Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Lý thuyết âm nhạc cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.06 MB, 166 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU

3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

5

Chương 1. Cao độ của âm thanh
1.1. Khái niệm về âm nhạc, âm thanh và các đặc tính của âm thanh trong
âm nhạc

9
9

1.2. Hệ thống âm, các bậc cơ bản

14

1.3. Một số ký hiệu ghi cao độ âm thanh trong âm nhạc

17

1.4. Cung và nửa cung, các bậc chuyển hóa, dấu hóa

19

1.5. Bài tập chương 1


24

Chương 2. Trường độ của âm thanh

30

2.1. Ký hiệu trường độ

30

2.2. Tiết tấu

34

2.3. Nhịp, các loại nhịp

35

2.4. Đảo phách, nghịch phách

42

2.5 Các dấu nhắc lại

43

2.6. Nhịp độ

46


2.7. Các ký hiệu viết tắt trong âm nhạc

49

2.8. Bài tập chương 2

51
Chương 3. Quãng

58

3.1. Một số khái niệm chung về quãng

58

3.2. Các quãng cơ bản – Quãng Diatonic

59

3.3. Quãng tăng, quãng giảm – Quãng Cromatic

60

3.4. Quãng thuận, quãng nghịch

61

3.5. Đảo quãng

62


3.6. Trùng quãng

63

3.7. Bài tập chương 3

64
Chương 4. Điệu thức - Giọng

68

4.1. Điệu thức – âm ổn định và âm không ổn định

68

4.2. Điệu thức trưởng - gam trưởng

69

1


4.3. Điệu thức thứ - gam thứ

74

4.4. Giới thiệu một số điệu thức Trung cổ

77


4.5. Giới thiệu một số điệu thức năm âm

78

4.6. Trùng giọng

83

4.7. Bài tập chương 4

84

Chương 5. Quan hệ họ hàng giữa các giọng

92

5.1. Cách xác định giọng

92

5.2. Phân loại họ hàng giữa các giọng

93

5.3. Chuyển giọng và các phương pháp chuyển giọng

95

5.4. Dịch giọng và các phương pháp dịch giọng


99

5.5. Một số dạng âm tô điểm

101

5.6. Bài tập chương 5

105
Chương 6. Hòa âm

108

6.1. Khái niệm về chồng âm và hợp âm

108

6.2. Hợp âm ba và các dạng hợp âm ba

108

6.3. Hợp âm bảy và các dạng hợp âm bảy

114

6.4. Các âm ngoài hợp âm

117


6.5. Giai điệu trong tác phẩm âm nhạc

118

6.6. Bài tập chương 6

129
Chương 7. Nối tiếp hợp âm

136

7.1. Hòa âm bốn bè – Hệ thống cơng năng của các hợp âm ba chính

136

7.2. Nối tiếp các hợp âm ba

138

7.3. Nối tiếp các hợp âm bảy

141

7.4. Một số lưu ý khi nối tiếp hợp âm

143

7.5. Bài tập chương 7

144


PHỤ LỤC 1:
MỘT SỐ KÝ HIỆU CÁCH DIỄN TẤU ÂM NHẠC THƯỜNG GẶP
PHỤ LỤC 2:
MỘT SỐ THUẬT NGỮ ÂM NHẠC THƯỜNG GẶP
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

147

155
164

2


LỜI NÓI ĐẦU
Do âm nhạc bao gồm rất nhiều yếu tố biểu hiện: giai điệu, tiết tấu, hòa
âm, nhịp độ, các phương pháp diễn tả… nên đã được nghiên cứu, thể hiện
bằng hệ thống ký hiệu để ghi chép lại (notation). Để có thể hiểu biết, thực
hành âm nhạc, cần nắm được hệ thống các ký hiệu, phương pháp ghi chép lại
âm nhạc trên bản phổ. Trong lịch sử âm nhạc của nhân loại cũng như hiện tại,
mỗi nền âm nhạc có một cách ghi chép, hệ thống ký hiệu ghi chép âm nhạc
khác nhau. Tuy nhiên, LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN chính là học phần
đầu tiên để người học nhạc tiếp cận một cách hệ thống các ký hiệu ghi âm
nhạc của nền âm nhạc phương Tây nhưng lại đang hiện hành ở hầu hết các
nước trên thế giới hiện nay.
Giáo trình LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN được biên soạn theo yêu
cầu của chương trình đào tạo các chuyên ngành âm nhạc tại Đại học Sài Gòn.
Trong rất nhiều tài liệu được biên soạn ở Việt Nam, các tài liệu được dịch
thuật từ các nước Pháp, Nga, Mỹ trước đây và các tài liệu mới phát hành

trong khoảng từ sau năm 2000 đến nay từ các nước Mỹ, Pháp, Malaysia,
Singapore… giáo trình đã sử dụng các nội dung chính một cách chọn lọc.
Với mục tiêu cung cấp hệ thống ký hiệu, những quy tắc, ý nghĩa, cách sử
dụng các ký hiệu âm nhạc làm nền tảng kiến thức cũng như để người học vận
dụng trong quá trình học tập chuyên ngành âm nhạc và thực hành nghề
nghiệp sau này, giáo trình đã được biên soạn đơn giản bằng những định
nghĩa, giải thích khái niệm dễ hiểu cho sinh viên.
Việc biên soạn giáo trình cũng đảm bảo bám sát nội dung được qui định
của khung chương trình mơn học do nhà trường thông qua và hiện được tổ
chức giảng dạy. Tất nhiên, với mục đích giúp cho người học dễ nhớ, nắm
vững và sử dụng thành thạo các ký hiệu ghi âm nhạc trong quá trình học tập
cũng như hành nghề sau này, giáo trình tập trung vào hệ thống bài tập gồm 2
phần:
3


