có dáng dấp của hiện đại, đã có gốc rễ sâu bền
từ văn hố, song hành cùng văn hố. Văn minh đơ thị ln được định hình và
chịu sự ảnh hưởng từ nền tảng văn hóa dân tộc. Văn minh bổ sung cho văn
hóa tính hiện đại, hội nhập và phát triển. Và dù đánh giá ở góc cạnh nào thì
suy cho đến cùng, văn minh đơ thị, thực chất nhằm hướng đến xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, thiết lập các mối quan hệ ứng xử hài hòa, bền
vững giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong q trình đơ
thị hóa. Mối quan hệ tương tác ấy cái đích nhắm tới cũng vì mục đích an sinh
và an dân - một trong các mục tiêu cao nhất của một quốc gia, một thành phố.
Nói ngắn gọn, văn minh đơ thị nhằm phục vụ con người một cách tốt nhất. Từ
các phân tích trên, có thể hiểu: Văn minh đơ thị là sự kết hợp đầy đủ các yếu
tố tiên tiến, hiện đại về tri thức, vật chất và tinh thần ở khu vực đô thị; giúp
cho người dân đô thị tổ chức cuộc sống được tốt hơn.
1.1.2. Nếp sống văn minh đô thị và nội dung của nếp sống văn minh
đô thị
1.1.2.1. Nếp sống văn minh đô thị
Nếp sống thuộc phạm trù văn hóa, phạm trù khoa học xã hội – nhân văn.
Nó là một hiện tượng xã hội tổng hợp, rộng lớn biểu thị một trình độ, một
chất lượng, một quan điểm, quan niệm nào đó mà cá nhân và xã hội đạt được
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nếp sống vừa có những biểu hiện vật
chất, vừa có các biểu hiện tinh thần phong phú và đa dạng, gắn bó mật thiết
với văn hóa tinh thần, trong đó có các giá trị (hoặc hệ giá trị) đạo đức, thẩm
mỹ, khoa học,… Trong cách nói thơng thường, khái niệm “nếp sống” nhiều
khi được hiểu tương đồng với khái niệm “lối sống”. Tiếng Anh có thuật ngữ

“mode of life”, tiếng Hán có thuật ngữ “sinh hoạt phương thức”. Những thuật
ngữ này dịch ra tiếng Việt tương đương với phương thức sống, cách sống, lối
sống, nếp sống. Thực ra nội hàm “lối sống”, “nếp sống” tuy liên quan chặt chẽ


15

với nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau. Để hiểu được khái niệm “nếp sống”,
trước tiên phải làm rõ khái niệm có liên quan mật thiết với nó, đó là “lối sống”.
Lối sống
Là khái niệm chỉ cách thức, kiểu, mô típ của tồn bộ q trình hoạt động
sống của các chủ thể sinh vật. với chủ thể người. Lối sống là một tập hợp
những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của những hình thức hoạt động sống của
nó. Những đặc trưng của lối sống biểu hiện rõ nhất qua tồn bộ những hình
thức hoạt động sống của con người trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định, đặc biệt là ở hoạt động lao động sản xuất mọi của cải vật chất, tinh thần.
Mỗi lối sống đều có những đặc trưng nội dung và hình thức riêng, gắn với giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần của con người. Như vậy, lối sống là phương
thức hoạt động, ứng xử mang tính ổn định tương đối của một con người, một
cộng đồng người trong một môi trường xã hội cụ thể nào đó.
Nếp sống
Khái niệm về “nếp sống” được khá nhiều sách Từ điển đề cập tới vì đây
là khái niệm phổ biến, gắn với đời sống hàng ngày. Tham khảo một số Từ
điển có thể thấy các định nghĩa như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Lối, cách sống đã thành thói
quen”. [17, tr.294]
Theo Vi.wiktionary.org: “Thói quen về sinh hoạt. Nếp sống mới. Phong
trào vận động sinh hoạt theo lối sống xã hội chủ nghĩa”.
Theo vi.wikipedia.org: “Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là
những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói

quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa”.
Qua các khái niệm trên, có thể hiểu “nếp sống” là lối sống được lặp đi
lặp lại đã thành nền nếp, thói quen, tập quán, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
người, nghĩa là đã được định hình, định tính, đã được xác lập giá trị, thành
một nét văn hóa, được các chủ thể đời sống công nhận, làm theo hoặc quy


