Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Đặc điểm bệnh đái tháo đường típ 2 và thực trạng công tác quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.7 KB, 101 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
*******

LỊ VĂN MINH

Đặc điểm bệnh đái tháo đường típ 2 và thực trạng cơng tác quản lý
chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La
năm 2018

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


2

THÁI BÌNH, 2019


3

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
*******

LỊ VĂN MINH

Đặc điểm bệnh đái tháo đường típ 2 và thực trạng cơng tác quản lý
chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La
năm 2018



LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62 72 76 05

Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

TS. Phạm Thị Dung
PGS.TS. Phạm Ngọc Khái

THÁI BÌNH, 2019


4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám
hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng và các thầy cô
giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt 3 năm học tập
và hoàn thành luận văn tại trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Dung Phó trưởng
phụ trách bộ mơn Dinh dưỡng & An tồn thực phẩm, PGS.TS Phạm Ngọc
Khái – Giảng viên cao cấp bộ môn Dinh dưỡng và An tồn thực phẩm là
những thầy cơ hết sức tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành
luận văn.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến Ban Giám đốc và các cán bộ Bệnh viện Nội
tiết tỉnh Sơn La, những người bệnh điều trị tại bệnh viện đã cung cấp số liệu

q báu giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thành viên trong gia đình,
bạn bè những người ln động viên và tiếp thêm sức mạnh và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa học.
Thái Bình, ngày

tháng năm 2019

Lò Văn Minh


5


6

LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Lị Văn Minh, học viên lớp chuyên khoa II Quản lý Y tế khóa 10
(2016 - 2019) của trường Đại học Y Dược Thái Bình. Tơi xin cam đoan:
1. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi và không trùng lặp với
bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố.
2. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.

Thái Bình, ngày

tháng

năm 2019


NGƯỜI CAM ĐOAN

Lò Văn Minh


7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT (trình bày lại chữ viết tắt cho đẹp giúp chị nhé
BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

DGF: (Fasting blood Glucose Disorder) Rối loạn đường máu lúc đói
DTG: (Glucose Tolarance Disorder) Rối loạn dung nạp Glucose
ĐH: Đường huyết
ĐTĐ: Đái tháo đường
FFQ: (Food – Frequence - Questionaire) Câu hỏi thường xuyên về thực phẩm
HbA1C: Hemoglobin A1C
HLA: (Human Leucocyto Antigen) Kháng nguyên bạch cầu người
IDF: (International Diabetes Federation) Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế
MNA: (Mini Nutritional Assessment) Đánh giá dinh dưỡng nhỏ
NB: Người bệnh
RLDNG: Rối loạn dung nạp Glucose
WHO: (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới


8


MỤC LỤC


9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 là một bệnh lý mãn tính khơng lây, liên
quan đến dinh dưỡng và lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước
trên thế giới. ĐTĐ cũng là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
glucose máu mãn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm tác dụng của
Insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong ĐTĐ làm tổn
thương, rối loạn và suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là
tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do
rượu. Mặt khác, người bệnh ĐTĐ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm
trùng [9],[78]. Trên thế giới, bệnh đái tháo đường trong đó chủ yếu là ĐTĐ
típ 2 thường được phát hiện muộn với những biến chứng nặng nề, chi phí điều
trị và quản lý bệnh rất tốn kém. Bệnh đang trở thành dịch bệnh nguy hiểm
trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển [78].
Trong những năm gần đây, ĐTĐ phát triển tăng nhanh theo tốc độ phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Theo ước tính của Liên đồn Đái tháo đường
Quốc tế (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) số người mắc bệnh năm 2014
là 422 triệu người, tốc độ gia tăng của bệnh ĐTĐ là 55% mỗi năm. Dự kiến
số người ĐTĐ sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030 và tăng lên 642 triệu
người vào năm 2040. Bên cạnh đó, số người tiền ĐTĐ cũng đang trở thành
vấn đề sức khỏe chính tồn cầu do người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát
triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ cũng như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim
mạch. Tính riêng các đối tượng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là
316 triệu người (6,9%) và con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào

năm 2035 [77].