- Câu hỏi gợi ý ôn bài,
- Bài tập thực hành.
Âm nhạc là một nghệ thuật, nhưng trong yêu cầu ghi chép lại, những ký
hiệu đôi khi trở nên phức tạp và có những quy tắc cần phải được hiểu, biết,
nắm vững mới có thể sử dụng trong biểu diễn, sáng tác, nhận thức. Do vậy,
giáo trình cũng được cân nhắc, chọn lựa nội dung để có thể cung cấp những
kiến thức thiết yếu cho người học, vừa đảm bảo người học có thể thực hành
và sử dụng trong học tập các học phần khác của chương trình như: đọc, hiểu
tác phẩm âm nhạc; hát (thanh nhạc), học diễn tấu nhạc cụ; nghiên cứu hịa
âm, hình thức, thể loại và phân tích tác phẩm âm nhạc
Hiện nay, tốc độ phát triển xã hội rất nhanh nhờ những thành tựu khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin và hệ thống mạng xã hội tồn cầu, lượng
thơng tin về giáo dục âm nhạc, lý thuyết âm nhạc cũng vô cùng phong phú và
liên tục được bổ sung. Do vậy, những nội dung kiến thức trong giáo trình chỉ

mong đạt đến tính hệ thống và nêu được những mặt cơ bản, làm cơ sở cho
những nghiên cứu - học tập, thiết lập kỹ năng cơ bản cũng như về phương
pháp cho người học. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và xin
chân thành cám ơn cũng như nghiêm túc tiếp thu những đóng góp hữu ích
cho giáo trình ngày càng hồn thiện.

Tháng 9/ 2020
Thay mặt nhóm biên soạn

NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM

4


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

Học phần LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN được biên soạn nhằm
cung cấp các kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản cho người học. Nội dung
này được triển khai học tập trong thời gian là 45 tiết (3 tín chỉ) gồm bảy
chương, là những kiến thức ban đầu về những ký hiệu đọc âm nhạc, đọc hiểu
bản phổ để hát, diễn tấu nhạc cụ, phân tích tác phẩm âm nhạc… Để có thể
nắm được nội dung của giáo trình và thực hiện thuần thục kỹ năng đọc – hiểu
tác phẩm âm nhạc, những kiến thức được cung cấp trong giáo trình rất ngắn
gọn, nhưng người học phải thực hiện đầy đủ bài tập và thực hành trong thời
gian lên lớp cũng như ngoài lớp. Điều đó sẽ giúp người học dễ dàng nắm
được bài học, nhớ và những kiến thức sẽ trở thành kỹ năng để sử dụng trong
quá trình học các học phần khác cũng như sử dụng trong nghề nghiệp sau này.
Trong giáo trình, một số thuật ngữ chun ngành khơng thể dịch nghĩa sang
tiếng Việt hoặc đã được sử dụng như một thói quen trong ngành cũng như
ngồi ngành âm nhạc, sẽ được viết bằng tiếng Pháp (hoặc tiếng Ý, theo quy

ước chung) và tiếp sau là chú thích tiếng Anh, do âm nhạc phương Tây đã du
nhập vào Việt Nam từ người Pháp và rất nhiều thuật ngữ đã được phiên âm –
sử dụng từ tiếng Pháp.
Nội dung giáo trình gồm 7 Chương và phần Phụ lục:
Chương 1. Cao độ của âm thanh
Giới thiệu, giải thích ý nghĩa, những khái niệm ban đầu về âm nhạc
như: âm thanh, cơ sở vật lý của âm thanh, thang âm, hệ thống âm, các thuộc
tính cơ bản của âm thanh và cách ghi cao độ âm thanh trên năm dòng kẻ với
các khóa nhạc. Ngồi ra, chương này cịn giới thiệu hệ thống thang âm bình
quân, nửa cung và nguyên cung; các bậc chuyển hóa và sự trùng âm thanh.
Người học cần được tiếp cận bằng các ví dụ thực tế bằng âm thanh khi được

5


giới thiệu các kiến thức này để mở đầu cho sự tiếp cận với âm nhạc và các ký
hiệu ghi âm nhạc một cách thú vị.
Chương 2. Trường độ của âm thanh
Chương này giới thiệu và giải thích các ký hiệu ghi trường độ và dấu
lặng (hình dạng nốt nhạc và sự im lặng trong âm nhạc) với trường độ cơ bản;
trường độ tự do; các ký hiệu bổ sung trường độ; các dấu nhắc lại; sự tương
quan và các nhân tố của tiết tấu: trọng âm, ô nhịp, tiết nhịp, các loại nhịp, …
Người học có thể áp dụng những kiến thức này với những bài tập ghi tiết tấu,
tiết điệu để hiểu thêm về tiết nhịp. Ngoài ra, các bài tập củng cố kiến thức
chương cần được thực hiện trên đàn piano hoặc đàn phím điện tử.
Chương 3. Quãng
Người học cần bắt đầu từ những kiến thức cơ bản về quãng: khái niệm,
quãng hòa âm, quãng giai điệu, tên quãng, quãng cơ bản, quãng tăng, quãng
giảm, quãng thuận, quãng nghịch, đảo quãng, trùng quãng. Từ đó, có thể sử
dụng những kiến thức về quãng để thực hiện các bài tập, nhất là tập nghe,

