Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thực trạng và công tác sơ cấp cứu, dự phòng ngộ độc lá ngón tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 102 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
ššš

NGUYỄN VĂN MINH

thực trạng và công tác sơ cấp cứu,
dự phòng ngộ độc lá ngón tại huyện
điện biên đông, tỉnh điện biên

LUN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH, NĂM 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
==============

NGUYỄN VĂN MINH

thực trạng và công tác sơ cấp cứu,
dự phòng ngộ độc lá ngón tại huyện
điện biên đông, tỉnh điện biên
Chuyờn ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62 72 76 05

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Quốc Hương


2. TS. Phạm Thị Dung

THÁI BÌNH, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng và các thầy cô giáo
đã trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt 3 năm học tập và
hoàn thành luận văn tại trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Quốc Hương – trưởng bộ
môn Y học cổ truyền, TS. Phạm Thị Dung Phó trưởng phụ trách bộ mơn Dinh
dưỡng & An tồn thực phẩm, khoa Y tế công cộng là những thầy cô đã hết sức
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc và các khoa
phịng chun mơn Trung Tâm y tế huyện Điện Biên Đơng. Các phịng khám
khu vực, các trạm y tế xã, nhân dân, chính quyền, đoàn thể của tất cả các xã
huyện Điện Biên Đơng, đặc biệt là ba xã Xa Dung, Húng Lìa, Phì Nhừ đã tạo
điều kiện cho tơi điều tra nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn tới các thành viên trong gia đình,
bạn bè những người luôn động viên và tiếp thêm sức mạnh và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để tơi hồn thành khóa học.

Thái Bình, ngày

tháng

năm 2019

Nguyễn Văn Minh



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn văn Minh, học viên lớp chuyên khoa II Quản lý Y tế khóa
10 (2016 - 2019) của trường Đại học Y Dược Thái Bình. Tơi xin cam đoan:
1. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tơi về ngộ độc lá ngón được
tiến hành nghiêm túc tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên
cứu không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố.
2. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Thái Bình, ngày

tháng

năm 2019

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Minh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CBYT


Cán bộ y tế

CSYT

Cơ sở y tế

GDSK

Giáo dục sức khỏe

KCB

Khám chữa bệnh

NĐLN

Ngộ độc lá ngón

TYT

Trạm y tế

TTGDSK

Truyền thơng giáo dục sức khỏe

TYT

Trạm y tế


TYTB

Y tế thôn bản


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Lá ngón và tình hình ngộ độc lá ngón........................................................3
1.1.1. Lá ngón..................................................................................... 3
1.1.2. Ngộ độc lá ngón......................................................................... 9
1.2. Kiến thức, thực hành của cộng đồng về dự phịng ngộ độc lá ngón........20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................27
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu.............................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................27
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu.................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu...............................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................30
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu...............................................................30
2.2.3. Biến số sử dụng trong nghiên cứu............................................32
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin.............................................34
2.3. Xử lý số liệu.............................................................................................36
2.4. Các biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu....................................36
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.............................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................38
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...............................................38
3.2. Thực trạng ngộ độc lá ngón và cơng tác sơ cấp ngộ độc lá ngón tại huyện
Điện Biên Đơng năm 2015 – 2017..........................................................41
3.3. Nhận thức thực hành của cộng đồng về dự phịng ngộ độc lá ngón tại

huyện Điện Biên Đơng năm 2018...........................................................56


Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................61
4.1. Thực trạng ngộ độc lá ngón và cơng tác sơ cấp ngộ độc lá ngón tại huyện
Điện Biên Đông năm 2015 – 2017..........................................................61
4.2. Nhận thức thực hành của cộng đồng về dự phòng ngộ độc lá ngón tại
huyện Điện Biên Đơng năm 2018...........................................................73
KẾT LUẬN........................................................................................................81
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin chung về cán bộ y tế tham gia nghiên cứu....................38

Bảng 3.2.

Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn là thân nhân người ngộ
độc lá ngón....................................................................................39

Bảng 3.3.

Thông tin chung về người dân điều tra về kiến thức, thực hành dự
phịng ngộ độc lá ngón..................................................................40

Bảng 3.4.


Tỷ lệ ngộ độc lá ngón trong 3 năm (2015 - 2017) theo từng xã....41

Bảng 3.5.

Tỷ lệ người bệnh ngộ độc lá ngón theo giới và nhóm tuổi...........42

Bảng 3.6.

Tỷ lệ ngộ độc lá ngón theo dân tộc của huyện Điện Biên Đơng
trong 3 năm (2015-2017)...............................................................42

Bảng 3.7.

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc lá ngón trong 3 năm (2015 – 2017) theo
từng xã...........................................................................................44

Bảng 3.8.

Thơng tin về lý do sử dụng lá ngón...............................................47

Bảng 3.9.