10

Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình dương - Khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của đại dịch thế kỷ “Bệnh đái tháo đường”. Năm 2014
theo ước tính của Liên đồn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có
số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với 3.299
triệu người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi.
Người bệnh mắc ĐTĐ ở nước ta thường được phát hiện muộn và đến bệnh
viện với những biến chứng nặng nề. Cũng trong điều tra này có tới trên 60%
số người mắc ĐTĐ khơng được chẩn đốn và điều trị. Trong khi đó, chế độ
dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị, giúp duy trì lượng đường
thích hợp trong máu, giảm được lượng thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc
làm chậm sự xuất hiện biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Sơn La, là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc. Cùng với sự phát triển về
đời sống kinh tế, xã hội, bệnh lý ĐTĐ ngày càng gia tăng, bệnh viện Nội tiết
Sơn La được thành lập từ năm 2011, với quy mô 50 giường bệnh. Hàng năm
bệnh viện tiếp nhận hơn 20.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị các
bệnh lý về Nội tiết – rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là bệnh lý đái tháo đường.
Số lượt người bệnh ĐTĐ đến khám ngày một gia tăng, năm 2015 là 9.820,
năm 2016 là 10.771, năm 2017 là 11.527. Tuy vậy, cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào đánh giá về đặc điểm người bệnh ĐTĐ típ 2 và thực trạng
cơng tác quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về “Đặc điểm bệnh đái tháo đường típ 2 và thực trạng
cơng tác quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện nội
tiết tỉnh Sơn La năm 2018” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và những biến chứng của
người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn

La năm 2018.


11

2. Mơ tả cơng tác quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đái
tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La năm 2018.


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, tỷ lệ mắc đái tháo
đường
* Định nghĩa
Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1)
tăng glucose máu, (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein, (3) bệnh ln gắn liền với xu hướng phát triển
các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của
xơ vữa động mạch” [78].
* Nguyên nhân
Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường típ 2 là
có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.
- Yếu tố di truyền.
- Yếu tố mơi trường: là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm
tỷ lệ mắc bệnh. Các yếu tố đó là:
+ Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn
uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.

+ Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh
(đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…
+ Các stress về tâm lý.
- Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố
không thể can thiệp được.
* Cơ chế bệnh sinh
- Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin:


13

+ Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm
thường thấy ở người đái tháo đường típ 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu,
kháng insulin còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vơ căn,
người mắc hội chứng chuyển hóa v.v…
+ Người đái tháo đường típ 2 bên cạnh kháng insulin cịn có thiếu
insulin - đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L [9],
[78].
1.1.2. Chẩn đốn và phân loại bệnh đái tháo đường
1.1.2.1. Chẩn đoán xác định đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của WHO; IDF - 2012, dựa
vào một trong các tiêu chí [76]:
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc:
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ
sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc:
- HbA1c ≥ 6,5% (theo Liên đoàn sinh hóa Lâm sàng Quốc tế- IFCC).
Hoặc:
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
Những điểm cần lưu ý:

+ Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm
pháp dung nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày
khác nhau.
+ Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có
glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn
đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường típ 2- phương pháp tăng
glucose máu bằng đường uống”.