nhận biết quãng.
Chương 4. Điệu thức - Giọng
Để giới thiệu khái niệm điệu thức, người dạy có thể bắt đầu từ khái
niệm âm ổn định và khơng ổn định, từ đó mở rộng đến khái niệm về điệu thức
trưởng - giọng trưởng, điệu thức thứ - giọng thứ. Chương có giới thiệu các
điệu thức Trung cổ - Tây Âu, đặc biệt, giới thiệu một số điệu thức năm âm để
sinh viên có thể sử dụng trong phân tích các tác phẩm có chất liệu âm nhạc
dân tộc.
Chương 5. Quan hệ họ hàng giữa các giọng
Chương này nhằm giúp cho người học hiểu rõ về mối quan hệ cơ bản
giữa các giọng. Sau những kiến thức chung của phần lý thuyết, cần cho người
học tiếp cần với sự chuyển giọng bằng cách nghe chuyển điệu trên đàn. Đặc
6


biệt, nội dung này rất hữu ích cho các học phần Ký Xướng Âm, Hịa âm, Phân
tích tác phẩm âm nhạc… nên cần cho người học thực hiện các bài tập chuyển
điệu, dịch giọng…
Chương 6. Hòa âm
Giới thiệu những kiến thức ban đầu của Hịa âm thơng qua giới thiệu
các ký hiệu về hợp âm, các âm trong hợp âm, hợp âm trong điệu thức trưởng
– thứ. Khi giảng dạy và học tập, cần thực hiện các bài tập đầy đủ nhất là các
bài tập trên đàn để cảm nhận được âm thanh.
Chương 7: Nối tiếp hợp âm
Chương giới thiệu cách tiến hành các bè đơn giản, cơ bản của hịa âm
bốn bè thơng qua những kiến thức về hệ thống cơng năng của các hợp âm ba
chính, phương pháp nối tiếp hợp âm.
Phần bài tập ở mỗi chương đều được phân ra làm 2 phần: Câu hỏi gợi ý
ôn bài và các bài tập thực hành. Sinh viên nên tự kiểm tra kiến thức, hiểu và
nhớ được nội dung bài học thông qua các câu hỏi gợi ý ôn bài. Các bài tập

cần được thực hiện đầy đủ với sự hướng dẫn của giảng viên. Một số câu hỏi
trong phần bài tập thực hành có thể được sử dụng để thực hiện trên đàn
Piano, hoặc đàn phím điện tử.
Giáo trình cịn có phần Phụ lục ghi chép, giải thích ý nghĩa và cách sử
dụng một số ký hiệu thông dụng (thường được ghi trên các bản phổ) để sinh
viên có thể tra cứu, sử dụng trong học tập, thực hành nghề nghiệp sau này.

7


QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG TIẾNG NƯỚC NGỒI TRONG
GIÁO TRÌNH
Như nêu trên, do âm nhạc phương Tây được người Pháp đưa vào Việt
Nam nên những thuật ngữ âm nhạc ban đầu được sử dụng là tiếng Pháp. Tuy
nhiên, trong các tác phẩm âm nhạc kinh viện, phần lớn các ký hiệu và thuật
ngữ lại sử dụng tiếng Ý. Do đó, những thuật ngữ tiếng Ý được ghi trên bản
nhạc và sử dụng phổ biến trên thế giới sẽ được sử dụng nguyên gốc và giải
thích thuật ngữ; các thuật ngữ có thể sẽ được sử dụng bằng tiếng Pháp (hoặc
một số từ có xuất xứ từ tiếng Đức, Tây Ban Nha, tiếng La Tinh hay tiếng
Anh sẽ được giải thích bằng tiếng Việt và sau đó có thể ghi thêm thuật ngữ
tiếng Anh (trong ngoặc đơn) để người học dễ tra cứu:
[E.]

English (tiếng Anh)

[F.]

French (tiếng Pháp)

[G.]


German (tiếng Đức)

[L.]

Latin (tiếng La tinh)

[S.]

Spanish (Tiếng Tây Ban Nha)

8


CHƯƠNG 1.
CAO ĐỘ CỦA ÂM THANH
1.1. Khái niệm về âm nhạc, âm thanh và các đặc tính của âm thanh trong
âm nhạc
1.1.1. Khái niệm về âm nhạc
Âm nhạc: là nghệ thuật sử dụng âm thanh. Giống như ngôn ngữ, âm
nhạc có thể truyền đạt được những cảm xúc: vui, buồn, ưu tư, phấn khởi, sầu
não, hân hoan…
Dựa trên quy luật thẩm mỹ, biểu hiện của nội dung cũng như theo
phương pháp – phương tiện thể hiện âm nhạc là giọng hát hay nhạc cụ, âm
nhạc được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc.
- Thanh nhạc: là âm nhạc dựa trên lời hát để thể hiện ý tưởng và tình
cảm, do giọng hát thể hiện, có hoặc khơng có phần đệm bằng nhạc cụ.
- Khí nhạc: là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần túy của các nhạc khí để
thể hiện. Khí nhạc khơng biểu lộ nội dung bằng lời, mà phải được hiểu,
lĩnh hội bằng hình tượng của thanh âm, cần sự liên tưởng, cảm nhận, kể

