Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Ứng dụng công nghệ Chatbot vào kinh doanh trực tuyến của thương hiệu Giày Caosmartmen trên nền tảng facebook messenger

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.27 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHATBOT VÀO
KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA THƯƠNG HIỆU
GIÀY CAOSMARTMEN TRÊN NỀN TẢNG
FACEBOOK MESSENGER

TRẦN HỮU THỊNH

Huế, tháng 04 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHATBOT VÀO
KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA THƯƠNG HIỆU
GIÀY CAOSMARTMEN TRÊN NỀN TẢNG
FACEBOOK MESSENGER

GVHD:ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

Sinh viên thực hiện: Trần Hữu Thịnh
Lớp: K51-TMĐT
MSV: 17K4041093
Khóa: 2017 - 2021



Huế, tháng 04 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý Thầy Cô khoa Quản trị Kinh doanh –
Trường Đại học Kinh tế Huế, sau 03 tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp “ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CHATBOT VÀO KINH DOANH TRỰC
TUYẾN CỦA THƯƠNG HIỆU GIÀY CAOSMARTMEN TRÊN NỀN TẢNG
FACEBOOK MESSENGER”
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có
sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ, cơ chú, anh chị đồng nghiệp tại công ty.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Ngọc Anh Vũ, người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, định hướng đường đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khỏe.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Công
ty Cổ phần Công nghệ ChatBot Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại công ty. Khoảng thời gian 03 tháng được thực tập tại
đây là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân, dưới sự giúp đỡ, động
viên, khích lệ của các thầy cơ giáo, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Qua trang viết này, em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ mình trong thời
gian thực tập vừa qua.
Đợt thực tập này là lần đầu tiên em được thực sự đi vào thực tiễn để tìm hiểu
chuyên sâu các kĩ năng cách thức vận hành hoạt động thương mại điện tử trong thực
tế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo
thêm của quý Thầy, Cô để kiến thức và kỹ năng của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ trong Khoa Quản trị Kinh doanh sức
khỏe để tiếp thêm ngọn lửa tri thức cho nền giáo dục Việt Nam mãi mãi hào hùng.
Em xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Hữu Thịnh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ...............................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VÁN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................................3
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4
1.1. Tổng quan về ngành thương mại điện tử ..............................................................................4
1.1.1. Khái niệm về thương mại điện từ ..........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử..........................................................................5
1.1.3. Phân loại thương mại điện tử.................................................................................6
1.2. Lợi ích của thương mại điện tử ...............................................................................................8
1.2.1. Đối với doanh nghiệp ............................................................................................8

1.2.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng.............................................................................9
1.2.3. Đối với xã hội ......................................................................................................10
1.3. Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam ................ 11
1.3.1. Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới.................................11
1.3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam........................................13
1.4. Hạn chế của thương mại điện tử .......................................................................................... 15
1.5. Giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp triển khai tốt hơn việc thương mại điện tử
............................................................................................................................................................... 17

1.5.1. Khái niệm công nghệ thông tin ...........................................................................17

i


1.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng trực tuyến ....................................17
1.7. Tổng quan về ChatBot ............................................................................................................ 18
1.7.1. Khái niệm ChatBot ..............................................................................................18
1.7.2. Lợi ích của việc sử dụng ChatBot .......................................................................19
1.7.3. Các loại ChatBot hiện nay...................................................................................21
1.7.4. Ứng dụng ChatBot vào kinh doanh online ..........................................................22
1.7.5. Nguyên lý làm việc của một ChatBot .................................................................22
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHATBOT VÀO KINH DOANH
TRỰC TUYẾN CỦA GIÀY CAOSMARTMEN TRÊN NỀN TẢNG ...................25
FACEBOOK MESSENGER ......................................................................................25
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần công nghệ ChatBot Việt Nam ................................... 25
2.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần công nghệ ChatBot Việt Nam ................................. 25
2.2. Tổng quan về Công ty thời trang giày CaoSmartmen ................................................... 26
2.2.1. Khái quát về Công ty thời trang giày CaoSmartmen ..........................................26
2.2.2. Tiêu chí hoạt động ...............................................................................................26
2.2.3. Xu hướng bán hàng trực tuyến ............................................................................26

2.3. Khó khăn và thuận lợi ............................................................................................................ 27
2.3.1. Thuận lợi..............................................................................................................27
2.3.2. Khó khăn..............................................................................................................28
2.4. Ứng dụng ChatBot vào kinh doanh trực tuyến ................................................................ 30
2.4.1. Lý do chọn ChatBot của Bot Bán Hàng ..............................................................30
2.4.2. Cách thức hoạt động của Bot Bán Hàng .............................................................33
2.4.3. Thương mại điện tử trên Messenger, Marketing Automation, tự động hóa quy
trình doanh nghiệp. ........................................................................................................33
2.4.4. Cung cấp giải pháp tự động đồng bộ khách hàng Social và khách hàng đa kênh,
quản lý - chăm sóc và remarketing khách hàng tập trung. ............................................37
2.4.5. So sánh giữa ChatBot với Email Marketing........................................................38
2.4.6. Sự thuận tiện ........................................................................................................39
2.4.7. Khả năng tiếp cận ................................................................................................39
2.5. Thực trạng bán hàng trực tuyến của Giày CaoSmartmen trước và sau khi sử dụng
ChatBot ............................................................................................................................................... 40
2.5.1. Thực trạng tổ chức nhân lực bán hàng trực tuyến của Giày CaoSmartmen........40