Thực trạng tập huấn về kỹ năng truyền thông cộng đồng của cán
bộ y tế tại địa bàn nghiên cứu........................................................47

Bảng 3.10. Tỷ lệ cán bộ y tế được tập huấn về các kỹ năng sơ cấp cứu.........48
Bảng 3.11. Kiến thức của cán bộ y tế về các việc cơ bản trong cấp cứu người
bệnh ngộ độc lá ngón.....................................................................49
Bảng 3.12. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biểu hiện của ngộ độc

lá ngón...........................................................................................50
Bảng 3.13. Ý kiến của đối tượng về sơ cấp cứu ngộ độc lá ngón tại nhà........51
Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng về hoạt động theo dõi sau cấp cứu người
ngộ độc lá ngón.............................................................................52
Bảng 3.15. Tỷ lệ đối tượng sơ cấp cứu cho người ngộ độc lá ngón................53
Bảng 3.16. Địa điểm thân nhân người ngộ lá ngón đề xuất khi nên đưa nạn
nhân đến điều trị............................................................................53


Bảng 3. 17. Tỷ lệ thân nhân đối tượng ngộ độc lá ngón được cán bộ y tế tư vấn
về nạn tự tử bằng lá ngón..............................................................54
Bảng 3.18. Ý kiến của các đối tượng về những biện pháp để hạn chế tình trạng
tự tử bằng lá ngón tại địa phương..................................................54
Bảng 3.19. Mức độ hài lòng của thân nhân người ngộ độc lá ngón với khả
năng sơ cấp cứu của cán bộ y tế địa phương.................................55
Bảng 3.20. Tỷ lệ người dân đã từng xử trí tại nhà cho người ngộ độc lá ngón
khi phát hiện..................................................................................56
Bảng 3.21. Tỷ lệ đối tượng đã được tuyên truyền về lá ngón và hệ luỵ của
ngộ độc lá ngón.............................................................................57
Bảng 3.22. Tỷ lệ đối tượng biết về cây lá ngón...............................................57
Bảng 3.23. Nguồn cung cấp thơng tin về ngộ độc lá ngón..............................57
Bảng 3.24. Tỷ lệ đối tượng biết về tác hại của cây lá ngón.............................58
Bảng 3.25.

Cách xử trí của đối tượng khi gia đình có người ngộ độc lá ngón.. .58

Bảng 3.26. Ý kiến của người dân về những biện pháp để hạn chế tình trạng tự
tử bằng lá ngón tại địa phương......................................................59



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng ngộ độc và tử vong do lá ngón trong 3 năm 2015-2017
theo từng xã của huyện Điện Biên Đông.....................................43
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tử vong/ngộ độc do lá ngón trong 3 năm 2015-2017 theo
từng xã của huyện Điện Biên Đông.............................................45
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc lá ngón theo các năm...........................46
Biểu đồ 3.4. Nơi tử vong của người ngộ độc lá ngón.......................................46

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Ý kiến của lãnh đạo huyện về tình trạng và hậu quả của tự tử bằng lá
ngón tại địa phương..........................................................................56
Hộp 3.2. Ý kiến của lãnh đạo xã về hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn tình
trạng tự tử và hậu quả của tự tử bằng lá ngón...................................59
Hộp 3.3. Ý kiến của lãnh đạo huyện về những giải pháp để can thiệp, phịng
ngừa tình trạng tự tử bằng lá ngón ở địa phương trong thời gian tới60

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.1. Hoa và lá của cây lá ngón......................................................................3
Ảnh 1.2. Hình ảnh cây lá ngón mọc ven đường...................................................4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc bởi một tác nhân nào đó từ
bên ngồi xâm nhập vào cơ thể. Tác nhân gây độc còn gọi là độc tố. Bệnh
này do cơ thể có sự xâm nhập của một lượng chất độc, hóa chất có thể gây ra
những hội chứng lâm sàng và tổn thương cơ quan và có thể đe dọa đến tính
mạng. Một số chất độc có thể kể đến như hóa chất, thuốc, độc tố vi khuẩn,
nọc độc của một số loài vật, độc tố có trong cây cỏ, mơi trường. Chất độc có