14

1.1.2.2 Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)
- Rối loạn dung nạp glucose (DGT): nếu glucose huyết tương ở thời
điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ
7,8mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200mg/dl).
- Rối loạn glucose máu lúc đói (DFG): nếu glucose huyết tương lúc đói
(sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl); và
glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose
máu dưới 7,8mmol/l (< 140 mg/dl).
- Mức HbA1c từ 5,6% đến 6,4%.
1.1.2.3 Phân loại tóm tắt (Phân loại đơn giản)
* Đái tháo đường típ 1
“Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy. Do
đó cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình
trạng nhiễm toan ceton có thể gây hơn mê và tử vong”.
* Đái tháo đường típ 2
Được ghi nhận là thể loại ĐTĐ chịu nhiều tác động của yếu tố môi
trường, xã hội chiếm tới 85 - 95% tổng số các loại ĐTĐ. ĐTĐ típ 2 trước đây
cịn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin và ĐTĐ ở người lớn, nhưng gần đây
càng có nhiều trường hợp mắc ĐTĐ típ 2 ở người trẻ, điều đó báo động tình

trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh do lối sống thay đổi quá nhanh [3],[56].
Sự gia tăng số người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 có liên quan tới các vấn đề
kinh tế xã hội và nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 tăng theo tuổi, béo phì, ít vận động
thể lực, ăn q nhiều năng lượng kết hợp với yếu tố di truyền [55],[62]. Ở
nhóm người cao tuổi tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 7-10% so với cộng đồng chung.
Ngồi ra cịn có khoảng 10% người cao tuổi khơng được chẩn đốn nên cũng
khơng được điều trị khoảng 20% người cao tuổi có rối loạn dung nạp glucose
(RLDNG), có nguy cơ phát triển bệnh mạch máu lớn liên quan đến bệnh


15

ĐTĐ. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống ổn định ở mức cao sẽ làm gia tăng
tỷ lệ người mắc ĐTĐ típ 2. Bệnh thường gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử
ĐTĐ lúc có thai, người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tần suất mắc
bệnh khác nhau ở chủng tộc này so với chủng tộc khác [49],[52] .
ĐTĐ típ 2 có thể xem như gắn với khái niệm “khơng” đó là khơng có
thể ceton, khơng có liên quan gì đến HLA trên nhiễm sắc thể số 6, khơng có
tự kháng thể kháng tế bào đảo, và trong thời gian dài không cần tới insulin
ngoại sinh để duy trì cuộc sống. Chính vì vậy ĐTĐ típ 2 được mang tên ĐTĐ
khơng lệ thuộc isulin [3],[4].
* Các thể đặc biệt khác
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết.
- Do các bệnh nội tiết khác.
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng
- Các thể ít gặp, các bệnh nhiễm sắc thể...
* Đái tháo đường thai kỳ
1.1.3. Chẩn đoán sớm và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường

1.1.3.1. Chẩn đốn sớm
* Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường típ 2
- Tuổi trên 45.
- BMI trên 23.
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố,
mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường típ 2).
- Tiền sử được chẩn đốn mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo
đường.


16

- Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con
to-nặng trên 4000 gram, xảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…).
- Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-C dưới 0,9 mmol/l và
Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
* Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh
- Bước 1: Sàng lọc bằng câu hỏi, chọn ra các yếu tố nguy cơ.
- Bước 2: Chẩn đoán xác định theo các tiêu chuẩn WHO 2011, IDF2012.
Theo WHO 2011, đối tượng khi xét nghiệm nếu đường máu lúc đói ban đầu
5,6-6,9 mmol/l hoặc đường máu bất kỳ 5,6-11,0 mmol/l, cần xét nghiệm chẩn
đoán lại. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, rối loạn đường huyết lúc đói khi
glucose huyết lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/L.
Nếu glucose huyết tương lúc đói dưới 7,0 mmol/l thì làm nghiệm pháp dung
nạp glucose đường uống. Nếu đường huyết ≥ 7,0 mmol/l, chẩn đốn là đái
tháo đường.
Người có chẩn đốn ĐTĐ hoặc RLĐHLĐ/RLDNG mà không được xác định
lại sẽ phải xét nghiệm lại sau 1 năm và căn cứ vào kết quả xét nghiệm sau 1
năm để xác định lần xét nghiệm tiếp theo.