cả cảm xúc thẩm mỹ (được giáo dục từ trước).
Ngoài hai thể loại thanh nhạc và khí nhạc, cho đến nay, con người đã
sáng tạo nhiều thể loại âm nhạc hỗn hợp: âm nhạc kết hợp với múa như vũ
kịch (ballet), âm nhạc kết hợp với sân khấu như các thể loại nhạc kịch (opera,
musical, broadway…) hoặc như thể loại Tuồng, Chèo… của Việt Nam là
nghệ thuật tổng hợp của văn chương, âm nhạc, sân khấu, vũ đạo, võ đạo
v.v…
1.1.2. Khái niệm về âm thanh
Âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý, đồng thời là một cảm
giác.
Âm thanh được tạo ra do sự tác động vào vật thể có tính đàn hồi. Vật
thể rung động tạo ra những dao động tuần hồn, lan truyền trong khơng khí
gọi là sóng âm. Sóng âm tác động vào màng nhĩ (trong tai người) làm cho
9


màng nhĩ cũng dao động cùng tần số với sóng âm, được dây thần kinh truyền
vào não, sinh ra cảm giác về âm thanh. Vậy, âm thanh được sinh ra từ sự tác
động vào nguồn âm, tạo sóng âm và được thính giác (màng nhĩ, dây thần
kinh, não) của con người thu nhận.

Âm thanh có hai loại:
- Âm thanh chưa xác định rõ tính nhạc: là những âm thanh chưa xác định
được cao độ rõ ràng như tiếng rì rào của cây cỏ, tiếng sấm, tiếng xe
chạy…
- Âm thanh có tính nhạc: những âm thanh được xác định bởi bốn đặc
tính: cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc. Âm thanh mang tính nhạc
được tổ chức lại để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người một cách
có nghệ thuật, đó là âm nhạc.
Ngày nay, trong các xu hướng tìm tịi, khám phá và sáng tạo, nhiều tác

phẩm âm nhạc có sự kết hợp giữa âm thanh có tính nhạc (có xác định bởi các
đặc tính) và âm thanh không xác định rõ ràng về cao độ (chủ yếu là sự kết
hợp âm sắc, trường độ, cường độ…).
1.1.3. Các đặc tính của âm thanh trong âm nhạc
Trong âm nhạc phổ biến hiện nay, âm thanh có nhạc tính được xác định
bởi bốn đặc tính:
Cao độ: độ cao thấp của âm thanh. Cao độ âm thanh phụ thuộc vào tần
số dao động (tốc độ dao động) của nguồn âm. Tần số dao động càng lớn
10


(nhanh), âm thanh càng cao. Tần số dao động càng nhỏ (chậm), âm thanh
càng thấp.
Ví dụ: Âm thấp nhất của đàn Piano có tần số dao động là 16 dao
động/giây (16 Hertz, viết tắt Hz), âm cao nhất của đàn Piano có tần số dao
động là 4176 Hz. (tai người có thể thu nhận được các âm có tần số từ 16 đến
20.000, nhưng chỉ phân biệt được độ cao thấp của các âm thanh có tần số dao
động từ 16 đến khoảng 4176 Hz).

Trường độ: độ dài ngắn của âm thanh. Trường độ phụ thuộc vào thời
gian dao động và biên độ (độ lớn - quy mơ) của sóng âm. Do ma sát trong
khơng khí, lực dao động vào nguồn phát âm giảm dần và làm cho dao động bị
tắt dần. Biên độ dao động khi bắt đầu của sóng âm càng lớn thì thời gian tắt
dần của âm càng dài. Độ dài ngắn khơng làm thay đổi tính chất vật lý của âm
thanh nhưng đóng vai trị quan trọng trong âm nhạc.
Cường độ: độ mạnh nhẹ của âm thanh. Cường độ âm thanh phụ thuộc
vào biên độ của dao động. Biên độ càng rộng, âm thanh vang lên càng lớn và
ngược lại. Đơn vị để đo cường độ âm thanh trong khoa học vật lý là Decibel
(viết tắt là db).
Âm sắc: màu sắc của âm thanh, là sự khác biệt của âm thanh do nguồn

phát âm tạo ra dù cùng cao độ, trường độ, cường độ. Sự khác nhau về màu sắc
của âm thanh được tạo ra bởi hình thức (đường biểu diễn) khác nhau của sóng
âm. Người ta thường dùng những từ chỉ cảm giác để nói lên đặc điểm của âm
sắc. Mỗi nhạc cụ hay giọng người đều có âm sắc khác nhau
Ví dụ: tiếng đàn tranh trong trẻo; tiếng đàn nhị du dương, tiếng đàn bầu
u buồn, tiếng đàn guitare đầm ấm…
11


Âm sắc cũng là lĩnh vực nghiên cứu của môn Tính năng nhạc cụ, mơn
Phối khí hoặc ngành Nhạc khí học.