ii


2.5.2. Việc quản lý, vận hành quy trình bán hàng .........................................................41
2.5.3. Chi phí quảng cáo ................................................................................................42
2.5.4. Quản lý tệp khách hàng mua hàng ......................................................................42
2.5.5. Cung cấp giải pháp, dịch vụ và triển khai hạ tầng CNTT ChatBot trên
Messenger của Giày CaoSmartmen...............................................................................43
2.6. Những hạn chế khi sử dụng ChatBot ................................................................................. 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CHATBOT CHO THƯƠNG HIỆU GIÀY CAOSMARTMEN .............................46
3.1. Định hướng Giày CaoSmartmen việc sử dụng ChatBot hiệu quả .............................. 46
3.2. Giải pháp nâng cao giúp Giày CaoSmartmen sử dụng hiệu quả ChatBot của Bot

Bán Hàng ....................................................................................................................... 47
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................49
1. Kết luận......................................................................................................................................... 49
2. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 50
2.1. Đối với cơ quan quản lý .........................................................................................50
2.2. Đối với doanh nghiệp thời trang Giày CaoSmartmen ............................................51
2.3. Đối với Bot Bán Hàng ............................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53
Tài liệu trong nước ........................................................................................................53
Tài liệu ngoài nước ........................................................................................................53

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

BigData

Dữ liệu lớn

E-Commerce, TMĐT

Thương mại điện tử

E-Business

Kinh doanh điện tử

WTO


Tổ chức thương mại quốc tế

DN

Doanh nghiệp

APEC

Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

Internet economy

Nền kinh tế Internet

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

B2B

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Doanh nghiệp với Khách hàng


B2E

Doanh nghiệp với Nhân viên

C2B

Khách hàng với Doanh nghiệp

C2C

Khách hàng với khách hàng

C2G

Chính phủ với người dân

B2G

Chính phủ với doanh nghiệp

COD

Thanh tốn tiền mặt khi nhận hàng

CNTT

Công nghệ thông tin

iv



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phân tích chi phí nhân lực của Giày CaoSmartmen ........................................41
Bảng 2: Chi phí và tỷ lệ chuyển đổi trước và sau khi sử dụng ChatBot của giày
CaoSmartmen ................................................................................................................42
Bảng 3: Kết quả triển khai chương trình khuyến mãi của Giày CaoSmartmen ngày
14/06/2020 .....................................................................................................................43
Bảng 4: Kết quả triển khải chương trình Gamification của Giày CaoSmartmen dịp
Giáng sinh......................................................................................................................43
Bảng 5: Số liệu kết quả triển khai mini game của Giày CaoSmartmen ........................44

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Tỷ lệ hạn chế của việc mua hàng online ...........................................................16
Hình 2 Nguyên lý làm việc của ChatBot.......................................................................24
Hình 3 Quy trình bán hàng và bám đuổi khách hàng ....................................................33
Hình 4 Giao diện BotBanHang......................................................................................34
Hình 5 Minh họa đa quản lý các kênh...........................................................................35
Hình 6 Minh họa đa quản lý các kênh...........................................................................35
Hình 7 Minh họa tự động chia khách hàng ...................................................................36
Hình 8 Minh họa giao diện tối ưu hệ thống ChatBot ....................................................36
Hình 9 Minh họa các tệp khách hàng ............................................................................37
Hình 10 Nguồn: Bot Bán Hàng quản lý tệp khách hàng của Giày CaoSmartmen tháng
tư năm 2021 ...................................................................................................................38
Hình 11 Tỷ lệ chuyển đổi từ Messenger Marketing và Email Marketing 40_Toc75245078
Hình 12 Quản lý tập trung đa kênh ...............................................................................42

Hình 13 Lợi ích của mini game Bot Bán Hàng .............................................................44

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ
PHẦN I: ĐẶT VÁN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương
mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp
lớn cho tăng trưởng nền kinh tế.
Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, thương mại điện tử ở Việt
Nam đang từng bước hình thành, tăng trưởng mạnh mẽ, và giữ vai trò ngày càng quan
trọng trong phân phối hàng hóa. Bài viết phân tích thực trạng, vai trị của thương mại
điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
khuyến khích sự phát triển thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà
nước gắn với tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng đẩy
mạnh giao dịch thương mại điện tử.
“Kinh tế số” là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế mới, mang lại hiệu
quả và giá trị lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Tuy
nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ
tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thơng tin, trong khi nhiều lĩnh vực khác như
thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử
dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện
tử ở Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Một trong những thị thường sôi nổi nhất trên thị trường thương mại điện tử chính
là thời trang quần áo, giày dép. Đây là một trong những mặt hàng dễ dàng thẩm thấu