thể vào cơ thể qua đường tiêu hóa, da, niêm mạc hay hơ hấp, khi vào máu
chất độc có thể tồn tại trong các tổ chức tế bào hoặc bị đào thải qua thận,
nước tiểu, phân. Có nhiều phương pháp thải độc tùy vào tình trạng bệnh, cơ
thể của mỗi người, quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân gây ngộ độc,
hoặc nếu bị nhiễm độc thì cần xác định do ngun nhân nào mà có hướng xử
trí thích hợp. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp cấp cứu
như rửa ruột, truyền dịch, lọc máu. Tại gia đình, khi có người bị ngộ độc, các
biện pháp đơn giản nhất có thể làm để sơ cứu cho người bệnh như gây nơn,
uống nước lọc …
Ngộ độc có thể do vơ tình hoặc chủ ý. Tại huyện Điện Biên Đông,
hàng năm bệnh viện huyện tiếp nhận khoảng trên 100 trường hợp ngộ độc
trong đó, ngộ độc lá ngón chiếm đa số (trên 80%) và chủ yếu là ngộ độc có
chủ ý (tự tử). Tỷ lệ tử vong do ngộ độc lá ngón cũng chiếm tỷ lệ cao. Nghiên
cứu của Unicef về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh
niên tại một số tỉnh Việt Nam cho thấy những người tự tử hoặc từng cố gắng
tự tử tại huyện Điện Biên Đông hầu hết là thanh niên và các em gái. Đây
cũng là nơi có lá ngón, một loại lá độc, rất dễ tiếp cận vì nó mọc dại nhiều
trong các khu rừng. Việc tiếp cận với nguồn “lá ngón” sẵn có khiến cho việc


2

tự tử trở nên tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó yếu tố văn hóa, xã hội cũng có
tác động không nhỏ đến nguy cơ ngộ độc chủ ý do lá ngón .
Trong khi đó hiện nay, các nghiên cứu về tình hình mắc, chết do ngộ
độc lá ngón ở Việt Nam cịn rất ít . Các nghiên cứu về ngộ độc do lá ngón và
thực trạng sơ cấp cứu cũng như các biện pháp về dự phòng ngộ độc lá ngón
cũng chưa có các cơng bố quốc tế. Hiện mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu
về thành phần hóa học của lá ngón, cơ chế gây ngộ độc lá ngón, liều độc, tác
dụng dược lý trên động vật thực nghiệm của một số alkaloid được chiết xuất

từ lá ngón .
Do đó, đứng trước thực trạng về tỷ lệ mắc và chết do nguyên nhân ngộ
độc lá ngón của người dân huyện Điện Biên Đông ngày một gia tăng. Câu hỏi
đặt ra là thực trạng ngộ độc lá ngón tại huyện Điện Biên Đơng như thế nào,
hoạt động sơ cấp cứu tại thực địa và các cơ sở y tế ra sao, công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trong huyện, cần phải có biện pháp gì,
có giải pháp nào tối ưu nhằm giảm và khống chế được tỷ lệ mắc và chết do
ngộ độc lá ngón này được khơng?. Do vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề
tài: “Thực trạng và công tác sơ cấp cứu, dự phịng ngộ độc lá ngón tại
huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên" với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và công tác sơ cấp cứu ngộ độc lá ngón tại huyện
Điện Biên Đơng năm 2015 - 2017.
2. Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân trong phịng chống
ngộ độc lá ngón tại huyện Điện Biên Đơng năm 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Lá ngón và tình hình ngộ độc lá ngón

1.1.1. Lá ngón
Cây lá ngón (Gelsemium elegans) tiếng Thái gọi là (Bàư nguốn), tiếng
Hmông gọi là (Sụa nọ tùa) và cịn có tên khác là (ngón vàng; cây rút ruột, co
ngón, Đoạn trường thảo, Hồ mạn đằng, Hồ mạn trường, Câu vẫn). Trước đây,
cây lá ngón được phân loại trong họ Mã tiền. nhưng từ năm 1994 đến nay
được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae). Cây dạng thân

dây mọc leo, cây nhỡ, cành nhẵn có rãnh dọc, lá mọc đối, hình trứng thn
dài hoặc hình mác, mép ngun, mặt nhẵn bóng, hoa thành cụm hình chuỳ
mọc ra từ lách lá, dạng gù có màu vàng, đài rời, tràng hoa gồm 5 cánh rời
nhẵn dính thành ống hình phiễu, có 5 nhị, đỉnh ở phía dưới ống tràng, bầu
nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhuỵ được chia thành 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có
vỏ cứng, dai, hạt có rìa mỏng bao quanh, mép cắt khía .

Ảnh 1.1. Hoa và lá của cây lá ngón


4

Lá của cây lá ngón có hình dáng giống nhiều loại dược liệu và các loại
thực phẩm ăn được như chè vằng, lá giang, thủ ô nam, lài gân, lá bép…
Nhưng đặc điểm quan trọng để phân biệt là lá ngón có hoa màu vàng, cịn
hầu hết cây thuốc và rau ăn gần giống lá ngón đều ra hoa màu trắng.

Ảnh 1.2. Hình ảnh cây lá ngón mọc ven đường
Trên thế giới lá ngón có ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á Ở Trung
Quốc người ta thấy ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ
Xuyên và ở Thái Lan; Malaixia, Campuchia, Lào. Ở Bắc Mỹ có lồi
Gelsemisum sempervirens và lồi Gelsemium Rankinii.
Cây lá ngón mọc hoang ở các vùng núi cao từ Hà Giang, Tuyên
Quang, Laò Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hồ Bình, Thanh Hóa
cho đến cả các tỉnh vùng Tây Nguyên và đặc biệt là Tỉnh Điện Biên cây lá
ngón mọc ở khắp nơi. Đi đến đâu ở đất Điện Biên cũng có thể tìm và lấy
được cây lá ngón, lá ngón mọc hoang ven đường đi.