1.1.3.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường
ĐTĐ là một trong những bệnh khơng lây phổ biến nhất hiện nay trên
tồn cầu và phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ phát triển
bệnh song hành cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đồng thời
nó cũng là một gánh nặng cho nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Thống kê
của Hiệp hội đái tháo đường thế giới cho thấy, nếu như năm 1994, số mắc
ĐTĐ trên thế giới là 110 triệu người, 1995 là 135 triệu người (4% dân số),
năm 2000 là 151 triệu người, năm 2015 là 415 triệu người thì đến năm 2017
con số này tăng lên đến 425 triệu người (độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo


17

đường. Ước tính đến năm 2045 con số này sẽ tăng thêm 48% với tổng số
người mắc là 629 triệu. Châu Phi là khu vực có mức tăng số lượng mắc
ĐTĐ nhanh nhất tới 156%, tiếp theo là các nước Trung Đông và Bắc Phi ở
mức 110% rồi đến là Đơng Nam Á với mức tăng 84%. Mặc dù có mức gia
tăng thấp (15%) nhưng tổng số người mắc ĐTĐ ở khu vực Tây Thái Bình
Dương là cao nhất với ước tính 159 triệu người năm 2017 và 183 triệu
người năm 2045. Tiếp đến là Đông Nam Á với số lượng 82 triệu người mắc
năm 2017 và ước lượng con số mắc là 151 triệu người năm 2045. Bên cạnh
đó, số người tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn đề sức khỏe chính tồn cầu
do người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ
cũng như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch. Chỉ tính riêng các đối
tượng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 đã là 316 triệu người
(6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào năm
2035. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp,
ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu
hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm
trọng. Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây nên

nhiều biến chứng nguy hiểm. ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ
tư, thứ năm ở các nước phát triển và đang là một dịch bệnh ở nhiều nước
đang phát triển. Nhưng biến chứng của bệnh đái tháo đường thường rất phổ
biến (khoảng 50% người bệnh đái tháo đường có các biến chứng) như bệnh
mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái
tháo đường, cắt đoạn chi, suy thận và mù lòa. Các biến chứng này thường
dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [77].


18

Khu vực Tây Thái Bình Dương hiện chiếm tỉ lệ bệnh ĐTĐ cao nhất
(chiếm khoảng 37%). Theo ước tính có 9,3% người trưởng thành từ 20-79
tuổi mắc bệnh đái tháo đường tương ứng với 159 triệu người mắc bệnh
ĐTĐ ở khu vực này. Trong đó có trên 50% người mắc ĐTĐ khơng được
chẩn đốn, đáng chú ý là 61% sống ở các thành phố và đô thị lớn, 80%
người mắc bệnh ĐTĐ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ
lệ mắc ĐTĐ tăng nhanh chóng các quốc gia đang phát triển nguyên nhân
chính là do lối sống, thói quen ít hoạt động thể lực [59].
Việt Nam hiện nằm trong khu vực Đông Nam Á - khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của đại dịch thế kỷ “các bệnh Nội tiết và rối loạn
chuyển hoá, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh
nhất" vì đây là khu vực vừa có mức gia tăng bệnh đái tháo đường đứng hàng
thứ 3 và có số lượng người mắc đứng hàng thứ 2 [59]. Năm 1990 của thế kỷ
trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà nội), 2,52% (ở thành phố
Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế). Đến năm 2001, tỉ lệ bệnh đái tháo
đường týp 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí
Minh là 4,9%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỉ lệ người có yếu tố
nguy cơ phát triển đến đái tháo đường chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30-60).
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình điều tra năm 2003 cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ

trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được
chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn
quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói tồn quốc 1,9% [6].
Năm 2013, trong kết quả cơng bố của “Dự án phòng chống Đái tháo
đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên
11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sơng
Hồng, Dun hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là