trên thị trường, cũng chính lý do này, cơng ty thời trang Giày CaoSmartmen thuộc
Công ty Cổ phần thời trang Smartmen Việt Nam đã lựa chọn bán hàng kết hợp kinh
doanh trực tuyến trên các sàn TMĐT đặc biệt là mạng xã hội FaceBook với 1.84 tỷ
người dùng trên toàn thế giới, đây chính là nơi hồn hảo để quảng bá sản phẩm của
mình một cách tốt nhất.
Tuy nhiên trong những năm gần đây khi kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn và
sự thăm nhập của các ơng chủ nước ngoài vào thị trường Việt Nam khiến cho sự cạnh
tranh đó ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Bài tốn kinh doanh trực tuyến từ đó đã

SVTH: Trần Hữu Thịnh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

trở thành nỗi băn khoăn lớn đối với các nhà kinh doanh nói chung và Giày
CaoSmartmen nói riêng.
Vào năm 2019, đại dịch covid đã tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới lẫn Việt
Nam về mảng kinh doanh truyền thống. Trờ thành mối lo của các doanh nghiệp khi
khả năng một lần nữa dịch tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như doanh thu. Vì vậy, tìm “lối ra" đang là bài toán của Giày CaoSmartmen và các
công ty thời trang khác, và kinh doanh trực tuyến chính là giải pháp hàng đầu các
doanh nghiệp hướng đến. Từ đó tạo nên sự bùng nổ về thương mại điện tử khi hầu hết
lần lượt các doanh nghiệp chuyển dịch từ mảng kinh doanh truyền thống sang kinh
doanh trực tuyến, làm tăng áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết.
Và để có thể kinh doanh trực tuyến có được hiệu quả tối đa, đạt doanh thu lớn
cũng như tối ưu được các chi phí phát sinh khác thì cần có sự hỗ trợ của cơng nghệ

Một trong những ứng dụng giúp các doanh nghiệp quản lí cũng như triển khai
hiệu quả việc bán hàng trực tuyến là ChatBot, được ví như rất nhiều nhân viên ảo giúp
bạn hoàn thành những cuộc đối thoại lặp đi lặp lại trong khâu chăm sóc khách hàng,
tương tác với tệp khách hàng trên các sàn thương mại điện tử hay các trang mạng xã
hội giúp tự động hóa việc nhắn tin với khách hàng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CHATBOT VÀO KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA THƯƠNG HIỆU
GIÀY CAOSMARTMEN TRÊN NỀN TẢNG FACEBOOK MESSENGER”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng tự động và quản lí đa kênh nhờ
áp dụng ChatBot của Giày CaoSmartmen. Từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu năng hoạt động của ChatBot cũng như sự linh hoạt trong các kịch bản
marketing bán hàng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về thương mại điện tử và cơng nghệ
ChatBot
- Tìm hiểu tình hình ứng dụng cơng nghệ ChatBot vào kinh doanh trực tuyến cho
thương hiệu Giày CaoSmartmen

SVTH: Trần Hữu Thịnh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ

ChatBot cho thương hiệu Giày CaoSmartmen
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề mà các doanh nghiệp Giày CaoSmartmen gặp phải khi bán
hàng trực tuyến đa kênh từ đó ứng dụng cơng nghệ ChatBot giúp doanh nghiệp giải
quyết vấn đề bán hàng trực tuyến hiệu quả.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các kênh bán hàng trực tuyến của Giày CaoSmartmen( Fanpage, website)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dùng số liệu đánh giá dựa trên việc thu thập dữ liệu thông tin của
khách hàng thơng qua các hoạt động tìm kiếm, lượt truy cập, trị chuyện,... từ đó nhìn
nhận các vấn đề đang gặp phải, ưu điểm nhược điểm rồi từ đó lợi dụng mọi thứ đề
khắc phục
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần: Đặt vấn đề; Nội dung và kết quả nghiên cứu; Kết
luận và kiến nghị. Trọng tâm của đề tài ở phần hai. Nội dung và kết quả nghiên cứu
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương2: Ứng dụng ChatBot vào bán hàng trực tuyến của Giày
CaoSmartmen trên nền tảng Facebook Messenger
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ChatBot cho Giày
CaoSmartmen

SVTH: Trần Hữu Thịnh

3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm về thương mại điện từ
Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn
với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi
khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến
việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngồi), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc
sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh
hiệu quả dù có hay khơng có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung
bên trong).
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế
giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử
chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thơng tin
liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương
mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức
tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính
trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch
thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay dịch vụ

cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."