16

thành lệ ước hay luật pháp mang tính cộng đồng. Những thói quen này thể
hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người như lao động sản xuất, tiêu
dùng, sinh hoạt thường ngày, giao tiếp, ứng xử nơi công cộng, ở cơ quan, các
sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng… Nếp sống là mặt tương đối bền
vững, ổn định của lối sống. Nếp sống khi đã hình thành thường ăn sâu vào
tâm thức của con người và có sức sống bền vững. Tuy vậy nó cũng có những
thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống của con người. Nếp sống chứa
đựng những nét văn hóa truyền thống nhưng cũng có những đổi thay theo
dịng chảy thời gian. Cần lưu ý, trong đời sống có những hành vi sống thuộc
lĩnh vực thị hiếu, cá tính và có những thói quen, phong tục riêng của từng địa
phương, gia đình, dòng họ… Như vậy, nếp sống được hiểu là hành vi ứng xử
của con người đã trở thành thói quen, được xã hội thừa nhận và làm theo.
Nếp sống văn minh
Phẩm chất văn minh phải được xét trong các điều kiện lịch sử cụ thể của
các hoàn cảnh lớn nhỏ khác nhau. Sự quy định của hoàn cảnh tạo điều kiện
cho các chủ thể phát huy tính tích cực, đạt đến các trình độ văn minh nhất
định. Vì thế văn minh là hiệu năng của tính tích cực của chủ thể. Từ đó chúng
ta hồn tồn có thể đề cập đến việc xây dựng nếp sống văn minh trong hoàn
cảnh đất nước hiện nay trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục
tiêu chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Nói một cách khái quát: Nếp sống văn minh là những thói quen, nền nếp

sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi
ứng xử tích cực một cách phù hợp nhất của chủ thể với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định.
Nếp sống văn minh đô thị
Nếp sống văn minh là nếp sống theo các chuẩn mực văn hóa và những
điều kiện vật chất được xác định và trở thành tiêu chí phấn đấu, định hướng
lâu dài. Trong mỗi loại hoạt động và mỗi kiểu quan hệ của đời sống con
người đều cần có các chuẩn mực nếp sống văn minh. Trong mơi trường đô


17

thị, nếp sống văn minh có thể được khái quát như sau: Nếp sống văn minh đơ
thị là những thói quen, nền nếp sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của người
dân đô thị, thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử tích cực một cách
phù hợp nhất của họ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong
những điều kiện tự nhiên và xã hội của địa bàn đô thị nhất định; phù hợp với
xu thế phát triển của khu vực đơ thị nói chung.
1.1.2.2. Nội dung của nếp sống văn minh đô thị
Điểm 3 – Điều 4 trong Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày
24/01/2013 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch “Quy định chi tiết các tiêu
chuẩn trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”,
“Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” quy định về “Xây dựng nếp sống văn
minh, mơi trường văn hóa đơ thị” gồm các tiêu chí sau:
a) 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị.
b) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không
cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ
quan đô thị;
c) Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thơng tĩnh, tiêu chuẩn cấp

nước, thốt nước và chiếu sáng đô thị theo quy định.
d) Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100%
cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường.
đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đồn kết giúp nhau “Xóa
đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế. [10, tr.2]
Chuẩn mực chung của nếp sống văn minh phải là cái chân, cái thiện, cái
mỹ. Đối với môi trường tự nhiên, nếp sống văn minh của con người đòi hỏi
phải sử dụng một cách thật hợp lý, chống phá hoại, làm ô nhiễm môi trường,
phải bảo vệ, nuôi dưỡng môi trường tự nhiên cho sự sống cả lồi người. Đối
với mơi trường xã hội, trong quan hệ giữa người với người cần có thái độ thân


18

ái, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, đoàn kết, giải quyết các mâu
thuẫn bằng bàn bạc, thảo luận, bằng tình giao hảo, hữu nghị, bằng tính tốn
quyền lợi của mọi phía trên cơ sở cơng bằng và sự khoan dung, không dùng
cưỡng bức nếu không vi phạm lẽ phải, đạo lý và các công ước, luật pháp…
Nếp sống văn minh địi hỏi mọi hoạt động cần có nền nếp, trật tự, kỷ luật, mọi
người phải tôn trọng luật pháp và các quy ước cộng đồng.
1.2. Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị và
các yếu tố cấu thành
1.2.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền thực hiện NSVMĐT
1.2.1.1. Tuyên truyền
Thuật ngữ “tuyên truyền” được ra đời từ rất lâu và cũng được tiếp cận
theo nhiều cách khác nhau. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì từ gần 400
năm về trước, thuật ngữ“tuyên truyền” đã được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ
hoạt động của các nhà truyền giáo với sứ mệnh thuyết phục, lôi kéo những
người khác theo đức tin của đạo Ki Tô. Về sau, thuật ngữ này được sử dụng
một cách rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể (như ngơn ngữ, hình

ảnh, đạo cụ...) nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của người
khác, hướng họ hành động theo một khuynh hướng nhất định.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Tuyên truyền là giải thích rộng
rãi để thuyết phục mọi người tán thành, làm theo”. [17, tr.146]
Trong Hồ Chí Minh (2002), tồn tập, tập 5, khi bàn về “Người tuyên
truyền và cách tuyên truyền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tuyên
truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu
khơng đạt được mục tiêu đó là tuyên truyền thất bại” [3, tr.162]
Trong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta:
Công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hoá của


×