5


Thành phần chính của cây lá ngón gồm các Alkaloide indole;
Gelsemine; Gelsemicine; Sempervirine; và các chất khác . Các chất này có ở
tồn bộ cây nhưng nhiều nhất ở lá và rễ, thậm chí cịn có cả ở mật hoa, ong
ăn phải mật cũng có thể bị nhiễm độc.
Độc tính của cây lá ngón hiện chưa có các tài liệu nghiên cứu về các
liều gây chết tối đa và tối thiểu trên người. Các tài liệu về cây thuốc Việt
Nam cho thấy lá ngón là cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá và sau 30 – 60 phút là
người bệnh có thể tử vong. Chất độc của cây lá ngón tác động lên các đầu
mút dây thần kinh vận động dẫn tới liệt các cơ vân. Ngoài ra Gelsemin và
Koumin nó cịn tác động trên tuỷ sống, cắt đứt sự ức chế trung gian Glycine ở
tuỷ sống, cạnh tranh với Glycine ức chế nhận cảm sau Synap ở cột sống, huỷ
bỏ ức chế các Neurons tự động và tăng hoạt động cơ, xuất hiện cơn co giật.
Khi có người bệnh nghi ngộ độc lá ngón, cần phân biệt với ngộ độc hạt Mã
tiền (Strychnin) hoặc thuốc chuột (Fluoroacetate) các triệu chứng ngộ độc
xuất hiện nhanh, ngay sau ăn bao gồm: Buồn nôn và nôn; đau bụng dữ dội, ỉa
chảy; tim nhanh, thở nhanh, huyết áp tăng; nhìn mờ nhìn đơi, giãn đồng tử có
thể có lồi mắt; co thắt hay liệt cơ hô hấp dẫn tới suy hô hấp; suy thận cấp do
tiêu cơ vân sau co giật; co cơ, giật cơ, kéo cơ và gây đau cơ; người bệnh
thường tỉnh trong và sau cơn giật trừ khi có thiếu Oxy nặng. Cận lâm sàng
khi làm xét nghiệm độc chất dùng A.Sulfuaric và Bicromate cho màu xanh ve
nếu có Gelsemin và cho màu tím với Koumin .
Theo các tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Trần
Công Khánh và một số tài liệu khác cho thấy cây lá ngón chứa nhiều alcaloid
khác nhau: Từ lồi Gelsemium sempervirens mọc ở Bắc Châu Mỹ nhiều tác
giả đã chiết được các Alcaloid: Gelsemin độ nóng chảy là 178 O. Năm 1931,
Triệu Thừa Cố và các tác giả Trung Quốc chiết tách được các alkaloid:


6


kumin, kuminin, kuminicin, kumidin, gelsemin, sempervirin, trong đó kumin
là alcaloid chính, kuminicin là độc nhất.
Kuminin vơ định hình, khơng màu, dễ tan trong ether và trong
nhiều dung môi hữu cơ khác, khó tan trong nước, từ dung dịch Ether để bốc
hơi sẽ cho chất có độ nóng chảy thay đổi nhưng trên 115°. Kuminicin vơ định
hình, muối Clohydrat tan trong nước có năng suất quay cực trái. Kuminicin là
chất có tác dụng chủ yếu và rất độc. Kuminidin có tinh thể hình trụ khơng
màu độ chảy 200° có thể tan nhiều trong dung môi hữu cơ và nước. Chất này
rất độc. Hàm lượng của bốn alcaloid trên trong nguyên liệu là 0,3%. Từ lá
ngón, Triệu Thừa Cố cũng lấy ra 4 Alcaloid là Gelsemin (chất này rất độc, tác
dụng vào tim), Kumin, Kuminin và một Alcaloid mới đặt tên là Kaunide độ
chảy là 315°. Muối Clohydrat có độ chảy 318°, chất Alcaloid này có tác dụng
làm yếu cơ và ức chế hơ hấp. Ở cành và lá có Kuminin, Gelsemin và chất tan
trong nước là Kumidin (C H 0 N), ngồi ra cịn có Sempervirin. Năm 1936 F.
Guichard nghiên cứu cây lá ngón mọc ở Việt Nam. Tác giả đã chiết được
Kumin từ lá, vỏ thân, rễ cây và thấy Kumin có cả trong quả và hạt. Ngồi ra
cịn thấy một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại khơng tan trong Acid và
ghi là chất thuộc nhóm Esculetin (Gelsemic hay Acid gelseminic). Dù đã có
những nghiên cứu về Alcaloid nhưng việc phát hiện chất độc trong lá ngón
khi bị ngộ độc cịn khó khăn, vì phản ứng đặc hiệu tiến hành trên những chất
lấy được ở cơ thể người bị ngộ độc, nhất là khi chỉ ăn có 3 lá là một việc
không dễ dàng . Năm 1936 F.Guichard nghiên cứu từ cây lá ngón mọc ở Việt
Nam đã chiết từ lá, vỏ thân và rễ được những chất giống như cây lá ngón
Trung Quốc. Tác giả đã thấy chất kumin có cả trong quả và hạt, ngồi ra cịn
tìm thấy một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại, khơng tan trong acid và
ghi




chất

thuộc

nhóm esculetin.