SVTH: Trần Hữu Thịnh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

Cịn tại Việt Nam cũng đã có nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử.
Trong đó có định nghĩa giới thiệu về thương mại điện tử là:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,
mạng viễn thơng di động hoặc các mạng mở khác”
Hiểu theo một nghĩa rộng thì bất cứ một hoạt động thương mại nào được triển
khai trên các phương tiện điện tử thì đều được gọi là thương mại điện tử. Tuy nhiên,
đối với nhiều người dùng hiện nay thì thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp
hơn, đơn giản hơn tức là mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thơng qua các phương
tiện điện tử và internet.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với các hoạt động truyền thống (chăm
sóc sức khỏe, giáo dục,…), thương mại dịch vụ (dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính,….)
và đặc biệt thương mại hàng hóa (hàng gia dụng, quần áo,….). Tóm lại, thương mại
điện tử đang dần trở thành một cuộc cách mạng có thể thay đổi hồn tồn cách thức
mua sắm của con người trong tương lai.
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng
Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các
công cụ, kỹ thuật và cơng nghệ điện tử. Ngồi ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas,
các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi

Nền kinh tế Internet (Internet economy).
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của ICT (Infornation Commercial Technlogy). Thương mại điện tử là việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự
phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh
chóng, ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều
lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương
mại điện tử, dịch vụ thanh tốn cho thương mại điện tử v.v...
• Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt
động thương mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm

SVTH: Trần Hữu Thịnh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng, còn trong hoạt động thương mại điện tử,
nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng tồn cầu, chủ yếu là sử
dụng mạng internet mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ
nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau.
• Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử
là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia
trên khắp tồn cầu khơng phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham
gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào
các trang mạng xã hội.

• Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ
thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia
của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử.
Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ chuyển
đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời
họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
• Thời gian khơng giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử
đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở
bất cứ nơi nào có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng
này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh q trình
giao dịch.
• Trong thương mại điện tử, hệ thống thơng tin chính là thị trường. Trong thương
mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm
phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống
thông tin của nhau hay hệ thống thơng tin của các giải pháp tìm kiếm thơng qua mạng
internet, mạng extranet…để tìm hiểu thơng tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán, kí
kết hợp đồng.
1.1.3. Phân loại thương mại điện tử
Phân loại thương mại điện tử theo các đối tượng tham gia vào giao dịch thì trên
thế giới hiện nay có rất nhiều mơ hình thương mại điện tử khác nhau. Dưới đây là một
số mơ hình thương mại điện tử đã và đang phát triển:

SVTH: Trần Hữu Thịnh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ


• B2B (Business – To – Business): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành trao đổi hàng hóa, dịch vụ và
thơng tin với nhau thơng qua fax và mạng internet. Hình thức chủ yếu của mơ hình
thương mại điện tử B2B đó là bán hàng và hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp
trực tiếp qua mạng; mua sắm nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất từ các nhà cung
cấp hay qua hình thức đấu giá; hay là trang tin cung cấp thơng tin về một mặt hàng của
doanh nghiệp.
• B2C (Business – To – Consumer): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng, còn được gọi bằng cái tên khác là mơ hình bán hàng trực
tuyến (e-tailing). Đây là mơ hình thương mại điện tử xuất hiện sớm nhất. Ứng dụng
phổ biến nhất của mơ hình này đó là mua sắm hàng hóa và dịch vụ, quản lý tài chính
cá nhân. Hiện nay mơ hình thương mại điện tử B2C có khối lượng giao dịch lớn nhất
tuy nhiên giá trị giao dịch từ mô hình này vẫn cịn thấp.
• B2E (Business – To – Employee): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với người lao động, hay đây là mơ hình thương mại trong nội bộ của một cơng
ty. Theo mơ hình này doanh nghiệp sẽ cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thông tin tới
từng người lao động. Giá bán của doanh nghiệp cho nhân viên có thể được chiết khấu.
Doanh nghiệp sẽ liên lạc với nhân viên chủ yếu qua mạng intranet. Mơ hình thương
mại điện tử B2E đã giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều gánh nặng về cơng tác
hành chính, ngồi ra thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn nữa, trung thành với
công ty do họ cảm thấy mình là một thành viên tích cực của tổ chức, tăng năng suất
lao động của nhân viên, thứ hai nữa là nhân viên dễ dàng tìm kiếm thông tin về doanh
nghiệp cũng như chia sẻ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
• C2B (Consumer – To – Business): Là mơ hình thương mại điện tử giữa người
tiêu dùng với doanh nghiệp. Người tiêu dùng trong mơ hình này sẽ bán hàng hóa, dịch
vụ của cá nhân cho doanh nghiệp.
• C2C (Consumer – To – Consumer): Là mơ hình thương mại điện tử giữa những
người tiêu dùng. Mơ hình này cho phép người tiêu dùng có thể trao đổi mua bán trực
tiếp với nhau. Mơ hình thương mại điện tử C2C đã hình thành từ trước cả khi xuất hiện

internet và người ta cho rằng đây là mô hình thương mại điện tử đầu tiên. Hai hình