1.1.4. Âm Bồi – thang âm tự nhiên
Âm bồi: Khi một vật thể dao động (ví dụ như dây đàn), tạo nên sóng
âm. Sóng âm bị khúc xạ ở những phần bằng nhau, tạo ra những dao động độc
lập tương đối trong quá trình dao động chung của vật thể, là những làn sóng
phụ, tương ứng với độ dài của chúng. Các dao động phụ (đơn giản) tạo thành
bồi âm. Cao độ của bồi âm khơng giống nhau vì tốc độ dao động của các sóng
(phụ) tạo ra chúng khác nhau.
Chẳng hạn, khi một dây đàn được đánh lên, nó khơng chỉ dao động
tồn bộ sợi dây đàn mà cịn dao động từng phần 1/2 dây, 1/3 dây, 1/4 dây. 1/5
dây v.v… Trong q trình dao động chung của tồn bộ dây đàn, những dao
động ở từng phần cũng tạo ra nhưng âm cục bộ. Những âm này có cao độ
khác nhau. Tuy nhiên, người nghe chỉ nghe thấy được âm chính – âm cơ bản
của sợi dây đàn, cịn những âm bồi do dao động từng phần tạo nên không dễ
nghe thấy.
Sơ đồ dao động của dây
đàn chỉ tạo ra âm cơ bản và sơ
đồ dao động của âm bồi thứ nhất
do một nửa dây đàn tạo nên, tần

12


số dao động của nó nhanh hơn gấp đơi so với tần số dao động của âm cơ bản;
Sơ đồ dao động của âm bồi thứ hai do một phần ba dây đàn tạo nên, tần số
dao động của nó nhanh hơn gấp ba so với tần số dao động của âm cơ bản
v.v…
Thang âm tự nhiên: Thang âm là sự sắp xếp các âm thanh theo một
thứ tự độ cao nhất định. Mỗi âm trong thang âm được gọi là các “bậc” của
thang âm.
Nếu lấy số lượng dao động của âm thanh cơ bản của dây đàn làm đơn
vị, số lượng dao động tạo nên các âm bồi sẽ thể hiện bằng chuỗi số nguyên: 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17… Thang âm tự nhiên là
thang âm gồm âm cơ bản của dây đàn và các âm bồi của nó.
Ví dụ: Lấy âm Do ở qng tám lớn làm âm cơ bản, ta sẽ có thang âm tự
nhiên sau:

1

2

3

4

5

Q.8Đ Q.5Đ Q.4Đ Q3.T

6

Q.3t

7
Q.3t

8
Q2.T

9
Q.2T

Đàn bầu Việt Nam là một ứng dụng của âm bồi để tạo nên âm thanh của
đàn. Nếu dây bng của đàn bầu có cao độ là Do (C) thuộc quãng tám trung
thì các âm bồi khi đàn và tạo những điểm “nút” (chận dây) để “cắt” dây đàn
ra thành các đoạn có khoảng cách 1/2, 1/4, 1/8, 1/16… sẽ có các âm như sau:

13


1.2. Hệ thống âm, các bậc cơ bản
1.2.1. Hệ thống âm
Những âm thanh dùng trong âm nhạc có cao độ rõ ràng hợp thành hệ
thống âm. Có nhiều hệ thống âm khác nhau tương ứng với các nền văn hoá
âm nhạc khác nhau. Hệ thống âm thanh dùng làm cơ sở cho hoạt động âm
nhạc hiện nay gồm 88 âm khác nhau sắp xếp theo cao độ gọi là hàng âm. Mỗi
âm trong hàng âm là một bậc. Hệ thống âm trải rộng từ âm thấp nhất có tần số
dao động khoảng 16 HZ đến âm cao nhất có tần số dao động khoảng 4176Hz.
Đây là nhưng âm thanh có cao độ mà tai người có khả năng phân biệt được.
1.2.2. Các bậc cơ bản
Bậc cơ bản của hàng âm trong hệ thống âm gồm bảy bậc, có hai cách

gọi tên: gọi theo hệ thống vần và gọi theo hệ thống chữ cái.
- Gọi theo hệ thống vần: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si.
- Gọi theo hệ thống chữ cái: C, D, E, F, G, A, B (H theo hệ thống ghi của
Đức, Anh). Các bậc cơ bản này ứng với các phím trắng trên đàn piano
hay các loại đàn phím khác
1.2.3. Quãng 8
Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được lặp lại một cách có chu kỳ
trong toàn bộ hàng âm đầy đủ của hệ thống âm nhạc. Khoảng giữa hai âm
cùng tên ở sau mỗi chu kỳ gọi là quãng tám.

Toàn bộ các âm (88 âm) trong hệ thống âm được sắp xếp theo cao độ
(hàng âm đầy đủ) bao gồm bảy quãng tám đủ và hai quãng tám thiếu ở hai
đầu. Các quãng tám tính từ thấp lên cao có tên gọi như sau: Quãng tám cực
trầm (thiếu), Quãng tám trầm, Quãng tám lớn, Quãng tám nhỏ, Quãng tám
thứ nhất, Quãng tám thứ hai, Quãng tám thứ ba, Quãng tám thứ tư, Quãng
14


tám thứ năm (thiếu). Các quãng tám được ký hiệu bằng chữ “C” (in hoa), “c”
và được đánh số.
Trong một số tài liệu âm nhạc của một số nước phương Tây, người ta
ký hiệu các quãng tám trong hàng âm thuộc hệ thống âm nhạc theo thứ tự các
quãng tám của phím đàn piano. Có 8 qng tám trên phím đàn piano với ký
âm trên khuôn nhạc như sau:

Âm khu: là khu vực âm trong hàng âm trên, được phân chia làm 3
phần, gồm: âm khu trầm (trong khoảng từ quãng tám cực trầm đến quãng tám
nhỏ - quãng tám trung), âm khu trung bình (trong khoảng từ quãng tám trung
đến hết quãng tám thứ năm của hàng âm) và âm khu cao (phần còn lại của
hàng âm). Âm khu có ảnh hưởng nhất định đến việc diễn tả âm nhạc, nhất là