Năm 1953 M.M Janot xác định lá ngón Việt Nam có chứa gelsemin ở


7

lá, kumin ở thân, rễ và sempervinrin ở các bộ phận của cây. Năm 1971, Phan
Quốc Kinh, Phạm Gia Khôi và Lương Văn Thịnh chiết được kumin từ rễ cây
lá ngón mọc ở Hồ Bình.
Năm 1974, trong cơng trình “Nghiên cứu về mặt Hoá thực vật, Dược
lý và Độc học của loài Gelsemium elegans mọc ở miền Bắc Việt Nam” của
Hồng Như Tố khơng thấy có sự song song tồn tại của 2 Alcaloid
Gelsemin và Kumin trong lá hoặc trong rễ, và qua cơng trình nghiên cứu đã
kết luận là Gelsemin chỉ có ở lá, Kumin chỉ có ở rễ, nghiên cứu cơng thức
hố học của Gelsemin và Kumin tác giả cho rằng Kumin là một Alcaloid có
nhân Indol được tạo nên ở rễ, khi chuyển lên lá qua quá trình quang hợp đã
chuyển thành Gelsemin. Theo tác giả, lồi Gelsemium Elegans cho Gelsemin
ở lá, có thể dùng Alcaloid rất ít độc để làm thuốc giảm đau đặc biệt khi kết
hợp với các thuốc giảm đau không gây nghiện (Aspirin, Antipirin). Một số
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trong thời gian gần đây cũng có những
nhận định tương tự .
Năm 1977, Hoàng Như Tố và cộng sự đã phân tích bằng sắc ký lớp
mỏng thấy có 15 vết Alcaloid ở cây lá ngón trong đó đã tách được gelsemin
và kumin. Các phân tích hiện đại trên các hệ thống sắc kí gần đây cũng cho
thấy sự có mặt của nhiều loại Alcaloid với các thành phần và hàm lượng khác

nhau .
Cho tới nay có rất ít báo cáo về độc học lâm sàng về độc chất của cây
lá ngón. Trong cây lá ngón của ta và Trung Quốc có thành phần khác nhưng
so với tác dụng của những alcaloide của cây lá ngón Bắc Mỹ thì nhiều phần
giống nhau. Chất kumin và kuminin ít độc hơn, gần giống tác dụng của
gelsemin. Chất kuminicin rất độc, nhưng chất gelsemicin lại độc hơn nữa .
Nhỏ dung dịch gelsemin và gelsemicin lên mắt thì thấy hiện tượng giãn đồng


8

tử cịn kumin và kuminin khơng làm giãn đồng tử. Ngồi thành phần hố học,
Hồng Như Tố cịn kiểm tra độc lực độc chất cây lá ngón thấy:
- Liều độc: LD50 đối với chuột nhắt trắng của rễ là 102mg/kg thể
trọng (chiết bằng cồn 900), của lá là 600mg/kg (lá tươi chiết bằng
nước), 200mg/kg (lá khô chiết bằng nước), 150mg/kg (lá khô chiết bằng cồn
700), 89mg/kg (lá khô chiết bằng cồn 90 0), của alcaloid tồn phần chiết từ lá
khơ là 200mg/kg, trong khi đó của gelsemin là 140mg/kg và kumin thì
khơng độc. Một nghiên cứu khác tại khoa sinh đại học Đà lạt: giã lá ngón
thành nước (10 g lá, 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt sau 9 phút chuột
chết vì co giật (tương đương liều ngộ độc là 150mg).
Ngộ độc lá ngón là ngộ độc rất thường gặp đặc biệt ở vùng cao Tây
Bắc nước ta, tuy nhiên cũng gặp rải rác ở một số nơi như miền núi các tỉnh
miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An và ở Tây Nguyên. Nguyên nhân ngộ
độc thường do tự tử nhưng cũng có thể do bị đầu độc và vơ tình trúng độc do
khơng phân biệt được cây lá ngón với rau ăn dẫn đến ăn nhầm.
Lá ngón có 4 Alcaloid độc là Kumin, Kuminidin, Kuminin và
Kuminixin, các chất này rất độc . Tác dụng dược lý của lá ngón chưa
được nghiên cứu kỹ, chỉ biết rằng uống 2-3 lá tươi cũng đủ gây ngộ độc. Các
Alcaloid của cây lá ngón có độc tính rất mạnh, thường gây ức chế hơ hấp,

người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ hơ hấp
kịp thời thì có thể được cứu sống và cải thiện các triệu chứng lâm sàng
nhanh chóng . Nhân dân ta khơng dùng cây này làm thuốc mà chỉ dùng để
đầu độc hay tự tử, nhưng cần biết để tránh lấy lẫn vào những cây thuốc
khác, gây độc chết.
Ở Trung Quốc, người ta dùng để chữa mụn nhọn độc, chữa hủi, hay
chữa nấm tóc và chữa vết thương do ngã hay bị đánh địn. Cách dùng: Giã
nhỏ đắp ngồi hay sắc lấy nước rửa chỗ đau. Ngoài ra ở Trung Quốc và Bắc