SVTH: Trần Hữu Thịnh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

thức phổ biến nhất của mơ hình C2C đó là: đấu giá trực tuyến và sàn giao dịch trực
tuyến. Hầu hết các hình thức đấu giá theo mơ hình thương mại điện tử C2C là đấu giá
tăng và chủ yếu đấu giá qua trung gian. Trong hình thức đấu giá trực tuyến C2C,
người mua và bán không biết nhau nên để một giao dịch thành cơng u cầu phải cung
cấp hàng hóa dịch vụ có chất lượng, thanh tốn đầy đủ.
• Chính phủ điện tử (E-Government: G2C, G2B, G2G, …) Là mô hình thương
mại điện tử trong đó chính phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử (chủ yếu là máy
tính và mạng internet) để liên lạc với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của
chính phủ, cũng như cung cấp các dịch vụ cơng cho các thành phần nói trên. Lợi ích
của việc triển khai chính phủ điện tử là tăng tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng,
giảm chi phí cho các thành phần tham gia, cũng như giúp doanh nghiệp và cá nhân có
thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với các dịch vụ cơng. Thơng qua kênh trực tuyến
này người dân có thể phản hồi lại với chính phủ hay đưa ra quan điểm về một vấn đề
trong việc xây dựng khung pháp lý giúp chính phủ hồn thiện hệ thống pháp luật.
1.2. Lợi ích của thương mại điện tử
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
• Mở rộng quy mơ thị trường: Theo hình thức kinh doanh thương mại truyền thống
trực tiếp tại cửa hàng, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng quy mơ kinh
doanh và phải mất rất nhiều chi phí trong sản xuất lẫn chi phí lưu kho,… Xong thị trường

trong thương mại điện tử là thị trường tồn cầu khơng biên giới. Nhờ kết nối internet mà
các tổ chức có thể tiếp cận tới mọi thị trường lớn nhỏ khác nhau trên tồn cầu một cách
nhanh chóng. Thương mại điện tử thực sự có ý nghĩa và hiệu quả đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu thành lập khi nguồn vốn cịn hạn chế.
• Tiết kiệm chi phí: Bao gồm chi phí marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho và
các chi phí hành chính giấy tờ.
• Tăng lợi nhuận: Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả kinh doanh, quản lý tốt hơn quá trình sản xuất, phân phối và quan hệ khách hàng
nên giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tăng, lợi nhuận.
• Sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: Thương mại điện tử đã làm thay đổi
cách thức mua bán hàng hóa và dịch vụ. Trong thương mại điện tử các tổ chức áp dụng

SVTH: Trần Hữu Thịnh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

“chiến lược kéo” – sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách
hàng.
• Giảm lưu kho hàng hóa và nguyên phụ liệu: Nhờ việc áp dụng “chiến lược kéo”
sản xuất theo yêu cầu khách hàng mà các tổ chức quản trị tốt hơn chuỗi cung ứng từ
đầu vào cho tới đầu ra. Ví dụ như Dell sẽ thu thập các đơn hàng của khách hàng, sau
đó sẽ chuyển những thông tin về đơn hàng như số lượng, màu sắc và các đặc điểm
riêng của sản phẩm tới các nhà máy sản xuất bằng các phương tiện điện tử. Các nhà
máy dựa trên số liệu chính xác về đơn hàng sẽ lên kế hoạch mua nguyên phụ liệu cho
sản xuất và lắp ráp, chỉ sau vài ngày nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm cuối cùng tới

khách hàng.
• Giảm chi phí giao dịch: Chi phí sử dụng internet rẻ hơn sử dụng mạng giá trị
gia tăng có sử dụng đường dây điện thoại. Ngồi ra chi phí fax và email qua mạng
internet cũng rẻ hơn so với chi phí liên lạc thơng thường.
• Số hóa sản phẩm và quá trình giao dịch: Đối với các sản phẩm phần mềm, âm
nhạc và phim ảnh, các tổ chức dễ dàng cung cấp cho khách hàng qua email cũng như
cho khách hàng tải về dưới dạng số hóa.
• Kết nối với khách hàng liên tục: 24h/24h trong cả 7 ngày nên có thể phản ứng
nhanh trước những thay đổi về nhu cầu của khách hàng.
• Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với thị trường khách hàng mục tiêu, do đó
đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng
• Củng cố quan hệ khách hàng: Việc loại bớt trung gian giúp cho tổ chức có thể
tiếp cận gần hơn với khách hàng, tạo được lịng trung thành.
• Thơng tin cập nhật: Thông tin về giá sản phẩm và công ty được cập nhật từng
phút trên các website bán hàng trực tuyến.
• Giấy phép và chi phí đăng kí kinh doanh: Một số nước và khu vực không yêu
cầu các công ty kinh doanh trực tuyến phải đăng ký kinh doanh cũng như trả phí cho
đăng ký kinh doanh.
1.2.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng
• Nhiều sự chọn lựa: Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn do đó họ có thể
chọn cho mình một sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng từ thị trường trong và