19

7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng
gia tăng từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Những người trên 45
tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45
tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người
khác hơn 3 lần. Người có vịng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy,
tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đơi. Đây là con
số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo
đường mới tăng gấp đơi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến
thức rất thấp về bệnh đái tháo đường [1]. Theo kết quả điều tra STEPwise về
các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015,
ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tồn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là
3,6% [68].
Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là
quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam
Á với 3.299 triệu người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 6,0% người trưởng thành từ
20-79 tuổi sau khi đã hiệu chỉnh theo cơ cấu tuổi. Việt Nam là một trong
những quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất toàn cầu với tỷ lệ tăng
hàng năm là 8-10%. Và cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ

hiểu biết cịn hạn chế, người bệnh mắc ĐTĐ ở nước ta thường được phát hiện
bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng
nề trong khi 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phịng hoặc làm chậm xuất
hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường
luyện tập thể lực [59].


20

1.1.4. Những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường
1.1.4.1. Những biến chứng cấp tính
* Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường:
Đây là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, là một
cấp cứu nội khoa cần được theo dõi ở khoa điều trị tích cực. Bệnh thường dễ
dàng xảy ra khi nếu người mắc bệnh đái tháo đường típ 1 có thêm: các bệnh
nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não, các nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm
trùng tiết niệu, cảm cúm. Các stress về tinh thần, sử dụng thuốc hạ đường
huyết không đúng chỉ định và liều lượng.
Nhiễm toan ceton ở người đái tháo đường có thể ngăn ngừa bằng cách
giáo dục cho người bệnh những kiến thức cần thiết như: Tự theo dõi glucose
máu và ceton nước tiểu hoặc liên hệ với thày thuốc khi có mắc thêm một
bệnh khác, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường [5],[45].
* Hạ glucose máu
Thường nồng độ glucose máu dưới 2,8mmol/l là hạ glucose máu nặng.
khi glucose < 3,1mmol/l đã bắt đầu được xem là có hạ glucose máu. Về lâm
sàng có rất nhiều mức độ: Mức độ nhẹ, trung bình, nặng và hạ glucose máu
tiềm tàng hay khơng triệu chứng.
Để phịng cơn hạ glucose máu một cách có hiệu quả, việc cần làm là
tìm hiểu những ngun nhân có thể gây ra hạ glucose máu như :
+ Những nguyên nhân có liên quan đến sử dụng insulin: dùng insulin

quá liều, thời gian sử dụng insulin không phù hợp với bữa ăn.
+ Chế độ dinh dưỡng: ăn ít, thời gian giữa các bữa ăn không phù hợp.
+ Chế độ luyện tập không có kế hoạch hoặc mức độ và thời gian luyện
tập không phù hợp.


21

* Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton
Đây là hội chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường típ 2 trên 60
tuổi, nữ thường gặp nhiều hơn nam. Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao
ngay cả khi được cấp cứu ở những trung tâm có đầy đủ phương tiện và
chuyên gia giỏi, nếu qua khỏi cũng để lại di chứng.
Tăng glucose máu không nhiễm toan ceton có thể gặp ở người chưa
bao giờ được chẩn đốn là đái tháo đường. Có tới 40% các trường hợp hôn
mê do tăng glucose máu không nhiễm toan ceton, là điều kiện để phát hiện ra
người bị đái tháo đường típ 2.
* Hơn mê nhiễm toan lactic
Nhiễm toan lactate B2 thường xảy ra ở những người đái tháo đường típ
2 dùng Biguanid. Một thống kê ở 330 trường hợp nhiễm toan lactat cho thấy
có 281 người dùng phenformin, 30 người dùng buformin, 12 người dùng
metfor. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ngày nay người ta không
dùng phenformin và buformin nữa.
1.1.4.2. Những biến chứng mãn tính
* Bệnh tim mạch
Người bị đái tháo đường dễ mắc các bệnh tim mạch gấp 2-4 lần so với
người bình thường. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ liên tục trong 9 năm trên các
đối tượng ở lứa tuổi 65-74 tuổi cho thấy: nguy cơ tử vong ở người đái tháo
đường do bệnh lý mạch vành so với người không bị đái tháo đường cao gấp
3-4 lần. Mức độ nguy hiểm của người bệnh sẽ gấp đôi nếu một người vừa