9

Mỹ người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít
dùng. Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng cho thấy tác dụng
của một số dẫn chất Alcaloid chiết xuất từ lá ngón có tác dụng chống viêm,
giảm đau, an thần như koumin, gelsenicine….
1.1.2. Ngộ độc lá ngón
Hiện nay ngộ độc lá ngón thông thường do người dùng chủ động sử
dụng với mục đích tự sát. Tuy nhiên, ngộ độc lá ngón đơi khi vẫn được cho là
một dạng ngộ độc thực phẩm, xếp trong nhóm ngộ độc do bản thân thực
phẩm có chứa chất độc như ngộ độc do nấm độc, măng, củ nần, củ thương
lục, ngộ độc cóc, cá nóc và các loại thực phẩm có độc khác. Nguyên nhân có
thể do người dân nhầm lẫn lá ngón với các loại lá rừng ăn được khác hoặc
nhầm lẫn là một loại dược liệu nên lấy rễ lá ngón ngâm rượu uống.
1.1.2.1. Triệu chứng ngộ độc lá ngón
* Biểu hiện lâm sàng:
Ngộ độc lá ngón xuất hiện nhanh, nặng và dễ tử vong. Việc xử trí cấp
cứu địi hỏi kịp thời, khẩn trương, tích cực, trong đó quan trọng là xử trí loạn
nhịp tim, kiểm sốt hơ hấp tốt và cắt cơn co giật. Các triệu chứng điển hình
của ngộ độc lá ngón bao gồm:

+ Tồn thân: khó chịu, mệt mỏi, yếu mệt cơ, nặng gây liệt cơ
+ Tai mũi họng mắt:
Giãn đồng tử, sụp mi (do liệt cơ), song thị , giảm hoặc mất thị lực.
Giãn đồng tử dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt.
Khơ miệng, khó nói, khó nuốt và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm
dưới không khép được vào miệng.
+ Tim mạch: Nhịp tim chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim;
tăng phản xạ gân xương, co giật.
+ Hơ hấp: Khó thở, Thở yếu, thở chậm, suy hô hấp do liệt cơ hô hấp.


10

+ Thần kinh:
Đau đầu, chóng mặt.
Co giật (khi ngộ độc nặng).
Khít hàm, cứng các cơ, yếu cơ, liệt cơ, tay chân khó vận động, nặng có
thể gây liệt cơ hồn tồn.
+ Da niêm mạc:
Da lạnh, vã mồ hơi.
Đã có thơng báo người bệnh bị viêm da sau khi cầ m nắm rễ , lá hoa.
+ Tiêu hóa, tiết niệu: Đau bụng, buồn nơn, bí đái ,.
* Xét nghiệm độc chất:
Xét nghiệm mẫu lá nghi ngờ, dịch dạ dày, chất nôn hoặc nước tiểu tìm
độc chất các alkaloid của lá ngón.
Phương pháp xét nghiệm: sắc ký lớp mỏng.
* Chẩn đoán phân biệt:
Ngộ độc các hoá chất gây co giật, thường do:
Uống thuốc diệt chuột loại fluoroacetate, fluoroacetamide (thuốc diệt
chuột loại hạt gạo hồng, ống nước).

Thuốc diệt chuột loại tetramine (thuốc diệt chuột Trung Quốc, bột
màu trắng).
Phosphua nhơm, phosphua kẽm.
Hóa chất trừ sâu clo hữu cơ
Ngộ độc mã tiền: thường do ăn hạt hoặc uống rượu ngâm hạt mã tiền,
hạt có hình dẹt, có một mặt lõm. Biểu hiện giật cơ và tăng trương lực cơ
tương tự như lá ngón nhưng khơng có liệt cơ, khơng có giãn đồng tử, khơng
có loạn nhịp tim chậm.