SVTH: Trần Hữu Thịnh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ


ngồi nước, cũng như có thể chọn cho mình một sản phẩm được sản xuất theo yêu
cầu của cá nhân.
• Sản phẩm và dịch vụ mang tính cá biệt hóa cao: Nhờ những lợi ích của thương
mại điện tử đem lại mà các nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm được sản xuất theo
u cầu riêng của khách hàng.
• Thơng tin phong phú, cập nhật: Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thơng tin về
một loại hàng hóa hay một loại sản phẩm chỉ trong vài giây thay vì vài ngày, có khi
hàng tuần như trước kia.
• Giá thấp hơn: Thông qua việc mua sắm qua mạng internet, người tiêu dùng có
thể so sánh giá cả sản phẩm ở tất cả thị trường khác nhau để tìm ra sản phẩm với giá cả
hợp lý nhất.
• Giao hàng nhanh hơn: Thương mại điện tử ra đời đã tạo ra nhiều sản phẩm số
hóa như phần mềm, các file hình ảnh có thể dễ dàng tìm kiếm, tải về và xem. Cũng
như nhờ việc sử dụng internet mà người tiêu dùng có thể theo dõi được đơn hàng từ
khi sản xuất cho tới khi hàng đang trên đường vận chuyển bằng đường bưu điện.
• Giao dịch mọi lúc, mọi nơi: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có
thể tiến hành các giao dịch mua bán 24 giờ mỗi ngày, liên tục các ngày suốt cả năm từ
bất cứ nơi nào.
• Mua hàng với số lượng lớn với giá cả cạnh tranh: Nhờ sử dụng internet mà
khách hàng nhanh chóng tìm kiếm được thơng tin về những chương trình khuyến mại,
giảm giá mua hàng từ các nhà bán lẻ khác nhau trên tồn cầu. Ngồi ra, thương mại
điện tử cịn cho phép các khách hàng cá nhân có thể đặt một đơn hàng với số lượng lớn
với giá cả cạnh tranh. Ví dụ như mua hàng với số lượng lớn qua trang letbuyit.com.
• Chia sẻ kinh nghiệm: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể trao
đổi ý kiến cũng như chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn, trang web mua bán...
• Miễn thuế mua hàng: Tại nhiều nước, kinh doanh trực tuyến được miễn thuế mua
hàng nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng truyền thống, kích thích mua hàng trực tuyến.
1.2.3. Đối với xã hội


SVTH: Trần Hữu Thịnh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

• Giảm thời gian đi lại: Thương mại điện tử cho phép các cá nhân mua sắm và
làm việc từ xa ngay tại nhà, nhờ đó giảm được lưu lượng giao thơng trên đường cũng
như ơ nhiễm mơi trường.
• Dịch vụ cơng được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công như y tế cộng
đồng, kê khai thuế, giáo dục được tiến hành qua mạng với chi phí thấp hơn, dễ dàng và
nhanh chóng.
• Nâng cao tính cộng đồng: Thương mại điện tử cho phép mọi người ở các nước
đang phát triển và các khu vực nơng thơn có thể truy cập thơng tin cũng như tiếp cận
với hàng hóa, dịch vụ cũng như với tất cả mọi người trên khắp tồn cầu, điều này
trước kia rất khó đạt được.
• Nâng cao chất lượng cuộc sống: Áp lực cạnh tranh trong thương mại điện tử
ngày càng cao buộc các nhà sản xuất phải luôn hướng tới mục tiêu hạ giá thành sản
phẩm, do đó sẽ có nhiều khách hàng có khả năng mua sắm hơn, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
1.3. Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
Năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế. Các
hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương,… đều bị đình trệ, gián đoạn và khơng ít DN
đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất…
Trước bối cảnh của dịch Covid-19, rất nhiều DN trên thế giới đã tìm ra hướng đi,
nhanh chóng triển khai những giải pháp để duy trì hoạt động như đẩy mạnh hoạt động

trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT), cải thiện sản phẩm, chuyển đổi dịch vụ để
phù hợp với thị trường, tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra.
Mua sắm trực tuyến đang thay thế cho việc mua sắm tại cửa hàng khi hàng tỷ
người trên khắp thế giới phải tuân thủ các sắc lệnh yêu cầu ở trong nhà để ngăn chặn
sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trước sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, cả các cửa hàng thực tế và trực tuyến
đều phải thích ứng và linh hoạt để đáp ứng.
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon cho biết hoạt động trên web của tập đoàn
tăng mạnh và đã phải thuê thêm 100.000 người làm công việc giao hàng và xếp kho.

SVTH: Trần Hữu Thịnh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

Các nhà bán lẻ đã chuyển từ bán hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống sang
bán hàng trực tuyến. Điều này giúp khách hàng kiểm soát được thời gian mua hàng và
mặt hàng nào sẽ mua cũng như cách thức giao hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế sa sút hay một cuộc khủng hoảng y tế, người dân vẫn
tiếp tục sử dụng Internet để mua sắm. Internet mang đến cho họ đầy đủ thơng tin về
sản phẩm hay dịch vụ có thể khơng phải lúc nào cũng sẵn có ở các cửa hàng.
Theo công cụ theo dõi trực tuyến của trang tiếp thị Emarsys và trang phân tích
GoodData, lượng đơn đặt hàng trong hai tuần từ ngày 22/3 đến ngày 4/4 của các nhà
bán lẻ trực tuyến chỉ qua trang web ở Mỹ và Canada tăng 52% so với cùng kỳ năm
ngối. Doanh số của nhóm này trong hai tuần đó tăng 30%.
Với các nhà bán lẻ tại cửa hàng, số đơn đặt hàng trực tuyến tại Mỹ và Canada