mắc bệnh đái tháo đường, vừa có bệnh tim mạch. Đặc điểm của bệnh tim
mạch - đái tháo đường là một quá trình xẩy ra lâu dài và liên tục với 2 yếu tố "xơ
vữa mạch" và "tăng huyết áp". Tỷ lệ người bị đái tháo đường có tăng huyết áp
cao gấp đơi so với người bình thường [33],[35],[42].


22

Để quản lý tốt người bệnh đái tháo đường mắc bệnh tim mạch cho đến
nay quan niệm điều trị tích cực là quản lý tốt lượng glucose máu, điều chỉnh các
rối loạn chuyển hóa lipid, tăng hoạt động thể lực, giảm cân nặng, loại bỏ các
thối quen khơng có lợi, sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh đái tháo đường
típ2. Để tiện cho thực hành lâm sàng, nhiều tác giả đưa ra kiến nghị lấy tiêu
chuẩn tối thiểu ABC để phấn đấu làm giảm các biến chứng tim mạch cho người
mắc bệnh đái tháo đường đó là HbA1c <6,5%, số đo huyết áp < 130/80 mmHg
và LDL-C <1,7 mmol/l [49],[58],[67].
* Bệnh mắt
Trên 60% người đái tháo đường típ 2 có tổn thương võng mạc mắt ở
các mức độ khác nhau sau 20 năm kể từ khi bệnh được phát hiện. Bệnh lý
võng mạc mắt phụ thuộc nhiều vào thời gian mắc bệnh và tình trạng quản lý
glucose máu, thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh võng mạc mắt
thường gặp hơn đạt tới 85% ở người đái tháo đường típ 2 có dùng insulin và
65% ở người không dùng insulin. Để tránh những hậu quả nặng nề về bệnh lý
võng mạc đái tháo đường tất cả người bệnh đái tháo đường típ 2 đều phải đi
khám mắt theo định kỳ. Hằng năm cần được kiểm tra một cách kỹ lưỡng bởi
các bác sỹ chuyên khoa, việc đánh giá này phải được làm hệ thống bắt đầu
ngay từ khi vừa được phát hiện bệnh đái tháo đường[14],[38], [55].
* Bệnh thận
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận
giai đoạn cuối. Đối với người đái tháo đường típ 2 thường sau 20 năm tỷ lệ

mắc bệnh thân là 5-10% ở lứa tuổi trên 30. Để phát hiện sớm các bệnh lý cầu
thận do đái tháo đường cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu tổn thương thận
như phân tích nước tiểu và nồng độ creatinin máu ngay từ khi mới phát hiện
bệnh đái tháo đường [4],[15],[34].


23

* Bệnh lý bàn chân
Bệnh lý bàn chân cũng là một trong các bệnh lý hay gặp ở người bệnh đái
tháo đường, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Đái tháo đường
là nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương. Người bệnh
ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị ĐTĐ,
chiếm tỷ lệ 45-70% tổng số các trường hợp cắt cụt chi. Và trên 50% các
trường hợp cắt chân có nguy cơ phải cắt cả chân còn lại trong vòng 4 năm
[29].
1.1.5. Điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
1.1.5.1. Nguyên tắc điều trị
Để điều trị đạt kết quả luôn cần kết hợp giữa chế độ dùng thuốc, chế độ
luyện tập và chế độ ăn uống đúng. Điều quan trọng là những chế độ này là
khác nhau đối với mỗi người, thậm chí ở cùng một người bệnh là khác nhau
theo từng giai đoạn bệnh. Việc tìm ra một chế độ điều trị thích hợp cho mỗi
người địi hỏi nhiều cơng phu, khơng chỉ từ phía thày thuốc mà cịn cần phối
hợp giữa người bệnh và gia đình họ [22],[66],[71].
Mục đích của điều trị là duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu
sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm
các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường, giảm cân
nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
* Nguyên tắc điều trị
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương

pháp điều trị bệnh đái tháo đường.
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid,
duy trì số đo huyết áp hợp lý, phịng, chống các rối loạn đơng máu.
- Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính,
bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).