đối với giai điệu. Giai điệu ở các âm khu khác nhau có ý nghĩa khác nhau về
màu sắc âm thanh, phù hợp để thể hiện các khía cạnh khác nhau của hình
tượng âm nhạc.
Tầm cữ là khoảng âm từ âm thấp nhất đến âm cao nhất mà một giọng
hát, một nhạc cụ có thể diễn – tấu. Ví dụ tầm cữ của giọng nữ cao (soprano 1)

15


là từ c1 đến c3; của giọng nữ trầm (alto) là từ f đến e1; tầm cữ của đàn violon
là từ g đến c3 v.v…

Âm vực: là khoảng cách giữa âm thấp nhất đến âm cao nhất của một
giai điệu (có tài liệu gọi là “tầm âm của giai điệu”). Người ta cũng sử dụng
thuật ngữ “âm vực” để chỉ các khu vực âm, các khoảng âm trong tầm cữ của
một nhạc cụ, một giọng hát v.v… Các khu vực âm trong của một giọng hát,
nhạc cụ có tính chất khác nhau.
Ví dụ: Giai điệu mở đầu bài luyện thanh số 6 của Giuseppe Concone.

16


1.3. Một số ký hiệu ghi cao độ âm thanh trong âm nhạc
Để ghi chép lại âm nhạc, người ta sử dụng các ký hiệu như: nốt nhạc
ghi trên khuôn nhạc, khoá nhạc, dấu hoá, các ký hiệu bằng chữ v.v…
1.3.1. Nốt nhạc
Để ký hiệu âm thanh trong âm nhạc, người ta dùng nốt nhạc. Nốt nhạc
là một hình bầu dục, rỗng hoặc đặc ruột, có đi nốt là vạch thẳng đứng ở
mép phải của nốt nếu quay lên và ở mép trái nốt nếu quay xuống. Nốt nhạc
được đặt ở các vị trí khác nhau trên khng nhạc để thể hiện cao độ của âm

thanh.
,

,

,

v.v…

1.3.2. Khng nhạc và dịng kẻ phụ
Khuông nhạc: Để xác định cao độ của âm thanh, các nốt nhạc được ghi
trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm năm dòng kẻ ngang và
bốn khe, đánh số từ dưới lên. Các nốt được ghi trên dòng kẻ hoặc trên các
khe…

Dòng kẻ phụ: Để viết các nốt nhạc q cao hoặc q thấp nằm, ngồi
khng nhạc, ta phải dùng dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ là những vạch ngắn vừa
đủ để viết nốt nhạc, nằm trên hoặc dưới khuông nhạc, song song và cách đều
như những dịng kẻ chính của khng nhạc. Thứ tự của các dịng kẻ phụ được
tính từ khng trở ra. Số lượng dịng kẻ phụ ít khi vượt q năm dịng.

17


1.3.3. Khóa nhạc
Là ký hiệu được đặt ở đầu các khuông nhạc, dùng để xác định tên nốt
nhạc ghi trong khng nhạc. Khóa nhạc bắt đầu ở dịng kẻ nào sẽ quy định
tên nốt nhạc trên dịng kẻ đó cùng tên của khóa, từ đó xác định tên của các nốt
khác trong hàng âm lần lượt theo thứ tự của 7 tên nốt.
Có ba loại khóa thường dùng: khóa Sol, khóa Fa và khóa Do Alto.

Khóa Sol ( ): bắt đầu từ dịng kẻ thứ hai của khng nhạc, xác định tên nốt
nhạc nằm trên dòng kẻ thứ hai là nốt Sol thuộc Quãng tám thứ nhất. Khóa Sol
dùng để viết những nốt nhạc có âm thanh cao, điển hình là viết cho đàn
guitare, mandoline, violon, các loại sáo (Flute), Hautbois (Oboe – E.), phần tay
phải của đàn Piano, đàn phím điện tử (Orgue éléctric – F., Keyboard – E.)…

Các nốt cơ bản ở khng nhạc khóa Sol:

Do

Re

Mi

Fa

Sol

La

Si

Do

Re

Mi

Fa


Sol

La

Khóa Fa ( ): bắt đầu từ dịng kẻ thứ tư của khng nhạc, xác định tên nốt
nằm trên dòng kẻ thứ tư là nốt Fa thuộc Quãng tám nhỏ (Quãng tám trung).
Khóa Fa dùng để viết những nốt nhạc có âm thanh trầm, điển hình là viết cho
đàn Violon Cello, giọng Nam trầm, phần tay trái của đàn Piano, Keyboard…

Các nốt cơ bản ở khng nhạc khóa Fa:

Mi

Fa

Sol

La

Si

Do

Re

Mi

Fa

Sol


La

Si

Do

18


Khóa Do Alto ( ): bắt đầu từ dịng kẻ thứ ba của khuông nhạc, xác định tên
nốt nằm trên dòng kẻ thứ ba là nốt Do thuộc Quãng tám thứ nhất. Khóa Do
Alto dùng để viết nốt nhạc cho đàn Viola, kèn Trombone…

Các nốt cơ bản ở khuông nhạc khóa Do Alto:

Re

Mi

Fa

Sol

La

Si

Do


Re

Mi

Fa

Sol

La

Si

Ngồi các khố thường dùng nêu trên cịn có một số loại khố khác, ít
dùng hơn, như: khố Do Tenor (ở dịng kẻ thứ tư), khố Do Soprano (ở dịng
kẻ thứ nhất), khố Do Mezzo Soprano (ở dịng kẻ thứ hai), khố Do Baryton
(ở dịng kẻ thứ năm) và khóa Fa nằm ở đường kẻ thứ ba (khơng còn được sử
dụng nữa).