11

Ngộ độc cà độc dược:
Thường sau khi ăn quả hoặc uống nước sắc của thuốc y học cổ truyền
có Thành phần quả cà độc dược.
Có đồng tử giãn nhưng thường khơng có liệt cơ, khơng co giật. Nổi bật
hội chứng anticholinergic: da khơ, hồng hoặc đỏ, mạch nhanh, bụng chướng,
bí đái, nặng có thể có sảng, kích thích.
Rắn cắn (rắn cạp nong, cạp nia):
Có đồng tử giãn, liệt cơ.
Sau khi bị rắn cạp nong, cạp nia cắn, xuất hiện dấu hiệu liệt mềm, nặng
nề tất cả các cơ, kiểu lan xuống, liệt nhiều tuần, hạ natri máu. Đồng tử giãn
kéo dài nhiều tháng. Có nhịp tim nhanh và huyết áp thường tăng .
- Nạn nhân tử vong có nguyên nhân do liệt cơ, suy hơ hấp và ngừng
tuần hồn.
Nếu khơng phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp
thời, người bệnh thường chết sau 1-7 giờ ngộ độc. Do vậy, khi phát hiện
người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp xử trí ban đầu hết sức quan trọng,
phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như gây
nôn: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nơn, sau đó nhanh chóng

chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất
bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch. Sau đó khẩn trương vận
chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị
cấp cứu điều trị giải độc và tích cực tránh những biến chứng muộn nặng nề,
nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong .
* Cơ chế tác động:
Các alkalloid của lá ngón là chất đồng vận của glycine Re: tác động lên
GlyR và gây tác dụng như glycine. Trong khi Strychnin là chất đối vận
(antagonist) của glycine là cạnh tranh vị trí gắn của Glycine và mất tác dụng


12

ức chế của glycine là hoạt động điện và tế bào rơi vào trạng thái kích thích.
Alkaloid của lá ngón và strychnin hoạt động theo cơ chế hoàn toàn ngược
nhau: Strychnin làm mất tác dụng của gelsemium. Vị trí của GlyR ở chất xám
sừng trước tủy sống, hành não, hệ lưới và vỏ não . Do vậy, tác động của các
alcaloid trong lá ngón sẽ gây ra:
+ Ức chế vận động tủy: liệt cơ tứ chi
+ Ức chế trung tâm hô hấp ở hành não: ngừng thở
+ Tổn thương cao hơn ở vỏ não gây hơn mê sâu.
Ngồi ra, ở liều cao, các alkaloid của lá ngón ức chế tái hấp thu
dopamin, noradrenallin và serotonin tại xynap gây tăng tăng phản xạ gân
xương và co giật. Điều này giải thích được triệu chứng co giật ở người bệnh
ngộ độc lá ngón với hàm lượng lớn .
Tuy nhiên, hai triệu chứng chưa giải thích thực sự thỏa đáng đó là dấu
hiệu vã mồ hơi lạnh và co giật đơn thuần vì hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu
nào nói lên sự liên quan giữa alkaloid lá ngón và Hội chứng muscarinic và
khơng tìm thấy tác dụng của alkaloid lá ngón trên hệ nicotinic nên khơng giải
thích được ngun nhân co giật theo cơ chế cường nicotinic.

Như vậy, có thể thấy alkaloid của lá ngón có hai tác dụng. Thứ nhất,
alkaloid là chất chủ vận (agonist) của GlyR có mặt ở tủy sống, hành não, hệ
lưới và vỏ não gây liệt cơ tứ chi, ức chế hô hấp, sụp mi, giãn đồng tử, hơn
mê. Thứ hai, alkaloid của lá ngón liều cao gây ức chế tái hấp thu dopamin,
noradrenallin, serotonin gây nên vã mồ hôi, mạch nhanh, tăng phản xạ gân
xương, co giật .


13

1.1.2.2. Xử trí ngộ độc lá ngón
* Ngun tắc:
Phải đảm bảo các chức năng sống ổn định, đặc biệt đảm bảo kiể m sốt
hơ hấp, nhanh chóng cắt cơn co giật, ổn định tuần hoàn trước khi áp dụng các
biện pháp khác.
Xử trí sớm, tích cực, khẩn trương.
* Các biện pháp cụ thể
Các biện pháp hạn chế hấp thu
a. Gây nôn:
- Tiến hành khi người bệnh mới ăn xong, người bệnh tỉnh, hợp tác. Chỉ
dùng biện pháp cơ học (kích thích họng), khơng dùng thuốc gây nơn vì đến
khi thuốc có tác dụng, người bệnh nơn thì có thể người bệnh bị liệt hầu họng,
co giật rất dễ sặc phổi.
- Cho người bệnh uống nước, khi thấy bắt đầu no thì gây nơn, tổng
cộng 1 - 2 lít.
b. Rửa dạ dày:
- Tiến hành khi người bệnh mới ăn lá ngón trong vịng 6 giờ.
- Xử trí co giật, suy hơ hấp (nếu có) trước, bệnh nhân rối loạn ý thức
thì phải nằm nghiêng tư thế an toàn khi rửa, nếu hơn mê phải đặt nội khí quản
và bơm bóng chèn sau đó mới rửa dạ dày.