tăng 56% trong hai tuần nói trên, cịn doanh số bán trực tuyến tăng 43%.
Trong khi đó, nghiên cứu của Symphony RetailAI nhận thấy lượng truy cập các
trang của một số nhà bán lẻ trực tuyến thực phẩm tăng hơn 300%, trong khi lượng
khách ghé vào các cửa hàng giảm 45%.
Trong giai đoạn 22/3-1/4, tăng trưởng giao dịch của các nhà bán lẻ chỉ qua trang
web tại châu Á-Thái Bình Dương so với cùng kỳ năm ngoái đạt 23%. Trong giai đoạn
này, tăng trưởng doanh thu đạt 19%. Với các nhà bán lẻ chủ yếu tại cửa hàng, lượng
đơn hàng trực tuyến tăng 82%, còn doanh thu tăng 22%.
Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, nơi những ca mắc
COVID-19 xuất hiện vào cuối tháng 12/2019, lượng đơn hàng trực tuyến của các nhà
bán lẻ qua web đạt đỉnh trong hai tuần kết thúc ngày 19/1, với mức tăng 78%.
Sau đó, lượng đơn hàng trực tuyến vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngối, mặc dù
khơng cịn tăng trưởng theo tuần.
Tại Hàn Quốc, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, giá trị giao dịch
mua sắm trực tuyến trong tháng 2/2020 đã xác lập mức tăng cao nhất trong vòng 16
tháng. Đặc biệt, tỷ trọng giá trị mua sắm trực tuyến trên tổng doanh thu bán lẻ đạt mức
cao kỷ lục.
Báo cáo "Xu hướng mua sắm trực tuyến tháng 2/2020" của Hàn Quốc cho thấy
giá trị giao dịch mua sắm trực tuyến tại nước này trong tháng Hai đạt 11.961,8 tỷ won

SVTH: Trần Hữu Thịnh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

(9,7 tỷ USD), tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất sau

mức tăng 30,7% ghi nhận hồi tháng 10/2018, phản ánh hiệu ứng mua sắm tăng vọt dịp
Tết Trung Thu.
Ở Tây và Trung Âu, trong giai đoạn 22/3-4/4, lượng đơn hàng trực tuyến của các
nhà bán lẻ qua web tăng 44%, trong khi doanh thu tăng 39%. Với các nhà bán lẻ tại
cửa hàng, lượng đơn hàng trực tuyến tại châu Âu tăng 71%, trong khi doanh số bán
trực tuyến tăng 31%.
Riêng tại Anh, số liệu của hãng phân tích Contentsquare cơng bố cho thấy các
giao dịch trên các trang siêu thị trực tuyến tăng 221% trong tuần kết thúc ngày 3/4.
Thương mại điện tử đang có một triển vọng sáng sủa, khi nền kinh tế đang đứng
trước những biến động lớn.
Thương mại điện tử đang mang đến những cơ hội và việc phát triển công nghệ
vượt trội nhất sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội.
Nhiều lợi ích đang được mở ra từ cuộc khủng hoảng của ngày hôm nay và người
chiến thắng của ngày mai là người dũng cảm đương đầu.
1.3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
“Kinh tế số” là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Thương mại điện
tử, quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội… chính là những dấu ấn của
kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm gần đây. Với một
quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng
smartphone, thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian
tới. Thực tế cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực TMĐT của Việt Nam
rất lớn.
Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ),
hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên
thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Cịn theo kết quả khảo sát
của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2018, TMĐT Việt Nam
tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Báo cáo cũng cho thấy,
tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực rất lớn. Cụ thể, đối với lĩnh vực bán lẻ trực
tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2018 thông qua mạng xã hội tăng 39%, tiếp


SVTH: Trần Hữu Thịnh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

theo là 32% thông qua website. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển
phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62%
đến 200%.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website
TMĐT, như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… việc mua sắm online đã khơng cịn xa lạ
với người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân
số tham gia mua sắm online, đạt doanh số 350 USD/người.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế
Việt Nam và toàn cầu. Các hoạt động sản xuất, cung ứng, thơng thương,… đều bị đình
trệ, gián đoạn và khơng ít DN đã phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc
thu hẹp quy mô sản xuất…
Trước bối cảnh của dịch Covid-19, rất nhiều DN Việt đã tìm ra hướng đi, nhanh
chóng triển khai những giải pháp để duy trì hoạt động như đẩy mạnh hoạt động trên thị
trường thương mại điện tử (TMĐT), cải thiện sản phẩm, chuyển đổi dịch vụ để phù
hợp với thị trường, tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra.
Một thực tế rằng, khi xảy ra đại dịch, hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam
đã thực hiện giãn cách xã hội. Điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng thay đổi thói
quen mua hàng, từ thương mại truyền thống sang mua bán trực tuyến, đồng thời thúc
đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, logistics thực hiện chuyển đổi
số nhằm hỗ trợ giao hàng đến tận nhà, cải thiện chất lượng dịch vụ và nắm bắt cơ hội
để TMĐT ngày càng phát triển.