Tương quan cao độ của nốt Do vị trí giữa ở các khóa nhạc khác nhau

1.4. Cung và nửa cung, các bậc chuyển hóa, dấu hóa
1.4.1 Hệ thống bình quân, cung và nửa cung
Hệ thống bình quân: Trong hệ thống âm nhạc được sử dụng rộng rãi
hiện nay, một quãng 8 được chia thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần là nửa
cung. Hệ thống này được gọi là hệ thống bình qn hay cịn gọi là hệ thống
điều hịa 12 âm (vì các nửa cung đều bằng nhau).
Cung và nửa cung: Nửa cung là khoảng cách cao độ hẹp nhất giữa hai
bậc cơ bản của hàng âm trong hệ thống âm điều hòa, là khoảng cách giữa Si –
Do và Mi – Fa. Khoảng cách được tạo bởi hai nửa cung là một cung (còn gọi
19



là cung, nguyên cung hay toàn cung). Trong một quãng tám, giữa các bậc cơ
bản tạo nên 5 nguyên cung và 2 nửa cung.
Ký hiệu: nguyên cung:

, nửa cung:

1.4.2. Các bậc chuyển hóa, dấu hóa
Các bậc cơ bản trong hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung
hay một cung, bậc âm cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp được gọi là bậc
chuyển hóa. Muốn thực hiện được điều này ta phải dùng đến dấu hóa. Các bậc
chuyển hóa được gọi tên của bậc cơ bản cùng với tên ký hiệu dấu hóa.
Dấu hóa: là các ký hiệu dùng để thay đổi các bậc cơ bản và bậc chuyển
hóa. Dấu hóa đặt bên trái bậc cơ bản, dùng để thay đổi cao độ của bậc.
Có năm loại dấu hoá:
Dấu thăng ( ): nâng cao độ nốt nhạc lên nửa cung.

Dấu giáng ( ): hạ cao độ nốt nhạc xuống nửa cung.

Dấu thăng kép ( ): nâng cao độ nốt nhạc lên một cung.

Dấu giáng kép (

): hạ cao độ nốt nhạc xuống một cung.

20


Dấu bình ( ): hủy bỏ ảnh hưởng của các dấu hóa trên, đưa nốt nhạc trở

lại cao độ cơ bản.

Nốt Re này trở lại cao độ của âm cơ bản, không bị ảnh hưởng của dấu giáng
ở nốt Re giáng đứng trước.
Trong hệ thống âm ghi bằng chữ cái La tinh, các bậc chuyển hoá được ghi
theo nguyên tắc sau:
- Ghép thêm chữ “is” vào chữ cái tên bậc âm mang dấu thăng. Ví dụ: La thăng =
Ais; Do thăng = Cis; Fa thăng = Fis…
- Ghép thêm chữ “isis” vào chữ cái tên bậc âm mang dấu thăng kép. Ví dụ: La
Thăng kép = Aisis, Do thăng kép = Cisis ; Fa thăng kép = Fisis…
- Ghép thêm chữ “es” vào chữ cái tên bậc âm mang dấu giáng. Ví dụ: Do giáng
= Ces; Fa giáng = Fes… Những bậc âm ký hiệu chữ cái là nguyên âm, sẽ được
bỏ bớt chữ “e”. Ví dụ: La giáng = As; Mi giáng = Es
- Ghép thêm chữ “eses” vào chữ cái tên bậc âm mang dấu giáng kép. Ví dụ: Do
giáng kép = Ceses; Fa giáng kép = Feses; La giáng kép = Ases ; Mi giáng =
Eses…
Bảng chữ cái của tên các bậc chuyển hóa theo tiếng Latin:1
Tên
[L.]

vần

Tên chữ cái [L.]
Dấu thăng

Do

Các bậc
cơ bản
C


Cis

Dấu thăng Dấu giáng
kép ( )
Eisis
Ces

Dấu giáng
kép
Ceses

Re

D

Dis

Disis

Des

Deses

Mi

E

Eis


Eisis

Es

Eses

Fa

F

Fis

Fisis

Fes

Feses

Sol

G

Gis

Gisis

Ges

Geses


La

A

Ais

Aisis

As

Ases

Si

H

His

Hisis

B

Beses

1

Bảng chữ cái tên của các bậc chuyển hóa theo tiếng Anh sẽ được giới thiệu ở chương 6- Hợp Âm

21



1.4.3. Các trường hợp đặt dấu hóa
Có hai trường hợp:
- Dấu hóa theo khóa (hóa biểu): được đặt bên phải của khóa nhạc, có giá
trị với tất cả các nốt cùng tên trong toàn bộ bài nhạc và ở tất cả các
quãng 8.
Thứ tự các dấu hóa theo khóa:

Dấu thăng
(Fa, Do, Sol, Re, La, Mi, Si)

Dấu giáng
(Si, Mi, La, Re, Sol, Do, Fa)

- Dấu hóa bất thường: xuất hiện bất thường, ở trước nốt nhạc, sẽ có hiệu
lực với nốt đó và các nốt cùng tên, cùng bè trong tồn ô nhịp đó.