- Rửa bằng 3 - 5 lít nước pha muối thành nồng độ 0,5 - 0,9%, ấm.
c. Than hoạt:
- Dùng sau khi gây nôn hoặc rửa dạ dày.
- Không dùng khi đang co giật, suy hơ hấp hoặc hơn mê chưa có ống
nội khí quản.
- Liều dùng 1 g/kg cân nặng.


14

* Điều trị triệu chứng:
Sau khi người bệnh được xử trí theo các bước trên, cần theo dõi sát các
dấu hiệu co giật, nhịp tim chậm, liệt cơ có thể dẫn đến suy hô hấp. Các biện
pháp điều trị hỗ trợ là quan trọng, khơng có thuốc giải độc đặc hiệu.
a. Suy hơ hấp:
- Đảm bảo đường thở thơng thống (ngửa đầu, nhấc cằm, hút đờm rãi),
thở ôxy hoặc nếu cần bóp bóng mask với ơxy 100%.
- Đặt nội khí quản cho bệnh nhân. Bóp bóng qua nội khí quản với ơxy
100% hoặc thở máy.
b. Co giật:
Người bệnh chỉ có tăng phản xạ gân xương: diazepam tiêm bắp 10mg,
theo dõi nếu phản xạ gân xương tăng trở lại, tiêm nhắc lại.
Người bệnh đang co giật: Cắt cơn co giật: Dùng thuốc đường tĩnh
mạch, nếu không tiêm tĩnh mạch ở chi được thì tiêm tĩnh mạch bẹn, chỉ dùng
đường khác trong một số trường hợp đặc biệt (khi không thể tiêm đựợc tĩnh
mạch, trẻ nhỏ không đặt được đường tiêm/truyền tĩnh mạch ngay):
- Diazepam (Seduxen, Valium):
Tiêm tĩnh mạch: người lớn 10mg/lần, trẻ em liều 0,2- 0,5mg/kg/lần
tiêm, tiêm tĩnh mạch, nếu sau 5 phút vẫn còn co giật tiêm nhắc lại tĩnh mạch,
tổng có thể tới 3-5 lần tiêm. Tốc độ tiêm tối đa 5mg/phút.

Thụt trực tràng: khi không tiêm tĩnh mạch được ngay và nếu có chế
phẩm dạng thụt trực tràng. Liều diazepam thụt trực tràng: người lớn
0,2mg/kg, trẻ em 0,5mg/kg.
Midazolam:
Tiêm tĩnh mạch chậm: 30-100mcg/kg, nhắc lại nếu cần.


15

Tiêm bắp: khi không tiêm được tĩnh mạch, liều trẻ em 0,2mg/kg
(không quá 7mg).
Nhỏ mũi: khi không tiêm được tĩnh mạch, liều trẻ em 0,2mg/kg.
Nhỏ miệng ngoài cung răng: liều ở trẻ em trên 5 tuổi và vị thành niên:
10mg.
- Phenobarbital (Luminal): dùng khi diazepam không cắt được cơn
co giật.
Người lớn: liều ban đầu 10 - 20mg/kg, pha loãng và tiêm tĩnh mạch
chậm tốc độ 25 - 50mg/phút (tiêm nhanh quá có thể gây tụt huyết áp, ngừng
thở), liều duy trì 100-200mg nhắc lại sau mỗi 20 phút, tĩnh mạch. Chưa xác
định được liều tối đa, các người bệnh trạng thái động kinh đã được dùng đến
100mg/phút đến khi hết co giật.
Trẻ em: liều ban đầu 15 - 20mg/kg, pha loãng, tiêm tĩnh mạch chậm.
Liều nhắc lại: nếu sau mỗi 20phút, co giật chưa hết thì tiêm nhắc lại 5 10mg/kg. Liều tối đa: chưa xác định được liều tối đa. Trẻ em bị co giật kiểu
trạng thái động kinh đã được dùng đến 30 - 120mg/kg trong 24 giờ. Ở trẻ nhũ
nhi, liều ban đầu 20-30mg/kg, tiêm tĩnh mạch tốc độ không quá 1mg/kg/phút,
liều nhắc lại 2,5mg/kg/lần, 12 giờ/lần, điều chỉnh liều theo đáp ứng trên
người bệnh, liều tối đa trẻ nhũ nhi dung nạp được đã được báo cáo tới
20mg/kg/phút với tổng liều 30mg/kg.
Gây mê, duy trì chống co giật: nếu co giật nhiều cơn tái diễn, dùng một
trong các thuốc:

Thiopental: khi diazepam và phenobarbital không cắt được co giật. Lọ
1 gam, người lớn, ban đầu 200mg, pha lỗng, tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó
duy trì truyền tĩnh mạch 2mg/kg/h, điều chỉnh liều để cắt được co giật, có thể
dùng 2 - 3g/ngày. Trẻ em: tiêm tĩnh mạch 2 -7mg/kg, duy trì truyền tĩnh mạch


×