Có thể nhận thấy, năm 2020 là năm bản lề cho việc chuyển mình của các DN
Việt khi ứng dụng công nghệ số và TMĐT để phát triển kênh phân phối mới. Nhiều
DN đã khai thác tốt các nền tảng trực tuyến và đẩy mạnh TMĐT là một trong các giải
pháp được 14,6% DN lựa chọn để đối phó với đại dịch nên TMĐT đã dần trở nên phổ
biến, vừa là giải pháp cho DN Việt, vừa tạo nên xu hướng mới, thuận tiện cho người
tiêu dùng.
Chính bởi thế dù khó khăn gây ra bởi dịch bệnh, TMĐT năm 2020 vẫn chứng
kiến những sự tăng trưởng bùng nổ ngay sau khi hàng hóa biên giới được thông
thương thuận lợi trở lại. Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 đã ghi nhận trên

SVTH: Trần Hữu Thịnh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của
Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60 giờ,
tăng 267% so với cùng kỳ.
Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh nhưng
nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
vào hoạt động kinh doanh theo hướng TMĐT để vượt qua thách thức. Trong bối cảnh
dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chắc chắn TMĐT sẽ ngày càng phát triển và dần
thay thế các hình thức mua bán trực tiếp.
1.4. Hạn chế của thương mại điện tử
Dù phát triển mạnh mẽ nhưng thị trường TMĐT để có được sự tin tưởng hồn
tồn của khách hàng khơng phải là điều đơn giản. Vì đây là hình thức mua bán trực

tuyến nên người dùng có thể cảm thấy lo lắng nhiều thứ như tính an tồn về bảo mật
thơng tin cá nhân, đó là điều dễ hiểu vì đã có rất nhiều trường hợp rị rĩ thơng tin cá
nhân của khách hàng dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Đây cũng là điều
dễ hiểu vì hiện tại vẫn chưa có một cơng nghệ nào có thể đảm bảo 100% tính bảo mật
thơng tin của khách hàng.
Thực tế, khơng chỉ tính an tồn trên khơng gian mạng mà cịn là về tính thực tế,
tức là khơng phải mặt hàng nào chúng ta cũng có thể áp dụng thương mại điện tử vào
kinh doanh các mặt hàng đó được.
Và nhược điểm lớn nhất của thương mại điện tử, đó là khách hàng khơng thể
xem trước hay kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa trước khi mua chúng và nó chỉ có thể dựa
trên tính tương đối để xem xét liệu có nên mua mặt hàng đó hay khơng vì khơng có
tính xác thực 100%. Nhưng để giải quyết được vấn đề này cũng có thể đó là thơng qua
hình thức thanh tốn COD, từ đó hạn chế rủi ro cho khách hàng họ có thể kiểm tra
hàng để đảm bảo đúng với yêu cầu và chất lượng đúng như quảng cáo từ đó tiến tới
quyết định mua hay không. Nếu không được đảm bảo được yêu cầu họ có thể hồn trả,
và tất nhiên người chịu hồn tồn chi phí là doanh nghiệp.
Ngồi ra, việc tham gia vào thị trường thương mại điện tử khá dễ dàng, nên sự
canh tranh khốc liệt là điều khó tránh khỏi. Đa số khách hàng chỉ thích săn lùng các

SVTH: Trần Hữu Thịnh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Ngọc Anh Vũ

sản phẩm cùng tác dụng hiệu quả nhưng giá rẻ hơn, vì vậy doanh nghiệp cần phải có
các chính sách kinh doanh hợp lý để có thể sống sót trong cuộc cạnh tranh đó.

Số liệu thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua
sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước trong
khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông
qua thiết bị di động, cao nhất Đơng Nam Á. Trong khi đó, con số này tại Việt Nam là
70%, thấp nhất Đông Nam Á. Tại Đơng Nam Á, trung bình chỉ có 47% DN áp dụng
hình thức thanh tốn khi nhận hàng (COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% DN
hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Để thanh toán trực tuyến đi vào đời sống, trở
thành thói quen của người dùng, cần có sự liên kết của Nhà nước, hệ thống ngân hàng
với các DN TMĐT, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến… trong việc thay đổi
nhận thức, tạo thói quen của người dùng.

Hình 1 Tỷ lệ hạn chế của việc mua hàng online

Và một trong những điều quan trọng nhất nằm ở vấn đề các doanh nghiệp, đó là
việc triển khai và quản lý đa kênh. Quản lý shop online bao gồm quản lý đơn hàng,
cập nhật tồn kho, dữ liệu khách hàng,… vẫn còn là nỗi lo của nhiều người bán. Dù là
người bán chuyên nghiệp hay không chuyên cũng đang đối mặt với nỗi sợ…đông
khách. Hiện nay, kênh bán hàng đã rất đa dạng tạo điều kiện để shop online tiếp cận

SVTH: Trần Hữu Thịnh

16


×