Đặt dấu hóa theo khóa khi thay đổi và dấu hóa bất thường cả ở 2 dịng:

* Chú ý: tất cả năm loại dấu hóa kể trên đều được dùng làm dấu hóa bất
thường nhưng chỉ có dấu thăng và dấu giáng được dùng làm dấu hóa theo
khóa.
1.4.4. Cung và nửa cung diatonic , Cung và nửa cung Cromatic
Nửa cung diatonic [E.]: Nửa cung tạo bởi hai bậc cơ bản liền kề (khác
tên) trong hàng âm gọi là nửa cung diatonic , như: Mi – Fa, Si – Do

22


Ngồi ra, nửa cung diatonic có thể được tạo bởi một bậc cơ bản và một

bậc chuyển hóa liền kề hoặc giữa hai bậc chuyển hóa liền kề. Nói cách khác:
nửa cung diatonic là nửa cung tạo bởi hai bậc khác tên.

Cung diatonic : cung tạo bởi hai bậc cơ bản liền kề trong hàng âm gọi
là nguyên cung diatonic . Ngồi ra, ngun cung diatonic có thể được tạo bởi
một bậc cơ bản và một bậc chuyển hóa hoặc hai bậc chuyển hóa.

Nửa cung cromatic [E.]: nửa cung tạo bởi một bậc cơ bản và một bậc
chuyển hóa cùng tên, gọi là nửa cung cromatic, hoặc được tạo bởi các dạng
chuyển hóa trên cùng mộc bậc.

Cung cromatic: Nguyên cung tạo bởi hai bậc cùng tên, khác dạng
chuyển hóa mà cách nhau một cung gọi là nguyên cung cromatic.

1.4.5. Trùng âm
Trùng âm là các âm có cách viết và tên gọi khác nhau nhưng có cao độ
như nhau. Trùng âm có thể xảy ra giữa một bậc cơ bản và bậc chuyển hóa
hoặc giữa hai bậc chuyển hóa. Mỗi bậc cơ bản và bậc chuyển hóa có thể có
hai biến đổi trùng (do đó, mỗi bậc có ba tên), trừ bậc La giáng và Sol Thăng
(as – gis) có một biến đổi trùng (chỉ có hai tên).
Si thăng = Do;

Do thăng = Re giáng

23


1.5. BÀI TẬP CHƯƠNG 1
CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN VÀ ÔN BÀI
1. Khái niệm về Âm nhạc?

2. Âm thanh là gì? Đặc tính vật lý của các âm thanh khác nhau có những đặc
điểm giống hay khác nhau? Đặc tính vật lý có liên quan như thế nào đến âm
thanh có nhạc tính?
3. Âm thanh có nhạc tính có những đặc tính gì?
4. Âm thanh khơng có cao độ xác định là gì? có được sử dụng trong âm nhạc
hiện nay khơng?
5. Hệ thống âm là gì? Hàng âm là gì?
6. Có bao nhiêu bậc cơ bản trong hàng âm? Tên gọi của các bậc cơ bản trong
hàng âm?
7. Qng Tám trong hàng âm là gì? Có bao nhiêu quãng tám trong hàng âm?
Hãy kể tên các quãng tám? Hãy nói về những qng tám khơng đầy đủ?
8. Hãy nói về tên các quãng tám theo thứ tự trên đàn piano của các nghiên
cứu các nước phương Tây? Quãng tám ghi khóa Sol2 là qng tám gì?
9. Cách ghi ký hiệu các âm bằng chữ cái thuộc các quãng tám khác nhau?
10. Nửa cung là gì? Nguyên cung là gì?
11. Có bao nhiêu nửa cung giữa các bậc cơ bản của hàng âm? Là giữa các bậc
nào?
12. Có bao nhiêu nguyên cung giữa các bậc cơ bản của hàng âm? Giữa các bậc
nào?
13. Bậc chuyển hóa là gì? Cách đọc – gọi tên bậc chuyển hóa?
14. Ý nghĩa của dấu hóa?
15. Ý nghĩa của dấu thăng? Dấu thăng kép?
16. Ý nghĩa của dấu giáng? Dấu giáng kép?
17. Ý nghĩa của Dấu hóa theo khóa (Hóa biểu hay cịn gọi là Bộ Khóa)?
18. Ý nghĩa của dấu hóa bất thường?
19. Cách gọi tên của bậc chuyển hóa có dấu thăng và thăng kép theo hệ thống
chữ cái?
24



20. Cách gọi tên của bậc chuyển hóa có dấu giáng và giáng kép theo hệ thống
chữ cái?
21. Nửa cung và nguyên cung diatonic là gì?
22. Cách thành lập nửa cung và nguyên cung diatonic ?
23. Nửa cung và nguyên cung cromatic là gì?
24. Cách thành lập nửa cung và ngun cung cromatic?
25. Trùng âm là gì? Hãy nói cách thành lập các trùng âm?

BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Viết các bậc cơ bản bằng hệ thống chữ vần và chữ cái.
2. Viết trên khng nhạc với khóa Sol các nốt nhạc sau: Do, Mi, Sol, Do, Si,
La, Fa thăng, Re giáng, Si giáng kép, Sol thăng kép…
3. Viết ngay dưới khuông nhạc tên của các nốt nhạc sau đây:
a/

b/

c/

d/

e/

25


×