24

1.1.5.2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
* Chế độ ăn
Chế độ ăn uống là nguyên tắc cơ bản trong điều trị đái tháo đường típ
2. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu
- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường
- Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đường, đạm, mỡ
- Đủ vi chất
- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucoza máu.
- Phối hợp với thuốc điều trị nếu có.
a. Nguyên tắc
- Đủ chất với khối lượng hợp lý
- Không làm tăng glucose huyết tương nhiều sau khi ăn
- Không làm hạ glucose huyết tương lúc xa bữa ăn
- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày
- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng
- Phù hợp với thói quen, tập quán ăn uống của ngưịi bệnh
- Khơng làm tăng các yếu tố nguy cơ như: rối loạn lipid huyết tương,
tăng huyết áp.
- Đơn giản và không quá đắt tiền.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối
lượng của các bữa ăn

b. Mục tiêu
Mục tiêu chung là hỗ trợ ngưòi bệnh đái tháo đưòng thay đổi chế độ
dinh dưỡng, dẫn tới cải thiên chuyển hoá, cụ thể:
- Giữ mức glucose huyết tương bình thường cùng với chế độ dinh
dưỡng và lượng insulin (nội, ngoại sinh) hoặc thuốc hạ Glucose huyết, hoạt
động thể lực. Đảm bảo mức lipid huyết tương bình thường


25

- Cung cấp đủ năng lượng, giữ cân nặng vừa phải cho người trưởng
thành và phát triển bình thường ở trẻ em và thanh thiếu niên, tăng chuyển hoá
cho phụ nữ mang thai và nuôi con, bao gồm cả những bệnh lý dị hố.
- Phịng và điều trị biến chứng cấp trong sử dụng insulin điều trị đái
tháo đường những bệnh cấp tính, vấn đề liên quan đến luyện tập, những biến
chững mạn tính như bệnh thận, bệnh thần kinh tự chủ, tăng huyết áp và bệnh
cơ tim.
- Cải thiện sức khoẻ qua các chỉ số dinh dưỡng.
c. Đặc điểm chế độ dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường típ 2
- Giờ giấc phải đều: đây là yếu tố cơ bản, nhất là khi người bệnh đang
điều trị bằng Insulin tiêm.
- Chia nhiều bữa: thường chia 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ, tuỳ
theo thuốc và phương pháp điều trị, để tránh hạ đường huyết đột ngột.
- Lượng calo: Nhu cầu năng lượng của người bệnh ĐTĐ týp 2 cũng
như người bình thường phụ thuộc vào tuổi, thể trạng, mức độ bệnh, loại hình
lao động, nghề nghiệp... Ở người gầy, phải tăng lượng calo để tránh hiện
tượng thoái hoá protid và lipid của cơ thể. Ở người béo, phải giảm cân, giảm
khoảng 20% số lượng calo dùng hàng ngày và hạn chế lipid, đặc biệt là lipid
động vật chứa nhiều axit béo no.
* Chế độ luyện tập

a. Nguyên tắc
- Luyện tập từ từ và thích hợp
- Phải được phép của thầy thuốc về mức độ và thời gian luyện tập
b. Một số điểm cần lưu ý trong luyện tập thể lực
- Luyện tập phải từ từ và thích hợp về cường độ.
- Phải đề phịng hạ đường huyêt khi luyện tập.
- Thường xuyên kiểm tra Glucose huyết tương.


×